Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy betong
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy betong
Quá trình phát triển và hội nhập kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới ngày càng nhanh. Theo đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế là tất yếu. Các công trình hạ tầng giao thông được triển khai mới, nâng cấp. Các khu dân cư, khu công nghiệp mới cũng hình thành. Vì vậy nhu cầu về các sản phẩm cấu kiện bê tông để phục vụ cho các công trình ngày càng tăng.
Xuất phát từ thực tế nhu cầu về các loại sản phẩm bê tông đúc sẵn và tấm xi măng của thị trường trong nước. Với lợi thế thương hiệu uy tín và nhiều năm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, Công ty Cổ phần Beton 6 tiến hành đầu tư xây dựng “Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn 84.000 m3/năm và tấm xi măng 68.000 m3/năm”.
Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường; Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An thẩm định, phê duyệt.
b) Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư
Căn cứ theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005; Nghị định số 108/2006/NĐ – CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định 12/2009/NĐ – CP ngày 10/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế; Thông tư 08/2009/TT – BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, KCN và cụm công nghiệp; Quyết định số 285/QĐ – TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An. Công ty Cổ phần Beton 6 phải lập Dự án đầu tư trình Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An thẩm định, phê duyệt.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1. Căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật
- Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005;
- Luật Đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003;
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;
- Luật Tài nguyên nước số 08/1998/QH10 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/05/1998 và Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố ngày 01/06/1998;
- Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 06 năm 2006;
- Luật Phòng cháy chữa cháy do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 29/06/2001;
- Nghị định 29/2008/NĐ – CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Nghị định số 68/2005/NĐ – CP ngày 20 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về an toàn hóa chất;
- Nghị định 108/2008/NĐ – CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Hóa chất 2007;
- Nghị định số 90/2009/NĐ – CP ngày 20/10/2009 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất;
- Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”;
- Nghị định số 21/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”;
- Nghị định số 29/2011/NĐ – CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 29/2008/NĐ – CP ngày 28/2/2008 của Chính phủ về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường”;
- Nghị định 59/2007/NĐ – CP của Chính phủ về quản lý chất thải rắn ban hành ngày 09/04/2007;
- Nghị định số 174/2007/NĐ – CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;
- Nghị định số 117/2009/NĐ – CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 88/2007/NĐ – CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
- Thông tư số 09/2009/TT – BXD ngày 21/5/2009 quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ – CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
- Thông tư số 05/2008/TT – BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
- Thông tư 08/2009/TT – BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- Thông tư số 12/2011/TT – BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý chất thải nguy hại;
- Thông tư số 04/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước ăn uống;
- Thông tư số 05/2009/TT – BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt;
- Thông tư số 16/2009/TT – BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 về việc Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Thông tư số 25/2009/TT – BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2009 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”;
- Quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
- Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2008 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 16/2008/QĐ – BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Quyết định số 285/QĐ – TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Long An;
2.2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
- TCVN 6707 – 2000 : Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa;
- TCVSLĐ 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 : Chất lượng môi trường không khí trong khu vực sản xuất;
- QCVN 03 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
- QCVN 08 : 2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
- QCVN 05 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
- QCVN 06 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
- QCVN 07 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
- QCVN 19 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
- QCVN 24 : 2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;
- QCVN 26 : 2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;
2.3. Nguồn tài liệu và dữ liệu tham khảo
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của KCN Long Hậu;
- Các tài liệu kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và ngân hàng thế giới (WB) về xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường;
- Trần Ngọc Chấn. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội – 3/2001;
- Assessment of sources of Air, Water and Land Pollution, Part 1 : Rapid Inventory techniques in Environmental Pollution, WHO, Geneva 1993;
- Assessment of sources of Air, Water and Land Pollution, Part 2 : Approaches for consideration in fomulating Environmental control strategies, WHO, Geneva 1993;
- Standard methods for water and waste water examination, New York, 1989;
- WHO (1979), Sulphur oxides and suspended particulate matter. Environmental Health Criteria Document No.8, World health Organization, Geneva, Switzerland;
- Water – Resources Engineering. Mc Graw – Hill International Editions;
- Air pollution control engineering. Noel De nevers. Mc Graw – Hill International Editions;
- Society of automotive engineers. “Exterior sound level measurement procedue for powered mobile construction equipment” SAE recommended practice J188a, 1976;
- Society of automotive engineers. “Exterior sound level for engine powered equipment” SAE recommended practice J188a, 1976;
- US. Department of transportation, Federal Highway Administration “FHWA roadway construction noise model user’s guide”. FHWA – HEP – 05 – 054, January 2006;
- U.S. Department protection agency. “Noise from construction equipment anh operations, building equipment and home appliances”. NTID 300.1, December 31,1971;
- Pastakia, C.M.R., 1998; The rapid impact assessment matrix (RIAM) – A new tool for environmental impact assessment in Kurt jensen, environmental impact assessment using the rapid impact assessment matrix (RIAM), Olsen & Olsen Fredensborg. Demark, 8 – 18;
2.4. Nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập
- Dự án đầu tư của Công ty Cổ phần Beton 6.
3. Các phương pháp sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
Thực hiện báo cáo ĐTM cho Dự án, Chúng tôi đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Bởi vì, mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, khi kết hợp lại sẽ giúp cho quá trình đánh giá các tác động môi trường phát sinh trong quá trình triển khai đi vào hoạt động của Dự án. Từ đó, Chúng tôi có thể nhận diện và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra. Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm :
3.1. Phương pháp nhận dạng
- Mô tả hệ thống môi trường.
- Xác định các thành phần của Dự án ảnh hưởng đến môi trường.
- Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường có liên quan phục vụ cho công tác đánh giá chi tiết.
3.2. Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trường
Khảo sát hiện trường là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định hiện trạng khu đất thực hiện Dự án nhằm làm cơ sở cho việc đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, chương trình quản lý môi trường, giám sát môi trường,... Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủ thì quá trình nhận dạng các đối tượng bị tác động cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động càng chính xác, thực tế và khả thi.
3.3. Phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu
- Việc lấy mẫu và phân tích mẫu của các thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc xác định và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai Dự án.
- Sau khi khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lập ra với nội dung chương trình như : Vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân tích.
- Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần môi trường (đất, nước, không khí,...) được trình bày rõ trong phần phụ lục.
3.4. Phương pháp phân tích hệ thống
- Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến trong môi trường.
- Ưu điểm của phương pháp này là đánh giá toàn diện các tác động, rất hữu ích trong việc nhận dạng các tác động và nguồn thải.
- Xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng bị tác động,... như các phần tử trong một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Từ đó, xác định, phân tích và đánh giá các tác động.
3.5. Phương pháp liệt kê
Được sử dụng khá phổ biến (kể từ khi có Cơ quan bảo vệ môi trường quốc gia ra đời ở một số nước – NEPA) và mang lại nhiều kết quả khả quan do có nhiều ưu điểm như trình bày cách tiếp cận rõ ràng, cung cấp tính hệ thống trong suốt quá trình phân tích và đánh giá hệ thống. Bao gồm hai loại chính :
- Bảng liệt kê mô tả : Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán và đánh giá.
- Bảng liệt kê đơn giản : Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu có khả năng bị tác động.
3.6. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thông thường phương pháp này có hai cách tiếp cận :
- So sánh với giá trị quy định trong tiêu chuẩn, quy chuẩn.
- So sánh với các số liệu đo đạc thực tế với các dự án tương tự.
3.7. Phương pháp đánh giá nhanh
Đây là phương pháp phổ biến trong công tác ĐTM. Phương pháp này rất hữu dụng để xác định nhanh và dự báo hàm lượng và tải lượng các chất ô nhiễm (không khí, nước,...) dựa trên các số liệu có được từ Dự án.
Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải đã được thống kê bởi các cơ quan, tổ chức và chương trình có uy tín lớn trên thế giới như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan bảo vệ môi trường của Mỹ (USEPA), Chương trình kiểm kê chất thải của Úc (National pollutant Inventory – NPI).
3.8. Phương pháp kế thừa và tổng hợp số liệu
Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng và công tác nghiên cứu khoa học nói chung.
Kế thừa các nghiên cứu và báo cáo đã có là thực sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa được các kết quả đã đạt trước đó, đồng thời phát triển tiếp những mặt còn hạn chế và tránh những sai lầm.
Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu chuyên ngành liên quan đến dự án, có vai trò quan trọng trong việc nhận dạng và phân tích các tác động liên quan đến hoạt động của dự án.
3.9. Phương pháp chuyên gia
Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, kỹ thuật môi trường, bản đồ học, chuyên ngành sinh thái, chuyên gia môi trường,...) sử dụng kiến thức chuyên môn của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá các tác động cụ thể của dự án.
4. Tổ chức thực hiện ĐTM - Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy betong
Báo cáo ĐTM cho dự án : “Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn 84.000 m3/năm và tấm xi măng 68.000 m3/năm” do Công ty Cổ phần Beton 6 làm Chủ đầu tư được sự tư vấn của Công ty TNHH Môi Trường Vạn Tường.
Các thông tin về đơn vị tư vấn : Công ty TNHH Môi Trường Vạn Tường
- Địa chỉ : 69/7 Phan Văn Hớn, P. Tân Thới Nhất, Q.12, Tp.HCM
- Đại Diện : Th.S Trần Cao Tường
- Chức vụ : Giám đốc
- Điện thoại : 08. 35921486 – 0983355117
- Fax : 08. 35921538
1.1. Tên dự án
NHÀ MÁY SẢN XUẤT CẤU KIỆN BÊ TÔNG ĐÚC SẴN 84.000 M3/NĂM VÀ TẤM XI MĂNG 68.000 M3/NĂM
1.2. Chủ dự án
- Chủ dự án : Công ty Cổ phần Beton 6.
- Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Beton 6.
- Địa chỉ trụ sở chính : Km 1877 Quốc lộ 1K, Bình An, thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.
- Văn phòng đại diện : Tầng 14, Tòa nhà Green Power – 35 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Đại điện : Ông Nguyễn Trung Hậu.
- Chức vụ : Tổng Giám đốc.
- Điện thoại : 08 3911 9696 Fax : 08 3911 9292
Công ty Cổ phần Beton 6 với ngành nghề đăng ký kinh doanh : Sản xuất và lắp ghép cấu kiện bê tông đúc sẵn (dầm, cọc,...). Sản xuất các loại vật liệu xây dựng. Gia công và sửa chữa các dụng cụ, máy móc thiết bị cơ khí. Xây dựng các công trình giao thông, cầu cống đường bộ, bến cảng, công trình dân dụng, công nghiệp. Nạo vét, bồi đắp mặt bằng, đào đắp thi công nền móng công trình. Thi công bằng phương pháp khoan nổ mìn. Dịch vụ vận chuyển sản phẩm bê tông tươi và bê tông siêu trường, siêu trọng. Xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu, phụ tùng ngành xây dựng. Tư vấn kinh doanh địa ốc. Lập dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh nhà. Xây dựng các công trình ngầm thủy lợi.
1.3. Vị trí địa lý của Dự án - Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy betong
Dự án được xây dựng trên nền đất với tổng diện tích 66.177 m2 bao gồm lô đất C01, C02 có diện tích 49.921 m2 và lô C04 với diện tích 16.256 m2.
Dự án được xây dựng trong KCN Long Hậu nằm ở trên vùng giáp ranh giữa huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An) và huyện Nhà Bè (TP. Hồ Chí Minh) thuộc khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp của cả hai địa phương, đồng thời là khu vực được chọn để tái bố trí hệ thống cảng biển của TP. HCM trong thời gian tới do đó có lợi thế đặc biệt về giao thông thủy. KCN Long Hậu cách trung tâm TP. HCM 19 km, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 25 km, chỉ cách 3 km đến cảng Container Trung tâm Sài Gòn và cảng biển Hiệp Phước, 12 km đến đô thị Phú Mỹ Hưng. Vị trí này rất thuận lợi cho nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội và dịch vụ chuyên nghiệp đã phát triển của TP. HCM.
Vị trí tiếp giáp của Nhà máy bao gồm lô đất C01, C02 và C04 trong KCN như sau :
Lô đất C01, C02 có vị trí giáp giới :
- Phía Đông giáp với lô đất C03 của Công ty cổ phần 3D.
- Phía Tây giáp với rạch Bà Đằng.
- Phía Nam giáp với đường số 3 KCN Long Hậu.
- Phía Bắc giáp với sông Kinh.
Lô đất C04 có vị trí giáp giới :
- Phía Đông giáp với sông Kinh.
- Phía Tây giáp với lô đất C03 của Công ty cổ phần 3D.
- Phía Nam giáp với đường số 3 và đường Trung tâm KCN Long Hậu.
- Phía Bắc giáp với lô đất C03 của Công ty cổ phần 3D.
Theo quy hoạch chi tiết của KCN Long Hậu đã được phê duyệ thì các nhà máy đầu tư xây dựng tại lô C chủ yếu là nhóm các dự án về sản xuất vật liệu xây dựng, giày da,… Khoảng cách từ Dự án đến các nhà máy xung quanh khi đi vào hoạt động là khoảng 10 m vì vậy sự tác động cộng hưởng của Dự án và các nhà máy xung quanh ảnh hưởng đến môi trường khu vực là rất lớn, cần phải có những biện pháp về mặt quản lý và kỹ thuật nhằm khống chế và giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường khu vực xung quanh Dự án.
GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nâng công suất nhà máy sơn NoVa
120,500,000 vnđ
118,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang
450,000,000 vnđ
420,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biển thủy sản xuất khẩu
125,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án mở rộng nâng công suất nhà máy sản xuất chất tẩy rửa
200,000,000 vnđ
200,000,000 vnđ
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM NHÀ MÁY SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG GẠCH KHÔNG NUNG
300,000,000 vnđ
300,000,000 vnđ
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG NHÀ MÁY GẠCH KHÔNG NUNG
250,000,000 vnđ
220,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy bột sơn
175,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm 220 KV
180,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
Đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy thủy điện Hoàng Gia
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đường dây và trạm 110 KV Công ty điện lực miền Bắc
180,000,000 vnđ
150,000,000 vnđ
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2
200,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư và khu nhà ở đô thị
180,000,000 vnđ
160,000,000 vnđ
HOTLINE:
0907 957895 - 028 35146426
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận
Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28,B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc về quanlydautu.org
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn