Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố trong giai đoan hiện nay

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố

  • Mã SP:DTM TP
  • Giá gốc:350,000,000 vnđ
  • Giá bán:340,000,000 vnđ Đặt mua

MỤC LỤC 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC BẢNG 5

DANH MỤC HÌNH 9

MỞ ĐẦU 11

CHưƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 32

1.1. TÊN DỰ ÁN 32

1.2. CHỦ DỰ ÁN 32

1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN 32

1.3.1. Vị trí địa lý 32

1.3.2. Các phương án vị trí và phương án chọn 34

1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN 40

1.4.1. Mục tiêu của dự án 40

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 41

1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 70

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 81

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 82

1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 82

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 84

1.4.8. Vốn đầu tư 85

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 86

CHưƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 91

2.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRưỜNG TỰ NHIÊN 91

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 91

2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 94

2.1.3. Điều kiện thủy văn 95

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 98

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 125

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 137

2.2.1. Điều kiện về kinh tế 137

2.2.2. Điều kiện về xã hội 140

2.2.3. Kinh tế - xã hội trong vùng dự án 147

CHưƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRưỜNG CỦA DỰ ÁN 154

3.1. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TỪ CÁC CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT NGẬP LŨ 162

3.1.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn chuẩn bị thi công 163

3.1.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công 170

3.1.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành 189

3.1.4. Đánh giá dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 191

3.2. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRưỜNG 192

3.2.1. Đánh giá, dự báo tác động trong giai đoạn chuẩn bị thi công 192

3.2.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 196

3.2.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành 200

3.3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CÁC CÔNG TRÌNH PHÁT TRIỂN HÀNH LANG ĐÔ THỊ 203

3.3.1. Đánh giá tác động môi trường giai đoạn trước thi công 203

3.3.2. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thi công 209

3.3.3. Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn vận hành 217

3.3.4. Đánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án 219

3.4. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO 221

CHưƠNG 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 223

4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KIỂM SOÁT NGẬP LỤT 223

4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 223

4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 228

4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 235

4.2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VỆ SINH MÔI TRưỜNG 235

4.2.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 235

4.2.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 236

4.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 236

4.3. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA HỢP PHẦN PHÁT TRIỂN HÀNH LANG ĐÔ THỊ 237

4.3.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 237

4.3.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 237

4.3.3. Biện pháp phòng ngừa giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành 243

4.4. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 244

4.4.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 244

4.4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng 244

4.5. PHưƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRưỜNG 247

4.5.1. Dự toán kinh phí các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 247

4.5.2. Tổ chức, quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường 252

CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN   GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 262

5.1. CHưƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRưỜNG 262

5.2. CHưƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRưỜNG 280

5.2.1. Mục tiêu và phương pháp 280

5.2.2. Giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu của nhà thầu 280

5.2.3. Quan trắc chất lượng môi trường 280

5.2.4. Giám sát thực hiện kế hoạch quản lý vật liệu nạo vét DMMP 290

5.2.5. Giám sát hiệu quả việc thực hiện EMP 291

CHưƠNG 6. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 292

6.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG .. 292

6.1.1. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án 292

6.1.2. Tóm tắt về quá trình tổ chức tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án 294

6.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 295

6.2.1. Ý kiến của UBND các phường chịu tác động trực tiếp bởi dự án 295

6.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án và phản hồi trực tiếp của chủ dự án 311

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 320

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 324

PHỤ LỤC 325

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố Cân Thơ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

 

BAH

Hộ bị ảnh hưởng bởi dự án

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BTN

Bê tông nhựa

BTXM

Bê tông xi măng

CMC

Tư vấn giám sát xây dựng

CTUDR

Dự án phát triển Tp. Cần Thơ và tăng cường thích ứng đô thị

DED

Thiết kế kỹ thuật chi tiết

DOC

Sở Xây dựng

DOF

Sở Tài chính

DONRE

Sở Tài nguyên và Môi trường

DOT

Sở Giao thông vận tải

DPI

Sở Kế hoạch và Đầu tư

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

ECOP

Quy tắc môi trường thực tiễn

EMC

Tư vấn giám sát độc lập môi trường

EMP/KHQLMT

Kế hoạch Quản lý Môi trường

EMS

Hệ thống giám sát môi trường

FS

Nghiên cứu khả thi

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

PMU/ Ban QLDA

Ban Quản lý dự án ODA

RAP

Kế hoạch hành động tái định cư

RPF

Khung chính sách tái định cư

TĐC

Tái định cư

UBND (PPC)

Ủy ban nhân dân (tỉnh, thành phố)

URENCO

Công ty Môi trường đô thị và công nghiệp

WB/NHTG

Ngân hàng thế giới

 

DANH MỤC BẢNG

Bảng 0-1: Thông tin về một số dự án đã và đang thực hiện tại Thành phố Cần Thơ 13

Bảng 0- 2: Danh sách những người tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án 27

Bảng 1-1: Năm phương án về vị trí kiểm soát ngập lụt 35

Bảng 1-2: Các hạng mục đầu tư chính của dự án 41

Bảng 1-3: Các thông số kỹ thuật của hạng mục kè Cần Thơ 45

Bảng 1-4: Các thông số kỹ thuật của hạng mục kè rạch Cái Sơn – Mương Khai 46

Bảng 1-5: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Cái Khế 48

Bảng 1-6: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Đầu Sấu 50

Bảng 1-7: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Hàng Bàng 52

Bảng 1-8: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Sao 54

Bảng 1-9: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Ranh 55

Bảng 1-10: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Súc 56

Bảng 1-11: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Nước Lạnh 57

Bảng 1-12: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Phó Thọ 58

Bảng 1-13: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Cây Dừa 59

Bảng 1-14: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Bà Lễ 60

Bảng 1-15: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Trần Ngọc Quế 61

Bảng 1-16: Các thông số kỹ thuật của hạng mục rạch Tham Tướng 62

Bảng 1-17: Bảng tổng hợp quy mô đầu tư các kênh rạch trong khu vực đô thị lõi 63

Bảng 1-18: Quy mô, phương án xây dựng hồ điều hoà 65

Bảng 1-19: Tổng hợp khối lượng xây dựng hồ điều hoà 65

Bảng 1-21: Thông số mặt cắt ngang cầu trên tuyến đường Hoàng Quốc Việt 66

Bảng 1-22: Thống kê khối lượng cải tạo hệ thống thoát nước trong trung tâm quận Ninh Kiều 66

Bảng 1-23: Thông số tính toán trạm bơm tiêu úng hồ Xáng Thổi 67

Bảng 1-24: Bảng tổng hợp quy hoạch sử dụng đất tại khu tái định cư phường An Bình 70

Bảng 1-25: Danh mục một số thiết bị phục vụ thi công 82

Bảng 1-26: Thời gian dự kiến thực hiện dự án 84

Bảng 1-27: Tiến độ thi công các gói thầu 85

Bảng 1-28: Cơ cấu nhân sự của Ban Quản lý dự án ODA Thành phố Cần Thơ 88

Bảng 1-29: Sơ đồ tổ chức và quản lý dự án CTUDR 89

Bảng 1-30: Bảng tóm tắt các thông tin chính của dự án CTUDR 89

Bảng 2-1: Diện tích tự nhiên Thành phố Cần Thơ phân theo dạng địa hình 92

Bảng 2-3: Mực nước bình quân tháng tại trạm Cần Thơ và Tân Hiệp 96

Bảng 2-4: Diễn biến mực nước triều qua các tháng tại trạm Cần Thơ 97

Bảng 2-5: Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực dự án 101

Bảng 2-6: Vị trí quan trắc chất lượng nước mặt khu vực dự án 105

Bảng 2-7: Kết quản phân tích chất lượng môi trường nước mặt khu vực dự án CTUDR 106

 

Bảng 2-9: Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm khu vực dự án 111

Bảng 2-10: Vị trí quan trắc chất lượng nước thải sinh hoạt khu vực dự án 114

Bảng 2-11: Kết quả phân tích chất lượng nước thải khu vực dự án 115

Bảng 2-12: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất tại khu vực dự án 118

Bảng 2-13: Kết quả phân tích chất lượng trầm tích 121

Bảng 2-14: Nồng độ chuyển đổi trầm tích theo ngưỡng chất thải nguy hại 123

Bảng 2-15: Thành phần loài của các nhóm động - thực vật ở Tp. Cần Thơ 128

Bảng 2-16: Vị trí lấy mẫu thuỷ sinh khu vực dự án 130

Bảng 2-17: Thành phần loài và số lượng động vật phiêu sinh ở sông rạch trên địa bàn Tp. Cần Thơ 131 Bảng 2-18: Số lượng thực vật phiêu sinh ở sông rạch trên địa bàn Tp. Cần Thơ 135

Bảng 2-19: Quy mô diện tích, dân số và mật độ dân số thành phố Cần Thơ 141

Bảng 2-20: Quy mô dân số trung bình phân theo dân tộc 141

Bảng 2-21: Số liệu vê loại hình giáo dục phổ thông 142

Bảng 2-22: Tổng hợp ngập tại thành phố Cần Thơ qua một số năm 145

Bảng 2-23: Số hộ điều tra tại khu vực dự án 147

Bảng 3-1: Mức độ tác động tiêu cực có thể xảy ra của Dự án CTUDR 155

Bảng 3-2: Nguồn tác động và quy mô tác động giai đoạn chuẩn bị thi công 163

Bảng 3-3: Tác động lấn chiếm hạ tầng giao thông 164

Bảng 3-4: Hệ số phát thải các chất ô nhiễm không khí từ xe tải 165

Bảng 3-5: Khối lượng công việc cho từng tiểu hạng mục (kè sông/kênh) 165

Bảng 3-6: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn trước thi công 166

Bảng 3-7: Hệ số phát thải 167

Bảng 3-8: Hệ số phát thải từ hoạt động dọn dẹp phát quang làm sạch mặt bằng 167

Bảng 3-9: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (trước xử lý) 168

Bảng 3-10: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa 169

Bảng 3-11: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn thi công 170

Bảng 3-12: Mức độ ồn của các phương tiện xây dựng 171

Bảng 3-13: Mức độ ồn cộng hưởng tối đa từ các thiết bị thi công 172

Bảng 3-14: Lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí 177

Bảng 3-15: Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho các thiết bị và phương tiện thi công 177

Bảng 3-16: Tải lượng khí thải từ việc sử dụng dầu DO cho máy móc, thiết bị 178

Bảng 3-17: Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho các thiết bị và phương tiện thi công 178

Bảng 3-18: Tải lượng khí thải từ việc sử dụng dầu DO cho máy móc, thiết bị 179

Bảng 3-19: Hệ số phát thải 180

Bảng 3-20: Tải lượng chất gây ô nhiễm không khí thải trong giai đoạn nạo vét 180

Bảng 3-21: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình đào đất 181

Bảng 3-22: Nhu cầu sử dụng dầu Diesel cho các thiết bị và phương tiện thi công 181

Bảng 3-23: Tải lượng khí thải từ việc sử dụng dầu DO cho máy móc, thiết bị 182

Bảng 3-24: Các khu vực nhạy cảm dọc hành lang dự án trong giai đoạn thi công 183

 

Bảng 3-25: Khối lượng chất thải rắn từ giai đoạn thi công lắp đặt tuyến ống thoát nước 185

Bảng 3-26: Kế hoạch nạo vét 186

Bảng 3-27: Khối lượng bùn nạo vét 187

Bảng 3-28: Tải lượng và nồng độ các chất gây ô nhiễm của nước thải sinh hoạt (trước xử lý) 188

Bảng 3-29: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành 189

Bảng 3-30: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn trước thi công 193

Bảng 3-31: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt (trước xử lý) 194

Bảng 3-32: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn thi công 196

Bảng 3-33: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình chuyên chở 197

Bảng 3-34: Tải lượng khí thải từ việc sử dụng dầu DO cho máy móc, thiết bị 198

Bảng 3-35: Mức độ ồn của các phương tiện xây dựng 199

Bảng 3-36: Mức độ ồn cộng hưởng tối đa từ các thiết bị thi công 199

Bảng 3-37: Nguồn tác động và quy mô tác động trong giai đoạn vận hành 200

Bảng 3-38: Thành phần C, H, O, N, S trong bùn thô 201

Bảng 3-39: Thành phần khí sinh ra từ quá trình phân hủy bùn nạo vét 201

Bảng 3-40: Nguồn tác động, đối tượng và quy mô tác động hợp phần phát triển hành lang đô thị 203

Bảng 3-41: Cơ sở cơ sở hạ tầng bị di dời 205

Bảng 3-42: Số lượng mồ mả di dời 205

Bảng 3-43: Tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn trước thi công 207

Bảng 3-44: Tải lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (trước xử lý) 207

Bảng 3-45: Tổng lượng chất thải rắn từ quá trình giải phóng mặt bằng 208

Bảng 3-46: Đối tượng và quy mô tác động trong giai đoạn thi công 209

Bảng 3-47: Chất thải Bentonite từ hoạt động xây dựng 211

Bảng 3-48: Các chất ô nhiễm từ quá trình bảo trì và làm mát máy 212

Bảng 3-49: Tổng hợp các khu vực dễ chịu tác động của nước thải 212

Bảng 3-50: Các yếu tố của quá trình vận chuyển nguyên vật liệu 213

Bảng 3-51: Lượng khí thải do các phương tiện giao thông chạy dầu 213

Bảng 3-52: Lượng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn thi công 214

Bảng 3-53: Khu vực dễ bị ảnh hưởng dọc theo hành lang dự án trong giai đoạn thi công 215

Bảng 3-54: Mức độ tiếng ồn phát ra từ máy thi công ở khoảng cách 8m 215

Bảng 3-55: ước tính mức độ tiếng ồn gây nên do thi công ở các khoảng cách khác nhau 216

Bảng 4-1: Các tuyến đường vận chuyển bùn từ các kênh rạch đi đổ thải 230

Bảng 4-2: Tuyến đường vận chuyển đất đổ thải cho Khu xử lý chất thải rắn Phước Thới – Ô Môn và Khu tái định cư An Bình 231

Bảng 4-3: ước tính chi phí tư vấn giám sát môi trường (tỉ giá: 1 USD = 22.450 VNĐ) 248

Bảng 4-4: Chi phí ước tính cho việc thu thập và phân tích mẫu 248

Bảng 4-5: Chương trình đào tạo năng lực về Quản lý và giám sát môi trường 250

Bảng 4-7: Vai trò và trách nhiệm của các tổ chức quản lý môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng của Dự án 254

Bảng 4-8: Kinh phí cho các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 261

 

Bảng 5-1: Chương trình quản lý môi trường cho Hợp phần 1: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường 262

Bảng 5-2: Kế hoạch quản lý môi trường cho hợp phần 2: Phát triển hành lang đô thị 271

Bảng 5-3: Phạm vi và các thông số giám sát môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành 281

Bảng 5-4: Chi phí ước tính cho việc thu thập và phân tích mẫu 283

Bảng 6-1: Tham vấn UBND các phường về đánh giá tác động môi trường 292

Bảng 6-2: Tham vấn chính quyền địa phương về bản dự thảo báo cáo ĐTM 294

Bảng 6-3: Tổng hợp các ý kiến tham vấn của chính quyền địa phương đối với dự án 296

Bảng 6-4: Tổng hợp ý kiến góp ý của cộng đồng dân cư và phản hồi của chủ dự án 311

 

DANH MỤC HÌNH

Hình 0- 1: Bản đồ vị trí các dự án liên quan đến dự án CTUDR (1) 21

Hình 0- 2: Bản đồ vị trí các dự án liên quan đến dự án CTUDR (2) 22

Hình 1-1: Vị trí địa lý của Thành phố Cần Thơ 33

Hình 1-2: Bản đồ bố trí các công trình thuộc dự án CTUDR 33

Hình 1-3: Phương án thiết kế kè Cần Thơ 46

Hình 1-4: Mặt cắt đường sau kè sông Cần Thơ 46

Hình 1-5: Phương án thiết kế rạch Cái Sơn – Mương Khai 48

Hình 1-6: Mặt cắt chính diện và mặt cắt ngang cống ngăn triều kết hợp âu thuyền rạch Cái Khế 50

Hình 1-7: Mặt cắt chính diệnvà cắt ngang cống ngăn triều kết hợp âu thuyền rạch Đầu Sấu 52

Hình 1-8: Mặt cắt chính diện và mặt cắt ngang cống ngăn triều kết hợp âu thuyền rạch Hàng Bàng ...54 Hình 2-1: Khu vực dự án trên bản đồ hành chính tp.Cần Thơ 91

Hình 2-2: Bản đồ cao độ Thành phố Cần Thơ 92

Hình 2-3: Sơ đồ quan trắc môi trường không khí 100

Hình 2-4: Sơ đồ quan trắc môi trường nước mặt 104

Hình 2-5: Vị trí quan trắc nước ngầm 108

Hình 2-6: Vị trí quan trắc nước thải sinh hoạt 113

Hình 2-7: Vị trí quan trắc chất lượng đất 117

Hình 2-8: Vị trí quan trắc chất lượng trầm tích 120

Hình 2-9: Vị trí lấy mẫu thuỷ sinh 129

Hình 2-10: Bản đồ đa dạng sinh học của Thành phố Cần Thơ năm 2012 137

Hình 2-11: Cơ cấu phát triển kinh tế tại Cần Thơ năm 2014 138

Hình 2-12: Vị trí các công trình nhạy cảm (1) 152

Hình 2-13: Vị trí các công trình nhạy cảm (2) 153

Hình 3-1: Sơ đồ tuyến đường vận chuyển bùn thải 173

Hình 3-2: Sơ đồ tuyến đường vận chuyển đất đá thải 173

Hình 3-3: Nồng độ NOx phát sinh từ máy móc tại khu vực thi công 180

Hình 3-4: Phát thải SOx trong quá trình thi công 182

Hình 3-5: Thiết lập giá trị đầu vào mô hình Screen View 184

Hình 3-7: Phát tán khí CH4 tại bãi đổ bùn 201

Hình 3-8: Phát tán khí CO2 tại bãi đổ bùn 202

Hình 3-9: Phát tán khí NH3 tại bãi đổ bùn 202

Hình 4-1: Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường của dự án 253

Hình 4-2: Sơ đồ xử lý nước thải xây dựng 258

Hình 4-3: Sơ đồ xử lý nước thải xây dựng 259

Hình 4-5: Khu xử lý chất thải rắn Ô môn 261

Hình 5-1: Bản đồ vị trí giám sát môi trường không khí trong giai đoạn xây dựng 284

Hình 5-2: Bản đồ vị trí giám sát môi trường đất trong giai đoạn xây dựng 285

 

 

MỞ ĐẦU

I. XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN - Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố Cân Thơ

1.1. Xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án

Cần Thơ là thành phố lớn thứ nhất vùng ĐBSCL và là thành phố lớn thứ 4 của Việt Nam, là điểm giao lưu kinh tế lớn trong tứ giác năng động Cần Thơ - Cà Mau - An Giang - Kiên Giang, là trung tâm vùng về công nghiệp - nông nghiệp; thương mại - dịch vụ, tài  chính

- ngân hàng; khoa học - công nghệ, đào tạo nghề; trung tâm y tế và văn hóa, du lịch; là đầu mối quan trọng về giao thông nội vùng và liên vùng quốc tế; hậu cần kỹ thuật, đóng vai trò trung tâm động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL. Các mục tiêu phát triển của Cần Thơ giai đoạn 2020 - 2030 là tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò quan trọng này.Thành phố là nguồn thúc đẩy kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật cho toàn bộ khu vực. Trong 10 năm qua, Cần Thơ đã thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp truyền thống sang công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế nông sản. Cần Thơ được dự báo trở thành trung tâm của khu vực về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, chế biến thực phẩm xuất khẩu, để từ đó trở thành nhân tố chính trong việc bảo đảm an ninh lương thực ở khu vực ĐBSCL. Thành phố cũng là một tụ điểm giao thông trong và ngoài nước, có vai trò quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải vùng, hỗ trợ liên kết trong vùng, cũng  như cung cấp các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho toàn khu vực như viễn thông và mạng lưới điện nước.

Theo đánh giá của WB, Việt Nam là một trong 05 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi BĐKH và nước biển dâng, trong đó, Tp. Cần Thơ nói riêng và khu vực ĐBSCL nói chung là khu vực được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động tiêu cực của BĐKH. Thực tế cho thấy, ngập lụt đang là vấn đề búc xúc hiện nay: ngập do mưa, do triều cường, do lũ lụt và có thể do lún nền đất đã và đang hiện diện thường xuyên trên địa bàn Tp. Cần Thơ, làm gia tăng nguy cơ sạt lở và phát sinh nhiều dịch bệnh... ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân và gây hư hại các công trình hạ tầng. Trên địa bàn Tp. Cần Thơ có nhiều sông, kênh rạch, do đó khi có mưa lớn kết hợp triều cường sẽ khiến cho thành phố bị ngập úng nhanh và thời gian duy trì ngập lụt kéo dài hơn.

Theo Kế hoạch Đồng bằng sông Cửu Long - Tầm nhìn dài hạn (Hà Lan - Việt Nam, 11/2013) thì đến năm 2100 mực nước biển dâng từ 57-73cm (kịch bản trung bình) và dâng từ 78-95cm (kịch bản cao). Khi đó tổn thất đối với GDP của cả nước khoảng 10% và 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị chìm ngập gần như hoàn toàn, trong đó thành phố Cần Thơ sẽ gánh chịu áp lực lớn từ ngập lụt và đô thị hóa trong tương lai dưới tác động của BĐKH.

Quá trình đô thị hóa tự phát/thiếu kiểm soát và di dân tại Tp. Cần Thơ dẫn đến hiện tượng lấn chiếm trái phép các kênh rạch để làm nơi cư trú của rất nhiều hộ dân, cùng với sự xả rác, bồi lắng đã làm thu hẹp dòng chảy, giảm khả năng tiêu thoát nước của các kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, đồng thời gây áp lực lên các hệ thống hạ tầng trong thành phố. Tác động đó kết hợp với nước biển dâng, mưa lớn bất thường, sụt lún đất làm cho tình trạng lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn ở Tp. Cần Thơ. Thêm vào đó, theo điều tra dân số năm 2009 (WB đã tính toán theo cách tiếp cận dựa trên mức tiêu thụ), 12% dân số của Tp. Cần Thơ là hộ nghèo và 31% dân số nằm trong mức thu nhập thấp của cả nước. Người nghèo và các hộ dân sống ven sông, kênh, rạch thường rất dễ bị tổn thương từ các thảm họa thiên tai và thay đổi điều kiện kinh tế. Mặt khác, sự phát triển của ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ đòi hỏi nhu cầu rất lớn về lao động, làm gia tăng lưu lượng xe tham gia giao thông, nhất là những tuyến giao thông liên kết các khu công nghiệp và các cảng đầu mối, các tuyến giao thông kết nối các tỉnh xung quanh với khu vực trung tâm - là  khu vực có nhiều công trình dịch vụ, điều đó làm quá tải hệ thống hạ tầng giao thông hiện  hữu.

 

Nhận thức rõ về những thách thức lớn mà Tp. Cần Thơ đang phải đối mặt là lũ lụt và đô thị hóa không kiểm soát, thành phố đã tập trung thực hiện nhiều nghiên cứu, báo cáo và một loạt các hoạt động của các tổ chức trong và ngoài nước về khả năng và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giao thông, nước sạch - vệ sinh môi trường và phát triển đô thị nói chung. Trong những năm qua, thành phố đã có những bước đi quan trọng trong việc giải quyết các thách thức hiện nay bằng cách dành khoản ngân sách rất lớn để đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; huy động hỗ trợ từ bên ngoài và cả các chương trình địa phương để điều phối và lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu giữa các Ban ngành, Văn phòng điều phối Biến đổi khí hậu trực thuộc UBND thành phố đã được thành lập với sự hỗ trợ của Mạng lưới các đô thị Ứng phó với biến đổi khí hậu Châu Á. Cần Thơ cũng đã thành lập Ban phòng chống lụt bão để chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng phó của thành phố nhằm triển khai “Chiến lược Quốc gia 2007 về Phòng chống, Giảm thiểu, Sẵn sàng, Ứng cứu tình huống khẩn cấp, Phục hồi đến năm 2020”.

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu trong định hướng nâng cấp và phát triển đô thị, ngày 05 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược quốc gia về BĐKH” và giao cho Bộ TNMT thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Ủy ban Quốc gia    về biến đổi khí hậu; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương quản lý và thực hiện Chiến lược và ngày 31 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2623/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với BĐKH  giai đoạn 2013-2020. Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 13 tỉnh/thành phố đã hoàn thành  việc đánh giá tác động của BĐKH đến từng  lĩnh  vực, từng  khu  vực  trên  địa  bàn  tỉnh/ thành phố đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cho từng giai đoạn; ban hành được Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của từng địa phương và triển khai hàng loạt các dự án nhằm tăng cường năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó có khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Thành phố Cần Thơ thuộc khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của  Biến đổi khí hậu –  nước biển dân với các yếu tố: Nhiệt độ: trung bình hàng năm tăng lên đến 1,6°C vào năm 2070, và lên đến 2,6°C vào năm 2100; lượng mưa sẽ gia tăng từ 10 - 20%, lượng mưa mùa khô giảm 30%, ngược lại lượng mưa mùa mưa tăng; Mực nước biển tăng trung bình lên đến 30cm vào năm 2050, và cao nhất đến 86cm năm 2100. Một mét nước biển dâng sẽ gây ngập khoảng 68% diện tích Cần Thơ; 2m nước biển dâng làm ngập 99% Thành phố Cần Thơ;

Đồng hành với Tp. Cần Thơ, Chính phủ Việt Nam và các tổ chức tín dụng quốc tế, các nhà tài trợ trong và ngoài nước đã và đang tài trợ nguồn vốn để thực hiện các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điển hình như các dự án: Nâng cấp đô thị do WB tài trợ; dự án Thoát nước và xử lý nước thải do cơ quan phát triển Đức GIZ và ngân hàng tái thiết Đức KfW tài trợ; dự án kè bờ Nam sông Cần Thơ... Những dự án này đã và đang góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của Thành phố Cần Thơ.

Hai dự án nâng cấp đô thị do WB tài trợ đang thực hiện tại Tp. Cần Thơ đã và sẽ cải tạo, nâng cấp một số kênh, hồ trong khu vực nội thị. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều kênh rạch cần được đầu tư cải tạo và nâng cấp. Ngoài việc tìm kiếm các giải pháp “mềm” để thích nghi với sự biến đổi khí hậu, sống chung với lũ để phát triển kinh tế xã hội, cũng cần phải có các giải pháp công trình để chống chọi, giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể sẽ xảy ra trong thời gian tới do biến đổi khí hậu, giúp đỡ những hộ dân nghèo khi có sự thay đổi tiêu cực của thiên nhiên.

Do vậy, việc vay vốn ODA đầu tư cho khu vực ĐBSCL nói chung và Tp. Cần Thơ nói riêng để nâng cấp, phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững là rất cần thiết và cấp bách.

Khi hệ thống cơ sở hạ tầng được cải thiện, tăng trưởng kinh tế của thành phố sẽ tiếp tục được duy trì và nâng cao, chi phí xã hội giảm, chi phí an sinh xã hội sẽ được gia tăng, điều

 

kiện sống của người dân tại các khu vực có thu nhập thấp được nâng cao sẽ tác động mạnh đến ý thức và cuộc sống của người dân. Sự ổn định đời sống sinh hoạt hàng ngày và công ăn việc làm của người nghèo, sẽ là một đóng góp thực tiễn để đặt các hộ nghèo vào một vị trí tốt hơn nhằm cải thiện cơ hội làm việc, mức thu nhập và cải thiện tình trạng sức khoẻ cho họ.

Dự án được triển khai sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí bắt buộc về xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho các khu thu nhập thấp của WB và Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Đồng thời, kết quả của dự án cũng là một trong những hoạt động quan trọng đã được xác lập cho việc ứng phó với BĐKH cho thành phố Cần Thơ và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án được triển khai hoàn toàn phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28/8/2013). (Một vài hình ảnh về quy hoạch thành phố Cần Thơ được trình bày tại phụ lục 06 của báo cáo).

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, các công trình xây dựng thuộc Hợp phần 1 và Hợp phần 2 của Dự án theo Phụ lục III của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi

Cơ quan phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi: UBND Thành phố Cần Thơ

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án, quy hoạch khác

Trong những năm qua, Tp. Cần Thơ cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ, các nhà tài trợ và tổ chức tín dụng quốc tế đã và đang triển khai thực hiện nhiều chương trình và dự án phát triển cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tp. Cần Thơ nói riêng, trong đó có một số dự án điển hình sau:

- Dự án thoát nước và xử lý nước thải Tp. Cần Thơ (KfW)

- Dự án bãi thải bùn Cái Sâu (quận Cái Răng)

- Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ĐBSCL (WB5)

- Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL (WB6)

- Dự án nâng cấp đô thị Tp. Cần Thơ (VUUP1) từ 2002-2014 với nguồn ưu đãi IDA

- Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL (MDR-UUP) thực hiện từ 2012 - 2017 (VUUP2)

Bảng 0-1: Thông tin về một số dự án đã và đang thực hiện tại Thành phố Cần Thơ

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố Cân Thơ

Tên dự án

Dự án thoát nước và xử lý nước thải Tp. Cần Thơ (KfW)

Mô tả

Dự án Thoát nước và Xử lý nước thải thành phố Cần Thơ do công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Cần Thơ làm chủ đầu tư. Dự án có tổng nguồn vốn đầu tư 18,723 triệu EUR do cơ quan phát triển Đức GIZ và ngân hàng tái thiết Đức KfW tài trợ, tập trung vào công tác thu gom và xử lý nước thải trong trung tâm quận Ninh Kiều và quận Cái Răng. Dự án đã thực hiện, tập trung vào công tác thu gom và xử lý nước thải tại trung tâm quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.

- Nội dung và quy mô xây dựng:

· Xây dựng 11km tuyến cống bao.

· Cải tạo 3.000 m cống hiện hữu.

· 07 trạm (02 trạm bơm chính và 05 trạm bơm nâng cấp).

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án phát triển thành phố

 

 

· 01 nhà máy xử lý nước thải công suất 30.000m3/ngày.đêm.

- Địa điểm xây dựng:

· Trạm bơm Rạch Ngỗng: 1.600 m2 tại phường An Hoà, quận Ninh Kiều;

· Các tuyến cống thu gom nước thải trên địa bàn quận Ninh Kiều;

· Tuyến cống và trạm bơm chuyển tải nước thải về nhà máy: xây dựng trên địa bàn quận Cái Răng;

· Nhà máy xử lý nước thải: diện tích 24,9 ha đặt tại khu vực Thạnh Thắng, phường Phú Thứ, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ.

- Cấp công trình:  công trình thuộc nhóm B

- Tổng mức đầu tư: 494.277,87 triệu VNĐ (18.723.000 Euro)

- Nguồn vốn đầu tư: vốn vay ODA của Đức và vốn ngân sách địa phương

- Thời gian thực hiện dự án: từ 2003 đến 2014

Mối quan hệ với dự án CTUDR:

Nước thải từ các khu vực hưởng lợi của dự án CTUDR, đặc biệt là quận Ninh Kiều sẽ được thu gom và được bơm vào nhà máy xử lý nước thải do dự án KfW đầu tư để xử lý. Hệ thống thoát nước tại khu vực đô thị trung tâm quận Ninh Kiều của dự án CTUDR sẽ được kết nối và liên kết với các hệ thống thoát nước của dự án KfW.

Nguồn nước thải từ dự án CTUDR sẽ không làm tăng thêm công suất của nhà máy xử lý nước thải KfW vì nhà máy có công suất xử lý 30.000m3/ng.đ và nguồn nước thải từ dự án CTUDR cũng đã được tính toán, thiết kế cho nhà máy xử lý của dự án KfW.

Tình trạng hiện nay

Nhà máy xử lý và hệ thống thu gom nước thải của dự án KfW đã được triển khai từ năm 2007, và giai đoạn xây dựng nhà máy đã hoàn thành và chuẩn bị đưa công trình vào vận hành chạy thử. Hệ thống sẽ chính thức hoạt động cuối năm 2015.

Chi tiết về Kế hoạch quản lý môi trường

Các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của dự án thoát nước và xử lý nước thải (KfW) như sau:

Các biện pháp giảm thiểu để xử lý bùn phát sinh từ NMXLNT:

Bùn phát sinh từ NMXLNT sẽ được xử lý như sau: Bùn hoạt tính → máy bơm bùn → nén bùn → vận chuyển đến bãi thải Cái Sâu.

Để kiểm soát chất lượng nước thải được xử lý từ NMXLNT: Theo quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM do UBND Tp. Cần Thơ ban hành - Sở Tài nguyên và Môi trường, nước thải sau khi xử lý tại trạm xử lý phải đáp ứng tiêu chuẩn loại A, trong QCVN 14: 2008/BTNMT.

Chương trình quản lý môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM, đã đề cập đến vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện các kế hoạch quản lý môi trường cho dự án của KfW.

Chương trình giám sát môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM, bao gồm các chỉ số giám sát, địa điểm, tần suất và các tiêu chuẩn áp dụng. Tần suất giám sát chất lượng môi trường là 4 tháng/lần trong giai đoạn xây dựng và 6 tháng/lần trong năm hoạt động đầu tiên.

Đánh giá tác động tích lũy

Dự kiến, dự án KfW sẽ chính thức hoạt động cuối năm 2015, và khi dự án CTUDR bắt đầu triển khai thi công thì dự án KfW đã đi vào vận hành và sẽ góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường cho Tp. Cần Thơ thông qua việc thu gom và xử lý nước thải. Do đó, tác động tích lũy của dự án là không đáng kể/nhỏ nhất.

Các tác động tích lũy tiêu cực của dự án CTUDR và dự án KfW sẽ chỉ xảy ra ở các hệ thống thoát nước tại một số khu vực thu nhập thấp của quận Ninh Kiều và hồ Bún Xáng. Nhìn chung, những tác động chủ yếu là tích cực do dự án thực hiện việc xử lý nước thải đảm bảo các quy chuẩn môi

 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án phát triển thành phố

 

 

trường trước khi xả thải.

OP 4.12: Sàng

lọc dự án liên quan

Hệ thống thoát nước của một số khu vực ở quận Ninh Kiều và khu vực hồ Bún Xáng, được tài trợ bởi tiểu dự án nâng cấp đô thị Tp. Cần Thơ sẽ có các kết nối và các mạng lưới liên kết với dự án thoát nước và xử lý nước thải của thành phố (KfW). Vì vậy, các hệ thống cống rãnh liên quan (cống thoát nước ở bờ Bắc và bờ Nam của sông Cần Thơ) và các hoạt động xử lý nước thải có liên quan đến dự án CTUDR.

Tên dự án

Bãi thải bùn Cái Sâu (quận Cái Răng)

Mô tả

Phạm vi công trình:

Bãi thải bùn Cái Sâu được thiết kế để chứa bùn thải của NMXLNT và các loại vật liệu thải được nạo vét từ dự án MDR-UUP. Trầm tích/bùn thải từ hoạt động nạo vét của dự án CTUDR cũng sẽ được vận chuyển và xử lý tại bãi thải này.

Mối quan hệ với dự án CTUDR:

Tất cả các vật liệu nạo vét thải ra từ dự án MDR-UUP tại Tp. Cần Thơ trước đây và dự án CTUDR sắp tới cũng sẽ được thải tại bãi thải này.

Nguồn tài chính của dự án: từ nguồn ngân sách địa phương.

Tình hình hiện nay

Diện tích của bãi thải này rộng khoảng 5-6ha, được đầu tư bởi UBND thành phố Cần Thơ, sẽ được hoàn thành và sẵn sàng phục vụ khi các tiểu dự án CTUDR bắt đầu triển khai.

Chi tiết kế hoạch quản lý môi trường

- Các biện pháp giảm thiểu/xử lý nước rác từ bãi thải:

Nước rác trong bãi thải sẽ được thu gom bởi đường ống HPHD D200 được đục lỗ và bơm vào hệ thống xử lý nước rác (nước rò rỉ từ bãi thải).

Chất lượng nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A trong QCVN 25:2009/BTNMT - QCVN về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

Bãi chôn lấp được lót bằng vải địa kỹ thuật HDPE.

- Biện pháp giảm thiểu/xử lý khí thải từ bãi thải:

Khí thải được thu gom bằng các khoảng trống (giếng) theo chiều thẳng đứng. Ống HDPE D200 sẽ thu gom khí từ các khoảng trống đó...

- Biện pháp giảm thiểu/xử lý mùi hôi và các vi sinh vật gây bệnh:

Thường xuyên phủ lớp đất và phun trên bề mặt cũng bãi thải để ngăn ngừa mùi hôi, đặc biệt là sau khi có mưa.

Trồng nhiều dải cây xanh để tạo vùng đệm và xây dựng các bức tường (hàng rào) xung quanh bãi thải nhằm hạn chế ảnh hưởng của bãi thải tới các khu vực dân cư lân cận.

Chương trình giám sát môi trường được đề xuất bao gồm: các chỉ số giám sát, vị trí giám sát, tần suất và các tiêu chuẩn áp dụng. Tần suất quan trắc chất lượng môi trường là 6 tháng/lần trong giai đoạn xây dựng và 6 tháng/lần trong giai đoạn hoạt động.

Đánh giá các tác động tích lũy

Bãi thải nâng cấp đã được thiết kế và xây dựng theo các tiêu chuẩn/quy chuẩn quốc gia với các phương tiện kỹ thuật đẩy đủ để xử lý bùn thải và các chất thải rắn khác. Sức chứa của bãi thải này đảm bảo đủ chứa chất  thải rắn từ các công trình của dự án CTUDR. Như vậy, những tác động phát sinh từ việc thải bỏ chất thải rắn sẽ được giảm thiểu đáng kể trong phạm vi của bãi thải.

Những tác động môi trường và những tác động khác của bãi thải Cái Sâu đã được đánh giá và các biện pháp giảm thiểu tác động của chúng đã được đề xuất để đảm bảo rằng nó có thể tiếp nhận và xử lý tất cả các chất thải rắn (bùn thải…) phát sinh từ các hoạt động của Tp. Cần Thơ.

OP 4.12: Sàng

lọc các dự án liên quan

Bãi thải Cái Sâu được sử dụng để chứa bùn thải từ quá trình nạo vét các cống rãnh, kênh mương... Bãi thải bùn này nằm trong địa phận nhà máy xử lý nước thải Cái Sâu, phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Bùn thải từ hoạt

 

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án phát triển thành phố trong giai đoạn hiện nay

 

 

động nạo vét của dự án CTUDR sẽ được vận chuyển và xử lý tại bãi thải này.

Việc thu hồi đất đã được chính quyền địa phương thực hiện vào năm 2004- 2005 và hiện nay nó đã sẵn sàng để sử dụng, do đó việc thu hồi đất và tái định cư là không cần thiết. Việc xem xét thẩm định là không cần thiết trong trường hợp này.

Tên dự án

Dự án phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (WB5)

Mô tả

Dự án WB5 sử dụng vốn vay ưu đãi ODA của WB, với tổng mức đầu tư là 312,02 triệu USD. Dự án bao gồm 4 hợp phần A, B, C và D chính thức được thực hiện từ tháng 4/2008. Cụ thể:

- Hợp phần A: gồm các tuyến QL53, QL54, QL91 do Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng giá trị bằng 100,32 triệu USD.

- Hợp phần B: gồm hành lang đường thủy phía Bắc xuyên Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên và hành lang duyên hải phía Nam, do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam làm chủ đầu tư, với tổng giá trị 99,29 triệu USD.

- Hợp phần C: các tuyến đường tỉnh và đường thủy địa phương do 13 Sở Giao thông Vận tải các tỉnh & thành phố khu vực ĐBSCL làm chủ đầu tư, với tổng giá trị 96,26 triệu USD.

- Hợp phần D: hỗ trợ thể chế cho Bộ GTVT và các tỉnh do Cục Đường thủy nội địa làm chủ đầu tư với tổng giá trị 6,78 triệu USD.

Dự án WB5 trên địa bàn Tp. Cần Thơ:

Đối với Tp. Cần Thơ, dự án WB5 giúp xây dựng 1 số công trình giao thông quan trọng như: đường Thới Thuận - Thạnh Lộc, cầu Vàm Cống, đường QL 91B… Trong đó, tuyến đường Thới Thuận - Thạnh Lộc thuộc hợp phần C của dự án WB5, được phê duyệt tại Quyết định số 697/QĐ- UBND ngày 12/3/2009 của UBND Tp. Cần Thơ và Hiệp định tín dụng số 4306-VN ngày 22/11/2007 ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Ngân hàng Thế giới .

- Chủ đầu tư dự án là Sở Giao thông Vận tải TP. Cần Thơ

- Địa điểm xây dựng: quận Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ

- Mục tiêu đầu tư: cải thiện mạng lưới hệ thống đường giao thông then chốt để tạo điều kiện phát triển kinh tế khu vực

- Quy mô công trình: tổng chiều dài tuyến: 11,9 km (điểm đầu tuyến: Giao với QL91 tại Km45+850 và điểm cuối tuyến: thuộc xã Thạnh  Lộc huyện Vĩnh Thạnh); đường cấp V đồng bằng; bề rộng nền đường 6,5m, bề rộng mặt đường 3,5 m, lề gia cố mỗi bên 1,0m và kết cấu cầu bê tông cốt thép tải trọng lưu thông xe 13 tấn... Trên tuyến xây dựng 10 cầu với tải trọng 0,65 HL93 và 7 cống. Vận tốc thiết kế 40km/h.

- Tổng mức đầu tư (năm 2008): 4.843.542 USD (84.435.420.000 VNĐ)

Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn vay WB: 2.572.542 USD

+ Vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ ÚC: 1.290.000 USD

+ Vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam: 981.000 USD

+ Thời gian thực hiện: 2008 - 2013

Tình trạng hiện nay

Đến nay, tiến độ các gói thầu thuộc các hợp phần của cả dự án WB5 đã cơ bản đáp ứng yêu cầu. Lũy kế giải ngân toàn bộ dự án đến hết tháng 11/2012 đạt trên 165 triệu USD, đạt 53%. Trong đó, hợp phần A giải  ngân

 

 

 

đạt trên 47 triệu USD, đạt 47%; hợp phần B, D giải ngân đạt trên 53 triệu USD, đạt 50%; hợp phần C giải ngân đạt trên 66 triệu USD, đạt 69%.

Đối với tuyến đường Thới Thuận - Thạnh Lộc, tính đến tháng 3/2013, công trình đường Thới Thuận - Thạnh Lộc (đoạn 2,9km thuộc địa bàn quận Thốt Nốt) gồm 3 gói thầu, trong đó 2 gói thầu xây dựng các cầu đã được nhà thầu thi công triển khai đóng cọc thử và đóng cọc đại trà các trụ; còn lại gói thầu thi công đường, nhà thầu đã thực hiện đắp cát nền đường phạm vi mặt bằng đã giao.

Đánh giá tác động tích lũy

Tuyến đường Thới Thuận - Thạnh Lộc khi hoàn thành sẽ góp phần phục vụ vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế-xã hội cho vùng Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh, qua đó đấu nối vào các tuyến đường khác trong đó có các tuyến đường được đầu tư bởi dự án CTUDR, tạo ra hệ thống giao thông liên hoàn trên địa bàn Tp. Cần Thơ.

Khi dự án CTUDR khởi công xây dựng thì tuyến đường Thới Thuận - Thạnh Lộc đã cơ bản hoàn thành nên mức độ ảnh hưởng tích hợp tới dự án CTUDR ở mức độ không đáng kể.

Tên dự án

Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng ĐBSCL (WB6)

Mô tả

Các hoạt động của dự án sẽ bao gồm 04 phần sau đây:

Phần 1 (kinh phí 13,0 triệu USD): Quy hoạch tài nguyên nước và xây  dựng lưu lượng chứa. Mục tiêu chính của phần này là tăng cường lập kế hoạch quản lý tài nguyên nước và xây dựng lưu lượng chứa ở cấp độ khu vực và cấp tỉnh và tăng hiệu quả trong việc sử dụng nước.

Phần 2: Cơ sở hạ tầng tài nguyên nước (Kinh phí dự kiến: 168.09 triệu USD). Phần này sẽ hỗ trợ cải thiện và phục hồi các nguồn tài nguyên nước trong đề án quản lý lựa chọn nước.

Phần 3: Hỗ trợ cung cấp nước cho nông thôn và vệ sinh môi trường (Kinh phí: 33.940.000 USD). Các hoạt động sẽ bao gồm nâng cấp, xây dựng hệ thống cung cấp đường ống nhỏ nước sạch nông thôn ở 7 dự án các tỉnh / thành phố có lợi cho khoảng 90.000 hộ.

Phần 4: Quản lý dự án và thực hiện hỗ trợ (Kinh phí: 10.42 triệu USD). Các hoạt động chủ yếu sẽ hỗ trợ chi phí hoạt động gia tăng liên kết với việc thực hiện dự án.

Khu vực dự án sẽ bao gồm phần phía tây của đồng bằng sông Cửu Long với 6 tỉnh (An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Hậu Giang, Bạc Liêu và Sóc Trăng) và Tp. Cần Thơ.

- Các tiểu dự án liên quan tới địa bàn Tp. Cần Thơ: Tiểu dự án Ô Môn - Xà No

Tiểu dự án này được triển khai trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Kiên Giang và Hậu Giang, với mục tiêu tổng thể là: Kiểm soát lũ, ngăn mặn, giữ ngọt, dẫn ngọt, tiêu úng, tiêu chua, lấy phù sa, đảm bảo tưới tiêu cho 101.800 ha đất tự nhiên (trong đó có 85.724ha đất nông nghiệp).

Vùng Ô Môn - Xà No có 45.430 ha đất tự nhiên (trong đó có 38.800 ha đất nông nghiệp). Riêng Tp. Cần Thơ có diện tích đất tự nhiên thuộc vùng dự án là 19.024 ha (trong đó có 16.247 ha đất nông nghiệp) bao gồm một  phần của các huyện Phong Điền, Cờ Đỏ & quận Ô Môn thuộc TP. Cần Thơ; cải thiện giao thông thủy, bộ; tạo nền khu dân cư; cải thiện môi trường cho vùng dự án; phục vụ nước sạch nông thôn nhằm duy trì lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống nhân dân và góp phần đẩy mạnh các giải pháp, thích ứng với sự biến đổi khí hậu.

Tiểu dự án Ô Môn - Xà No được đầu tư làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (WB2): Thời gian thực hiện từ 2002 - 2008

 

 

 

 

- Giai đoạn 2 (WB6): Thời gian thực hiện từ 2011 - 2016

- Tổng mức đầu tư giai đoạn 2 của tiểu dự án: 1.179.786.000.000 đ.

- Quy mô của tiểu dự án (giai đoạn 2 WB6):

+ Tiểu dự án 1: Khép kín tuyến đê, cống vùng Ô Môn - Xà No giai đoạn 1 thuộc 3 tỉnh trong vùng dự án (gồm 68 cống hở, 31 cống ngầm, 18.223m kè gia cố sạt lở kênh Xà No cùng với các công trình đã thực hiện thuộc dự án WB2 kiểm soát lũ cho 45.430 ha đất tự nhiên.

+ Tiểu dự án 6: Khép kín tuyến đê, cống vùng Ô Môn - Xà No giai đoạn 2 thuộc 3 tỉnh trong vùng Dự án (nạo vét 10,5 km kênh Tắc Ông Thục, 196,55 km kênh cấp 2).

Tình        hình

thực hiện (Trên địa bàn Tp. Cần Thơ)

a) Đối với tiểu dự án 1: tính đến ngày 22/01/2015, tiểu dự án Ô Môn - Xà No đã thực hiện giải ngân các công trình với số vốn 461,243 tỷ đồng  (trong đó, lũy kế giải ngân các hạng mục công trình trên địa bàn Tp. Cần Thơ là 156,311/190,843 tỷ đồng); lũy kế giá trị thực hiện tiểu dự án 1 toàn vùng là 449,456 tỷ đồng (trong đó, lũy kế giá trị thực hiện các công trình trên địa bàn Tp. Cần Thơ là 165,500/190,843 tỷ đồng).

- Tiểu dự án 1 được triển khai thi công trên địa bàn Tp. Cần Thơ từ tháng 12/2012 đến nay, bao gồm 20 cống cấp 2 và 16 cống ngầm, trong đó:

+ Trên địa bàn huyện Phong Điền có 22 cống, gồm 10 cống ngầm và 12 cống hở như cống: Mương Bố (giáp ranh với quận Ô Môn), Bến Tranh, Tây Đinh, Tây Biên, Cầu Ván, Nhà Máy, Rạch Nhum C, Bà Tích, Ngọn Mương Ngang, Mương Ngang, Rạch Bần, Mương Điều.

+ Trên địa bàn quận Ô Môn có 10 cống, gồm 6 cống ngầm và 4 cống hở như cống: Ông Tành, Nàng Út, Cà Hô, Rạch Cóc.

+ Trên địa bàn huyện Thới Lai có 4 cống hở như: cống Vàm Nhon, Tắc Cà Đi, Cầu Nhiếm D (Xẻo Sào), Xẻo Chắt.

- Tiểu dự án 1 đã bàn giao cho địa phương tiếp nhận: 16/16 cống ngầm, 12 cống hở cấp 2. Còn lại 5 cống hở cấp 2 đang thi công, và 3 cống hở cấp 2 do Ban 10 đang chờ các địa phương bàn giao mặt bằng để thi công.

b) Đối với tiểu dự án 6: Chưa thực hiện do WB chưa bố trí vốn.

Chi tiết về Kế hoạch quản lý môi trường

Báo cáo ĐTM được phê duyệt đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực trong quá trình thực hiện dự án ở các giai đoạn chuẩn bị thi công, thi công và vận hành công trình:

- Giảm thiểu tác động do hoạt động khoan thăm dò;

- Giảm thiểu tác động do hoạt động chuẩn bị mặt bằng;

- Đền bù giải phóng mặt bằng, di dân và tái định cư, và phổ biến thông tin cho cộng đồng dân cư khu vực dự án;

- Giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn, đất và xử lý bùn nạo vét…

- Giảm thiểu sạt lở, bồi lắng tại các kênh; ách tắc giao thông;

- Giảm thiểu ô nhiễm do các hóa chất sử dụng trong canh tác nông nghiệp…

Chương trình quản lý môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM, đã đề cập đến vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện các kế hoạch quản lý môi trường cho dự án này.

Chương trình giám sát môi trường đã được đề xuất trong báo cáo ĐTM, bao gồm các chỉ số giám sát, địa điểm, tần suất và các tiêu chuẩn áp dụng. Theo đó:

- Tần suất giám sát trong giai đoạn xây dựng như sau:

+ Tần suất giám sát chất lượng nước và không khí là 3 tháng/lần.

+ Giám sát di dân và tái định cư: 2 tháng/lần.

+ Giám sát việc thoát nước ở bờ bể lắng: 1 tháng/lần.

 

 

 

 

+ Giám sát sức khỏe cộng đồng: 6 tháng/lần.

+ Giám sát môi trường đất: 6 tháng/lần.

+ Giám sát đời sống thủy sinh và xói lở và bồi lắng: 2 lần/năm vào mùa mưa và mùa khô.

- Trong giai đoạn hoạt động:

+ Tần suất 6 tháng/lần đối với nước mặt; 01 lần/năm vào đầu mùa lũ đối với giám sát bồi lắng và xói lở, và 1 lần/năm đối với giám sát chất lượng đất…

Đánh giá tác động tích lũy

Khi các công trình thuộc tiểu dự án Ô Môn - Xà No được hoàn thành (tuyến đê kè được gia cố chống sạt lở; cống hở, cống ngầm được xây dựng, nạo vét kênh mương…) sẽ góp phần giúp kiểm soát lũ lụt, ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu chua, lấy phù sa, đảm bảo tưới tiêu cho khu vực dự án. Dự án này sẽ không gây tác động tiêu cực tích lũy đối với dự án CTUDR mà theo hướng cải thiện điều kiện tiêu thoát nước chung. Dự án này sẽ kết hợp hoạt động đồng bộ với các hạng mục công trình thoát nước của dự án CTUDR.

Tên dự án

Dự án nâng cấp đô thị Việt Nam - tiểu dự án Tp. Cần Thơ (VUUP1)

Mô tả

Dự án VUUP1 được thực hiện từ năm 2002 - 2014, với nguồn vốn ưu đãi IDA là 38,5 triệu USD. Dự án này được triển khai trên địa bàn của 11 phường thuộc quận Ninh Kiều và quận Bình Thủy.

- Chủ quản dự án: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

- Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ

- Nguồn vốn: Vốn vay WB và vốn đối ứng.

- Quy mô đầu tư: dự án có 6 hạng mục chính

+ Hạng mục 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3

Điện chiếu sáng: lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng cho các ngõ hẻm. Đường hẻm: nâng cấp và trải thảm bề mặt cho các đường hẻm

Hệ thống thoát nước: xây dựng hệ thống thoát nước tại tất cả các hẻm trong quá trình xây dựng các ngõ hẻm.

Nâng cấp cầu: nâng cấp cầu của khu phố 4 và 6

+ Hạng mục 2: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 1 và cấp 2 liên quan

Hạng mục này tập trung vào việc nâng cấp mạng lưới hạ tầng lớn cấp 1, 2 cần thiết nhằm duy trì các đầu tư hạ tầng cấp 3. Công tác đầu tư này có thể bao gồm công tác đầu tư đường xá, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống thu gom nước thải.v.v… Các ưu tiên đầu tư tập trung chủ yếu vào hệ thống thoát nước và thu gom nước thải lớn là một trong những hạ tầng còn thiếu lớn nhất trong các khu đô thị nói chung và Tp. Cần Thơ nói riêng.

+ Hạng mục 3: Tái định cư cho người nghèo

Việc nâng cấp các hệ thống hạ tầng lớn đòi hỏi phải tái định cư hoặc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Rất nhiều hộ gia đình sống trong các điều kiện bấp bênh, thiếu thốn dọc theo kênh thoát nước thải cần được tái định cư nhằm cải thiện các điều kiện sống cho bản thân họ và cũng nhằm tạo không gian cho việc nâng cấp và cải thiện mạng lưới hạ tầng. Hạng mục này bao gồm việc thi công xây dựng nhà ở tái định cư và bồi thường cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng.

+ Hạng mục 4: Quản lý nhà đất

Hạng mục này nhằm mục tiêu tăng cường năng lực của cơ quan Nhà nước tại địa phương, theo công tác phân cấp trách nhiệm nhằm quản lý tốt hơn các tài sản về nhà đất tại thành phố. Hạng mục này tập trung vào việc thiết lập hệ thống thông tin điện tử quản lý nhà đất, cập nhật và số hóa các bản đồ địa chính và đơn giản hóa các quy trình/ thủ tục trong cấp các giấy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

 

 

 

 

+ Hạng mục 5: Quỹ quay vòng vốn để cải thiện nhà ở

+ Hạng mục 6: Hỗ trợ kỹ thuật, thiết kế, giám sát và đào tạo

Tình hình thực hiện (Trên địa bàn Tp. Cần Thơ)

Hiện nay, dự án VUUP1 - tiểu dự án thành phố Cần Thơ đang trong giai đoạn kết thúc. Những công việc đã và đang thực hiện trong dự án VUUP1 sẽ góp phần rất lớn cho việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng của thành phố Cần Thơ cũng như tạo tiền đề cho việc triển khai những dự án tương tự.

Dự án này đã thực hiện nâng cấp và cải tạo hệ thống thoát nước, đường nội bộ, kênh rạch và hệ thống thoát nước đô thị, giúp cho khoảng 450.000 người dân của thành phố được hưởng lợi.

Tác động tích lũy

Các hạng mục công trình của tiểu dự án tại Tp. Cần Thơ đang trong giai đoạn kết thúc và khi đưa vào vận hành sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện công tác quản lý nhà đất, cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực thoát nước và vệ sinh môi trường cho thành phố Cần Thơ. Nâng cấp đồng bộ điều kiện sống của người dân trong khu dân cư thu nhập thấp…

Khi triển khai dự án CTUDR thì các công trình của dự án này đã vận hành và do đó ảnh hưởng tích hợp giữa dự án này và dự án CTUDR ở mức độ nhỏ.

Tên dự án

Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL (MDR-UUP) - tiểu dự án Tp. Cần Thơ

Mô tả

Dự án Nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL (MDR-UUP) thực hiện từ năm  2012

- 2017 bao gồm 06 tỉnh thành, trong đó, tiểu dự án TP Cần Thơ được hỗ trợ 69,95 triệu USD từ nguồn IDA để tiếp tục đầu tư nâng cấp đô thị. Thông tin về dự án như sau:

- Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ.

- Nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới (WB).

- Cơ quan điều phối: Ban quản lý dự án Phát triển đô thị - Cục phát triển  đô thị - Bộ Xây dựng.

- Đại diện chủ đầu tư: Ban quản lý dự án Nâng cấp đô thị vùng đồng bằng sông Cửu Long - Tiểu dự án thành phố Cần Thơ.

- Cơ quan vận hành dự án: UBND các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thuỷ, Ô Môn, Công ty Công trình Đô thị, Công ty Cấp thoát nước.

- Tiểu dự án này sẽ đầu tư xây dựng các công trình nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng với các Hợp phần của dự án như sau:

+ Hợp phần 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng cấp 3 trong các khu thu nhập thấp (LIAs)

Nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng cơ sở như đường giao thông, cấp nước, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng... cho 31 khu vực dân cư thu nhập thấp (LIA) trên địa bàn của 4 quận nội thành là Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn.

+ Hợp phần 2: Hạ tầng hỗ trợ cấp 1 và 2

Nghiên cứu cải tạo các tuyến đường giao thông cấp 1, 2 như các tuyến đường thuộc phường Lê Bình...; các tuyến kênh, rạch và hồ Bún Xáng, rạch Ngỗng, rạch Sao...; hệ thống thoát nước cho lưu vực hồ Bún Xáng và cung cấp các thiết bị phục vụ cho việc quản lý hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.

+ Hợp phần 3: Tái định cư

Nghiên cứu xây dựng các khu vực tái định cư với đầy đủ các hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội để phục vụ công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tái định cư của dự án.

+ Hợp phần 4: Thực hiện và quản lý Dự án

Cung cấp tài chính cho các hoạt động chuẩn bị Dự án và các công việc

 

 

 

 

trong giai đoạn 1.

Hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình khởi động Dự án và thực hiện Dự án.

Hỗ trợ tài chính cho các công tác nâng cao năng lực cho Ban quản lý, đào tạo và tổ chức các chuyến tham quan học tập.

+ Hợp phần 5: Hỗ trợ kỹ thuật cho Bộ Xây dựng thực hiện chương trình nâng cấp đô thị Quốc gia và điều phối Dự án - Hợp phần này sẽ do Bộ Xây dựng quản lý và thực hiện nên trong khuôn khổ báo cáo này sẽ không đề cập đến nội dung chi tiết.

Tình  hình thực hiện (Tại Tp. Cần Thơ)

Hiện nay, dự án này đang trong giai đoạn triển khai thi công và đã đưa một số hạng mục công trình vào khai thác, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2017.

Tác động tích lũy

Dự án CTUDR được triển khai trên cơ sở nền các công trình của dự án MDR-UUP đã và đang thực hiện, do vậy các công trình này sẽ không phá vỡ, mà kết nối đồng bộ với dự án MDR-UUP, góp phần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng đô thị và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu cho Tp. Cần Thơ…

 

Hình 0- 1: Bản đồ vị trí các dự án liên quan đến dự án CTUDR (1)

 

Hình 0- 2: Bản đồ vị trí các dự án liên quan đến dự án CTUDR (2)

Các dự án này có đều có các hoạt động phù hợp với dự án CTUDR như nạo vét kênh mương, xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý chất thải, xử lý bùn. Kết quả của các dự án này sẽ kết nối/hỗ trợ cho các hợp phần của dự án CTUDR, góp phần cho thành công của dự án.

2. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

Dự án phải tuân thủ theo các qui định pháp lý hiện hành của Việt Nam và nhà tài trợ  có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, bao gồm:

2.1. Các văn bản pháp luật cho việc lập báo cáo ĐTM

Các văn bản pháp luật

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014  và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội, thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội, thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29-6-2001 của Quốc hội;

- Luật số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy Chữa cháy;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ban hành ngày 18/06/2014 và có hiệu lực từ 01/01/2015;

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

 

- Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 về Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn;

- Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về  Quy định chi tiết thi hành Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất;

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 140/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/11/2006 về việc Quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ ban hành về Quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải và có hiệu lực ngày 01/01/2015;

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ TN&MT về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất;

- Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 22/2010/TT-BXD ngày 03/12/2010 của Bộ xây dựng quy định về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21 tháng 5 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;

- Thông tư số 19/2011/TT - BYT ngày 06 tháng 6 năm 2011 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động, sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp;

 

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT và số 25/2009/BTNMT của Bộ TN MT về ban hành các Tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam;

- Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ TN&MT về việc ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 về Hướng dẫn đảm bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường;

- Quyết định số 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 03 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước;

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;

- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ TN MT về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;

- Quyết định số 505 BYT/QĐ ngày 13/4/1992 của Bộ Y tế ban hành tiêu chuẩn về vệ sinh.

Các tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam được áp dụng

Trong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đã áp dụng các Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) hiện hành sau:

Chất lượng nước:

- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước bề mặt.

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm.

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt.

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- QCVN 25:2009/BTNMT - Nước thải bãi chôn lấp: quy định nồng độ tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn khi xả vào nguồn tiếp nhận.

- TCVN 5502:2003 - Yêu cầu chất lượng nước - Nước cấp.

- TCVN 6773:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước dùng cho thủy lợi.

- TCVN 6774:2000 - Chất lượng nước - Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thủy sinh.

- TCVN 7222:2002 - Chất lượng nước - Chất lượng nước từ các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.

Chất lượng không khí:

- QCVN 05:2013/BTNMT- Chất lượng không khí - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT - Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép của các chất độc hại trong không khí xung quanh.

- TCVN 6438:2001 - Phương tiện giao thông đường bộ - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải.

 

Quản lý chất thải rắn:

- Quyết định số 27/2004/QĐ - BXD ngày 09-11-2004 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 320: 2004 - "Bãi chôn lấp chất thải nguy hại - Tiêu chuẩn thiết kế".

- TCVN 6696:2009 - Chất thải rắn - Bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về  bảo vệ môi trường.

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại.

- QCVN 25:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn.

Chất lượng đất và trầm tích:

- QCVN 03:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn quốc gia về giới hạn kim loại nặng trong đất.

- QCVN 15:2008/BTNMT - Chất lượng đất - Quy chuẩn quốc gia về thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong đất.

- QCVN 43:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng trầm tích trong khu vực nước ngọt.

Tiếng ồn và độ rung:

- QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

- TCVN 5948:1999 - m học - Tiếng ồn phương tiện giao thông đường bộ phát ra khi tăng tốc độ - Mức ồn tối đa cho phép.

- QCVN 27:2010/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

Cấp và thoát nước:

- TCVN 7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế.

An toàn và sức khỏe lao động:

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 về ứng dụng của 21 tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe.

2.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

- Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ giai đoạn 2009 - 2015;

- Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 4 tháng 5 năm 2013 của của CP về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của TP Cần Thơ;

- Quyết định số 1721/QĐ-BNN-TCTL ngày 20/7/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt quy hoạch thủy lợi chống ngập úng TP Cần Thơ;

- Quyết định số 1533/QĐ-TTg ngày 30 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

- Công văn số 6148/UBND-XDĐT ngày 17 tháng 12 năm 2013 của UBND thành phố Cần Thơ về việc đề xuất thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên, nâng cấ đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu đối với Cần Thơ và khu vực đồng  bằng

 

sông Cửu Long (nay là dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị);

- Công văn số 10816/VPCP-QHQT ngày 24 tháng 12 năm 2013 của Văn hòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc đề xuất thực hiện dự án vay vốn WB của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ;

- Công văn số 42/UBND-XDĐT ngày 03 tháng 01 năm 2014 của UBND thành phố Cần Thơ về việc đề xuất hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới về dự án phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên, nâng cấp đô thị và thích ứng với biến đổi khí hậu đối với Cần Thơ và khu vực ĐBSCL;

- Thư của Ngân hàng Thế giới ngày 24 tháng 01 năm 2014 gửi Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc Hỗ trợ tài chính của Ngân hàng Thế giới về Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng ưu tiên tại Cần Thơ và đồng bằng sông Cửu Long;

- Thư của Ngân hàng Thế giới ngày 04 tháng 7 năm 2014 gửi Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thực hiện Hội thảo nghiên cứu thế mạnh của thành phố Cần Thơ từ ngày 16 đến 20 tháng 6 năm 2014;

- Công văn số 3127/UBND-XDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2014 của UBND thành phố Cần Thơ về việc lập dự án Phát triển – Nâng cấp đô thị thành phố Cần Thơ và  vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (nay là dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị);

- Quyết định số 3488/QĐ-UBND ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về việc điều chỉnh bổ sung vốn chuẩn bị đầu tư, ứng trước vốn xây dựng cơ bản cho các dự án từ nguồn ngân sách nhà nước năm 2014;

- Công văn số 1007/UBND-XD ĐT ngày 10 tháng 3 năm 2015 của UBND TPCT về việc giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án và thực hiện các thủ tục liên quan đến việc lựa chọn nhà thầu dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.

- Quyết định số 113/QĐ-UBND ngày 14 tháng 1 năm 2016 của Chủ tịch UBND TP Cần Thơ về phê duyệt báo cáo điều tra kinh tế xã hội thuộc dự án Phát triển thành phố Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị.

2.3. Các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập

- Báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án

- Báo cáo Đánh giá xã hội của dự án

- Báo cáo Kế hoạch hành động tái định cư

- Các bản vẽ kỹ thuật liên quan đến các hạng mục công trình

- Báo cáo thủy lực

- Báo cáo nghiên cứu địa chất

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án phát triển thành phố

1.4.1. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án

CTUDR là dự án đa ngành với các công trình đầu tư đa dạng. Do đó, phương án xây dựng công trình và công nghệ sẽ được đề xuất căn cứ vào từng loại hình công trình, đặc điểm kỹ thuật, điều kiện thi công tại vị trí dự án và yêu cầu về thi công... Triển khai thiết kế và tổ chức thi công sẽ thực hiện theo đúng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm xây dựng hiện hành của Việt Nam và có tham khảo các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nước ngoài được phép áp

 

dụng tại Việt Nam. Các biện pháp thi công công trình được trình bày dưới đây được trích dẫn từ báo cáo “nghiên cứu khả thi” của dự án.

Biện pháp thi công công trình: Trước khi tiến hành thi công, nhà thầu thi công phải thông báo cho các đơn vị liên quan biết để phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình thi công. Đây là một bước quan trọng và phức tạp, cần có sự phối hợp của Chủ đầu tư và Đơn vị thi công với chính quyền địa phương để đảm bảo đúng tiến độ và thời gian, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có).

Tiến hành các công tác khôi phục xác định chính xác lại phạm vi ranh giới của dự án, chuẩn bị đường công vụ, xác định cụ thể các nguồn cung cấp vật liệu, chuẩn bị các bãi tập kết nguyên vật liệu, phương tiện và nhân lực thi công…

1.4.3.1. Công tác thi công xây dựng 

Trình tự thi công kè sông:

Thi công kè lát mái:

Đào bạt mái theo đúng đồ án thiết kề, hệ số mái m=2. Trải vải lọc phẳng và ghim chặt lại.

Đệm đá dăm (1x2) dày 10cm, xếp đá hộc lát khan chèn chặt chân kè.

Đổ vữa xi măng đá mạt M50 dày 5cm tại ví trí các khung dầm, 20m/khung. Đổ BTCT M250 khung mái kè, kích thước như bản vẽ thiết kế.

Khe lún giữa hai khung BTCT M250 làm bằng giấy dầu tẩm nhựa đường, 20m/khe. Rải đệm đá dăm (1x2) dày 10cm tạo phẳng trong khung mái kè

Lắp dựng cấu kiện vào các ô kè theo hàng, từ dưới lên trên. Lắp dựng cấu kiện tại những vị trí tiếp giáp với dầm dọc và dầm ngang không đủ viên cấu kiện tiến hành đổ bù bê tông M250 tại chỗ dày 15cm, khe hở cho phép giữa hai cấu kiện là <0,5cm.

Thi công đường cơ đỉnh kè:

Dọn nền đường: tạo khuôn san phẳng lu lèn chặt. Rải vữa ximang đá mạt M50 dày 5cm.

Đổ bê tông M200 đá (2x4) rộng B=1m, dày 15cm.

Khe lún giữa các tấm bê tông làm bằng giấy dầu tẩm nhựa đường, theo phương dọc tuyến 5m/khe.

Thi công bậc lên xuống mái kè: Rải đệm đá dăm (1x2) dày 10cm. Đá xây vữa xi măng M100.

1.4.3.2. Thi công các tuyến đường (đường Trần oàng Na, đường nối CMT8 với ĐT918…)

 Công tác chuẩn bị

Chuẩn bị mặt bằng: bao gồm các công tác di chuyển các công trình dân dụng, bàn giao mặt bằng công trường cho Nhà thầu xây dựng.

Công tác huy động nhân lực, trang thiết bị thi công; thỏa thuận, xin phép xây dựng.

Dọn dẹp mặt bằng: tháo dỡ các loại chướng ngại vật, kết cấu công trình tồn tại trong phạm vi xây dựng:

Đặt cống tạm đảm bảo tưới tiêu nước.

 

Thi công nền đường thông thường

Dùng máy ủi, máy đào, ô tô, máy gạt kết hợp với nhân lực đào xúc đất hữu cơ, bùn sét vận chuyển đến nơi quy định đổ đi, có thể thi công từng nửa bề rộng nền đường, tập kết đất đào không thích hợp vào nửa đường còn lại. Đắp đất từng lớp và đầm lèn theo quy trình thi công hiện hành đạt độ chặt theo yêu cầu.

Thi công cống thoát nước ngang

Đối với đoạn nền thông thường: Thi công cống ngang đồng thời với qúa trình thi công nền đường. Đặt cống tạm đảm bảo tưới tiêu của khu vực. Thi công nền đường đến cao độ đáy móng cống rồi thi công cống.

Thi công móng cống và lắp đặt các cống ngang trước khi đắp nền đường. Ống cống dùng ống đúc ly tâm sản xuất tại các nhà máy trên địa bàn tỉnh vận chuyển đến.

Đắp đất hai bên mang cống bằng đất với chiều dày tối thiểu 50cm trước khi thi công nền đường bằng máy để tránh nứt vỡ cống.

Thi công cống thoát nước thải

Đào móng cống. Do chiều sâu cống thoát nước thải lớn nên sử dụng cọc cừ để ổn định vách hố móng.

Thi công lớp móng ống cống thoát nước thải bằng đá dăm đệm dày 10cm Lắp đặt ống cống thoát nước thải bằng ống HDPE,

Thi công hố ga thoát nước thải bằng BTXM C16 đổ tại chỗ. Lấp đất lên trên ống cống nước thải.

Công tác xây dựng cống dọc

Thi công nền đường đến cao độ đáy móng cống. Thi công lớp đệm Lắp đặt gối cống.

Lắp đặt ống cống, thi công mối nối cống. Thi công hố thu bằng BTCT đổ tại chỗ. Lắp đặt các cửa thu nước, bó vỉa, nắp rãnh.

Thi công tuy nen kỹ thuật ngang và dọc

Thi công tuy nen kỹ thuật đồng thời với qúa trình thi công nền đường Đào nền đến cao độ đáy móng.

Thi công lớp móng tuy nen bằng dá dăm đệm và bê tông đổ tại chỗ.

Tuy nen được đúc sẵn rồi vận chuyển lắp đặt vào vị trí. Thi công hố ga tuy nen bằng bê tông đổ tại chỗ.

Lắp đặt tấm nắp các thiết bị kỹ thuật bên trong tuy nen.

Thi công mặt đường

Sửa sang hoàn chỉnh khuôn đường, đầm nén để 30cm nền đường dưới đáy áo đường đạt độ chặt K³ 0,98.

- Đối với phương án mặt đường bê tông nhựa:

Thi công từng lớp móng cấp phối đá dăm lớp dưới loại II theo Quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 8859-2011

 

Thi công từng lớp móng cấp phối đá dăm lớp dưới loại I theo Quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 8859-2011

Thi công lớp nhựa thấm bám 1kg/m2  trên mặt lớp CPĐD.

Thi công lớp bê tông nhựa chặt hạt trung rải nóng dày 7cm. Trình tự thi công lớp mặt đường bê tông nhựa phải tuân thủ theo Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu TCVN8819:2011.

Thi công lớp nhựa dính bám 0,5kg/m2  trên mặt lớp CPĐD.

Thi công lớp bê tông nhựa chặt hạt nhỏ rải nóng dày 5cm. Trình tự thi công lớp mặt đường bê tông nhựa phải tuân thủ theo Mặt đường bê tông nhựa nóng - Yêu cầu thi công và nghiệm thu TCVN8819:2011.

- Đối với phương án mặt đường bê tông xi măng:

Thi công từng lớp móng cấp phối đá dăm lớp dưới loại II theo Quy trình thi công và nghiệm thu TCVN 8859-2011

Thi công từng lớp móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng 5% dày 15cm theo Quy trình thi công và nghiệm thu TCVN8858:2011.

Rải lớp giấy dầy lót tạo phẳng

Lắp đặt các thanh thép liên kết tại các vị trí khe nối

Thi công lớp mặt đường BTXM bằng máy rải chuyên dụng. Có thể sử dụng máy rải SP-500 hoặc các máy rải tương đương.

Hoàn chỉnh các khe nối giữa các tấm BTXM

Thi công hè đường

Thi công lớp Bê tông C20 sát mép tấm BTXM bằng thủ công đến chiều cao bằng đáy lớp bó vỉa.

Lắp đặt bó vỉa

Thi công lớp bê tông vuốt dốc rãnh (rộng 30cm) sát mép bó vỉa để tạo độ dốc từ giữa hai hố thu dốc về các cửa thu nước trên mặt đường.

Thi công lớp cát vàng đệm trên vỉa hè Lát gạch block tự chèn

Thi công khóa hè bằng bê tông C20 đổ tại chỗ tại mép ngoài vỉa hè

Công tác hoàn thiện

Trồng cột biển báo, lắp đặt biển. Trồng cỏ gia cố mái taluy.

Sơn kẻ đường...

1.4.3.3. Tổ chức thi công các cầu (cầu Trần Hoàng Na, cầu Quang Trung...)

Thi công mố và trụ trên cạn:

- Bước 1: San đắp mặt bằng thi công.

San đắp mặt bằng thi công mố đến cao độ thiết kế. Tập kết vật tư thiết bị phục vụ thi công.

Xác định vị trí tim các cọc.

- Bước 2: Thi công cọc khoan nhồi.

 

Định vị chính xác vị trí cọc. Rung hạ ống vách thép

Khoan tạo lỗ và lắp hạ lồng cốt thép

Lắp đặt ống đổ bê tông + phễu đổ bê tông. Đổ bê tông cọc khoan nhồi.

- Bước 3: Thi công hố móng

Dùng máy xúc kết hợp thủ công đào đất hố móng. Hút nước hố móng, đập đầu cọc, vệ sinh hố móng. Rải đá dăm đáy móng và lớp bê tông tạo phẳng.

- Bước 4: Thi công bê tông bệ Đập đầu cọc, vệ sinh hố móng.

Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép, đổ bê tông bệ mố.

- Bước 5: Thi công thân Lấp đất hố móng.

Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép thân. Đổ bê tông thân.

Sau khi bê tông đạt cường độ, tháo dỡ đà giáo, ván khuôn, hoàn thiện.

Thi công trụ dưới nước

- Bước 1: Thi công cọc khoan nhồi

Định vị vị trí cọc, lắp đặt khung dẫn hướng và hạ ống vách thép bằng cầu và búa rung. Khoan tạo lỗ và lắp hạ lồng cốt thép

Lắp đặt ống đổ bê tông + phễu đổ bê tông Đổ bê tông cọc khoan nhồi.

- Bước 2: Thi công hố móng

Sử dụng cẩu và búa rung trên hệ nổi để đóng các cọc ván thép vòng vây hố móng.

Sau khi đóng xong toàn bộ cọc ván thép, tiến hành đào đất hố móng đến cao độ đáy  lớp bê tông bịt đáy.

Tiến hành đổ bê tông bịt đáy hố móng.

- Bước 3: Thi công bê tông bệ trụ

Sau khi bê tông bịt đáy đạt cường độ, tiến hành hút nước hố móng, nêm chèn khung chống, đập đầu cọc, vệ sinh hố móng.

Thi công lớp bê tông tạo phẳng.

Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép, đổ bê tông bệ trụ.

- Bước 4: Thi công bê tông thân trụ

Sau khi bê tông bệ trụ đạt cường độ, tiến hành tháo nước vào hố móng Tháo các thanh khung chống khu vực thân trụ.

Chia thân trụ thành các đợt đổ bê tông.

 

Lắp dựng đà giáo, ván khuôn cốt thép, đổ bê tông thân trụ.

Thi công dầm liên tục đúc hẫng cân bằng BTCT DƯL Lắp dựng đà giáo mở rộng trụ để thi công khối trên trụ chính; Lắp dựng vỏn khuôn, cốt thép đổ bờ tông;

Thi công trụ tạm, hệ đà giáo tại trụ biên; Căng cáp DưL khối K0;

Thi công hẫng các khối còn lại bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng; Căng cáp DưL khi hoàn thành từng cặp khối đúc;

Thi công các khối đầu dầm cạnh trụ biên; Thi công các khối hợp long;

Căng các bó cáp DưL hợp long các nhịp.

Thi công nhịp dẫn

- Bước 1: Lắp đặt xe lao lắp dầm

Xe lao được vận chuyển và tập kết tại công trường

Vận chuyển các bộ phận của xe lao đến vị trí đường đầu cầu

- Bước 2: Lao lắp dầm

Vận chuyển dầm từ bãi chứa dầm, đưa dầm vào vị trí xe lao, dùng xe lao lắp dầm sàng dầm đặt vào vị trí gối.

Tiến hành thi công lao lắp các phiến dấm

- Bước 3: Hoàn thiện

Sau khi lao lắp hết các nhịp dầm tiến hành thi công mặt cầu, khe co giãn, lan can và hoàn thiện

Thi công nhịp chính

- Bước 1: Thi công các khối đúc trên trụ T3, T4

- Bước 2: Thi công hợp long nhịp cầu

- Bước 3: Hoàn thiện

Mặt bằng công trường

Dựa trên khối lượng công việc, tiến độ thi công cũng như thực tế địa hình khu vực xây dựng cầu, tổng mặt bằng công trường sơ bộ xác định như sau:

- Diện tích bãi thi công, nhà kho, khu làm việc, nhà ở dự kiến bố trí ở cả 2 bờ, cụ thể:

+ Bờ phía quận Ninh Kiều: Bố trí 1 mặt bằng công trường, sử dụng để thi công cầu dẫn, cầu chính bờ phía Ninh Kiều.

+ Bờ phía quận Cái Răng: Bố trí 1 mặt bằng công trường để thi công cầu dẫn và cầu chính phía Cái Răng.

- Vận chuyển vật tư thiết bị đến công trường bằng đường thủy, đường bộ.

- Điện dùng lưới quốc gia, kết hợp máy phát điện dự phòng.

- Nước sinh hoạt và thi công: sử dụng nguồn nước sinh hoạt, có thể kết hợp giếng khoan nhưng phải qua xử lý.

 

Tiến độ thi công

Tiến độ thi công dự kiến 18 tháng kể cả thời gian chuẩn bị.

Để đảm bảo tiến độ thi công nêu trên yêu cầu làm tốt cụng tác chuẩn bị như: đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, chuẩn bị bãi thi công, tập kết xe máy thiết bị, tranh thủ thời gian thi công xen kẽ các hạng mục công trình.

Cần tranh thủ mùa khô để thi công các trụ dưới sông.

1.4.3.4. Công tác thi công nạo vét, cải tạo các kênh rạch

Việc thi công nạo vét kênh rạch thường sử dụng máy hút, dụng cụ chuyên dùng nạo vét sạch bùn đất, phế thải, các vật rắn không tan trong nước lên bờ. Thiết bị hút có thể được sử dụng thông qua hệ thống phao nổi. Trình tự bao gồm:

- Thu gom toàn bộ chất thải lên xe chuyên dụng, đậy nắp các tấm đan lại, vệ sinh sạch sẽ khu vực vừa thi công, hoàn trả lại cống rãnh thông thoáng, môi trường xanh sạch cho khu vực.

- Phối hợp với đơn vị chuyên môn vận chuyển toàn bộ chất thải thu gom tập kết đến đúng nơi quy định và xử lý theo quy trình...

1.4.3.5. Công tác thi công các cống

Phương án vận chuyển vật tư thiết bị

Công trình nằm tại một khu vực thuận tiện giao thông cả đường thủy và đường bộ. Tuy nhiên việc vận chuyển vật liệu xây dựng và các thiết bị thi công có trọng lượng lớn thì công tác vận chuyển phù hợp và kinh tế nhất là bằng đường thủy.

Các điều kiện phục vụ thi công

- Vật liệu đất đắp:

Công trình có một số hạng mục phải sử dụng đất đắp như áo đường nối, đường dẫn vào cầu, mang cống, công viên cảnh quan,…Tuy nhiên, khối lượng không quá lớn nên có thể sử dụng nguồn đất đào móng cống, kênh dẫn để đắp.

- Các vật liệu khác:

Vật liệu cát, đá, sỏi: được mua tại Cần Thơ hoặc từ các tỉnh lân cận như Hậu Giang, An Giang.

Thép, xi măng: thép mua tại các nhà máy trên địa bàn Cần Thơ, Tp.Hồ Chí Minh. Xi măng mua tại các nhà máy tại Kiên Giang, Cần Thơ.

Gạch ống, gạch thẻ, gạch lát vỉa hè, gạch men: mua ở Tp.HCM, Long An, Đồng Nai, Bình Dương.

Các điều kiện cung cấp năng lượng

Việc cung cấp năng lượng để phục vụ công tác thi công và quản lý vận hành công trình sau này.

Nguồn cung cấp điện chính là từ lưới điện quốc gia. Xây dựng đường dây và trạm biến áp 120 kVA lấy điện từ lưới điện trung thế 22 kV trong khu vực, hạ thế xuống 0.4 kV để phục vụ công tác thi công và quản lý vận hành sau này.

Ngoài ra, bố trí thêm máy phát dự phòng 33 kVA để giúp cho quá trình thi công và  vận hành công trình được bình thường khi mất điện.

Nước thi công: có thể sử dụng trực tiếp từ nguồn nước sinh hoạt của dân cư hoặc khoan giếng.

xem thêm Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM 

Biện pháp thi công

Quy định chung: trong quá trình thi công và giám sát chất lượng cần thực hiện nghiêm túc theo yêu cầu quy định của các quy phạm thi công hiện hành của Nhà nước.

Phương án dẫn dòng thi công

Do đặc điểm công trình là thi công cống dưới lòng sông theo từng đợt nên việc dẫn dòng sẽ được dẫn qua phần còn lại của mặt cắt sông và phần mặt cắt thu hẹp này phải đảm bảo lưu lượng tiêu thoát nước yêu cầu (tần suất lưu lượng dẫn dòng P = 10%). Căn cứ vào bố trí chung thì sơ đồ dẫn dòng được tiến hành như sau:

- Đợt 1: dẫn dòng qua phần lòng sông tự nhiên còn lại để thi công 02 khoang cống gần bờ và âu thuyền.

- Đợt 2: dẫn dòng qua 02 khoang cống vừa thi công xong và thi công, ngăn dòng sông phần còn lại để thi công khoang chính giữa cống.

- Đợt 3: dẫn dòng qua 03 khoang cống vừa thi công xong.

Biện pháp bơm nước hố móng

Đối với móng công trình nằm trong lòng sông cũ thì việc làm khô hố móng để thi công bằng cách đóng cừ thép vây xung quanh để ngăn nước không cho tràn vào hố móng và tiến hành bơm khô nước hố móng. Việc bơm nước phải tiến hành từ từ, không thể bơm cạn nhanh được sẽ gây trượt, sạt vách cừ vây. Thường bơm cạn từ 0,5m lại nghỉ từ 2÷3 ngày để kiểm tra ổn định cừ vây, vừa bơm vừa quan sát chuyển vị của tường cừ vây để kịp thời tiến hành gia cố (nếu có).

Xem thếm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án quy hoạch xây dựng 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha