Lập dự án đầu tư bệnh viện ung bứu

Lập dự án đầu tư bệnh viện ung bứu điều trị bệnh ung thư rất khác biệt giữa các nước và các vùng. Nơi có tỷ lệ mới mắc ung thư được ghi nhận cao nhất được chữa trị kịp thời

Ngày đăng: 08-03-2019

1,466 lượt xem

BỐI CẢNH VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ DỰ ÁN

I. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới và ở Việt Nam

Bệnh ung thư hiện đang là mối lo ngại lớn với sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21 và cũng là vấn đề của các nước đang phát triển như Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo. Dựa vào số liệu thống kê ghi nhận ung thư quần thể tại nhiều vùng khác nhau, ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 11 triệu trường hợp mắc mới và khoảng 6 triệu người chết do ung thư. Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai sau bệnh tim mạch.

Tình hình bệnh ung thư rất khác biệt giữa các nước và các vùng. Nơi có tỷ lệ mới mắc ung thư được ghi nhận cao nhất là vùng Bắc Mỹ và thấp nhất là vùng Bắc Phi. Mức độ khác biệt của một số loại ung thư tùy thuộc vào mức sống cộng đồng với các yếu tố nguy cơ và yếu tố di truyền. Ngay trong một quốc gia, tỷ lệ mắc ung thư cũng dao động khá lớn. Các ung thư chiếm tỷ lệ hàng đầu trên thế giới ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng, tuyến tiền liệt, gan. Ở nữ giới là ung thư vú, đại trực tràng, cổ tử cung, dạ dày và phổi. Trong đó ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nam giới. Trong năm 2002, trên thế giới có khoảng 1.400.000 ca mắc mới ung thư phổi chiếm 12,5% tổng số ca mới mắc ung thư, trong đó tỷ lệ mắc ở nam giới là 30,9/100.000 dân; ở nữ giới là 12,6/100.000 dân. Ung thư vú là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nữ tại các nước phát triển trong khi ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các nước đang phát triển. Năm 2002 trên thế giới có khoảng 1.200.000 ca mới mắc ung thư vú, trong đó tỷ lệ trung bình ở các nước phát triển là 103,7/100.000 và các nước đang phát triển là 21/100.000. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú gia tăng nhưng tỷ lệ tử vong vẫn giữ ở mức ổn định nhờ các tiến bộ trong khám sàng lọc phát hiện sớm và những tiến bộ trong điều trị ở các nước phát triển.

Bảng 1: Tỷ lệ mắc chuẩn theo giới tính/100.000 dân một số bệnh ung thư tại 6 quốc gia

Vị trí ung thư

Giới

Việt nam

Thái Lan

Singapore

Philipin

Trung Quốc

Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

Mọi ung thư trừ ung thư da

Nam

149,8

127,4

144,2

258,0

215,5

301,7

228,8

370,9

Nữ

99,8

97,8

152,6

194,6

193,8

211,1

153,2

280,9

Phổi

Nam

33,1

24,6

36,0

62,7

58,7

74,7

56,1

61,3

Gan

Nam

18,9

25,3

20,1

22,1

23,9

36,2

28,2

3,0

Nữ

5,8

5,9

9,7

5,8

8,0

9,5

9,8

1,2

Dạ dày

Nam

29,8

16,5

7,5

29,3

11,1

19,4

46,5

7,5

Nữ

12,9

7,5

4,9

13,6

6,4

9,5

21,0

3,0

Vòm họng

Nam

10,7

5,1

2,6

18,5

7,6

24,3

4,5

0,5

Nữ

5,1

1,5

1,5

7,3

3,7

9,5

1,8

0,2

Phổi

Nam

24,6

33,1

36,0

62,7

58,7

74,7

56,1

61,3

Đại tràng

Nam

5,8

5,9

4,1

24,2

10,9

22,5

12,2

28,1

Nữ

21,8

12,2

14,6

41,8

47,7

34,0

26,5

90,7

Tử cung

Nữ

6,8

26,0

25,6

16,3

21,6

15,3

3,3

7,5

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất tác động của chất độc da cam - Dioxin (hơn 70 triệu lít) đã được rải xuống đất trong cuộc chiến tranh trước đây. Theo nhiều nghiên cứu, đây là tác nhân gây đột biến di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Cũng như trên thế giới, ung thư đã trở thành nguyên nhân thứ hai gây tử vong đứng sau bệnh tim mạch trong nhóm bệnh không lây nhiễm.

Ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư phổi, dạ dày, đại trực tràng và vòm họng. Ở nữ giới là ung thư vú, tử cung, dạ dày, đại trực tràng và phổi. Tuy nhiên, mô hình bệnh ung thư ở Việt Nam không phải là một mô hình thuần nhất. Đối với nam giới, tỷ lệ mắc cao nhất ở Hà Nội là ung thư phổi và ở Thành phố Hồ Chí Minh là ung thư gan. Ở nữ giới, tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở miền Nam cao gấp 4 lần ở miền Bắc.

Bảng 2: Tỷ lệ mới mắc ung thư ở nam giới của Việt Nam

Vị trí

Việt Nam 2000

Việt Nam 2010

Ước tính  số ca mới mắc UT  2020

 

CR

ASR

Số ca

CR

ASR

Số ca

UT phổi

17,5

29,3

6.905

33,3

35,1

14.652

22.938

UT dạ dày

14,5

23,7

5.711

23,6

24,5

10.384

11.502

UT gan

14,7

22,6

5.787

21,3

23,6

9.372

11.039

UT đại trực tràng

7,3

11,4

2.878

17,1

19,0

7.568

13.269

UT thực quản

2,1

3,7

817

8,8

9,9

3.872

10.920

UT vòm

5,1

7,5

2.006

6,8

7,5

2.992

3.468

UT hạch

4,2

5,7

1.669

5,8

6,3

2.552

3.158

UT máu

4,1

4,5

1.559

5,1

5,5

2.244

3.109

UT tiền liệt tuyến

1,2

2,2

490

3,9

4,7

1.716

2.989

UT bàng quang

 

 

 

2,9

3,3

1.276

1.479

UT  hạ họng thanh quản

0,6

0,7

233

2,6

2,8

1.144

4.326

UT  khoang miệng

2,2

3,5

883

3,9

4,6

1.716

2.689

UT da

 

 

 

2,8

3,2

1.232

1.428

UT tụy

1,0

1,6

385

1,9

2,2

836

1.261

UT dương vật

 

 

 

2,0

2,5

880

1.020

Mọi ung thư

91,5

141,6

36.024

163,5

181,3

71.940

105.959

Bảng 3: Tỷ lệ mới mắc ung thư ở nữ giới của Việt Nam

Vị trí

 

Việt Nam năm 2000

Việt Nam năm 2010

Ước tính  số ca mới mắc UT 2020

 

CR

ASR

Số ca

CR

ASR

Số ca

UT vú

13,8

17,4

5.538

28,1

29,9

12.533

22.612

UT dạ dày

8,5

10,8

3.418

10,6

12,2

4.728

5.512

UT phổi

5,0

6,5

2.001

12,8

13,9

5.709

11.656

UT đại trực tràng

6,4

8,3

2.566

13,7

14,7

6.110

11.124

UT cổ tử cung

13,1

17,3

5.260

12,7

13,6

5.664

6.604

UT giáp trạng

2,0

2,3

821

7,2

8,4

3.211

6.744

UT buồng trứng

3,7

4,4

1.494

4,9

5,6

2.185

5.548

UT gan

4,6

5,8

1.861

5,2

6,3

2.319

3.004

UT hạch

2,4

2,7

949

3,2

3,7

1.427

1.764

UT máu

3.3

3,7

1.305

3,0

3,3

1.338

1560

UT vòm

2,7

3,2

1.099

2,7

3,2

1.204

1.404

UT phần mềm

0,7

0,9

292

1,1

1,5

491

772

UT Khoang miệng

2,1

2,7

857

1,5

1,7

669

780

Mọi ung thư

81,5

101,6

32.786

121,9

134,9

54.367

83.385

Ở nam giới, số lượng ca mới mắc mỗi năm tăng từ 36.024 năm 2000 lên gấp 2 lần, 71.940 năm 2010. Điển hình trong số này là UT phổi với tỷ lệ mắc chuẩn theo tuổi (ASR) tăng từ 29,3/100.000 lên 35,1/100.000 sau 10 năm. Ở nữ giới số ca mới mắc tăng từ 32.786 năm 2000 lên 54.367 ca vào năm 2010. Tỷ lệ mắc UT vú chuẩn theo tuổi tăng từ 17,4/100.000 năm 2000 lên 29,9/100.000 sau 10 năm.

II. Các phương pháp tầm soát, chẩn đoán sớm và điều trị ung thư phổ biến hiện nay trên thế giới

Do tính chất phức tạp của bệnh ung thư, nguyên lý trị liệu đa phương thức (phẫu trị + xạ trị + hóa trị + phương pháp điều trị khác) đã trở nên phổ biến trong thực hành điều trị ung thư giúp kéo dài và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Đồng thời, cũng do tính chất đó nên phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân ung thư đều mang tính cá thể.

1. Tầm soát, chẩn đoán sớm ung thư:

Tầm soát ung thư nhằm phát hiện ung thư trước khi triệu chứng xuất hiện. Sự phát triển không ngừng của công nghệ mới trong lĩnh vực y học đã và đang mở cơ hội cho người dân qua những xét nghiệm tầm soát ung thư bằng kỹ thuật cao để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Tầm soát ung thư sớm mang lại những giá trị:

- Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, ngay cả khi chưa có biểu hiện rõ ràng.

- Nếu phát hiện ra bệnh, giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, can thiệp và nâng cao hiệu quả điều trị.

- Giúp người bệnh có cơ hội kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.

Một số loại ung thư da, cổ tử cung, vú, trực tràng và miệng có thể biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng ung thư ở giai đoạn sớm, tuy nhiên, nhiều loại ung thư khác hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển.

Tầm soát ung thư có thể thực hiện thông qua:

- Xét nghiệm máu: là phương pháp tìm dấu ấn ung thư hay chính xác hơn là định lượng dấu ấn ung thư trong máu cũng có giá trị nhất định nếu biết cách sử dụng. Xét nghiệm này thật sự hữu ích trong đánh giá tình trạng nặng, nhẹ cũng như dự đoán diễn tiến của bệnh trong quá trình điều trị.

- Chụp PET/CT: bệnh nhân được tiêm tĩnh mạch một liều thuốc có phóng xạ positron, là một chất dẫn xuất glucose vì các tế bào ung thư sẽ hấp thụ và chuyển hóa nhiều glucose hơn các tế bào khác. Liều thuốc đó phát ra các tia gamma và máy PET/CT sẽ thu nhận để tạo hình ảnh từ các tế bào khác nhau của cơ thể. Nhờ đó, những bất thường về chuyển hóa tại các tế bào sẽ được ghi nhận, ngay trước khi có sự thay đổi về cấu trúc. Việc ghi hình bằng PET/CT có thể giúp phát hiện ung thư giai đoạn sớm ngay sau khi cơ thể chỉ mới có sự thay đổi bệnh lý về chuyển hóa mà chưa hình thành tổn thương về mặt cấu trúc. Đặc biệt thiết bị còn giúp tìm kiếm ở các bệnh nhân vị trí ung thư di căn, vị trí ung thư nguyên phát, giúp các bác sĩ tiên lượng và có những phương pháp điều trị hiệu quả. có thể phát hiện được khoảng 80% các loại ung thư.

Ngoài ung bướu, chụp PET/CT còn thường được chỉ định trong chẩn đoán và theo dõi hình ảnh các bệnh lý tim mạch và thần kinh. Hình ảnh PET/CT mang lại những lợi ích lâm sàng đối với các bệnh lý ung bướu như sau:

+ Chẩn đoán những tổn thương ung thư còn trong giai đoạn sớm, phân biệt tổn thương lành tính và ác tính, tìm tổn thương ung thư nguyên phát khi bệnh lý ung thư di căn là biểu hiện đầu tiên hoặc khi bệnh nhân có hội chứng cận ung thư hoặc gia tăng các dấu ấn ung thư.

+ Chọn lựa vị trí tổn thương dễ dàng sinh thiết nhất để có thông tin chẩn đoán giải phẫu bệnh.

+ Phân chia giai đoạn bệnh ung thư.

+ Đánh giá sự đáp ứng sớm của bệnh ung thư với phương pháp hóa trị.

+ Đánh giá hiệu quả sau khi kết thúc một liệu trình điều trị.

+ Theo dõi phát hiện tổn thương tái phát và di căn.

+ Phân biệt mô xơ sẹo, mô hoại tử hay mô tái phát trong quá trình theo dõi sau điều trị.

+ Tìm tổn thương tái phát và di căn khi trong quá trình theo dõi sau điều trị có sự gia tăng các dấu ấn ung thư.

+ Sử dụng hình ảnh chuyển hóa của PET/CT trong mô phỏng, hướng dẫn lập kết hoạch xạ trị ung thư.

- Xét nghiệm tủy để phát hiện ung thư máu, xét nghiệm tế bào cổ tử cung (Pap smear - xét nghiệm pap).

- Chụp nhũ ảnh tuyến vú cho phụ nữ trên 35 - 40 tuổi.

- Nội soi đại trực tràng: cần tiến hành cho tất cả mọi người ở lứa tuổi dưới 50.

2. Robot định vị lấy sinh thiết dẫn đường bằng hình ảnh CT, MRI, siêu âm:

Thiết bị hỗ trợ dẫn đường, định vị khối u để từ đó làm sinh thiết xuyên qua da lấy bệnh phẩm để xét nghiệm. Hệ thống cánh tay Robot còn hỗ trợ cho các bác sĩ định vị các tổn thương dẫn đường, từ đó thực hiện các kỹ thuật khó như: đốt u gan, u phổi bằng thiết bị sóng cao tần; dùng đầu đốt để giảm đau trong điều trị ung thư xương.

Robot có cánh tay robot có thể xoay nhiều hướng, di chuyển chính xác kim chọc sinh thiết. Dưới sự hướng dẫn của robot, các thủ thuật can thiệp theo hướng dẫn CT cũng được thực hiện dễ dàng, chính xác, an toàn và hiệu quả hơn.

Hình ảnh CT được chuyển sang robot, xác định đường đi và vị trí sinh thiết tối ưu trên màn hình. Robot sẽ tính toán và chuyển cánh tay định vị đến vị trí yêu cầu, bác sĩ xuyên kim đến vị trí sinh thiết, kiểm tra lại bằng CT, lấy mẫu. Thời gian thực hiện trung bình mỗi trường hợp khoảng 15-30 phút. Nhờ ưu điểm là có độ chính xác rất cao nên có thể làm sinh thiết ở nhiều vị trí khó, nguy hiểm mà trước đây không thực hiện được như sinh thiết khối u, hạch ở cạnh tim, ở trung thất, ở cạnh mạch máu lớn như cạnh động mạch chủ, động mạch chậu….

Sinh thiết dưới Robot định vị Maxio là kỹ thuật mới, hiện đại, tiên tiến trên thế giới. Đây là thế hệ Robot mới nhất ứng dụng trong y học và được cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm (FDA – Food and Drug Adminitration) của Mỹ cấp phép vào tháng 5/2014.

3. Điều trị ung thư

Trong ba phương pháp điều trị ung thư chủ yếu, phương pháp xạ trị đạt hiệu quả chữa bệnh và đồng thời cũng đạt hiệu quả kinh tế cao nhất nên ngày càng được chỉ định rộng rãi.

a. Điều trị phẫu thuật: bao gồm phẫu thuật triệt căn, tạm thời và phẫu thuật trong phối hợp điều trị đa chuyên khoa. Mục tiêu của phẫu thuật nhằm cắt giảm khối u nhưng bảo tồn được nhiều nhất những tổ chức, mô lành để cải thiện chất lượng sống cho người bệnh

b. Điều trị hóa chất: Điều trị hóa chất cũng là một trong các phương pháp chính để điều trị ung thư của y học hiện đại, sử dụng các thuốc gây độc tế bào nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính trong cơ thể người bệnh ung thư. Thuốc hóa chất có tác dụng chống lại hầu hết các loại ung thư. Tuy vậy mỗi loại ung thư có sự nhạy cảm với từng loại hóa chất riêng biệt.

c. Xạ trị ung thư: Máy xạ trị sử dụng đồng vị phóng xạ Co-60 phát ra tia gamma với mức năng lượng 1,17 và 1,33 MeV đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới hơn 65 năm nay. Tuy nhiên nguồn phóng xạ này có những hạn chế trong ứng dụng y học như: khó kiểm soát cường độ tia xạ nên ảnh hưởng lớn tới các mô lành và các cơ quan kế cận khối u; nguồn Co-60 sau thời gian có tác dụng điều trị (khoảng 5 năm) vẫn còn mức phóng xạ rất cao nên việc thu gom và xử lý nguồn phóng xạ này không an toàn. Do vậy ngày nay máy xạ trị Co-60 không còn được sử dụng rộng rãi và thay thế bằng máy gia tốc Linac.

Nhờ những thành tựu to lớn trong nghiên cứu sinh học bức xạ (Radiobiology) mới đây đã được áp dụng thành công trong xạ trị; với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ vi xử lý hơn thập kỷ qua cho phép tái tạo hình ảnh 3D, 4D thời gian thực, lập kế hoạch điều trị nhanh; đặc biệt nhờ áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong các bộ phận tạo ra bức xạ, bộ chuẩn trực đa lá MLC tốc độ nhanh, kỹ thuật chiếu tia xạ photon không bộ lọc tia (Flattening Filter Free - FFF) với mức năng lượng lớn (trên 10 MV)… đã cho ra đời thế hệ máy Linac tiên tiến có khả năng xạ chính xác vào khối u ung thư nhưng vẫn đảm bảo an toàn bức xạ cho các tổ chức lành xung quanh, nâng cao đáng kể suất liều tia (dose rate) nên rút ngắn thời gian xạ từ 30 đến 70% so với trước đây.

Các phương thức xạ trị bằng máy gia tốc (linac) và các máy xạ trị khác có thể tóm tắt như sau:

- Xạ trị 2D, 3DCRT truyền thống theo hình thái 2 hoặc 3 chiều của khối u.

Nhờ áp dụng những tiến bộ mới nhất của khoa học kỹ thuật, ngày nay nhiều máy Linac thế hệ mới có thể xạ chính xác vào khối u để tiêu diệt triệt để tế bào ung thư với liều điều trị cao nhưng vẫn đảm bảo an toàn đối với tế bào lành của các tổ chức liền kề khối u. Do đó, ngoài phương thức xạ truyền thống 2D, 3DCRT, các phương thức xạ trị tiên tiến bao gồm IMRT, IGRT, VMAT, SRS, SBRT đã nâng cao đáng kể hiệu quả chữa khỏi cho bệnh nhân, giảm tối đa mức độ nhiễm độc bức xạ ion hóa do xạ trị đối với các tế bào lành xung quanh khối u. Điều này đã giúp nâng cao đáng kể số lượng và chất lượng điều trị.

Các kỹ thuật xạ trị mới, tiên tiến là:

- Xạ phẫu và xạ trị theo định hướng lập thể (SRS  SRT: STERIOTACTIC SURGERY, STERIOTACTIC RADIATION THERAPY). SRS là phương thức xạ liều đơn trong khi SRT xạ đa liều.

- Kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) có khả năng phân bố đồng đều liều điều trị cho bất kỳ khối u nào trong cơ thể nhưng có thể giảm liều tối đa cho các tổ chức lành quanh vùng chiếu xạ.

- Kỹ thuật xạ trị theo chỉ dẫn của hình ảnh (IGRT) nhờ hình ảnh 2D hoặc 3D liên tục chỉ dẫn các chùm tia xạ trúng đích vào khối u của các tạng trong lồng ngực và trong ổ bụng khi chúng di chuyển do thở, bài tiết.

- Xạ trị cơ thể có định vị (Stereotactic Body Radiation Therapy - SBRT): dùng một hệ thống định vị chính xác vị trí khối u để xạ trị liều cao. SBRT thường xạ phân liều cao đơn hay vài phân liều nhỏ (thường <5). Phương pháp này cho liều xạ sinh học cao nên khả năng tiêu diệt khối u tốt hơn xạ trị thông thường nhưng hạn chế tối đa liều vào mô lành. SBRT rút ngắn thời gian xạ trị đáng kể và đạt hiệu quả điều trị cao.

Bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc bệnh nhân có nhiều khối u (6-7 cm) được chỉ định xạ SBRT. Ngoài ra, ung thư phổi nguyên phát hay các khối u di căn tới phổi, các khối u tuyến tụy, ung thư ống mật, khối u gan nguyên phát hay di căn, các khối u thận, ung thư tuyến tiền liệt, khối u vùng chậu, ung thư phần mềm... cũng thường được chỉ định SBRT.

- Điều trị bằng chùm hạt proton dùng hạt proton năng lượng cao có thể phân bố liều lượng điều trị cao tại khối u nhưng giảm thiểu lượng tia cho các mô lành ở phía trước và sau bia. Các thiết bị đắt tiền như Cyclotron, Synchlotron và Syncyclotrons được sử dụng tạo ra các chùm hạt proton như vậy.

- Điều trị theo hình thái khối u bằng chùm hạt Neutron có hiệu quả sinh học cao hơn chùm tia photon, electron và proton năng lượng cao. Để bảo vệ các mô lành, các chùm tia neutron cần được tạo hình bằng hệ collimator đa lá. Thế hệ mới nhất của các máy phát neutron có mức năng lượng khoảng 50 MeV.

- Xạ trị ung thư bằng các hạt nặng. Về mặt vật lý, các ion nặng có lợi hơn proton và có hiệu quả sinh học cao hơn neutron. Hiện nay Nhật Bản là quốc gia tiên phong trong việc phát triển phương pháp này cả về chế tạo thiết bị và ứng dụng lâm sàng.

- Xạ trị áp sát liều cao - HDR nạp nguồn sau đưa trực tiếp nguồn phóng xạ vào tổ chức ung thư nên khả năng tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn.

d. Điều trị nội tiết là phương pháp kiềm chế phát triển tế bào ung thư. Cơ chế đáp ứng với điều trị nội tiết của các loại ung thư vẫn chưa được giải thích đầy đủ. Nói chung, điều trị nội tiết hiện nay được tiến hành theo các cách sau:

- Loại bỏ các hoóc-môn trực tiếp kích thích khối u phát triển.

- Ngăn chặn sự sản xuất hoặc tiết ra các yếu tố dinh dưỡng có tác dụng kích thích trực tiếp khối u phát triển.

Sau khi được điều trị nội tiết, khối u có thể thoái lui hoặc bệnh nhân nhận thấy giảm triệu chứng trong một thời gian. Sự phát triển trở lại của khối u là không tránh khỏi. Chính vì vậy phương pháp này chưa được ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam.

e. Điều trị sinh học phương thức điều trị sử dụng các thuốc và các phương pháp khác nhau nhờ vào sự hiểu biết về sinh học của hệ miễn dịch, bản chất tế bào u và mối quan hệ giữa chúng. Điều trị sinh học có thể được sử dụng đơn thuần hoặc phối hợp với phẫu thuật, tia xạ và các thuốc hóa chất.

Hiện nay trên thế giới đã phát triển nhiều loại thuốc, phương pháp điều trị ung thư hiện đại đem lại kết quả điều trị cao. Song cho đến nay vẫn chưa có một phương pháp hữu hiệu nào điều trị cho tất cả các loại, theo các giai đoạn ung thư của bệnh nhân.

Trong điều trị y khoa nói chung và điều trị UT nói riêng, việc đánh giá kinh tế các phương pháp điều trị có tiềm năng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các cơ quan quản lý y tế, bảo hiểm y tế, bởi mỗi khi đưa vào ứng dụng rộng rãi các phương pháp điều trị này đều sẽ gây nên mất ổn định trong hệ thống phúc lợi xã hội. Đánh giá kinh tế sẽ xem xét mối quan hệ tổng thể giữa chi phí và hiệu quả điều trị của các phương pháp, trong đó hiệu quả điều trị được rút ra từ một tập hợp lớn, đáng tin cậy các thử nghiệm ngẫu nhiên. Trong bối cảnh ngân sách dành cho y tế còn hạn chế, kết quả đánh giá kinh tế sẽ giúp cho các bệnh viện, ngành y tế có thể bố trí tối ưu các nguồn lực y tế đang thiếu thốn.

Kết quả điều trị ung thư theo các phương pháp là yếu tố đặc biệt quan trọng để đánh giá hiệu quả, là căn cứ để xây dựng và hoàn thiện quy trình thực hành lâm sàng, các tiêu chuẩn chuyên môn. Do đó, một trong những yêu cầu bắt buộc của ngành y tế tại nhiều quốc gia phát triển đối với mọi cơ sở điều trị ung thư là phải thiết lập hệ thống quản lý sức khỏe bệnh nhân sau khi được điều trị và thực hiện quy trình báo cáo chặt chẽ. Nếu thiếu những công cụ đó sẽ không được cấp chứng chỉ cho phép hoạt động điều trị ung thư.

III. Công tác phòng chống ung thư tại Việt Nam

Hiện nay, phương pháp điều trị ung thư chủ yếu ở Việt Nam là phẫu thuật và hóa trị. Do chưa được đầu tư nhiều máy xạ trị Linac nên bệnh nhân được điều trị xạ trị chiếm tỷ lệ còn rất hạn chế, thường dưới 5% trong khi mục tiêu đang đặt ra của Tổ chức Y tế thế giới WHO là 50%.

Nhiều cơ sở điều trị ung thư chưa xây dựng và tổ chức hoạt động chuyên môn theo Quy chế phối hợp các khoa lâm sàng với khoa ung bướu nhằm đảm bảo điều trị đa mô thức - Multidisciplinary đạt hiệu quả cao nhất cho người bệnh.

Những khó khăn chủ yếu trong hoạt động chăm sóc bệnh nhân ung thư ở Việt Nam được tóm tắt như sau:

Phần lớn bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị đều ở giai đoạn muộn (≥ giai đoạn III) làm cho tỷ lệ chữa khỏi ung thư ở chỉ đạt khoảng 40% ở nữ và 33% ở nam.

Chỉ có một số ít (dưới 10%) khoa Ung bướu trong hệ thống y tế Việt Nam có đủ 4 đơn vị lâm sàng: Phẫu thuật, Xạ trị, Hóa trị, Chống đau và chăm sóc triệu chứng theo đúng Quy chế công tác khoa Ung bướu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành năm 2003.

Năng lực chẩn đoán, điều trị của các cơ sở ung thư chưa đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng do tình trạng thiếu thốn, lạc hậu về thiết bị chuyên ngành (đặc biệt máy xạ trị, thiết bị hình ảnh học ung thư, thiết bị y học hạt nhân) và do nguồn nhân lực ung thư còn hạn chế cả về số lượng và trình độ ở các tuyến điều trị, ngay cả trong nhiều bệnh viện đa khoa lớn.

Tình trạng quá tải bệnh nhân ung thư ở nhiều bệnh viện tuyến trên đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng chăm sóc UT. Một số ít cơ sở ung thư áp dụng Hướng dẫn thực hành lâm sàng, Quy trình chuẩn cho từng loại bệnh ung thư.

Công tác quản lý UT trong quá trình điều trị, ghi nhận ung thư trước và sau điều trị chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Chất lượng số liệu (mức độ chính xác và đại diện) còn hạn chế, chỉ có tỷ lệ mắc, thiếu tỷ lệ tử vong đã gây khó khăn cho việc xác định chiến lược phòng chống ung thư (ở mức quốc gia) và việc tổng kết, đánh giá hiệu quả các phương pháp điều trị (ở mức cơ sở điều trị).

Công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về UT tại cơ sở còn hạn chế.

Số lượng và chất lượng điều trị ung thư của ngành y tế chưa tạo được lòng tin cho người bệnh. Tình trạng những người có thu nhập cao phải ra nước ngoài điều trị ung thư phổ biến, gây tốn kém cho gia đình bệnh nhân.

1. Chương trình quốc gia phòng chống ung thư (PCUT): bắt đầu hoạt động từ năm 2008 với những hoạt động chính là tuyên truyền, sàng lọc phát hiện sớm, đào tạo và một số hoạt động khác. Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của một số tổ chức Liên hợp quốc như WHO, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA)... nhưng chủ yếu là đào tạo, chuyển giao kỹ thuật. Kính phí dành cho Chương trình còn thấp và không đều, năm 2008: 20 tỷ, 2009: 24 tỷ; 2010: 33 tỷ; 2011: 38 tỷ; 2012: 36 tỷ; 2013: 35,6 tỷ và 2014 giảm xuống còn 12,5 tỷ.

1.1 Hoạt động tuyên truyền PCUT nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư. Tuy nhiên, hoạt động tuyên truyền chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu sự phối hợp giữa các biện pháp truyền thông hiện đại và truyền thống nên kết quả đạt được còn hạn chế.

1.2 Ghi nhận ung thư: Công tác ghi nhận ung thư được tiến hành ở 9 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang. Bước đầu đã cung cấp số liệu về các loại ung thư phổ biến ở Việt Nam.

Ghi nhận ung thư mới chỉ bao phủ được 20% dân số, chất lượng số liệu chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác lập dự báo, hoạch định chiến lược.

1.3 Sàng lọc phát hiện ung thư sớm: đang triển khai, chủ yếu tập trung ở 2 thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn từ 2008-2013 cả nước sàng được trên 120.000 phụ nữ tuổi từ 40-54 để phát hiện sớm hai loại ung thư phổ biến là ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Các trường hợp được phát hiện đều ở giai đoạn tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm. Kết quả điều trị cho thấy chi phí chỉ bằng 20% so với chữa trị ung thư ở giai đoạn muộn.

Hiệu quả của công tác sàng lọc phát hiện ung thư sớm là rât lớn, tuy nhiên do thiếu kinh phí, thiếu nhân lực nên chưa được triển khai rộng khắp trên phạm vi toàn quốc và đối với nhiều loại ung thư phổ biến khác.

1.4 Công tác đào tạo đã nhận được sự quan tâm từ các cơ quan, các tổ chức quốc tế.

Từ nhiều năm qua, trên thế giới căn bệnh ung thư đã thu hút được sự quan tâm tham gia của nhiều ngành công nghiệp (dược phẩm, chế tạo thiết bị y tế), các tổ chức, viện nghiên cứu y khoa, các trường đại học và các bệnh viện lớn. Kiến thức, phương pháp chẩn đoán, điều trị ung thư luôn được cập nhật nhanh chóng để áp dụng vào hoạt động chuyên môn những kết quả nghiên cứu lâm sàng, những tiến bộ mới về quy trình, các tiêu chuẩn đánh giá, thuốc, trang thiết bị... đã tạo được nhiều đóng góp tích cực vào “cuộc chiến chống ung thư”.

Ở Việt Nam, Ngành Ung thư là một ngành tương đối mới. Trong khi số lượng bác sỹ ung thư đang còn thiếu ở mọi tuyến kỹ thuật thì các bác sỹ chuyên khoa khác thiếu điều kiện tham gia các khóa đào tạo phổ cập hoặc cập nhật thường xuyên về ung thư do nguồn kinh phí hạn chế. Nhược điểm này không chỉ giới hạn đối với các bác sỹ ở y tế cơ sở mà cũng khá phổ biến ngay trong nhiều bệnh viện đa khoa tuyến trên. Cùng với tình trạng thiếu thốn, lạc hậu về trang thiết bị chuyên ngành ung thư, tình trạng thiếu bác sỹ ung thư và thiếu kiến thức về điều trị ung thư của các bác sỹ chuyên khoa khác đang là rào cản ngăn cách bệnh nhân tiếp cận với nhiều tiến bộ, thành tựu về phòng chống ung thư trên thế giới đã đạt được, làm cho hiệu quả điều trị ung thư chưa đáp ứng được mong đợi và lòng tin của cộng đồng.

2. Quy hoạch phát triển mạng lưới phòng chống ung thư giai đoạn 2009-2020: đã được Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt ngày 24/11/2009 tại Quyết định số 4595/QĐ-BYT với các nội dung chủ yếu sau:

Mục tiêu:

a/ Mục tiêu chung

Thiết lập và hoàn thiện mạng lưới phòng chống ung thư từ trung ương tới địa phương vào năm 2020.

b/ Mục tiêu cụ thể

- Phát triển và hoàn thiện mạng lưới cơ sở phòng, chống ung thư gồm có:

+ Bệnh viện Ung bướu quốc gia, viện Ung thư quốc gia và Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh;

+ 07 Trung tâm ung bướu thuộc bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện E, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí, bệnh viện Việt Nam-Cu Ba Đồng Hới, bệnh viện đa khoa Trung ương Huế, bệnh viện Chợ Rẫy;

+ 04 khoa Ung bướu tại bệnh viện Nhi trung ương, bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, bệnh viện Phụ sản Trung ương, Viện Lão khoa quốc gia;

+ 06 bệnh viện Ung bướu tại các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang và Cần Thơ;

+ 08 Trung tâm Ung bướu tại các tỉnh, thành phố: Sơn La, Hải phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Tiền Giang;

+ 31 khoa Ung bướu tại các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Nguyên (Bệnh viện C), Thái Bình, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Hà Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Cạn, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Lâm Đồng, ĐăkLăk, Bình Thuận, Cà Mau, Đồng Nai, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang và một số bệnh viện đa khoa tỉnh có nhu cầu được Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản;

+ Đơn vị khám, phát hiện sớm ung thư trong khoa khám bệnh thuộc các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

- Tăng cường đào tạo nhân lực cho mạng lưới phòng chống ung thư đảm bảo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

- Nâng cao trình độ chống ung thư ở Việt Nam từng bước lên ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới vào năm 2015.

 

c/ Nội dung quy hoạch:

- Tổ chức mạng lưới cơ sở phòng chống ung thư theo tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế:

+ Tuyến huyện: Đơn vị khám, phát hiện sớm ung thư trong khoa khám bệnh thuộc các bệnh viện đa khoa tuyến huyện.

+ Tuyến tỉnh: Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang và Cần Thơ; Các Trung tâm ung bướu và các khoa Ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trực thuộc Bộ; Các Trung tâm ung bướu và các khoa Ung bướu thuộc bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi tắt là bệnh viện đa khoa tỉnh).

+ Tuyến trung ương: gồm có Bệnh viện Ung bướu quốc gia, Viện Ung thư quốc gia, Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện đa khoa trung ương Huế, Trung tâm ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy.

- Phát triển chuyên môn kỹ thuật về ung bướu: tập trung đầu tư các cơ sở ung thư tuyến trung ương, bảo đảm đạt trình độ kỹ thuật ngang tầm với các nước trong khu vực và một số nước tiên tiến trên thế giới

- Quy mô giường bệnh: Tổng số giường bệnh đến năm 2020 là 13.800 giường. Trong đó ở tuyến Trung ương gồm có: Bệnh viện Ung bướu quốc gia: 1.300 giường, Viện Ung thư quốc gia: 200 giường, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh : 1500 giường, 7 Trung tâm ung bướu quy mô từ 100 - 500 giường, trong đó bao gồm Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế và 4 khoa ung bướu với quy mô 50 – 100 giường tại BV Nhi Trung ương, BV Tai mũi họng Trung ương, BV Phụ sản TW và Viện Lão khoa. Ở tuyến tỉnh, thành phố gồm có: 7 bệnh viện ung bướu với quy mô 300 – 500 giường tại Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Kiên Giang và Cần Thơ; 8 trung tâm ung bướu với quy mô 100 – 300 giường tại các tỉnh Sơn La, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Nam Định… và 31 khoa Ung bướu tại các tỉnh, thành phố (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hòa Bình, Vĩnh Phúc…).

d/ Giải pháp:Lập dự án đầu tư bệnh viện ung bứu điều trị bệnh ung thư 

- Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật và đẩy mạnh công tác phổ biến thực hiện pháp luật về phòng, chống ung thư.

- Phát triển nguồn nhân lực: Thành lập Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến tại Bệnh viện Ung bướu quốc gia. Tăng cường đào tạo và đào tạo liên tục, đào tạo cán bộ chuyên môn sâu về ung thư; tăng cường năng lực về ung thư cho các bộ môn ung thư thuộc các trường đại học y và viện ung thư quốc gia.

- Khoa học công nghệ: Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật về ung thư.

- Chuyên môn kỹ thuật:

+ Tăng cường công tác phòng bệnh, phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị.

+ Tăng cường công tác an toàn bức xạ trong y tế.

- Tuyên truyền giáo dục sức khỏe: tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về phòng chống ung thư. Lồng ghép tuyên truyền phòng chống bệnh ung thư với các chương trình tuyên truyền bảo vệ sức khỏe khác.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong chẩn đoán, điều trị ung thư.

- Đầu tư nguồn tài chính: Tạo bước đột phá về đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho phát triển mạng lưới phòng, chống ung thư. Tăng cường huy động các nguồn vốn hợp pháp khác trong xã hội để thực hiện quy hoạch.

- Hợp tác quốc tế: Tiếp tục vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức Chính phủ, phi Chính phủ, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ung thư.

3. Kế hoạch Tổng thể thực hiện chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 114/2007/QĐ-TTg ngày 23/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Một trong những nhiệm vụ chính có mục tiêu: Phát triển các kỹ thuật hiện đại sử dụng tính ưu việt của bức xạ và đồng vị phóng xạ phục vụ chẩn đóan và điều trị bệnh, đặc biệt đối với các bệnh ung thư và tim mạch.

Nội dung cơ bản của Chiến lược là Quy hoạch phát triển mạng lưới các cơ sở y học hạt nhân và xạ trị trong cả nước, lập và triển khai kế hoạch xây dựng tại mỗi tỉnh có ít nhất một cơ sở y học hạt nhân và xạ trị; đầu tư phát triển kỹ thuật chụp hình bức xạ cắt lớp đơn quang từ (SPECT) và cắt lớp sử dụng đồng vị phát positron, thiết bị điều trị ung thư bằng kỹ thuật chiếu xạ dùng nguồn phóng xạ bằng máy gia tốc đến bệnh viện tỉnh để tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị cho các cơ sở này đạt tỉ lệ ít nhất 01 thiết bị chiếu xạ trên 1 triệu dân; đầu tư thiết bị để từng bước sản xuất các loại đồng vị phóng xạ chu kỳ phân rã ngắn và dược chất phóng xạ trong nước đủ phục vụ cho chẩn đoán và điều trị.

IV. Hoạt động khám điều trị ung thư tại bệnh viện Chợ Rẫy

Vùng phục vụ của bệnh viện Chợ Rẫy bao gồm 5 tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ, 12 tỉnh và thành phố Cần Thơ thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ), với số dân trên 33 triệu người.

1. Dự báo số lượng bệnh nhân ung thư trong vùng phục vụ của BV Chợ Rẫy: Căn cứ số liệu thống kê ung thư năm 2000, 2010 và ước tính số ca mới mắc ung thư năm 2020 tại Việt Nam, số lượng bệnh nhân ung thư được dự báo từ 2015 đến 2019 như sau:

 

Dân số

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng số NAM (triệu người)

15.641

15.817

15.984

16.256

16.534

16.816

Tổng số NỮ (triệu người)

17.171

17.464

17.762

18.065

18.373

18.687

TỔNG CỘNG DÂN SỐ DỰ BÁO (triệu người)

32.812

33.281

33.745

34.321

34.907

35.503

TỔNG SỐ BỆNH NHÂN UT (người/năm)

284.173

301.692

320.003

339.091

358.978

379.697

Trong đó

 

 

 

 

 

 

Tổng số bệnh nhân ung thư mới mắc trong năm, cần được điều trị

67.819

71.903

76.155

80.570

85.154

89.911

Tổng số bệnh nhân ung thư đã được điều trị, cần được quản lý

201.643

214.186

227.310

241.008

255.293

270.193

Tổng số bệnh nhân ung thư ở thời kỳ cuối của tiên lượng sống, cần được điều trị giảm đau

14.711

15.603

16.538

17.513

18.531

19.593

2. Hoạt động khám, điều trị ung thư tại bệnh viện Chợ Rẫy trong những năm qua:

Stt

Số liệu ung thư chung

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

PK- CC

Nội trú XV

Tử vong

PK- CC

Nội trú XV

Tử vong

PK- CC

Nội trú XV

Tử vong

1

Số liệu chung

1.341.968

121.160

7.313

1.310.770

116.989

7.707

1.434.370

126.652

9.192

2

Tổng số BN ung thư

91.475

23.547

844

89.385

22.549

914

99.381

24.212

1.093

3

Tỷ lệ %

6,82%

19,43%

11.54%

6,82%

19,27%

11,86%

6,93%

19,12%

11,89%

4

Lượt phẫu thuật

3.452 (14,37%)

3.398 (15,07%)

4.196 (17,33%)

5

Khoa giảm đau

1.128

1.850

187

1.998

2.711

263

3.649

3.407

362

6

Khoa ung thư -  Hóa trị

14.421

17.716

26.524

Khoa ung thư - Xạ trị

21.087

32.420

25.370

Khoa ung thư BN/năm

6.427

9.162

9.582

7

Huyết học  (Hóa trị)

4.253

4.201

5.783

8

Nội phổi  (Hóa trị)

910

921

937

9

Ngoại LN

550

592

698

10

Ngoại TN

546

557

621

11

Khoa Ngoại TH

1.491

1.695

2.013

Nhận xét kết quả hoạt động khám điều trị ung thư hiện nay bệnh viện Chợ Rẫy.

- Số lượng bệnh nhân nội trú duy trì ở mức trung bình 24.000 bn/năm.

- Số lượt khám ung thư gần 99.000 lượt/năm, đạt tỷ lệ 32,8% so với tổng số người mắc ung thư trong vùng được dự báo là 301.692. Mặc dù tỷ lệ khám ung thư chỉ chiếm trên  6,8 % tổng số khám của bệnh viện, tuy nhiên số lượng bệnh nhân ung thư nhập viện chiếm tỷ lệ trên 19% số bệnh nhân nội trú (24.000 BN/năm).

- Tổng số bệnh nhân ung thư được điều trị tại bệnh viện khoảng 24.000 bệnh nhân, chủ yếu bằng phương pháp hóa trị và phẫu thuật, đạt tỷ lệ gần 8% so với tổng số người mắc ung thư trong vùng.

- Số lượt xạ trị không tăng nhiều do 01 Linac đã quá cũ, xuống cấp nghiêm trọng. Số lượng bệnh nhân ung thư được điều trị xạ trị khoảng 1.150 BN/năm, đạt tỷ lệ 5% tổng số bệnh nhân ung thư được điều trị tại bệnh viện.

- Số lượng ngoại khoa ung thư trung bình mỗi năm giảm dần từ hơn 5.600 ca xuống 4.200 ca, chiếm tỷ lệ 16% tổng số phẫu thuật các loại của bệnh viện và 23% tổng số bệnh nhân ung thư được điều trị.

- Tỷ lệ tử vong do ung thư trung bình hàng năm chiếm khoảng 12% tổng số tử vong bệnh viện. Cũng như ở các bệnh viện khác, số liệu tử vong tại bệnh viện do ung thư không phản ánh đúng thực tế bởi phần lớn bệnh nhân sắp tử vong đã được gia đình đưa về nhà.

Kết quả hoạt động điều trị ung thư hiện nay tại bệnh viện Chợ Rẫy chưa đáp ứng nhu cầu khám điều trị ung thư đang ngày càng tăng của nhân dân trong vùng phục vụ.

Hiện nay, thời gian bệnh nhân phải chờ xạ trị tại Khoa Ung bướu trước đây (Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy hiện nay) kéo dài từ 2 đến 3 tháng so với tiêu chuẩn thực hành từ 2 - 3 tuần.  Do phải chờ xạ trị quá lâu nên một số bệnh nhân ung thư đã bị bỏ lỡ cơ hội chữa khỏi, bệnh chuyển từ giai đoạn sớm sang giai đoạn muộn, di căn ung thư lan tràn.

Kết quả khám điều trị ung thư của bệnh viện còn hạn chế vì những nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Phần lớn bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn (≥ giai đoạn III) nên thời gian điều trị kéo dài, điều trị phức tạp, tỷ lệ chữa khỏi ung thư chỉ đạt khoảng 40% ở nữ và 33% ở nam.

- Thiếu thốn trang thiết bị chuyên dụng điều trị ung thư, đặc biệt là máy Linac. Tình trạng thiết bị cũ, xuống cấp, nhiều hỏng hóc diễn ra phổ biến trong khoa Ung bướu.

- Do thiếu thiết bị nên đội ngũ y bác sỹ, kỹ sư vật lý xạ trị không có điều kiện để phát triển. Công tác ghi nhận ung thư, nghiên cứu ứng dụng và hợp tác quốc tế chưa được đẩy mạnh.

- Cơ sở vật chất của Khoa Ung bướu chật hẹp, không đủ diện tích để bố trí hợp lý mặt bằng công năng gây khó khăn trong hoạt động chuyên môn.

3. Xây dựng mục tiêu hoạt động chuyên môn chủ yếu tại bệnh viện Chợ Rẫy trong 10 năm tới: Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện Chợ Rẫy đến năm 2020, trên cơ sở phát huy cao nhất mọi nguồn lực nhằm nâng cao số lượng, chất lượng điều trị ung thư cho nhân dân trong vùng phục vụ, các mục tiêu hoạt động chính được xây dựng 

MÔ TẢ DỰ ÁN

I. Hình thức đầu tư dự án bệnh viện ung bứu

- Sử dụng 40 triệu Euro nguồn vốn ODA vay ưu đãi của Chính phủ Áo để đầu tư mới thiết bị y tế chuyên ngành ung thư, thực hiện các dịch vụ kỹ thuật đi kèm (thiết kế kỹ thuật, quản lý dự án, lắp đặt thiết bị, đào tạo nhân lực và bảo hành bảo trì thiết bị);

- Quá trình đầu tư chia thành 2 đợt tương ứng tiến độ cam kết vốn vay ODA của Chính phủ Áo;

- Thời gian kết thúc hoạt động đầu tư thiết bị sử dụng ODA, NSNN và XHH trước 31/12/2018;

- Sử dụng vốn đối ứng để đầu tư hệ thống cơ sở dữ liệu ung thư; các hạng mục hoàn thiện xây dựng và trang bị nội thất trong khu vực lắp đặt thiết bị theo yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất; thực hiện nghĩa vụ đóng thuế nhập khẩu thiết bị và các nghĩa vụ khác theo quy định.

II. Tình hình thực hiện đầu tư thiết bị (Gói 1) sử dụng 15 triệu Euro vốn vay ODA đợt 1 được cung cấp qua Hiệp định tín dụng cụ thể số 9 ký ngày 27/10/2016

Dự án được phê duyệt theo Quyết định số 2716/QĐ-BYT ngày 20/6/2016 của Bộ Y tế

1. Thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Hiệp định tín dụng cụ thể của Dự án:

- Thanh toán cho Ngân hàng tài trợ RBI (Áo) phí thu xếp vốn theo Hiệp định tín đã ký, trị giá 0,1% tổng vốn vay ODA bằng 15.000 Euro, tương đương 362.565.000 đ.

- Được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, bệnh viện Chợ Rẫy đã hoàn tất thỏa thuận nội dung Tín dụng thư (L/C), ký kết hợp đồng dịch vụ mở L/C với Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HD Bank) ngày 21/11/2016.

2. Thực hiện nghĩa vụ hoàn trả phần vốn vay lại 5% tổng vốn ODA, bằng 750.000 Euro, tương đương 18.518.632.500 đồng.

Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, đồng tiền được chọn cho vay lại là VND; lãi vay là 7,27%, phí vay lại 0,2%, phí thu xếp thu một lần 0,1% do Chủ Dự án thanh toán; thời gian vay 17 năm trong đó có 2 năm ân hạn. Thời gian bắt đầu trả nợ gốc từ 27/4/2019, kết thúc 27/10/2033 với 4 năm ân hạn. Tiến độ trả nợ gốc và lãi như sau:

ĐVT: triệu đồng.

 

Năm

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Nghĩa vụ trả nợ

1,383

1,383

2.525

2.433

2,341

2,249

 Bao gồm

 

Trả nợ lãi

1,346

1,346

1,257

1,166

1,077

987

Trả nợ phí

37

37

34

32

29

27

Trả nợ gốc

0

0

1.235

1.235

1.235

1.235

 

 

 

ĐVT: triệu đồng.

 

 

2023

2024

2025

2026

2027

2028

Nghĩa vụ trả nợ

2.157

2.065

1.972

1.880

1.788

1.696

Bao gồm

Trả nợ lãi

897

808

718

628

539

449

Trả nợ phí

25

22

20

17

15

12

Trả nợ gốc

1.235

1.235

1.235

1.235

1.235

1.235

ĐVT: triệu đồng.

 

 

2029

2030

2031

2032

2033

Cộng                                                  

Nghĩa vụ trả nợ

1.603

1.511

1.419

1.327

1.235

30.968

Bao gồm

Trả nợ lãi

359

269

179

90

0

12.117

Trả nợ phí

10

7

5

2

0

333

Trả nợ gốc

1.235

1.235

1.235

1.235

1.235

18.518

Hợp đồng cho vay lại được ký với Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB) - Sở Giao dịch II, TP. Hồ Chí Minh ngày 24/01/2017.

3. Thực hiện các biện pháp đảm bảo minh bạch, cạnh tranh trong mua sắm thiết bị và dịch vụ kỹ thuật theo điều kiện chỉ định thầu của ODA Áo:

Căn cứ Hiệp định hợp tác tài chính Việt Áo ký năm 2015, ngày 17/5/2016, Đại sứ quán Áo gửi công hàm thông báo công ty Vamed Engineering (Áo) là Nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ kỹ thuật đi kèm cho Dự án sử dụng khoản tài trợ 15 triệu Euro; thỏa thuận Hợp đồng cung cấp đạt được thông qua đàm phán trực tiếp.

Quá trình đàm phán trực tiếp Hợp đồng cung cấp được tiến hành qua các giai đoạn:

3.1. Trao đổi về danh mục và đặc tính kỹ thuật thiết bị trong quá trình hình thành và chuẩn bị dự án:

Quá trình xây dựng sơ bộ danh mục, đặc tính kỹ thuật thiết bị y tế thường kéo dài hàng năm do cần thời gian xử lý để bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như việc phê duyệt ở các cấp về đáp ứng của mỗi hai bên trước đề xuất của bên kia. Thực tế cho thấy nhiều đề xuất mà thời gian xử lý kéo dài hàng tuần, thậm chí vài tháng. Đề xuất của bệnh viện chủ yếu là bổ sung hoặc thay đổi thiết bị cao cấp hơn, điều chỉnh tăng số lượng và nâng cao tính năng thiết bị. Theo phương thức này, thực chất việc thương thảo Hợp đồng cung cấp đã được thực hiện trong suốt thời gian chuẩn bị đầu tư, kéo dài liên tục nhằm đảm bảo đạt được cạnh tranh trong mua sắm thương mại.

Trong quá trình trao đổi, bệnh viện Chợ Rẫy đã chủ động lựa chọn thiết bị có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động chuyên môn trước mắt và lâu dài không chỉ đối với hoạt động ung thư mà còn đối với các chuyên khoa khác và đồng thời cũng đảm bảo khả năng phối hợp sử dụng tối ưu với những trang thiết bị hiện có của bệnh viện. Quá trình trao đổi trực tiếp về danh mục và đặc tính kỹ thuật được bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức chặt chẽ, khoa học trên cơ sở  tham khảo giá trên thị trường trong nước và quốc tế cùng với sự tham gia đầy đủ của các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Nhờ đó, thiết bị dự án được lựa chọn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại. Thiết bị được chọn do các hãng lớn, có uy tín trên thế giới sản xuất từ cuối năm 2016, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng ISO và an toàn FDA, EC.

3.2. Đàm phán chính thức Hợp đồng cung cấp

Đàm phán được hai bên tổ chức thực hiện qua nhiều vòng ngay sau khi Quyết định chủ trương đầu tư được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tương tự như quá trình trên, sau mỗi lần chấp thuận giảm giá, bệnh viện Chợ Rẫy chủ động lựa chọn thiết bị cần thiết để bổ sung vào danh mục thiết bị dự án hoặc đề xuất nâng cấp tính năng kỹ thuật nhưng với điều kiện không thay đổi giá đã thỏa thuận trước đó. Sau khi đạt được thỏa thuận cuối cùng, hai bên tiến hành ký kết Hợp đồng cung cấp.

Đối với danh mục thiết bị thuộc Gói 1, sau khi Hợp đồng cung cấp được ký ngày ngày 18/12/2015, bệnh viện vẫn tiếp tục đề xuất thêm nhiều tính năng lựa chọn (option) cho các thiết bị đã đàm phán. Quá trình đề xuất thêm kéo dài đến tháng 10/2016. Nhiều tính năng lựa chọn thêm do bệnh viện đề xuất đã được công ty Vamed chấp thuận bổ sung nhưng không tăng giá cho Hệ thống chụp mạch, nhóm các thiết bị xạ trị, các máy thở... Ngoài ra, do không gian nhỏ, chủng loại các cánh tay treo trần (pendant) được công ty Vamed chấp thuận đổi sang loại có tính năng cao hơn, phù hợp cả về công năng và thẩm mỹ trong khu vực lắp đặt thực tế.

Nhờ tổ chức chặt chẽ, khoa học nên kết quả đàm phán trực tiếp Hợp đồng cung cấp Gói 1 là tích cực. Tổng số giảm giá đạt hơn 850.000 Euro, chiếm tỉ lệ 6,8% của tổng giá thiết bị xuất xưởng là 12.480.000 Euro. Bản danh mục và Đặc tính kỹ thuật thiết bị dự án đã được Hội đồng chuyên gia trang thiết bị y tế của Bộ Y tế tổ chức thẩm định ngày 08/4/2015 và Bộ Y tế thống nhất cấu hình, tính năng kỹ thuật nêu tại văn bản số 2638/BYT-TB-CT ngày 24/4/2015. Đồng thời giá các thiết bị trong danh mục đã được một đơn vị độc lập có chức năng thẩm định.

3.3. Nội dung cơ bản của Hợp đồng cung cấp:

Hợp đồng cung cấp số 08VE/CRH-I-2015 để thực hiện Dự án được chủ dự án ký kết ngày 18/12/2015 với công ty Vamed Engineering (là Nhà Xuất khẩu dự án do Chính phủ Áo chỉ định). Hợp đồng có 16 điều khoản, 7 phụ lục đính kèm để quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên đối với việc thực hiện dự án theo phương thức “Chìa khóa trao tay”, phù hợp với Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng.

Loại và hình thức hợp đồng: Loại hợp đồng là chìa khóa trao tay; hình thức hợp đồng là trọn gói.

Thời gian hoàn thành: hoàn thành nghĩa vụ thực hiện (không kể thời gian thực hiện Bảo hành bảo trì) trong vòng 18 tháng kể từ ngày Hợp đồng cung cấp có hiệu lực thực hiện.

Bàn giao thiết bị: Ngay sau khi hoàn thành cung cấp, lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu thiết bị và chương trình đào tạo sẽ tiến hành bàn giao thiết bị. Việc bàn giao sẽ được 2 bên cùng với Người sử dụng thiết bị ký kết. Toàn bộ thiết bị được bảo hành, bảo trì 24 tháng.

Luật áp dụng: Hợp đồng cung cấp được áp dụng theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Theo nghĩa vụ hợp đồng chìa khóa trao tay, công ty Vamed Engineering chịu trách nhiệm lập dự án để trình các cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.

4. Kết quả thực hiện Hợp đồng cung cấp:

Cơ cấu sử dụng 15.000.000,- Euro vốn ODA Áo (tương đương 370,37 tỷ đồng theo tỷ giá 1 Euro = 24.691,51 đồng ngày 01/04/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) như sau:

NỘI DUNG CÔNG VIỆC

Giá trị (Euro)

Tỉ lệ % vốn ODA

Giá thiết bị xuất xưởng theo danh mục (BOQ)

12.480.000 

83,20%

Phí vận chuyển+bảo hiểm phương thức DAP

380.000

2,53%

Tổng cộng giá thiết bị DAP

12.860.000

85,73%

Phí thiết kế kỹ thuật y tế

150.000

1,00%

Phí quản lý dự án và phí lắp đặt thiết bị

700.000

4,67%

Phí đào tạo

690.000

4,60%

Phí bảo hành bảo trì thiết bị 24 tháng

600.000

4,00%

Tổng cộng chi phí dịch vụ kỹ thuật

2.140.000

14,27%

TỔNG CỘNG VỐN ODA

15.000.000

100,00%

Danh mục trang thiết bị Gói 1 sử dụng 15 triệu Euro vốn ODA Áo đợt 1 là Phụ lục số 1 của Hợp đồng cung cấp bao gồm bốn (4) nhóm thiết bị đồng bộ với 53 loại thiết bị, tổng cộng số lượng 201 thiết bị, cụ thể như sau:

- Nhóm thiết bị xạ trị Xạ trị bao gồm 15 chủng loại, 17 thiết bị. Hai (02) máy xạ trị loại Versa HD và Synergy của hãng Elekta, 1 CT mô phỏng khoang rộng của hãng Siemens, hệ thống lập kế hoạch điều trị, hệ thống quản lý dữ liệu ung thư và các dụng cụ quản lý chất lượng (QA), thiết bị cố định bệnh nhân.

- 01 Hệ thống can thiệp mạch DSA một bình diện ARTIS ZEE Ceiling của hãng Siemens.

- Nhóm thiết bị phòng mổ, hồi sức sau mổ và chăm sóc ngoại khoa tích cực bao gồm 30 chủng loại với 171 thiết bị như bàn mổ, đèn mổ, mấy gây mê kèm thở, dao mổ điện và hàn mạch, máy đốt điện, bơm truyền dịch...

- Nhóm thiết bị thanh trùng và kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm 7 chủng loại, 12 thiết bị như máy hấp tiệt khuẩn tự động nhiệt độ thấp plasma, máy hấp tiệt khuẩn sấy khô tự động, máy rửa khử khuẩn sấy khô tự động...

Danh mục thiết bị đính kèm cuối mục này.

Thực hiện các dịch vụ kỹ thuật:

Các dịch vụ kỹ thuật được thực hiện bằng nguồn vốn ODA Áo. Dự toán chi phí dịch vụ được lập căn cứ số lượng chuyên gia, thời gian thực hiện và chi phí thực tế (vé máy bay, khách sạn, lưu trú...)

4.1. Tư vấn lập Dự án

Được sự chấp thuận của Bộ Y tế, ngày 06/05/2013, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy và Công ty Vamed Engineering GmbH & CO KG đã ký Biên bản ghi nhớ MOU giữa Bệnh viện Chợ Rẫy và Công ty để hợp tác chuẩn bị Dự án.

Hai bên đã tiến hành nhiều cuộc họp trao đổi về nhu cầu đầu tư, chủng loại, đặc tính kỹ thuật trang thiết bị để lập Đề xuất dự án.

Kết quả tư vấn là các văn kiện, hồ sơ dự án trình nộp cơ quan chức năng Việt Nam và Áo thẩm định, phê duyệt, cụ thể như sau:

- Tháng 3/2014, văn kiện Đề xuất dự án đã được trình nộp Bộ Y tế và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, Công ty Vamed cũng hoàn thành Đề xuất dự án trình nộp các cơ quan chức năng Áo xem xét tài trợ.

- Theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngày 23/05/2014, Ngân hàng RBI (Áo) đã gửi tới các cơ quan chức năng Việt Nam thư bày tỏ ý định (LOI) tài trợ 15 triệu Euro; ngày 27/10/2014, Đại sứ quán Áo tại Hà Nội gửi Công hàm đính kèm Thông báo của Ngân hàng Kiểm tra Trung ương Áo - Oesterreichische Kontrollbank Aktiengesellschaft (OeKB) ngày 13/10/2014 về cam kết tài trợ khoản tín dụng ưu đãi 15 triệu Euro để thực hiện Dự án.

- Ngày 09/9/2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh mục Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy” sử dụng tín dụng ưu đãi của Chính phủ Áo tại Quyết định số 1551/QĐ-TTg; văn bản số 2566/VPCP-QHQT ngày 13/4/2016 của Văn phòng Chính phủ về cơ chế tài chính trong nước đối với nguồn vốn vay ODA Áo; Công hàm số HANOI-OB/WIRT_0044_2016 ngày 17/5/2016 của Đại sứ Áo tại Hà Nội thông báo công ty VAMED ENGINEERING GmbH & CO KG là Nhà cung cấp Áo thực hiện Dự án và trên cơ sở ý kiến đóng góp của các Bộ, Ngành liên quan, công ty Vamed và bệnh viện Chợ Rẫy đã tiếp thu, hoàn chỉnh Báo cáo đầu tư để trình Bộ Y tế thẩm định, phê duyệt Dự án.

- Tháng 6/2016, Báo cáo nghiên cứu khả thi đã được lập để trình nộp Bộ Y tế thẩm định và ban hành Quyết định số 2716/QĐ-BYT ngày 20/6/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu - Bệnh viện Chợ Rẫy” sử dụng 15 triệu Euro vốn vay ODA của Chính phủ Áo.

- Ngày 07/10/2016 Chính phủ Áo đã gửi công hàm thông báo cam kết tài trợ ODA đợt 2 cho Dự án trị giá 25 triệu Euro. Tiếp đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2839/VPCP-QHQT và hướng dẫn của Bộ Y tế tại công văn số 1724/BYT-KHTC ngày 05/04/2017, Công ty Vamed đã phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy hoàn tất hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư cho Dự án.

4.2. Vận chuyển và Bảo hiểm thiết bị - dự án đầu tư bệnh viện

Công ty Vamed chịu trách nhiệm tổ chức đặt hàng, kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất, bàn giao đưa thiết bị về kho tại Vienna (Áo), làm thủ tục xuất khẩu với các cơ quan chức năng Áo, tổ chức vận chuyển bằng đường biển, đường không đến Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy, lưu kho bảo quản tạm thời trong trường hợp điều kiện kỹ thuật tại khu vực lắp đặt chưa đáp ứng yêu cầu của nhà sản xuất.

Mức bảo hiểm mọi rủi ro 110% cho toàn bộ thiết bị của Dự án từ vận chuyển quốc tế, trong nước, lưu kho tạ, thời gian lắp đặt cho đến khi bàn giao đưa vào sử dụng.

Theo thỏa thuận, thiết bị y tế của Dự án được giao 05 đợt theo các phương thức vận tải đường biển, đường không.

Các đợt

Ngày đến

BV Chợ Rẫy

Phương thức vận chuyển

Số lượng

thiết bị y tế

Đợt 1

31/5/2017

Đường biển

125

Đợt 2

03/6/2017

Đường hàng không

1

Đợt 3

19/7/2017

Đường biển

47

Đợt 4

30/9/2017

Đường biển

27

Đợt 5

04/1/2018

Đường hàng không

1

Đến này 01/6/2018 đã hoàn tất công tác vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, hướng dẫn đào tạo và bàn giao đưa vào sử dụng toàn bộ 201 thiết bị/trên tổng số 201 thiết bị, đạt 100%;

Ngoài các hợp phần đào tạo thực tiễn tại bệnh viện, chương trình đào tạo nước ngoài được tổ chức như sau:

+ Đào tạo tại trung tâm đào tạo AKH (Áo), số lượng người tham gia đào tạo là 2 kỹ sư với thời gian đào tạo 2 tháng.

Trung tâm Ung thư ONJ (Úc): 3 bác sĩ, 2 kỹ sư vật lí, 2 kỹ sư xạ trị với thời gian đào tạo 2 tháng

+ Đại học INNSBRUCK (Áo): 3 bác sĩ, 2 kỹ sư xạ trị với thời gian đào tạo 2 tháng.

+ Elekta Beijing Medical ở Bắc Kinh, Trung Quốc: 2 người, thời gian đào tạo từ 09/4/2018 đến 20/4/2018.

Hiệu suất sử dụng thiết bị: Số lượt bệnh nhân đã được phục vụ bằng một số thiết bị lớn như sau:

Máy xạ trị: Tổng số ca đã và đang xạ trị là 352, trong đó máy Versa HD là 177, máy Synergy là 175. Trung bình 65 bệnh nhân/1 ngày/1 máy

Máy CT: Tổng số ca mô phỏng là 427, số ca kiểm soát nhịp thở là 7. Trung bình 6 bệnh nhân/ 1ngày

DSA: Trung bình 15 bệnh nhân/ 1 ngày

Các thiết bị đang được đưa vào khai thác sử dụng tối đa công suất, đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Trung tâm Ung bướu.

Tất cả các trang thiết bị được bàn giao hàng mới 100%, nguyên đai nguyên kiện, lắp đặt an toàn và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, cấu hình và chức năng của thiết bị đầy đủ, đáp ứng nhu cầu chuyên môn và được xác nhận bên thứ ba:

+ Giám định thiết bị đầu vào: Công ty cổ phần tập đoàn Vinacontrol

+ Giám sát lắp đặt y tế: Công ty TNHH nghiên cứu chế tạo và chuyển giao công nghệ y tế (Hội Trang thiết bị y tế Việt Nam)

+ Kiểm đinh thiết bị: Viện Trang thiết bị và Công trình y tế.

Các thiết bị liên quan An toàn bức xạ được Cục an toàn bức xạ-Bộ Khoa Học Công nghệ thẩm định và cấp phép hoạt động.

Hiện nay các tất cả thiết bị đã đưa vào hoạt động ổ định và đang trong thời gian bảo hành, bảo trì của Nhà xuất khẩu dự án là Công ty Vamed Engineering. Chế độ bảo hành, bảo trì và xử lý sự cố thực hiện đúng theo quy trình đã cam kết trong hợp đồng.

4.3. Tư vấn thiết kế kỹ thuật y tế

Nhiệm vụ chủ yếu của dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật y tế là tham gia tư vấn xây dựng danh mục và lựa chọn đặc tính kỹ thuật chi tiết của từng thiết bị, đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu sử dụng, hoàn chỉnh công năng và sử dụng công nghệ tiên tiến. Thiết bị được lựa chọn phải an toàn cho người sử dụng và bệnh nhân.

Phối hợp với hiện trạng hạ tầng bệnh viện để bố trí khu vực lắp đặt thiết bị hợp lý, xác định yêu cầu kỹ thuật trong khu vực lắp đặt thiết bị của dự án, thiết kế sơ bộ, lập khái toán và tổng mức đầu tư dự án.

Trong quá trình thực hiện đầu tư, Công ty Vamed Engineering sẽ tiến hành thiết kế bản vẽ lắp đặt thiết bị căn cứ mặt bằng công năng.

Hồ sơ thiết kế bản vẽ lắp đặt thiết bị có hình thức, số lượng đúng quy định bao gồm bản thuyết minh, bản vẽ thiết kế và lập dự toán theo khuôn khổ thống nhất có danh mục, đánh số, ký hiệu để tra cứu và bảo quản lâu dài.

Kết quả thiết kế cải tạo xây dựng để tiếp nhận thiết bị Gói 1

Thiết bị của Dự án được lắp đặt chủ yếu bên trong khối nhà Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy đã được bàn giao đưa vào sử dụng từ ngày 30/4/2015.

Khối nhà là công trình Dân dụng cấp I, diện tích xây dựng 1.600 m2, tổng diện tích sàn: 21.400 m2 bao gồm 12 tầng nổi (không kể tầng lửng và tầng kỹ thuật) và 2 tầng hầm, kích thước 41,3mx47,5m; 4 boongke ngầm bố trí liền kề có kích thước 41,3m*12,8m; quy mô 250 giường điều trị bệnh nhân nội trú.

Vị trí lắp đặt thiết bị được bố trí cụ thể như sau:

Khu vực 1 - Thiết bị xạ trị: tầng hầm 2, diện tích 1.961 m2, chiều cao khối boongke 5,1m, khối phụ trợ cao 4,0m.

Khu vực 2 – Hệ thống can thiệp mạch máu DSA thuộc đơn vị Hình ảnh học ung thư: tầng 1, diện tích 1.462 m2, chiều cao tầng: 4,5m 

Khu vực 3 - Thiết bị phòng mổ Ung thư, hồi sức sau mổ và chăm sóc ngoại khoa tích cực (ICU): tầng 3, diện tích 1.790 m2, chiều cao tầng 4,5m và tầng 4.

Khu vực 4: Thiết bị Hồi sức cấp cứu và Thanh trùng và kiểm soát nhiễm khuẩn: tầng 4, diện tích 1.330 m2, chiều cao tầng 4m.

Các hạng mục công trình thiết kế thuộc dự án này chủ yếu là cải tạo, hoàn thiện xây dựng (đổ bê tông móng máy, ốp chì chống tia xạ, sàn vinyl, cung cấp và lắp đặt ổ điện, đèn, cáp mạng LAN, trang bị nội thất...) bên trong tòa nhà Trung tâm Ung bướu hiện có để hoàn chỉnh đủ điều kiện kỹ thuật và phù hợp với mặt bằng công năng lắp đặt thiết bị y tế. Các khu vực thiết kế cải tạo hoàn thiện xây dựng được phân chia thành 12 hạng mục công trình, cụ thể như sau:

TT

Hạng mục công trình

Giá dự toán

Ký hiệu

1

Cải tạo hoàn thiện xây dựng phòng DSA tầng 1

853.263.000

GXD1

2

Xây dựng hoàn thiện phòng CT ở tầng hầm 2

430.987.000

GXD2

3

Xây dựng phòng lập phác đồ điều trị, họp đa năng ở tầng hầm 2

360.345.000

GXD3

4

Xây dựng phòng chiller cho các máy xạ trị LINAC

285.014.000

GXD4

5

Lắp đặt dây cáp mạng và thiết bị mạng IT lập kế hoạch điều trị

896.365.000

GXD5

 

- Phần dây cáp mạng IT

251.747.256

 

 

- Phần thiết bị mạng IT (server…)

644.617.744

GTB1

6

Cải tạo phòng hồi tỉnh ở tầng 3 TT Ung bướu

730.334.000

GXD6

7

Cải tạo mở rộng phòng hồi sức tích cực ICU tầng 4

965.791.000

GXD7

8

Thiết bị nội thất y tế cho các khu vực lắp đặt thiết bị y tế

953.658.000

GTB2

9

Thiết bị lưu điện UPS cho các pendants y tế

912.656.000

GTB3

10

Cung cấp lắp đặt cửa chì phòng DSA

546.282.000

GXD8

11

Phá dỡ, cải tạo xây dựng khoa thanh trùng và kiểm soát nhiễm khuẩn CSSD

1.506.739.000

GXD9

12

Hệ thống điện động lực, cấp thoát nước, điều hòa không khí cho khoa CSSD

2.554.988.000

GXD10

 

- Hệ thống điện động lực, cấp thoát nước

703.511.965

 

 

- Lắp đặt hệ thống điều hòa không khí

422.240.380

 

 

- Thiết bị điều hòa không khí

1.429.235.655

GTB4

 

Tổng cộng

10.996.422.000

 

Trong quá trình cải tạo xây dựng, khi xuất hiện những yếu tố gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, tiến độ lắp đặt, sử dụng an toàn thiết bị y tế và hoạt động chuyên môn đều được góp ý để điều chỉnh, bổ sung nhằm khắc phục sai sót kịp thời.

4.4. Tư vấn Quản lý dự án: bao gồm 2 hoạt động chính

- Quản lý lắp đặt thiết bị tại địa điểm công trình:

Toàn bộ thiết bị được tiến hành mở kiểm để bàn giao với Bệnh viện trước khi lắp đặt. Từng bộ phận cung cấp được đối chiếu chi tiết tại hiện trường căn cứ đặc tính kỹ thuật của thiết bị ghi trong Hợp đồng.

Nhà thầu chịu trách nhiệm kiểm tra điều kiện kỹ thuật (Pre-installation requirements) bao gồm nguồn điện, yếu tố vi khí hậu trong khu vực lắp máy và các yêu cầu kỹ thuật khác theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất trước khi cho phép lắp đặt thiết bị y tế.

Nhà thầu chịu trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất để thực hiện lắp đặt thiết bị theo đúng tiến độ; tổ chức giám sát lắp đặt, căn chỉnh chạy thử và bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng.

Chỉ chuyên gia kỹ thuật, kỹ sư của nhà sản xuất hoặc kỹ sư do nhà sản xuất đào tạo, ủy quyền được phép lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị.

- Tư vấn quản lý dự án: Nhà thầu quản lý các hoạt động dự án trong phạm vi công việc của mình để đảm bảo hoàn thành có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra của dự án về thời gian, số lượng, chất lượng.

Ban quản lý dự án của bệnh viện Chợ Rẫy có chức năng, nhiệm vụ phù hợp với quy định hiện hành về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA. Ban Quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước bệnh viện về công tác thực hiện dự án bằng cách phối hợp với nhà thầu để tiến hành đôn đốc, giám sát, nghiệm thu, nhận bàn giao trang thiết bị và phối hợp với bệnh viện tổ chức đưa vào sử dụng.

Công tác giám sát của bệnh viện được duy trì liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án, đặc biệt có sự tham gia từ các cơ quan có tư cách pháp nhân giám sát an toàn bức xạ trong quá trình lắp đặt, căn chỉnh thiết bị chuyên dụng.

4.5. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực

Yêu cầu: Đào tạo đội ngũ bác sỹ, kỹ sư, kỹ thuật viên, y tá đầy đủ để sử dụng thiết bị an toàn cho bệnh nhân, đạt hiệu quả.

Đối với đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, chương trình đào tạo sẽ cung cấp các kiến thức (lý thuyết) và hướng dẫn thực hành vận hành trang thiết bị an toàn và hiệu quả.

Chương trình đào tạo cho kỹ sư, bác sỹ, kỹ thuật viên được thiết kế theo các cấu phần sau:

- Đào tạo lý thuyết về thiết bị: Nguyên lý cấu tạo, hoạt động và những lưu ý về an toàn của thiết bị.

- Đào tạo bảo dưỡng ban đầu, vận hành thiết bị an toàn, hiệu quả.

- Đào tạo nâng cao ứng dụng lâm sàng trong và ngoài nước.

Ngoài ra, để đảm bảo cho các thiết bị Dự án hoạt động ổn định, kinh tế, kéo dài tuổi thọ cần tổ chức đào tạo cho các kỹ sư của bệnh viện Chợ Rẫy nắm vững kết cấu và nguyên lý hoạt động của thiết bị về mặt kỹ thuật, tự đảm trách công tác bảo trì định kỳ theo quy định của nhà sản xuất và đặc biệt có khả năng tự khắc phục các sự cố hư hỏng nhỏ sau thời gian bảo hành.

Chương trình đào tạo chuyên môn sẽ được các bên phối hợp xây dựng phù hợp với từng loại đối tượng cụ thể trong thời gian đầu thực hiện.

4.6. Bảo hành bảo trì thiết bị y tế

Tất cả các thiết bị đều được bảo hành 24 tháng. Việc bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ được thực hiện 03 tháng/lần theo chương trình hướng dẫn của Nhà sản xuất. Xử lý sự cố, sửa chữa thiết bị miễn phí theo đúng điều kiện bảo hành. Chuẩn bị tài liệu tiếng Việt hướng dẫn vận hành, bảo trì định kỳ, khắc phục sự cố, hư hỏng nhỏ và bảo quản thiết bị.

Ngay sau khi thiết bị được lắp đặt và hoàn tất chương trình đào tạo để bàn giao  đưa vào sử dụng (ký Biên bản bàn giao thiết bị PAC), thời gian bảo hành bảo trì sẽ bắt đầu đối với thiết bị đó.

Nội dung bảo hành bảo trì thiết bị như sau:

+ Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ

Việc bảo dưỡng, kiểm tra định kỳ được thực hiện 03 tháng/lần theo chương trình hướng dẫn của Nhà sản xuất. Ngoài ra, điều kiện vận hành cũng được kiểm tra và khuyến cáo cải thiện nếu chưa đáp ứng. Những bảo dưỡng định kỳ này mang lại hiệu quả thiết thực nhờ giảm thiểu số lượng sự cố thường phát sinh ngay sau khi mới đưa thiết bị vào sử dụng.

+ Bảo hành/ khắc phục sự cố dưới các hình thức.

+ Tham vấn khắc phục sự cố từ xa.

Quy trình tham vấn khắc phục sự cố từ xa và tìm hiểu thông tin bắt đầu ngay sau khi được thông báo về sự cố. Người sử dụng được hướng dẫn theo các bước cần thiết để sửa các lỗi do vận hành không đúng hoặc xử lý tình huống khi người sử dụng gặp khó khăn. Các tình huống này xảy ra rất nhiều trong thời gian đầu khai thác thiết bị. Thời gian đáp ứng chỉ sau vài phút. Đối với các sự cố mang tính chất kỹ thuật, người sử dụng được hướng dẫn để cung cấp các thông tin ban đầu.

+ Khắc phục sự cố tại hiện trường.

Sửa chữa thiết bị miễn phí, thay thế miễn phí các bộ phận hoặc phụ tùng bị hư hỏng do lỗi chế tạo trong thời hạn bảo hành bảo trì (các vật dụng sử dụng 1 lần và các vật dụng tiêu hao không được xem là phụ tùng thay thế). Thời gian xử lý thông tin trong vòng 48 giờ. Trừ các sự cố phức tạp, đòi hỏi phải thay thế linh kiện, phụ từng, thời gian khắc phục sự cố thường ngay trong ngày.

+ Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn bảo trì định kỳ, khắc phục các sự cố hư hỏng nhỏ và bảo quản thiết bị cho các kỹ sư, kỹ thuật viên của bệnh viện tiếp nhận bao gồm cả tài liệu hướng dẫn vận hành và hướng dẫn sửa chữa.

+ Lập quy trình và chuẩn bị cơ sở bảo trì sửa chữa thiết bị ung bướu tại Việt Nam.

+ Trang bị dụng cụ bảo trì cho trung tâm bảo trì.

+ Lập báo cáo công tác bảo hành bảo trì, mở sổ theo dõi vận hành cho mỗi thiết bị.

+ Thực hiện kiểm tra công tác bảo dưỡng sau khi ký Biên bản bàn giao từng phần (PAC) và tập hợp báo cáo. Bản sao báo cáo sẽ được nộp cho các cơ quan bên phía Chính phủ Áo.

Thời gian bảo hành bảo trì 24 tháng tính từ ngày Biên bản bàn giao từng phần (PAC) được ký giữa Nhà Nhập khẩu dự án và Bệnh viện.

5. Triển khai các biện pháp tự đảm bảo tài chính cho việc thực hiện Dự án.

Các chi phí để thực hiện Dự án được thanh toán từ nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp (PTHĐSN) của chủ dự án (Bệnh viện Chợ Rẫy).

Kết quả trích lập quỹ hoạt động sự nghiệp của bệnh viện từ năm 2012 đến năm 2016 như sau:

ĐVT: triệu đồng.

STT

Chỉ tiêu

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Năm

2016

1

Tồn năm trước năm sang

39.099

68.646

61.322

51.063

101.976

2

Trích lập Quỹ PTHĐSN

51.092

61.709

77.544

119.926

245.360

3

Sử dụng Quỹ PTHĐSN

21.545

69.033

87.804

69.013

53.498

4

Tồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

68.646

61.322

51.063

101.976

294.389

Kế hoạch trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của bệnh viện được xây dựng để đáp ứng nhu cầu vốn cho việc thực hiện toàn bộ Dự án bao gồm Gói thiết bị đợt 1 (là phần Dự án đã được phê duyệt) và Gói thiết bị đợt 2 (phần Dự án đang kiến nghị điều chỉnh) từ năm 2017 đến các năm tiếp theo như sau:

ĐVT: triệu đồng.

TT

Chỉ tiêu

Năm

2017

Năm

2018

Năm

2019

Năm

2020

Năm

2021

Năm

2022

1

Tồn năm trước năm sang

294.389

194.347

88.843

33.394

31.512

30.309

2

Trích lập Quỹ PTHĐSN

233.713

248.421

280.559

262.858

242.268

242.586

2.1

Trích lập Quỹ PTHĐSN từ BV

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

2.2

Trích lập Quỹ PTHĐSN từ Dự án

33.713

48.421

80.559

62.858

42.268

42.586

3

Sử dụng Quỹ PTHĐSN

333.755

353.925

336.008

264.740

243.471

242.203

3.1

Sử dụng Quỹ PTHĐSN cho BV

330.000

330.000

310.000

240.000

220.000

220.000

3.2

Sử dụng Quỹ PTHĐSN để trả lãi, phí, gốc vốn vay lại ODA 5% Gói 1/15 triệu Euro

1.383

1.383

2.525

2.433

2.341

2.249

3.3

Sử dụng Quỹ PTHĐSN trả lãi, phí, gốc vốn vay lại ODA 5% Gói 2/25 triệu Euro.

2.372

2.372

4.331

4.173

4.014

3.856

3.4

Sử dụng Quỹ PTHĐSN để trả lãi, phí, gốc vốn vay đối ứng 75,4 tỷ thực hiện gói 2 dự án

0

20.170

19.152

18.134

17.116

16.098

4

Tồn Quỹ PTHĐSN

194.347

88.843

33.394

31.512

30.309

30.692

6. Công tác nhân sự: 12 đơn vị lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh viện Chợ Rẫy tham gia vào việc chuẩn bị, triển khai thực hiện và tổ chức nhân sự để tiếp nhận, đảm bảo khai thác sử dụng đạt hiệu quả trang thiết bị y tế do Dự án cung cấp.

7. Các quyết định bố trí vốn cho Dự án từ NSTW theo Luật đầu tư công số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014

- Đối với nguồn vốn đối ứng 50 tỷ của Dự án: Theo Báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối ứng số 728/BC-BKHĐT ngày 25/1/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế đã đề xuất sẽ điều chỉnh trong phạm vi kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020 của ngành y tế 50 tỷ đồng. Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua, trong phạm vi kế hoạch đầu tư công trung hạn đã giao, Bộ Y tế tại văn bản số 8266/BYT-KH-TC ngày 18/11/2016 về dự kiến phân bổ kế hoạch trong giai đoạn 2016-2020, trong đó đã bố trí vốn đối ứng cho Dự án là 50 tỷ đồng, phù hợp với đề xuất nêu trên.

- Ngày 20/4/2017, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 572/QĐ-BKHĐT về việc giao chi tiết kế hoạch đầu tư trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020, trong đó Dự án đã được đưa vào Danh mục dự án bố trí kế hoạch vốn nước ngoài (vốn ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài) nguồn NSTW giai đoạn 2016-2020 bao gồm vốn nước ngoài cấp phát từ NSTW (tính theo tiền Việt) là 431,356 tỷ đồng và vốn đối ứng nguồn NSTW 50 tỉ đồng.

- Ngày 23/01/2017, Bộ Y tế đã gửi thông báo kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2017, trong đó Dự án được bố trí vốn nước ngoài 305,503 tỷ đồng.

- Ngày 08/12/2017, Bộ Y tế đã gửi thông báo số 7027/BYT-KH-TC điều chỉnh kế hoạch vốn đối ứng nguồn NSNN năm 2017, trong đó Dự án được bố trí vốn đối ứng 30,641 tỷ đồng.

- Ngày 27/12/2017, Bộ Y tế đã gửi thông báo số 7435/BYT-KH-TC điều chỉnh kế hoạch vốn nước ngoài nguồn NSNN năm 2017, trong đó Dự án được bố trí bổ sung vốn nước ngoài 5,063 tỷ đồng (nâng lên tổng số 310,566 tỷ đồng).

- Ngày 08/01/2018, Bộ Y tế đã gửi thông báo số 95/BYT-KH-TC kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2018, trong đó Dự án được bố trí vốn nước ngoài 120,79 tỷ đồng.

8. Kế hoạch giải ngân Dự án: theo tiến độ thực hiện Dự án trong vòng 18 tháng và kế hoạch bố trí vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN nói trên, kế hoạch giải ngân phần vốn nước ngoài năm 2017 và 2018 được lập và đã trình nộp Bộ Y tế như sau:

TT

Nội dung hoạt động

 Kinh phí kế hoạch

 Kế hoạch thực hiện đến năm 2017

 Kế hoạch thực hiện năm 2018

 EURO

 Triệu VNĐ

 EURO

  Triệu VNĐ

 EURO

  Triệu VNĐ

I

Hoạt động mua sắm bàn giao TTB Y tế

      14.310.000

          353.336

                  13.177.008

               324.823

            1.132.992

                    27.975

1

Tiếp nhận bàn giao, lắp đặt trang thiết bị đợt 1

         10.105.783

            249.527

                     10.104.045

          249.484

                      1.738

                             43

2

Tiếp nhận bàn giao, lắp đặt trang thiết bị đợt 2

              388.780

                9.600

                          388.780

              9.600

                           -   

                              -   

3

Tiếp nhận bàn giao, lắp đặt trang thiết bị đợt 3

           1.044.956

              25.802

                       1.043.986

            25.778

                         970

                             24

4

Tiếp nhận bàn giao, lắp đặt trang thiết bị đợt 4,5

              940.481

              23.222

                          915.197

            22.061

                    25.284

                           624

5

Thanh toán chi phí vận chuyển và bảo hiểm thiết bị của 4 đợt giao hàng

              380.000

                9.383

                          380.000

              9.383

                           -   

 

7

Thanh toán chi phí bảo hành bảo trì các thiết bị trong thời gian 24 tháng kể từ ngày bàn giao

              600.000

              14.815

                            90.000

              2.222

                  510.000

                      12.593

8

Thanh toán các chi phí thiết kế kỹ thuật y tế

              150.000

                3.704

                          150.000

              3.704

                           -   

 

9

Thanh toán các chi phí quản lý dự án

              700.000

              17.284

                          105.000

              2.593

                  595.000

                      14.691

II

Hoạt động đào tạo chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực

       690.000

       17.037

                103.500

             2.556

          586.500

             14.482

II.1

Đào tạo trong nước

       406.200

       10.030

                  60.930

             1.504

          345.270

               8.525

1

Tổ chức lớp đào tạo vận hành thiết bị tại chỗ, ứng dụng lâm sàng đối với tất cả thiết bị và hệ thống được cung cấp

              403.000

                9.951

                            60.450

                     1.493

                  342.550

                        8.458

2

Tổ chức lớp đào tạo về thực hiện an toàn bức xạ

                  3.200

                     79

                                 480

                          12

                      2.720

                             67

II.2

Đào tạo nước ngoài

            283.800

              7.007

                          42.570

                   1.051

                241.230

                       5.956

1

Tổ chức lớp đào tạo ứng dụng lâm sàng nâng cao kết hợp đào tạo xạ trị nước ngoài

              252.000

                6.222

                            37.800

                        933

                  214.200

                        5.289

2

Tổ chức lớp đào tạo quản lý kỹ thuật thiết bị nước ngoài

                16.900

                   417

                              2.535

                          63

                    14.365

                           355

3

Chi phí xây dựng chương trình đào tạo trong và ngoài nước

                14.900

                   368

                              2.235

                          55

                    12.665

                           313

III

Tổng gói 1 (I + II)

  15.000.000

     370.373

           13.280.508

         327.379

       1.719.492

             42.457

9. Chi phí thuế nhập khẩu thiết bị

TT

Các đợt

nhập hàng

Giá trị thuế (VND)

Ngày thông quan

Số tờ khai

Hải quan

Ghi chú

1

Đợt 1

13.799.979.152

27/5/2017

101424082213
730053586840 (bổ sung)

Thiết bị đã lắp đặt, bàn giao sử dụng

2

Đợt 2

888.609.385

02/6/2017

101436804600

3

Đợt 3

1.698.080.864

03/7/2017

101496308100

4

Đợt 4

1.525.932.881

03/10/2017

101636645941

Thiết bị đưa về ngày 06/10/2017

5

Đợt 5

207.765.978

29/12/2017

101790890830

Thiết bị đã đưa ngày 04/1/2018

6

Tổng cộng

18.120.368.260

 

 

 

Tháng 12/2017, Dự án đã được NSNN bố trí vốn đối ứng để trả toàn bộ tiền thuế nhập khẩu thiết bị cho các lô hàng nói trên.

10. Kết quả giải ngân vốn ODA tính đến nay (12/7/2018) như sau:

TT

Tên thành phần hạng, mục dự án

Tổng vốn dự án ODA

Lũy kế vốn đã giải ngân
đến tháng 12/7/2018

Tỷ lệ
giải ngân

EUR

Triệu VNĐ

EUR

Triệu VNĐ

%

1

Giá thiết bị y tế xuất xưởng theo danh mục

12.480.000

308.150

12.480.000

308.150

100%

2

Phí vận chuyển + bảo hiểm theo phương thức DAP

380.000

9.383

380.000

9.383

100%

3

Tổng cộng giá thiết bị DAP

12.860.000

317.533

12.860.000

317.533

100%

4

Phí thiết kế kỹ thuật y tế

150.000

3.704

150.000

3.704

100%

5

Phí quản lý dự án và lắp đặt thiết bị

700.000

17.284

700.000

17.284

100%

6

Phí đào tạo

690.000

17.037

690.000

17.037

100%

7

Phí bảo hành bảo trì thiết bị

600.000

14.815

600.000

14.815

100%

8

Tổng cộng chi phí dịch vụ kỹ thuật

2.140.000

52.840

2.140.000

52.840

100%

Tổng cộng

15.000.000

370.373

15.000.000

370.373

100%

Quản lý tài chính và chấp hành chế độ hạch toán ghi thu ghi chi tại KBNN thành phố Hồ Chí Minh: Tình hình ghi thu ghi chi vốn ODA (95% cấp phát) đến ngày 12/7/2018:

STT

Diễn giải

Ngày ghi thu ghi chi

Số tiền (đồng)

1

Đợt 1

29/11/2017

51.588.562.500

2

Đợt 2

11/12/2017

43.235.445.233

3

Đợt 3

10/01/2018

115.287.501.053

4

Đợt 4

23/01/2018

71.096.632.582

5

Đợt 5

23/03/2018

21.675.654.414

6

Đợt 6 (cuối)

6/2018

50.158.831.705

7

Cộng

 

353.042.627.487

III. Kết quả chuẩn bị đầu tư thiết bị sử dụng 25 triệu Euro ODA được Chính phủ Áo bổ sung đợt 2

1- Danh mục và đặc tính kỹ thuật thiết bị

1.1. Cơ sở để tiến hành hợp tác xây dựng danh mục trang thiết bị y tế

Quyết định số 1551/QĐ-TTg ngày 09/09/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh mục Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy” (Trong đó TTCP giao Bộ KHĐT tiếp tục làm việc với phía Áo để bổ sung 25 triệu Euro cho dự án);

Thư số HD/VG/01/03 ngày 22/01/2016 của Công ty Vamed, thông báo Chính phủ Áo đồng ý tài trợ thêm 25 triệu Euro cho Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy” (gửi kèm Thư bày tỏ ý định tài trợ của Ngân hàng RBI ngày 21.01.2016);

Ngày 05/04/2016, Đại sứ quán Áo gửi Công hàm đính kèm Thư của Ngân hàng RBI (Áo) bày tỏ ý định tài trợ 25 triệu Euro cho việc tiếp tục thực hiện Dự án;

Ngày 11/10/2016, công ty Vamed gửi thư số 005-X-16-tnh-HD-L-CR2, thông báo các cơ quan chức năng Áo đã phê duyệt tài trợ cho dự án Gói 2 (đính kèm Công hàm số HANOI-ÖB/WRIT/0079-2016  ngày 12/10/2016 của Đại sứ quán Áo tại Hà Nội chuyển Thông báo của Ngân hàng Trung ương Áo - Oesterreichische Kontrollbank Aktiengesellschaft (OeKB) đề ngày 07/10/2016 cam kết tài trợ cho Dự án khoản tín dụng ưu đãi 25 triệu Euro;

Ngày 28/5/2018, Đại sứ quán Áo tại Hà Nội  gửi Công hàm số Hanoi_ÖB/WIRT_0027_2018 đến Văn phòng Chính phủ Việt Nam kèm theo Thông báo của Ngân hàng Trung ương Áo - Oesterreichische Kontrollbank Aktiengesellschaft (OeKB) đề ngày 16/4/2018 cam kết tài trợ cho Dự án khoản tín dụng ưu đãi 25 triệu Euro.

Biên bản họp Hội đồng tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế của Bộ Y tế ngày 10/05/2017, ngày 16/11/2017 và ngày 21/6/2018.

Công văn số 5671/BYT-TB-CT ngày 25/9/2018 của Bộ Y tế về việc Thẩm định cấu hình, tính năng kỹ thuật trang thiết bị thuộc Gói 2 Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy”.

Quyết định số 944/QĐ-TTg ngày 04/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy - Bệnh viện Chợ Rẫy” sử dụng ODA của Chính phủ Áo;

1.2. Quá trình xây dựng danh mục và cấu hình tính năng thiết bị y tế

Kể từ khi Chính phủ Áo đồng ý tài trợ thêm 25 triệu Euro cho Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy”, Công ty Vamed Engineering đã chủ động đưa ra danh mục thiết bị đề xuất đầu tư cho Dự án. Bệnh viện Chợ Rẫy đã thảo luận trực tiếp với Công ty Vamed ngay từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án với sự tham gia đóng góp của các phòng ban chức năng và các khoa lâm sàng trong bệnh viện. Biện pháp đó đảm bảo thiết bị dự án được lựa chọn đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu hoạt động chuyên môn nhưng đồng thời cũng đảm bảo yêu cầu cạnh tranh trong mua sắm trên cơ sở tham khảo giá trên thị trường trong nước và quốc tế. Căn cứ giá tham khảo trên thị trường và tổng vốn ODA, bệnh viện đã đề xuất bổ sung, điều chỉnh số lượng và đặc tính kỹ thuật thiết bị cho dự án.

Dựa trên danh mục thiết bị tổng thể đồng bộ cơ bản của Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc trao đổi, thảo luận về Danh mục và Cấu hình tính năng kỹ thuật thiết bị, cụ thể như sau:

1.2.1. Ngày 17/02/2016, Công ty Vamed trình nộp danh mục thiết bị đề xuất, tập trung vào 4 lĩnh vực: Xạ trị, Chẩn đoán hình ảnh ung thư, Y học hạt nhân, PACS. Tổng cộng gồm 57 thiết bị với tổng giá trị xuất xưởng là 20.480.000 Euro.

1.2.2. Ngày 22/02/2016, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức làm việc với Công ty Vamed tại Tp. HCM để trao đổi, thảo luận về danh mục thiết bị dự kiến đầu tư cho Dự án.

1.2.3. Ngày 31/03/2016, Công ty Vamed trình nộp danh mục thiết bị sửa đổi theo kết quả thảo luận tại cuộc họp ngày 22/02 với Bệnh viện. Những thay đổi chính như sau:

- Bổ sung thiết bị vào danh mục theo yêu cầu của các khoa, trong đó bao gồm một số thiết bị lớn: Hệ thống chụp mạch hai bình diện, Phần mềm hình ảnh học Syngo Via, Hệ thống chụp MR/PET, Hệ thống chụp SPECT/CT, các thiết bị thanh trùng và kiểm soát nhiễm khuẩn (CSSD),…

- Bỏ một số thiết bị khỏi danh mục: Máy chụp cắt lớp, Hệ thống chụp cộng hưởng từ 1.5T, Hệ thống chụp PET CT, Hệ thống gia tốc xạ trị kỹ thuật số nền tảng Elekta Synergy®.

- Tổng thay đổi về thiết bị giúp tăng tổng giá trị thiết bị xuất xưởng từ 20.480.000 Euro lên 21.080.000 Euro, tăng 600.000 Euro.

- Giảm chi phí dành cho các dịch vụ kỹ thuật: Quản lý dự án (giảm 300.000 Euro), Phát triển nguồn nhân lực (giảm 100.000 Euro), Bảo hành bảo trì (giảm 200.000 Euro)

1.2.4. Ngày 26/04/2016, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục tổ chức làm việc với Công ty Vamed tại Tp. HCM để trao đổi về danh mục thiết bị. Những thay đổi chính theo yêu cầu của Bệnh viện bao gồm:

- Bỏ MR/PET và SPECT-CT khỏi danh mục

- Bổ sung LIAC, Hệ thống chụp PET CT, các thiết bị phòng mổ, hồi sức tích cực, huyết học, mô học, CSSD, thiết bị khu xét nghiệm vào danh mục thiết bị

1.2.5. Ngày 15/09/2016, qua quá trình làm việc trao đổi, đồng thời dựa trên danh mục thiết bị đồng bộ cơ bản cho Trung tâm Ung bướu Chợ Rẫy, công ty Vamed trình nộp danh mục thiết bị sửa đổi. Danh mục mới này bổ sung các thiết bị xét nghiệm, các thiết bị phòng mổ, hồi sức tích cực và thiết bị khu CSSD. Tổng danh mục bao gồm 259 thiết bị với tổng giá trị xuất xưởng là 21.080.000 Euro.

1.2.6. Ngày 07/03/2017, Công ty Vamed trình nộp danh mục thiết bị đề xuất cho dự án dựa trên thứ tự ưu tiên đầu tư, bao gồm các thiết bị Chẩn đoán hình ảnh, Y học hạt nhân, Xạ trị, Khám bệnh, các thiết bị phòng mổ, hồi sức tích cực và CSSD. Tổng danh mục bao gồm 238 thiết bị với tổng giá trị xuất xưởng 21.080.000 Euro. Đặc tính kỹ thuật thiết bị đề xuất cho dự án cũng được công ty Vamed trình nộp để bệnh viện xem xét.

1.2.7. Ngày 23/03/2017, Công ty Vamed trình nộp danh mục thiết bị để Bệnh viện lựa chọn danh mục đầu tư, bao gồm 227 thiết bị với tổng giá xuất xưởng đề xuất là 24.285.770 Euro.

1.2.8. Ngày 03/04/2017 Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức họp bàn về danh mục trang thiết bị dự án với công ty Vamed, trong đó:

- Đề nghị công ty Vamed xem xét giảm giá, vì giá của một số thiết bị của hãng Siemens, Olypus, Roche, Thermo Scientific, Perfint,.. cao so với giá thị trường.

- Đề nghị công ty Vamed cung cấp cấu hình thiết bị để có thể xem xét chi tiết về giá đề xuất.

1.2.9. Ngày 03/04/2017 công ty Vamed trình nộp cấu hình thiết bị và bản danh mục sửa đổi. Trong đó, công ty Vamed đã giảm 1.373.750 Euro giá thiết bị xuất xưởng mà không cắt giảm thiết bị. Tổng giá trị thiết bị xuất xưởng theo danh mục mới là 22.912.020 Euro.

1.2.10. Ngày 05/04/2017, Bệnh viện Chợ Rẫy đã gửi công văn yêu cầu Công ty Vamed:

- Xem xét lại giá đề xuất của các nhóm máy thuộc hãng Olympus và Siemens để cải thiện giá chào phù hợp với giá trên thị trường.

- Cắt giảm một số thiết bị mô học, CSSD, giảm phần CT của máy SPECT CT (kèm yêu cầu về cấu hình của hệ thống SPECT).

- Các thiết bị của Leica, Zeiss: đổi sang Olympus hoặc Thermo Scientific

- Máy đốt u bằng vi sóng: đổi NSX Covidient sang Medwaves

- Máy đốt Argon Plasma: đổi chủng loại ARGON 4 của NSX Medtronics sang model CUSA EXCEL.

- Các thiết bị của NSX Sorvall: đổi sang NSX Hettich hoặc Thermo

1.2.11. Ngày 07/04/2017 Công ty Vamed đã trình nộp bản danh mục trang thiết bị sửa đổi theo yêu cầu của Bệnh viện Chợ Rẫy. Tổng giá trị thiết bị xuất xưởng giảm được 263.820 Euro, tuy nhiên vẫn vượt 385.110 Euro so với tổng kinh phí đang có.

1.2.12. Ngày 10/04/2017, Bệnh viện Chợ Rẫy yêu cầu công ty Vamed giảm trọn gói 600.000 Euro trên tổng giá trị xuất xưởng của thiết bị để bù cho phần chênh lệch 385.110 Euro, đồng thời bổ sung thêm vào danh mục 01 hệ thống rửa xe (Container washer).  

Ngoài ra, BVCR cũng đề nghị Vamed giữ đúng tỉ lệ chi phí quản lý dự án là 4,67% và bảo hành bảo trì là 4.0% đã đạt được qua đàm phán Hợp đồng cung cấp Gói 1 thay cho tỉ lệ 6,3% và 4.2% tương ứng đang đề xuất cho Gói 2.

1.2.13. Ngày 11/04/2017, Công ty Vamed đã trình nộp bản danh mục trang thiết bị đề xuất mới, trong đó công ty đã xem xét lại giá thiết bị và giảm 475.430 Euro mà không thay đổi danh mục thiết bị, đồng thời bổ sung thêm một Máy rửa xe cho khoa CSSD, tuy nhiên tổng giá vẫn vượt 106.120 Euro so với khoản kinh phí đang có.

1.2.14. Ngày 13/04/2017, Bệnh viện Chợ Rẫy yêu cầu Công ty Vamed:

- Thay thế hệ thống ECMO, model Cardiohelp của hãng Maquet bằng model Bio-Consol 560 BCS của hãng Medtronic do giá đề xuất cho model Cardiohelp quá cao.

- Yêu cầu Công ty Vamed giảm giá thiết bị, đặc biệt là một số thiết bị của hãng Siemens và Olympus.

- Đề nghị công ty vamed nâng cấp Hệ thống PET/CT (từ loại 3 rows, FOV 164 mm lên loại 4 rows FOV 216 mm; bổ sung phần mềm xử lý não syngo. PET Neuro DB comparison; phần mềm xử lí tim syngo. PET Corridor4DM, syngo. CT extension Corridor4DM, syngo.CT CaScoring), bổ sung máy in màu A4 và máy in phim cho cả hai máy PET CT và SPECT.

1.2.15. Ngày 17/04/2017, qua quá trình làm việc, trao đổi, Công ty Vamed đồng ý chấp thuận các yêu cầu nêu trong công văn ngày 13/04/2017 của Bệnh viện (trừ cung cấp máy in).

1.2.16. Ngày 18/04/2017, sau khi trao đổi, Công ty Vamed đồng ý đáp ứng thêm một số yêu cầu của bệnh viện mà không tăng giá thiết bị:

- “Hệ thống nội soi video đại tràng với NBI” sẽ được trang bị thêm một đầu nội soi video đại tràng.

- Bỏ “Hệ thống siêu âm nội soi phế quản” ra khỏi danh mục. “Hệ thống siêu âm nội soi  ngược dòng” (ERCP) sẽ được trang bị thêm phần “siêu âm nội soi” (EUS) để tạo thành một hệ thống kết hợp ERCP-EUS.

Những thay đổi này làm tăng tổng giá trị xuất xưởng 28.000 Euro nhưng Công ty Vamed không tăng giá trên danh mục thiết bị.

1.2.17. Ngày 09/05/2017, theo đề xuất của Bệnh viện Chợ Rẫy, Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế/ Bộ Y tế tổ chức họp thẩm định danh mục trang thiết bị y tế của dự án.

1.2.18. Căn cứ yêu cầu tại Biên bản họp hội đồng tư vấn kỹ thuật thiết bị y tế số 503/BB-BYT ngày 10/05/2017 của Bộ Y tế, Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp với Công ty Vamed tiến hành:

- Rà soát và hoàn chỉnh lại tên gọi, chuẩn lại tên tiếng Việt và tiếng Anh các trang thiết bị y tế;

- Bổ sung các thông số kỹ thuật cơ bản vào tên các trang thiết bị y tế;

- Thảo luận và thống nhất công nghệ và mục đích sử dụng, các ứng dụng lâm sàng của thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu chuyên môn;

- Đồng nhất về tên, hãng nước sản xuất đối với một số thiết bị thuộc cả Gói 1, Gói 2; theo nguyên tắc giá đối với các trang thiết bị y tế có cùng loại (model) phản ánh đúng cấu hình, tính năng kỹ thuật và phạm vi ứng dụng, đã tiến hành rà soát lại giá nhằm đảm bảo hiệu quả mua sắm;

- Rà soát điều chỉnh số lượng, chủng loại một số thiết bị: cắt bỏ Thiết bị robot định vị lấy sinh thiết dẫn đường bằng hình ảnh CT và Hệ thống lấy sinh thiết hiện đại dẫn đường bằng hình ảnh siêu âm; điều chỉnh số lượng một số thiết bị như giảm Dao mổ điện và hàn mạch (từ 2 thành 1), Dao mổ siêu âm (từ 2 thành 1), tăng Máy cắt đốt nội soi (từ 1 lên 2),  Máy cắt đốt gan bằng tia nước (từ 1 lên 2); nâng cấp Hệ thống chụp mạch từ 1 lên 2 bình diện, bổ sung thêm chức năng hệ thống PET/CT và Hệ thống nội soi siêu âm ngược dòng ERCP-EUS (bổ sung thêm một đầu nội soi phế quản BF-UC180F- Ultrasonic Bronchovideofiberscope); điều chỉnh chủng loại thiết bị Máy theo dõi nhiễm bẩn bề mặt (đổi sang loại có đơn vị đo Bq/cm2 theo yêu cầu của người sử dụng).

Xem thêm dự án đầu tư

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha