Thẩm định dự án xây dựng kho xăng dầu

Thẩm định dự án xây dựng kho xăng dầu

Ngày đăng: 27-11-2021

472 lượt xem

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

1.1 Khái quát về ngân hàng TMCP Quân đội

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội

1.1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng TMCP Quân đội

1.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

1.1.2.2 Hoạt động tín dụng

1.1.2.3 Các hoạt động phi tín dụng

1.2 Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội

1.2.1 Mục đích và ý nghĩa của thẩm định dự án đầu tư vay vốn:

1.2.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư vay vốn:

1.2.3 Quy trình thẩm định dự án đầu tư vay vốn:

1.2.4 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư vay vốn:

1.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn:

1.2.5.1 Thẩm định khách hàng vay vốn

1.2.5.2 Thẩm định khía cạnh kinh tế dự án

1.2.5.3 Thẩm định khía cạnh kỹ thuật dự án

1.2.5.4 Thẩm định về khả năng thực hiện dự án

1.2.5.5  Thẩm định khía cạnh tài chính và khả năng trả nợ của dự án

1.2.5.6  Đánh giá rủi ro của dự án đầu tư

1.2.5.7 Đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay

1.2.6 Ví dụ minh họa về công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại        NHQĐ : “ Dự án xây dựng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong ”

1.3 Đánh giá công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB

1.3.1 Các kết quả đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB

1.3.1.1 Về quy trình thẩm định:

1.3.1.2 Về nội dung thẩm định:

1.3.1.3 Về phương pháp thẩm định:

1.3.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB

1.3.2.1 Những hạn chế

1.3.2.2 Nguyên nhân của những hạn chế

CHƯƠNG II: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU  TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

2.1 Định hướng phát triển công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2.1 Hoàn thiện về phương pháp thẩm định:

2.2.2 Hoàn thiện về nội dung thẩm định:

2.2.3 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định và đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định:

2.2.4 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin:

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU  TƯ VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI

 

2.1 Định hướng phát triển công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại MB

Các phòng, ban trong Ngân hàng phối hợp với Phòng Quản lý tín dụng tăng cường quản lý chặt chẽ về chất lượng tín dụng và chất lượng dự án đầu tư vay vốn. Phòng quản lý tín dụng kết hợp với Phòng dự án và khách hàng lớn, Phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch, các chi nhánh để rà soát lại toàn bộ các dự án đang được cấp tín dụng, chú trọng công tác tái thẩm định để đảm bảo khách quan, độc lập, hiệu quả. Mục tiêu của Ngân hàng trong thời gian tới là nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn, lấy chất lượng thẩm định dự án làm thước đo trình độ và năng lực của cán bộ thẩm định.

Bên cạnh công tác tái thẩm định trước khi trình lãnh đạo phê duyệt, Ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sát tiến độ giải ngân, tiến độ thực hiện dự án để có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp khi phát sinh các vấn đề khó khăn. Ngân hàng phấn đấu giảm thiểu tối đa tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng.

Trong thời gian tới, Ngân hàng sẽ tổ chức những khóa đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng cho cán bộ thẩm định, đồng thời có những buổi phổ biến nội dung và tập huấn về những quy định, quy chế mới của Nhà nước ban hành về công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn. Ngân hàng phấn đấu làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định.

2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2.1 Hoàn thiện về phương pháp thẩm định:

Các giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp thẩm định tại Ngân hàng như sau:

Cần có sự vận dụng kết hợp các phương pháp trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng phương pháp.Thẩm định từng nội dung dự án đòi hỏi cán bộ thẩm định phải áp dụng linh hoạt hoặc đồng thời nhiều phương pháp khác nhau; từ đó đưa ra nhận xét đánh giá cụ thể trên từng nội dung, nêu rõ căn cứ đánh giá. Có sự kết hợp các phương pháp thẩm định trong phân tích đánh giá giúp nhìn nhận dự án khách quan và toàn diện hơn. Lựa chọn phương pháp tối ưu khi thẩm định các nội dung của dự án. Phương pháp thẩm định được coi là tối ưu khi nó phù hợp với trình độ và năng lực của cán bộ thẩm định đồng thời phù hợp với quy định của Nhà nước, với điều kiện thực tế ở nước ta và thực tiễn hoạt động tại Ngân hàng.

Khi vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thẩm định dự án, cán bộ thẩm định cần kiểm chứng mức độ chính xác và tin cậy của  các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật do Nhà nước ban hành và các thông tin được lấy làm cơ sở để so sánh với các chỉ tiêu trong dự án. Việc phân tích so sánh có thể tiến hành một cách trực tiếp hoặc thông qua tính toán lại các chỉ tiêu và thông số kinh tế kỹ thuật trong dự án.

Cần có sự vận dụng triệt để hơn nữa phương pháp thẩm định dựa vào số liệu thống kê và kết quả dự báo. Phương pháp dự báo trong thẩm định khía cạnh thị trường sản phẩm của dự án có vai trò quan trọng; vì trên cơ sở các số liệu dự báo, cán bộ thẩm định đánh giá cung cầu thị trường sản phẩm của dự án, giá cả, công nghệ, thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và tính khả thi của dự án.

Khi áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy cần lựa chọn những thông số chủ yếu có ảnh hưởng lớn đến dự án để phân tích. Cần có sự quan tâm xem xét thỏa đáng đến tỷ suất chiết khấu chuẩn làm cơ sở tính toán chính xác các chỉ tiêu và hiệu quả tài chính của dự án. Đây là cơ sở và căn cứ cho việc huy động nguồn tài trợ cho dự án.

Rủi ro là một nội dung gắn liền với mỗi dự án nên cán bộ thẩm định không thể coi nhẹ việc phân tích rủi ro. Các phương pháp có thể áp dụng để phân tích rủi ro về tài chính dự án là: phân tích độ nhạy, phân tích theo kịch bản và phân tích mô phỏng. Công tác thẩm định muốn được tiến hành thuận lợi, nhanh chóng và chính xác, cán bộ thẩm định cần được trang bị những công cụ cần thiết như máy tính bỏ túi, máy vi tính, các phần mềm ứng dụng chuyên biệt…Hiện nay, phần mềm Excel và các phần mềm khác như Riods, Risk Master, phần mềm mô phỏng Monte Carlo và Crytall Ball..được sử dụng khá rộng rãi để tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả tài chính và phân tích rủi ro dự án.

Ngoài ra, cần tăng cường phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc cơ quan tư vấn. Với những dự án đầu tư lớn, công nghệ kỹ thuật phức tạp trong lĩnh vực chuyên môn mà cán bộ tín dụng không thể phân tích hết được các thông số trong hồ sơ do không được đào tạo chuyên sâu; khi đó việc cần tham mưu ý kiến chuyên gia là hết sức cần thiết. Các chuyên gia có thể tham gia suốt quá trình thẩm định như một thành viên của hội đồng thẩm định hoặc chỉ tham gia khi cán bộ tín dụng yêu cầu cho ý kiến về một nội dung nào đó.

2.2.2 Hoàn thiện về nội dung thẩm định:

Các giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng:

Nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án gồm nhiều nội dung như: Thẩm định địa điểm xây dựng, thẩm định mức độ hiện đại của công nghệ, máy móc thiết bị. Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án. Do kiến thức của cán bộ thẩm định về máy móc thiết bị còn hạn chế nhất là với những dây chuyền thiết bị nhập ngoại nên rất cần những chuyên gia có kinh nghiệm. Ngân hàng cần tổ chức phối hợp và thuê chuyên gia trong từng lĩnh vực đặc thù của dự án để hỗ trợ thẩm định nội dung này.

Đối với thẩm định thị trường sản phẩm của dự án cần tăng cường hiệu quả và xử lý thông tin. Cần đánh giá về tình hình cung cầu thị trường, về khả năng tiêu thụ của sản phẩm cần được tính toán chặt chẽ hơn và có định lượng cụ thể chứ không nên đánh giá chung chung theo cảm tính hoặc dựa vào báo cáo khả thi của doanh nghiệp. Ngân hàng cần áp dụng những phương pháp hiện đại trong dự báo cung cầu sản phẩm như: ngoại suy thống kê, phương pháp định mức, phương pháp hệ số co giãn…Trong quá trình thẩm định cũng cần lưu ý các yếu tố khác nữa như: thị hiếu người tiêu dùng, những thay đổi về chính sách kinh tế vĩ mô…

Để nâng cao hiệu quả và tính chính xác trong khâu thẩm định khía cạnh tài chính của dự án, cán bộ thẩm định có thể thẩm định theo 6 bước sau:

Bước 1: Xác định mô hình đầu vào, đầu ra của dự án.

Cán bộ thẩm định cần xác định mô hình đầu vào, đầu ra phù hợp theo đặc điểm và quy mô dự án, nhằm đảm bảo khi tính toán phải phản ánh trung thực, chính xác hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án.

Bước 2: Phân tích để tìm dữ liệu.

Khi xác định được mô hình đầu vào, đầu ra của dự án cần phải phân tích dự án để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả dự án bằng các bước sau đây:

Đọc kỹ nghiên cứu báo cáo khả thi, phân tích trên các phương diện khác nhau của dự án để tìm ra các dữ liệu phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả dự án.

Phân tích các phương diện và rút ra các giả định có thể xảy ra.

Xác định các giả định các giả định để tính toán cho Phương án cơ sở

Xác định các tình huống khác ngoài Phương án cơ sở.

Bước 3: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở.

Tầm quan trọng của việc lập bảng thông số:

+ Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số.

+ Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy cho dự án.

+ Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát trên bảng thông số mà không bị sai sót.

Phương pháp lập bảng thông số:

Phương án cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tùy thuộc vào từng dự án. Các thông số của dự án cần được phân nhóm để dễ kiểm soát.

Bước 4: Lập các bảng tính trung gian

Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng, là thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tùy mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Trong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập các bảng tính trung gian chi tiết cho từng loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và bảo hiểm y tế, chi phí quản lý,… để bảo đảm tính rõ ràng và chính xác hơn.

Bước 5: Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án.

Nguồn trả nợ cho dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì vậy việc tính toán khả năng trả nợ của dự án và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ của dự án là rất cần thiết. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiệu quả dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR.

Bước 6: Lập bảng cân đối kế hoạch.

Bảng cân đối kế hoạch cho biết sơ lược về tình hình tài chính dự án và tính các chỉ số ( chỉ số thanh toán, đòn cân nợ…) của dự án trong các năm kế hoạch.

Tài sản lưu động + TSCĐ = Nghĩa vụ trả nợ + Vốn chủ sở hữu

2.2.3 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thẩm định và đầu tư nâng cấp trang thiết bị phục vụ công tác thẩm định:

Nhân tố con người luôn đóng vai trò quyết định đối với chất lượng thẩm định dự án. Để có được đội ngũ nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của công tác thẩm định, Ngân hàng cần áp dụng các biện pháp sau:

Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn phỏng vấn nhân sự để lựa chọn được những cán bộ có nền tảng kiến thức tốt và trình độ nghiệp vụ.

Tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung nhằm nâng cao trình độ năng lực của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định. Ngân hàng cần khuyến khích tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định nghiên cứu, tiếp cận các nguồn tài liệu nước ngoài để hiểu rõ hơn các nguyên tắc của thẩm định quốc tế. Đồng thời cử cán bộ đi học tập và nghiên cứu tại các nước phát triển để có cơ hội cọ sát với các tiêu chuẩn, phương pháp thẩm định được sử dụng tại các nền kinh tế lớn.

Ngân hàng cần thành lập tổ thẩm định chuyên trách dự án. Với mô hình tổ chức thẩm định, dự án được đánh giá và phân tích khách quan hơn do có sự tổng hợp và biện luận của nhiều ý kiến. Công tác thẩm định vừa đảm bảo tính độc lập vừa phát huy được lợi thế làm việc nhóm, vừa tăng cường quan hệ trao đổi và hợp tác thông tin giữa các thành viên trong tổ thẩm định nhằm nâng cao chất lượng thẩm định.

Về mặt phương tiện thẩm định thì công nghệ trang thiết bị là một trong những yếu tố then chốt quyết đinh tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng. Muốn nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tương xứng với yêu cầu hiện nay thì công nghệ trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phải được chú trọng và đổi mới hơn nữa. Ngân hàng cần trang bị cho bộ phận thẩm định đầy đủ phương tiện làm việc tùy theo tính chất công việc mà có thể truy cập, xử lý lượng thông tin lớn, áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại và phức tạp với số liệu tính toán lớn.

2.2.4 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin:

Cán bộ thẩm định cần khai thác thêm thông tin từ cán bộ lập dự án của doanh nghiệp hay cơ quan thuế trực tiếp quản lý thuế của doanh nghiệp. Việc tìm hiểu thông tin qua chính cán bộ lập dự án không những làm rõ được những vấn đề trong phân tích dự án mà còn cung cấp cho cán bộ thẩm định những căn cứ, tiêu chuẩn mà người lập dự án sử dụng trong quá trình soạn thảo dự án. Dựa vào căn cứ này, cán bộ thẩm định nắm rõ hơn về tính sát thực, độ tin cậy của các số liệu, đánh giá báo cáo của khách hàng. Từ cơ quan thuế trực tiếp của doanh nghiệp, chuyên viên thẩm định có thể khai thác những thông tin về tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chuyên viên thẩm định cần nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Nhà nước, vùng, ngành, địa phương để có những thông tin chính xác, sát thực về chính sách ưu đãi, khuyến khích hay bất lợi đối với dự án. Thuận lợi hay khó khăn trong bất kỳ khâu nào của dự án đều ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ, chi phí của dự án, điều đó ảnh hưởng đến khả năng và tiến độ của dự án.

Trong toàn hệ thống Ngân hàng cần tăng cường hệ thống thông tin nội bộ giữa các chi nhánh, phòng ban. Trong Ngân hàng Quân đội, mỗi phòng ban lại có lại có chức năng cụ thể và đặc thù riêng, tuy nhiên các phòng ban cùng một mục tiêu chung là kinh doanh tiền tệ có hiệu quả, đảm bảo an toàn nguồn vốn vay cho Ngân hàng. Bởi vậy, giữa các phòng, ban, khối trong Ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ, trao đổi thông tin, hỗ trợ nhau nhằm đạt được sự thống nhất cao nhất trong quan hệ giao dịch với khách hàng.

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha