Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá và quy trình thực hiện dự án khai thác mỏ đá thủ tục xin cấp phép

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá

  • Mã SP:GP M1
  • Giá gốc:170,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá và quy trình thực hiện dự án khai thác mỏ đá thủ tục xin cấp phép

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

CHƯƠNG I . THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 7

1. TÊN CHỦ CƠ SỞ 7

2. TÊN CƠ SỞ 7

3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ 11

4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ 15

5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ 16

CHƯƠNG II . SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 23

1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG: 23

2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG: 23

CHƯƠNG III . KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 28

1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 28

2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI 30

3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG 33

4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI: 33

5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 34

6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG: 35

7. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC 39

8. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 42

9. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG ĐÃ ĐƯỢC CẤP: không có. 48

10. KẾ HOẠCH, TIẾN ĐỘ, KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 48

CHƯƠNG IV . NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 52

1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI: 52

2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI: 54

3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG 56

CHƯƠNG V . KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 59

1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI. 59

2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI. 62

CHƯƠNG VI . CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 67

1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI: 67

2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI (TỰ ĐỘNG, LIÊN TỤC VÀ ĐỊNH KỲ) THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT. 67

CHƯƠNG VII . KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 70

CHƯƠNG VIII . CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 71

PHỤ LỤC BÁO CÁO 73

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 


BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Cổ phần

CTNH

Chất thải nguy hại

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ĐCTV

Địa chất Thủy văn

ĐCCT

Địa chất Công trình

ĐVC

Đường vận chuyển

ĐVT

Đơn vị tính

ĐXD

Đá xây dựng

GSMT

Giám sát môi trường

KCB

Khu chế biến

KLN

Kim loại nặng

KTXH

Kinh tế - Xã hội

Max

Giá trị lớn nhất

Min

Giá trị nhỏ nhất

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QL

Quốc lộ

SCN

Sân công nghiệp

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TL

Tỉnh lộ

TNMT

Tài nguyên môi trường

TNGT

Tai nạn giao thông

TP

Thành phố

UBND

Ưỷ ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

WHO

Tồ chức Y tế thế giới

VLN

Vật liệu nổ

VLNCN

Vật liệu nổ công nghiệp

VLXD

Vật liệu xây dựng

VSLĐ

Vệ sinh lao động

XDCB

Xây dựng cơ bản

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1. Tọa độ các điểm góc khu vực khai thác theo GPKT số 42/GP-UBND ngày 29/4/2020 7

Bảng 2. So sánh thông tin dự án 8

Bảng 3. Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác 13

Bảng 4. Bảng cơ cấu sản phẩm chế biến 15

Bảng 5. Nhu cầu nhiên liệu 15

Bảng 6. Khối lượng và phương án đổ thải 17

Bảng 7. Tổng hợp các công trình xây dựng của dự án 17

Bảng 8. Bảng tổng hợp hiện trạng các thiết bị đã đầu tư đến thời điểm hiện nay 19

Bảng 9. Tổng hợp hiện trạng sử dụng công trình BVMT 20

Bảng 10. Vị trí lấy mẫu đặc điểm hiện trạng môi trường không khí 23

Bảng 11. Giá trị giới hạn các chất ô nhiễm trong nước suối Rạch Xếp 25

Bảng 12. Kết quả phân tích chất lượng nước thải tại vị trí xả thải sau hố lắng của dự án 25

Bảng 13. Tải lượng ô nhiễm tối đa nguồn nước có thể tiếp nhận đối với các chất ô nhiễm 26

Bảng 14. Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận 26

Bảng 15. Kết quả tính toán tải lượng chất ô nhiễm từ nguồn xả đưa vào nguồn nước tiếp nhận 27

Bảng 16. Khả năng tiếp nhận của suối Rạch Xếp sau khi tiếp nhận nước thải từ dự án 27

Bảng 17. Thông số kỹ thuật của hệ thống phun sương model DH 150 đã đầu tư 31

Bảng 18. Các loại CTNH đã đăng ký phát sinh thường xuyên tại mỏ 33

Bảng 19. Danh mục các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án 43

Bảng 20. Các hạng mục công tác cải tạo, phục hồi môi trường đã thực hiện 48

Bảng 21. Tiến độ thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường 49

Bảng 22. Kết quả quan trắc chất lượng nước thải sau hệ thống xử lý 59

Bảng 23. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt quý 1 60

Bảng 24. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt quý 2 60

Bảng 25. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt quý 3 61

Bảng 26. Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt quý 4 61

Bảng 27. Kết quả quan trắc khí thải quý 1 63

Bảng 28. Kết quả quan trắc khí thải quý 2 63

Bảng 29. Kết quả quan trắc khí thải quý 3 64

Bảng 30. Kết quả quan trắc khí thải quý 4 65

Bảng 31. Vị trí, thông số và tần suất giám sát nguồn thải 67

Bảng 32. Chi phí giám sát môi trường 69

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1. Vị trí dự án qua Google Earth 8

Hình 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD và các yếu tố tác động môi trường 12

Hình 3. Sơ đồ công nghệ chế biến đá 14

Hình 4. Quy trình thu gom và xử lý nước thải tại khai trường 18

Hình 5. Hình ảnh hiện trạng công trình thu gom nước thải Dự án 19

Hình 6. Diễn biến tiếng ồn tại điểm quan trắc giai đoạn 2011-2020 24

Hình 7. Diễn biến nồng độ bụi tại điểm quan trắc giai đoạn 2011 - 2020 24

Hình 8. Sơ đồ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực văn phòng 29

Hình 9. Sơ đồ nổ mìn tạo biên với sự tạo khe ban đầu 36

xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá và quy trình thực hiện dự án khai thác mỏ đá thủ tục xin cấp phép

- Diện tích khu vực phụ trợ là 9,95ha, gồm các hạng mục sau:

+ Sân công nghiệp: có diện tích 4,5 ha bố trí máy móc chế biến, nhà xưởng, kho tàng, văn phòng nằm tại phía Đông mỏ và hệ thống băng chuyền.

+ Bãi thải 5 ha, nằm tại phía Đông mỏ.

+ Mương thoát nước và đê bao: 0,45 ha, nằm ngoài ranh khai trường.

Bảng 2. So sánh thông tin dự án

Công trình

Dự án được phê duyệt theo Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 15/7/2010

Dự án mới: xuống sâu cote -70m

Chênh lệch

Tổng diện tích

24,3 ha

25,95 ha

Không đổi

Trong đó:

Khai trường:

16,35 ha

16 ha

Giảm 0,35ha do Công ty chuyển giao cho Công ty Cổ phần Đá Hoa Tân An

Bãi thải

3 ha (ngoài ranh)

5 ha (ngoài ranh)

Mở rộng thêm 2ha

Sân công nghiệp

4,5 ha (ngoài ranh)

4,5 ha (ngoài ranh)

Không đổi

Khu văn phòng, kho, xưởng

3,56 ha (bố trí trên diện tích SCN)

3,56 ha (bố trí trên diện tích SCN)

Không đổi

Mương thoát nước, đê bao

0,45 ha (ngoài ranh)

0,45 ha (ngoài ranh)

Không đổi

Độ sâu khai thác:

cote -50m

cote -70m

Xuống sâu thêm -20m

Công suất thiết kế

450.000 m3 đá nguyên khối/năm

450.000 m3 đá nguyên khối/năm

Không đổi

Tuổi thọ mỏ

22 năm

11,6 năm

Thay đổi phù hợp theo trữ lượng thực tế

 

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án

Giấy phép Số 34/GP-UBND ngày 15/7/2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc cấp phép cho Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt khai thác mỏ đá xây dựng Thường Tân với tổng trữ lượng 11.870.700 m3, gồm 2 cấp: cấp 111 là 1.963.179 m3 và cấp 121 là 9.907.521 m3 (trữ lượng huy động vào khai thác), công suất khai thác: 450.000 m3 đá nguyên khối /năm, độ sâu đến cote -50m, thời hạn 03 năm, kể từ ngày ký.

Quyết định số 2592/GP-UBND ngày 17/10/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản đá xây dựng số 34/GP-UBND ngày 15/7/2010 của UBND tỉnh cấp cho Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt, với thời gian gia hạn là 05 năm, kể từ ngày 15/7/2013.

Giấy phép khai thác khoáng sản (gia hạn lần 2) Số 73/GP-UBND ngày 14/8/2018 do UBND tỉnh Bình Dương cấp, với thời gian gia hạn 02 năm, kể từ ngày 15/7/2018.

Văn bản số 1906/UBND-KTN ngày 16/5/2017 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chấp thuận thăm dò, khai thác xuống sâu đến cote -70m mỏ đá xây dựng Thường Tân của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt.

Giấy phép thăm dò khoáng sản số 250/GP-UBND ngày 03/11/2017 của UBND tỉnh Bình Dương cho phép Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt thăm dò xuống sâu mỏ đá xây dựng Thường Tân, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương từ cote -50m đến cote -70m trên diện tích 16 ha.

Quyết định số 1460/GP-UBND ngày 01/6/2018 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả thăm dò khoảng sản đá xây dựng phần sâu từ cote -50m đến cote -70m tại mỏ đá xây dựng Thường Tân, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên do Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt làm chủ đầu tư trên diện tích 16ha là 3.200.000 m3, khoáng sản phụ đi kèm (đất tầng phủ, đá phong hóa) là 437.768 m3.

Quyết định số 154/QĐ-UBND ngày 06/01/2010 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án khai thác mỏ đá xây dựng Thường Tân công suất 450.000 m3/năm tại ấp 2, xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt.

Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 31/3/2011 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Dự án cải tạo, phục hồi môi trường mỏ đá xây dựng Thường Tân, công suất 450.000 m3/năm tại ấp 2, xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt.

Quyết định số 2852/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Đề án cải tạo, phục hồi môi trường bổ sung Dự án mỏ đá xây dựng Thường Tân, công suất 450.000 m3/năm tại ấp 2, xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt.

Hợp đồng thuê đất Số 1084/HĐ.TĐ ngày 26/4/2011 với UBND tỉnh Bình Dương - Sở Tài nguyên và Môi trường. Phụ lục hợp đồng thuê đất số 4193/PLHĐ.TĐ ngày 07/12/2015. Quyết định số 1059/QĐ-UBND ngày 09/5//2014 của UBND tỉnh Bình Dương về việc cho phép Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt gia hạn thời hạn sử dụng đất đối với khu đất tại xã Thường Tân, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Công văn số 758/SXD-KTVLXD ngày 07/03/2019 của UBND Tỉnh Bình Dương – Sở Xây dựng về việc thông báo kết quả thẩm định Thiết kế cơ sở của Dự án khai thác mỏ đá xây dựng xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần

- Giấy xác nhận số 4496/GXN-STNMT ngày 30/12/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương về việc hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của Dự án “Khai thác mỏ đá xây dựng Thường Tân công suất 450.000 m3/năm tại ấp 2, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương” của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 101/GP-UBND ngày 16/10/2020 của UBND tỉnh Bình Dương cho phép Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt được xả nước thải vào nguồn nước (Gia hạn lần 3).

- Quyết định số 97/QĐ-STNMT ngày 06/2/2020 của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Bình Dương về việc phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường của Dự án "Đầu tư xuống sâu đến cote -70m, khai thác – chế biến đá xây dựng tại mỏ Thường Tân, xã Thường Tân, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, giữ nguyên công suất 450.000 m3 đá nguyên khối/năm";

- Giấy phép sử dụng VLN công nghiệp số 1748/GP-SCT ngày 28/7/2020 của Sở Công Thương tỉnh Bình Dương.

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại số QLCTNH: 74.000760.T do Chi cục BVMT tỉnh Bình Dương cấp ngày 13/4/2010.

- Hợp đồng kinh tế thu gom vận chuyển rác thải số 01/HĐKT/VC2022 ngày 02/01/2022 giữa Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt và Công ty TNHH Môi trường Khánh Minh Khoa.

- Hợp đồng số 222-RNH/HĐ-KT/22 ngày 21/01/2022 với Chi nhánh xử lý chất thải - Công ty Cổ phần nước – Môi trường Bình Dương về việc xử lý chất thải nguy hại của Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt.

- Hợp đồng mua bán vật liệu nổ giữa Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại – Dịch vụ Hồng Đạt và Tổng công ty Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Quốc phòng.

- Hoàn thành ký quỹ cải tạo, phục hổi môi trường của Quỹ bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương năm 2022.

Quy mô của cơ sở

Dự án khai thác khoáng sản thuộc nhóm A (Dự án thuộc lĩnh vực hoạt động khai thác chế biến khoáng sản phân loại theo tiêu chí quy định của Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc Hội).

CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ

Công suất hoạt động

3.1.1. Trữ lượng được phép khai thác :

-Trữ lượng được phép khai thác: 9.641.273 m3 nguyên khối.

Trong đó:

+ Trữ lượng cấp 111 (khối lượng đã khai thác đến tháng 2 năm 2020 là 5.289.731 m3.

+ Trữ lượng cấp 121 và 122 tiếp tục khai thác: 4.351.542 m3 (Bao gồm 4.000 m3 đá khai thác tận thu từ hố bơm nước ở đáy moong)

- Khối lượng sản phẩm phụ thu hồi được:  19.488m3.

- Trữ lượng khoáng sản còn lại (tính tại thời điểm báo cáo): 3.794.074m3 nguyên khối.

- Trữ lượng khoáng sản đã khai thác trong năm báo cáo tính đến 31/12/2021: 289.724 m3 nguyên khối.

- Trữ lượng khoáng sản còn lại theo giấy phép tính đến 31/12/2021:  3.794.074m3 nguyên khối

3.1.2. Công suất khai thác

- Công suất được phép khai thác: 431.153 m3 đá nguyên khối/ năm

- Công suất khai thác thực tế:  289.724 m3

Tổng diện tích khu vực khai thác cấp phép: 16.0 ha; diện tích thực tế đã mở moong khai thác: khoảng 15,8 ha.

3.1.3. Cote được cấp phép khai thác: -70m ;

Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.1. Công tác khai thác đá xây dựng

Mỏ đá Thường Tân khai thác bằng phương pháp lộ thiên với công nghệ khai thác:

- Xúc bốc bằng máy xúc thủy lực gầu ngược (máy đào).

- Vận chuyền bằng ôtô tự đồ.

- Bóc đất phủ bằng máy xúc thủy lực gầu ngược (máy đào).

- Làm tơi đất đá cứng bằng phương pháp khoan nồ mìn.

- Xử lý đá quá cỡ bằng búa đập thủy lực.

Sơ đồ công nghệ khai thác đá được mô tả như hình sau

Hình 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ khai thác-chế biến ĐXD và các yếu tố tác động môi trường

- Quy trình khai thác: Khoan, nổ mìn, xúc bốc à Chế biến tại bãi (nghiền, đập, phân loại) à Lưu bãi chứa à Tiêu thụ.

- Hệ thống khai thác được chọn áp dụng khi khai thác xuống sâu là hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng, một bờ công tác, vận chuyển trực tiếp trên tầng, sử dụng bãi thải ngoài. Đối với khu vực bờ phía Đông cần cải tạo để chống sạt lở cũng như ổn định bờ mỏ, lúc này cần thiết sẽ sử dụng phương pháp khai thác lớp xiên kết hợp xúc chuyển.

3.2.2. Thông số hệ thống khai thác

Các thông số của hệ thống khai thác đảm bảo các yếu tố kỹ thuật của thiết bị khai thác và yếu tố an toàn bảo vệ bờ mỏ theo QCVN 04:2009/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên; QCVN 01:2019/BCT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, thử nghiệm, nghiệm thu, bảo quản, vận chuyển, sử dụng, tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp và bảo quản tiền chất nổ; QCVN: 05/2012/BLĐTBXH - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động trong khai thác và chế biến đá và TCVN 5326:2008 - Kỹ thuật khai thác mỏ lộ thiên.

Bảng 3. Tổng hợp các thông số hệ thống khai thác

STT

Thông số

Ký hiệu

Đơn vị

Giá trị

1

Chiều cao tầng khai thác:

- Trong đá:

- Trong lớp phủ:

Ht

m

 

10

5

2

Chiều cao tầng kết thúc :

- Trong đá:

- Trong lớp phủ:

Hkt

m

 

10

5

3

Góc nghiêng sườn tầng khai thác:

- Trong đá:

- Trong lớp phủ:

α

độ

 

75

45

4

Góc nghiêng sườn tầng kết thúc:

- Trong đá:

- Trong lớp phủ:

αo

độ

 

60

40

5

Số tầng khai thác:

- Trong đá:

- Trong lớp phủ:

N

tầng

08

01

6

Số tầng kết thúc:

- Trong đá:

- Trong lớp phủ:

N

tầng

 

08

01

7

Chiều rộng dải khấu

A

m

15,5

8

Chiều rộng đai bảo vệ

 

 

 

Đối với tầng đá có chiều cao tầng 10m

Bbv

m

3,5

Đối với lớp phủ chiều cao tầng 5m

Bbv

m

1,7

9

Bề rộng mặt tầng công tác tối thiểu

Bmin

m

35,5

10

Chiều dài tuyến công tác tối thiểu

Lkt

m

90

11

Góc nghiêng bờ mỏ kết thúc lớn nhất

φ

độ

410 – 500

12

Độ sâu khai thác

 

m

-70

 

[Nguồn: Thiết kế cơ sở của dự án]

3.2.3. Công tác chế biến đá xây dựng

Tại khu chế biến, xe tải vận chuyển đá nguyên liệu đổ trực tiếp vào các phễu tiếp liệu của trạm nghiền. Đá nguyên liệu kích thước cục <500 mm được chở bằng ôtô từ khai trường, rót vào máng cấp liệu, qua bộ sàng rung phân loại sơ bộ tách ra sản phẩm vật liệu san lấp (đất phủ và đá không đạt tiêu chuẩn làm đá xây dựng), phần còn lại chuyển xuống bộ hàm nghiền sơ cấp (nghiền hàm).

Sản phẩm sau khi nghiền thô (đập) có kích thước đến 100-150 mm được băng tải đưa máy nghiền côn, sản phẩm sau nghiền côn qua máy sàng rung phân loại ra các sản phẩm 0x4; 1x2; 4x6; đá mi và các sản phẩm qua sàng dung không đạt được các loại trên được đưa lại máy nghiền côn qua hệ thống băng tải, tiếp tục thực hiện theo chu trình kín như trên.

Đối với đất tầng phủ tại mỏ được bóc trực tiếp bằng máy đào bốc lên xe tải chở đến nơi tiêu thụ hoặc chuyển về bãi thải tạm chờ bán. Một phần đất phủ sẽ được lưu trữ bên trong moong khai thác đề phục vục công tác cải tạo, phục hồi mô trường khi kết thúc khai thác sau này.

Hình 3. Sơ đồ công nghệ chế biến đá

Ghi chú: BT- Băng tải

3.2.4. Các công trình chế biến khoáng sản

Mặt bằng cấp liệu

Mặt bằng cấp liệu được xây dựng ở cote + 25 m đến +27 m, cao hơn mặt bằng sân công nghiệp để ôtô vận tải chạy trên mặt bằng cấp liệu đổ đá vào máng cấp liệu của máy nghiền.

Kè bảo vệ:

Thực hiện xếp bằng rọ đá hộc và đá bán phong hóa trên suốt chiều dài cấp liệu và đường lên xuống mặt bằng cấp liệu.

Tại các đoạn lắp bệ máy nghiền sàng được xây bằng bê tông.

Đường lên xuống khu cấp liệu

Để cấp liệu cho hệ thống đập nghiền sàng cần phải xây đường dẫn cho xe ô tô chạy lên bunker cấp liệu, độ cao 6m. Thiết kế đường cấp liệu chạy hai chiều.

Các yêu cầu tối thiểu của đường lên xuống như sau:

Chiều dài đường lên: Độ dốc dọc theo quy định là 10% thì chiều dài đường lên là 60m.

Chiều rộng mặt đường được chọn là 10m.

Góc nghiêng bờ đắp 45°.

Mặt bằng bãi chứa đá thành phẩm

Mặt bằng bãi chứa đá thành phẩm được san gạt ở cote +12 m đến +15 m, độ dốc dọc 1% để thoát nước tự chảy.

Sản phẩm của cơ sở: 

Sau khi tăng độ sâu khai thác, khối lượng các sản phẩm đầu ra cụ thể như sau:

Bảng 4. Bảng cơ cấu sản phẩm chế biến

STT

Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm khai thác

1

Đá 1x2 (40%)

m3/năm

261.000

 2

Đá 4x6 (10%)

m3/năm

62.250

 3

Đá 0x4 (30%)

m3/năm

195.750

 4

Đá Mi   (20%)

m3/năm

130.500

 

Tổng cộng

m3/năm

652.500

 

[Nguồn: Thiết kế cơ sở của Dự án]

NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ

Nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án

4.1.1. Nhiên liệu

Nhu cầu nhiên liệu phục vụ cho các xe máy thiết bị của mỏ được tổng hợp như bảng sau:

Bảng 5. Nhu cầu nhiên liệu

STT

Thiết bị

Định mức (lít/ca)

Số lượng

Tiêu thụ (lít/ca)

1

Máy đào, E=1,6 m3

113,22

03

339,66

2

Tổ hợp búa đập thuỷ lực và máy xúc lật E = 4 m3

122,57

03

367,71

3

Ô tô tải tự đổ 15 tấn

72,9

15

1.093,5

4

Máy nén khí

34,56

2

69,12

5

Máy ủi

46,2

1

46,2

6

Ô tô bồn tưới nước

27

1

27

7

Ô tô điều hành sản xuất

25

1

25

 

Tổng

 

 

1.968,19

 

[Nguồn: Thiết kế cơ sở của dự án]

4.1.2. Vật liệu nổ

Vật liệu nổ được cung cấp bởi đơn vị kinh doanh có chức năng theo từng hộ chiếu. Theo như thiết kế cơ sở của Dự án, lượng thuốc nổ tiêu hao trong 1 năm ước tính khoảng 477.750 kg.

Nguồn cung cấp điện, nước

4.2.1. Nguồn cung cấp điện

Điện công nghiệp phục vụ sản xuất tại mỏ được lấy từ nguồn trung thế 22 KV, lưới điện quốc gia tuyến Uyên Hưng – Lạc An, dọc theo ĐT746, cách mỏ 1km. Hiện Công ty đã đầu tư xây dựng tuyến đấu nối đi vào mỏ.

Hiện tại, mỏ đã lắp đặt 2 trạm biến áp 560 và 650KVA đã phù hợp với Dự án.

4.2.2. Cung cấp nước

Nước sản xuất và bảo vệ môi trường (tưới đường, phun sương), PCCC được lấy từ hố thu nước trong khai trường. Nước bơm lên từ moong được dẫn theo mương về ao lắng (đặt ở phía Đông Nam mỏ, với diện tích 3000m2, chiều sâu 2 m). Tại đây nước được bơm lên cấp nước cho các bồn chứa để cấp nước phun sương, làm ướt đá nguyên liệu. Tổng lượng nước sử dụng cho phục vụ sản xuất là 43 m3/ngày.

Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt không lớn, ước tính khoảng 0,71 m3/ngày, mỏ sử dụng giếng khoan để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá và quy trình thực hiện dự án khai thác mỏ đá thủ tục xin cấp phép

Hiện trạng các công trình của dự án

5.2.1. Hiện trạng khu vực moong khai thác

Trong ranh mỏ đã hình thành moong khai thác, khu vực bờ Đông và bờ Bắc tương đối cao dao động trong khoảng 40 – 50m, các bờ còn lại ở mức trung bình dao động trong khoảng 20m.

- Cote cao đáy mỏ hiện tại có nơi đạt cote -46m.

- Cote mặt mỏ hiện tại có nơi đạt cote 24m.

- Khu vực chưa khai thác có diện tích khoảng gần 3ha nằm tại phía Đông Nam khu mỏ, bề mặt còn lớp phủ.

5.2.2. Khu chế biến hiện tại

Khu chế biến nghiền sàng đá có diện tích 4,5ha; nằm phía Đông khu mỏ. Các công trình trong khu vực nghiền sàng:

- Hệ thống đường trong khu vực, đường lên bulker cấp liệu;

- 02 tổ hợp nghiền sàng (công suất 250 tấn/h/tổ hợp);

- Nhà điều khiển;

- Bãi chứa đá thành phẩm.

5.2.3. Khu vực bãi thải

Bãi thải hiện tại

Bãi thải ngoài 3ha nằm ở phía Đông mỏ, gần khu vực cảng sông của Công ty. Để tránh hiện tượng trôi theo nước mưa gây hoang hóa đất ruộng, bồi lấp các kênh mương ruộng thì Công ty đã thực hiện các biện pháp:

Đầm nén đất bãi thải, đổ thải theo độ cao tầng đất 5-7m, mái dốc 45o.

Đắp bờ cao 0,5m quanh chân bãi thải.

Hiện tại, lượng đất phủ, đá bán phong hóa là rất ít, lượng đất đá này được Công ty bán làm vật liệu san lấp.

Bãi thải sau khi khai thác xuống sâu

Tại dự án mới khai thác xuống sâu, để đảm bảo công tác sản xuất của mỏ không bị ách tắc, thiết kế vẫn bố trí bãi thải ngoài với diện tích mở rộng thêm 2ha để trong trường hợp không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ không kịp vật liệu san lấp. Lượng đất tiêu thụ bằng 70% sản lượng đổ thải của mỏ, còn lại 30% sẽ được đổ vào bãi thải ngoài.

Bảng 6. Khối lượng và phương án đổ thải

Năm khai thác

Khối lượng, m3/năm

(nguyên khai)

Phương án đổ thải, m3/năm (nguyên khai)

Bãi thải ngoài (30%)

Tiêu thụ (70%)

Năm 1

120.000

30.000

70.000

 

Năm 2

120.000

30.000

70.000

 

 

Năm 3

120.000

30.000

70.000

 

 

Năm 4

120.000

30.000

70.000

 

 

Năm 5

37.383

11.215

26.168

 

 

Tổng KL

517.383

131.215

386.168

 

 

[Nguồn: Thiết kế cơ sở của Dự án]

Diện tích bãi thải ngoài rộng 50.000m2, chiều cao đổ thải trung bình tối đa 5m.

Công suất tiếp nhận của bãi thải được tính theo công thức:

V = S.H.ksd (m3)

Trong đó:

Ksd là hệ số sử dụng dung tích bãi thải: Ksd = 0,95.

S là diện tích bãi thải: S = 50.000m2

H là chiều cao đổ thải trung bình tối đa: H = 5m

V = 237.500m3. Như vậy với dung tích bãi thải đủ để chứa hết khối lượng đổ thải của mỏ.

5.2.4. Các hạng mục công trình phụ trợ

Khu văn phòng mỏ và kho xưởng

Các công trình xây dựng cơ bản của dự án được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 7. Tổng hợp các công trình xây dựng của dự án

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

1

Nhà văn phòng mỏ

m2

200

2

Nhà ăn ca phục vụ CB.CNV mỏ

m2

200

3

Nhà xưởng cơ khí

m2

100

4

Khu vực sân bãi để thiết bị

m2

500

5

Nhà tắm, vệ sinh tập thể

m2

50

6

Nhà bảo vệ

m2

10

7

Nhà kho vật tư

m2

100

8

Trạm biến thế 1.500kva và 1.000kva

m2

20

9

Hệ thống chiếu sáng văn phòng

Hệ thống

1

10

Hệ thống chiếu sáng khai trường

Hệ thống

1

11

Hệ thống cung cấp nước sạch

Hệ thống

1

12

Lỗ khoan + máy bơm

Hệ thống

1

13

Bể chứa nước sinh hoạt

m3

10

 

Ngoài ra tại mỏ không có kho chứa VLN, hóa chất và dầu nhiên liệu.

5.2.5. Hệ thống đường vận chuyển

Tuyến đường vận chuyển đá trong mỏ: Tuyến đường vận chuyển nội bộ mỏ cũng đã hoàn chỉnh và đang sử dụng tốt, đoạn đường nội bộ sân công nghiệp kết nối với các công trình phụ trợ dài trung bình 1.000m. Là các tuyến đường cấp phối, chiều rộng từ 8 – 10m.

Tuyến đường vận chuyển đá sản phẩm ra ngoài mỏ: Là đoạn đường từ sân công nghiệp ra đường ĐT 746 dài 1000m, từ đây vận chuyển sản phẩm tiêu thụ đi các nơi bằng đường bộ hoặc đường thủy qua sông Đồng Nai. Hệ thống đường vận chuyển ngoài mỏ hiện đã có và đang sử dụng, là đường cấp phối, chiều rộng đường 10m.

5.2.6. Hệ thống thu gom, xử lý và thoát nước mưa, nước tháo khô mỏ

Hệ thống thoát nước khai trường:

Để ngăn nước nước mặt chảy vào mỏ khi khai thác xuống sâu, Công ty đã tiến hành đắp tuyến đê bao xung quanh ranh giới được phép khai thác mỏ (kích thước trung bình của đê: mặt trên đê 3m, mặt dưới đê 5m, chiều cao đê 1m).

Tại đáy moong khai thác bố trí hố thu nước dung tích 2.400m3 thu toàn bộ nước chảy vào trong moong và dùng bơm để bơm cưỡng bức nước thải từ hố thu lên ao lắng cách hố thu khoảng 170m (dung tích 6.000m3) nhằm mục đích lắng các thành phần hạt lơ lửng. Nước sau xử lý chảy ra mương dẫn dài khoảng 500m đổ về suối Rạch Xếp và điểm tiếp nhận cuối cùng là sông Đồng Nai (cách rạch suối Rạch Xếp khoảng 500m).

Xem thêm giấy phép môi trường cho dư án xây dựng hoàn thành tại đấy

 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha