Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
MỤC LỤC -
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường nhà máy thủy sản.
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 4
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 10
2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án 13
3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 14
3.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 14
3.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường 14
4. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường 16
4.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 16
CHƯƠNG 1: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 19
1.3. Vị trí địa lý của dự án 19
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án 21
1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án 21
1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án 21
1.4.3. Biện pháp tổ chức thi công, công nghệ thi công xây dựng các hạng mục công trình của dự án 24
1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành 28
1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 41
1.4.6. Nguyên, nhiên, vật liệu (đầu vào) và các sản phẩm (đầu ra) của dự án 50
1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án 57
1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 58
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 60
2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên 60
2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 60
2.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng 61
2.1.3. Điều kiện thủy văn/hải văn 65
2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường đất, nước, không khí 66
2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 68
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Tân Phú Trung 69
2.2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 69
2.3 HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA KCN TÂN PHÚ TRUNG 71
2.3.3 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật của KCN 72
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 77
3.1. Đánh giá, dự báo tác động 77
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án 77
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 77
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn hoạt động/vận hành của dự án 91
3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 113
CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN 116
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án 116
4.2. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án 145
4.2.1. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn chuẩn bị 145
4.2.3. Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn vận hành 146
4.3. Phương án tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 154
CHƯƠNG 5: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 156
5.1. Chương trình quản lý môi trường 156
5.2. Chương trình giám sát môi trường 163
CHƯƠNG 6: THAM VẤN CỘNG ĐỒNG 169
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 170
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 173
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường
BYT : Bộ Y tế
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
COD : Nhu cầu oxy hóa học
CS-PCTP : Cảnh sát phòng chống tội phạm
CP : Cổ phần
DO : Oxy hòa tan
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
ĐVT : Đơn vị tính
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
GSMT : Giám sát môi trường
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
NXB : Nhà xuất bản
NĐ-CP : Nghị định - Chính phủ
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
QĐ : Quyết định
SS : Chất rắn lơ lửng
STT : Số thứ tự
TT : Thông tư
TNMT : Tài nguyên và Môi trường
TCVSLĐ : Tiêu chuẩn vệ sinh lao động
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
Tp. : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
VN : Việt Nam
XLNT : Xử lý nước thải
WHO : Tổ chức Y tế Thế gới
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án 14
Bảng 1.1: Tọa độ địa lý các điểm góc của khu đất 19
Bảng 1.2: Hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn 1 (hiện trạng) 21
Bảng 1.3: Hạng mục công trình của dự án trong giai đoạn mở rộng 22
Bảng 1.4: Tổng hợp hạng mục công trình của dự án 22
Bảng 1.5: Các loại máy móc, thiết bị thi công xây dựng dự án 41
Bảng 1.6: Các thiết bị chính của giai đoạn 1 41
Bảng 1.7: Các thiết bị chính của giai đoạn 2 42
Bảng 1.8: Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong thi công 50
Bảng 1.9: Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của máy móc thi công 51
Bảng 1.10: Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu của dự án 52
Bảng 1.11: Nhu cầu nguyên vật liệu, hoá chất của dự án 53
Bảng 1.12: Nhu cầu sử dụng nước trong sản xuất bình quân một ngày đêm 55
Bảng 1.14: Tiến độ thực hiện dự án 57
Bảng 2.1: Bảng thống kê nhiệt độ trung bình 5 năm gần nhất 62
Bảng 2.2: Bảng thống kê độ ẩm trung bình 5 năm gần nhất 62
Bảng 2.3: Tốc độ gió tại trạm quan trắc Tân Sơn Hòa 63
Bảng 2.4: Bảng thống kê lượng mưa các tháng 5 năm gần nhất 64
Bảng 2.5: Bảng thống kê số giờ nắng các tháng 5 năm gần nhất 65
Bảng 2.6: Vị trí lấy mẫu vi khí hậu và không khí 66
Bảng 2.7: Kết quả phân tích vi khí hậu tại khu vực dự án 67
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu không khí tại khu vực dự án 67
Bảng 2.9: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sau xử lý 67
Bảng 2.10: Kết quả phân tích chất lượng đất tại khu vực dự án 68
Bảng 3.1: Nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 78
Bảng 3.2: Nguồn gây tác động đến môi trường kinh tế xã hội 78
Bảng 3.3: Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông (kg/1.000km) 80
Bảng 3.4: Tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện vận tải 81
Bảng 3.5: Kết quả tính toán và dự báo độ ồn của một số thiết bị thi công Dự án 82
Bảng 3.6. Mức rung phát sinh do một số máy móc thi công điển hình 83
Bảng 3.7: Tải lượng chất ô nhiễm trung bình của 1 người 84
Bảng 3.8: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 85
Bảng 3.9: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa 86
Bảng 3.10: Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến môi trường tự nhiên 91
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp nguồn gây tác động đến kinh tế - xã hội 92
Bảng 3.12: Nồng độ không khí trong các xưởng chế biến thủy sản 94
Bảng 3.13: Hệ số các chất ô nhiễm do sử dụng dầu DO (máy phát điện) 96
Bảng 3.14: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 96
Bảng 3.15: Tải lượng ô nhiễm của xe tải và xe nâng 97
Bảng 3.16: Nồng độ các thông số ô nhiễm trong khói thải của xe tải và xe nâng 97
Bảng 3.17: Hệ số ô nhiễm của một số loại xe 98
Bảng 3.18: Tải lượng ô nhiễm trong khói thải từ phương tiện giao thông 99
Bảng 3.19: Các nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn hoạt động 99
Bảng 3.20: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa 100
Bảng 3.21: Khối lượng các thông số ô nhiễm tính theo đầu người 101
Bảng 3.22: Tải lượng các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án 101
Bảng 3.23: Nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của dự án 101
Bảng 3.24: Thành phần nước thải chế biến thủy sản 102
Bảng 3.25: Thành phần rác thải sinh hoạt của dự án 105
Bảng 3.26: Khối lượng từng thành phần của rác thải sinh hoạt của dự án 105
Bảng 3.27: Thành phần CTNH phát sinh từ dự án 106
Bảng 3.28: Cường độ ồn phát sinh từ hoạt động dự án: 107
Bảng 3.29: Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 114
Bảng 3.30: Mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 114
Bảng 4.2: Thành phần và mã chất thải nguy hại 136
Bảng 4.3: Kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 154
Bảng 5.1: Chương trình quản lý môi trường 158
Bảng 5.2: Kinh phí giám sát môi trường không khí 165
Bảng 5.3: Kinh phí giám sát nước thải 165
Bảng 5.4: Kinh phí giám sát chất lượng môi trường 165
Bảng 5.5: Kinh phí giám sát không khí khu vực sản xuất 167
Bảng 5.6: Kinh phí giám sát nước thải 167
Bảng 5.7: Tổng hợp kinh phí giám sát chất lượng môi trường định kỳ 168
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Sơ đồ vị trí lô đất của dự án 20
Hình 1.2: Quy trình sản xuất sản phẩm tẩm bột 29
Hình 1.3: Quy trình chế biến chả giò 31
Hình 1.4: Quy trình chế biến tôm 34
Hình 1.5: Quy trình chế biến ghẹ 36
Hình 1.6: Quy trình chế biến cá 38
Hình 1.7: Quy trình chế biến các sản phẩm khác 40
Hình 1.8: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và nhân sự 59
Hình 2.1: Vị trí KCN Tân Phú Trung 60
Hình 2.2: Sơ đồ khối quy trình XLNT của trạm XLNT tập trung KCN Tân Phú Trung 74
Hình 4.1: Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải nhà bếp 128
Hình 4.2: Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa 130
Hình 4.3: Sơ đồ thu gom và xử lý sơ bộ 130
Hình 4.4: Mô hình hầm tự hoại 3 ngăn dự kiến xây dựng 132
Hình 4.5: Quy trình xử lý nước thải 134
Hình 4.6: Sơ đồ nguyên lý phòng cách âm chống ồn 143
MỞ ĐẦU - Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường nhà máy chế biến thủy sản.
1. Xuất xứ của dự án
Với đặc điểm kinh tế xã hội như hiện nay, Việt Nam đã gia nhập các hiệp hội tổ chức quốc tế như ASEAN, APEC, WTO,… đã mở rộng các mối quan hệ ngoại giao giữa các nước với nhau và với xu hướng tự do hóa thương mại từ đó thúc đẩy các nước luôn huy động mọi nguồn lực của nước mình để tham gia phát triển nền kinh tế, nâng cao các giá trị sản lượng hàng hóa trên thị trường thương mại. Trong quá trình đó, không thể không kể đến ngành thủy sản với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng, các sản phẩm thủy sản càng có mặt trên nhiều quốc gia. Điều này cho thấy khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ của hàng Việt Nam nói chung và sản phẩm của ngành thủy sản nói riêng là rất khả quan tạo một đòn bẩy khá mạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để các doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình góp phần tạo ra sản phẩm ngày một hoàn thiện hơn. Ngoài các thị trường lớn như: Mỹ và EU, các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng tiếp cận sâu hơn vào các thị trường mới như: Thụy Sỹ, Canada, Nhật Bản nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động đối phó với các rào cản thương mại do các thị trường lớn đặt ra.
Qua các phân tích về sản phẩm và thị trường trên, ta thấy ngành thủy sản Việt Nam đang phát triển rất mạnh. Sự tăng trưởng kinh tế, sự nhận thức về sức khỏe, thay đổi cách sống và sự phân phối thủy sản qua các cửa hàng bán lẻ hiện đại là những yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng này.
Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản của Công ty Cổ phần Nông Nghiệp Hùng Hậu (tên cũ là Công ty Cổ phần thuỷ sản số 1) trước đây có tên là “Nhà máy chế biến thuỷ sản Seajoco Tân Phú Trung”. Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường và đã được sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh phê duyệt theo công văn số 4048/GXN- TNMT- CCBVMT ngày 05 tháng 05 năm 2016, theo đó công suất của nhà máy được đăng ký là 3.000 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện tại nhà máy giai đoạn 1 chỉ đang vận hành với công suất tối đa là 2.100 tấn/năm. Do đó, chủ đầu tư quyết định xây dựng thêm nhà xưởng số 2 để đạt tổng công suất là 3.000 tấn/năm, trong đó nhà xưởng số 1 công suất là 1.500 tấn/năm và nhà xưởng số 2 công suất 1.500 tấn/năm.
Theo quy định của Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường thì dự án cần phải phải lập đánh giá tác động môi trường và dự án nằm tại KCN Tân Phú Trung nên phải trình Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học để Chủ đầu tư xem xét và đánh giá tính khả thi của dự án về mặt môi trường khi lựa chọn phương án trong giai đoạn thực hiện dự án, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu, giám sát và quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. Báo cáo này cũng sẽ là cơ sở cho Ban Quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh thanh kiểm tra và giám sát định kỳ trong giai đoạn vận hành nhà máy.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM
2.1. Liệt kê các văn bản pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường làm căn cứ thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của dự án
1.1. Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về dự án
- Quyết định số 771/QĐ-CTT ngày 07 tháng 5 năm 2001 của Bộ TNMT về việc duyệt báo cáo ĐTM của dự án ĐTXD và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tân Phú Trung, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Quyết định số 597/QĐ-TNMT-QLMT ngày 09 tháng 08 năm 2007 của Sở Tài nguyên và môi trường về phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung, công suất 250 tấn/tháng.
- Công văn số 4048/GXN- TNMT- CCBVMT ngày 05 tháng 05 năm 2016 của Sở Tài nguyên và môi trường về việc xác nhận hoàn thành các công trình Bảo vệ môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung, công suất 250 tấn/tháng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 4103000113 do Phòng Đăng ký Kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu ngày 10/07/2000, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 03/11/2006.
- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản Seajoco Tân Phú Trung” tại KCN Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Tp.HCM số 4960/GXN-TNMT-CCBVMT do Sở Tài Nguyên và Môi trường – Uỷ ban nhân dân Tp.HCM cấp ngày 05/05/2016.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 41221000107 ngày 30/06/2015, do Ban quản lý khu chế xuất và công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cấp cho Công ty Cổ phần nông nghiệp Hùng Hậu.
- Phụ lục biên bản thảo thuận số 33/PLBBTT-SCD và số 335/BBT-SCD về việc thuê đất của Công ty Cổ phần thuỷ sản số 1 với Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Sài Gòn Tây Bắc tại KCN Tân Phú Trung.
1.2. Liệt kê các tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự tạo lập được sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường
- Dự án đầu tư “Mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Hậu, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm.
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy chế biến thuỷ sản SEAJOCO Tân Phú Trung”
- Kết quả đo đạc môi trường khu vực dự án.
2. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
2.1. Tóm tắt về tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường
Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án “Mở rộng nhà máy chế biến thuỷ sản Hùng Hậu, công suất 3.000 tấn sản phẩm/năm” thực hiện dưới sự tư vấn của Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương.
Thông tin về đơn vị tư vấn
· Đơn vị tư vấn: Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Thiết Kế Xây Dựng Minh Phương
- Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. ĐaKao, Quận 1. TP. HCM
- Đại diện đơn vị tư vấn: Ông Nguyễn Văn Thanh Chức vụ: Giám đốc
- Điện thoại: 08. 22 142 126
- Email: minhphuongpmc1@yahoo.com.vn
2.2. Danh sách những người tham gia thực hiện đánh giá tác động môi trường
Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo các ĐTM tại bảng 0.1.
Bảng 0.1: Danh sách thành viên tham dự thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án
STT |
Họ và tên |
Chức danh/ Tổ chức |
Học hàm, học vị và chuyên ngành đào tạo |
Nội dung phụ trách trong quá trình ĐTM |
Chữ ký của người trực tiếp tham gia ĐTM |
A |
Thành viên của Chủ dự án |
||||
1 |
Trần Minh Vinh |
Trưởng ban dự án |
Kỹ sư |
Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM |
|
2 |
Nguyễn Văn Quốc |
TP. Kỹ thuật |
Kỹ sư |
Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM |
|
B |
Danh sách của những người trực tiếp tham gia ĐTM và lập báo cáo ĐTM |
||||
1 |
Nguyễn Văn Thanh |
Giám đốc |
Quản lý dự án |
Phụ trách chung việc tổ chức khảo sát, lập báo cáo ĐTM |
|
2 |
Lê Thị Thùy Duyên |
TP. QLMT |
Th.S Kỹ Thuật môi trường |
Chịu trách nhiệm chung về chất lượng báo cáo ĐTM. Phụ trách nội dung hiện trạng thủy văn và tác động đến chế độ thủy văn, thủy lực. |
|
4 |
Võ Thị Bích Ty |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
5 |
Hoàng Lê Minh Hằng |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
6 |
Vũ Thị Là |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
7 |
Trương Nhật Tân |
Chuyên viên |
ThS. Kỹ thuật Môi trường |
Chuyên gia lập báo cáo chuyên đề |
|
8 |
Phan Văn Thanh |
Chuyên viên |
Kỹ sư môi trường |
Chuyên gia quan trắc, xử lý số liệu |
|
Quá trình lập báo cáo ĐTM được thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiên cứu thuyết minh, hồ sơ thiết kế, các văn bản pháp lý tài liệu kỹ thuật của Dự án đầu tư.
- Bước 2: Nghiên cứu, thu thập các số liệu, tài liệu về điều kiện địa lý, tự nhiên, KT-XH của khu vực thực hiện Dự án.
- Bước 3: Khảo sát và đo đạc đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, KT-XH tại khu vực thực hiện Dự án.
- Bước 4: Xác định các nguồn gây tác động, quy mô phạm vi tác động, phân tích đánh giá các tác động của Dự án tới môi trường.
- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường của Dự án.
- Bước 6: Xây dựng chương trình quản lý, giám sát môi trường.
- Bước 7: Lập dự toán kinh phí cho các công trình xử lý môi trường.
- Bước 8: Xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án.
- Bước 9: Hội thảo sửa chữa để thống nhất trước khi trình thẩm định;
- Bước 10: Trình thẩm định báo cáo ĐTM.
- Bước 11: Hiệu chỉnh và hoàn thiện báo cáo ĐTM.
- Bước 12: Nộp lại báo cáo sau chỉnh sửa theo ý kiến của các thành viên Hội đồng.
3. Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường
Các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM được mô tả tóm tắt như sau:
3.1. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường
4.1.1. Phương pháp thống kê
Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố dân cư…) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác.
- Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác.
- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án.
4.1.2. Phương pháp lập bảng liệt kê
Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho nhà máy chế biến thủy sản.
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN
1.1. Tên dự án
MỞ RỘNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THUỶ SẢN HÙNG HẬU,
CÔNG SUẤT 3.000 TẤN SẢN PHẨM/NĂM
1.2. Chủ dự án
· Chủ dự án: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu (Tên cũ: Công ty Cổ phần Thuỷ sản số 1)
- Địa chỉ liên hệ: 1004A Âu Cơ, phường Phú Trung, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
- Đại diện chủ đầu tư: Từ Thanh Phụng Chức vụ: Tổng GĐ
- Điện thoại: (08) 9741135 - 9741136 Fax: (08) 8643925
1.3. Vị trí địa lý của dự án
1.3.1. Vị trí địa lý
Dự án xây dựng nhà máy đặt tại lô đất số C2-1 của Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, TP. HCM với tổng diện tích 21.868,3 m2 (biên bản thỏa thuận: phụ lục đính kèm).
- Trục phía Tây: giáp đường đất hiện hữu kênh thủy lợi số 3
- Trục phía Đông: giáp lô C2-3, Khu C, KCN Tân Phú Trung
- Trục phía Bắc: giáp đường Đ4, Khu C, KCN Tân Phú Trung
- Trục phía Nam: giáp lô C2-2, Khu C, KCN Tân Phú Trung
Tọa độ địa lý (VN:2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) của khu đất xây dựng dự án như sau:
Bảng 1.1: Tọa độ địa lý các điểm góc của khu đất
Điểm góc |
Tọa độ địa lý |
||
X (m) |
Y (m) |
Z (m) |
|
1 |
1208314.88 |
585800.71 |
154.52 |
2 |
1208160.68 |
585810.63 |
155.13 |
3 |
1208152.34 |
585655.73 |
149.42 |
4 |
1208300.86 |
585672.08 |
11.43 |
5 |
1208308.70 |
585680.40 |
120.47 |
(Nguồn: Công ty Cổ phần Nông nghiệp Hùng Hậu, Dự án đầu tư)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường cho nhà máy chế biến thủy hải sản.
BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ RỦI RO, SỰ CỐ CỦA DỰ ÁN
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án
4.1.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn chuẩn bị
Kiểm soát bụi trong hoạt động san ủi mặt bằng công trường
Mục đích giảm thiểu ô nhiễm bụi phát sinh trong quá trình chuẩn bị mặt bằng tại các công trường. Sẽ áp dụng các biện pháp:
- Phun nước làm ẩm: vào những ngày khô nắng, tại khu vực công trường sẽ tiến hành phun nước làm ẩm bề mặt (ít nhất 02 lần/ngày). Nước làm ẩm được lấy từ kênh, rạch gần vị trí công trường;
- Kỹ thuật thực hiện đơn giản, tính khả thi của biện pháp cao do nguồn cung cấp nước dồi dào, sẵn có, ngay sát vị trí đang thi công..
Kiểm soát chất thải rắn
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư dự án, chủ yếu phát sinh chất thải rắn là sinh khối thực vật nên giảm thiểu được tác động bằng cách hướng dẫn công nhân thu gom sinh khối thực vật chôn lấp tại những nơi trồng cây xanh trong khuôn viên dự án.
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn thi công xây dựng
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải và tiếng ồn
a. Giảm thiểu khí thải, bụi của các phương tiện giao thông
Các phương tiện thiết bị phục vụ thi công dự án sử dụng nhiên liệu là dầu Diesel hàm lượng lưu huỳnh 0,05%. Quá trình đốt cháy nhiên liệu sản sinh ra bụi, các loại khí như SO2, NOx, CO,... Việc tính toán tải lượng các chất ô nhiễm từ quá trình đốt trong của các phương tiện còn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiêu thụ nhiên liệu (quá trình đốt trong của động cơ), chất lượng của máy móc thiết bị và nhiều yếu tố khác. Chúng tôi đề xuất một số phương pháp khống chế giảm thiểu như sau:
- Yêu cầu đơn vị thi công không sử dụng các phương tiện đã quá cũ, quá niên hạn sử dụng vào thi công công trình.
- Thực hiện tiết kiệm nhiên liệu, chọn lựa các phương pháp thi công tiên tiến, đẩy nhanh tiến độ thi công.
Nhìn chung, các tác động của hoạt động này cũng không nhiều. Chúng tôi đưa ra một số phương pháp trên nhằm hạn chế nguồn thải và các tác động xấu của hoạt động. Để hạn chế mức độ ô nhiễm bụi tại khu vực công trường xây dựng, đơn vị thi công đảm bảo thực hiện các biện pháp giảm thiểu như:
- Khi chuyên chở vật liệu xây dựng, các xe vận tải sẽ có bạt phủ kín tránh rơi vãi xi măng, cát, đất, đá ra đường.
- Không chở quá trọng tải của xe, hạn chế rơi vãi dọc đường.
- Phân bố mật độ xe ra vào chuyên chở nguyên vật liệu phù hợp, tránh ùn tắc gây ô nhiễm khói bụi cho khu vực.
- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu trang bị bảo hộ lao động để hạn chế bụi ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân.
- Vệ sinh, thu dọn nguyên liệu rơi vãi trên đường và duy trì phun nước mặt đường trong ngày nắng. Tần suất phun nước tưới là 2 – 4 lần/ngày. Phun nước trên những tuyến đường vành đai khu vực dự án và các tuyến đường vận chuyển trong khu vực dự án nhằm hạn chế đến mức tối đa việc phát tán bụi vào không khí, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và người dân địa phương.
b. Giảm thiểu tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh trong giai đoạn thi công chủ yếu do các phương tiện, thiết bị thi công gây ra, việc khống chế và kiểm soát nguồn ồn này cũng rất khó thực hiện. Kết quả phân tích cho thấy tại các vị trí cách xa nguồn ồn trên 20m thì mức ồn đảm bảo QCVN 26:2010/BTNMT quy định về tiếng ồn nên tác động này cũng không đáng kể đến khu vực xung quanh. Một số biện pháp sau nhằm hạn chế các tác động của tiếng ồn lên môi trường và sức khỏe cộng đồng:
- Lập tường rào che chắn xung quanh khu vực thi công để giảm thiểu tiếng ồn.
- Bố trí sắp xếp thời gian thi công hợp lý, không tiến hành thi công trong thời gian nghỉ ngơi của cộng đồng.
- Công nhân thi công trong khu vực tập trung nhiều máy móc, tiếng ồn cao phải được trang bị các thiết bị hỗ trợ chống ồn như nút bịt tai, …
c. Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt
Để hạn chế ô nhiễm nhiệt tác động lên sức khỏe của công nhân, chúng tôi áp dụng các biện pháp sau:
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân như: quần áo bảo hộ, mũ nón, găng tay, khẩu trang,...
- Sắp xếp, bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý cho công nhân.
- Hạn chế thi công các công đoạn phát sinh nhiệt cao khi thời tiết nắng nóng.
- Che nắng tại khu vực thi công phát sinh nhiệt cao.
4.1.2.2. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước - Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
a. Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng
Khống chế ô nhiễm do nước mưa chảy tràn, nước thải xây dựng và chống ngập úng trong quá trình xây dựng là rất cần thiết nhằm bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường, đảm bảo tiêu thoát nước tốt ngay tại khu vực thi công xây dựng và không ảnh hưởng đến xung quanh. Chủ đầu tư dự án áp dụng các biện pháp sau:
- Quản lý tốt nguyên vật liệu xây dựng, chất thải phát sinh tại công trường xây dựng, nhằm hạn chế tình trạng rơi vãi xuống đường thoát nước gây tắc nghẽn dòng chảy và gây ô nhiễm môi trường.
- Tiến hành đào mương thoát nước bao quanh khu vực thi công. Xây dựng các hố ga lắng nước tạm thời dọc mương tiêu thoát nước mưa chảy tràn và nước thải xây dựng, để giảm thiểu bùn đất và chất ô nhiễm khác thải ra môi trường.
- Các tuyến thoát nước mưa, nước thải trong quá trình thi công được thực hiện phù hợp với quy hoạch thoát nước của khu vực.
- Không tập trung các loại nguyên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát vào đường thoát nước thải.
- Bùn lắng sẽ được nạo vét khi giai đoạn xây dựng kết thúc và được nhà thầu xây dựng dự án thu gom, mang đi xử lý theo quy định.
b. Nước thải sinh hoạt
Như đã phân tích ở chương 3, lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của công nhân thi công xây dựng khoảng 2,25 m3/ngày.
Dự án sẽ bố trí cho công nhân xây dựng sử dụng chung nhà vệ sinh, hầm tự hoại đã được xây dựng ở giai đoạn 1 để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt.
4.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn
a. Chất thải rắn sinh hoạt
Ước tính mỗi ngày hoạt động sinh hoạt của công nhân thải ra khoảng 25 kg rác thải các loại. Chủ đầu tư sẽ trang bị thùng chứa dung tích khoảng 60 - 80 lít/thùng, có nắp đậy để thu gom toàn bộ lượng rác thải sinh hoạt từ các lán trại của công nhân. Số lượng thùng rác 4 thùng phân bổ chủ yếu tại khu nghỉ ngơi, ăn uống của công nhân.
Chủ dự án sẽ kết hợp với đơn vị thi công hợp đồng với đơn vị có chức năng để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải đúng quy định. Lập nội quy công trường yêu cầu các công nhân không xả rác bừa bãi.
b. Chất thải rắn xây dựng
Trong quá trình xây dựng sẽ phát sinh các loại chất thải rắn bao gồm xà bần, gỗ coppha phế thải, nylon, vật liệu phế thải khác, ... Các loại chất thải này được xử lý như sau:
- Thu gom bán cho các cơ sở có chức năng thu mua phế liệu các loại chất thải rắn có thể tái chế như kim loại vụn, nhựa, giấy, ximăng, …
- Đối với các loại chất thải không tái chế được thu gom và thuê cơ quan có chức năng vận chuyển đi xử lý cùng rác thải sinh hoạt.
- Chất thải rắn là xà bần dùng để san lấp những khu vực trũng hoặc san nền.
c. Chất thải nguy hại
- Đối với chất thải nguy hại được tập trung và chứa trong các thùng kín có dán nhãn và lưu trong kho chứa chất thải nguy hại đã được xây dựng ở giai đoạn 1.
- Hợp đồng với đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại để xử lý.
4.1.2.4. Giảm thiểu các tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương
Để giảm thiểu các tác động xấu đến tình hình an ninh, trật tự xã hội tại địa phương trong quá trình xây dựng dự án như tai nạn giao thông, an toàn xã hội, chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Ưu tiên tuyển dụng lao động tại địa phương;
- Phổ biến nội quy lao động, phong tục tập quán địa phương cho các công nhân nhập cư tham gia xây dựng;
- Các công nhân viên từ nơi khác đến đều phải đăng ký tạm trú với chính quyền địa phương để dễ quản lý;
- Quản lý chặt chẽ công nhân viên, kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý công nhân nhập cư.
4.1.2.5. Biện pháp phòng ngừa và ứng phó đối với các rủi ro, sự cố
a. Phòng ngừa và ứng phó sự cố rò rỉ nhiên liệu
Trên thực tế cho thấy các tác động của hoạt động này đến môi trường không khí cũng ít xảy ra, trừ khi xảy ra các sự cố rò rỉ, cháy nổ kho chứa nguyên, nhiên liệu. Các biện pháp phòng chống rò rỉ, phòng cháy chữa cháy (PCCC) như:
- Kho chứa nhiên liệu thoáng mát, an toàn, cách xa khu vực có nhiều công trình thi công.
- Sử dụng các dụng cụ chứa nhiên liệu phải ở trong tình trạng tốt, thường xuyên kiểm tra các nắp đậy, phát hiện rò rỉ.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ chữa cháy là bình CO2 còn hạn sử dụng và sẵn sàng ứng phó với các rủi ro.
- Hạn chế những người không phận sự vào khu vực kho chứa, phải có người chuyên trách quản lý.
- Chỉ dự trữ nhiên liệu đủ để sử dụng.
b. Phòng ngừa và ứng phó sự cố tai nạn lao động
- Kiểm tra kỹ các thông số kỹ thuật của thiết bị nâng hạ, tới khi các thông số kỹ thuật bảo đảm mới cho hoạt động.
- Trước khi nâng hạ phải kiểm tra công việc móc buộc.
- Có biển báo cấm đi lại nếu không có nhiệm vụ dưới tầm hoạt động của thiết bị
nâng cầu.
- Có cán bộ cảnh giới và chỉ huy thiết bị nâng cẩu.
- Cung cấp đầy đủ và đúng chủng loại các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân tương ứng với từng công việc.
- Tăng cường kiểm tra, nhắc nhở công nhân sử dụng, trang bị bảo hộ lao động trước khi làm việc.
- Xây dựng và ban hành nội quy về an toàn và bảo hộ lao động đối với tất cả các hoạt động ở công trường, trong đó có cả nội quy khi đào hố sâu, đào hầm để tránh bị sập, lún.
- Tổ chức cứu chữa các ca tai nạn lao động nhẹ và sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng trước khi chuyển đến bệnh viện.
c. Phòng ngừa và ứng phó sự cố cháy nổ
- Phổ biến nội quy an toàn lao động và phòng chống cháy nổ cho công nhân xây dựng trước khi bắt đầu xây dựng dự án.
- Bố trí máy móc, thiết bị, thứ tự các kho bãi, nguyên vật liệu một cách thích hợp. Đặc biệt không chứa nhiên liệu gần khu vực gia nhiệt hoặc có nhiều người qua lại.
- Các thiết bị điện phải được kê, treo cao khỏi mặt đất để tránh chạm điện.
4.1.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án trong giai đoạn vận hành
Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu ở phần này tương ứng với tải lượng tối đa các chất ô nhiễm có thể phát sinh trong giai đoạn hoạt động của toàn dự án.
4.1.3.1. Các biện pháp khống chế và giảm thiểu ô nhiễm không khí
a. Biện pháp giảm thiểu phát sinh chất thải tại nguồn
Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm đóng vai trò quan trọng vì chúng cho phép làm giảm lượng chất thải ngay tại nguồn phát sinh và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đến môi trường do các chất ô nhiễm gây ra.
Để hạn chế phát sinh chất thải công nghiệp, chủ đầu tư sẽ áp dụng các giải pháp sau đây:
- Quản lý nội vi chặt chẽ: áp dụng các thủ tục vận hành và bảo trì định kỳ nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh rò rỉ và phát tán mùi.
- Khâu lắp ráp thiết bị nên chú ý đến các mặt bích, mối nối, mối hàn để tránh rò rỉ mùi.
- Sàn phải cứng để dễ dàng cọ rửa, vệ sinh, nhất là những nơi lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu.
- Kho bãi và đường đi phải khô ráo, sạch sẽ.
- Thiết bị không được hoạt động quá tải, tránh phát tán mùi.
- Vấn đề vệ sinh các phương tiện, thiết bị sản xuất phải được đội ngũ giám sát vệ sinh và phải luôn luôn có mặt trong suốt thời gian nhà máy hoạt động, không được thải nước vệ sinh tràn ra sàn mà phải thu gom để xử lý.
- Kiểm tra chất lượng nguyên liệu trước khi đưa về Nhà máy nhằm hạn chế lượng nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu sản xuất (và trở thành chất thải).
- Đối với nguyên liệu hư hỏng tại chỗ không đạt yêu cầu sẽ được thu gom chuyển qua kho phụ phẩm và bán lại cho các đơn vị thu mua chế biến thức ăn gia súc.
- Thường xuyên kiểm tra và kịp thời sửa chữa các thiếp bị cấp nước, cấp khí,… tránh hiện tượng rò rỉ, thất thoát, gây lãng phí nguyên, nhiên liệu và giảm phát sinh chất thải.
- Thiết kế nhà xưởng hợp lý, tận dụng điều kiện thông gió tự nhiên để tạo môi trường thông thoáng tốt trong các phân xưởng sản xuất.
- Hạn chế sử dụng các loại thiết bị vận chuyển và sản xuất quá cũ, có kế hoạch kiểm định phương tiện vận chuyển và máy móc sản xuất theo định kỳ.
b. Giảm thiểu tác động bụi và các khí thải từ nhà máy và phương tiện vận chuyển
Các biện pháp được thực hiện chung cho nhà máy hiện hữu và dự án mở rộng.
Bụi phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và giao thông trong khu vực nhà máy. Công ty sử dụng phương tiện giao thông thủy để vận chuyển nguyên liệu nên không gây ảnh hưởng lớn về bụi. Đối với bụi trong khu vực nhà máy, do mặt nền là bê tông nên bụi cũng không đáng kể,
Thường xuyên tưới nước khu vực nhà máy để hạn chế bụi, định kỳ một ngày 3 – 5 lần chủ yếu vào lúc trời nắng nóng.
Ngoài ra, nhà máy còn trồng cây xanh trong khuôn viên nhằm làm giảm bụi và các khí thải, tạo môi trường thoáng mát cho công nhân. Theo WHO (1993), 1 ha cây xanh có thể hấp thụ 8 kg CO2, có thể lọc được 50 – 60 tấn bụi trong 1 năm, một tán cây xanh dài có thể hấp thụ tốt bức xạ mặt trời, điều hòa khí hậu, lọc các chất độc,…
Các phương tiện vận chuyển sẽ chở đúng tải trọng xe, không chở quá tải.
c. Giảm thiểu tác động mùi hôi
Quá trình lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu
Các biện pháp được thực hiện chung cho nhà máy hiện hữu và dự án mở rộng.
Để giảm thiểu mùi hôi tại khâu lưu trữ và vận chuyển hàng hóa thủy sản đông lạnh và nguyên liệu, các phương tiện vận chuyển nguyên liệu do Nhà máy hợp đồng với đơn vị bên ngoài hoặc phương tiện của Nhà máy sẽ phải đáp ứng các yêu cầu sau nhằm hạn chế tối đa các nguồn phát thải (mùi hôi do sự phân hủy nguyên liệu hỏng (nếu có) và quá trình vận chuyển làm rơi vãi nước thải):
- Sản phẩm và nguyên liệu thủy sản sẽ được thao tác cẩn thận trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, tránh làm hư hại, làm bẩn bao bì và sản phẩm.
- Không được sử dụng phương tiện vận chuyển sản phẩm thủy sản để vận chuyển sản phẩm khác vì có thể gây nhiễm bẩn cho sản phẩm thuỷ sản. Nếu đã sử dụng để vận chuyển sản phẩm khác, phương tiện phải được vệ sinh và khử trùng cẩn thận trước khi sử dụng lại để vận chuyển sản phẩm thủy sản.
- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm thủy sản và các dụng cụ bên trong phương tiện vận chuyển phải nhẵn, dễ làm sạch và khử trùng. Không được vận chuyển sản phẩm thuỷ sản bằng các phương tiện không đảm bảo vệ sinh.
- Phương tiện, dụng cụ vận chuyển sản phẩm thủy sản phải được làm vệ sinh và khử trùng trước và sau mỗi chuyến vận chuyển.
- Phải có hệ thống thu gom nước khi đá tan trong quá trình vận chuyển sản phẩm thuỷ sản ướp đá.
- Vận chuyển thuỷ sản sống bằng phương tiện giao thông thủy phải được tiến hành trong điều kiện nước không bị nhiễm bẩn.
- Trong quá trình vận chuyển phải thường xuyên theo dõi để kịp thời loại bỏ những thủy sản bị chết.
Khu vực nhập liệu và khu vực chế biến
- Tại khu vực nhập liệu, mùi hôi chủ yếu phát sinh từ khâu bốc dỡ và rửa nguyên liệu. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, mùi hôi xuất phát chủ yếu do sự phân hủy của các nguyên liệu bị hỏng và mùi do sự phân hủy chất hữu cơ. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của Nhà máy là nguồn nguyên liệu tươi và còn nguyên vẹn nên tác động trên được hạn chế đáng kể.
- Khu vực chế biến ít phát sinh mùi hơn khu vực nhập liệu do môi trường chế biến có nhiệt độ thấp hạn chế vi khuẩn phân hủy chất hữu cơ gây mùi hôi. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của khu vực chế biến yêu cầu trong môi trường kín nên chất lượng không khí cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi mùi đặc trưng của các loại thủy sản. Để khắc phục điều này, Nhà máy hiện đã áp dụng các biện pháp sau:
+ Trang bị quạt hút công suất 40 W/h tại các vị trí không ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. Quạt hút có bố trí lưới chắn nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các loại côn trùng có hại. Vị trí và số lượng quạt hút được bố trí như sau:
o Khu vực đóng gói: 4 cái
o Khu vực thành phẩm: 1 cái
+ Mùi hôi từ phụ phẩm của nhà máy: Nhà máy sẽ không xây dựng nhà kho chứa phụ phẩm. Lượng phụ phẩm sinh ra trong quá trình sản xuất sẽ được thu gom tập trung, cứ mỗi 1 giờ nhà máy sẽ vận chuyển 1 đợt với số lượng mỗi đợt là 7 tấn phụ phẩm/giờ và lượng phụ phẩm này sẽ được bán cho các đơn vị chế biến thức ăn gia súc trong KCN có nhu cầu thu mua. Do đó mùi hôi từ phụ phẩm của nhà máy sẽ được hạn chế xuống rất thấp. Ngoài ra để đảm không phát sinh mùi hôi thì phụ phẩm sẽ được chế biến liên tục trong vòng 24 giờ.
+ Mùi hôi ở khu vực xử lý nước thải: Với mùi hôi ở khu vực xử lý nước thải thì hệ thống xử lý nước thải được đặt riêng biệt và cách xa phân xưởng sản xuất, nhà máy sẽ sử dụng công nghệ hiếu khí để xử lý nước thải nhầm hạn chế ô nhiễm do mùi, ngoài ra nhà máy còn trồng cây xanh gần hệ thống xử lý. Hệ thống xử lý nước thải phải được vận hành liên tục và xuyên suốt để đảm bảo nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và giảm được mùi đáng kể. Để hệ thống xử lý nước thải vận hành tốt và xử lý đạt thì nhân viên vận hành hệ thống phải được đào tạo cơ bản chuyên môn về môi trường.
+ Nhà máy có sử dụng Chlorine để vệ sinh thiết bị, nhà xưởng,… Vì thế thường có mùi Chlorine còn dư lại, để kinh tế và hiệu quả nhà máy cần phải sử dụng liều lượng Chlorine vừa phải hợp lý, nhà xưởng sản xuất cần được thiết kế cao rộng thoáng để Chlorine dễ dàng phân hủy.
Các biện pháp trên đã được sử dụng chung cho nhà máy hiện tại và sau khi nâng cấp mở rộng vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp này.
Biện pháp đề xuất bổ sung - Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
Mùi do nước thải nhà máy chế biến thủy sản: Nhà máy có thể sử dụng các chất khử mùi như các dạng men vi sinh có tác dụng phân hủy các chất đọng lại trong nước, không sử dụng các hóa chất khử mùi có nguồn gốc từ hóa chất vì có thể ảnh hưởng đến xử lý sinh học phía sau. Hệ thống cống dẫn nước thải luôn được làm vệ sinh sạch sẽ ngoài việc giảm mùi mà còn giảm được ruồi tập trung.
a. Giảm thiểu ảnh hưởng hoạt động của hệ thống lạnh
Các biện pháp được thực hiện chung cho nhà máy hiện hữu và dự án mở rộng như sau:
- Sử dụng những dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng tốt, lắp đặt thiết bị dò tìm chỗ rò rỉ và các thiết bị rò rỉ chuyên dùng.
- Cần phải bảo quản tác nhân lạnh trong hệ thống.
- Tuân thủ các bước xử lý tác nhân lạnh.
- Thay thế, siết chặt các nắp bịt trên van sau khi đã hoàn thành công việc.
- Ngưng toàn bộ hệ thống và tiến hành sửa chữa khi có sự rò rỉ tác nhân lạnh.
- Sử dụng thiết bị chứa chuyên dùng khi vận chuyển, nạp và cất giữ tác nhân lạnh.
- Thu hồi tác nhân lạnh ở dạng lỏng và hơi ở trong các ống nạp.
- Dùng nhật ký sử dụng tác nhân lạnh đối với tất cả các thiết bị.
- Kiểm tra rò rỉ đối với tất cả các ống nạp.
- Lắp đặt van cách li để hạn chế mất môi chất tác nhân lạnh trong khi sửa chữa, thu hồi và tái chế.
- Loại bỏ hoàn toàn các mối cơ khí không cần thiết. Sử dụng các mối nối hàn hoặc bằng đồng.
- Lập trình kiểm tra rò rỉ hợp lý.
- Tuân thủ các bước kiểm tra rò rỉ đã được quy định.
- Sử dụng dụng cụ và thiết bị tiêu chuẩn công nghiệp cho việc kiểm tra rò rỉ.
- Khẳng định độ kín hoàn toàn bằng cách sử dụng thiết bị kiểm tra thường trực.
- Sau khi sửa chữa lớn, hút chân không và khử nước bằng cách dùng máy hút chân không sâu hoặc máy hút chân không 3 tầng để đạt độ chân không đến 757mm Hg.
- Cần phải có thiết bị lọc khi tái tạo tác nhân lạnh.
- Trang bị thiết bị lọc dầu lắp bên ngoài.
- Sấy dầu trước khi nạp vào máy.
- Vận hành bơm dầu trung gian mỗi tuần để dầu bôi trơn phủ lên hệ thống máy lạnh hở.
- Chỉ sử dụng các loại bình chứa chuyên dùng để chứa tác nhân lạnh.
- Trang bị khớp nối nhanh cho van nạp.
- Làm lạnh thùng chứa tác nhân lạnh để áp suất của nó đạt được áp suất khí quyển trước khi mở bình chứa.
- Trang bị thiết bị cảm biến tác nhân lạnh cho hệ thống máy lạnh.
- Thu hồi toàn bộ tác nhân lạnh để tái sinh.
- Sử dụng chất khí không có CFC làm chất khí phát hiện chỗ rò rỉ môi chất lạnh.
- Trang bị hệ thống báo động để cảnh báo quá áp suất khi dừng máy.
- Sử dụng máy nén hoặc máy hút chân không kiểu xách tay có bộ lọc để hút tác nhân gây lạnh dưới dạng lỏng hoặc hơi từ bình chứa.
- Nạp tác nhân gây lạnh vào máy một cách thận trọng đề phòng nạp quá mức cần thiết.
- Kiểm tra hiện tượng rung không bình thường.
- Thực hiện việc kiểm soát chất lượng xử lý nước.
- Trong khoảng thời gian máy lạnh dừng làm việc, tận dụng các thiết bị có áp suất dương không lớn để chứa tác nhân lạnh theo cách có lợi đối với việc bảo quản.
- Loại bỏ các bình chứa tác nhân lạnh không đảm bảo an toàn.
b. Giảm thiểu ô nhiễm bụi, khí thải từ máy phát điện dự phòng
Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi và khí thải từ máy phát điện dự phòng:
- Sử dụng loại máy phát điện mới và hiện đại, có lắp đặt hệ thống giảm thiểu ô nhiễm khí thải;
- Sử dụng loại dầu có tỷ lệ %S thấp (dầu DO 0,05%S) để giảm nồng độ SO2 trong khí thải sau quá trình đốt;
- Chỉ sử dụng máy phát điện dự phòng khi bị cúp điện hoặc xảy ra sự cố liên quan đến lưới điện.
Ngoài ra để tránh ảnh hưởng của hoạt động máy phát điện đến hoạt động sản xuất của nhà máy, phòng đặt máy phát điện được xây dựng đúng kỹ thuật, đặt tại khu vực riêng nhằm hạn chế tác động đến môi trường xung quanh như sau:
- Máy phát điện đặt trong phòng máy riêng thuộc khu kỹ thuật (nằm cuối hướng gió chủ đạo), cách biệt khu vực văn phòng, khu vực sản xuất.
- Phòng đặt máy phát điện được thiết kế cách âm, vật liệu cách âm là bông khoáng dạng tấm; tỷ trọng của vật liệu: 50 – 200 kg/m3; dày 50 mm, có tính năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy rất cao, chịu đươc nhiệt độ lên tới 850oC.
- Phát tán khí thải bằng ống khói với đường kính và chiều cao thích hợp (theo tính toán ở phần dưới đây);
Tính toán chiều cao ống khói của 01 máy phát điện
Dự án sử dụng 01 máy phát điện với tổng công suất 1.000 kVA, khí thải phát sinh từ quá trình vận hành máy phát điện được đấu nối với ống khói để phát tán ra môi trường. Chất lượng khí thải của máy phát điện dự phòng đạt quy chuẩn kỹ thuật và không phát sinh thường xuyên, tuy nhiên dự án sẽ xây dựng thêm ống khói cao khoảng 4m để không khí khuếch tán đều ra bên ngoài.
c. Giảm thiếu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung
Tiếng ồn và độ rung gây ra chủ yếu là do máy phát điện, hệ thống giàn lạnh và máy bơm.
Để khống chế ồn, rung của một số máy móc thiết bị tại Nhà máy (máy phát điện, máy điều hòa, hệ thống làm lạnh,…) các biện pháp đang được thực hiện tại nhà máy như sau:
- Che chắn lại khu vực nhằm giảm thiểu nguồn ồn tác động đến các văn phòng làm việc và phân xưởng sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Máy sẽ được đặt trên các bệ có đúc móng chắc chắn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật đã được qui định.
- Kiểm tra kỹ độ cân bằng khi lắp đặt; kiểm tra, bảo trì định kỳ; chú ý việc bôi trơn và thay thế, sửa chữa các chi tiết hư hỏng hoặc có dấu hiệu không đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định.
- Đặc biệt là do mật độ và số lượng công nhân đông nên Nhà máy bố trí và xây dựng cách ly hệ thống máy nén thiết bị lạnh với khu vực sản xuất. Điều này không những nhằm giảm mức độ ồn cho công nhân mà còn cách ly an toàn nếu có xảy ra sự cố nổ - vỡ hệ thống làm lạnh.
- Kiểm tra, thay thế hoặc bổ sung các đệm cao su và lò xo chống rung cho nền các thiết bị như: máy phát điện, thiết bị làm lạnh,… nếu chưa có hoặc có dấu hiệu hỏng hóc, có chế độ bảo trì định kỳ như: bôi trơn, sữa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho công nhân trong quá trình hoạt động.
d. Vi khí hậu khu vực chế biến
Do có rất nhiều người làm việc trong môi trường nhà xưởng kín nên để đảm bảo các yếu tố vi khí hậu theo tiêu chuẩn của Bộ Y Tế - TCVS 2002, Nhà máy sẽ trang bị 4 hệ thống điều hòa nhiệt độ tại khu vực chế biến và phòng đóng gói với hệ thống lọc không khí, đồng thời bố trí hợp lý khu vực giàn lạnh, kho lạnh và hạn chế tập trung công nhân tại khu vực này.
Lắp đặt hệ thống hút khói bụi cục bộ có film lọc, bẩy dầu bố trí trên khu vực bếp nấu. Mô hình hệ thống thực hiện như sau:
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy chế biến thủy hải sản khu vực Tp. HCM Dự án đã được chủ đầu tư lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Báo cáo hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126 – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khu dân cư và những quy định về dự án khu đô thị
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án nhà máy sản xuất thiết bị văn phòng phẩm
220,000,000 vnđ
215,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất nhôm định hình
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Bảng chào giá báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM
180,000,000 vnđ
170,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM nhà máy sản xuất phân bón chất lượng cao
450,000,000 vnđ
425,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy cán kéo thép xuất khẩu
185,000,000 vnđ
180,000,000 vnđ
130,000,000 vnđ
120,000,000 vnđ
Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng phát triển thành phố
350,000,000 vnđ
340,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nâng công suất nhà máy sơn NoVa
120,500,000 vnđ
118,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường bệnh viện đa khoa tỉnh Tiền Giang
450,000,000 vnđ
420,000,000 vnđ
Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biển thủy sản xuất khẩu
125,000,000 vnđ
115,000,000 vnđ
HOTLINE:
0907 957895 - 028 35146426
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn sản phẩm và dịch vụ tốt nhất
Hướng dẫn mua hàng
Hướng dẫn thanh toán
Phương thức giao nhận
Chính sách đổi trả hàng và hoàn tiền
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ TK XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28,B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579
© Bản quyền thuộc về quanlydautu.org
- Powered by IM Group
Gửi bình luận của bạn