Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp Đông Hà

Dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Đông Hà nhằm kích thích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng dịch vụ như bước cụ thể hoá chiến lược phát triển của Công ty,

Ngày đăng: 31-10-2017

8,463 lượt xem

BÁO CÁO Đầu tư thành lập cụm công nghiệp ĐÔNG HÀ

_______________________________________________

1. Căn cứ pháp lý, sự cần thiết đầu tư, thành lập cụm công nghiệp.

a) Căn cứ pháp lý

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013;

- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 về Quản lý chất lượng và Bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 Quy định về giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất; số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về quy định thu tiền thuê đất;

- Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/ 2016 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ ban hành quy chế quản lý đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thưởng, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;  

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và quy hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động xây dựng;

- Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 17/2013/TT-BXD ngày 30/10/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí khảo sát xây dựng;

- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;

- Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;

- Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;

- Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình;

- Thông tư số 26/2016/TT-BXD  ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

- Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở;

- Thông tư số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp, quản lý sử dụng phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng, thiết kế cơ sở;

- Quyết định số 706/QĐ-BXD ngày 30/6/2017của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016;

- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

b) Sự cần thiết phải đầu tư:

- Những năm gần đây lượng khách hàng và các nhà đầu tư đến với Bình Thuận ngày càng tăng cao với xu hướng chất lượng cao và nhu cầu sử dụng đa dạng các cụm công nghiệp, tỉnh có chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Do vậy các khu/cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn đã bắt đầu bộc lộ những hạn chế, tỏ ra không phù hợp trong thời kỳ mới, do cơ sở hạ tầng xuống cấp, chưa đa dạng và phong phú, chất lượng các dịch vụ chưa cao.

- Xuất phát từ nhu cầu đó, việc xây dựng Cụm công nghiệp đáp ứng những nhu cầu và mong đợi của các nhà đầu tư trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài, khai thác tiềm năng vốn có, tạo ra các cảnh quan mới góp phần xây dựng, bảo vệ khai thác các nguồn tài nguyên về quĩ đất là rất cần thiết. Chính vì những yếu tố trên, Chủ đầu tư đề xuất việc xây dựng Cụm công nghiệp với qui mô đầu tư đạt tiêu chuẩn. Chúng tôi tin rằng dự án ra đời sẽ mang lại những thành quả về mặt kinh tế xã hội, phù hợp với qui hoạch và định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai của tỉnh Bình Thuận.

- Từ thực tế yêu cầu, nguyện vọng của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Thuận, việc đầu tư dự án Cụm công nghiệp Đông Hà tạo ra một dự án mang tính điểm nhấn trong hoạt động kinh tế xã hội của huyện Đức Linh trở thành nguyện vọng nhu cầu khách quan và thiết thực mà vai trò chủ đạo trong thực hiện dự án được gắn liền với trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức xã hội chính trị và nhân dân huyện với sự phối hợp chặt chẽ và trách nhiệm của nhà đầu tư.

- Thực hiện chiến lược phát triển Cụm công nghiệp Chủ đầu tư sẽ tạo ra mô hình cụ thể phù hợp với quy hoạch và chủ trương chính sách chung, góp phần vào việc phát triển tăng tốc chung của huyện Đức Linh và tỉnh Bình Thuận.

- Dự án nhằm thu hút một lượng lớn các nhà đầu tư nước ngoài đến với Bình Thuận thông qua các chương trình kêu gọi đầu tư từ Chủ dự án đến Cụm công nghiệp để khám phá một cụm công nghiệp mới với nhiều ưu đãi. Do đó, để xúc tiến việc thành lập và đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp. Công ty TNHH Khu công nghiệp Đông Hà đã hoàn thiện phương án đầu tư. Dự kiến sơ bộ về phương án kinh doanh cũng như kế hoạch hoàn vốn, trình UBND huyện Đức Linh, UBND tỉnh Bình Thuận cùng các sở, ban ngành để nhất trí chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cụm công nghiệp, dự án đi vào hoạt động sẽ đóng góp một phần nhỏ phúc lợi an sinh cho xã hội nói chung, cho huyện Đức Linh và cũng là thêm một lựa chọn cho các nhà đầu tư. 

- Xây dựng Cụm công nghiệp hiện đại đạt tiêu chuẩn dành cho nhà đầu tư nước ngoài là giải pháp tốt nhất với mong muốn đáp ứng nhu cầu của họ, góp phần thực hiện chính sách và mục tiêu phát triển của nước ta. Bên cạnh đó, dự án này cũng góp phần tạo điều kiện công ăn việc làm cho lao động dư thừa trên địa bàn.

- Thực hiện chiến lược phát triển Cụm công nghiệp nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của tỉnh Bình Thuận đưa ra. Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với Chủ đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của Chủ đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh cụm công nghiệp, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển vừa đem lại lợi nhuận cho Chủ đầu tư.

2. Đánh giá sự phù hợp, đáp ứng các điều kiện thành lập cụm công nghiệp; Tác động của các khu công nghiệp trên địa bàn ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp.

a) Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển  

v Tình hình phát triển khu/cụm công nghiệp. 

- Trong những năm gần đây tình hình phát triển kinh tế xã hội của nước ta có nhiều khởi sắc tốc độ phát triển kinh tế luôn đạt trên 7% năm, đời sống người dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao. Nền kinh tế hội nhập theo thị trường, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các nước trong khu vực và thế giới, cùng với những chính sách mở cửa, Việt Nam đã trở thành điểm thu hút nguồn đầu tư nước ngoài, cơ cấu nền kinh tế đã có nhiều thay đổi các ngành công nghiệp, ngành thương mại, ngành dịch vụ ngày càng phát triển đặc biệt phải nói đến ngành du lịch đây có thể coi là một ngành mới phát triển ở nước ta nhưng nó đã tạo ra một diện mạo mới cho đất nước trên trường quốc tế, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và khai thác nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng trên diện rộng của các vùng trên lãnh thổ từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và kể cả những vùng hải đảo xa xôi.

- Việt Nam là một quốc gia có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp với hơn 3000 km bờ biển chạy dọc theo chiều dài của lãnh thổ cùng với các bãi biển đẹp là điều kiện để phát triển ngành du lịch. Bên cạnh đó Việt Nam là nước có trên 54 dân tộc cùng sinh sống và phát triển do vậy có một nền văn hoá đa dạng và phong phú.

b) Một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp

- Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực nam trung bộ Việt Nam, nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý, về cơ sở hạ tầng công nghiệp,… và khai thác các nguồn lực đầu tư bên ngoài để đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh, phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững, thực sự trở thành một địa bàn động lực kinh tế và phát triển năng động gắn kết các địa phương trong vùng trọng điểm kinh tế Nam Bộ. Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ”của Thủ tướng Chính phủ số 2532/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 là khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế, chủ động hội nhập, phát triển kinh tế biển, du lịch, năng lượng. Xây dựng và phát triển Bình Thuận đến năm 2030 căn bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, tập trung xây dựng 3 trung tâm mang tầm quốc gia: Trung tâm năng lượng; trung tâm du lịch - thể thao biển; trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan; có đủ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu, đồng bộ, liên thông với cả nước; quan hệ sản xuất tiến bộ; an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người không thấp hơn bình quân chung của cả nước, môi trường được bảo vệ tốt; quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố, trật tự xã hội được giữ vững. Vì vậy, việc hình thành và phát triển các khu, cụm công nghiệp được chú trọng.

- Nhìn chung, công nghiệp đã tạo bước phát triển đột phá, liên tục duy trì và nâng cao nhịp độ phát triển, có tốc độ tăng trưởng cao đạt kế hoạch đề ra và đã trở thành ngành kinh tế trọng yếu, động lực của Tỉnh; thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước; mở ra nhiều ngành sản phẩm mới, thu hút nhiều lao động, tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp cao cho việc tăng thu ngân sách. Đồng thời các ngành công nghiệp chế biến lâm sản, nông sản, thực phẩm, dược phẩm, điện tử, may mặc, giày da, công nghiệp phụ trợ,…phát triển nhanh và chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Kéo theo các ngành sản xuất truyền thống như gốm sứ, sơn mài, vật liệu xây dựng,…Có nhiều chuyển biến về công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, đứng vững và phát triển trên thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, bên cạnh việc phát triển các khu, cụm công nghiệp hiện có như CCN Hàm Kiệm 1, CCN Hàm Kiệm 2, CCN Sơn Mỹ, CCN Tuy Phong, CCN Tân Hải, … tỉnh còn cho phép đầu tư các khu, Cụm công nghiệp mới tại các huyện như Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Thị xã La Gi để nhằm đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và liên kết với các khu công nghiệp hiện có thành một mạng lưới phát triển công nghiệp của Tỉnh.

c) Đánh giá tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án thành lập cụm công nghiệp Đông Hà

- Theo quyết định số 2532/QĐ-TTg ngày 28/12/2016 về phê duyệt điều chỉnh “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ” của Thủ tướng Chính phủ thì Vị trí đầu tư xây dựng hạ tầng Cụm công nghiệp ĐÔNG HÀ tại xã Đông Hà, huyện Đức Linh hoàn toàn phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch hệ thống đô thị và dân cư của của huyện Đức Linh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung cũng như các quy hoạch ngành đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Trong khu đất quy hoạch dự án không có các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất có giá trị kinh tế cao;

- Trong khu đất quy hoạch dự án không có các di tích lịch sử văn hóa;

- Trong khu đất quy hoạch dự án không có các loài thực vật quý hiếm. Khu vực dự án không phải là nơi cư trú cho các loài động vật trên cạn. Trong khu đất quy hoạch dự án không có các loài động vật quý hiếm.

ð Hội tụ các quy định và điều kiện thuận lợi nêu trên, chúng tôi nhận thấy việc lựa chọn vị trí đầu tư xây dựng dự án Cụm công nghiệp ĐÔNG HÀ là hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng như đáp ứng được nhu cầu phát triển của chủ đầu tư, của xã hội.

3. Hiện trạng sử dụng đất, định hướng bố trí các ngành, nghề có tính liên kết, hỗ trợ trong sản xuất; cơ cấu sử dụng đất và dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp; đánh giá khả năng đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài cụm công nghiệp.

a) Hiện trạng sử dụng đất

v Hiện trạng sử dụng đất:

Khu vực nghiên cứu dự án chủ yếu là đất cao su, không có công trình kiến trúc xây dựng.

v  Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

Đường giao thông: Khu vực đầu tư xây dựng chưa có đường giao thông. 

+ Hướng đi chính vào Cụm Công Nghiệp Đông Hà là đường Z30A, đường Z30A có chiều dài tuyến đường 8km (điểm đầu giao đường ĐT. 766 điểm cuối đi vào Trại giam Z30A thuộc xã Đông Hà, huyện Đức Linh). Chiều rộng nền đường 6,0m, chiều rộng mặt đường 4,0m (kể cả phần lề gia cố 2x0,25=0,5m), chiều rộng lề đường mỗi bên 1,0m.

+ Từ khu vực dự án đi ra khoảng 5-6km là tuyến đường 766 nối liền các xã trong khu vực và là đường giao thông huyết mạch đi Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Đường 766 hiện hữu đang trong tình trạng hoạt động tốt là đường cấp III, mặt BTN rộng 07m, nền 12m, lề gia cố mỗi bên rộng 02m; hành lang an toàn mỗi bên 13m, đất bảo vệ, bảo trì đường bộ mỗi bên 02m.

v Hệ thống thoát nước mặt:

- Hệ thống thoát nước chưa được xây dựng, hiện tại tự chảy đổ ra phía các con suối nhỏ trong khu đất.

+ Trong khuôn viên hiện hữu của Cụm công nghiệp có 1 hồ lớn (được hình thành từ quá trình khai thác đất): hồ được dùng để chứa nước dự trữ cũng như làm sinh thái hoa viên mặt nước.

+ Trong khu vực dự án có suối Gia Huynh, Suối Gia Huynh là một con suối đổ ra Sông La Ngà. Suối có chiều dài 32 km. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận.

v Hệ thống thoát nước bẩn, vệ sinh môi trường:

- Khu vực này chưa có hệ thống thoát nước bẩn, toàn bộ nước thải được thoát tự nhiên. Dự án xây dựng hệ thống thoát nước bẩn độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống cống sử dụng có đường kính D200-D300 thu gom nước thải vào hệ thống xử lý của chung của toàn cụm công nghiệp.

v Hệ thống cấp điện:

- Hiện trạng tại khu vực có tuyến trung thế từ lưới điện quốc gia theo đường quốc lộ và nguồn điện sử dụng cho khu vực sẽ được lấy từ tuyến này.

v Hệ thống cấp nước:

-  Khu vực nghiên cứu lập dự án chưa có hệ thống cấp nước, dự kiến nước sinh hoạt cho dự án được khai thác và xử lý từ các con suối trong dự án hoặc khai thác từ giếng khoan.

Đánh giá về hiện trạng:

Về địa chất: Nền địa chất trong khu vực dự án chủ yếu là lớp đất đá phong hóa, lớp đất này có thành phần cơ giới đa dạng. Nền địa chất khu vực dự án có kết cấu chặt, độ nén tốt đảm bảo để tận dụng đất san nền. Tầng đất thịt và lớp thảm thực vật có độ dày tối đa khoảng 20cm, đảm bảo trồng cây công nghiệp và nông nghiệp.

Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án có hệ thống giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, nguyên liệu đầu vào cũng như xuất bán hàng hóa.

- Khu vực phụ cận, cách khu đất dự án là đất trồng cây cao su.

- Khi thiết kế xây dựng vùng dự án, Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 8 m), và các đường bao lô xung quanh theo thiết kế.

Về hạ tầng điện: Hệ thống đường trung thế 35KV cách vị trí khu đất khoảng 1500 m.

Về nguồn nước: Khu vực thực hiện dự án có sông suối chảy qua và trữ lượng nước ngầm lớn nên rất thuận lợi cho việc khai thác nước mặt phục vụ dự án.

 Nhận xét địa điểm xây dựng dự án:

- Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án Cụm công nghiệp, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương.

- Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc đầu tư và tiếp cận thị trường. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

b) Định hướng bố trí ngành nghề

Cụm công nghiệp Đông Hà được định hướng phát triển các ngành công nghiệp trọng yếu. Các ngành nghề thu hút đầu tư vào CCN bao gồm:

- Nhóm các dự án may mặc;

- Nhóm các dự án điện, điện tử, viễn thông, điện lạnh;

- Nhóm các dự án chế biến thực phẩm, nước giải khát;

- Nhóm các dự án chế biến gỗ (không nấu, tẩm), giấy;

- Nhóm các dự án sản xuất vật liệu xây dựng;

- Nhóm các dự án chế biến nông sản;

- Nhóm các dự án về dược phẩm, mỹ phẩm;

- Nhóm các dự án văn phòng phẩm;

- Nhóm các dự án chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản;

- Nhóm các dự án sản xuất thủy tinh, gốm sứ;

- Nhóm sản xuất giấy từ bột giấy tái chế (nguyên liệu bột giấy được thu mua từ các đơn vị khác, không sản xuất bột giấy tái chế);

- Nhóm các dự án sản xuất các sản phẩm nhựa (Ngành nước, gia dụng, công nghiệp) với điều kiện nguyên liệu sử dụng sản xuất là hạt nhựa;

- Nhóm các dự án sản xuất các linh kiện, phụ kiện kim loại ngành nước với điều kiện trong quy trình sản xuất không có công đoạn nấu luyện kim loại, xi mạ.

c) Cơ cấu sử dụng đất

- Diện tích đất: 70 Ha.

- Cân bằng đất đai:

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI

Stt

Loại đất

Diện tích
(Ha)

Tỷ lệ (%)

Theo đồ án QHCT TL1/500

Theo QCXDVN 01:2008

 

Đất cụm công nghiệp

70

100%

 

1

Đất xây dựng xí nghiệp công nghiệp, nhà máy

49

70%

≥ 55

2

Đất cây xanh – Mặt nước

7

10%

≥ 10

3

Đất giao thông, quảng trường

5,6

8%

≥ 8

4

Đất xây dựng công trình công cộng và dịch vụ cụm công nghiệp

8,4

12%

 

 

Tổng cộng

70

100,00

 

d) Đánh giá khả năng đấu nối hạ tầng kỹ thuật bên trong và ngoài cụm công nghiệp

- Khả năng thoát nước của khu vực: Trong khu vực dự án có suối Gia Huynh: Suối Gia Huynh là một con suối đổ ra Sông La Ngà. Suối có chiều dài 32 km. Suối Gia Huynh có lưu vực 135 km2, mô đun dòng chảy 91/s km2 vào mùa khô và 47,41/s km2 vào mùa mưa, bắt nguồn từ vùng Quốc Lộ 1, ranh giới Đồng Nai - Bình Thuận. Toàn bộ lượng nước mưa, nước thải sau khi đã được xử lý của cụm công nghiệp đều thoát nước về suối Gia Huynh.

- Nguồn cấp điện: Tuyến điện cao thế 500 KV và 110 KV chạy song song đi qua khu quy hoạch và là tuyến cung cấp điện chính của cả huyện Đức Linh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.

- Giao thông: Từ khu vực dự án đi ra khoảng 5-6km là tuyến đường 766 nối liền các xã trong khu vực và là đường giao thông huyết mạch đi Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh. Đường 766 hiện hữu đang trong tình trạng hoạt động tốt là đường cấp III, mặt BTN rộng 07m, nền 12m, lề gia cố mỗi bên rộng 02m; hành lang an toàn mỗi bên 13m, đất bảo vệ, bảo trì đường bộ mỗi bên 02m.

e) Nhận xét chung về hiện trạng

- Các điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu thuận lợi cho phát triển cụm công nghiệp.

- Dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp nằm trong khu vực quy hoạch. Với tầm quan trọng to lớn về vị trí chức năng cùng với hiện trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một Cụm công nghiệp với các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài của người dân tại địa phương và nhà đầu tư là tất yếu và cần thiết.  

Đánh giá chung: Nhìn chung huyện Đức Linh hiện tại cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật cơ bản đã có hệ thống ở mức độ vừa, hiện nay các khu,cum công nghiệp đơn điệu, sản phẩm chưa đáp ứng với nhu cầu của khách hàng, vì vậy nhà đầu tư cần xây dựng dự án nhiều loại hình hoạt động bổ trợ lẫn nhau trong đó tập trung xây dựng một số công trình, các dịch vụ công nghệ cao với đa dạng sản phẩm là một nhu cầu cấp bách và cần thiết. Việc nhà đầu tư tiến hành thủ tục đầu tư dự án này là rất phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương. 

4. Xác định mục tiêu, diện tích, địa điểm, phạm vi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; phân tích, lựa chọn phương án đầu tư xây dựng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư (nếu có); tiến độ thực hiện dự án phù hợp với thực tế và khả năng huy động các nguồn lực; kế hoạch, tiến độ thu hút đầu tư, di dời và tỷ lệ lấp đầy của cụm công nghiệp.

a) Mục tiêu đầu tư cụm công nghiệp

Tận dụng những lợi thế của địa điểm tiếp cận, liền kề ranh với tỉnh Đồng Nai nơi tập trung rất nhiều khu, cụm công nghiệp lớn việc đầu tư xây dựng dự án cụm công nghiệp Đông Hà góp phần phát triển kinh tế xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường theo định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh. Dự án đầu tư Cụm công nghiệp được tiến hành nhằm thực hiện các các nhiệm vụ sau:

- Kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, nghiên cứu và phục vụ nhu cầu cho thị trường xây dựng trong nước và ngoài nước.

- Quảng bá, giới thiệu rộng rãi đến các tổ chức, đơn vị, cơ sở và nhà đầu tư thấy rõ công dụng và lợi ích của việc đầu tư tại cụm công nghiệp. Ngoài ra, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho dự án doanh nghiệp cũng đề ra các mục tiêu như sau:

+ Mục tiêu hiệu quả : Thực hiện hệ thống tổ chức, quản lý, phát triển công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

+ Mục tiêu thị trường: Mở rộng khắp các tỉnh thành phía Nam, phát triển và trở thành một công ty có thị phần lớn ở Việt Nam.

+ Đảm bảo ổn định đời sống, thu nhập, và đầy đủ các chế độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

+ Đảm bảo và phát triển vốn. Đảm bảo lợi ích của cổ đông, đối tác và khách hàng.

- Hình thành một Cụm công nghiệp có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế thế giới, góp phần chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến;

- Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Bình Thuận nói chung và huyện Đức Linh nói riêng. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo môi trường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của huyện Đức Linh; Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Đông Hà nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất 70 ha nằm trong quy hoạch được phê duyệt; 

- Thu hút đầu tư của các doanh nghiệp ngoài nước, thông qua đó tiếp nhận công nghệ cao và trình độ tổ chức quản lý tiên tiến từng bước kích thích sự phát triển chung của khu vực;

b) Phạm vi đầu tư dự án

Diện tích mặt bằng Cụm công nghiệp dự kiến

- Diện tích đất: 70 Ha.

- Tính chất quy hoạch: là Cụm công nghiệp.

- Hiện trạng đất đầu tư: Công ty hiện xin chấp thuận 70 Ha đất tại địa bàn xã Đông Hà, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận để thực hiện dự án đầu tư có tọa độ vị trí như sau:

BẢNG KÊ TỌA ĐỘ MỐC GIỚI ĐẶC TRƯNG

Hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 1060, múi chiếu 30

Điểm

Tọa độ

X

Y

M1

1218888.90

390168.74

M2

1219213.17

390258.32

M3

1219108.47

391232.49

M4

1219062.48

391693.97

M5

1218583.24

391644.39

M6

1218632.97

391438.29

M7

1218651.63

391397.58

M8

1218670.93

390776.57

M9

1218674.88

390404.30

M10

1218652.28

390270.54

M11

1218629.68

390228.46

M12

1218775.19

390243.54

M13

1218782.59

390173.02

M14

1218867.53

390182.07

M1

1218888.90

390168.74

 Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:

- Phía đông tiếp giáp đất của dân trồng cao su;

- Phía tây tiếp giáp đất của dân trồng cao su;

- Phía nam tiếp giáp đường nhựa nội bộ;

- Phía bắc tiếp giáp đất của dân trồng cao su.

c) Quy mô đầu tư

- Đầu tư xây dựng mới Cụm công nghiệp Đông Hà được đầu tư xây dựng mới với công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn phòng cháy và các tiêu chuẩn về môi trường...

- Đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp trên khu đất 70 Ha. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường.

- Quy hoạch xây dựng một Cụm công nghiệp mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh…, sản phẩm đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Cụm công nghiệp nằm trong tổng thể các Cụm công nghiệp tỉnh Bình Thuận, sự kết hợp hài hòa giữa các khu vực, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách hàng. Các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách dân tộc truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn Cụm công nghiệp.

Hạ tầng kỹ thuật 

Ø San nền:

- Cao độ san nền trung bình (+ 2.0 m đến 2,2m) được căn cứ theo bản vẽ Quy hoạch san nền và thoát nước mưa.

- Khu đất san nền có diện tích khoảng 70 ha. Thiết kế san nền theo phương pháp đường đồng mức thiết kế với chênh cao giữa 2 đường đồng mức thiết kế là 0.1m và độ dốc san nền i = 0.3%. Hướng thoát nước được bố trí từ khu đất san nền ra ngoài phía mương thoát nước, theo hướng Đông Nam về Tây Bắc. Trước khi xây dựng các công trình trong khu vực tiến hành san nền sơ bộ khu đất để tạo mặt bằng thi công.

- Trước khi san nền cần bóc lớp đất hữu cơ dày trung bình 30cm trên bề mặt trong phạm vi nền đắp. Phần khối lượng bóc hữu cơ này sẽ được thu gom lại và vận chuyển bằng phương tiện cơ giới tới nơi tập kết nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới môi trường xung quanh cũng như để có thể tái sử dụng làm lớp đắp đất màu phục vụ nhu cầu trồng cây xanh tạo cảnh quan trong phạm vi Dự án trong thời gian sau này.

- Khối lượng đào nền sẽ được tận dụng để đắp nền với độ chặt yêu cầu K = 0.9.

Ø Hệ thống cấp điện:

Hệ thống cấp điện trong khu vực tuân theo quy hoạch hệ thống cấp điện của tỉnh Bình Thuận và khớp nối với các dự án có liên quan.

Ø Hệ thống điện chiếu sáng:

- Đảm bảo tiêu chuẩn chiếu sáng đối với đường trong khu dự án.

- Hiệu quả kinh tế cao, mức tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm điện năng.

- Nguồn sáng có hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ của thiết bị và toàn hệ thống cao, giảm chi phí cho vận hành và bảo dưỡng.

- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn vận hành và thi công.

Ø Hệ thống thoát nước mưa:

Sử dụng hệ thống thoát ống HDPE hoặc ống Bê tông cốt thép cho phù hợp địa hình và điều kiện vật liệu địa phương.

Ø Hệ thống xử lý chất thải rắn:

Chất thải sinh hoạt được thu gom và chuyển đến nơi xử lý tập trung.

Ø Hệ thống nối đất và chống sét:

- Hệ thống nối đất công trình là một hệ thống nối đất có cọc tiếp đất bằng thép mạ đồng. Cọc nối đất bằng thép tròn D16 được mạ đồng, dài 2,4m. Các cọc cách nhau 3m, chôn sâu cách mặt đất 0,5m. Các dây nối đất từ đầu kim thu sét đến hệ thống nối đất bằng cáp đồng trần D50.

- Hệ thống nối đất được bố trí và tính toán đảm bảo an toàn cho người và thiết bị ở mọi chế độ làm việc. Điện trở nối đất của hệ thống phải đảm bảo đạt giá trị R ≤ 10 tại bất kỳ thời điểm nào trong năm.

- Tiến độ thực hiện dự án: Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, Quyết định giao đất, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ…

+ Hoàn thiện thủ tục xin thành lập cụm công nghiệp, cấp Quyết định thành lập cụm công nghiệp: 12/2017;

+ Hoàn thiện hồ sơ thuê đất, giao đất, cấp Quyết định giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 12/2017;

+ Hoàn thiện hồ sơ quy hoạch 1/500, cấp Quyết định phê duyệt quy hoạch 1/500: 12/2017;

+ Hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư và thiết kế cơ sở, cấp Quyết định phê duyệt dự án đầu tư và thẩm định thiết kế cơ sở: 01/2018

+ Khởi công xây dựng: 12/2017 – 09/2018

+ Hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động: 10/2018. 

- Tiến độ huy động vốn: Căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án, Chủ đầu tư sẽ lập tiến độ và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư của dự án ngay sau khi dự án được chấp thuận.

5. Đánh giá năng lực, tư cách pháp lý của chủ đầu tư; dự kiến tổng mức đầu tư, cơ cấu, khả năng cân đối, huy động các nguồn vốn đầu tư để thực hiện dự án.

- Mục đích của tổng mức đầu tư là tính toán toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng dự án Xây dựng Cụm công nghiệp làm cơ sở để lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định hiệu quả đầu tư của dự án.

- Tổng mức đầu tư bao gồm: Chi phí xây dựng và lắp đặt, Chi phí vật tư thiết bị; Chi phí tư vấn, Chi phí quản lý dự án & chi phí khác, dự phòng phí 10% và lãi vay trong thời gian xây dựng.

Chi phí xây dựng và lắp đặt:

Chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

Chi phí thiết bị:

- Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ; chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí có liên quan.

- Các thiết bị chính, để giảm chi phí đầu tư mua sắm thiết bị và tiết kiệm chi phí lãi vay, các phương tiện vận tải có thể chọn phương án thuê khi cần thiết. Với phương án này không những giảm chi phí đầu tư mà còn giảm chi phí điều hành hệ thống vận chuyển như chi phí quản lý và lương lái xe, chi phí bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa…

Chi phí quản lý dự án:

- Chi phí quản lý dự án tính theo định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

- Chi phí quản lý dự án bao gồm các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao công trình vào khai thác sử dụng, bao gồm:

+ Chi phí tổ chức lập dự án đầu tư;

+ Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, tổng mức đầu tư; chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

+ Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi phí xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;

+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

+ Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;

+ Chi phí khởi công, khánh thành.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, bao gồm:

- Chi phí khảo sát xây dựng phục vụ thiết kế cơ sở;

- Chi phí khảo sát phục vụ thiết kế bản vẽ thi công;

- Chi phí tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình;

- Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết, tổng thầu xây dựng;

- Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng và giám sát lắp đặt thiết bị;

- Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;

- Chi phí quản lý chi phí đầu tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng công trình, hợp đồng;

- Chi phí tư vấn quản lý dự án;

Chi phí khác:

Chi phí khác bao gồm các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng (nếu có), chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên:

- Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư; chi phí bảo hiểm công trình;

- Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;

- Chi phí vốn lưu động ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng; chi phí cho quá trình tiền chạy thử và chạy thử.

Dự phòng chi phí:

- Dự phòng phí bằng 10% chi phí xây lắp, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác.

Lãi vay của dự án.

- Lãi vay bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng và vận hành; tạm tính lãi vay ổn định suốt thời gian vay.

- Dự án tính lãi vay ở mức cao là 9,5%/năm, thời gian vay là 10 năm, trong đó ân hạn 01 năm đầu tiên xây dựng.

Chi phí xây dựng:

 

 

 

 

 

 ĐVT: 1000 đồng

 TT

 Hạng mục chi phí

 ĐV

 Khối lượng

 Đơn giá

 Thành tiền

II

 Phần xây dựng

 

 

 

    208,422,374

 

1

Chi phí xây dựng hệ thống giao thông

HT

1

49,501,975

49,501,975

2

Chi phí san nền

m2

1

8,500,000

8,500,000

3

Chi phí xây dựng hệ thống thoát nước mưa

HT

1

35,211,600

35,211,600

4

Chi phí xây dựng hệ thống cấp nước

HT

1

12,141,060

12,141,060

5

Chi phí xây dựng hệ thống thoát nước thải

HT

1

14,100,000

14,100,000

6

Chi phí xây dựng hệ thống cấp điện

HT

1

64,963,418

64,963,418

7

Chi phí xây dựng hệ thống chiếu sáng

HT

1

14,403,665

14,403,665

8

Chi phí xây dựng hệ thống thông tin liên lạc

HT

1

9,600,656

9,600,656

 

Tổng mức đầu tư

 

 

 

Đơn vị: 1.000 đồng

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

I

Chi phí xây lắp

189,474,885

18,947,489

208,422,374

II

Chi phí quản lý dự án

4,018,820

401,882

4,420,703

III.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

6,748,772

674,877

7,561,150

3.1

Chi phí lập dự án

1,240,147

124,015

1,364,161

3.2

Chi phí thiết kế bản vẽ thi công

113,899

11,390

125,289

3.3

Chi phí thẩm tra thiết kế

315,466

31,547

347,012

3.4

Chi phí thẩm tra dự toán

267,160

26,716

293,876

3.5

Chi phí lập HSMT xây lắp

329,327

32,933

362,260

3.6

Chi phí giám sát thi công xây lắp

4,482,774

448,277

4,931,052

3.7

Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

125,000

12,500

137,500

IV.

Chi phí khác

2,802,980

280,298

3,088,988

4.1

Chi phí bảo hiểm xây dựng=GXL*0,5%

947,374

94,737

1,042,112

4.2

Chi phí kiểm toán

968,565

96,856

1,065,421

4.3

Chi phí thẩm tra phê duyệt quyết toán

887,041

88,704

975,745

4.4

Chi phí thẩm tra tính khả thi của dự án

5,190

519

5,709

V.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

20,304,546

2,030,455

22,349,321

VI

Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (tiền mua đất)

45,500,000

4,550,000

50,050,000

VII

Vốn lưu động

 

 

2,000,000

VIII

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

268,850,005

26,885,000

297,892,535

 

Làm Tròn

 

 

297,893,000

6. Chi phí duy tu bảo dưỡng, vận hành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, các chi phí liên quan khác; phương thức quản lý, khai thác sử dụng sau khi đi vào hoạt động.

a) Chi phí duy tu bảo dưỡng, vận hành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

I

Chi phí duy tu bảo dưỡng, vận hành hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật

15,000,000

1,500,000

16,500,000

II

Chi phí vận hành giám sát hệ thống xử lý nước thải

360,000

36,000

396,000

 

Tổng cộng

 

 

16,896,000

b) Nguyên tắc quản lý đối với CCN

- Về tổ chức quản lý nhà nước đối với các Cụm Công nghiệp được thực hiện theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ Về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp; Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thương về quy định thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý Cụm Công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ – TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ;

- Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển cụm công nghiệp bao gồm: Qui hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, qui hoạch bố trí ngành nghề, tham gia phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài cụm công nghiệp và khu dân cư phục vụ cho nhân dân lao động tại cụm công nghiệp.

- Đôn đốc, kiểm tra xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài Cụm Công nghiệp liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng qui hoạch và tiến độ được duyệt.

- Hỗ trợ vận động đầu tư vào Cụm Công nghiệp, xây dựng cơ chế chính sách quản lý, cũng như xây dựng những ưu đãi đầu tư.

- Tiếp nhận đơn xin đầu tư kèm theo dự án đầu tư, tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án trong và ngoài nước theo ủy quyền.

- Quản lý hoạt động dịch vụ trong Cụm Công nghiệp.

c) Quản lý kinh doanh khai thác hạ tầng cụm công nghiệp.

- Sau khi dự án xây dựng hạ tầng Cụm Công nghiệp Đông Hà được phê duyệt, Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm thực hiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh doanh tại Cụm công nghiệp này bằng cách cho thuê lại đất thương phẩm và thu các phí dịch vụ khác. Cụ thể như sau:

- Xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch thiết kế và tiến độ.

- Duy tu bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng trong suốt thời gian hoạt động của Cụm Công nghiệp

- Bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi sinh, môi trường.

- Vận động thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Cụm Công nghiệp trên cơ sở qui hoạch phát triển chi tiết đã được duyệt

- Cho các doanh nghiệp Cụm Công nghiệp thuê đất và thu phí sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật Cụm Công nghiệp trên cơ sở hợp đồng theo quy định của tỉnh và của Nhà nước, thực hiện việc thu nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.

- Kinh doanh các dịch vụ trong Cụm Công nghiệp phù hợp với quyết định chấp thuận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ công ty.

- Thu phí sử dụng hạ tầng đối với các đơn vị thuê lại đất trong Cụm Công nghiệp

- Hợp đồng thu tiền điện, nước, xử lý chất thải, nước thải và các dịch vụ khác đối với các đơn vị thuê lại đất trong Cụm Công nghiệp.

- Trực tiếp quản lý điều hành và phối hợp điều hành với các cơ quan chức năng quản lý Cụm Công nghiệp như : Hải quan, thuế vụ, công an, PCCC, quản lý lao động…

7. Đánh giá hiện trạng môi trường, công tác quản lý môi trường, khả năng tiếp nhận chất thải xung quanh khu vực dự kiến thành lập cụm công nghiệp; dự báo những nguồn thải, tác động môi trường của các ngành, nghề dự kiến thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp và phương án quản lý môi trường.

- Việc hình thành cụm công nghiệp ĐÔNG HÀ tỉnh Bình Thuận mang đến tiềm lực về phát triển kinh tế, góp phần tăng trưởng mạnh về phát triển các ngành công nghiệp, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân tại khu vực xã Đông Hà huyện Đức Linh và những khu vực lân cận khác. Tuy nhiên, việc hình thành, xây dựng và quá trình Dự án hoạt động với đa ngành nghề khác nhau, sử dụng các loại nguyên nhiên liệu khác nhau, đồng thời tập trung nguồn lực lao động lớn sẽ gây ra các tác động đến môi trường. Những tác động này gây nên xáo trộn các yếu tố môi trường, thay đổi cảnh quan và đối tượng cuối chịu ảnh hưởng là sức khoẻ cộng đồng và tài nguyên thiên nhiên.

- Các công đoạn triển khai thực hiện dự án có thể được phân chia thành 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Chuẩn bị mặt bằng bao gồm:

+ Phát quang, thu dọn sinh khối;

+ San lấp mặt bằng.

Giai đoạn 2: Xây dựng cơ sở hạ tầng:

+ Hệ thống đường giao thông;

+ Hệ thống cung cấp điện;

+ Hệ thống cấp nước;

+ Hệ thống thoát nước mưa và nước thải;

+ Trạm xử lý nước thải tập trung giai đoạn 1 công suất 1.000 m3/ngày đêm;

+ Trồng cây xanh toàn cụm công nghiệp;

+ Các công trình công cộng: khu hành chính và dịch vụ gồm: văn phòng ban quản lý cụm công nghiệp, khu nhà xe và văn phòng dịch vụ.

Giai đoạn 3: Giai đoạn đi vào khai thác và vận hành, bao gồm:

+ Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp;

+ Hoạt động của khu hành chính, dịch vụ của CCN.

Công tác đánh giá tác động do các hoạt động của dự án cũng sẽ chia ra làm hai phần chính liên quan đến quá trình triển khai và hoạt động của dự án.

Bảng Phân tích nguồn gây tác động và đối tượng bị tác động môi trường 

TT

Công việc

Các vấn đề

Tác động tiềm tàng

I

Chuẩn bị mặt bằng và xây dựng

1

Phát quang, thu dọn sinh khối và san lấp mặt bằng

- Dò phá bom mìn không triệt để.

- Làm sạch bề mặt không triệt để.

- Ngập úng tạm thời.

- Vật liệu san nền.

- Bụi khuếch tán từ quá trình san nền.

- Bụi và khí thải của các phương tiện giao thông.

- Tiếng ồn từ các trang thiết bị, máy móc thi công.

- Nước thải sinh hoạt.

- CTR sinh hoạt.

- Chất thải xây dựng.

- Dầu mỡ thải, CTNH.

- Ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh.

- Ô nhiễm nguồn nước mặt.

- Ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm.

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và sinh hoạt của dân cư xung quanh.

- Thiệt hại về người và tài sản.

2

Xây dựng hạ tầng cơ sở

- Khí thải và bụi của các phương tiện giao thông

- Tiếng ồn từ thiết bị, máy móc xây dựng

- Nước thải sinh hoạt

- CTR sinh hoạt

- Chất thải xây dựng

- Dầu mỡ thải, CTNH

- Mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương

- Tai nạn lao động

- Ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh

- Ô nhiễm nguồn nước mặt

- Ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và sinh hoạt của dân cư xung quanh

 

II

Khai thác và vận hành

1

Hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp

- Khí thải và bụi

- Tiếng ồn, độ rung từ máy móc thiết bị

- Nước thải sản xuất và sinh hoạt

- CTR sản xuất và sinh hoạt

- CTNH

- Ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh

- Ô nhiễm nguồn nước mặt

- Ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và sinh hoạt của dân cư xung quanh

2

Hoạt động của khu hành chính, dịch vụ và của CCN

- Nước thải sinh hoạt

- CTR sinh hoạt

- CTNH

- Ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh

- Ô nhiễm nguồn nước mặt

- Ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và sinh hoạt của dân cư xung quanh

3

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

- Sự cố ngừng hoạt động

- Các tác nhân truyền bệnh trung gian

 

- Ô nhiễm môi trường không khí khu vực dự án và xung quanh

- Ô nhiễm nguồn nước mặt

- Ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm

- Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

- Ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và sinh hoạt của dân cư xung quanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án

Hoạt động

Tác động

Biện pháp giảm thiểu

Giai đoạn chuẩn bị

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ giai đoạn san lấp

 

Bụi,  nhiệt độ, bức xạ nhiệt

a. Sử dụng bạt che kín các thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng khi di chuyển trên đường giao thông

b. Khi vật liệu bị rơi đổ xuống đường do gặp sự cố không mong muốn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phối hợp với nhau trong việc giám sát khắc phục sự cố vật liệu xây dựng rơi vãi xuống đường giao thông trong quá trình vận chuyển, đảm bão thu dọn sạch vật liệu rơi vãi và vệ sinh đường, chuyển cho đơn vị thu gom có chức năng các vật liệu rơi vãi không sử dụng được

Hoạt động san lấp mặt bằng

Bụi, tiếng ồn, bức xạ nhiệt

a. San lấp từ trên cao xuống thấp

b. Thực hiện dựng tường hạn chế bụi phát sinh ra bên ngoài dự án

Bồi lắng dòng nước

a Xây hệ thống thoát nước mưa

b Tập kết nguyên liệu cách xa rãnh thoát nước

Chất thải sinh hoạt

a. Sử dụng nhà vệ sinh di động

b. Đặt thùng rác xung quanh khu vực dự án

Bồi lắng dòng nước

a. Xây hệ thống thoát nước mưa

b. Tập kết nguyên liệu cách xa rãnh thoát nước

Giai đoạn xây dựng

Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc phục vụ xây dựng dự án, vận chuyển xà bần, chất thải

 

Bụi,  nhiệt độ, bức xạ nhiệt

a. Sử dụng bạt che kín các thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng khi di chuyển trên đường giao thông

b. Khi vật liệu bị  rơi đổ xuống đường do gặp sự cố không mong muốn, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ phối hợp với nhau trong việc giám sát khắc phục sự cố vật liệu xây dựng rơi vãi xuống đường giao thông trong quá trình vận chuyển, đảm bảo thu dọn sạch vật liệu rơi vãi và vệ sinh đường, chuyển cho đơn vị thu gom có chức năng các vật liệu rơi vãi không sử dụng được

c. Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân

Khí thải (CO, Sox, Nox, THC…;)

a. Lựa chọn điểm cung cấp VLXD gần khu vực dự án

b. Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc xe thường xuyên.

Tiếng ồn

a. Bố trí giờ vận chuyển hợp lý

Tăng nguy cơ ùn tắc giao thông

 a. Bố trí giờ vận chuyển việc hợp lý

b. Lựa chọn điểm cung cấp VLXD gần khu vực dự án

Hoạt động tập kết, lưu trữ, bảo quản nhiên nguyên vật liệu

Bụi

Che chắn các khu vực chứa vật liệu, nhất là khu vực chứa xi măng, cát, đá

Xây dựng cơ sở hạ tầng: hệ thống xử lý chất thải, đường nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, nước thải…

Bụi

a. Thường xuyên quét dọn, phun nước bề mặt

b. Áp dụng các biện pháp thi công phù hợp, cơ giới hóa các thao tác trong quá trình thi công

c. Không để chất thải rắn bừa bãi

d. Dọn dẹp công trường vào cuối ngày

Tiếng ồn, rung động

 a. Trang bị bảo hộ cho công nhân

Hoạt động lưu trú của công nhân tại công trường (ước tính khoảng 200 người làm việc trong một ngày).

 

Nước thải

 a. Sử dụng nhà vệ sinh di động

Rác thải sinh hoạt;

 

a. Đặt các thùng rác ở những nơi phù hợp

b. Chuyển cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý đúng quy định

Gây mất trật tự trị an do tập trung công nhân

a. Đề ra nội quy nghiêm ngặt cho công nhân về giờ giấc làm việc và chế độ nghỉ ngơi, giải trí

b. Chủ trương sử dụng lao động địa phương

 Nước mưa chảy tràn

a. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tạm thời

Sự cố môi trường trong giai đoạn xây dựng

Tai nạn lao động

a. Thành lập ban an toàn lao động công trường

b. Phổ biến nội quy công trường cho công nhân

Sự cố cháy nổ

a. Áp dụng các tiêu chuẩn về phòng cháy khi thiết kế các công trình tạm

b. Xây dựng và ban hành nội quy phòng cháy, chữa cháy, lắp đặt các biền báo hiệu.

c. Trang bị các phương tiện chữa cháy

d. Tổ chức kiểm tra, giám sát

Giai đoạn hoạt động

Phương tiện giao thông ra vào CCN

Khí thải, Bụi, Tiếng ồn

a. Bê tông hóa các tuyến đường và sân bãi khu vực dự án

b. Xe ra vào yêu cầu đi với tốc độ chậm, hạn chế bóp còi. Xe máy tắt máy dẫn bộ

c. Trồng cây xanh

Hoạt động của các nhà máy

- Khí thải từ:

- Dây chuyền công nghệ

- Đốt nhiên liệu

- Phương tiện vận chuyển

- Hệ thống thoát nước, trạm XLNT tập trung

a. Sử dụng các thiết bị chuyên dùng

b. Dùng các công nghệ sạch

c. Nâng cao ống khói phát tán

d. Trồng cây xanh

Ồn, rung

a. Lắp đệm chống rung bằng cao su

b. Cách âm phòng đặt thiết bị

c. Trang bị nút bịt tai, phân bổ ca làm việc hợp lý

d. Bảo dưỡng định kỳ

Nước mưa chảy tràn; Nước thải sinh hoạt; Nước thải sản xuất

a. Lập hồ sơ xin cấp phép xả thải

b. Tách dầu mỡ khỏi nước mưa chảy tràn, nước thải từ nhà bếp

c. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất

d. Xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại

e. Xây dựng trạm XLNT tập trung

- Chất thải rắn sản xuất không nguy hại; Chất thải rắn nguy hại

a. Bố trí các thùng chứa rác hợp vệ sinh trước cổng tại trước các nhà máy trong CCN

b. Tổ chức dịch vụ thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp theo quy định

c. Hợp đồng thu gom Đội Dịch vụ Công ích địa phương

d. Đặt các thùng chứa tại vị trí thích hợp trong từng nhà máy và khuôn viên CCN

e. Quy định lệ phí thu gom

f. Phân loại, dán nhãn CTNH

An toàn lao động

a. Tuân thủ các quy định về môi trường làm việc và ATLĐ đối với từng ngành nghề cụ thể

Hoạt động của các nhà máy

- Cháy nổ

a. Thành lập đội cứu hỏa

b. Trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ, báo cháy và chữa cháy tự động, chuyên dụng

c. Cấm hút thuốc trong khu vực chứa nguyên nhiên liệu

d. Lắp đặt hệ thống chống sét, thu sét, thu tĩnh điện tích tụ

Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải của Khu XLNTTT

Bùn thải

a. Lưu trữ trong bể chứa bùn

b. Ký hợp đồng với đơn vị chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý

Nước mưa chảy tràn

a. Xây dựng hệ thống thoát nước mưa

Mùi phát sinh từ bãi rác, nhà chứa chất thải, nhà vệ sinh và một số nguồn khác

a. Yêu cầu nhân viên giữ vệ sinh chung

b. Các chất thải dễ phân hủy gây mùi thu gom thường xuyên

c. Hệ thống thoát nước có nắp đậy, thường xuyên nạo vét hố ga

 

8. Phân tích, đánh giá sơ bộ hiệu quả về kinh tế, xã hội của cụm công nghiệp; các giải pháp tổ chức thực hiện.  

Các thông số giả định trên dùng để tính toán hiệu quả kinh tế của dự án trên cơ sở tính toán của các dự án đã triển khai, các văn bản liên quan đến giá bán, các tài liệu cung cấp từ Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

Ø Thời gian tính toán:

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, bắt đầu từ 10/2018. Thời gian vận hành dự án tính là 50 năm bắt đầu từ tháng 10 năm 2018.

Ø Cơ cấu vốn, tỷ giá:

- Vốn chủ sở hữu 30%,

- Vốn vay 70%;

Ø Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh:

- Chi phí nguyên vật liệu đầu vào;

- Chi phí lương cơ hữu cố định và lương thời vụ theo tổng doanh thu;

- Chi nguyên liệu đầu vào;

- Chi bảo hiểm;

- Chi bảo trì, sửa chữa; chi bảo hiểm tài sản: tỷ lệ theo tổng giá trị tài sản còn lại;

- Chi điện, nước; quảng cáo, bán hàng và các chi phí khác: tỷ lệ theo tổng doanh thu;

- Chi phí khấu hao vận dụng theo Thông tư số 45/2013/BTC; thời gian khấu hao xây lắp 30 năm, thiết bị 10 năm; hình thành tài sản 20 năm. Thiết bị hết khấu hao được đầu tư mới 100%.

Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án - Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp Đông Hà

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

Ghi chú

1

Tổng đầu tư có VAT (1.000 đồng)

297,893,000

 

2

Hệ số chiết khấu r (WACC)

9.74%

 

3

Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng)

27.258.000

 

4

Suất thu lợi nội tại IRR

12.58%

 

5

Thời gian hoàn vốn PP: Có chiết khấu

5 năm 2 tháng

 

6

Không chiết khấu

6 năm 8 tháng

 

 

Kết luận

Dự án hiệu quả

 

Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội

- Dự án Xây dựng Cụm công nghiệp Đông Hà có nhiều tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực tỉnh. Nhà nước/ địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế Thu nhập doanh nghiệp. Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động và thu nhập cho Chủ đầu tư;    

- Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực chăn sóc sức khỏe, dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh. Thêm vào đó, dự án còn đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà Nước và giải quyết một lượng lớn lực lượng lao động cho tỉnh. Tạo việc làm thường xuyên cho trên 100 lao động trong tỉnh, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của một bộ phận nhân dân trong vùng dự án. Tạo ra diện mạo mới, thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển, góp phần ổn định an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trong vùng dự án nhằm từng bước góp phần đưa kinh tế phát triển.

 Đề xuất, kiến nghị

a) Kết luận

- Dự án Cụm công nghiệp Đông Hà phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, Dự án hoàn thành sẽ tạo công ăn việc làm cho người lao động địa phương, tăng thu nhập cho ngân sách tỉnh thông qua hoạt động đầu tư và kinh doanh dự án, Chủ đầu tư có nhiều ý tưởng để hướng đến xây dựng một dự án có tầm vóc quốc tế và điểm nhấn góp phần tạo nên nét mới cho các khu, cụm công nghiệp, và tạo ra một giá trị vô hình thu hút đầu tư về mọi lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội đồng thời là địa chỉ, thương hiệu và niềm tự hào trong đời sống của huyện Đức Linh nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung. Địa điểm xây dựng dự án có nhiều hội tụ về cảnh quan và ưu thế khá tốt, tuy nhiên những khó khăn thách thức nhất là điều kiện hạ tầng giao thông, điện nước đối với nhà đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện và đi vào hoạt động dự án.

- Dự án đầu tư thu hút được vốn đầu tư lớn từ nguồn lực ngoài ngân sách địa phương, mang lại cho tỉnh Cụm công nghiệp góp phần vào mục tiêu phát triển của tỉnh. Việc thực hiện đầu tư Dự án Xây dựng Cụm công nghiệp Đông Hà góp phần vào việc phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bình Thuận, cũng như khu vực. Báo cáo thuyết minh dự án Xây dựng Cụm công nghiệp là cơ sở để Công ty TNHH Khu công nghiệp Đông Hà triển khai các nguồn lực để phát triển.

b) Kiến nghị Báo cáo đầu tư thành lập cụm công nghiệp Đông Hà

- Do dự án được đầu tư ở khu vực khó khăn và trở ngại, lợi thế về hệ số an toàn không cao, do sự biến động không lường của thị trường, cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển nên đề nghị hưởng các ưu đãi đầu tư: được miễn, giảm theo Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh.

- Liên quan đến kinh phí chi trả tiền sử dụng đất: Để hoạch định nguồn lực thực hiện một trong hai hình thức nộp tiền sử dụng đất giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm theo điều 108 Luật Đất đai quy định. Kính đề nghị UBND tỉnh và các phòng, ban ngành chức năng giúp doanh nghiệp về các nội dung:

+ Mức giá tiền giao đất có thu tiền sử dụng đất dự án.

+ Mức giá và tỷ trọng % giá tiền thuê đất hàng năm.

+ Chính sách miễn giảm chi tiết, cụ thể về tiền thuê đất dự án

- Xin được hỗ trợ các thủ tục hành chính thuê đất, thủ tục đầu tư để sớm triển khai dự án. Xin được miễn, giảm nộp tiền sử dụng đất khu vực đất;

- Xây dựng hệ thống điện, miễn giảm thuế nhập các trang thiết bị phục vụ cho xây dựng cũng như hoạt động kinh doanh.

- Được ưu đãi trong vay vốn đầu tư, miễn giảm thuế doanh thu, lợi tức trong thời gian đầu kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đầu tư cho chủ đầu tư tiến hành đầu tư xây dựng.

- Đề nghị UBND tỉnh và các cơ quan có chức năng hỗ trợ cho ý kiến về các chính sách ưu đãi đầu tư, cụ thể về các lĩnh vực:

+ Đất giao thông, sân bãi, HTKT: Giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất.

+ Giá và chính sách miễn giảm tiền thuê đất, mặt nước...

+ Ưu đãi Thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện nhập khẩu; ưu đãi về thuế; Khấu hao Tài sản Cố định …

Dự án đầu tư xây dựng Cụm công nghiệp Đông Hà nhằm kích thích và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng dịch vụ như bước cụ thể hoá chiến lược phát triển của Công ty, nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và kích cầu nội địa. Do vậy cần được các cấp quan tâm, xem xét để dự án sớm đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động.

UBND Tỉnh Bình Thuận, xem xét chấp thuận Chủ trương đầu tư dự án để Chủ đầu tư có cơ sở thực hiện các thủ tục tiếp theo theo quy định.

 

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha