BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

  • Mã SP:ĐTM BVN
  • Giá gốc:200,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

TÓM TẮT.. 1

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 1

MỞ ĐẦU.. 11

1... XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN.. 11

2... CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 11

3... PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM... 13

4... TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM... 14

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN.. 16

1.1 TÊN DỰ ÁN.. 16

1.2 CHỦ DỰ ÁN.. 16

1.3 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN.. 16

1.3.1 Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng chung của toàn bệnh viện............................................ 17

1.3.2 Đánh giá hiện trạng khu vực xây dựng án và phương án giải phóng mặt bằng. 19

1.4 NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN.. 20

1.4.1 Mục tiêu của Dự án. 20

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục xây dựng Dự án. 21

1.4.2.1    Giải pháp kiến trúc. 21

1.4.2.3    Phương án tổ chức hình khối công trình. 22

1.4.2.4    Phương án thiết kế mặt bằng: 22

1.4.2.5    Phương án tổ chức mặt đứng. 22

1.4.2.6    Các hạng mục xây dựng mới của Khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và điều trị trong ngày của bệnh viện Nhi Đồng 2. 23

1.4.3 Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của Dự án. 28

1.4.4 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 30

1.4.4.1    Hệ thống giao thông. 30

1.4.4.2    Hệ thống cấp nước. 31

1.4.4.3    Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và nước mưa tổng thể. 32

1.4.4.4    Mạng lưới thu gom nước thải 33

1.4.4.5    Hệ thống cấp nước chữa cháy. 34

1.4.4.6    Hệ thống cấp điện. 34

1.4.4.7    Hệ thống nối đất và chống sét 35

1.4.4.8    Hệ thống báo cháy tự động. 35

1.4.4.9    Hệ thống camera quan sát 36

1.4.4.10    Hệ thống âm thanh thông báo. 36

1.4.4.11    Hệ thống phát số tự động. 37

1.4.4.12    Hệ thống điều hòa không khí 37

1.4.4.13    Hệ thống thông gió. 37

1.4.4.14    Hệ thống khí y tế. 38

1.4.4.15    Hệ thống chuyển mẫu tự động. 38

1.4.4.16    Hệ thống điện thoại,  gọi y tá. 38

1.4.5 Tiến độ thực hiện. 39

1.4.6 Tổng mức vốn đầu tư. 39

1.4.7 Tổ chức quản lý và thực hiện: 39

CHƯƠNG 2.   ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI. 41

2.1 ĐIỂU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.. 41

2.1.1 Điều kiện địa hình - địa chất 41

2.1.1.1    Đặc điểm địa hình. 41

2.1.1.2    Địa chất công trình. 41

2.1.2 Điều kiện khí tượng. 43

2.1.2.1    Nhiệt độ. 43

2.1.2.2    Độ ẩm.. 43

2.1.2.3    Chế độ mưa. 44

2.1.2.4    Chế độ gió. 45

2.1.2.5    Nắng. 45

2.1.2.6    Độ bốc hơi trung bình. 45

2.1.2.7    Các hiện tượng khí hậu bất thường. 46

2.1.3 Chế độ thủy văn của khu vực Dự án. 46

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý. 46

2.1.4.1    Hiện trạng môi trường nước. 47

2.1.4.2    Hiện trạng môi trường không khí 47

2.2 ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI. 48

2.2.1 Lĩnh vực kinh tế. 48

2.2.2 Công tác vệ sinh môi trường, PCCC và vệ sinh an toàn thực phẩm.. 49

2.2.3 Hoạt động văn hóa - Thể dục - Thể thao. 49

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG.. 51

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG.. 51

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án. 51

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng. 53

3.1.2.1    Đối tượng chịu tác động và quy mô chịu tác động. 53

3.1.2.2    Tác động môi trường do bụi 55

3.1.2.3    Tác động môi trường do khói thải 57

3.1.2.4    Tác động môi trường do tiếng ồn. 58

3.1.2.5    Tác động môi trường do rung động. 61

3.1.2.6    Tác động môi trường do nhiệt 63

3.1.2.7    Tác động môi trường do nước mưa chảy tràn và nước thải 63

3.1.2.8    Tác động môi trường do rác thải 64

3.1.2.9    Tác động đến điều kiện kinh tế - xã hội trong khu vực. 65

3.1.2.9.1 Tác động đến hoạt động giao thông trong khu vực. 65

3.1.2.9.2 Việc tập trung công nhân. 65

3.1.2.9.3 Tác động đến các công trình kiến trúc quanh khu vực xây dựng mới khoa khám bệnh của bệnh viện.......................................................................................................... 65

3.1.2.9.4 Tai nạn lao động. 65

3.1.2.9.5 Tác động môi trường do sự cố môi trường. 66

3.1.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động. 66

3.1.3.1    Tác động môi trường do nước thải 68

3.1.3.1.1 Nước mưa. 68

3.1.3.1.2 Nước thải của Dự án. 68

3.1.3.2    Tác động môi trường do bụi, khí thải, mùi 69

3.1.3.2.1 Nguồn phát sinh tia phóng xạ và hơi chất hóa học. 69

3.1.3.2.2 Khói thải từ các phương tiện vận chuyển. 70

3.1.3.2.3 Khí thải từ máy phát điện. 71

3.1.3.2.4 Phát tán sol khí từ hệ thống xử lý nước thải 73

3.1.3.2.5 Mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện. 73

3.1.3.3    Đánh giá tác động khu lây nhiễm và nguy cơ lây nhiễm chéo trong bệnh viện. 74

3.1.3.4    Tác động của khu chụp X-Quang. 76

3.1.3.4.1 Các ảnh hưởng từ phòng chụp X-Quang: 76

3.1.3.4.2 Nước thải từ công đoạn tráng rửa phim X – Quang. 77

3.1.3.5    Tác động môi trường do tiếng ồn. 78

3.1.3.6    Tác động môi trường do chất thải y tế. 79

3.1.3.7    Tác động  môi trường do chất thải rắn thông thường. 81

3.1.3.8    Tác động  môi trường do chất thải rắn nguy hại 81

3.1.3.8.1 Chất thải lây nhiễm.. 81

3.1.3.8.2 Chất thải nhiễm khuẩn. 81

3.1.3.8.3 Chất thải hoá học nguy hại 82

3.1.3.8.4 Ảnh hưởng của vật sắc nhọn. 82

3.1.3.8.5 Chất thải phóng xạ. 82

3.1.3.8.6 Bình chứa áp suất 82

3.1.3.9    Các sự cố môi trường có thể phát sinh. 82

3.1.3.9.1 Khả năng cháy nổ. 83

3.1.3.9.2 Tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp. 83

3.1.3.10  Các tác động tổng hợp lên điều kiện kinh tế - xã hội khu vực. 83

3.1.3.10.1 Tác động đến kinh tế xã hội 83

3.1.3.10.2 Tác động đến giao thông vận tải trong khu vực. 84

3.2 ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG.. 84

3.2.1 Liệt kê các phương pháp ĐTM... 84

3.2.2 Đánh giá độ tin cậy các phương pháp ĐTM... 84

CHƯƠNG 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 85

4.1 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU DO DỰ ÁN GÂY RA      85

4.1.1 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn chuẩn bị 85

4.1.2 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng. 85

4.1.2.1    Các biên pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí do bụi, khói thải, tiếng ồn      85

4.1.2.2    Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước. 86

4.1.2.3    Các biện pháp quản lý chất thải rắn. 86

4.1.2.4    Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm lên môi trường đất 87

4.1.2.5    Giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông trong khu vực. 87

4.1.2.6    Giảm thiểu các vấn đề xã hội liên quan đến mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương  87

4.1.2.7    Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động cho công nhân. 88

4.1.2.8    Các biện pháp phòng ngừa tai nạn điện. 88

4.1.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động. 89

4.1.3.1    Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải 89

Nước mưa chảy tràn. 89

Nước thải sinh hoạt 89

Nước thải y tế. 91

Đường ống thu gom và trạm xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện. 91

4.1.3.2    Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do khí thải, mùi 93

4.1.3.3    Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do tiếng ồn. 97

4.1.3.4    Các biện pháp quản lý chất thải rắn. 98

4.1.3.5    Kiểm soát nhiễm khuẩn ở các khoa lâm sàng. 106

4.1.3.6    Thực hiện an toàn bức xạ. 107

4.1.3.7    Các biện pháp an toàn lao động trong giai đoạn hoạt động. 109

4.1.3.8    Giảm thiểu tác động đến hệ thống giao thông. 110

4.2 CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 110

4.2.1 Trong giai đoạn xây dựng. 110

4.2.1.1    Các biện pháp giảm thiểu sự cố cháy nổ. 110

4.2.2.1    Sự cố đối với nhà máy xử lý nước thải của Bệnh viện. 111

4.2.2.2    Phòng chống cháy nổ. 112

4.2.2.3    Giảm thiểu nguy cơ lây chéo trong bệnh viện. 113

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM  SÁT MÔI TRƯỜNG.. 116

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.. 116

5.1.1 Chương trình quản lý môi trường. 116

5.1.2 Tổ chức và nhân sự cho quản lý môi trường. 119

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 120

5.2.1 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng. 120

5.2.2 Chương trình giám sát môi trường trong giai đoạn hoạt động. 120

5.2.2.1    Giám sát môi trường không khí 120

5.2.2.2    Giám sát môi trường nuớc. 121

5.2.2.3    Giám sát chất thải rắn thông thường. 121

5.2.2.4    Giám sát chất thải rắn y tế nguy hại 121

5.2.2.5    Giám sát chất thải nguy hại 121

CHƯƠNG 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG.. 123

6.1 Ý KIẾN CỦA UBND PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN 1. 123

6.2. Ý KIẾN CỦA UBMTTQ PHƯỜNG BẾN NGHÉ QUẬN 1. 124

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT.. 125

1... KẾT LUẬN.. 125

2... KIẾN NGHỊ. 125

3. CAM KẾT. 125

3.1   Cam kết thực hiện chương trình quản lý môi trường. 126

3.2   Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường. 127

3.3   Cam kết khác. 128

PHẦN PHỤ LỤC.. 129

PHỤ LỤC 1.    Các văn bản liên quan. 129

PHỤ LỤC 2.    Các thiết bị lấy mẫu và phương pháp phân tích mẫu không khí khu vực Dự án. 130

PHỤ LỤC 3.    Phụ lục Hình ảnh. 131

 


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

A                ATGT                                An toàn giao thông

B                B GTVT                            Bộ Giao thông Vận tải

                   B KHCN                           Bộ Khoa học công nghệ

                   BOD                                  Nhu cầu oxy hóa

                   BOT                                   Xây dựng, kinh doanh, chuyển giao

                   BTCT                                 Bê tông cốt thép

                   B TN&MT                         Bộ Tài nguyên và Môi trường

                   BTTN                                Bảo tồn thiên nhiên

                   BVMT                               Bảo vệ môi trường

                   BXD                                  Bộ Xây dựng

C                CLMT                                Chất lượng môi trường

                   CLN                                  Chất lượng nước

                   COD                                  Nhu cầu oxy hóa học

                   CP                                      Chính phủ

                   CPU                                   Đơn vị xe quy đổi

                   CT                                      Công trình

D                DA                                     Dự án

                   DAĐT                               Dự án đầu tư

Đ                ĐCTV                                Địa chất thủy văn

                   ĐCCT                                Địa chất công trình

                   ĐTM                                  Đánh giá tác động môi trường

                   ĐTXD                               Đầu tư xây dựng

G                GDP                                  Tổng sản phẩm Quốc nội

                   GHCP                                Giới hạn cho phép

                   GPMB                               Giải phóng mặt bằng

                   GTVT                                Giao thông vận tải

H                HLBV                               Hành lang bảo vệ

                   HST                                   Hệ sinh thái

K                KBTTN                             Khu bảo tồn tự nhiên

                   KCN                                  Khu công nghiệp

                   KHGPMB và TĐC           Kế hoạch giải phóng mặt bằng và tái định cư

                   KHHĐTĐC                       Kế hoạch hành động tái định cư

                   KHQLCT                          Kế hoạch quản lý chất thải

                   KHQLMT                         Kế hoạch quản lý môi trường

                   KHTN                               Khoa học tự nhiên

                   KHKT                               Khoa học kỹ thuật

                   KK                                     Không khí

                   KLN                                  Kim loại nặng

                   KTTV                                Khí tượng thủy văn

                   KT-XH                              Kinh tế - xã hội

 

M                Monitoring                         Quan trắc

                   MTTQ                                Mặt trận tổ quốc

                   MT                                     Môi trường

N                NCKT                                Nghiên cứu khả thi

                   NDĐ                                  Nước dưới đất

                   NĐ                                     Nghị định

                   nnk.                                    những người khác

                   NXB                                  Nhà xuất bản

Q                QCVN                               Quy chuẩn Việt Nam

                   QĐ                                     Quyết định

                   QL                                     Quốc lộ

                   QLDA ĐTXD                   Quản lý dự án đầu tư xây dựng

                   QLMT                               Quản lý môi trường

S                 Sở TN&MT                       Sở Tài nguyên và Môi trường

T                 TCKT                                Tiêu chuẩn kỹ thuật

                   TCN                                   Tiêu chuẩn ngành

                   TCVN                                Tiêu chuẩn Việt Nam

                   TĐC                                   Tái định cư

                   TP                                      Thành phố

                   TS                                      Tổng chất rắn

                   TSP                                    Bụi tổng số

                   TSS                                    Tổng chất rắn lơ lửng

                   TT                                      Thông tư

                   TVGSTC                           Tư vấn giám sát thi công

                   TVGS                                Tư vấn giám sát

U                UBND                               Ủy ban nhân dân

                   UBMTTQ                          Ủy ban Mặt trận Tổ quốc 

                   USA                                  Hợp chủng quốc Hoa Kỳ

V                VOC                                  Chất hữu cơ bay hơi

                   VND                                  Việt Nam đồng

W                WHO                                 Tổ chức y tế thế giới

 


 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hạng mục công trình hiện hữu của bệnh viện. 18

Bảng 1.2 Các hạng mục xây dựng mới của Dự án. 23

Bảng 1.3 Độ đầy ống thoát nước. 33

Bảng 1.4 Vận tốc dòng chảy trong ống. 34

Bảng 1.5 Chi phí của Dự án. 39

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng của Tp.HCM từ năm 2008-2010. 43

Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình tháng của Tp.HCM (2008-2010) 44

Bảng 2.3 Lượng mưa trung bình tháng của Tp.HCM từ năm 2008 - 2010. 44

Bảng 2.4 Tổng số giờ nắng trong tháng của Tp.HCM từ năm 2008 - 2010. 45

Bảng 2.5 Lượng bốc hơi tháng của Tp.Hồ Chí Minh từ năm 2008-2010. 46

Bảng 2.6 Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm tại khu vực Dự án. 47

Bảng 2.7 Kết quả phân tích chất lượng không khí tại khu vực dự án. 48

Bảng 3.1 Hệ số ô nhiễm do hoạt động san lấp mặt bằng. 53

Bảng 3.2 Đối tượng, qui mô bị tác động. 54

Bảng 3.3 Ước tính tải lượng bụi phát sinh trong quá trình xây dựng. 57

Bảng 3.4 Tải lượng ô nhiễm do khói thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng. 58

Bảng 3.5 Hệ số ô nhiễm trong khói hàn phụ thuộc vào đường kính que hàn. 58

Bảng 3.6 Mức ồn của các thiết bị cơ giới công trình. 59

Bảng 3.7 Bảng tra cứu mức rung của máy móc và thiết bị thi công. 62

Bảng 3.8 Mức rung gây phá hoại các công trình. 62

Bảng 3.9 Tiêu chí đánh giá tác động của rung. 63

Bảng 3.10 Đối tượng, qui mô bị tác động trong quá trình hoạt động của Bệnh viện. 67

Bảng 3.11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn. 68

Bảng 3.12 Thành phần và tính chất của nước thải bệnh viện. 69

Bảng 3.13 Hệ số ô nhiễm trong nhiên liệu dùng cho 01 xe máy. 70

Bảng 3.14 Tải lượng ô nhiễm do xe máy hoạt động vào giờ cao điểm. 70

Bảng 3.15 Hệ số ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO.. 71

Bảng 3.16 Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO.. 72

Bảng 3.17 Ước tính nồng độ các chất ô nhiễm không khí do đốt dầu DO chạy máy phát điện. 73

Bảng 3.18 Hàm lượng vi khuẩn phát tán từ Hệ thống xử lý nước thải tập trung  (vi khuẩn/m3 không khí) 73

Bảng 3.19 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 74

Bảng 3.20 Thứ tự ưu tiên xử lý các nguồn có khả năng lây nhiễm do hoạt động trong bệnh viện. 76

Bảng 3.21 Thành phần, tính chất nước thải tổng hợp từ quá trình tráng rửa phim X – Quang. 77

Bảng 3.22 Thành phần, tính chất nước thải tráng phim X – Quang tại bệnh viện Chợ Rẫy. 78

Bảng 3.23 Mức ồn của các thiết bị chính của bệnh viện. 79

Bảng 3.24 Mức ồn của các loại xe cơ giới 79

Bảng 3.25 Thành phần chất thải rắn Y tế. 80

Bảng 3.26 Hệ số phát sinh chất y tế tại Việt Nam.. 80

Bảng 3.27 Một số loại bệnh có nguy cơ lây nhiễm từ chất thải y tế. 81

Bảng 3.28 Tỉ lệ nguy cơ nhiễm bệnh từ vật sắc nhọn. 82

Bảng 3.29 Đánh giá độ tin cậy các phương pháp ĐTM được áp dụng. 84

Bảng 4.1 Chất lượng nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại 91

Bảng 4.2 Kích thước bể của trạm xử lý nước thải tập trung Dự án. 93

Bảng 4.3 Ký hiệu và biểu tượng của chất thải y tế. 99

Bảng 4.4 Bảng hướng dẫn phân loại thu gom rác. 105

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường trong các giai đoạn thực hiện Bệnh viện Nhi Đồng 2. 117

Bảng 5.2 Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện. 119

Bảng 5.3 Tổng kinh phí dự toán cho giám sát môi trường của Bệnh viện Nhi Đồng 2. 122

 

 

 

 

 

Hình 1.1 Vị trí xây dựng của Dự án. 16

Hình 1.2 Sơ đồ hạng mục các vị trí di dời của Dự án. 20

Hình 1.3 Phối cảnh. 21

Hình 2.1 Vị trí lấy mẫu nước giếng tại khu nhà tập thể phía Đông dự án – đường Chu Mạnh Trinh. 47

Hình 3.1 Hình ảnh khu công xa của bệnh viện. 51

Hình 3.2 Hình ảnh bồn cấp nước hiện hữu nằm phía sau khoa khám bệnh hiện hữu. 52

Hình 3.3 Hình ảnh xưởng cơ khí hiện hữu nằm phía sau khoa khám bệnh hiện hữu. 52

Hình 4.1 Sơ đồ thoát nước mưa. 89

Hình 4.2 Sơ đồ quy trình xử lý nước thải cho bệnh viện. 90

Hình 4.3 Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn của bệnh viện. 90

Hình 4.4 Quy trình xử lý nước thải của bệnh viện. 92

Hình 4.5 Cấu trúc phòng đặt máy phát điện dự phòng và biện pháp chống ồn, chống rung. 98

Hình 4.6 Sơ đồ quy trình thu gom, lư trữ, quản lý chất thất thải rắn bệnh viện. 104

 

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2

Bệnh viện Nhi Đồng 2 được thành lập với cơ sở vật chất được chuyển giao từ bệnh viện Đồn Đất. Bệnh viện được xây dựng trên diện tích đất rộng 8,5 hecta. Bệnh viện được xây dựng theo lối kiến trúc cổ kính của Pháp, thấp tầng với mái ngói, các tòa nhà được xây dựng phân tán, rải rác khắp diện tích khuôn viên. Bệnh viện có khu khám bệnh với 40 phòng khám đầy đủ các chuyên khoa; 6 phòng mổ hiện đại; khoa hồi sức cấp cứu với 30 giường hồi sức cho bệnh nội và ngoại nhi; khu điều trị nội trú với 1200 Giường. Trước tình hình quá tải đang diễn ra và nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, cơ sở vật chất của Bệnh viện hiện tại không đáp ứng được nhu cầu thực tế. Vì vậy, chủ đầu tư quyết định đầu tư Dự án “Xây dựng mới Khoa khám bệnh, Khoa cấp cứu và điều trị trong ngày – Bệnh viện Nhi đồng 2”.

Quy mô dự án:

Dự án có diện tích 2.848 m2, sau khi hoàn thành dự án sẽ có 1 khối nhà 06 tầng gồm 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 5 tầng lầu, tầng kỹ thuật và tầng mái đáp ứng công suất:

·         Khoa khám bệnh đáp ứng 4.000-5.000 lượt khám mỗi ngày.

·         Khoa cấp cứu với quy mô:                   30 giường

·         Phòng lưu bệnh điều trị trong ngày:     50 giường

·         Khu chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm

·         Khu phòng mổ trung phẫu:                  4 phòng

·         Phòng nội soi :                                      2 phòng

·         Và các phòng chức năng khác phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh, nhu cầu sinh hoạt của bác sĩ, điều dưỡng, …

Hiện trạng sử dụng đất của Bệnh viện như sau: 

·         Diện tích đất xây dựng :             2.848 m2

·         Diện tích tầng hầm :                   2.866 m2

·         Tổng diện tích sàn xây dựng :    15.452 m2 (không tính diện tích tầng hầm, tầng kỹ thuật và mái)

·         Loại công trình:                          Công trình dân dụng.

·         Cấp công trình:                           Cấp II.

1.      Khí hậu, thủy văn khu vực Dự án:

Khí hậu:

Khu vực quy hoạch nằm trong vùng khí hậu thành phố Hồ Chí Minh – khí hậu nhiệt đới, gió mùa cận xích đạo, trong năm có 2 mùa rõ rệt.

Nhiệt độ:

+ Trung bình                                                 270C.

+ Cao nhất                                                    290C.

+ Thấp nhất                                                   210C.

Độ ẩm:

+ Mùa mưa                                             80 - 86%.

+ Mùa nắng                                                    71%.

+ Cao nhất                                                     90%.

+ Thấp nhất                                                    43%.

Mưa:

+ Lượng mưa trung bình năm :             2.246 mm.

+ Cao nhất                               :            2.718 mm.

+ Thấp nhất                             :             1.553 mm.

+ Số ngày mưa trung bình      :           154 ngày/năm.

Gió:

Hướng gió thịnh hành trong năm là Tây – Nam (từ  tháng 7 - tháng 12, tần suất 60%, tốc độ trung bình 3 - 4 m/s, cao nhất 25 - 30 m/s).

Gió Đông - Nam từ tháng 1 - tháng 6, tần suất 20 - 40%.

2.      Đánh giá các tác động môi trường của Dự án

a)   Đối tượng và quy mô chịu tác động bởi Dự án:

Đối tượng và mức độ ảnh hưởng của việc thực hiện xây dựng mới Khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và điều trị trong ngày được thể hiện trong bảng sau:

 

TT

Đối tượng bị tác động

Tác nhân

Qui mô tác động

1

Giai đoạn khai thác và vận hành

1.1

Môi trường vật lý

Môi trường không khí

Khí thải từ hoạt động giao thông

Thấp, dài hạn, không thể tránh khỏi

Khí thải từ máy phát điện dự phòng

Thấp, ngắn hạn, có thể kiểm soát

Mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải

Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

Phát tán sol khí từ hệ thống xử lý nước thải

Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

Tiếng ồn phát sinh từ do các máy móc thiết bị

Thấp, dài hạn, có thể kiểm soát

Môi trường nước mặt, đất và nước ngầm

Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và khách vãng lai

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

Nước thải từ các phòng khám, phòng đặc trị, phòng mổ

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

Chất thải rắn sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và khách vãng lai

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

Các phế thải sau quá trình điều trị, giải phẫu

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Các chất thải y tế nhiễm máu, dịch bệnh nhân và các hóa chất điều trị

Cao, dài hạn, có thể kiểm soát

Các hóa chất điều trị quá hạn sử dụng hoặc thải bỏ sau khi sử dụng

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

Bùn dư từ hệ thống xử lý nước thải

Trung bình, dài hạn, có thể kiểm soát

1.2

Sự cố môi trường

Sự cố rò rỉ hóa chất dùng cho hệ thống xử lý nước thải

Cao, ngắn hạn, có thể kiểm soát

Sự cố cháy nổ

Cao, ngắn hạn, có thể kiểm soát

Tai nạn lao động

Cao, ngắn hạn, có thể kiểm soát

 

b)   Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động của Dự án:

Tác động môi trường do nước thải:

Tổng nhu cầu sử dụng nước tối đa của Khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và điều trị trong ngày là 92,5m3/ngày cho tất cả các đối tượng sử dụng nước. Tất cả nước thải của dự án sẽ được thu gom về trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện và xử lý triệt để. Hiện nay bệnh viện Nhi Đồng 2 đang triển khai dự án xử lý nước thải tập trung của toàn bệnh viện với quy mô công suất 1.200 m3/ngđ, theo công nghệ AAO.

Tác động môi trường do khói thải và các phương tiện vận chuyển:

Trong giai đoạn hoạt động, hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào Dự án sẽ tạo ra ô nhiễm không khí do các thành phần khí thải chủ yếu phát sinh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu (COx, NOx, SOx­, cacbonhydro, aldehyd và bụi...).

Tác động môi trường do tia phóng xạ và hơi chất hóa học:

Các tia phóng xạ phát sinh chủ yếu từ các khu đặt trị, phòng chụp X quang, CT scanner,...có thể gây nguy hại đến sức khoẻ con người và môi trường xung quanh nếu không có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Loại bệnh gây ra do chất thải phóng xạ được xác định bởi loại chất thải và phạm vi tiếp xúc. Nó có thể là đau đầu, hoa mắt chóng mặt và nôn nhiều bất thường. Bởi chất thải phóng xạ, cũng như loại chất thải dược phẩm, là một loại độc hại gen, nó cũng có thể ảnh hưởng đến các yếu tố di truyền. Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ có hoạt tính cao, ví dụ như các nguồn phóng xạ của các phương tiện chẩn đoán (máy X - quang, máy chụp cắt lớp... ), có thể gây ra một loạt các tổn thương (chẳng hạn như phá hủy các mô, từ đó đòi hỏi phải dẫn đến việc xử lý loại bỏ hoặc cắt cụt các phần cơ thể).

Các nguy cơ từ những loại chất thải có hoạt tính thấp có thể phát sinh do việc nhiễm xạ trên phạm vi bề mặt của các vật chứa, do phương thức hoặc khoảng thời gian lưu giữ loại chất thải này. Các nhân viên y tế hoặc những người làm nhiệm vụ thu gom và vận chuyển rác thải tiếp xúc với loại chất thải phóng xạ này là những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

Tác động môi trường do khói thải từ máy phát điện:

Để chủ động nguồn điện, bệnh viện dự kiến sẽ trang bị thêm 1 máy phát điện công suất 400KVA. Máy chỉ được sử dụng phục vụ một số nhu cầu cấp thiết khi bị mất điện đột xuất nên thời gian hoạt động rất ít, tác động do khí thải là không đáng kể.

Tác động môi trường do mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải:

Công nghệ xử lý nước thải của Hệ thống xử lý nước thải tập trung được trình bày trong Chương 4 của báo cáo.

Mùi hôi từ Hệ thống xử lý nước thải tập trung phát sinh chủ yếu từ các đơn nguyên mà tại đó có xảy ra quá trình phân hủy kỵ khí. Quá trình phân hủy hiếu khí cũng phát sinh mùi hôi nhưng ở mức độ rất thấp, hầu như không đáng kể. Do vậy, đối với hệ thống xử lý nước thải của Dự án, khí thải chỉ phát sinh từ hầm tự hoại và hệ thống thu gom nước thải.

Tác động môi trường do tiếng ồn:

Bệnh viện là một trong những môi trường đòi hỏi độ yên tĩnh cao nhất, do đó các hoạt động của bệnh viện luôn hướng tới việc giảm thiểu tiếng ồn đến mức thấp nhất có thể được, thậm chí ngay cả việc giao tiếp giữa bệnh viện và bệnh nhân, thân nhân thăm nuôi bệnh và giữa các thân nhân thăm nuôi bệnh với nhau.

Tác động môi trường do chất thải y tế:

Theo quy chế quản lý chất thải y tế ban hành kèm theo Quyết Định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03/12/2007 của Bộ Y Tế, Căn cứ vào đặc điểm hóa học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải y tế được chia làm 5 loại như sau:

·         Chất thải lây nhiễm

·         Chất thải hóa học

·         Chất thải phóng xạ

·         Bình chứa áp suất

·         Chất thải thông thường

Như vậy, ứng với quy mô của Bệnh viện Nhi Đồng 2 quy mô 80 giường bệnh thì lượng chất thải phát sinh như sau:

·         Tổng lượng chất thải là 70,4 – 77,6 kg/ngày;

·         Trong đó, lượng chất thải y tế nguy hại là 11,2 - 12,8 kg/ngày và chất thải thông thường là 59,2 - 64,8 kg/ngày.

3.      Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường:

Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do nước thải:

  • Nước mưa chảy tràn:

Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng bệnh viện có lẫn đất cát và các chất rắn lơ lửng, vì vậy bệnh viện sẽ xây dựng hệ thống thoát nước riêng biệt. Nước mưa sẽ được tách rác có kích thước lớn bằng các song chắn rác đặt trên hệ thống dẫn nước mưa sau đó được thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố.

  • Nước thải sinh hoạt:

Nước thải từ các bếp ăn sẽ được thu gom riêng và qua hệ thống bẫy rác, gạn tách dầu mỡ và thức ăn thừa trước khi dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý.

Nước thải sinh hoạt từ nhà vệ sinh được xử lý bằng các bể tự hoại 3 ngăn riêng biệt.Ngăn đầu tiên có chức năng tách cặn ra khỏi nước thải.Cặn lắng ở dưới đáy bể trong thời gian lưu lại trong bể bị phân hủy yếm khí. Khi đầy bể, khoảng 1 năm sử dụng, cặn này được hút ra theo hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Tp. HCM để đưa đi xử lý

  • Nước thải y tế:

Nước thải y tế phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, xét nghiệm cho bệnh nhân được thu gom thẳng về trạm xử lý tập trung để xử lý.

Nước thải y tế sẽ được giảm các thành phần độc hại trước khi thu gom chung về hệ thống xử lý nước thải tập trung với các biện pháp như sau:

Quy định các loại chất thải được đổ xuống hệ thống thoát nước và áp dụng quy định vào thực tế.

Các hóa chất độc hại bỏ đi không được thải trực tiếp vào hệ thống cống, chứa riêng và chuyển cho công ty chuyên xử lý chất thải độc hại.

Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do khí thải, mùi:

Khống chế ô nhiễm từ máy chụp X- quang, CT- scaner:

·    Phòng chụp X quang, CT-scanner phải được bọc chì cho toàn bộ các mặt tường và cửa bên trong các phòng có sử dụng chất phóng xạ, không cho các tia này thoát ra ngoài.

Đo đạc thường xuyên các chỉ tiêu về ô nhiễm phóng xạ. Khống chế ô nhiễm mùi hôi từ hệ thống XLNT:

·    Thiết kế hệ thống XLNT tập trung hợp lý và đảm bảo vận hành hệ thống đạt tiêu chuẩn thiết kế nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh mùi hôi và sol khí.

·    Trồng cây xanh có tán cách ly khu vực xung quanh hệ thống xử lý nước thải tập trung nhằm cải thiện điều kiện vi khí hậu và ngăn cản sự phát tán của mùi hôi và sol khí đi xa. Đây là biện pháp được sử dụng ở hầu hết các trạm XLNT trên cả nước.

Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do tiếng ồn:

Với các biện pháp khống chế trên, nếu được thực hiện nghiêm túc sẽ hạn chế tối đa tác động của tiếng ồn đến môi trường. Tiếng ồn khu vực bệnh viện sẽ đạt tiêu chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT.

Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường do chất thải rắn:

Chất thải rắn thông thường: Chất thải rắn sinh hoạt sẽ được thu gom và quản lý riêng, sau đó, Bệnh viện sẽ ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị Tp. HCM đến thu gom và vận chuyển đi xử lý.

Chất thải y tế nguy hại: lưu trữ riêng biệt với chất thải rắn không nguy hại khác.

Quản lý nhà chứa rác y tế:

·         Nhà nhà chứa rác của bệnh viện rộng 156,96 m2, đủ chứa lượng các loại rác y tế thải ra trong ngày.

·         Nhà chứa rác có phân khu riêng đối với từng loại rác đã quy định ở trên, có sơ đồ nhà rác và lối đi thuận tiện cho việc vận chuyển rác.

·         Hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý.

Biện pháp ứng phó sự cố đối với nhà máy xử lý nước thải của Bệnh viện:

Để giảm thiểu các sự cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung, Bệnh viện sẽ thực hiện các biện pháp sau:

·         Xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng thiết kế kỹ thuật.

·         Công nhân vận hành trạm xử lý nước thải được tập huấn về chương trình vận hành và bảo dưỡng của hệ thống.

·         Tuân thủ nghiêm ngặt chương trình vận hành và bảo dưỡng được thiết lập cho trạm xử lý nước thải.

Phòng chống cháy nổ:

Như đã trình bày, đối với Dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi Đồng 2, khả năng xảy ra hỏa hoạn do quá trình tồn trữ các loại hoá chất dung môi, bình chứa oxygen, chập điện, nguyên liệu dầu DO cho máy phát điện dự phòng, các loại vật dụng của bệnh viện như chăn màn, rác thải,...do đó bệnh viện sẽ có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt để giảm thiểu đến mức thấp nhất sự cố cháy nổ.

Các biện pháp an toàn và giảm thiểu rủi ro trong lao động:

Các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động cho các y bác sỹ, nhân viên y tế làm việc trong bệnh viện, cũng như vấn đề an toàn cho bệnh nhân đang khám, chữa bệnh trong bệnh viện là không thể thiếu.

Do Bệnh viện là môi trường tập trung rất nhiều các vi khuẩn có khả năng gây bệnh, đặc biệt là những bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, qua da,....việc tiếp xúc thường xuyên với các bệnh nhân bị mắc bệnh truyền nhiễm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các nhân viên y tế đang làm việc và chữa bệnh cho bệnh nhân, lây bệnh đối với các bệnh nhân khác đang khám chữa bệnh trong bệnh viện. Ngoài ra, trong môi trường làm việc các nhân viên y tế bệnh viện còn tiếp xúc với các loại kim tiêm có chứa các vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, nếu không chú ý đến vấn đề an toàn thì nguy cơ bị lây nhiễm rất cao.

Các biện pháp cụ thể để tránh rủi ro đến sức khỏe và lây nhiễm trong bệnh viện được trình bày như sau:

Kiểm soát hóa chất:

Nhằm ngăn ngừa các sự cố xảy ra ảnh hưởng đến môi trường và con người, các quy định cách xếp dỡ, bảo quản và sử dụng hóa chất được bệnh viện thực hiện trong các khoa, phòng, bộ phận có sử dụng hóa chất như sau:

Giảm thiểu nguy cơ lây chéo trong bệnh viện:

Nhằm giảm thiểu nguy cơ lấy chéo trong bệnh viện, bề mặt các khu vực buồng bệnh và các phòng kỹ thuật (sàn, tường, trần nhà, bề mặt các đồ đạc và trang thiết bị, cửa, bồn rửa, bồn xí) cần được lau rửa thường xuyên bằng khăn ẩm với xà phòng hoặc các hóa chất khử khuẩn thích hợp, theo một quy trình thống nhất.

4.      Chương trình quản lý và giám sát môi trường:

Chương trình quản lý môi trường:

Chương trình quản lý môi trường (nội dung hoạt động, kế hoạch thực hiện, cơ quan thực hiện, cơ quan giám sát) cho Bệnh viện Nhi Đồng 2 được thực hiện trong tất cả các giai đoạn thực hiện mở rộng Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Đối với chương trình đào tạo và giáo dục môi trường, các mục tiêu, nội dung thực hiện và phương thức thực hiện trong các giai đoạn thực hiện mở rộng Bệnh viện Nhi Đồng 2 được trình bày tóm tắt như sau:

·         Chương trình đào tạo và giáo dục môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng:

+        Mục tiêu: giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho công nhân và các đối tượng có liên quan (như nhà cung ứng vật liệu xây dựng) nhằm bảo vệ môi trường trong giai đoạn xây dựng, ngăn ngừa các sự cố có thể xảy ra.

+        Nội dung thực hiện: Phổ biến các quy định chung cho công nhân xây dựng, quy định về thu gom và thải bỏ chất thải rắn, nước thải, dầu mỡ thải, quy định về an toàn lao động, phòng chống hỏa hoạn.

+        Phương thức thực hiện: Chủ đầu tư sẽ ràng buộc nhà thầu trong vấn đề này bằng cách quy định trong hồ sơ mời thầu và yêu cầu nhà thầu xây dựng trúng thầu cam kết thực hiện chương trình này và lồng ghép vào chương trình an toàn lao động.

·         Chương trình đào tạo và giáo dục môi trường trong giai đoạn hoạt động:

+        Mục tiêu: Giáo dục ý thức về bảo vệ môi trường cho công nhân viên bệnh viện nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho công nhân bệnh viện và cộng đồng, tuân thủ Luật Bảo vệ Môi trường và các quy định hiện hành.

+        Nội dung thực hiện: Phổ biến về quy định chung của bệnh viện về bảo vệ môi trường, về hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải nguy hại, nước thải…

+        Phương thức thực hiện:

ü  Bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường để trực tiếp phụ trách các vấn đề về môi trường cho bệnh viện.

ü  Kết hợp các đơn vị tư vấn thực hiện các hạng mục bảo vệ môi trường cho Bệnh viện Nhi Đồng 2, yêu cầu các đơn vị tư vấn chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân viên vận hành cho các công trình của Bệnh viện Nhi Đồng 2.

ü  Cử cán bộ đi tham dự các lớp tập huấn về môi trường do các cơ quan chức năng về môi trường tổ chức.

ü  Có các chính sách khen thưởng hoặc cảnh cáo/ xử phạt hợp lý đối với các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng ngừa và ứng phó với các rủi ro về sự cố liên quan đến hoạt động của bệnh viện.

Chủ đầu tư sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường và Chi cục Bảo vệ Môi trường cùng thực hiện tốt chương trình theo quy định hiện hành, cụ thể:

·         Bố trí cán bộ chuyên trách về môi trường để trực tiếp phụ trách các vấn đề môi trường cho bệnh viện.

·         Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để giám sát việc tuân thủ môi trường của các nhà thầu trong giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở của Bệnh viện Nhi Đồng 2.

·         Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để giám sát việc tuân thủ các yêu cầu về mặt môi trường đối với Bệnh viện Nhi Đồng 2.

·         Vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

·         Vận hành và bảo dưỡng hệ thống xử lý khí thải của bệnh viện.

5.      Chương trình giám sát môi trường:

Giám sát chất lượng không khí xung quanh

·         Vị trí giám sát: 5 vị trí

+        Khu vực cổng ra vào:                                                                 02 điểm

+        Khu vực bãi đậu xe nhân viên                                                    01 điểm

+        Khu vực bãi đậu xe Bệnh viện Nhi Đồng 2:                               01 điểm

+        Khu gần trạm xử lý nước thải:                                                   01 điểm

·         Thông số giám sát:        Tiếng ồn, bụi lơ lửng (TSP), CO, SO2, NOx

·         Tần suất giám sát:         6 tháng/lần

·         Tiêu chuẩn so sánh:       Tiêu chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT đối với tiếng ồn và Quy chuẩn QCVN 05:2009 đối với các thông số còn lại.

Giám sát bức xạ

  • Vị trí giám sát:

+        Phòng đặt máy chụp X quang:                02 điểm ( trong và ngoài phòng)

+        Phòng đặt máy CT scanner:                     02điểm

  • Tần suất giám sát:         03 tháng/lần
  • Thông số giám sát:        Liều bức xạ.
  • Tiêu chuẩn so sánh:      TCVN 6866:2001.

Giám sát khí thải máy phát điện dự phòng

  • Vị trí giám sát:              Khí thải sau ống khói máy phát điện dự phòng.
  • Thông số giám sát:        Bụi tổng, SO2, CO, NOx
  • Tần suất giám sát:         3 tháng/lần

·         Tiêu chuẩn so sánh:     Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi    và các chất vô cơ QCVN  19: 2009/BTNMT (cột B, Kp=1,0, Kv=0,6).

Giám sát môi trường nuớc

  • Vị trí giám sát:              Trước trước hệ thống xử lý và sau hệ thống xử lý nước thải.

·         Thông số giám sát:      pH, SS, BOD5, sunfua, NH4+, NO3-, tổng dầu mỡ, PO43-, coliforms, tổng vi khuẩn gây bệnh đường ruột, tổng hoạt độ phóng xạ a, tổng hoạt độ phóng xạ b.

  • Tần suất giám sát:         3 tháng/lần
  • Quy chuẩn so sánh:      QCVN 28:2010/BTNMT, loại B.

Giám sát chất thải rắn thông thường

  • Vị trí giám sát:               khu vực tập kết chất thải rắn thông thường
  • Thông số giám sát: khối lượng
  • Tần suất giám sát:          3 tháng/lần

Giám sát chất thải rắn y tế nguy hại

  • Vị trí giám sát:               khu vực tập kết chất thải rắn y tế nguy hại
  • Thông số giám sát: khối lượng
  • Tần suất giám sát:          3 tháng/lần

Giám sát chất thải nguy hại

  • Vị trí giám sát:               khu vực tập kết chất thải nguy hại
  • Thông số giám sát: khối lượng
  • Tần suất giám sát:          3 tháng/lần

6.    Cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường

Bệnh viện Nhi Đồng 2 sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn/quy chuẩn môi trường sau:

  • Đối với môi trường không khí xung quanh:

QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 06:2009/BTNMT  

  • Đối với môi trường không khí trong khu vực làm việc: Đạt Tiêu chuẩn vệ sinh lao động kèm theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.
  • Đối với độ ồn:

+     Độ ồn trong khu vực làm việc theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.

+     Tiếng ồn khu vực xung quanh đạt Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT.

  • Đối với khí thải máy phát điện dự phòng: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN  19: 2009/BTNMT (cột B, Kp=1,0, Kv=0,6).
  • Đối với nước thải: Tiêu chuẩn nước thải bệnh viện QCVN 28:2010/BTNMT, loại B.
  • Đối với chất thải rắn: Cam kết việc quản lý chất thải rắn theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ban hành ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
  • Đối với chất thải y tế: Cam kết việc quản lý chất thải y tế theo đúng Quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế.

Cam kết khác của báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện nhi đồng 2

  • Cam kết về đền bù và khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án xây dựng Khoa khám bệnh, khoa cấp cứu và điều trị trong ngày của Bệnh viện Nhi Đồng 2.

Xem tin tiếp theo ĐTM

 

 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha