Dự án chợ đầu mối và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trung tâm thương mại chợ đầu mối cung cấp sản phẩm
Dự án chợ đầu mối và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trung tâm thương mại chợ đầu mối cung cấp sản phẩm
MỤC LỤC
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án: 8
3.1. Công suất của dự án đầu tư: 8
3.2. Quy trình sản xuất của dự án 9
4. Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án 12
4.1. Giai đoạn thi công xây dựng 12
4.2. Giai đoạn vận hành của dự án 13
5. Các thông tin khác liên quan đến dự án 16
5.1. Quy mô, hạng mục công trình của dự án 16
5.2. Danh mục máy móc thiết bị 19
5.3. Tiến độ thực hiện của dự án 19
5.4. Tổng vốn đầu tư của dự án 19
Chương II: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 20
2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường 21
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 23
3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 23
3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 24
3.2.1 Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải 24
3.2.2. Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải 28
3.2.3 Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải 28
3.2.4. Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải 29
3.3. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án 29
4.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 37
4.1.1.1 Đánh giá tác động của việc thu hồi đất 37
4.1.1.2 Đánh giá tác động do đền bù giải phóng mặt bằng 38
4.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 41
4.1.2.1 Biện pháp giảm thiểu tác động do thu hồi đất 41
4.1.2.2 Biện pháp giảm thiểu tác động do giải phóng mặt bằng 42
4.2.1 Đánh giá tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị 43
4.2.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 59
4.3.1. Đánh giá, dự báo các tác động 63
4.3.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 63
4.3.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí 63
4.3.1.1.2. Tác động đến môi trường nước 68
4.3.1.1.3. Tác động của chất thải rắn 72
4.3.1.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 76
4.3.1.2.4. Dự báo những sự cố trong giai đoạn vận hành của dự án 77
4.3.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 79
4.3.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước 79
4.3.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 88
4.3.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn 89
4.3.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động không liên quan đến chất thải 91
4.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 94
4.5. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 95
Chương V: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 97
5.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải: 97
5.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 98
5.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: 98
5.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại 99
5.6. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải 99
5.7. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường: 101
6.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 102
6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 102
6.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 103
6.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 103
6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 103
6.2.4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 103
CHƯƠNG VIII: CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN 104
Dự án chợ đầu mối và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường, hồ sơ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường trung tâm thương mại chợ đầu mối cung cấp sản phẩm
MỞ ĐẦU
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn, việc phát triển dự án hạ tầng nói chung và dự án hạ tầng cho chợ đầu mối nói riêng là việc cấp bách làm tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội.
Sự phát triển của hệ thống các chợ đầu mối sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, toàn diện, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự xã hội, an ninh quốc phòng được giữ vững.
Chợ đầu mối nông sản xã Đông Tảo nằm trên địa bàn xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu) có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và khu vực nói chung. Đây là nơi lưu thông và cung cấp hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng khác,… phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, đây cũng là nơi tạo công ăn việc làm, gia tăng cơ hội sinh kế cho người dân và tạo nguồn thu cho ngân sách. Sự phát triển của chợ cũng được coi là yếu tố phản ánh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Chợ đầu mối nông sản xã Đông Tảo hiện tại được xây dựng từ năm 2006 với quy mô trên 5.000m2. Do xây dựng từ nhiều năm trước nên chợ Đông Tảo hiện nay đang bị xuống cấp, hạ tầng quá tải, không gian chật hẹp mất mỹ quan, các ki ốt chưa được bố trí hợp lý, khoa học, gây khó khăn cho tiểu thương và người mua trong quá trình kinh doanh, tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ, ô nhiễm môi trường. Không chỉ quá tải ở bên trong mà khuôn viên bên ngoài của chợ cũng đang bị làm xấu bởi tình trạng buôn bán tự phát gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông làm ảnh hưởng đến cuộc sống của Nhân dân. Do đó, việc xây đầu tư xây dựng mới Chợ đầu mối nông sản xã Đông Tảo nhằm đáp ứng điều kiện về dự án vật chất, cải thiện môi trường, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của nhân dân, kết nối giao thương với các trung tâm kinh tế các vùng khác và phù hợp với các quy định hiện hành cho các hộ kinh doanh là điều cần thiết.
Dự án “Chợ đầu mối xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu” được HĐND huyện Khoái Châu phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 24/5/2023 có quy mô đầu tư công trình với diện tích đất là 26.236,5m2 và quy mô vốn đầu tư 128.929.763.000 đồng. Dự án là dự án đầu tư xây dựng mới.
Theo trích lục khu đất thực hiện dự án được Văn phòng đăng ký đất đai trích lục ngày 11/4/2023 thì khu đất thực hiện dự án bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất giao thông và đất thủy lợi. Do đó, theo quy định tại điểm b, khoản 1 điều 30 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 mục I, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và dự án có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại mục IV phần B, phụ lục I nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ. Căn cứ các yếu tố trên, dự án phải lập báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường gửi Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh cấp Giấy phép môi trường.
Quy mô của dự án đầu tư:
+ Dự án có tổng vốn đầu tư là 128.929.763.000 đồng (Theo Nghị quyết số 128/NQ-HĐND ngày 24/5/2023 của HĐND huyện Khoái Châu):
Dự án thuộc dự án đầu tư nhóm II theo quy định tại STT 2 mục I, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ (Dự án có quy mô tương đương với dự án nhóm B theo quy định tại mục IV phần B, phụ lục I nghị định 40/2020/NĐ-CP ngày 6/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công (tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đến dưới 800 tỷ đồng) và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Đối chiếu quy định tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022, dự án thuộc đối tượng phải cấp Giấy phép môi trường, thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Hưng Yên;
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án:
3.1. Công suất của dự án đầu tư:
Mục tiêu: Xây dựng đầy đủ và đồng bộ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu và các điều kiện cơ bản, tạo điều kiện ổn định chỗ buôn bán, giao thương hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế để tiếp tục phân phối tới các chợ và kênh lưu thông khác.
Quy mô:
Dự án xây dựng chơ đầu mối nông sản xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu được xây dựng trên khu đất mới với tổng diện tích 26.236,5m2 bao gồm các hạng mục công trình chính và công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động mua bán:
- Nhà chợ chính: diện tích 2.225,8m2, số tầng 01 tầng;
- Chợ nông sản ngoài trời: 6.567,08m2;
- Chợ dân sinh bán đồ tươi sống: 1.300m2;
- Nhà Ban quản lý chợ: 288 m2;
- Nhà kho chứa hàng: 905m2;
Ngoài ra, có các hạng mục nhà bảo vệ, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phòng cháy chữa cháy và khu tập kết rác thải.
* Nhóm dự án: nhóm B;
* Cấp công trình: công trình cấp III;
Dự án được đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu sử dụng của các hộ kinh doanh do đó dự án không có công nghệ sản xuất. Trong quá trình vận hành, dự án có quy trình hoạt động như sau:
Căn cứ Điều 12, Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ thì hàng hóa dịch vụ kinh doanh buôn bán tại chợ là hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh và không thuộc các loại sau đây:
- Hàng hóa có chứa chất phóng xạ và thiết bị bức xạ ion hóa;
- Các loại vật liệu nổ, các loại chất lỏng dễ cháy như xăng dầu (trừ dầu hỏa thắp sáng), khí đốt hóa lỏng (gas), các loại khí nén;
- Các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh.
- Các loại hóa chất độc hại thuộc danh mục kinh doanh có điều kiện.
Để bảo đảm trật tự và văn minh thương mại, hàng hóa kinh doanh tại chợ sẽ được sắp xếp theo ngành hàng, nhóm hàng và không bố trí gần nhau các loại hàng hóa có ảnh hưởng xấu đến nhau.
* Quy trình hoạt động của các tiểu thương
Quy trình kinh doanh, buôn bán tại chợ được thể hiện theo sơ đồ sau:
Hoạt động kinh doanh của khu chợ, dịch vụ thương mại được trình bày cụ thể như sau:
Hình 1.8. Quy trình hoạt động của các tiểu thương
Thuyết minh phương thức kinh doanh của dự án:
Các hộ tham gia kinh doanh buôn bán sẽ đăng ký các hoạt động kinh doanh, buôn bán và thuê địa điểm với ban quản lý khu chợ. Hai bên thống nhất với nhau các quy định và bên thuê địa điểm bắt đầu hoạt động kinh doanh, buôn bán trong chợ.
Hoạt động kinh doanh buôn bán trong chợ rất đa dạng, trong đó các hoạt động gây tác động tới môi trường như sau:
- Các hoạt động sinh hoạt của những người tham gia trao đổi buôn bán và ban quản lý khu chợ sẽ làm phát sinh CTR, nước thải sinh hoạt;
- Quá trình trao đổi buôn bán, có sự giao tiếp qua lại giữa các bên và đôi khi xảy ra tranh chấp sẽ làm phát sinh tiếng ồn và chất thải rắn, ngoài ra còn xe cộ đi lại sẽ làm phát sinh khí thải động cơ đốt trong từ xe;
Phương thức hoạt động của Dự án là hoạt động liên tục theo ngày. Trong đó, hoạt động kinh doanh phục vụ tiêu dùng, dân sinh hoạt động từ 5h sáng đến 11 h trưa và hoạt động củ khu vực chợ đầu mối kinh doanh rau, củ quả và hàng nông sản hoạt động từ 16h chiều hôm trước đến 5h sáng hôm sau.
Hoạt động của dự án làm phát sinh nước thải sinh hoạt, nước thải từ hoạt động giết mổ gia cầm và sơ chế thủy hải sản (tôm, cua, cá); nước thải từ hoạt động vệ sinh sàn của khu chợ, chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn từ khu chợ và một lượng nhỏ chất thải nguy hại. Tại chợ không thực hiện hoạt động giết mổ gia súc.
* Quy trình quản lý, hoạt động chợ
Hình 1.9. Quy trình quản lý, hoạt động
Thuyết minh quy trình hoạt động chợ
Ban quản lý chợ lập nội quy hoạt động chợ, niêm yết công khai để các hộ kinh doanh và mọi người xung quanh biết để thực hiện. Sắp xếp các khu vực kinh doanh hợp lý và hợp đồng với các hộ kinh doanh tiểu thương có nhu cầu buôn bán để lập kế hoạch phân bố vị trí cho phù hợp.
Tiểu thương và các hộ kinh doanh trao đổi, mua bán hàng hóa với người tiêu dùng (Quy trình buôn bán, kinh doanh tại khu chợ), được sự giám sát của Ban quản lý chợ, định kỳ Ban quản lý chợ tiến hành kiểm tra an toàn thực phẩm và thu phí thuê lô sạp (Tùy theo hợp đồng kinh doanh của Ban Quản lý và tiểu thương mà tiến hành thu). Hoạt động mua bán kinh doanh là nguồn phát sinh chất thải chính của dự án (nước thải, khí thải, chất thải rắn). Ban quản lý hỗ trợ các dịch vụ hỗ trợ như: cấp điện, cấp nước cho các hộ tiểu thương, kiểm định cân, bảo vệ hàng hóa ban đêm cho các hộ tiểu thương.
Định kỳ hàng tháng, Ban Quản lý chợ tổng hợp tình hình của chợ và báo cáo định kỳ về cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định
Sản phẩm của dự án là xây dựng hoàn thành khu chợ nông sản để phụ vụ nhu cầu trao đổi buôn bán hàng hóa của các tiểu thương.
Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu
Dự án thực hiện xây dựng các hạng mục trong khuôn viên chợ trên tổng diện tích theo mặt bằng quy hoạch tổng thể là 26.236,5m2. Khối lượng các loại nguyên, vật liệu xây dựng chính của dự án được đơn vị tư vấn xây dựng tính toán dựa trên khối lượng xây dựng các hạng mục công trình. Các loại nguyên liệu này sẽ được mua từ các đại lý vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện Khoái Châu và các khu vực lân cận.
Bảng 1.2 Bảng tổng hợp nguyên liệu sử dụng của dự án
TT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
Khối lượng (tấn) |
1 |
Sắt, thép |
tấn |
112,5 |
112,5 |
2 |
Xi măng |
Tấn |
354 |
354 |
3 |
Cát vàng |
m3 |
421 |
602,3 |
4 |
Đá dăm |
m3 |
1.250 |
1.875 |
5 |
Bê tông thương phẩm |
Tấn |
1.425 |
1.425 |
6 |
Gạch lát nền và ốp tường |
viên |
3.565 |
2,32 |
7 |
Tôn lợp + phụ kiện |
m2 |
3.760 |
13,27 |
8 |
Que hàn |
Kg |
355 |
0,355 |
9 |
Gạch chỉ 6,5x 10,5x22 |
viên |
685.000 |
1.575,5 |
10 |
Sơn tường |
Kg |
1.015 |
1,015 |
11 |
Nhôm |
tấn |
205,2 |
205,2 |
13 |
Cống tròn, cống hộp bê tông |
Đoạn |
54 |
8,15 |
14 |
ống nhựa |
m dài |
205 |
0,062 |
|
Tổng cộng |
|
|
4.600,75 |
Các nguyên, vật liệu trên được mua mới hoàn toàn đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
* Nhu cầu sử dụng điện:
- Điện chủ yếu phục vụ chiếu sáng tại lán trại và vận hành một số máy móc thi công.
- Nguồn điện cấp cho quá trình xây dựng của dự án được lấy từ lưới điện của Điện lực huyện Khoái Châu.
Nhu cầu sử dụng điện trong giai đoạn thi công xây dựng ước tính khoảng 250 kWh/tháng.
* Nhu cầu dùng nước:
Nước phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân, nước thi công trong quá trình thi công xây dựng được lấy từ Nhà máy cấp nước Dạ Trạch (Công ty cổ phần Huy Phát), địa chỉ tại Thôn Yên Vĩnh, Xã Dạ Trạch, Huyện Khoái Châu, Hưng Yên
Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ tăng cường sử dụng nhân lực địa phương, công nhân ở lại công trường được nghỉ tại nhà tạm.
Số lượng công nhân giai đoạn thi công xây dựng là 30 người
Với định mức sử dụng nước là 70 lít/người.ngày thì lượng nước cần cấp sẽ khoảng (30*70/1000) = 2,1 (m3/ngày đêm).
- Nhu cầu sử dụng nước cho thi công xây dựng khoảng 1,5 m3/ngày.
* Nhu cầu nguyên, nhiên liệu
Do đặc điểm hoạt động của dự án là công trình dân dụng và hạ tầng kỹ thuật, cung cấp cơ sở hạ tầng để người dân và tiểu thương trao đổi hàng hóa. Chợ chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa nên giai đoạn này chỉ có nhu cầu nhiên liệu là xăng, dầu của các phương tiện giao thông ra vào chợ.
* Nhu cầu sử dụng điện:
Nguồn điện cung cấp cho Chợ đầu mối nông sản xã Đông Tảo chủ yếu là cung cấp cho các thiết bị chiếu sáng và các thiết bị phục vụ, kinh doanh tại chợ. Lượng điện tiêu thụ tại Chợ ước tính khoảng 500kW/tháng. Nguồn điện cấp cho quá trình xây dựng của dự án được lấy từ lưới điện của Điện lực huyện Khoái Châu.
* Nhu cầu sử dụng nước
- Nước cấp cho hoạt động của CBCNV Ban quản lý khu chợ, khu dịch vụ thương mại: với số lượng CBCNV Ban quản lý khu chợ, dịch vụ thương mại là 15 người, ước tính nhu cầu sử dụng nước là 70 lít/ngày
=> nhu cầu sử dụng nước là: 15x70x10-3 = 1,05 m3/ngày
- Nước cấp cho hoạt động của khu chợ:
+ Nước cấp cho tiểu thương:
Theo thống kê của các hộ kinh doanh của Chợ đầu mối nông sản xả Đông Tảo hiện tại thì chợ có khoảng 141 kiot với 80 quầy kinh doanh phục vụ tiêu dùng, dân sinh và khu chợ đầu mối kinh doanh rau, củ quả và hàng nông sản khoảng 500m2.
Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ có khoảng 180 kiot và 120 quầy kinh doanh và khu chơ nông sản ngoài trời với diện tích 6.567,08m2. Giả thiết mỗi kiot/quầy có 01 người tham gia và không gian tối thiểu để 01 tiểu thương hoạt đông trong khu vực chơ nông sản ngoài trời là khoảng 30m2
ð Lượng người tham gia trao đổi tại khu chợ là:
180+120 +6.567,08/15 = 519 người
Tuy nhiên trong thực tế sẽ không hoàn toàn 100% các tiểu thương kinh doanh trong khu chợ đều chỉ có 01 người, sẽ một số kiot cần tới 02 người. Vì vậy trong báo cáo sẽ dự báo số người tham gia trao đổi buôn bán khoảng 550 người.
Căn cứ nhu cầu sử dụng nước của tiểu thương là khoảng 45 lít/ngày nên nhu cầu sử dụng nước là: 550x45/1000= 24,75 m3/ngày;
+ Nước cấp cho hoạt động giết mổ gia cầm và sơ chế thủy hải sản (tôm, cua, cá…):
Trong khu chợ có khoảng 30 hộ kinh doanh loại thực phẩm này. Căn cứ vào mức sử dụng nước thực tế tại một số chợ trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, hoạt động giết mổ gia cầm và sơ chế thủy hải sản của mỗi hộ kinh doanh sẽ có mức sử dụng nước khoảng 250 (l/hộ/ngày) => nhu cầu sử dụng nước: 30 x 250/1000 = 7,5 m3/ngày;
+ Nước cấp cho hoạt động rửa sàn, vệ sinh chợ:
Căn cứ theo nhu cầu nước sử dụng cho hoạt động rửa sàn, vệ sinh chợ đầu mối nông sản xã Đông Tảo hiện trạng (chủ yếu là rửa sàn, vệ sinh khu giết mổ gia cầm và sơ chế thủy hải sản) thì lượng nước cấp cho hoạt động này là 5 m3/ngày.
+ Nước cấp cho hoạt động của khách ra vào khu chợ:
Với số lượng khách ra vào khu chợ dự báo khoảng 800 lượt khách/ngày. Tuy nhiên khách ra vào chợ gần như chỉ tới mua hàng và ra về, rất ít lượng khách có nhu cầu sử dụng nước (giả thiết số lượng khách sử dụng nước trong chợ là 20% và với một lượt sử dụng nước tính theo TCVN 4513:1988 vào khoảng 5l/lượt sử dụng), ước tính lượng nước sử dụng của khách ra vào chợ là: 800*0,2*5/1000 = 0,8 (m3/ngày).
- Nước tưới cây, sân nền: Áp dụng tiêu chuẩn cấp nước 3 lít/m2 ngày
= 3.284,16 x3/1000 = 9,85m3/ngày;
Cụ thể nhu cầu sử dụng nước được ước tính như bảng sau:
Bảng 1.3: Nhu cầu sử dụng nước của dự án
STT |
Nhu cầu cấp nước |
Tiêu chuẩn cấp nước |
Số lượng |
Lượng tiêu thụ (m3/ngày) |
1 |
Nước cấp cho CBCNV Ban quản lý khu chợ |
70 (l/người/ngày) |
15 |
1,05 |
2 |
Nước cấp cho khu chợ |
- |
- |
38,05 |
2.1 |
Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt của các tiểu thương |
45 |
550 |
24,75 |
2.2 |
Nước cấp cho hoạt động giết mổ gia cầm và sơ chế thủy hải sản (tôm, cua, cá…) |
250 |
30 |
7,5 |
2.3 |
Nước cấp cho hoạt động rửa sàn, vệ sinh chợ |
- |
- |
5 |
2.4 |
Nước cấp cho hoạt động của khách ra vào khu chợ |
5 |
800x20% |
0,8 |
3 |
Nước cấp tưới cây, sân nền |
3 l/m2/ng.đ |
3.284,16 m2 |
9,85 |
|
Tổng |
|
|
48,95 |
Ngoài ra, nhu cầu cấp nước được sử dụng cho hoạt động phòng cháy chữa cháy: Theo phương án thiết kế, giả định số đám cháy là 01 đám, lưu lượng nước tính toán cho một đám cháy lấy bằng 15 lít/s. Tổng lượng nước cứu hỏa trong 3 giờ liên tục được tính như sau:
Wcc = 1 đám cháy x 15l/s x 3 giờ = 2 x15 x3.600 x 3/1000 = 162m3
Theo bản vẽ mặt tổng thể được phê duyệt, cơ cấu sử dụng đất của dự án như sau:
Bảng 1.4: Cơ cấu sử dụng đất của dự án
TT |
Loại đất |
Diện tích |
Tỷ lệ |
1 |
Đất xây dựng nhà chợ chính và các hạng mục công trình có mái khác |
6.073,36 |
23,14 |
2 |
Đất xây dựng chợ nông sản ngoài trời |
6.567,08 |
25,03 |
3 |
Đất giao thông, bãi đỗ xe |
10.311,9 |
39,31 |
4 |
Đất cây xanh, sân vườn |
3.284,16 |
12,52 |
|
Tổng cộng |
26.236,5 |
100% |
Tổng diện tích khu đất thực hiện dự án là 26.236,5 m2 thuộc địa bàn xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Khu đất đã được Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên chấp thuận Mặt bằng quy hoạch tổng thể tại thông báo số 168/TB-SXD ngày 16/6/2023. Quy mô các hạng mục công trình:
- Cổng gồm 1 cổng chính và 1 cổng phụ.
- Nhà bảo vệ 01 tầng (gồm 2 nhà) được bố trí ngay đầu cổng bao gồm 1 phòng trực và 1 phòng nghỉ, kết cấu nhà xây tường chịu lực, mái đổ bê tông lợp tôn chống nóng.
- Nhà để xe 01 tầng bố trí ngay sau nhà bảo vệ kết cấu nhà khung thép lợp tôn chống nóng, nền đổ bê tông.
- Nhà ban quản lý chợ 2 tầng.
+ Tầng 1 bao gồm: Phòng quản lý chất lượng hàng hóa, phòng kiểm nghiệm vệ sinh ATTP, Phòng thuế vụ, Phòng công an, Phòng y tế, Phòng phó ban + phòng khách, khu vệ sinh.
+ Tầng 2 bao gồm: Phòng họp, phòng trưởng BQL, Phòng chuyên môn nghiệp vụ, Phòng thông tin điều hành, Phòng kho, khu vệ sinh. Kết cấu nhà khung BTCT mái đổ bê tông, lợp tôn chống nóng, gạch lát Ceramic, tường lăn sơn 3 nước màu
- Nhà kho nằm cạnh nhà ban quản lý chợ, kết cấu nhà khung BTCT mái đổ bê tông, lợp tôn chống nóng.
- Bể nước PCCC kết cấu sử dụng vách bê tông cốt thép toàn khối.
- Nhà vệ sinh 01 tầng, bao gồm 1 bên nam và 1 bên nữ, kết cấu xây gạch, trên mái đổ bê tông, lợp tôn chống nóng.
- Khu tập kết rác thải 01 tầng, đặt ở cuối chợ, kết cấu sử dụng khung thép lợp tôn.
- Nhà chợ chính quy hoạch 05 tầng; Giai đoạn này dự kiến xây nhà 1 tầng để phục vụ cho chợ dân sinh buôn bán quần áo, đồ điện gia dụng, sắt thép, tạp hóa... Kết cấu sử dụng khung thép, mái lợp tôn chống nóng phân thành nhiều gian hàng bố trí thành các lô quầy áp lưng quay vào nhau, đường giao thông và các đường giao thông nội bộ.
- Chợ nông sản ngoài trời.
- Nhà chợ dân sinh buôn bán đồ tươi sống kết cấu sử dụng khung thép mái lợp tôn, thông thoáng xung quanh bao gồm khu bán thịt tươi sống + hải sản, khu bán con sống, khu hàng rau quả, khu hàng đồ khô, dịch vụ giải khát và hàng quà vặt.
a. Cổng:
+ Xây mới 01 cổng chính, 01 cổng phụ.
+ Xây mới 02 trụ cổng chính kích thước 900x900 cao 3,7m; 02 trụ cổng phụ kích thước 600x600 cao 2,7m. Móng cổng gia cố cọc tre; trụ cổng bê tông cốt thép mác 200#; xây ốp gạch không nung VXM mác 75#, đầu trụ tấm đan BTCT, sơn hoàn thiện 3 nước.
b. Nhà bảo vệ:
- Chiều cao công trình: 1 tầng, chiều cao tầng là 3,6m; kích thước (4,5x5,4)m.
- Kết cấu: Móng sử dụng giải pháp móng gạch, tường xây gạch không nung, sàn mái đổ BTCT toàn khối, xà gồ thép hộp, mái lợp tôn.
c. Nhà để xe ban quản lý:
- Nhà để xe kích thước (56,1x6)m, chiều cao 3,7 m.
- Kết cấu: Móng sử dụng kết cấu móng đơn BTCT, bê tông mác 200#; kết cấu thân sử dụng hệ khung thép, mái xà gồ thép, lợp tôn.
d. Nhà Ban quản lý chợ:
- Giải pháp kiến trúc:
+ Nhà Ban quản lý gồm 02 tầng, chiều cao mỗi tầng là 3,6m diện tích 288m2.
+ Nhà ban quản lý được bố trí công năng sử dụng như sau: Tầng 1 gồm: Phòng thuế vụ, phòng phó BQL+khách, phòng Quản lý chất lượng hàng hóa, phòng kiểm nghiệm vệ sinh ATTP, phòng Công an, phòng Y tế, khu vệ sinh. Tầng 2 gồm: Phòng họp, phòng trưởng BQL+ khách, phòng chuyên môn nghiệp vụ, phòng thông tin điều hành, phòng kho, khu vệ sinh.
- Giải pháp kết cấu:
+ Kết cấu thân: Dùng giải pháp kết cấu khung BTCT chịu lực. Toàn bộ kết cấu cột, dầm, sàn sử dụng BTCT đá 1x2 mác 250. Giằng tường, lanh tô, ô văng sử dụng BTCT đá 1x2 mác 200. Tường bao che và các cấu kiện khác xây gạch không nung mác 75, vữa xây xi măng mác 75.
+ Phần mái: Bê tông sàn đổ tại chỗ, xây tường thu hồi, gác xà gồ thép hộp, trên lợp tôn chống nóng và xử lý chống thấm.
e. Nhà kho:
- Nhà kho kích thước (90,5x10,0)m, chiều cao 3,8 m.
- Kết cấu: Móng sử dụng kết cấu móng đơn BTCT, bê tông mác 200#; tường toàn nhà xây gạch không nung, mái xà gồ thép, lợp tôn. Nền lát gạch Granite, quét sơn hoàn thiện.
f. Nhà vệ sinh:
- Nhà vệ sinh kích thước (15x3,6)m, chiều cao tầng 3,0 m, phân chia 1 bên nam và 1 bên nữ.
- Móng sử dụng giải pháp móng băng BTCT, kết cấu khung cột, dầm, sàn BTCT, tường xây gạch khôn nung, sàn mái đổ BTCT toàn khối, quét dung dịch chống thấm mái. Tường trong nhà vệ sinh ốp gạch Granite, nền lát gạch chống trơn Ceramic. Cửa đi, cửa sổ dùng cửa nhôm hệ, hoàn thiện hệ thống điện, cấp thoát nước sinh hoạt.
g. Khu tập kết rác thải
- Khu tập kết rác thải kích thước (30,0x6,6)m, chiều cao 3,6 m.
h. Nhà chợ chính:
- Kiến trúc: Nhà chợ chính quy hoạch 05 tầng; Giai đoạn này dự kiến xây nhà 1 tầng kích thước (57,6x31,5)m, chiều cao tầng 4,8 m;
- Kết cấu: Kết cấu sử dụng khung thép, mái lợp tôn chống nóng phân thành nhiều gian hang bố trí thành các lô quầy áp lưng quay vào nhau, đường giao thông và các đường giao thông nội bộ. Nền lát gạch Granite
i. Chợ nông sản ngoài trời: Diện tích 6.567,08m2’
k. Chợ dân sinh: Diện tích 1.300m2
- Kết cấu: Kết cấu sử dụng khung thép mái lợp tôn, thông thoáng xung quanh bao gồm khu bán thịt tươi sống + hải sản, khi bán con sống, khu hang rao quả, khu hang đồ khô, dịch vụ giải khát và hàng quà vặt. Nền lát gạch tezzaro.
Do đặc điểm hoạt động của dự án là dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng để người dân trao đổi hàng hóa. Vì vậy, các máy móc thiết bị chủ yếu phục vụ công tác PCCC tại khu vực nhà chợ chính và nhà ban quản lý chợ.
Bảng 1.5: Danh mục máy móc, thiết bị của dự án
STT |
Hạng mục |
Vị trí bố trí |
Số lượng |
Năm sản xuất |
1 |
Bình chữa cháy |
Xung quanh nhà ban quản lý và nhà chợ chính |
12 |
2023 |
Tiến độ thực hiện hiện dự án được thực hiện như sau:
- Tháng 12/2023-05/2024: Hoàn thiện các thủ tục pháp lý;
- Tháng 06/2024-08/2025: Thi công xây dựng các hạng mục công trình và hoàn thành cơ sở vật chất;
- Từ tháng 9/2025: Hoàn thiện tất cả các hạng mục công trình, đưa toàn bộ dự án đi vào hoạt động;
Tổng mức đầu tư dự kiến 128.929.763.000 đồng (Một trăm hai mươi tám tỷ chín trăm hai chín triệu bảy trăm sáu mươi ba ngàn đồng).
Trong đó:
+ Chi phí xây dựng 96.066.922.000 đồng;
+ Chi phí BQLDA 1.954.001.000 đồng;
+ Chi phí TVĐTXD 4.920.127.000 đồng;
+ Chi phí khác: 849.200.000 đồng;
+ Chi phí GPMB (tạm tính) 19.000.000.0000 đồng;
+ Chi phí dự phòng: 6.139.513.000 đồng;
1. Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Theo Quyết định 274/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 18/02/2020 về việc Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo vệ môi trường
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì mục tiêu lập quy hoạch BVMT quốc gia thì mục tiêu quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia:
+ Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: phải xác định được các mục tiêu cơ bản, có tính chất chủ đạo, xuyên suốt nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hình thành các điều kiện cơ bản cho nền kinh tế xanh, ít chất thải, cacbon thấp và phát triển bền vững đất nước.
+ Về mục tiêu cụ thể: định lượng được các mục tiêu cụ thể về xác lập vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải; thiết lập các khu bảo vệ, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; hình thành các khu quản lý chất thải rắn, nguy hại tập trung; thiết lập mạng lưới quan trắc và cảnh báo về chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước cho giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050.
- Xác định công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn; Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường... Trong giai đoạn 2021- 2025, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về Chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó việc quy hoạch, tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN là một trong những giải pháp đầu tư có hiệu quả phục vụ chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Dự án “Chợ đầu mối nông sản xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu” được thực hiện với mục tiêu Xây dựng đầy đủ và đồng bộ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu và các điều kiện cơ bản, tạo điều kiện ổn định chỗ buôn bán, giao thương hàng hóa từ các nguồn sản xuất, kinh doanh của khu vực kinh tế để tiếp tục phân phối tới các chợ và kênh lưu thông khác. Do đó mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên, phù hợp với chủ trương, yêu cầu của UBND tỉnh tại Chỉ thị 04/2009/CT-UBND ngày 31/03/2009 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên cũng như huyện Khoái Châu.
Do chưa có quy hoạch tỉnh, phân vùng BVMT nên không có dự án đánh giá. Tuy nhiên, dự án đã được phê duyệt Đánh giá tác động môi tường từ năm 2006, được cấp Giấy chứng nhận đầu tư số 1746/QĐ-UB do UBND tỉnh Hưng Yên cấp lần đầu ngày 09/9/2003, dự án hoạt động ổn định. Đồng thời, đã đầu tư xây dựng các công trình BVMT xử lý nước thải, khí thải đạt quy chuẩn thải ra môi trường. Vì vậy, dự án đầu tư là phù hợp với các quy hoạch liên quan và yêu cầu về BVMT.
Khu vực thực hiện dự án không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải, dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường
2. Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường
2.1 Môi trường không khí
Do đặc thù dự án là xây dựng đầy đủ và đồng bộ cơ sở vật chất tạo điều kiện ổn định chỗ buôn bán, giao thương hàng hóa nên khi dự án đi vào hoạt động không phát sinh bụi, khí thải cần phải đầu tư công trình xử lý bụi, khí thải.
Ngoài ra chủ dự án bố trí cây xanh đảm bảo quy định tạo môi trường làm việc thoáng, xanh, sạch đẹp; đồng thời chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung đảm bảo môi trường làm việc cho cá tiểu thương buôn bán tại dự án và các đối tượng xung quanh khu vực thực hiện dự án.
GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dự án nhà máy sản xuất, lắp ráp các loại máy xử lý hình ảnh
340,000,000 vnđ
320,000,000 vnđ
Dự án nhà máy sản xuất thiết bị điện và điện tử thủ tục xin cấp phép môi trường và chạy thử
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Xin giấy phép môi trường dự án đầu tư nhà máy sản xuất và hoàn tất sản phẩm hàng may mặc
250,000,000 vnđ
245,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường cho dự án khu công nghiệp
250,000,000 vnđ
240,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư trang trai chăn nuôi gà trong phòng lạnh
180,000,000 vnđ
175,000,000 vnđ
Dự án đầu tư khu nhà ở và hồ sơ xin giấy phép môi trường
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá
170,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Giấp phép môi trường cho dự án đầu tư tổ hợp dịch vụ thương mại
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy sản xuất các sản phẩm may mặc
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch
170,000,000 vnđ
165,000,000 vnđ
HOTLINE:
0907 957895 - 028 35146426
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận
Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28,B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc về quanlydautu.org
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn