Thiết kế trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt

Thiết kế trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt

Ngày đăng: 25-11-2021

388 lượt xem

Thiết kế trang trai chăn nuôi bò sữa, bò thịt

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN:

1. Chủ đầu tư:

2. Giới thiệu chung về dự án:

2.1. Tên công trình:

2.2. Quy mô lập dự án:

2.3. Vị trí địa lý:

3. Sự cần thiết xây dựng công trình:

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:

III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Khí hậu, thủy văn:

2. Nhiệt độ không khí

3. Độ ẩm không khí

4. Lượng mưa:

5. Nắng

6. Gió

7. Địa hình, Địa chất

IV. DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:

1. Tiêu chuẩn Kiến trúc:

2. Tiêu chuẩn Kết cấu:

3. Cấp điện, chiếu sáng và chống sét:

4. Cấp nước và PCCC:

5. Sân đường nội bộ:

V. THUYẾT MINH THIẾT KẾ:

1. Các đặc điểm công nghệ cao trong thiết kế-XD và thiết bị chuồng trại:

1.1. Chuồng nuôi bò:

1.2. Ô nằm riêng biệt cho bò:

1.3. Lối đi và sân chơi cho bò:

1.4. Gióng ngăn bò:

1.5. Mái chuồng bò:

1.6. Máng ăn và hàng rào cho ăn:

1.7. Máng uống nước:

1.8. Công nghệ điều khiển vi khí hậu và thông thoáng chuồng bò:

1.9. Hệ thống thu gom quản lý phân:

1.10. Công nghệ áp dụng trong dinh dưỡng cho bò:

1.11. Dự  trữ thức ăn cho bò:

1.12. Ứng dụng công nghệ thông tin-Phần mềm quản lý đàn:

1.13. Công nghệ ứng dụng trong việc khai thác sữa:

2. Phần tổng mặt bằng:

2.1. Sân đường nội bộ.

2.2. Hệ thống thoát phân.

2.3. Hệ thống cấp điện

2.4. Hệ thống điện chiếu sáng:

2.5. Hệ thống chống sét

2.6. Hệ thống cấp nước và phòng cháy chữa cháy:

2.7. Hệ thống thoát nước mưa:

3. Các hạng mục công trình:

3.1. Nhà ở công nhân

3.2. Nhà văn phòng

3.3. Bể ủ cỏ + kho thức ăn tinh

3.4. Nhà vắt sữa

3.5. Chuồng bò đẻ

3.6. Chuồng nuôi bò số 1

3.7. Chuồng nuôi bò số 2

3.8. Chuồng nuôi bò số 3

3.9. Nhà chứa phân.

3.10. Khu xử lý nước thải:

3.11. Nhà  để máy phát điện

3.12. Nhà bảo vệ

3.13. Hố trùng xe

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN:

1. Chủ đầu tư:

Chủ đầu tư: Công Ty Cổ phần 

Địa chỉ : 

Điện thoại : 08.

2. Giới thiệu chung về Thiết kế trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt

2.1. Tên công trình: TRANG TRẠI BÒ SỮA 

2.2. Quy mô lập dự án: trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt

- Diện tích trong phạm vi nghiên cứu : 30,32 ha.

- Thiết kế toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình cho trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô 800 con bò trong đó có 500 con bò vắt sữa, bao gồm các hạng mục sau :

+ Phần hạ tầng:

01 – San lấp

02 – Hệ thống giao thông

03 – Hệ thống cấp nước và PCCC

04 – Hệ thống thoát nước mưa

05 – Hệ thống thoát nước thải

06 – Hệ thống cấp điện

07 – Hệ thống chiếu sáng

08 – Hệ thống thông tin liên lạc

09 – Hệ thống chống sét

+ Phần công trình xây mới:

01 – Nhà ở công nhân

02 – Nhà Văn phòng

03 – Kho thức ăn tinh

04 – Bể ủ cỏ - Kho cỏ tươi

05 – Nhà vắt sữa, khu xử lý

06 – Chuồng bò đẻ + bê sơ sinh

07 – Chuồng nuôi bò số 1

08a – Chuồng nuôi bò số 2

08b – Chuồng nuôi bò số 3

09 – Hố thu phân

10 – Nhà chứa phân

11 – Khu xử lý nước thải

12a – Kho chất thải nguy hại

12b – Kho chất thải thông thường

13 -  Trạm cân

14 -  Hố sát trùng

15 -  Sân chơi của bò

16 -  Bồn chứa mật đường

17 -  Bể nước ngầm, trạm bơm

18a -  Trạm biến áp

18b -  Nhà để máy phạt điện

19 -  Nhà bảo vệ

20 -  Hồ điều tiết.

21 -  Khu lên xuống bò.

22 -  Hố thu phân nhà vắt sữa.

2.3. Vị trí địa lý:

- Toàn trang trại có tổng diện tích 30,32 ha tại xã Ấp Cầu Mới, xã Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Khu đất có các mặt tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc khu đất : giáp đất trồng cây nông nghiệp

- Phía Nam khu đất : giáp đất trồng cây nông nghiệp

- Phía Đông khu đất : giáp đất trồng cây nông nghiệp

- Phía Tây : giáp đất quân đội.

- Khu vực xây dựng trang trại có quy mô 4,43 ha nằm trong tổng thể 30,32 ha

3. Sự cần thiết xây dựng công trình:

- Sau 40 năm tiến hành đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tổng thu nhập toàn xã hội và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng sữa của người Việt Nam sẽ ngày càng lớn.

- Hiện nay theo thống kê chưa chính thức, mức tiêu thụ sữa tươi của người dân Việt Nam còn rất thấp, mới chỉ đạt khoảng 7-8 lít/người/năm. Trong khi đó mức tiêu thụ sữa ở các nước phát triển đã đạt  từ 30-50 lít/người/năm.

- Mặc dù có sự suy thoái kinh tế toàn cầu, trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vào khoảng 5-7%/năm được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng cao trên thế giới.

- Với triển vọng tăng trưởng và phát triển kinh tế như thế, có thể khẳng định rằng  nhu cầu về sữa của thị trường trong nước sẽ còn tăng cao trong những năm sắp tới.

- Thời gian gần đây, nhất là sau khi Nhà nước có các đợt thanh tra về chất lượng sữa tươi và hàm lượng sữa tươi trong các sản phẩm sữa nước. Người tiêu dùng bắt đầu có nhận thức và có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm sữa nước có nguồn gốc từ sữa tươi nguyên chất. Xu hướng này chắc chắn sẽ ngày càng phát triển mạnh hơn. Trong tương lai không xa, tại khu vực thành thị, đông dân cư, nhiều khả năng sản phẩm sữa tươi thanh trùng sẽ dần dần thay thế sữa tiệt trùng.  Bởi lẽ, đó đã là bước đi quy luật mà ngành sữa ở các nước phát triển đã từng trải qua. Việt Nam sẽ không là trường hợp ngoại lệ.

- Ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam hiện nay phát triển không ổn định, quy mô nhỏ, chất lượng sữa nhiều biến động, chưa thể đáp ứng cho nhu cầu sữa nguyên liệu cho hệ thống các nhà máy chế biến sữa của công ty. Trước tình hình này, Công ty Cổ Phần Nông Trại Bò Sữa Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu sữa tươi dưới các hình thức trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp khép kín, với quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm cung cấp nguồn sữa tươi.

- Vũng Tàu có diện tích đất canh tác phù hợp, có tiềm năng để phát triển đàn bò sữa.

- Vũng Tàu có đất đai phù hợp trồng ngô và cỏ. Giao thông thuận lợi, dễ tiếp cận thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương. Nhân dân cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm.

II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2015.

- Căn cứ luật quy hoạch số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ban hành ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

- Luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật phòng cháy và chữa cháy và luật sữa đổi, bổ sung số điều của luật phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

- Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ Quyết định 04/2008/ QĐ- BXD ngày 03/04/2008 của Bộ Xây Dựng về việc ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- Căn cứ nghị định số 12/2009/NĐCP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình;

- Nghị định 105/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực;

- Nghị định 106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp và nghị định 81/2009/NĐ-CP ngày 12/10/2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 106/2005/NĐ-CP;

- Căn cứ  thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/03/2009 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình;

- Thông tư số 32/2010/BCT ngày 30/07/2010 của Bộ công thương quy định hệ thống điện phân phối;

- Quyết định số 1094/EVN-ĐL2-4 ngày 10/05/2005, Quyết định 3155-3156/QĐ-ĐL2-3 ngày 21/11/2005 của Công ty điện lực 2 V/v ban hành đặc tính kỹ thuật máy biến áp phân phối, dây dẫn và cáp điện trong Công ty điện lực 2;

- Quyết định số 3352/QĐ-ĐL2-4 ngày 16/12/2005 về việc ban hành tiêu chuẩn công tác lưới điện phân phối trên không trong Công ty Điện lực 2 (nay là Tổng Công ty Điện lực Miền Nam);

- Quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006 của Bộ công nghiệp;

- Căn cứ  tiêu chuẩn Xây dựng Việt nam (TCXDVN 309: 2004);

- Căn cứ chủ trương đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi bò sữa tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu của Công ty Cổ phần nông trại bò sữa Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Quyết định Số 1579/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/05/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy trình thực hành chăn nuôi tốt cho chăn nuôi bò sữa an toàn;

III. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Khí hậu, thủy văn:

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ôn hòa do chịu ảnh hưởng của biển, phân thành hai màu rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm 250C - 270C, hiếm khi có bão, thường xuyên có nắng, độ ẩm trung bình trên 80%. Bà Rịa – Vũng Tàu không có mùa đông nên có thể thực hiện các chuyến nghỉ ngơi, du lịch cả năm.

2. Nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ trung bình năm: 24,80C-30,30C

- Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4-5: 28,60C-30,30C

- Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12: 25,50C-27,80C

3. Độ ẩm không khí

- Độ ẩm trung bình năm: 65,0% - 89,0%

- Độ ẩm trung bình cao nhất là các tháng 7; 8; 9: 80% - 89%

- Độ ẩm trung bình thấp nhất là các tháng 1, 2, 3: 65%-78%

4. Lượng mưa:

- Lượng mưa cả năm 1.389,6-2.141,9mm.

- Lượng mưa trung bình tháng cao nhất là tháng 9: 540,8mm.

- Lượng mưa trung bình tháng thấp nhất là tháng 1: 0,0 – 1,7mm.

5. Nắng

- Giờ nắng cả năm: 79,1-86,4

- Giờ nắng trung bình cao nhất trong ngày vào tháng 2,3,11,12: 8,1-8,9 giờ

- Giờ nắng trung bình thấp nhất trong ngày vào tháng 7,8: 4,9-6,7 giờ

6. Gió

- Mỗi năm có 2 mùa gió chính:

- Mùa khô: gió Tây Nam hoặc Tây - Tây Nam

- Mùa mưa: gió Đông Bắc

7. Địa hình, Địa chất

- Khu vực xây dựng dự án là vùng trung du khá bằng phẳng. Phần lớn là các loại cây bụi, cây tạp. Có 1 mương thoát nước đi ngang khu đất. Cao độ trung bình của khu đất +42m.

- Căn cứ vào kết quả khảo sát địa chất, khu vực

IV. DANH MỤC CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG:

1. Tiêu chuẩn Kiến trúc:

- Quy chuẩn xây dựng Việt nam - tập 1 ;

- TCVN 3904-1984: Nhà của các XNCN – Thông số hình học

- TCVN 4514-1988: Xí nghiệp công nghiệp – Tổng mặt bằng – Tiêu Chuẩn thiết kế.

- TCVN 4604-1988: Xí nghiệp công nghiệp – Nhà sản xuất – Tiêu Chuẩn thiết kế.

- Các tài liệu tiêu chuẩn hiện hành khác liên quan.

2. Tiêu chuẩn Kết cấu:

- TCVN 2737-1995: Tải trọng & tác động – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5574-2012: Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 5575-2012: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 3223:1994: Que hàn điện dùng cho thép cacbon và hợp kim thấp. Kích thước và yêu cầu kỹ thuật chung ;

- TCXDVN 356 – 2005 : Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế ;

- TCVN 9362:2012 : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình ;

- Các tiêu chuẩn khác có liên quan.

3. Cấp điện, chiếu sáng và chống sét:

- 11TCN-18-2006: Quy phạm trang bị điện phần I - Phần quy định chung;

- 11TCN-19-2006: Quy phạm trang bị điện phần II- Phần hệ thống đường dẫn điện;

- 11TCN-20-2006: Quy phạm trang bị điện phần III - Phần trang bị phân phối và trạm biến áp;

- 11TCN-21-2006: Quy phạm trang bị điện phần IV - Phần Bảo vệ và tự động;

- IEC-381: Cách điện đường dây trên không, điện áp trên 1.000V;

- TCVN 5064-1994 và TCVN 5064-1994/SĐ: 1995: Dây dẫn điện đồng trần xoắn;

- TCVN 5064-1994 và 5064-1994/SĐ: 1995; IEC 60052-2/ TCVN 5935-1995Cáp trung thế nổi và ngầm;

- QĐ-1867/NL/KHKT ngày 12/9/1994: Quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật cấp điện áp trung áp 22kV;

- TCVN 5846-94: Cột điện BTCT ly tâm - Kết cấu và kích thước;

- TCVN-5847-94: Cột điện BTCT ly tâm -Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử;

- 18TCVN-02-92: Tiêu chuẩn mạ kẽm nhúng nóng;

- IEC 600 76, TCVN 1984 – 1994: Tiêu chuẩn trạm biến áp;

- TCVN 5064-1994; TCVN 5064-1994/SĐ 1-1995: Tiêu chuẩn cáp;

- TCVN 5935: 1995-Cáp điện lực và TCVN 2103: 1994 - Dây dân dụng ;

- Các quy chuẩn quốc gia về kỹ thuật lưới điện: QCVN QTĐ-5:009/BTC, QTĐ-6:009/BTC, QTĐ-7:009/BTC ban hành kèm theo thông tư số 40/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Công Thương;

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện - Tập 8: Quy chuẩn kỹ thuật điện hạ áp, ký hiệu: QCVN QTĐ-8: 2010/BCT ban hành thông tư số 04/2011/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 16/02/2011;

- TCVN 7997: 2009 Cáp điện lực đi ngầm trong đất, phương pháp lắp đặt;

- TCVN 9358: 2012 Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp. Yêu cầu chung;

- TCVN 9208: 2012 Lắp đặt cáp và dây dẫn điện cho các công trình công nghiệp;

- TCVN 9207: 2012 Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 9206: 2012 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng. Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 7447 (gồm 14 TCVN) Hệ thống lắp đặt điện hạ áp;

- TCVN 9385: 2012 Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

4. Cấp nước và PCCC:

- TCVN 33-2006: cấp nước bên ngoài công trình. Tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 02-2009-BYT: Tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt;

- TCVN 2622-1995: phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình;

- TCVN 5760-1993: quy định về các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống chữa cháy;

- TCVN 3890-2009: Phương tiện phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình;

- TCVN 6102-1995: Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất cháy bột, khí;

- TCVN 6160-1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;

- Các tiêu chuẩn về ống và phụ tùng sử dụng.

5. Sân đường nội bộ:

- Quy trình khảo sát đường ôtô 22 TCN 263-2000.

- Đường ôtô – Yêu cầu thiết kế TCVN 4054 – 2005.

- Quy trình thiết kế áo đường mềm 22 TCN 211 - 06.

- Quy trình thiết kế áo đường cứng 22 TCN 223 - 95.

- Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu TCVN 4447: 2012.

- Thi công và nghiệm thu nền đường ô tô: TCVN 9436-2012

- Vải địa kỹ thuật trong xây dựng nền đắp trên đất yếu: 22TCN 248-98

- Thi công và nghiệm thu lớp móng cấp phối đá dăm trong kết cấu áo đường ô tô: TCVN 8859-2011

V. THUYẾT MINH THIẾT KẾ:

1. Các đặc điểm công nghệ cao trong thiết kế-XD và thiết bị chuồng trại: 

1.1. Chuồng nuôi bò: 

- Được thiết kế và xây dựng theo công nghiệp hiện đại, áp dụng hình thức nuôi nhốt có khung ngăn riêng thành từng ô cho bò nằm riêng biệt từng con để quản lý và chăm sóc theo đúng quy trình nhưng vẫn tạo điều kiện cho bò được thoải mái qua việc bò được tự do đi lại trong chuồng và có sân chơi cho từng chuồng.

- Khung ngăn ô cho bò nằm được làm cứng chắc, ống sắt và tất cả các bộ phận được bao phủ bởi lớp sơn mạ kẽm hấp nhiệt, không gây các tổn thương ngoài cho bò và tiệt trùng.

- Chuồng được thiết kế hợp l‎, khoa học để có thể nhốt riêng bò theo từng khu vực theo lứa tuổi bò như sau:

Bê bú sữa 0-7 ngày tuổi
Bê con từ 7 ngày - 3 tháng tuổi
Bò 4-11 tháng tuổi
Bò tơ 11-18 tháng tuổi
Bò 18-25 tháng tuổi
Bò sữa
Bò cạn sữa

1.2. Ô nằm riêng biệt cho bò: 

- Các ô nằm riêng biệt được thiết kế đúng độ tuổi sinh trưởng của bò, được lót đệm cao su mềm để bò nằm được êm và không gây trầy xước vú. Những tấm đệm cao su này còn được thiết kế giúp bò nằm/ngồi/ và đứng lên được dễ dàng, an toàn và thoải mái. Trên tấm đệm có rãnh để cho phân và nước tiểu chảy xuống mương thoát, đảm bảo chổ bò nằm luôn luôn được khô ráo, sạch sẽ, không gây ẩm mốc là nguyên nhân phát sinh vi sinh vật gây hại cho bò.

1.3. Lối đi và sân chơi cho bò: 

- Chuồng nuôi bò được thiết kế có các lối đi qua lại trong chuồng, cho phép bò đi lại tự do và có lối ra sân chơi để bò vận động. Sân chơi thiết kế bên cạnh chuồng, không có mái che, nền đổ cát làm cho mặt nền mềm sẽ khuyến khích bò đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống và hoạt động một cách tự nhiên giúp bò vận động nhiều hơn. Việc tăng cường vận động sẽ cải thiện việc phát hiện động dục và đánh giá sức khỏe bò để có phương án nuôi và chăm sóc tốt nhất cho bò.

1.4. Gióng ngăn bò: 

- Được làm bằng sắt, cứng chắc; tất cả các bộ phận được bao phủ bởi lớp sơn mạ kẽm hấp thụ nhiệt không tạo cảm giác nóng nên bò sẽ không bị căng thẳng khi chạm vào.

1.5. Mái chuồng bò: 

- Được thiết kế cao, độ dốc mái 30% đảm bảo thoát nước nhanh, đỉnh mái thiết kế mở để không khí lưu thông, tạo sự thông thoáng cho chuồng.

1.6. Máng ăn và hàng rào cho ăn: 

- Máng ăn bố trí dọc theo chuồng và mặt đáy nền máng ăn cao hơn mặt nền chuồng 20cm để phù hợp cho vận hành của xe trộn rãi thức ăn theo công nghệ TMR.

- Hàng rào cho ăn được lắp đặt kết hợp với các khóa cổ bò riêng biệt, chiều cao được thiết kế đặc biệt có thể điều chỉnh thoải mái cho phù hợp với chiều cao của bò để không tạo áp lực trên vai bò, bò được thoải mái vươn cổ dài để lấy thức ăn.

1.7. Máng uống nước: 

- Bố trí xen kẽ giữa các khu bò nằm, đáy máng nước cao hơn nền chuồng 50cm. Được thiết kế cho nước luôn chảy vào máng kịp và vừa đủ, cung cấp một bề mặt nước uống lớn và tĩnh lặng; từ đó bò có thể uống một cách dễ dàng, nhanh chóng không gây căng thẳng cho bò.

1.8. Công nghệ điều khiển vi khí hậu và thông thoáng chuồng bò: 

- Độ ẩm cao, khí thải từ phân, nồng độ bụi và các tác nhân gây bệnh khác là do việc không thông thoáng hoặc kém thông thoáng tạo ra, đây là môi trường tiêu cực đối với bò. Mùi nước tiểu của bò trong không khí cũng có thể ảnh hưởng xấu đến sản lượng sữa và chất lượng sữa. Do đó môi trường chuồng mát mẻ và thoải mái rất quan trọng với cả bò và nhân viên.

- Giải pháp thông gió bằng phương pháp điểu khiển vi khí hậu trong chuồng được lập trình để tự động kiểm soát môi trường chuồng. Quạt gió là biện pháp lý tưởng để tạo ra những trao đổi không khí cần thiết. Quạt gió được lắp đặt nghiên một góc 100-150 và cao khoảng 2,7m tại các vị trí phù hợp trong chuồng làm dòng không khí trong lành lưu thông quanh thân thể bò với một mức độ tiếng ồn thấp. Ngoài ra quạt còn đặc biệt hữu ích trong việc làm giảm sự có mặt của ruồi. Kết hợp với hệ thống phun mưa tự động trực tiếp làm mát cho bò và bò cảm thấy thoải mái nên ngăn ngừa bò bị stress nhiệt.

- Trong chuồng cũng được lắp đặt máy đo cảm ứng để nhận biết nhiệt độ và lập trình hệ thống quạt thông gió và hệ thống phun mưa tự động khởi động để điều hòa nhiệt độ theo mong muốn như đã thiết lập.

- Ngoài ra, trong thiết kế có chừa khoảng trống giữa hai chuồng làm sân chơi cho bò. Sân chơi được thiết kế đủ rộng cho gió luồng vào chuồng một cách tự nhiên cũng làm tăng độ thông thoáng của chuồng và làm loãng sự bốc mùi của bò.

1.9. Hệ thống thu gom quản lý phân: 

- Bao gồm cào, thu gom, bơm và xử lý giúp trang trại bảo toàn giá trị phân bón, làm giảm rò rỉ phân ra sông, hồ và nước ngầm hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

- Hệ thống cào phân tự động sẽ quét dọn và thu gom phân liên tục. Công nghệ chuồng trại giúp buộc bò không đi phân và nước tiểu trên ô bò nằm mà tạo cho bò tập quán thải phân và nước tiểu trên diện tích hệ thống cào phân tự động hoạt động. Do đó, phân được thu gom và xử lý sạch để giảm mức độ khí amoniac, nitơ trong không khí và  giúp giữ vệ sinh vắt sữa tốt hơn, sàn chuồng luôn sạch giúp ngăn ngừa bệnh về móng của bò. Đồng thời tiết kiệm thời gian, lao động và tiền bạc, cũng như sự hao mòn của sàn chuồng, máy kéo và thiết bị vận chuyển.

- Phân được cào và thu gom đẩy xuống hệ thống mương thu gom phân chung, được thiết kế giật cấp theo địa hình, độ dốc từng đoạn của đáy mương i=0%. Phân trong mương sẽ được tập trung vào các hố thu chung, có đặt máy bơm để bơm phân về bãi. Bãi thu phân có nhiều ngăn được ngăn cách bởi gờ chặn phân để tách nước và phân ra riêng biệt. Sau đó bơm và ép để xử lý phân rắn và chất lỏng.

1.10. Công nghệ áp dụng trong dinh dưỡng cho bò: 

- Thức ăn cung cấp hàng ngày cho đàn bò là yếu tố quan trọng trong việc duy trì đàn bò khỏe mạnh, cho năng suất sữa cao và chất lượng. Công nghệ TMR (Total Mix Ration) được ứng dụng để thực hiện thức ăn hỗn hợp cho bò. Công nghệ này đòi hỏi phải có phần mềm chuyên dụng được lập trình kết nối với phần mềm quản lý dinh dưỡng theo TMR và phần mềm quản lý đàn ALPRO ™, để kiểm soát việc cho ăn phù hợp theo từng lứa tuổi và từng nhóm bò. Ngoài ra hệ thống còn có thiết bị trộn rải di động chuyên dùng đảm trách nhiệm vụ trộn thức ăn hỗn hợp theo chỉ số qui định bởi phần mềm quản lý dinh dưỡng ra lệnh.

1.11. Dự  trữ thức ăn cho bò:

- Ủ thức ăn xanh: Nguyên liệu thức ăn xanh được chở đến khu vực gia công cỏ và cắt ngắn bằng máy cắt, băm cỏ sau đó được nén kĩ trong hố không cho không khí và nước lọt vào. Khi ủ, quá trình lên men yếm khí tạo thành các axít (axít lactic, axít axêtic) làm cỏ chua, nhờ vậy mà cỏ được bảo quản an toàn trong thời gian dài. Một số phụ gia có thể được sử dụng để quá trình ủ tốt hơn và nhanh hơn. Tầm quan trọng của việc ủ thức ăn xanh là:

- Cất trữ thức ăn xanh khi dư thừa để sử dụng vào lúc khan hiếm thức ăn xanh.

- Chủ động thu cắt thức ăn xanh khi chúng đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất và dự trữ chúng để sử dụng quanh năm.

- Dự trữ được nhiều tháng mà chất lượng vẫn tốt. Giá trị dinh dưỡng vẫn còn giữ được 85% so với giá trị ban đầu.

- Làm cỏ khô: Cỏ khô là tất cả các loại cỏ hòa thảo và cỏ đậu, làm khô bằng phơi hoặc sấy, đóng thành bánh để làm thức ăn dự trữ cho bò trong mùa thiếu cỏ.

1.12. Ứng dụng công nghệ thông tin-Phần mềm quản lý đàn:

- Phần mềm quản lý đàn thân thiện với người sử dụng được lập trình giúp chúng ta quản lý đàn bò thuận lợi, bằng cách theo dõi hiệu quả việc vắt sữa, cho ăn, chăn nuôi, phân loại bò và chăm sóc sức khỏe cho bò.

- Phần mềm giúp hệ thống và lưu trữ dữ liệu lịch sử cho phép chúng ta so sánh hiệu suất hoạt động của từng cá thể bò, và hiển thị nổi bật thông tin này bằng biểu đồ một cách sinh động.

- Sản xuất sữa là quá trình sinh học tự nhiên của bò, đòi hỏi một mức độ cao về chăm sóc và sự quan tâm. Hệ thống quản lý đàn dựa trên các quá trình tự nhiên này để giúp đàn bò có sức khỏe tốt và phát triển thuận lợi. Hệ thống này ghi lại các thông số khác nhau một cách cẩn thận, bao gồm cả năng suất sữa, tiêu thụ thức ăn chăn nuôi và chu kỳ hoạt động của bò để giúp chúng ta đưa ra quyết định một cách có cơ sở .

- Hệ thống quản lý đàn cho phép phân loại từng cá thể bò theo từng điều kiện khác nhau, theo dõi sản lượng sữa từng con và độ lệch của việc cung cấp sữa của từng cá thể bò. Làm cơ sở điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp cho từng con bò và nhóm bò có cùng trọng lượng cơ thể.

Các hạng mục trong trang trại

Khu đất dự kiến làm trang trại bò sữa Cẩm Thủy có diện tích khoảng 70ha với tổng đàn bò 500 con, trong đó bò vắt sữa là 300 con. Quỹ đất trang trại sẽ được phân bố như sau:

- Diện tích đồng cỏ là 60 ha.

- Diện tích xây dựng chuồng trại: 3,995ha.

- Quỹ đất dành cho đường giao thông trang trại: 2,485 ha.

- Quỹ đất dành cho giao thông trong đồng cỏ: 1.8 ha (Dự kiến chiếm 3% diện tích đất trồng cỏ);

- Quỹ đất dành cho cây xanh và thảm thực vật: 2,3 ha.

V.2. Phương án thi công công trình

V.2.1. Giai đoạn 1

V.2.1.1. Từ tháng 11

Chúng tôi sẽ tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Điều tra thị trường.

- Khảo sát mô hình các trang trại điển hình.

- Nghiên cứu, kiểm tra nguồn nước.

- Tìm hiểu nguồn giống.

- Đánh giá chất lượng đất.

- Điều tra về điều kiện tự nhiên.

- Lập báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo đầu tư

- Trình hồ sơ xin chấp thuận đầu tư tới UBND tỉnh

- Khảo sát mặt bằng lập phương án quy hoạch.

- Khảo sát hạ tầng kỹ thuật ( điện, nước).

- Hội thảo khoa học với các chuyên gia về môi trường, đầu tư chăn nuôi bò sữa tại Cẩm Thủy và phân tích điều kiện thích nghi cho bò sữa.

- Đề xuất các chính sách ưu đãi cho dự án.

V.2.1.2. Từ tháng 3/

Các công việc cụ thể gồm có:

- Nhận quyết định phê duyệt của Tỉnh

- Nhận bàn giao mặt bằng

- Bàn giao mốc giới

- Đánh giá tác động môi trường, an toàn PCCC

- Đánh giá khả năng cách ly khu chăn nuôi đảm bảo bò không nằm trong vùng dịch bệnh.

- Quy hoạch xây dựng

- San lấp mặt bằng

- Cải tạo đất.

- Trồng cây thâm canh( chuẩn bị thức ăn dự trữ cho bò)

- Khởi công xây dựng.

- Ký hợp đồng mua sắm thiết bị.

- Ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đầu ra cho dự án.

V.2.1.3. Từ tháng  06/

Các công việc cụ thể sau sẽ được chúng tôi tiến hành:

- Xây dựng chuồng trại,

- Cải tạo đất và trồng cây thức ăn thô xanh (quỹ đất trồng cỏ)

- Lựa chọn giống cỏ.

- Trồng cỏ

- Đào tạo Cán bộ quản lý, kỹ thuật, công nhân.

- Nhập thiết bị ( thủ tục thông quan).

- Lựa chọn bò giống giai đoạn 1

V.2.1.4. Từ tháng  2/2013 – 5/2013

Các hạng mục công việc cụ thể gồm:

- Lắp đặt thiết bị.

- Nghiệm thu bò giống trước khi nhập về.

- Vận hành thử thiết bị.

- Vệ sinh công nghiệp, chuồng trại.

- Chế biến thức ăn chuẩn bị cho việc nhập bò.

- Nhập bò giai đoạn 1: 100 con bò tơ có chửa từ 3 đến 5 tháng.

- Tiếp tục cử đào tạo cán bộ, công nhân tại các cơ sở có kinh nghiệm.

Xem Thiết kế trang trại chăn nuôi bò sữa, bò thịt

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha