Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình

  • Mã SP:DTM nhom
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình

MỤC LỤC

 

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU

1. Xuất xcủa dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

2.3. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

4.1. Phương pháp ĐTM

4.2. Phương pháp khác

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tóm tắt về dự án

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

1.1.2. Tên chủ dự án, địa chỉ và phương tiện liên hệ với chủ dự án

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án. Mô tả rõ các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội và các đối tượng khác có khả năng bị tác động bởi dự án

1.1.4.  Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình dự án.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Hiện trạng quản lý và quy hoạch sử dụng đất của dự án

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

1.3. Nguyên, nhiên, vật liu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án

1.3.1. Nhu cầu về nguyên vật liệu

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

1.5. Biện pháp tổ chức thi công

1.5.1 Biện pháp thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

1.5.2 Khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án

1.6.2. Vốn đầu tư

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

2.1. Các tác động môi trường chính của dự án

2.2. Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ dự án:

2.2.1. Quy mô, tính chất của nước thải và vùng có thể bị tác động do nước thải

2.2.2. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải và vùng có thể bị tác động do bụi, khí thải

2.2.3. Quy mô, tính chất của chất thải rắn công nghiệp thông thường

2.2.4.  Quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

2.3. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

2.3.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

2.3.2. Hệ thống thu gom và xử lý bụi, khí thải

2.3.3. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn CNTT

2.3.4.  Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn CTNH

2.3.6.  Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

2.3.7.  Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

2.4. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

2.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án

2.6. Cam kết của chủ dự án

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

2.1.1. Điều kiện về tự nhiên

2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động của dự án

2.2.1. Hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí,...

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn triển khai xây dựng và lắp đặt thiết bị của dự án

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn dự án đi vào vận hành

3.2.1.1.Nguồn tác động có liên quan đến chất thải

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện

3.2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm có liên quan chất thải

3.2.2.2. Giảm thiểu các tác động không liên quan đến chất thải

3.2.2.3. Giảm phòng ngừa ứng phó sự cố

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo

CHƯƠNG 4

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án

5.2. Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

5.2.1. Giám sát môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng

5.2.2. Giám sát môi trường trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và vận hành chính thức của dự án

5.2.3. Dự toán kinh phí giám sát môi trường giai đoạn hoạt động

CHƯƠNG VI

KẾT QUẢ THAM VẤN

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

1. Kết luận

2. Kiến nghị

3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO

PLI.1. MỘT SỐ VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN

PLI.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG

PHỤ LỤC II

· Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải

Nước thải từ các Nhà máy trong KCN Lê Minh Xuân theo mạng lưới thoát nước thải  dẫn đến bể tiếp nhận của Nhà máy xử lý nước thải tập trung (KCN Lê Minh Xuân 3 công suất 16.000m3/ngày.đêm, giai đoạn 1 công suất 6.000 m3/ngày.đêm.

Bể tiếp nhận được thiết kế đảm bảo thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh từ các Nhà máy trong KCN. Bể được thiết kế cho các giai đoạn với tổng công suất 16.000m3/ngày. Trong bể có lắp đặt thiết bị tách rác thô (kích thước khe hở 10mm) có nhiệm vụ loại bỏ các chất có kích thước lớn có thể gây tắc nghẽn đường ống làm hư hại máy bơm và làm giảm hiệu quả xử lý của giai đoạn sau.

Bơm chìm trong bể tiếp nhận hoạt động luân phiên nhằm bơm nước thải lên thiết bị tách rác tinh (kích thước khe hở 2mm) để loại bỏ các tạp chất, rác có kích thước nhỏ trước khi vào bể lắng cát. Cát, sỏi, cặn thô và các tạp chất vô cơ không hoà tan nặng lắng xuống đáy bể và được lấy lên theo định kỳ nhờ bơm hút cát. Nước thải tiếp tục chảy qua bể tách dầu.

Tại bể tách dầu, lượng dầu, chất hoạt động bề mặt có tỉ trọng riêng nhẹ hơn so với nước sẽ nổi lên trên bề mặt và được thiết bị gạt dầu, váng nổi hoạt động liên tục gạt bỏ ra khỏi nước thải, thu về thùng chứa dầu mỡ và đem xử lý định kỳ. Lượng dầu, váng nổi này nếu không được xử lý sẽ làm ảnh hưởng đến đường ống, nghẹt bơm và giảm hiệu quả xử lý của các công trình sinh học phía sau (vì các chất này hạn chế khả năng sử dụng chất hữu cơ của vi sinh vật). Nước thải sau bể tách dầu tiếp tục tự chảy sang bể điều hòa.

Bể điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng, thành phần, nồng độ và nhiệt độ nước thải, tránh gây hiện tượng quá tải cho vi sinh vật trong các bể phía sau. Điều này giúp tạo chế độ làm việc ổn định, cải thiện hiệu quả; đồng thời giảm kích thước, giá thành các công trình đơn vị phía sau, tránh tình trạng quá tải vào các giờ cao điểm. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí bề mặt nhằm mục đích xáo trộn đều nước thải, tránh quá trình sự lắng cặn trong bể và phân hủy kỵ khí gây mùi hôi và giảm một phần các chất hữu cơ có trong nước thải. Nước thải sau điều hoà được bơm lên tháp giải nhiệt để giảm nhiệt độ trước khi qua cụm hoá lý 1.

Cụm hoá lý 1 (bể keo tụ - tạo bông 1 + bể lắng bùn hoá lý 1) có nhiệm vụgiảm hàm lượng SS, một phần COD, độ màu có trong nước thải trước khi xử lý sinh học.Tại bể keo tụ 1 nước thải được châm Axit nhằm điều chỉnh pH trước khi châm hóa chất keo tụ PAC. Motor khuấy trộn có tốc độ 50vòng/phút nhằm tạo tiếp xúc tốt giữa hóa chất và nước. Polymer được châm vào bể tạo bông 1 làm chất trợ keo tụ. Motor khuấy trộn có tốc độ20vòng/phút nhằm tránh sự phá vỡ của bông cặn. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng bùn hoá lý 1 nhằm tách các bông bùn hoá lý từ quá trình keo tụ - tạo bông, giúp giảm hàm lượng SS, độ màu trước khi xử lý sinh học. Nước thải sau đó tự chảy qua bể bơm trung chuyển để bơm lên bể kỵ khí.

Bể kỵ khí thực hiện phân hủy các hợp chất hữu cơ trong điều kiện kị khí thành các dạng khí sinh học và các sản phẩm hữu cơ khác. Bể sinh học kỵ khí là một trong những công trình xử lý kị khí được ứng dụng rộng rãi nhất trên thế giới do các đặc điểm chính:

- Cả ba quá trình: phân hủy - lắng - tách khí được lắp đặt trong cùng một công trình. Thích nghi với nồng độ chất hữu cơ và nhiệt độ cao.

- Tạo thành các loại bùn hạt dạng lơ lững có mật độ vi sinh rất cao và tốc độ lắng vượt xa so với bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng. Ngoài ra do có lớp vật liệu lọc nên đồng thời cũng tạo nên lớp màng sinh học kỵ khí và giúp cho việc tăng cường hiệu quả xử lý khi nồng độ nước thải tăng cao do vật liệu lọc có tác dụng giữ bùn kỵ khí không trôi ra ngoài.

Quá trình kị khí xảy ra quá 3 giai đoạn:

Giai đoạn1: Thủy phân, cắt mạch các hợp chất cao phân tử.

Giai đoạn2: Axít hóa.

Giai đoạn3: Methane hóa. Giai đoạn này chuyển từ sản phẩm đã methane hóa thành khí (CH4 và CO2) bằng nhiều loại vi khuẩn kỵ khí nghiêm ngặt.

Các phương trình phản ứng:

CH3COOH → CH4 + CO2

2C2H5OH + CO2 → CH4 + 2CH3COOH

CO2 + 4H2 → CH4 + 2H2O

Các protein có khả năng phân hủy bị thủy phân:

NH3 + HOH → NH4- + OH-

Khi OH- sinh ra sẽ phản ứng với CO2 tạo thành ion bicacbonat.

Nước thải sau bể kỵ khí một phần chảy qua bể bơm tuần hoàn để tuần hoàn một phần bùn về bể kỵ khí; còn lại tiếp tục chảy qua bể selector.

Bể selector được thiết kế để nước thải và bùn hoạt tính tuần hoàn có điều kiện tiếp xúc tốt nhất với thành phần hữu cơ trongnước thải và hấp thụ chúng. Cơ chế này giúp vi sinh vật oxy hóa chất ô nhiễm tốt hơn ở bể sinh học hiếu khí.

Bể sinh học hiếu khí là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ trong điều kiện cấp khí nhân tạo bằng máy thổi khí. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và CO2; (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý; (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật.

Quá trình phân hủy hợp chất hữu cơ:

Trong bể sinh học hiếu khí các vi sinh vật (VSV) hiếu khí sử dụng oxi được cung cấp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải một phần thành vi sinh vật mới, một phần thành khí CO2 và NH3 bằng phương trình phản ứng sau:

VSV + C5H7NO2 + 5O2 → 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới (12)

Bể sinh học bùn hoạt tính có dạng chữ nhật, hàm lượng bùn hoạt tính và nhu cầu oxy đồng nhất trong toàn bộ thể tích bể. Bể này có ưu điểm chịu được quá tải rất tốt. METCALF and EDDY (1991) đưa ra tải trọng thiết kế khoảng 0,8 - 2,0 kgBOD5/m3.ngày với hàm lượng bùn 2.500 - 4.000 mg/L, tỉ số F/M 0,2 - 0,6. Trong bể sinh học hiếu khí kết hợp quá trình bùn hoạt tính, các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học - quần thể vi sinh vật hiếu khí - có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực. Dòng nước thải chảy liên tục vào bể sinh học hiếu khí, đồng thời không khí cũng được cung cấp liên tục trong bể, xáo trộn với bùn hoạt tính (oxy hòa tan DO > 2mg/l), cung cấp oxy cho vi sinh phân hủy chất hữu cơ. Dưới điều kiện như thế, vi sinh sinh trưởng, phát triển mạnh, tăng sinh khối và kết thành bông bùn có chức năng hấp thụ các chất hữu cơ và màu của nước thải.

Hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải gọi là dung dịch xáo trộn (mixed liquor), hỗn hợp này sẽ chảy qua bể lắng sinh học.

Bể lắng bùn sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải, làm giảm SS nên được thiết kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể. Tại bể lắng, nước thải đi từ dưới lên trên qua ống trung tâm, bùn sẽ lắng xuống và được gom vào đáy bể. Bùn sau khi lắng có hàm lượng SS = 8.000 - 12.000 mg/L sẽ chảy về bể bơm bùn. Từ đó,một phần sẽ bơm tuần hoàn trở lại bể sinh học hiếu khí (60 - 70% lưu lượng) để giữ ổn định mật độ cao vi khuẩn, tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ, đồng thời ổn định nồng độ MLSS = 3.000mg/L. Lưu lượng bùn dư thải ra mỗi ngày sẽ được bơm về bể nén bùn. Độ ẩm bùn hoạt tính dao động trong khoảng 98 - 99,5%. Phần nước trong sau lắng tự chảy qua bể keo tụ - tạo bông 2.

Bể keo tụ - tạo bông 2 có mục đích là làm xử lý triệt để cặn lơ lửng SS, khử màu, COD. Nước thải sau khi được châm hóa chất Decolor, PAC sẽ chảy qua bể tạo bông. Tại bể tạo bông, hóa chất trợ keo tụ Polymer kích thích quá trình hình thành các bông cặn lớn hơn được châm vào hòa trộn với nước thải để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của bể lắng phía sau.

Quá trình keo tụ sẽ làm phát sinh và gia tăng liên tục lượng bùn. Do đó, bể lắng bùn hóa lý 2 được thiết kế để tách bùn phía sau. Bể lắng bùn được thiết kế đặc biệt tạo môi trường tĩnh cho bông bùn lắng xuống đáy bể và được gom vào tâm nhờ hệ thống gom bùn lắp đặt dưới đáy bể. Phần nước trong sau lắng được thu lại bằng hệ máng thu nước răng cưa được bố trí trên bề mặt bể và được dẫn sang bể khử trùng.

Bể khử trùng: Nước thải sau khi tách bùn được châm Chlorine khử trùng trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. Chlorine, chấtoxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng nước thải. Hàm lượng chlorine cần thiết để khử trùng cho nước sau lắng là 3-15mg/L. Hàm lượng chlorine cung cấp vào nước thải ổn định bằng bơm định lượng hóa chất.

Phần nước sạch sau xử lý sẽ theo hệ thống thoát nước dẫn thẳng ra hồ sinh học đạt theo QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A) với hệ số Kq = Kf = 0,9.

Xử lý bùn

Quá trình xử lý sinh học sẽ làm gia tăng liên tục lượng bùn vi sinh trong bể sinh học. Đồng thời lượng bùn ban đầu sau thời gian sinh trưởng phát triển sẽ giảm khả năng xử lý chất ô nhiễm trong nước thải, chết và lắng xuống đáy bể. Lượng bùn này còn gọi là bùn dư và được đưa về bể nén bùn.

Ngoài lượng bùn vi sinh phát sinh trong quá trình xử lý sinh học, quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp hoá lý cũng phát sinh một lượng bùn đáng kể (còn gọi là bùn hóa lý). Lượng bùn này cũng được thu gom và đưa về bể nén bùn.

Tại bể nén bùn, sau một thời gian nén cố định để gia tăng nồng độ và cô đặc, bùn sẽ được đưa vào máy ép bùn ly tâm để tiến hành tách nước làm giảm độ ẩm và thể tích của bùn để thuận tiện cho quá trình xử lý bùn. Bùn khô sau khi ép tách nước được thu gom -vận chuyển đi xử lý đúng nơi quy định hoặc phối trộn làm phân bón cho cây trồng.

Nước tách bùn phát sinh từ bể nén bùn và máy ép bùn được đưa về bể tiếp nhận.

Nước thải của tất cả Doanh nghiệp đầu tư vào KCN chưa được xử lý sơ bộ, tất cả nước thải theo mạng lưới thu gom nước thải của KCN dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.

Nước thải đầu vào (quy định điều kiện xả thải của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong KCN Lê Minh Xuân 3)

Bảng 2. 9 Bảng tiêu chuẩn nước thải của KCN Lê Minh Xuân 3

STT

Thông số

Đơn vị

Giá trị giới hạn của KCN Lê Minh Xuân 3

1

Nhiệt độ

oC

40

2

pH

-

5,5 – 9

3

Màu sắc

Pt/Co

70

4

BOD5

mg/l

150

5

COD

mg/l

250

6

Chất rắn lơ lửng

mg/l

150

7

Asen

mg/l

0,05

8

Thuỷ ngân

mg/l

0,005

9

Chì

mg/l

0,1

10

Cadimi

mg/l

0,05

11

Crom (VI)

mg/l

0,05

12

Crom (III)

mg/l

1

13

Đồng

mg/l

2

14

Kẽm

mg/l

3

15

Niken

mg/l

0,5

16

Mangan

mg/l

1

17

Sắt

mg/l

5

18

Xianua

mg/l

0,07

19

Phenol

mg/l

0,5

20

Dầu mỡ khoáng

mg/l

10

21

Sunfua

mg/l

0,5

22

Florua

mg/l

10

23

Amoni (tính theo Nitơ)

mg/l

10

24

Tổng nitơ

mg/l

40

25

Tổng phôtpho

mg/l

6

26

Clorua

mg/l

500

27

Clo dư

mg/l

2

28

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật: Clo hữu cơ

mg/l

0,05

29

Tổng hoá chất bảo vệ thực vật: Photpho hữu cơ

mg/l

0,3

30

Tổng PCBs

mg/l

0,003

31

Coliforms

MPN/100ml

5.000

32

Tổng hoạt độ phóng xạ α

Bq/l

0,1

33

Tổng hoạt độ phóng xạ b

Bq/l

1,0

 

(Nguồn: Theo văn bản số 2493/SVI-LMX3 ngày 17/11/2020, 2020)

Kết quả phân tích mẫu nước thải sau xử lý của Nhà máy xử lý nước thải KCN Lê Minh Xuân 3

Kết quả phân tích mẫu nước thải trước khi vào hồ sinh học của trạm xử lý nước thải tập trung KCN Lê Minh Xuân 3, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh theo phiếu kết quả kiểm nghiệm số H473006 - 2 ngày 30/06/2020 do Công ty TNHH Khoa học công nghệ và phân tích môi trường Phương Nam – Địa chỉ: 1358/21/5G Đường Quang Trung, phường 14, quận Gò Vấp lấy mẫu phân tích như sau:

Bảng 2. 10 Kết quả phân tích mẫu nước thải KCN Lê Minh Xuân 3 (đính kèm phụ lục)

STT

Thông số

Đơn vị

Kết quả

QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B

1

pH

-

8,07

5,5 - 9

2

SS

mg/l

14

100

3

BOD5

mg/l

25

50

4

COD

mg/l

49

150

5

Tổng N

mg/l

20,3

40

6

NH4+

mg/l

KPH

10

7

Tổng P

mg/l

0,078

6

8

Coliforms

MPN/100ml

1,9 x 102

5.000

9

Màu

Pt/Co

18

150

10

Asen

mg/l

KPH

0,1

11

Thủy ngân

mg/l

KPH

0,01

12

Chì

mg/l

KPH

0,5

13

Cadimi

mg/l

KPH

0,1

14

Crom (VI)

mg/l

KPH

0,1

15

Đồng

mg/l

KPH

2

16

Niken

mg/l

KPH

0,5

17

Mangan

mg/l

KPH

1

18

Sắt

mg/l

0,199

5

19

Tổng Xianua

mg/l

KPH

0,1

20

Tổng phenol

mg/l

KPH

0,5

21

Tổng dầu mỡ khoáng

mg/l

KPH

10

22

Sunfua

mg/l

KPH

0,5

23

Clorua

mg/l

72,1

1.000

24

Clo dư

mg/l

0,310

2

 

(Nguồn: Công ty TNHH KH công nghệ và phân tích môi trường Phương Nam, 2020)

Nhận xét: Kết quả đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Lê Minh Xuân 3 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 40:2011/BTNMT, Cột B.

Các ngành sản xuất được đầu tư vào KCN

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật tiên tiến, không gây ô nhiễm môi trường và phù hợp với Quyết định số 188/QD-TTg ngày 01/11/2011 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010, có tính đến năm 2020”. Ngành nghề trong KCN được xác định theo Công văn số 2121/BQL-PQLXD ngày 25/07/2013 của Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp thành phố định hướng thu hút các ngành công nghiệp sạch, công nghệ tiên tiến, trong đó chú trọng đến 04 ngành công nghiệp mũi nhọn của thành phố, cụ thể như sau:

− Nhóm ngành điện - điện tử - tin học: Sản xuất phần mềm; sản xuất sản phẩm điện tử, viễn thông, máy vi tính và sản phẩm quang học; linh kiện, thiết bị ngành điện.

− Nhóm ngành thực phẩm: sản xuất chế biến tinh lương thực thực phẩm (không sơ chế), sản xuất đồ uống.

− Nhóm ngành cơ khí: cơ khí chính xác, cơ khí chế tạo; sản xuất máy móc, thiết bị, xe có động cơ, phương tiện vận tải; linh kiện ngành nước; sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, gia công kim loại (trong đó xi mạ là một công đoạn trong dây chuyền sản xuất).

− Nhóm ngành hóa, dược (trừ hóa chất cơ bản): sản xuất thuốc và dược liệu; sản xuất hương liệu, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Ngoài ra, khu công nghiệp Lê Minh Xuân 3 có thể bố trí các ngành công nghiệp khác và các ngành công nghiệp phụ trợ, cụ thể: sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế; sản xuất sợi nhân tạo, dệt và hoàn thiện sản phẩm dệt (trong đó nhuộm là một công đoạn trong dây chuyền sản xuất), sản xuất trang phục và các sản phẩm từ da (không thuộc da); sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy (không làm bột giấy); công nghiệp in ấn; sản xuất sản phẩm từ cao su (không sơ chế mủ cao su) và nhựa; sản xuất sản phẩm thuốc lá (theo quy hoạch ngành); sản xuất vật liệu xây dựng (theo quy hoạch ngành vật liệu xây dựng) và các sản phẩm từ thủy tinh; sản xuất đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn; sản xuất đồ nội thất, gia dụng, dụng cụ thể thao; sửa chữa, bảo trì thiết bị cơ giới và các ngành dịch vụ khác: ngân hàng, bưu điện, viễn thông, các dịch vụ giải trí, nhà hàng, cung ứng vật tư, nhiên liệu, dịch vụ kho bãi nhà xưởng cho thuê, dịch vụ logistic, các loại dịch vụ khác theo quy định của pháp luật cho phép.

2.2.3. Hiện trạng tài nguyên sinh vật

Dự án được thực hiện trong KCN Lê Minh Xuân 3 đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, báo cáo không trình bày hiện trạng tài nguyên sinh vật.

Xem thêm Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình

 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha