Hồ sơ trình phê duyệt dự án đầu tư công viên nghĩa trang Vĩnh Hằng

Dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng được đầu tư xây dựng sẽ đổi mới toàn bộ bộ mặt Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên., tỉnh Hà Giang

Ngày đăng: 27-10-2017

4,830 lượt xem

TỜ TRÌNH

V/v Xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng.

----------------

 

Kính gửi: - UBND Tỉnh Hà Giang;

- Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hà Giang;

- UBND Huyện Vị Xuyên;

- UBND Xã Đạo Đức;

 

NHÀ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN V4D.

TÊN VIẾT TẮT:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5100445763, đăng ký lần đầu ngày 24/3/2017. thay đổi lần 2 ngày 10/10/2017 do sở KHĐT tỉnh Hà Giang cấp.

- Trụ sở công ty: Tổ 5 thị trấn Vị Xuyên, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

- Điện thoại:     02193 825 925   Fax: 02193 825 926

Người đại diện theo pháp luật của Công ty:

- Ông:   Bùi Cảnh Phạm Công Thông Giới tính: Nam

- Chức vụ: Giám Đốc

- Sinh ngày: 23/6/1983 Quốc tịch: Việt Nam

- Chứng minh nhân dân số: 0311271304 do Công an thành phố Hải Phòng cấp ngày 27/4/2012

Hiện nay, Công ty chúng tôi đang có nhu cầu lập dự án đầu tư và triển khai quy hoạch 1/500 Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng tại địa bàn Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang với diện tích khoảng 60 Ha. Qua khảo sát và tiến hành làm việc với UBND Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Công ty chúng tôi xác định khu vực này phù hợp với ý tưởng và nhu cầu phát triển Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng tập trung bởi những lý do sau đây:

1. Về Thuận lợi:

Là địa phương được lãnh đạo Huyện Vị Xuyên và tỉnh Hà Giang quan tâm và kêu gọi đầu tư, dân cư địa phương ít. Bao bọc xung quanh khu đất là đất rừng trồng và tiếp giáp với Quốc lộ 1A có lợi thế về xây dựng Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng.

Phần lớn diện tích khu đất xin chủ trương đầu tư là thuộc quyền sở hữu của nhà nước, phần còn lại đã được giải phóng mặt bằng và kêu gọi đầu tư.

2. Về Khó khăn:

- Ảnh hưởng hiện nay không có nước cấp cho Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, phải sử dụng nước ngầm qua hệ thống xử lý của chủ đầu tư tự xây dựng. 

- Hệ thống giao thông trong khu vực chưa hoàn chỉnh, phương tiện cơ giới khó tiếp cận được để phát triển nhanh về cơ sở hạ tầng.

3. Nội dung đề xuất về quy hoạch 1/500 cho dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng:

ü Tên dự án: Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng Đông Hà NDT.  

ü Tên nhà đầu tư: Công ty Cổ phần V4D.

ü Địa điểm nghiên cứu lập dự án tại khu đất có tổng diện tích khoảng (60 Ha).

Tọa độ khu đất:

 

Vị trí dự án có tứ cận được xác định như sau:

  + Phía Đông giáp với Đương Quốc lộ 2

+ Phía Tây giáp với Lâm trường Vị Xuyên

+ Phía Nam giáp với khu đất đồi trồng keo

+ Phía Bắc giáp với khu đất Thủy sản

Thuộc địa phận Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang  

Mục tiêu đầu tư của dự án: Xây dựng Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng

4. Đề xuất của Công ty- Chủ Đầu tư dự án:  

- Với vùng đất hiện tại là đất rừng đây là điều kiện cần để phát triển nhanh Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng luôn là lợi thế cần phải được triển khai nhanh và đồng bộ góp phần xây dựng và phát triển kinh tế tại địa phương.

- Thời hạn đầu tư: Từ tháng 062018 đến tháng 6/2019 và kéo dài đến 2020.

Nay, Công ty chúng tôi lập tờ trình này, kính đề nghị UBND Tỉnh Hà Giang cùng các Sở, ban ngành liên quan xem xét có chủ trương cho phép Công ty chúng tôi được lập hồ sơ quy hoạch 1/500 Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng để đầu tư.

Nếu được sự đồng ý của UBND tỉnh, Công ty chúng tôi xin cam đoan chấp hành đầy đủ các qui định của nhà nước, lập hồ sơ thiết kế quy hoạch 1/500, lập dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt thực hiện và nộp thuế đất và các lệ phí khác đầy đủ.

Xin chân thành cám ơn!

Nơi nhận:

Như trên

Lưu  

  

CHỦ ĐẦU TƯ

GIÁM ĐỐC

Đính kèm:

 

- GCN đăng ký kinh doanh;

- Bản đồ trích lục vị trí khu đất;

- Bản đồ đo vẽ địa hình khu đất;

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ

(kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án ngày    tháng 10 năm 2017)

 

I. TÊN NHÀ ĐẦU TƯ:

CÔNG TY CỔ PHẦN V4D

II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI NỘI DUNG SAU

1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án:

1.1. Tên dự án: Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng

1.2. Địa điểm thực hiện dự án: Tại Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

2. Mục tiêu đầu tư:

STT

Mục tiêu hoạt động

Mã ngành theo VSIC

(Mã ngành cấp 4)

Mã ngành CPC

(đối với các ngành nghề có mã CPC, nếu có)

1

Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.

Chi tiết: Kinh doanh dịch vụ mai táng, hỏa táng cho người đã khuất.

6810

 

 

Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình sinh thái hiện đại trên địa bàn tỉnh Hà Giang, góp phần thực hiện chính sách và mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

3. Quy mô đầu tư:

- Diện tích đất nghiên cứu thực hiện dự án khoảng: 60 Ha.

- Quy mô kiến trúc xây dựng:

TT

HẠNG MỤC

DIỆN TÍCH (m2)

TỶ LỆ (%)

I

CÁC HẠNG MỤC CHÍNH

600,000

 

1

Khu đất phục vụ chôn cất cát táng và hỏa táng

90,000

15.0%

2

Khu đất xây dựng các công ttình tâm linh và cảnh quan

200,000

33.3%

3

Khu mộ chôn cất 1 lần

100,000

16.7%

4

Khu mộ hung táng

74,000

12.3%

5

Khu vực đài hỏa táng

11,000

1.8%

II

CÁC HẠNG MỤC PHỤ TRỢ

 

 

1

Khu dịch vụ chung và cảnh quan

18,000

3.0%

2

Khu vực quản lí nghĩa trang và đón tiếp khách

10,000

1.7%

3

Khu xử lý chất thải rắn

8,000

1.3%

4

Hồ điều hòa

6,000

1.0%

5

Hồ nước tự nhiên

43,000

7.2%

6

Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật

 

 

6.1

 Khu vực vườn bao và cổng vào

1,000

0.2%

6.2

 Đất cho giao thông

30,000

5.0%

7

  Sân hành lễ

4,000

0.7%

8

   Bãi đỗ xe

5,000

0.8%

 

Tổng cộng

600.000 m2 (60ha)

100%

4. Vốn đầu tư:

Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.

Tổng khái toán đầu tư:  170,173,000,000 đồng 

 (Bằng chữ: Một trăm bảy mươi tỷ một trăm bảy mươi ba triệu đồng chẵn).

Tổng vốn đầu tư baogồm

STT

Hạng mục

 Giá trị trước thuế

 Thuế VAT

 Giá trị sau thuế

I

Chi phí xây lắp

 96,796,364

 9,679,636

 106,476,000

II.

Giá trị thiết bị

 45,000,000

 4,500,000

 49,500,000

III.

Chi phí quản lý dự án

 1,391,145

 139,114

 1,530,259

IV.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng

 2,435,113

 243,511

 2,810,624

V.

Chi phí khác

 1,538,295

 153,830

 1,752,363

VI.

CHI PHÍ DỰ PHÒNG

 7,358,046

 735,805

 8,103,462

IX

Tổng cộng nguồn vốn đầu tư

 154,518,962

 15,451,896

 170,172,708

 

Làm Tròn

 

 

 170,173,000

 

Nguồn vốn đầu tư:

a) Vốn tự có:  51,051,900,000 đồng (chiếm 30% tổng vốn đầu tư).

b) Vốn vay: 119,121,100,000 đồng (chiếm 70% tổng vốn đầu tư).

 

5. Thời hạn thực hiện dự án: Chu kỳ đầu của dự án là 50 năm kể từ ngày hợp đồng thuê đất được ký.

6. Tiến độ thực hiện dự án:

- Dự kiến tiến độ chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian xây dựng, thời gian vận hành sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ…

+ Hoàn thiện thủ tục đầu tư, cấp Quyết Định phê duyệt chủ trương đầu tư:

+ Đền bù, BT GPMB, hoàn thiện hồ sơ thuê đất, cấp GCN quyền sử dụng đất:

+ Hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư và GPXD:

+ Khởi công xây dựng: 06/2018 – 12/2019

+ Hoàn thành và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động: 01/2020.

- Tiến độ huy động vốn: Căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án, Chủ đầu tư dự kiến tiến độ và kế hoạch phân bổ vốn đầu tư  của dự án sau khi dự án được chấp thuận.

7. Nhu cầu về lao động: (nêu cụ thể số lượng, chất lượng lao động cần cho dự án theo từng giai đoạn cụ thể).

Nhu cầu lao động trong giai đoạn thi công:

Dự kiến nhu cầu lao động phục vụ dự án

TT

Cán bộ, lao động

Trình độ

Số lượng

Ghi chú

1

Trưởng BQLDA

Đại học trở lên

1

 

2

Trưởng BXD

Đại học trở lên

1

 

3

Phó BQLDA

Đại học trở lên

1

 

4

Phó BXD

Đại học trở lên

1

 

5

Phụ trách kỹ thuật, kế hoạch

Đại học trở lên

6

 

6

Phụ trách kế toán - thủ quỹ

Đại học trở lên

6

 

7

Phụ trách kho vận - vật tư

Đại học trở lên

5

 

8

TVGS trưởng

Đại học trở lên

1

 

9

Giám sát thi công

Đại học trở lên

8

 

10

Kế toán

Cao đẳng trở lên

4

 

11

Phụ trách nhân sự

Cao đẳng trở lên

1

 

12

ATLĐ - VSMT

Đại học trở lên

4

 

13

Quản lý kỹ thuật

Đại học trở lên

4

 

14

Kỹ thuật thi công

Cao đẳng trở lên

6

 

15

Đội trưởng thi công

Trung cấp trở lên

3

 

16

Lao động phổ thông

Không yêu cầu

20

 

 

Tổng

 

70

 

Nhu cầu lao động trong giai đoạn quản lý, vận hành khai thác dự án:

STT

Nhân sự

Số lượng

A

BAN GIÁM ĐỐC

4

1

Giám đốc

1

2

Phó giám đốc

2

3

Kế toán trưởng

1

B

BỘ PHẬN HÀNH CHÍNH

10

1

Nhân sự

2

2

Marketing, bán hàng

4

3

Kế toán, thu ngân

4

C

BỘ PHẬN KINH DOANH

16

1

Phụ trách chung

1

2

Trưởng các bộ phận

2

5

Nhân viên kinh doanh

7

7

Nhân viên bảo vệ

6

 

Tổng cộng

30

8. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

8.1. Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất

Khu đất nghiên cứu lập quy hoạch thực hiện dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng phù hợp với định hướng phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung, huyện Vị Xuyên nói riêng.

8.2. Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội

Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng: Dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng được đầu tư xây dựng sẽ đổi mới toàn bộ bộ mặt Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên. Hình thành một Nghĩa trang Công viên  được đầu tư quy mô, hiện đại đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn về VSMT, VS ATTP, ANTT, ATGT, PCCC, cảnh quan đô thị, văn minh thương mại... kết hợp công nghệ truyền thống và công nghệ hiện đại, nghiên cứu và phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.

Hình thành một Nghĩa trang Công viên  có hệ thống hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đáp ứng yêu cầu. Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang nói chung và huyện Vị Xuyên nói riêng, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của Huyện Vị Xuyên.

Việc đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật Nghĩa trang Công viên  NTD nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất 60 ha nằm trong quy hoạch được phê duyệt.

Tóm lại Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng được đầu tư xây dựng sẽ phát huy hiệu quả tích cực không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, phát triển đất nước.

Đóng góp của dự án với ngân sách, địa phương, người lao động: Hàng năm dự án còn đóng góp cho ngân sách nhà nước ước tính hàng tỷ đồng từ các khoản như: tiền thuê đất, phí môi trường, thuế GTGT.

Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này: Các tác động tiêu cực về môi trường sẽ được đánh giá và đề xuất phương án khắc phục tại phần đánh giá tác động môi trường.

- Đánh giá tác động của dự án đối với người dân tộc thiểu số: không

- Kế hoạch tái định cư: Không

8.3. Đánh giá sơ bộ tác động của dự án tới môi trường

Quy trình thực hiện dự án như sau:

Trên cơ sở đó, các nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường từ việc triển khai dự án có thể thống kê như sau:

8.3.1. Các nguồn gây ô nhiễm và các tác động trong quá trình thi công  

Đặc điểm địa hình cao, không bị ảnh hưởng bởi ngập lún, vì vậy cao độ xây dựng chủ yếu theo cao độ hiện trạng. Ưu điểm của khu vực là địa hình đồi núi nên chỉ cần san ủi sơ bộ về mặt bằng xây dựng và giải quyết thoát nước tốt.

Tác động trong quá trình thi công xây dựng dự án chủ yếu như sau:

Tác động đến môi trường không khí

Công tác đào đắp đất công trình, xúc đất, vận chuyển đất đào và vật liệu xây dựng, phối trộn xi măng, san nền, xây dựng các khối công trình… trên quy mô toàn bộ khu vực dự án có thể gây tác động đến không khí, một số tác động cơ bản là:

· Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các phương tiện vận tải

Ô nhiễm không khí từ các phương tiện vận tải chủ yếu do hoạt động của các xe vận chuyển vật liệu xây dựng cho công trình và các phương tiện, máy móc thi công trong giai đoạn san lấp mặt bằng, vận chuyển đất đá thừa ra khỏi phạm vi dự án.

Hoạt động của các phương tiện này sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là COx, NOx, SOx, cacbuahydro, aldehyd, bụi.

· Ô nhiễm về tiếng ồn và chấn động

Bên cạnh nguồn ồn nhiễm bụi và khói thải do hoạt động đào đắp đất thì việc vận hành các phương tiện và thiết bị thi công như máy đào, máy xúc, cần trục, cần cẩu, khoan, xe trộn bê tông, máy phát điện,… cũng gây ra ô nhiễm tiếng ồn và chấn động khá lớn.

Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn phát. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn thi công bao gồm: Công nhân trực tiếp thi công công trình, dân cư và xung quanh khu đất dự án, người tham gia lưu thông trên các tuyến đường gần khu vực dự án.

Mức độ tác động có thể phân chia theo 3 cấp đối với các đối tượng chịu tác động như sau:

- Nặng: công nhân trực tiếp thi công và các đối tượng khác ở cự ly gần (trong vùng bán kính chịu ảnh hưởng < 100m);

- Trung bình: Tất cả các đối tượng chịu tác động ở cự ly xa (từ 100 đến 500m);

- Nhẹ: Người đi đường và động vật nuôi.

· Ô nhiễm nhiệt

Từ bức xạ nhiệt mặt trời, từ các quá trình thi công có gia nhiệt (các phương tiện vận tải và máy móc thi công nhất là khi trời nóng bức). Các ô nhiễm này chủ yếu sẽ tác động lên người công nhân trực tiếp làm việc tại công trường.

Tác động đến môi trường nước

Nước thải sinh hoạt: Việc tập kết công nhân tại khu vực thi công sẽ phát sinh một lượng nước thải sinh hoạt có thể tác động đến môi trường nước khu vực. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của công nhân ước tính khoảng 5m3/ngày đêm (ước tính có khoảng 100 công nhân lao động trên công trường ở thời điểm cao điểm). Tuy lưu lượng nước thải này không cao, nhưng có chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh, nên cần được thu gom và xử lý hợp lý…

Nước rửa xe cơ giới : Nước rửa xe cơ giới chủ yếu là nước làm sạch bánh xe trước khi ra khỏi công trường. Lượng nước thải này chứa đất, cát dính bám vào bánh xe. Tuy nhiên, lượng nước thải này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước mặt. Nhà thầu sẽ thu gom về hố lắng cặn trước khi cho tự thấm.

Nước mưa chảy tràn: Với cường độ mưa tương đối cao, lượng nước mưa này có thể bị nhiễm bẩn bởi dầu, mỡ, vụn vật liệu xây dựng trong thời gian xây dựng. Lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án nếu không được thoát hợp lý có thể gây ứ đọng, cản trở quá trình thi công và gây xói mòn đất, ngập úng cục bộ cho khu vực.

Mặc dù có một số tác động tiêu cực nhất định đến môi trường nước trong quá trình thi công xây dựng, song đây không phải là các tác động liên tục và xuyên suốt tiến trình hoạt động của dự án. Các tác động này sẽ tự biến mất sau khi công trình được thi công hoàn tất.

Đánh giá tác động của chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xây dựng bao gồm chất thải rắn từ hoạt động xây dựng và rác thải sinh hoạt của công nhân làm việc tại công trường.

Chất thải rắn từ hoạt động xây dựng có thành phần chủ yếu là: gỗ coffa, cây chống, sắt thép dư thừa, các loại vỏ bao bì đựng xi măng, vữa xi măng thừa,...

Chất thải rắn sinh hoạt: Theo mức tính trung bình lượng chất thải rắn sinh hoạt của một người lao động trên công trường là 0,5 kg/ngày. Ở thời điểm cao nhất số công nhân xây dựng tập trung ở công trường khoảng 100 người thì lượng rác thải ra là 50 kg rác/ngày Chất thải rắn sinh hoạt chứa 60 – 70% chất hữu cơ và 30 – 40% các chất khác và đặc biệt còn có thể chứa nhiều vi khuẩn và mầm bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân. Tuy vậy, lượng chất thải sinh hoạt này không nhiều và không thường xuyên, nếu được quản lý tốt thì cũng không gây ảnh hưởng đáng kể.

Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu do hoạt động bảo trì, sửa chữa xe, thiết bị thi công và sử dụng các loại sơn, hóa chất xây dựng trong quá trình trang trí các hạng mục công trình. Thành phần: Bao gồm cặn dầu, nhớt thải, giẻ lau dính dầu, sơn khô cứng dư thừa, chất chống thấm, thùng chứa sơn, thùng chứa dầu, que hàn, cọ dính sơn,….

Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn thi công dự án gồm có 3 loại là phế thải vật liệu xây dựng, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại. Nếu các thành phần này không được thu gom, xử lý hợp lý (đặc biệt là chất thải nguy hại) sẽ gây tác động lên sức khỏe công nhân và chất lượng môi trường như môi trường đất, nước mặt và nước ngầm. Do vậy, chủ đầu tư sẽ kết hợp với đơn vị thi công để có các biện pháp quản lý tốt nguồn ô nhiễm này.

Tác động đến tài nguyên – môi trường đất

Trong quá trình thi công, hoạt động đào xúc đất thi công các hố móng của công trình làm thay đổi chiều sâu lớp đất, tác động này là không thể tránh khỏi.

Các loại chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng sản sinh ra trong quá trình thi công công trình cũng như trong quá trình khai thác dự án, nếu như không có các biện pháp thu gom, phân loại và bố trí nơi tập trung hợp lý cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như môi trường đất..

Tác động đối với các điều kiện kinh tế xã hội khác

· Giao thông

Việc bắt đầu tiến hành xây dựng các hạng mục công trình của dự án với quy mô khá lớn sẽ làm gia tăng mật độ của các phương tiện giao thông, chuyên chở đất và nguyên vật liệu xây dựng, điều động thêm máy móc thiết bị, tập kết thêm công nhân,... Nếu không có sự kết hợp hài hòa và việc sắp xếp cũng như quản lý khoa học thì các công đoạn sẽ gây ra ảnh hưởng lẫn nhau và ít nhiều sẽ gây ra các ảnh hưởng đến môi trường. Lưu lượng xe cộ vận tải dẫn đến công trường sẽ tăng lên một cách đáng kể, từ đó sẽ gia tăng thêm bụi bặm, tiếng ồn, các ô nhiễm nhiệt cũng như tai nạn lao động.

· Tai nạn lao động

Cũng giống như bất cứ một công trường xây dựng với quy mô lớn nào, công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà thầu cho đến người lao động trực tiếp thi công trên công trường. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động có thể bao gồm:

- Các chất ô nhiễm môi trường có khả năng làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người lao động trên công trường. Một vài ô nhiễm tùy thuộc vào thời gian và mức độ tác dụng có khả năng làm ảnh hưởng nặng đến người lao động, gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu và cần được cấp cứu kịp thời;

- Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến các tai nạn do bản thân các xe cộ này;

- Không thực hiện tốt các quy định về an toàn lao động khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ...

- Các tai nạn lao động từ các công tác tiếp cận với điện như công tác thi công hệ thống điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang qua đường, bão gió gây đứt dây điện...   

- Khi công trường thi công trong những ngày mưa thì khả năng gây ra tai nạn lao động còn có thể tăng cao: đất trơn dẫn đến sự trượt ngã cho người lao động và các đống vật liệu xây dựng, các sự cố về điện dễ xảy ra hơn, đất mềm và dễ lún sẽ gây ra các sự cố cho người và các máy móc thiết bị thi công...

· Khả năng cháy nổ

Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn sẽ nảy sinh nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ: Nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa...) thì khả năng gây cháy có thể xảy ra.

Các nguồn nhiên liệu (dầu DO) thường có chứa trong công trường dù ít cũng là một nguồn gây cháy nổ.

Sự cố cháy nổ khác nữa có thể phát sinh là từ các sự cố về điện.

8.3.2. Các nguồn ô nhiễm và các tác động khi DA đi vào hoạt động 

Ô nhiễm môi trường nước 

Nước thải có ảnh hưởng trực tiếp đến vệ sinh môi trường trong khu vực dựa án gây ảnh hưởng đến môi trường lân cận.

Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt phát sinh ở dự án chủ yếu là nước từ nhà vệ sinh, nước rửa tay chân của cán bộ công nhân viên. Thành phần nước thải sinh hoạt chứa các chất ô nhiễm chính như: Chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan, các loại vi khuẩn gây bệnh, chất dinh dưỡng,…. Vì vậy, nước thải sinh hoạt cần phải được xử lý đạt quy chuẩn qui định trước khi thải ra môi trường

Đối với nước thải sản xuất của các nhà máy được yêu cầu sử lý đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của Nghĩa trang Công viên  trước khi đấu nối về hệ thống xử lý tập trung. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý.

Nước mưa chảy tràn cuốn trôi các chất ô nhiễm bề mặt từ khu vực xây dựng xuống các con suối cận kề.

Ô nhiễm môi trường không khí 

Nguồn phát sinh khí thải của dự án phát sinh từ các hoạt động sau:

- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào;

- Hoạt động của các nhà máy.

Ô nhiễm do tiếng ồn

Khi Dự án đi vào vận hành, dự kiến tiếng ồn sẽ phát sinh từ các hoạt động sau:

- Hoạt động của các máy bơm nước cấp và nước thải;

- Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào Nghĩa trang Công viên ;

- Hoạt động của các nhà máy tại Nghĩa trang Công viên .

Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người. Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. Ngoài ra, tiếng ồn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hóa. Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương.

Ô nhiễm do chất thải rắn

Lượng rác thải phát sinh chủ yếu từ dự án là chất thải rắn sản xuất không nguy hại và chất thải rắn nguy hại.

Sự cố do hoạt động của dự án

Cháy nổ là nguy cơ đáng quan tâm nhất của dự án. Các nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ có thể do:

- Vận chuyển chất dễ cháy như xăng, dầu qua những nơi có nguồn phát sinh nhiệt hay qua gần những tia lửa (rất ít khi xảy ra);

- Tàng trữ các loại nhiên liệu không đúng qui định;

- Tồn trữ các loại rác, bao bì giấy, nilon trong khu vực có lửa hay nhiệt độ cao;

- Sự cố về các thiết bị điện: dây trần, dây điện, động cơ, quạt... bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt và dẫn đến cháy, hoặc do chập mạch khi gặp mưa dông to;

- Sự cố sét đánh có thể dẫn đến cháy nổ v.v….

- Cháy nổ có thể gây ra những thiệt hại không thể lường trước được.

Do vậy trong quá trình hoạt động Chủ đầu tư dự án sẽ chú ý đến các công tác phòng cháy chữa cháy tốt để đảm bảo an toàn cho con người và hạn chế những mất mát, tổn thất có thể xảy ra.

8.4. Các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực 

8.4.1. Vấn đề an toàn lao động

Để đảm bảo điều kiện an toàn lao động cho công nhân trong quá trình thi công, xây dựng, dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp thi công tiên tiến, cơ giới hóa khâu thi công đến mức tối đa, nhất là các khâu nặng nhọc.

- Tổ chức các giải pháp thi công thích hợp nhằm đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, cụ thể như sau:

+ Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động trong quá trình thi công xây dựng mặt bằng, lắp đặt các máy móc thiết bị, phòng ngừa tai nạn điện, bố trí cột chống sét thích hợp,…

+ Có các biện pháp an toàn khi lập tiến độ thi công: thời gian và trình tự thi công phải đảm bảo sự ổn định của công trình. Bố trí các tuyến thi công, mặt bằng thi công hợp lý để tránh di chuyển nhiều và không cản trở lẫn nhau.

+ Có biện pháp đảm bảo an toàn cho người công nhân thi công trên cao như thang an toàn, dây an toàn và rào chắn khu vực thi công...

Sau khi áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống như trên, chắc chắn các vấn đề về an toàn lao động trong quá trình thi công dự án sẽ được đảm bảo.

8.4.2. Khống chế khói, bụi trong quá trình thi công

Xung quanh khu vực thi công sẽ được che chắn bằng tôn.

Để hạn chế bụi tại khu vực công trường xây dựng. Đơn vị thi công và quản lý dự án sẽ có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp. Hạn chế việc tập kết vật tư tập trung vào cùng một thời điểm.

Trong những ngày nắng, để hạn chế mức độ ô nhiễm khói bụi tại công trường, các sân bãi tập kết vật liệu xây dựng… sẽ được phun nước thường xuyên nhằm hạn chế bụi, đất cát theo gió phát tán vào không khí.

Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ được phủ kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi vật liệu trên đường vận chuyển. Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân bốc dỡ sẽ được trang bị phương tiện bảo hộ lao động đầy đủ.

Chất thải được vận chuyển đi ngay trong ngày, không để ứ đọng nhiều, choán chỗ thi công hoặc rơi vãi vào hệ thống cống rãnh làm tắc nghẽn dòng chảy.

Đối với khu vực ngoài khuôn viên dự án: Phải bố trí các biển báo hiệu công trường cho các phương tiện và người qua lại đề phòng. Phải quét dọn thường xuyên phần đường trước công trường tránh trường hợp bụi đất bay vào nhà dân và người qua lại trên đường.

8.4.3. Khắc phục tiếng ồn, rung trong quá trình thi công

Để hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của tiếng ồn, rung, đơn vị thi công sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, các thiết bị thi công gây tiếng ồn lớn như máy khoan, đào sẽ không hoạt động trong khoảng thời gian từ 18 giờ đến 6 giờ.

8.4.4. Khống chế nước thải quá trình thi công xây dựng

Tiến hành đào mương thoát nước bao quanh khu vực thi công để trong quá trình thi công xây dựng, nước mưa cuốn theo đất, cát, đá, xi-măng rơi vãi từ dọc đường được dẫn vào hồ lắng (tạm thời) trước khi được thải ra cống thoát nước khu vực. Bùn lắng sẽ được nạo vét khi giai đoạn xây dựng kết thúc.

Tại công trình sẽ xây dựng các nhà vệ sinh có hầm tự hoại cạnh các lán trại của công nhân xây dựng. Các hầm tự hoại này được thiết kế có kích thước phù hợp với số lượng công nhân sử dụng tương ứng. Khi giai đoạn thi công kết thúc, bùn trong hầm tự hoại sẽ được hút lên bằng các xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu) và tiến hành lấp hầm tự hoại.

8.4.5. Khống chế chất thải rắn trong quá trình thi công

Các loại chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu bao gồm đất, cát, đá, coffa, sắt thép… sẽ được tập trung tại bãi chứa quy định. Sau khi đã được phân loại để tái sử dụng một phần (đối với những loại có khả năng tái sử dụng), các loại chất thải rắn còn lại sẽ được chuyển đến bãi rác chung của địa phương.

Chất thải sinh hoạt của công nhân trong thời gian xây dựng dự án phải được tập trung ở nơi quy định để xe rác đến chở ra bãi rác hằng ngày.

8.5. Các biện pháp khống chế ÔNMT khi dự án đi vào hoạt động 

8.5.1. Khống chế ô nhiễm môi trường nước 

Phân loại nước thải

Nước thải của dự án được phân thành 2 loại như sau:

- Nhóm thứ nhất: Nước mưa sạch rơi trên mặt bằng khuôn viên khu vực dự án.

- Nhóm thứ hai: Nước thải sinh hoạt và Nước thải sản xuất.

Hệ thống thoát nước

- Nguyên tắc: theo cách phân loại như trên, hệ thống thoát nước được thiết kế nhằm tách riêng nước thải được quy ước sạch và nước bẩn để xử lý.

Nguồn tiếp nhận nước thải

Nước thải sau khi được xử lý tại bể xử lý nước thải sẽ được dẫn ra hệ thống thoát nước chung của khu vực – suối Gia Huynh

8.5.2. Khống chế ô nhiễm môi trường không khí 

Khống chế ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào dự án... sẽ phát sinh nhiều loại khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí và có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người nếu không được thông gió tốt. Do đó, đơn vị thiết kế dự án đã có những biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện thông gió, điều hòa vi khí hậu trong và ngoài phạm vi công trình.

Khống chế ô nhiễm không khí từ hoạt động sản xuất từ các nhà máy trong CCN

- Dùng các công nghệ sạch;

- Bảo dưỡng máy móc định kỳ;

- Phát tán khí thải qua ống khói thải có chiều cao phù hợp.

8.5.3. Khống chế ô nhiễm do chất thải rắn

Các biện pháp khống chế được thực hiện như sau:

- Bố trí các thùng chứa rác hợp vệ sinh trước cổng

- Tổ chức dịch vụ thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp theo quy định

- Hợp đồng thu gom Đội Dịch vụ Công ích địa phương

- Đặt các thùng chứa tại vị trí thích hợp

- Quy định lệ phí thu gom

- Phân loại, dán nhãn CTNH

8.5.4. Phòng chống cháy nổ 

Ngoài các biện pháp kỹ thuật là chủ yếu và có tính chất quyết định để giảm nhẹ các nguồn gây ô nhiễm của dự án, các biện pháp hỗ trợ sau sẽ được Ban quản lý áp dụng cũng góp phần làm hạn chế ô nhiễm:

- Thành lập đội cứu hỏa;

- Trang bị thiết bị theo dõi nhiệt độ, báo cháy và chữa cháy tự động, chuyên dụng;

- Cấm hút thuốc trong khu vực chứa nguyên nhiên liệu;

- Lắp đặt hệ thống chống sét, thu sét, thu tĩnh điện tích tụ.

- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các quy định về an toàn điện, phòng chống cháy nổ của các hộ kinh doanh trong phạm vi dự án.

8.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án

Hiệu quả kinh tế

TT

Chỉ tiêu

Giá trị

Ghi chú

1

Tổng đầu tư có VAT (1.000 đồng)

170,173,000

 

2

Hệ số chiết khấu r (WACC)

9.74%

 

3

Giá trị hiện tại ròng NPV (1.000 đồng)

23,583,401

 

4

Suất thu lợi nội tại IRR

16.85%

 

5

Thời gian hoàn vốn PP: Có chiết khấu

7 năm 5 tháng

 

6

Không chiết khấu

10 năm 2 tháng

 

 

Kết luận

Dự án hiệu quả

 

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến 170,173,000,000 đồng. Sau hơn 10 năm khai thác, dự án đã thu hồi được vốn. Như vậy xét về mặt kinh tế: dự án đã đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho số vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra. Vì vậy dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng đáng để đầu tư.

8.7. Hiệu quả xã hội

Tận dụng những lợi thế của địa điểm lựa chọn việc đầu tư xây dựng dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng góp phần phát triển an sinh xã hội địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường. Dự án đầu tư Nghĩa trang Công viên  được tiến hành mang lại các hiệu quả xã hội sau:

- Đảm bảo ổn định đời sống, thu nhập, và đầy đủ các chế độ cho cán bộ công nhân viên trong công ty;

- Góp phần tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần đáng kể vào sự phát triển công nghiệp và kinh tế - xã hội của Huyện Vị Xuyên;

- Tránh việc chôn cất tùy tiện, tự phát trong khu vực dân cư, làm trở ngại cho việc triển khai các dự án mới và ô nhiễm môi trường.

- Đáp ứng nhu cầu chôn cất, cải táng của đại bộ phận dân cư trong khu vực Hà Giang và các tỉnh lân cận.

8.8. Đánh giá tác động của dự án tới an ninh - quốc phòng: Không.

III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp: Không

2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu: Không

3. Ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuế sử dụng đất.

3.1. Miễn tiền thuê đất trong thời gian xây dựng cơ bản: Theo quy định tại khoản 2, điều 19, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền thuê đất thuê mặt nước.

3.2. Giảm 50% tiền thuê đất: Theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 20, Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 về thu tiền thuê đất thuê mặt nước.

3.3. Ngoài ra dự án còn được hưởng các ưu đãi đầu tư khác của Pháp luật và của tỉnh Hà Giang trong thời hạn hoạt động của dự án.

4. Đề xuất hỗ trợ đầu tư:

4.1. Đề nghị UBND tỉnh Hà Giang quyết định chủ trương cho chủ đầu tư được phép thực hiện dự án: Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng tại xã Xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

4.2. Sau khi Tổng mặt bằng quy hoạch sử dụng đất tỉ lệ 1/500 dự án "Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng được phê duyệt  kính đề nghị UBND tỉnh Hà Giang, Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Giang, UBND huyện Vị Xuyên cho phép nhà đầu tư được thực hiện việc Lập hồ sơ quy hoạch, thiết kế xây dựng cơ bản khác, tổ chức thi công xây dựng các công trình HTKT dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng bao gồm:

- Hệ thống đường giao thông quanh dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng;

- Hệ thống thoát nước nằm ngoài chỉ giới thuê đất thực hiện dự án;

- Vỉa hè, cây xanh, trụ cấp nước PCCC trong chỉ giới dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng.

4.3. Đối với các hạng mục cung cấp điện cho dự án Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng đề nghị UBND tỉnh Hà Giang giao cho ngành Điện lực thực hiện đầu tư hệ thống cung cấp điện (bao gồm cả đường dây, đường ống, trạm biến áp, hệ thống chiếu sáng...) đến chân công trình để phục vụ dự án theo đúng Luật Điện lực.

IV. NHÀ ĐẦU TƯ CAM KẾT:

a) Về tính chính xác của nội dung của hồ sơ đầu tư

b) Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam và các quy định của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

 

Tp.Hồ Chí Minh, ngày … tháng 10  năm 2017

CHỦ ĐẦU TƯ

TỔNG GIÁM ĐỐC

 

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha