hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư

hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư các bước tiến hành lập dự án đầu tư xây dụng công trình nhà máy, khu dan cư...

Ngày đăng: 23-03-2021

764 lượt xem

hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư

Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 17/6/2020, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 (sau đây gọi là Luật Đầu tư năm 2020). Hiện nay, dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư năm 2020 đang được hoàn thiện theo ý kiến của các Thành viên Chính phủ để trình Thủ tướng Chính phủ ký, ban hành. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã dự thảo Thông tư hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam để áp dụng ngay sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành.

Để đảm bảo thực hiện Luật Đầu tư năm 2020 từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị quý Cơ quan tổ chức triển khai một số việc sau:

I. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thủ tục theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 - hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư các bước tiến hành lập dự án đầu tư xây dụng công trình nhà máy, khu dan cư...

1. Về hồ sơ thực hiện thủ tục đầu tư:

Kể từ ngày 01/01/2021, hồ sơ thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài và các thủ tục khác để thực hiện hoạt động đầu tư được áp dụng theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020; cụ thể như sau:

1.1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 35 Luật Đầu tư năm 2020.

b) Cơ quan đăng ký đầu tư tiếp nhận hồ sơ đề ngh chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Đầu tư năm 2020.

1.2. Hồ sơ, nội dung thẩm định đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được quy định tại Điều 33 Luật Đầu tư năm 2020.

1.3. Trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định tại các Điều 34, 35 và 36 Luật Đầu tư năm 2020.

2. Về thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

2.1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020.

2.2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư gồm các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.

2.3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020.

2.4. Cơ quan đăng ký đầu tư và nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư (trước đây là Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài) đã được thiết lập và vận hành trong thời gian qua.

3. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:

3.1. Nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư năm 2020.

3.2. Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp được thực hiện như sau:

3.2.1. Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp cho cơ quan đăng ký đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Trường hợp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư, căn cứ văn bản chấp thuận của Cơ quan đăng ký đầu tư, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật khác tương ứng với từng loại hình tổ chức kinh tế.

3.2.2. Hồ sơ đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm:

a) Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp gồm những nội dung: thông tin về đăng ký doanh nghiệp của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài dự kiến góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; ngành, nghề kinh doanh; danh sách cổ đông sáng lập, danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có); tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trước và sau khi góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; giá trị giao dịch của hợp đồng góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp; thông tin về dự án đầu tư của tổ chức kinh tế (nếu có);

b) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp;

c) Văn bản thỏa thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế nhận góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp;

d) Văn bản kê khai (kèm theo bản sao) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế nhận vốn góp, cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài (đối với trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều 24 Luật Đầu tư năm 2020). Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của việc kê khai.

4. Một số văn bản thực hiện thủ tục đầu tư được lập theo mẫu kèm theo công văn này. 

5. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:

5.1. Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư năm 2020.

5.2. Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được xem xét theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành (gồm luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ) và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Xem xét điều kiện bảo đảm quốc phòng an ninh:

Căn cứ Luật Quốc phòng số 22/2018/QH14 ngày 08/6/2018, Luật An ninh quốc gia số 32/2004/QH11 ngày 03/12/2004, Pháp lệnh số 32-L/CTN ngày 19/5/1994 về bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Pháp lệnh số 32/2007/PL-UBTVQH11 về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, Nghị định số 04/CP ngày 16/1/1995 ngày 16/01/1995 của Chính phủ ban hành Quy chế bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29/4/2014 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới đất liền, Cơ quan đăng ký đầu tư lấy ý kiến Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đối với các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư và điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Đầu tư.

II. Giải quyết hồ sơ dự án đầu tư tiếp nhận trước ngày Luật đầu tư năm 2020 có hiệu lực thi hành

1. Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 77 Luật Đầu tư năm 2020, kể từ ngày 01/01/2021, hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư mà đã quá thời hạn giải quyết nhưng chưa trả kết quả theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP thì được tiếp tục giải quyết theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014. Hồ sơ hợp lệ được xác định theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP.

2.  Đối với hồ sơ hợp lệ đã tiếp nhận theo quy định của Luật Đầu tư năm 2014, Nghị định số 118/2015/NĐ-CP và có thời hạn giải quyết thủ tục hành chính sau ngày 01/01/2021, Cơ quan đăng ký đầu tư hướng dẫn nhà đầu tư nộp bổ sung các giấy tờ còn thiếu (nếu có) hoặc điều chỉnh các nội dung trong hồ sơ đã nộp cho phù hợp với quy định của Luật Đầu tư năm 2020 để thực hiện thủ tục theo quy định của Luật này.

 Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các địa phương có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để kịp thời hướng dẫn./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ;
- Các Đơn vị: ĐTNN, ĐKKD, QLĐT,
PTDN, QLKKT, GSTĐ, KCHTĐT, KTĐP, QLKTTW;
- Cổng thông tin điện tử Bộ KHĐT,
- Lưu VP, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Duy Đông

hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư các bước tiến hành lập dự án đầu tư xây dụng công trình nhà máy, khu dan cư...

Áp dụng tiêu chuẩn, vật liệu và công nghệ mới trong hoạt động xây dựng

1. Tiêu chuẩn áp dụng cho công trình phải được người quyết định đầu tư xem xét, chấp thuận khi quyết định đầu tư và được thể hiện trong quyết định phê duyệt dự án hoặc bằng văn bản riêng. Trong quá trình thực hiện dự án, trường hợp cần thiết, chủ đầu tư được đề xuất thay đổi, bổ sung các tiêu chuẩn áp dụng khi việc thay đổi, bổ sung tiêu chuẩn không làm thay đổi các nội dung dẫn đến yêu cầu phải điều chỉnh dự án theo quy định và phải được người quyết định đầu tư đồng ý bằng văn bản để làm cơ sở thực hiện.

2. Việc lựa chọn, áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ các quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.

3. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài:

a) Trong thuyết minh thiết kế cơ sở, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở hoặc chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có), theo mức độ chi tiết của bước thiết kế, phải có đánh giá về sự tuân thủ với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương đồng với các tiêu chuẩn có liên quan;

b) Ưu tiên sử dụng các tiêu chuẩn nước ngoài đã được áp dụng rộng rãi.

4. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn cơ sở:

a) Khi áp dụng tiêu chuẩn cơ sở thì phải có thuyết minh về sự tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và tính tương thích, đồng bộ với các tiêu chuẩn có liên quan;

b) Việc công bố các tiêu chuẩn cơ sở phải tuân thủ chặt chẽ các quy định, quy trình được quy định tại các pháp luật khác có liên quan.

5. Việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tương thích với các tiêu chuẩn có liên quan; đảm bảo tính khả thi, sự bền vững, an toàn và hiệu quả.

Lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng

1. Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

2. Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:

a) Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: sơ đồ vị trí, dự kiến địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án hoặc sơ đồ hướng tuyến trong trường hợp công trình xây dựng theo tuyến; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;

b) Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;

c) Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).

3. Việc lập sơ bộ tổng mức đầu tư của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

4. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trong đó, theo yêu cầu từng dự án, thuyết minh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi còn phải có một số nội dung cụ thể như sau:

a) Việc đáp ứng các điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có) đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư;

b) Dự kiến sơ bộ diện tích đất trồng lúa, đất lâm nghiệp và các loại đất khác cần chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng (nếu có);

c) Đối với dự án khu đô thị, nhà ở cần có thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn (nếu có); sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở; việc thực hiện nghĩa vụ nhà ở xã hội và các ưu đãi (nếu có); sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu đô thị.

Phân chia dự án thành phần

1. Trường hợp phân chia dự án thành phần tại giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hoặc lập đề xuất dự án, các dự án thành phần được xác định tại quyết định hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.

2. Trường hợp người quyết định đầu tư quyết định phân chia dự án thành phần trong giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, quyết định đầu tư, các dự án thành phần phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Đáp ứng điều kiện được phân chia dự án thành phần theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 50 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 9 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14;

b) Quy mô dự án thành phần không thuộc trường hợp được lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này;

c) Phải có một dự án thành phần được lập cho toàn bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung của dự án và một số công trình xây dựng khác (nếu có), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Dự án gồm nhiều công trình xây dựng không theo tuyến được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính từ 02 tỉnh trở lên khi đáp ứng điều kiện tại điểm a, b khoản 2 Điều này được phân chia thành các dự án thành phần theo địa bàn tỉnh.

Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.

2. Các quy hoạch được sử dụng làm căn cứ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (sau đây gọi tắt là lập dự án đầu tư xây dựng) gồm:

a) Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung của vùng liên huyện, vùng huyện: quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng;

b) Đối với dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, khu chức năng: quy hoạch chung đô thị hoặc quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đối với thành phố trực thuộc trung ương, quy hoạch chung khu chức năng là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng. Trường hợp pháp luật về quy hoạch không yêu cầu lập quy hoạch chung thì quy hoạch phân khu là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung;

c) Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình ngầm: quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch không gian ngầm hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;

d) Đối với các dự án được hình thành từ quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành theo pháp luật về quy hoạch và pháp luật chuyên ngành: quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng;

đ) Đối với dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng: quy hoạch lâm nghiệp quốc gia hoặc quy hoạch tỉnh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phương án quản lý rừng bền vững và Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật lâm nghiệp là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;

e) Đối với dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh: quy hoạch di tích theo pháp luật về di sản văn hóa là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;

g) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng ở các khu vực không yêu cầu lập quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành: phương án tuyến công trình, vị trí công trình, tổng mặt bằng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;

h) Trường hợp dự án được đầu tư xây dựng tại khu vực đã ổn định về chức năng sử dụng đất không yêu cầu lập quy hoạch chi tiết đô thị theo pháp luật về quy hoạch đô thị: thiết kế đô thị riêng hoặc quy chế quản lý kiến trúc là cơ sở lập dự án đầu tư xây dựng;

i) Trường hợp dự án đầu tư xây dựng sửa chữa, cải tạo giữ nguyên quy mô, chức năng hiện hữu của các công trình xây dựng thì không yêu cầu lập quy hoạch làm căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng;

k) Đối với các dự án còn lại: quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc quy hoạch tổng mặt bằng (lập theo quy trình rút gọn) là căn cứ lập dự án đầu tư xây dựng.

3. Khi lập dự án đầu tư xây dựng, chủ đầu tư hoặc người được giao chuẩn bị dự án được điều chỉnh một số nội dung cụ thể sau:

a) Điều chỉnh về bố cục, hình khối, thông số kỹ thuật công trình khi bảo đảm các chỉ tiêu, thông số trong quy hoạch xây dựng được duyệt về chỉ tiêu sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, quy định về quản lý không gian và thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc (nếu có), quy chuẩn về quy hoạch xây dựng;

b) Điều chỉnh một số chỉ tiêu, thông số trong văn bản về quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được duyệt khi không thuộc trường hợp có yêu cầu phải điều chỉnh chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo hình thức PPP.

hướng dẫn biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư các bước tiến hành lập dự án đầu tư xây dụng công trình nhà máy, khu dan cư...

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha