Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư và những quy định về dự án khu đô thị

Những quy định về dự án đầu tư khu dân cư và xây dựng khu đô thị, quy trình lập dự án khu dân cư, dự án đầu tư khu đân cư đô thị mới, trình tự thực hiện dự án đầu tư khu dân cư đô thị và khu nhà ở đô thị, quy định vế quy hoạch khu dân cư dưới 20 ha. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư và những quy định về dự án khu đô thị

  • Mã SP:KSC kdc
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư đô thị, những quy định về dự án đầu tư khu dân cư và xây dựng khu đô thị, quy trình lập dự án khu dân cư, dự án đầu tư khu đân cư đô thị mới, trình tự thực hiện dự án đầu tư khu dân cư  đô thị mới, trình tự thực hiện dự án đầu tư khu dân cư đô thị và khu nhà ở đô thị, quy định vế quy hoạch khu dân cư dưới 20 ha.

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH 9

MỞ ĐẦU 10

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 10

1.1. Thông tin chung về dự án 10

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư 11

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt 11

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 11

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 11

2.3. Văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án 15

2.4. Các nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 15

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 15

4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 19

4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 19

4.2. Các phương pháp khác 19

4.3. Các bước thực hiện ĐTM 22

5. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN 22

5.1. Thông tin về dự án 22

5.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường 24

5.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án 24

5.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án: 26

5.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án 30

5.5.1. Chương trình giám sát giai đoạn xây dựng 30

5.5.2. Chương trình giám sát giai đoạn hoạt động 31

CHƯƠNG 1 33

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 33

1. TÓM TẮT VỀ DỰ ÁN 33

1.1. Thông tin chung về dự án 33

 

1.1.1. Tên dự án 33

1.1.2. Thông tin về chủ dự án và dự án 33

1.1.3. Vị trí địa lý của địa điểm thực hiện dự án 33

1.1.4. Mục tiêu, quy mô và loại hình dự án 40

1.2. Các hạng mục công trình của dự án 40

1.2.1. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án 47

1.2.1.1. Giao thông 47

1.2.1.2. Cấp nước 49

1.2.1.3. Cấp điện và chiếu sáng đô thị 50

1.2.1.4. Thông tin liên lạc 51

1.2.2. Các hạng mục công trình xử lý nước thải và bảo vệ môi trường 56

1.2.2.1. Hệ thống thoát nước mưa 56

1.2.2.2. Hệ thống thoát nước thải 57

1.2.2.3. Vệ sinh môi trường 57

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước cho dự án 58

1.3.1. Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án trong giai đoạn xây dựng 58

1.3.2. Nhu cầu cấp điện, cấp nước cho dự án trong giai đoạn hoạt động 63

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 70

1.4.1. Trồng, chăm sóc cây xanh 70

1.4.2. Duy tu bảo dưỡng hạ tầng kỹ thuật 70

1.4.3. Quản lý khu nhà ở, khu thương mại - dịch vụ, trường mẫu giáo, cơ sở y tế 70

1.4.4. Quản lý công tác bạo vệ môi trường 70

1.5. Biện pháp tổ chức thi công 71

1.5.2. Biện pháp thi công chi tiết, phương án cơ bản xây dựng công trình 72

1.5.2.1. Phương án đền bù và giải phóng mặt bằng 72

1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 77

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 77

1.6.2. Vốn đầu tư 77

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 77

1.6.3.1. Hình thức quản lý Dự án 77

1.6.3.2. Tổ chức quản lý 78

CHƯƠNG 2 81

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 81

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XàHỘI 81

 

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 81

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 87

2.1.2.1 Điều kiện kinh tế 87

2.1.2.2. Điều kiện xã hội 91

2.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT KHU VỰC CÓ THỂ CHỊU TÁC ĐỘNG DO DỰ ÁN 94

2.2.1. Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường 94

2.2.2. Hiện trạng trạng đa dạng sinh học 98

2.3. NHẬN DẠNG CÁC ĐỐI TƯỢNG BỊ TÁC ĐỘNG, YẾU TỐ NHẠY CẢM VỀ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 100

2.4. SỰ PHÙ HỢP CỦA ĐỊA ĐIỂM LỰA CHỌN THỰC HIỆN DỰ ÁN 104

CHƯƠNG 3 106

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 106

3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI XÂY DỰNG DỰ ÁN

106

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động 106

3.1.1.1. Đánh giá, dự báo tác động liên quan đến chất thải 107

3.1.1.2. Đánh giá, dự báo tác động không liên quan đến chất thải 128

3.1.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của giai đoạn thi công xây dựng 133

3.1.2. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn xây dựng 135

3.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động nguồn liên quan đến chất thải 135

3.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu tác động nguồn không liên quan đến chất thải 141

3.1.2.3. Biện pháp quản lý phòng ngừa các rủi ro, sự cố của giai đoạn thi công xây dựng dự án 143

3.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN DỰ ÁN ĐI VÀO VẬN HÀNH 145

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 145

3.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 145

3.2.1.3. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của giai đoạn vận hành dự án 163

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện trong giai đoạn vận hành 165

3.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu các tác động liên quan tới chất thải 165

 

3.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu các tác động không liên quan tới chất thải 188

3.2.2.3. Biện pháp quản lý phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của giai đoạn vận hành dự án 190

3.3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 196

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 198

CHƯƠNG 4 200

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 200

4.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 200

4.2. CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN 201

4.2.1. Chương trình giám sát giai đoạn xây dựng 201

4.2.2. Giám sát trong giai đoạn hoạt động của dự án 202

4.2.3. Tổ chức thực hiện giám sát 202

CHƯƠNG 5 203

KẾT QUẢ THAM VẤN 203

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 203

5.1. QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 203

5.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 203

II. THAM VẤN CHUYÊN GIA, NHÀ KHOA HỌC, CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN 207

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 208

1. KẾT LUẬN 208

2. KIẾN NGHỊ 209

CAM KẾT 209

Những quy định về dự án đầu tư khu dân cư và xây dựng khu đô thị, quy trình lập dự án khu dân cư, dự án đầu tư khu đân cư đô thị mới, trình tự thực hiện dự án đầu tư khu dân cư đô thị và khu nhà ở đô thị, quy định vế quy hoạch khu dân cư dưới 20 ha. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư đô thị,

1. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

Nhằm cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản, để từng bước đầu tư xây dựng, làm cơ sở để quản lý xây dựng, quản lý kiến trúc cho khu vực phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản. Từng bước đầu tư đô thị hóa, phát triển dân cư, khai thác quỹ đất và giải quyết giao thông, thoát nước cho khu vực.

Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, chỉnh trang đô thị, kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, bắt nhịp xu hướng đô thị văn minh - hiện đại - xanh - sạch - đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân tại khu vực.

Song song với phát triển kinh tế, đô thị hiện nay, việc đáp ứng tốt nhu cầu sống, tận dụng quỹ đất xây dựng cho nhân dân trong phường Hưng Chiến và xã Thanh Bình nói riêng và toàn thị xã Bình Long, huyện Hớn Quản nói chung đang là vấn đề được nhân dân và lãnh đạo các cấp quan tâm.

Bên cạnh đó với những hạng mục công trình mà tại địa bàn phường Hưng Chiến và xã Thanh Bình còn đang thiếu như: Khu không gian công cộng, cây xanh, công trình công cộng, khu đất ở đô thị…. Việc lập quy hoạch còn thiết lập được hệ thống công trình hạ tầng hoàn thiện phù hợp với quy hoạch chung, phù hợp với định hướng phát triển đô thị.

Ngoài ra, việc lập Quy hoạch tổng mặt bằng 1/500 khu dân cư Thanh Bình còn là cơ sở để thu hút đầu tư các ngành nghề kinh doanh, thu hút dân cư tới ổn định sinh sống, tăng nguồn nhân lực lao động cho thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, kích thích phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

Từ những nhu cầu bức thiết và chính đáng ấy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng là người dân, các cá nhân và tổ chức doanh nghiệp làm việc và sống tốt, đồng thời góp phần cải tạo, xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan đô thị ngày một khang trang hiện đại và mỹ quan hơn. Vì vậy, sự ra đời của dự án Khu dân cư Thanh Bình là phù hợp và cần thiết với tình hình thực tế. Đây là dự án khu dân cư xây mới, để tuân thủ nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc Hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Chủ dự án tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Khu dân cư Thanh Bình”- diện tích 45,02ha; dân số khoảng 7.000 người tại phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản tỉnh Bình Phước để trình UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Phước xem xét, thẩm định và phê duyệt.

Căn cứ theo Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dựa vào loại dự án và tổng mức đầu tư thì dự án Khu dân cư Thanh Bình” thuộc dự án nhóm B, điều 9 luật này.

Căn cứ theo mục 2-I và 9-III, Phụ lục IV của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, với lượng nước thải phát sinh tại dự án ước tính

 

khoảng 1.265m3/ngày.đêm thì dự án “Khu dân cư Thanh Bình” - diện tích 45,02ha; dân số khoảng 7.000 thuộc đối tượng phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng AUS SAIGON phối hợp với Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Blue Galaxy lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực thích hợp.

1.2.  quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu 

Dự án “Khu dân cư Thanh Bình”- diện tích 45,02ha; dân số khoảng 7.000 người tại phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước do Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng AUS SAIGON làm chủ dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh Bình Phước chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 2859/QĐ-UBND ngày 16/11/2020 về việc phê duyệt Quyết định chủ trương đầu tư dự án “Khu dân  Thanh Bình” - diện tích 45,02ha; dân số khoảng 7.000 người tại phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác  quy hoạch phát triển do  quan quản  nhà nước  thẩm quyền phê duyệt

Do đó, dự án này là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của địa phương và theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường, Chủ dự án phối hợp với Công ty TNHH Xây dựng và Môi trường Blue Galaxy lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhằm phân tích, đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội tại khu vực dự án và đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực thích hợp.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn  hướng dẫn kỹ thuật về môi trường  liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Báo cáo ĐTM của Khu dân cư dựa trên các cơ sở như sau:

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007, có hiệu lực từ 01/07/2008;

- Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17/6/2010, có hiệu lực từ 01/7/2011;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13, được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013;

 

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 22/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 25/6/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2016.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư đô thị, Những quy định về dự án đầu tư khu dân cư và xây dựng khu đô thị, quy trình lập dự án khu dân cư, dự án đầu tư khu đân cư đô thị mới, trình tự thực hiện dự án đầu tư khu dân cư đô thị và khu nhà ở đô thị, quy định vế quy hoạch khu dân cư dưới 20 ha.

1.1. Các bước thực hiện ĐTM

- Khảo sát mô tả về thực trạng hoạt động của đơn vị để tiến hành lập bào cáo ĐTM.

- Khảo sát điều kiện môi trường, điều kiện môi trường, địa chất địa điểm thực hiện dự án.

- Đánh giá hiện trạng môi trường, yếu tố khí hậu, những nguồn gây ô nhiễm trong phạm vi dự án.

- Xác định rõ những loại chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án, khi dự án hoạt động.

- Đánh giá tác động sự ảnh hưởng có khả năng gây ô nhiễm đến môi trường, xã hội quanh khu vực dự án.

- Tham vấn ý kiến cộng đồng, UBND, UBMTTQ xã tại nơi dự án thực hiện.

- Tiến hành xây dựng các chương trình báo cáo giám sát môi trường.

- Kết luận thực trạng của môi trường xung quanh dự án và đưa ra các ý kiến biện pháp xử lý tốt nhất.

- Hoàn tất hồ sơ và lập hội đồng thẩm định để phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM.

2. TÓM TẮT CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

2.1. Thông tin về dự án

- Thông tin chung:

+ Tên dự án: “Khu dân cư Thanh Bình” – diện tích 45,02ha; dân số 7.000 người

+ Địa điểm thực hiện: phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

+ Chủ dự án: Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng AUS SAIGON

+ Khu Văn phòng Tầng 10, Tòa nhà Peal Plaza, 561A Điện Biên Phủ, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

+ Đại diện: Bà Trương Thị Cẩm Hương         Chức vụ: Giám đốc

- Phạm vi, quy mô, công suất: “Khu dân cư Thanh Bình” – diện tích 45,02ha; dân số 7.000 người tại phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long và xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

- Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

Khu dân cư Thanh Bình được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt đồ án và quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Thanh Bình tại Quyết định số 1428/QĐ-UBND ngày 29/06/2020 với mục tiêu:

+ Phát huy vai trò, vị trí của Khu dân cư trong việc giải quyết nhu cầu ở, sinh hoạt cho người dân, công nhân và các chuyên gia trong khu công nghiệp cũng như tạo không gian xanh, tạo mỹ quan đô thị cho phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long cũng như xã Thanh Bình, huyện Hớn Quản.

+ Là khu nhà ở liền kề, biệt thự, khu nhà ở xã hội và công viên xanh đáp ứng nhu cầu của công nhân trong khu công nghiệp Việt Kiều và người dân trong khu vực.

+ Từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, an sinh xã hội phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân

Các hạng mục công trính của dự án như sau:

 

 

STT

 

Loại đất

 hiệu

Diện tích

(m2)

(ha)

I

Đất dân dụng

 

404.758

40,476

1

Đất 

A

166.073

16,607

 

Đất ở liền kề

A1

109.195

10,919

 

Đất ở biệt thự vườn

A2

24.021

2,402

 

Đất nhà ở xã hội (chung cư)

A3

32.857

3,286

2

Đất công cộng dịch vụ

B

42.184

4,218

 

Đất giáo dục

B1

14.627

1,463

 

Đất y tế

B2

7.584

0,758

 

Đất thương mại – dịch vụ

B3

19.973

1,997

3

Đất cây xanh

C

46.626

4,663

 

Công viên cây xanh

C1

28.577

2,858

 

Cây xanh cách ly

C2

18.049

1,805

4

Đất giao thông đối nội

D

149.875

14,988

II

Đất ngoài dân dụng

 

45.465

4,546

1

Đất trung tâm TDTT

E

6.320

0,632

2

Đất giao thông đối ngoại

F

21.284

2,128

3

Đất hạ tầng kỹ thuật

G

1.772

0,177

4

Đất xây dựng bến xe

H

2.037

0,204

5

Đất dự trữ

I

14.052

1,405

Tổng cộng

 

450.223

45,022

 

 

2.2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Tác động trong giai đoạn xây dựng dự án: Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình triển khai xây dựng; nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước thải xây dựng; chất thải rắn từ sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn xây dựng; nước thải từ hoạt động sinh hoạt của công nhân và nước thải xây dựng; chất thải rắn từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, chất thải rắn xây dựng và chất thải nguy hại.

Tác động trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành: Bụi, khí thải từ các phương tiện vận tải ra vào khu vực Dự án; nước thải sinh hoạt của khu dân cư; chất thải rắn sinh hoạt của người dân, chất thải nguy hại.

2.3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

a. Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

Trong giai đoạn xây dựng dự án:

Bụi từ quá trình đào đắp, san nền: hoạt động san nền, xây dựng cơ sở hạ tầng và khu nhà ở sẽ phát sinh nhiều do quá trình đào, đắp đất. Tải lượng bụi phát sinh là 234,375mg/s.

Bụi, khí thải từ hoạt động vận chuyển trong quá trình đào đắp, san nền: Trong quá trình vận chuyển phát sinh bụi, SO2, NO2, CO. Nồng độ khí thải lần lượt là bụi: 579,78mg/m3; SO2: 134,59mg/m3; NO2: 8.733,19mg/m3; CO: 1.340,04mg/m3.

Bụi, khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc: hoạt động vận chuyển có chứa nhiều bụi, NOx, HC, CO; nồng độ bụi khoảng 0,01mg/m3, NOx+HC khoảng 5,77×10-6 mg/m3 và CO có nồng độ 7,21×10-6 mg/m3.

Bụi và khí thải từ các thiết bị thi công: Nồng độ các chất ô nhiễm như sau bụi (187,75 mg/Nm3), SO2   (43,66 mg/Nm3), NOx   (3.056,41 mg/Nm3), CO (611,28

mg/Nm3), VOC (174,65 mg/Nm3). So sánh với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, cho

thấy hầu hết các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép (riêng chỉ tiêu NOx vượt quy chuẩn cho phép).

Hoạt động phối đá, trộn bê tông, xây dựng công trình nhà ở, dịch vụ công cộng, giáo dục phục vụ Dự án, khí thải từ hoạt động trải nhựa: Vì dự án đã san lắp mặt bằng trước khi bàn giao nên công đoạn phối đá, sỏi, được tưới nước trong quá trình thi công vì vậy lượng bụi ít gây ảnh hưởng đến công nhân đang thi công và môi trường xung quanh. Hoạt động trải nhựa đường phát sinh bụi từ hoạt động vệ sinh mặt đường trước khi trải nhựa; Mùi hôi phát sinh do đốt nóng chảy nhựa, trải nhựa dính bám; Ô nhiễm nhiệt từ quá trình trải nhựa làm mặt đường.

Bụi từ quá trình chà nhám: Quá trình chà nhám làm phát sinh 1 lượng bụi do hoạt động chà nhám chỉ diễn ra khi chuẩn bị sơn tường. Nồng độ bụi phát sinh khoảng 3 - 6 mg/m3

Hơi dung môi từ quá trình sơn: Trong quá trình sơn có có nhiều hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) có trong thành phần của dung môi, chúng rất dễ bay hơi vào trong không khí khi sơn. Lượng bay hơi sau khi sơn xung quanh mỗi thợ sơn khoảng 385g/h ụi, khí thải từ các hoạt động hàn cắt kim loại: Quá trình này phát sinh chủ yếu là khói hàn, CO, NOx.

Trong giai đoạn vận hành dự án:

Khí thải từ phương tiện vận tải ra vào khu vực Dự án: Thường chứa các thành phần ô nhiễm như: Bụi, NOx, SO2, CO, VOC.

Mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy rác tại các vị trí tập trung rác của dự án: Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO... các khí gây mùi chủ yếu là NH3, H2S.

Khí thải phát sinh từ việc đun nấu thức ăn của hộ dân: Khí thải phát sinh từ quá trình đốt gas phục vụ cho nấu nướng sẽ phát sinh khí NO2, CO2, CO…..

Mùi từ hệ thống xử lý nước thải: Chất gây mùi bao gồm các phân tử vô vơ và hữu cơ. Hai chất vô cơ gây mùi chính là hydrogen sulfide (H2S) và amonia (NH3). Chất gây mùi hữu cơ thường phát sinh từ quá trình sinh học phân hủy các hợp chất hữu cơ và tạo ra các khí có mùi hôi như indoles, skatoles, mercaptan và amine.

Mùi do quá trình sử dụng hóa chất, thuốc BVTV  phân bón: Thành phần các khí chủ yếu trong phân bón là khí amoniac có mùi khai và các thành phần khác có trong thuốc bảo vệ thực vật.

b. Quy  tính chất của nước thải

Trong giai đoạn xây dựng dự án:

Nước thải sinh hoạt: Lưu lượng nước thải khoảng 08 m3/ngày, thành phần gồm: pH, BOD5 (20oC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (tình theo N), tổng nitơ, tổng photpho, tổng coliform.

Nước thải xây dựng: Lưu lượng phát sinh khoảng 15,05m3/ngày do hoạt động rửa xe, thành phần chủ yếu là hàm lượng chất rắn lơ lửng.

Trong giai đoạn vận hành dự án:

Nước thải sinh hoạt: Trong trường hợp dự án có tổng dân số tối đa là 7.000 người, lưu lượng nước thải bằng 100% lượng nước cấp khoảng 840 m3/ngày.đêm, thành phần gồm: pH, BOD5 (20oC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (tình theo N), tổng nitơ, tổng photpho, tổng coliform.

Nước thải từ các công trình thương mại – dịch vụ, trường mẫu giáo, trạm y tế: Lưu lượng phát sinh khoảng 84 m3/ngày.đêm đối với khu thương mại dịch vụ, 91,43m3/ngày.đêm đối với trường mẫu giáo và 37,92m3/ngày đối với khu vực trạm y tế chủ yếu là nước thải sinh hoạt với thành phần chủ yếu: pH, BOD5 (20oC), tổng chất rắn lơ lửng (TSS), amoni (tình theo N), tổng nitơ, tổng photpho, tổng coliform.

c. CTR thông thường

Trong giai đoạn xây dựng dự án:

Chất thải rắn xây dựng: Phát sinh khoảng 1.778 tấn, chủ yếu là xi măng rơi vãi, sắt thép vụn, bao bì đựng vật liệu,…

Chất thải rắn sinh hoạt: Phát sinh khoảng 80 kg/ngày, thành phần gồm rau, vỏ hoa quả, thực phẩm dư thừa, giấy, bao bì thực phẩm,… Chất thải rắn sinh hoạt có chứa 60%

- 70% chất hữu cơ và 30% - 40% chất khác.

 

Trong giai đoạn vận hành dự án:

Chất thải rắn sinh hoạt từ khu đất ở, khu công trình dịch vụ: Chất thải khu nhà ở phát sinh 6.300kg/ngày, khu công trình thương mại – dịch vụ: 630kg/ngày, trường mẫu giáo: 609,5kg/ngày, trạm y tế: 315kg/ngày. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm các loại chất khác nhau như rau, vỏ hoa quả, thực phẩm dư thừa, giấy, bao bì đựng thực phẩm… Chất thải rắn sinh hoạt có chứa 60% - 70% chất hữu cơ và 30% - 40% chất khác.

Chất thải rắn đường phố: Phát sinh khoảng 1.498,75 kg/ngày.đêm. Thành phần chủ yếu là cành, lá cây, một phần bao bì thực phẩm thải bỏ, chất thải rắn sinh hoạt.

Bùn thải: Lượng cặn bùn từ bể tự hoại từ các hộ dân, khu dịch vụ công cộng và khu giáo dục, khu y tế trong 1 ngày khoảng 158,52 kg; Bùn từ hệ thống xử lý nước thải: bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải là 1.149,72kg/ngày.

d. CTNH

Trong giai đoạn xây dựng dự án: Chất thải nguy hại phát sinh chủ yếu là dầu nhớt thải; giẻ lau, bao tay dính dầu nhớt thải,… với tổng khối lượng khoảng 240 kg.

Trong giai đoạn hoạt động của dự án: lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động dân cư khoảng 3.308,4 kg/năm; khu thương mại, dịch vụ, trường mẫu giáo, trạm y tế khoảng 165,36kg/năm, thành phần chất thải bóng đèn hư hỏng, pin, ắc quy, chai xịt côn trùng…. Chất thải nguy hại từ hóa chất như bao bì chứa hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu khoảng 10,8kg/năm. Tổng khối lượng CTNH phát sinh khi dự án đi vào hoạt động 3.484.56 kg/năm.

e. Tiến ồn, độ rung

Trong giai đoạn xây dựng dự án:

Tiếng ồn: Tiếng ồn gây ra do phương tiện vận tải từ việc chuyên chở bốc dỡ vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ thi công trên công trường xây dựng như máy xúc, máy ủi, máy trộn bê tông, máy khoan, máy nén khí,… Tiếng ồn có tần số cao khi các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục, nhất là vào khoảng thời gian ban ngày trong giờ làm việc.

Độ rung: Mức rung động của các phương tiện máy móc trong quá trình thi công có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào các yếu tố như: chất đất lòng đường, tốc độ chuyển động của xe. Quá trình thi công có thể là nguyên nhân gây ra rung động nền đất do các phương tiện thi công và các thiết bị. Hoạt động đồng loạt của các thiết bị thi công có thể gây ra hiện tượng chấn động nền đất lan truyền theo môi trường đất, tuy nhiên các chất động này sẽ bị giảm mạnh theo khoảng cách. Các khu vực lân cận gần khu xây dựng có thể bị ảnh hưởng bởi các chấn động phát động này.

Trong giai đoạn hoạt động của dự án:

Tiếng ồn: Nguồn phát sinh tiếng ồn là từ hoạt động của các phương tiện giao thông, cũng như hoạt động sinh hoạt của khu dự án. Theo kết quả khảo sát tại các khu dân cư đã đi vào hoạt động tiếng ồn dao động trong khoảng từ 55 – 67 dBA, tuy nhiên nguồn ồn này không liên tục nên ảnh hưởng là không đáng kể.

2.4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

a. Đối với bụi, khí thải

Trong giai đoạn xây dựng: Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng động cơ của các phương tiện, sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp; các xe vận chuyển chở đúng trọng tải và phủ bạt kín nhằm giảm thiểu bụi phát sinh từ quá trình vận chuyển, bốc dỡ. Bố trí hợp lý các chuyến xe chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng ra vào hợp lý. Lịch làm việc tránh chồng chéo gây ùn tắc giao thông nơi cổng ra vào của công trình Không sử dụng các loại máy móc thi công quá cũ để đảm bảo giảm thiểu phát thải ô nhiễm bụi, khí thải. Tính toán và sử dụng đúng số lượng máy móc, thiết bị để hạn chế tối đa mức độ gây tác động đến môi trường không khí khu vực; Kiểm soát ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn và mức rung nhằm bổ sung áp dụng các biện pháp hạn chế khi cần thiết; Tuân thủ thời gian biểu của hoạt động thi công và biện pháp tổ chức thi công hợp lý, …

Trong giai đoạn vận hành:

Giảm thiểu bụi, khí thải từ phương tiện giao thông: Thực hiện một số biện pháp giảm thiểu như đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong khu dân cư, rửa đường nội bộ thường xuyên nhằm giảm lượng bụi từ các phương tiện vận chuyển trong khu dân cư, lắp đặt biển báo giảm tốc khi vào khu dân cư,…

Giảm thiểu mùi hôi từ các thùng chứa rác: Bố trí số lượng thùng thu gom rác có nắp đậy ở các khu vực công cộng, trên các tuyến đường trong khu dự án với khoảng cách giữa 2 thùng rác khoảng 100m; Rác thải sinh hoạt phát sinh được thu gom mỗi ngày, không để tập trung thời gian dài. Hoạt động thu gom rác chỉ ảnh hưởng cục bộ trong thời gian ngắn và được nhân viên quản lý của dự án phun chế phẩm EM để khử mùi hôi.

Mùi từ hoạt động đun nấu thức ăn của người dân: Bố trí hệ thống chụp hút và đưa lượng khói này ra ngoài theo đường ống khói. Có biện pháp thông thoáng tại khu vực nấu nướng; Có biện pháp thông thoáng tại nhà nấu ăn; Đối với mùi nấu ăn sử dụng máy hút khói và khử mùi khói bếp.

Mùi hệ thống xử lý nước thải: Thường xuyên kiểm tra và bảo quản hệ thống phân phối khí và sục khí ở các bể điều hòa, bể hiếu khí để duy trì điều kiện hiếu khí, giảm thiểu việc phát sinh các khí gây mùi H2S, NH3…Kiểm tra tốc độ dòng chảy nước thải tại các bể chứa, bể tiếp nhận, để đảm bảo thời gian lưu nước của các bể, tránh xảy ra tình trạng phân hủy kị khí ở các bể. Mùi phát sinh từ các bể: hố gom, bể điều hòa, bể kị khí, bể thiếu khí, bể phân hủy bùn, sẽ được dẫn tới hệ thống xử lý mùi để xử lý giảm thiểu mùi hôi.

Mùi do quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón: Sử dụng các loại thuốc và phân bón không thuộc danh mục cấm của Việt Nam. Đảm bảo an toàn khi sử dụng thuốc: đọc kỹ và tuân theo các hướng dẫn an toàn được ghi trên nhãn. Thời gian phun và kỹ thuật phun thuốc phải đảm bảo đúng hướng dẫn của Nhà sản xuất, Chi cục Bảo vệ thực vật tại địa phương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Giảm thiểu tác động của các  sở xung quanh dự án: Đảm bảo diện tích cây xanh cách ly giữa khu vực dự án với các cơ sở sản xuất lân cận. Thực hiện nghiêm các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường và các công trình bảo vệ môi trường.

b. Đối với nước mưa  nước thải Trong giai đoạn xây dựng:

Biện pháp giảm thiểu nước mưa: Tạo các hố lắng cặn tạm thời trước khi nước mưa chảy vào nguồn tiếp nhận, ưu tiên xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, định kỳ khơi thông dòng chảy tránh ngập úng.

Biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt: Đơn vị thầu thi công tiến hành thuê nhà vệ sinh di động; Thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt: Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom của địa phương tiến hành hút hầm, vận chuyển và xử lý đúng nơi quy định.

Trong giai đoạn vận hành:

Biện pháp giảm thiểu nước mưa: Hệ thống thoát nước mặt được thiết kế riêng biệt đối với thoát nước bẩn, có nhiệm vụ thu nước mưa và nước tưới cây rửa đường. Các đường ống thoát nước được đặt dọc theo các tuyến đường thoát nước theo hướng chính về hướng Đông Nam khu đất. Các đường cống phụ thu gom nước mặt từ các đường khu nội bộ và dẫn đến các hố ga của đường cống chính dẫn đến các cửa xả theo quy hoạch đã được duyệt trên đường liên xã và đường Xa Cát – Minh Đức.

Biện pháp giảm thiểu nước thải sinh hoạt: Chủ dự án phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung (công suất 1.265m3/ngày) để thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn theo quy định trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Quy trình hệ thống xử lý như sau: Nước thải sinh hoạt → bể tự hoại 05 ngăn → Hố thu gom; Nước rửa tay, nấu ăn

→ Bể tách dầu mở → Hố thu gom → Bể điều hòa → Bể Anoxic → Bể MBBR→ bể Aerotank → Bể lắng sinh học → Bể khử trùng → Thoát ra cống thoát nước hiện hữu trên đường Xa Cát – Minh Đức. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT

– Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi thoát vào mương thoát nước hiện hữu trên đường Xa Cát – Minh Đức dẫn ra hạ lưu Hồ Sa Cát.

Kích thước các hạng mục công trình của hệ thống xử lý nước thải:

 

STT

Hạng mục

Hệ thống xử lý nước thải: 1.265m3/ngày.đêm

Vật liệu xây dựng

 

1

 

Bể tách dầu mỡ

-Kích thước (L×W×H): 11,1m×2,5m×4,0m

-Thể tích bể: 111 m3

-Thời gian lưu: 2 giờ

 

BTCT, chống thấm

 

2

 

Bể thu gom

-Kích thước (L×W×H): 1,9m×2,5m×4,0m

-Thể tích bể: 19 m3

-Thời gian lưu: 20phút

 

BTCT, chống thấm

 

3

 

Bể điều hòa

-Kích thước (L×W×H): 10m×13,9m×4,0m

-Thể tích bể: 556 m3

-Thời gian lưu: 10giờ

 

BTCT, chống thấm

 

 

4

 

 

Bể Anoxic

-Kích thước (L×W×H): 4,0m×6,3m×4,0m

-Thể tích bể: 100,8 m3

-Thời gian lưu: 1,8giờ

 

 

BTCT, chống thấm

 

 

STT

Hạng mục

Hệ thống xử lý nước thải: 1.265m3/ngày.đêm

Vật liệu xây dựng

 

5

 

Bể MBBR

-Kích thước (L×W×H): 4,0m×7,0m×4,0m

-Thể tích bể: 112m3

-Thời gian lưu: 2giờ

 

BTCT, chống thấm

 

6

 

Bể Aerotank

-Kích thước (L×W×H): 8,5m×11,7m×4,0m

-Thể tích bể: 397,8m3

-Thời gian lưu: 7,55giờ

 

BTCT, chống thấm

 

7

 

Bể lắng sinh học

-Kích thước (L×W×H): 8,5m×8,5m ×4,0m

-Thể tích bể: 289m3

-Thời gian lưu: 4giờ

 

BTCT, chống thấm

 

8

 

Bể khử trùng

-Kích thước (L×W×H): 4,0m×3,6m×4,0m

-Thể tích bể: 57,6 m3

-Thời gian lưu: 1 giờ

 

BTCT, chống thấm

 

9

 

Bể chứa bùn

-Kích thước (L×W×H): 8,5m×10,7m×4,0m

-Thể tích bể: 363,8 m3

-Thời gian lưu: 3 ngày

 

BTCT, chống thấm

 

c. Đối với CTR công nghiệp thông thường

Trong giai đoạn xây dựng:

Chất thải xây dựng: Bố trí kho chứa CTR tạm thời kích thước 3×3 m tại vị trí đất quy hoạch bãi đỗ xe theo dạng nhà tiền chế tường và mái bằng tôn. CTR xây dựng được công nhân thu gom, phân loại hàng ngày và lưu chứa tại khu vực lưu chứa CTR xây dựng tạm thời, Chủ dự án sẽ định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến thu gom, xử lý theo quy định.

Chất thải sinh hoạt: Chủ dự án sẽ trang bị 2 thùng chứa rác với thể tích 120 lít có nắp đậy, tại công trường để chứa lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Bố trí công nhân vệ sinh thường xuyên trên công trường để thu gom rác thải sinh hoạt, bao nilon vương vãi của công nhân trên công trường. Lượng chất thải rắn sinh hoạt này sẽ được chủ dự án ký kết hợp đồng với đơn vị thu gom hằng ngày rác thải sinh hoạt tại địa phương.

Trong giai đoạn vận hành:

Chất thải sinh hoạt: Đối với chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại các hộ gia đình được phân loại, thu gom vào các thùng chứa rác vật liệu HDPE có 3 ngăn (thể tích 80 lít) có nắp đậy, bố trí cho từng căn hộ; Đối với rác thải đường phố: Bố trí các thùng rác có nắp đậy, vật liệu HDPE có 3 ngăn (thể tích 80 lít), trên các tuyến đường với khoảng cách 100m/thùng; Đối với khu vực thương mại – dịch vụ và trường mẫu giáo, trạm y tế: Bố trí 3 thùng chứa loại 120 lít, có nắp đậy, vật liệu HDPE trong khuôn viên trường học và khu thương mại dịch vụ. Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt của dự án với tần suất 01 lần/ngày theo đúng quy định.

Đối với bùn thải: Đối với bùn, cặn từ bể tự hoại: Các hộ gia đình, khu dịch vụ công cộng, khu trường học, khu y tế định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý; Đối với bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải, Chủ dự án sẽ định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom và xử lý theo đúng quy định.

d. Đối với CTNH

Trong giai đoạn xây dựng: Các chất thải nguy hại phát sinh sẽ được lưu chứa tại các thùng chứa bằng nhựa HDPE, dung tích 60 lít, có nắp đậy, dán nhãn, lưu chứa tại nhà kho chứa chất thải nguy hại tạm thời với diện tích khoảng 4m2, bố trí tại khu vực quy hoạch đất hạ tầng kỹ thuật, kết cấu: tường gạch, nền bê tông, tường bằng tôn bao xung quanh, mái che được lợp bằng tole sóng vuông, có gờ vây, hố thu gom chất thải rò rỉ, … theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại sau đó hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

Trong giai đoạn hoạt động: Đăng ký chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường; Chủ dự án tổ chức tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân trong việc quản lý CTNH phát sinh. Hướng dẫn phân loại CTNH tách riêng với chất thải rắn sinh hoạt; Chủ dự án sẽ hướng dẫn người dân các căn hộ mang về kho chứa CTNH được đặt tại khu vực quy hoạch đất hạ tầng kỹ thuật (diện tích 4m2), kết cấu: tường gạch, nền bê tông, tường bằng tôn bao xung quanh, mái che được lợp bằng tole sóng vuông, có gờ vây, hố thu gom chất thải rò rỉ, ….; Kho chứa có bố trí các thùng chứa riêng biệt, thùng chứa có nắp đậy, được làm bằng nhựa HDPE, có nhãn dán phân biệt. Trong khu vực kho chứa bố trí các thùng như sau: 01 thùng chứa pin, ắc quy thải (mã 16 01 12); 01 thùng chứa giẻ lau, găng tay dính dầu (mã 18 02 01); 01 thùng chứa bóng đèn huỳnh quang thải có chứa thủy ngân (mã 16 01 06); 01 thùng chứa các thiết bị, linh kiện điện tử thải hoặc các thiết bị điện các linh kiện điện tử (mã 16 01 13). Chủ dự án sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển theo quy định.

e. Đối với tiếng ồn, độ rung

Trong giai đoạn xây dựng: Sử dụng các loại máy móc thiết bị mới ít gây tiếng ồn, thường xuyên bảo trì máy móc thiết bị và lập kế hoạch thời gian làm việc phù hợp.

Trong giai đoạn hoạt động: Lập quy định về việc không gây ô nhiễm tiếng ồn đặc biệt trong thời gian từ 22h đến 6h.

2.5. Chương trình quản   giám sát môi trường của dự án

5.5.1. Chương trình giám sát giai đoạn xây dựng a/ Giám sát môi trường không khí:

- Vị trí giám sát: 01 điểm tại khu vực thi công.

- Thông số giám sát: Vi khí hậu, tiếng ồn, bụi, SO2, NOx, CO.

- Tần suất giám sát: 01 lần trong quá trình thi công xây dựng

- Quy chuẩn so sánh/Quy định áp dụng: QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn – mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc; QCVN 26:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu – giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc; QCVN 02:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bụi – giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép bụi tại nơi làm việc; QCVN 03:2019/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép của 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc; Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21

tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động.

b/ Giám sát chất thải rắn thông thường  chất thải nguy hại:

- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại.

- Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần, chứng từ giao nhận.

- Tần suất giám sát: Thường xuyên, liên tục; định kỳ báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.

- Quy chuẩn so sánh/Quy định áp dụng: Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và theo quy định hiện hành.

5.5.2. Chương trình giám sát giai đoạn hoạt động a/ Giám sát môi trường nước thải

Giai đoạn vận hành thử nghiệm

- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào và 01 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải.

- Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, SS, BOD5, amoni, tổng Phốt pho, tổng Nitơ, dầu mỡ động thực vật, tổng Coliform.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh/Quy định áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (k = 0,6).

Giai đoạn vận hành

- Vị trí giám sát: 01 điểm đầu vào và 01 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải.

- Thông số giám sát: Lưu lượng, pH, SS, BOD5, amoni, tổng Phốt pho, tổng Nitơ, dầu mỡ động thực vật, chất hoạt động bề mặt, tổng Coliform.

- Tần suất giám sát: 03 tháng/lần.

- Quy chuẩn so sánh/Quy định áp dụng: QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (k = 0,6).

b/ Giám sát môi trường nước mặt

- Vị trí giám sát: điểm tiếp nhận nước thải tại Hạ lưu hồ Sa Cát

- Thông số giám sát: pH, BOD5, SS, COD, Amoni, tổng Photpho, tổng Nitơ, tổng Colifom, tổng các chất hoạt động bề mặt

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần

- Quy chuẩn so sánh/Quy định áp dụng: QCVN 08:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, cột A

c/ Giám sát chất thải rắn  chất thải nguy hại

- Vị trí giám sát: Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại

- Thông số giám sát: Khối lượng, thành phần, chứng từ giao nhận

- Tần suất giám sát: Thường xuyên, liên tục; định kỳ báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.

Quy chuẩn so sánh/Quy định áp dụng Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và các quy định hiện hành.

Xem Những quy định về dự án đầu tư khu dân cư và xây dựng khu đô thị, quy trình lập dự án khu dân cư, dự án đầu tư khu đân cư đô thị mới, trình tự thực hiện dự án đầu tư khu dân cư đô thị và khu nhà ở đô thị, quy định vế quy hoạch khu dân cư dưới 20 ha. Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư đô thị mới

 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha