Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm 220 KV

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm 220 KV

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm 220 KV

  • Mã SP:DTM 220KV
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:160,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm 220 KV

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

 

1.                      Thông tin chung về dự án

Tên dự án          : Đường dây 220kV Thủy điện và trạm biến áp 500kV 

Chủ dự án          : Ban quản lý dự án các công trình điện 

-     

2.                      Nội dung chính về dự án

 

Tổng chiều dài của đường dây dự án là 27,7 km; trong đó:

-       Cấp điện áp        :  220kV.

-       Số mạch              :  1 mạch.

-       Điểm đầu            :  sân phân phối 220kV nhà máy thủy điện 

-       Điểm cuối           :  cột cổng 220kV TBA 500kV 

-       Góc lái                : 18.

-       Dây dẫn              :  dây nhôm lõi thép ACSR-330/43.

-       Dây chống sét    :  sử dụng 02 dây chống sét gồm 01 dây Phlox 147, 01 dây cáp quang OPGW120 cho đoạn đầu trạm 500kV  và 01 dây Phlox 94, 01 dây cáp quang OPGW70 cho đoạn còn lại.

-       Cách điện           :  dùng cách điện treo bằng composite, chế tạo theo tiêu chuẩn IEC.

-       Cột                       :  cột tháp sắt bằng thép hình mạ kẽm nhúng nóng, liên kết bằng bulông.

-       Móng                   :  bê tông cốt thép đúc tại chỗ, loại móng bản.

-       Tiếp địa               :  loại tia kết hợp cọc.

-       Giao chéo của tuyến đường dây:

·      Vượt đường nhựa: 02 lần.

·      Vượt đường đất, đá: 49 lần.

·      Vượt sông, suối, hồ chứa: 27 lần.

·      Giao chéo với đường dây trung hạ thế: 07 lần.

Ø Mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV 

Dự án thực hiện mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV , với quy mô như sau:

-         Lắp đặt thiết bị hoàn thiện cho 01 ngăn xuất tuyến 220kV với quy mô bao gồm: 01 bộ máy cắt 3 pha, 03 bộ dao cách ly 3 pha, 03 bộ dao cách ly 1 pha, 03 biến dòng diện 1 pha, 03 biến điện áp 1 pha.

-         Lắp đặt hoàn thiện hệ thống điều khiển, đo lường và bảo vệ cho 01 ngăn xuất tuyến mở rộng bao gồm: 01 tủ điều khiển, bảo vệ và đo lường lắp đặt trong nhà điều khiển bảo vệ trung gian, đồng thời kết nối với hệ thống điều khiển, bảo vệ hiện hữu của trạm.

-         Xây dựng móng, trụ đỡ thiết bị, mương cáp điều khiển ngoài trời cho ngăn xuất tuyến mở rộng. 

c.       Tiến độ thực hiện

Theo DAĐTXDCT tháng 02/2014, dự án dự kiến hoàn thành và đóng điện khoảng tháng 06/2015.  

a.      Giai đoạn chuẩn bị xây dựng

 

Stt

Nguồn gây tác động

Đối tượng

Tác động

Mức độ tác động

1

Chiếm dụng đất vĩnh viễn để xây dựng móng trụ

Đất đai, cây cối, hoa màu người dân 

Chiếm dụng đất xây dựng móng trụ. Thay đổi mục đích sử dụng đất: từ đất rừng và nông nghiệp ® đất chuyên dùng (móng trụ).

Đất đai, hoa màu, cây cối và tài sản trên đất của người dân được thu hồi và bồi thường theo đúng quy định.

Vĩnh viễn

2

Ảnh hưởng tạm thời dưới hành lang tuyến

Đất đai, cây cối, hoa màu người dân 

Hạn chế khả năng sử dụng đất dưới hành lang an toàn: từ đất trồng cây lâu năm ® đất trồng cây dưới chiều cao an toàn (6m) hoặc trồng cây hàng năm.

Hạn chế mục đích sử dụng nhà ở/công trình dưới hành lang an toàn và ảnh hưởng trong sinh hoạt.

Yêu cầu cải tạo, tiếp địa mái đối với nhà ở/công trình dưới hành lang an toàn tuyến đường dây.

Yêu cầu tiếp địa mái đối với nhà ở/công trình nằm trong hành lang tiếp địa 

Chặt bỏ cây cối trong quá trình thi công kéo dây và cây cối có chiều cao vượt khoảng cách an toàn lưới điện.

Tạm thời. Đất đai, cây cối, hoa màu bị ảnh hưởng của người dân được bồi thường theo đúng quy định

b. Giai đoạn xây dựng

Stt

Nguồn gây tác động

Tác động/chất thải

Mức độ tác động

1

Môi trường không khí

a.

 

 

Hoạt động vận chuyển phục vụ công trường khi xây dựng

Tiếng ồn, bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới

Nhỏ, cục bộ dọc tuyến đường vận chuyển

b.

Hoạt động xây dựng như đào đắp và đổ bê tông

Bụi, khí thải, tiếng ồn và rung từ các phương tiện thi công

Nhỏ, tác động cục bộ tại vị trí móng trụ

2

Môi trường nước

a.

 

 

Hoạt động vận chuyển công trường xây dựng

Dầu rò rỉ và dầu cặn được thải bỏ từ các loại phương tiện cơ giới, máy móc không qua xử lý

Không đáng kể

 

b.

Các hoạt động xây dựng: kéo dây, chuẩn bị mặt bằng, xây dựng móng trụ,…

Tại các khu vực xây dựng, đào đắp, đổ bê tông,… nước mưa cuốn theo đất, đá, chất thải xây dựng vào khu vực sông lân cận, làm tăng độ đục, ô nhiễm nước mặt, làm nước nhiễm phèn và tăng khả năng xói lở

Nhỏ, cục bộ tại vị trí xây dựng

 

c.

Tập trung lực lượng lao động phục vụ thi công

Lượng nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng (ước tính 0,48-0,96m3/ngày tại mỗi vị trí móng) là nhỏ

Nhỏ trong giới hạn cho phép

3

Môi trường đất

 

Tập trung lực lượng lao động phục vụ thi công

Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường nếu không được thu gom và thải đúng quy định gây mất mỹ quan và là nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước

Nhỏ do rải dọc tuyến đường dây 

4

Các tác động khác

 

 

 

Hoạt động vận chuyển

Giao thông địa phương

Làm tăng áp lực và làm xuống cấp hệ thống giao thông hiện hữu.

Nguy cơ tai nạn giao thông.

 

Tập trung đông lực lượng lao động thi công

Văn hóa, kinh tế-xã hội địa phương

Tăng áp lực hệ thống y tế địa phương.

Xáo trộn đời sống dân cư địa phương.

c. Giai đoạn vận hành

Stt

Nguồn gây tác động

Đối tượng

Tác động/chất thải

Mức độ tác động

1

Điện từ trường

Sức khỏe con người

Ảnh hưởng đến sức khỏe nếu vượt quá mức cho phép

Trung bình, có thể kiểm soát được

2

 

Sự cố

Công nhân vận hành và khu vực lân cận

Tai nạn lao động, cháy nổ, gián đoạn điện,…

Trung bình, có thể giảm thiểu

3

Bảo dưỡng, duy trì hành lang an toàn

Công nhân bảo dưỡng

Tai nạn điện giật khi có sự cố về thời tiết và công nhân chưa được huấn luyện tốt

Nhẹ, lâu dài

 

Trong giai đoạn vận hành, dự án không gây nên các tác động bất lợi đáng kể nào đến môi trường cũng như không sản sinh ra bất kỳ chất thải nào có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Vấn đề điện từ trường cũng đã được quan tâm và khắc phục bằng các biện pháp thiết kế nhằm hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe con người ở mức thấp nhất.

d. Các sự cố môi trường có thể xảy ra

·      Giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng:

-       Nguy cơ cháy nổ.

-       Tai nạn lao động.

·      Trong giai đoạn vận hành:

-       Sự cố đứt dây điện và chập điện.

-       Nguy cơ cháy nổ.

-       Tai nạn điện.

-       Tai nạn lao động.

4.                      Biện pháp giảm thiểu tác động xấu  

a. Giảm thiểu tác động giai đoạn chuẩn bị xây dựng và xây dựng

·      Giảm thiểu tác động do bồi thường giải phóng mặt bằng:

-       Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện theo đúng quy định hiện hành và hoàn tất trước khi xây dựng.

-       Ngoài các khoản bồi thường, người dân còn được hưởng các khoản trợ cấp: trợ cấp ổn định đời sống và sản xuất, trợ cấp chuyển đổi nghề, trợ cấp cho gia đình chính sách và hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ giảm giá trị sử dụng đất.

·      Giảm thiểu tác động đến giao thông địa phương:

-       Có hệ thống biển báo đầy đủ, đúng quy định.

-       Bắt giàn giáo khi kéo, căng rải dây ngang qua đường giao thông.

-       Điều tiết, bố trí công việc hợp lý tránh gây cản trở giao thông,...

-       Xe chở vật liệu xây dựng không chở quá tải. Đối với những thiết bị máy móc quá khổ phải có xe chuyên chở riêng để tránh gây ra hư hỏng, lún sụt nền đường.

·      Giảm thiểu tác động của bụi, khí thải:

-       Sử dụng xe tải chuyên dụng để vận chuyển nguyên vật liệu và thiết bị.

-       Che chắn các bãi tập kết vật liệu.

-       Che phủ các xe tải chuyên chở vật liệu.

-       Giám sát không khí tại khu vực công trường.

·      Giảm thiểu tiếng ồn và rung:

-       Xây dựng tường rào xung quanh khu vực móng trụ.

-       Các hoạt động xây dựng được tiến hành vào ban ngày.

-       Trang bị thiết bị bảo vệ tai cho công nhân làm việc tại khu vực có độ ồn cao.

·      Giảm thiểu tác động của nước thải:

-       Không thải chất thải rắn và cặn dầu vào nguồn nước.

-       Hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực có dầu mỡ, máy móc.

-       Bố trí kho chứa nguyên vật liệu tại vị trí an toàn.

-       Không lập các lán trại tại công trường, mà bố trí thuê nhà ở cho công nhân và ban chỉ huy công trường tại địa phương.

·      Giảm thiểu tác động của chất thải rắn:

-       Bao xi măng, thùng, gỗ, sắt vụn phế thải được thu gom và bán phế liệu.

-       Đất, cát, đá vụn thải bỏ được sử dụng để san lấp mặt bằng.

-       Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và tập trung tại bãi tập kết. Chủ dự án hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị địa phương vận chuyển và xử lý hợp vệ sinh rác thải sinh hoạt tại công trường.

·      Giảm thiểu tác động đến kinh tế xã hội:

-       Áp dụng nội quy làm việc tại công trường.

-       Sử dụng tối đa lao động địa phương cho những công việc phù hợp.

-       Thông báo, phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý hành chính đối với những người làm trong dự án.

b. Giảm thiểu tác động giai đoạn vận hành

·      Biện pháp phòng tránh ảnh hưởng điện từ trường

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người dân và công nhân vận hành, đường dây được thiết kế, vận hành đúng theo quy định Chính phủ về an toàn điện.

·      Quản lý hành lang an toàn

Cơ quan quản lý vận hành (Công ty Truyền tải điện 3) thực hiện vận hành theo quy định. Các công tác có liên quan bao gồm:

-       Kiểm tra phạm vi hành lang an toàn;

-       Kiểm tra, chặt tỉa chiều cao thảm thực vật dưới hành lang tuyến đảm bảo khoảng cách an toàn;

-       Kiểm tra các biển báo khoảng cách an toàn khi đường dây cắt ngang đường giao thông.

c. Đối với các sự cố giai đoạn xây dựng

·      Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy:

-       Quy hoạch khu vực chứa nguyên vật liệu, có bảo vệ, che chắn.

-       Có phương án, chuẩn bị sẵn các phương tiện, vật liệu PCCC và ứng cứu sự cố khi cháy nổ xảy ra.

·      Giảm thiểu tai nạn lao động:

-       Tuân thủ tuyệt đối các quy định an toàn khi vận chuyển và lắp đặt thiết bị.

-       Lắp đặt các biển báo nguy hiểm tại những khu vực cần thiết.

-       Trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân thi công.

d. Đối với các sự cố giai đoạn vận hành

·      Phòng chống sụt lún công trình, đứt dây điện, ngã trụ

-       Định kỳ kiểm tra chất lượng công trình, kịp thời khắc phục các sự cố sụt lún xảy ra.

-       Khi có sự cố đứt đường dây thì các rơle tự động ngắt điện và hệ thống báo động làm việc. Khi đó, công nhân vận hành nhanh chóng đến hiện trường để giải quyết.

·      Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ:

-       Tuân thủ đầy đủ các quy định về công tác phòng cháy chữa cháy.

-       Thường xuyên tuyên truyền, tập huấn PCCC cho cán bộ công nhân viên.

·      Giảm thiểu tai nạn điện giật:

-       Lắp đặt các biển báo an toàn tại vị trí cần thiết.

-       Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng tuyến đường dây điện.

·      Giảm thiểu tai nạn lao động:

-       Lắp đặt biển báo nguy hiểm tại khu vực cần thiết.

-       Có cán bộ chuyên trách kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn.

5.                      Chương trình quản lý, quan trắc và giám sát môi trường

·      Chương trình quản lý môi trường:

-       Chủ dự án – Ban QLDA các công trình điện: chịu trách nhiệm chính điều phối và quản lý việc triển khai chung của dự án bao gồm việc lập kế hoạch và triển khai các hoạt động quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng dự án.

-       Đơn vị vận hành dự án: chịu trách nhiệm vận hành dự án kể cả các hoạt động quản lý và quan trắc môi trường trong giai đoạn vận hành.

-       Giám sát nhà thầu: chịu trách nhiệm giám sát nhà thầu xây dựng trong khi xây dựng, kể cả triển khai các hoạt động quản lý môi trường theo nội dung trong báo cáo ĐTM đã được Bộ TNMT phê duyệt.

-       Nhà thầu xây dựng: áp dụng các biện pháp giảm thiểu và đảm bảo an toàn cho công nhân xây dựng, người dân địa phương trong khi thi công dự án.

·      Chương trình giám sát và quan trắc môi trường:

Trong giai đoạn xây dựng:

-       Ban QLDA hợp đồng với đơn vị chuyên môn thực hiện giám sát môi trường.

+      Đối tượng quan trắc: môi trường không khí (05 mẫu), môi trường nước mặt (05 mẫu). Tần suất giám sát: 06 tháng/lần.

+      Giám sát khác: giám sát việc thu gom và xử lý các loại rác thải tại công trường, tình trạng vệ sinh và an toàn lao động tại công trường. Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

Trong giai đoạn vận hành:

-       Đối tượng quan trắc và giám sát môi trường:

+      Đối tượng quan trắc: Điện từ trường (05 mẫu) tần suất giám sát 06 tháng/lần và tiến hành đo điện từ trường trong trường hợp có khiếu nại.

+      Giám sát khác: Giám sát sức khỏe định kỳ hàng năm cho công nhân viên (1 năm/lần). Thường xuyên theo dõi công tác vận hành, kiểm tra bảo dưỡng định kỳ đường dây và an toàn lưới điện.

 

MỞ ĐẦU

1.       XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1.               Tóm tắt xuất xứ của Dự án

Nhằm giải phóng công suất của nhà máy thủy điện vào hệ thống điện Quốc gia, tăng cường khả năng cung cấp điện cho các phụ tải của tỉnh  và khu vực lân cận, dự án “Đường dây 220kV TĐ và mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV ” được xây dựng đồng bộ với các đường dây 500kV, 220kV trong khu vực tạo thành mối liên kết hệ thống ổn định, tin cậy.

Công trình “Đường dây 220kV TĐ  và mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV  được xây dựng mới có vị trí đầu xuất phát từ cột cổng 220kV của sân phân phối 220kV nhà máy thủy điện  đến cột cổng 220kV của TBA 500kV 

Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 29/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/04/2011 quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, dự án “Đường dây 220kV TĐ  và mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV  và đi qua địa bàn, do đó thuộc nhóm phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình Bộ Tài nguyên & Môi trường thẩm định và phê duyệt.

1.2.                Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng công trình “Đường dây 220kV TĐ và mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV ” do Ban QLDA các công trình điện quản lý sẽ được Tổng Công ty  phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình.

1.3.                 Mối quan hệ của Dự án với quy hoạch phát triển tổng thể

Việc đầu tư xây dựng dự án “Đường dây 220kV TĐ và mở rộng ngăn lộ 220kV tại TBA 500kV ” là hoàn toàn phù hợp với:

-       Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 giai đoạn 2011 – 2020 có xét đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

-       Quy hoạch phát triển Điện lực Tây nguyên và phụ cận giai đoạn năm 2011 – 2020 có xét đến năm 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 8063/QĐ-BCT ngày 27/12/2012;

-       Quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn năm 2011 – 2015 có xét đến năm 2020;

-       Nghị quyết 21/2010/NQ – HĐND ngày 15/10/2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông thông qua Quy hoạch phát triển điện lực  giai đoạn năm 2011 – 2015 có xét đến năm 2020;

-       

2.                      CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1.               Căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật

Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các văn bản pháp lý sau:

+        Luật Điện lực của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 do Quốc hội thông qua;

+        Luật Bảo vệ và phát triển rừng, ban hành năm 2004;

+        Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 do Quốc hội thông qua;

+        Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 68/2005/QH11 ngày 26/06/2006 do Quốc hội thông qua;

+        Luật Đa dạng sinh học của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 do Quốc hội thông qua;

+        Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 do Quốc hội thông qua;

+        Luật số 24/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012;

+        Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013;

+        Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/03/2006 của Chính phủ về thi hành luật bảo vệ và phát triển rừng;

+        Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;

+        Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

+        Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

+        Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

+        Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

+        Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

+        Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

+        Thông tư số 03/2010/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 22/01/2010 về việc quy định một số nội dung về bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp;

+        Thông tư số 12/2011/TT-BTMMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

+        Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường quy định chi tiết một số của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

+        Quyết định số 08/QĐ-ĐTĐL ngày 14/03/2013 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương về ban hành quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong hệ thống điện truyền tải.

2.2.               Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

+        Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+        Quy hoạch phát triển Điện lực Tây nguyên và phụ cận giai đoạn năm 2011 – 2020 có xét đến năm 2025 đã được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 8063/QĐ-BCT ngày 27/12/2012;

+        Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Lâm Đồng giai đoạn năm 2011 – 2015 có xét đến năm 2020;

2.3.               Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

+        QCVN 03:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

+        QCVN 08:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

+        QCVN 09:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

+        QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

+        QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

+        QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

+        QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

+        QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

+        QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+        QCVN 01:2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện;

+        QCVN: QTĐ-5:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;

+        QCVN: QTĐ-6:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;

+        QCVN: QTĐ-7:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Thi công các công trình điện;

+        QCVN: QTĐ-8:2010/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – kỹ thuật điện hạ áp;

+        Tiêu chuẩn ngành về “Mức cho phép của cường độ điện trường tần số công nghiệp và quy định kiểm tra ở chỗ làm việc” được ban hành kèm theo quyết định số 183 NL/KHKT ngày 12/04/1994 của Bộ Năng lượng.

3.                      PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Các phương pháp được áp dụng trong quá trình ĐTM cho dự án bao gồm:

3.1          Các phương pháp ĐTM

-       Phương pháp lập bảng liệt kê

Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.

-       Phương pháp so sánh

Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án.

-       Phương pháp dự báo và chuyên gia

Do dự án chưa xây dựng và vận hành, một số tác động cần được dự báo dựa trên các dự án tương tự, kiểm nghiệm thực tế và các công cụ tính toán có tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Từ kết quả dự báo, các tác động được phân loại và đề xuất biện pháp giảm thiểu thích hợp.

-       Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất, được áp dụng cho các trường hợp sau:

+     Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của dự án;

+     Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm.

3.2                   Các phương pháp khác

-       Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.

-       Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh.

-       Phương pháp bản đồ

Dùng các bản đồ xác định vị trí dự án, phạm vi và mức độ ảnh hưởng.

-       Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này mô phỏng bằng phương trình toán học sự phân bố cường độ điện từ trường cách mặt đất 1m của đường dây 220kV 1 mạch đối với môi trường xung quanh.

-       Phương pháp tham vấn cộng đồng

Tổ chức tham vấn ý kiến của đại diện UBND, đại diện cộng đồng và người bị ảnh hưởng.

4.                      TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Chủ dự án: Ban Quản lý dự án các công trình điện.

Xem tin tiếp theo

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha