Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, Báo cáo ĐTM của dự án nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, Báo cáo ĐTM dự án lò mổ tự động gia suc, gia cầm và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường cho dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm

  • Mã SP:DTM lo mo heo
  • Giá gốc:180,000,000 vnđ
  • Giá bán:170,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, Báo cáo ĐTM của dự án nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, Báo cáo ĐTM dự án lò mổ tự động gia suc, gia cầm và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường cho dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, lò mổ heo thịt.

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 9

1.Xuất xứ của dự án 9

2.Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện GPMT 10

2.1.Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường 10

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp thẩm quyền về dự án 12

THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 14

1. Tên chủ cơ sở 14

2. Tên cơ sở 14

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 17

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở 17

3.2. Công nghệ sản xuất/quy trình hoạt động của cơ sở 17

3.3. Sản phẩm của cơ sở 19

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 19

5. Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở 23

SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 27

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 27

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 27

KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP 29

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 29

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 29

1.1. Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước mưa 29

1.2. Công trình, biện pháp thu gom, thoát nước thải 30

1.3. Công trình, biện pháp xử lý nước thải 32

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 45

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 47

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 49

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 50

6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 51

7. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không có. 52

8. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 52

9. Các nội dung thay đổi so với giấy phép môi trường đã được cấp 52

10. Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 52

Không có. 53

CHƯƠNG IV 54

NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 54

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 54

1.1. Nội dung cấp phép xả nước thải 54

1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải 55

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 58

2.1. Nội dung cấp phép xả khí thải 58

2.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải 59

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 60

a. Nội dung cấp phép về tiếng ồn, độ rung 60

b. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn, độ rung 60

4. Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 61

5. Các yêu cầu khác về bảo vệ môi trường 63

KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 64

1. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải 64

CHƯƠNG VI 66

CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 66

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 66

2. Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 66

2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 66

2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 67

2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của cơ sở 67

3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm 68

KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA 69

VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 69

CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 71

 

 

 

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

AOC

Active Optical Cable

BOD5

Nhu cầu ôxy sinh hóa sau 5 ngày đo ở 20oC

BYT

Bộ Y tế

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD

Nhu cầu oxy hóa học

CTNH

Chất thải nguy hại

CTR

Chất thải rắn

DO

Ôxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường.

KHBVMT

Kế hoạch bảo vệ môi trường

KTXH- ANQP

Kinh tế xã hội- An ninh quốc phòng

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Quyết định

SS

Chất rắn lơ lửng

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP.HCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

Ủy ban nhân dân

USB

Universal Serial Bus

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới.

 

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 1.1. Tọa độ vị trí cơ sở 11

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của cơ sở 17

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng hóa chất của Cơ sở 17

Bảng 1.4. Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở theo thực tế 18

Bảng 1.5. Khối lượng sử dụng nước thực tế tại cơ sở 19

Bảng 1.6. Lưu lượng nước thải thực tế của Cơ sở 19

Bảng 1.7. Bảng cân bằng sử dụng nước của cơ sở 20

Bảng 1.8. Các hạng mục công trình của Cơ sở 20

Bảng 1.9. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở 22

 

Bảng 3.1. Tổng hợp khối lượng mạng lưới thu gom, thoát nước mưa 27

Bảng 3.2. Tổng hợp khối lượng mạng lưới thu gom nước thải 29

Bảng 3.3. Các thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải 39

Bảng 3.4. Danh mục máy móc, thiết bị của HTXLNT 39

Bảng 3.5. Hệ số phát thải khi sử dụng dầu DO vận hành máy phát điện 42

Bảng 3.6. Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở 46

 

Bảng 4.1. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn theo dòng nước thải 52

Bảng 4.2. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của khí thải 55

Bảng 4.3. Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung 57

Bảng 4.4. Giá trị giới hạn cho phép đối với tiếng ồn 57

Bảng 4.5. Giá trị giới hạn cho phép đối với độ rung 57

Bảng 4.6. Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại phát sinh 58

Bảng 4.7. Khối lượng chủng loại chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh 59

 

Bảng 5.1. Kết quả quan trắc nước thải năm 2021 61

Bảng 5.2. Kết quả quan trắc nước thải năm 2022 61

 

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Vị trí cơ sở 12

Hình 1.2.  Sơ đồ quy trình công nghệ giết mổ gia cầm và thủy cầm 15

Hình 1.3. Sơ đồ cân bằng vật chất quy trình giết mổ gia cầm, thủy cầm 17

Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức quản lý dự án 23

 

Hình 3.1. Sơ đồ thu gom, thoát nước mưa của cơ sở 26

Hình 3.2. Sơ đồ thu gom nước thải của cơ sở 28

Hình 3.3. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn 30

Hình 3.4.  Quy trình công nghệ xử lý nước thải của cơ sở 32

Hình 3.5. Hình ảnh khu xử lý nước thải của Cơ sở 41

Hình 3.6. Hình ảnh hồ sự cố của cơ sở 42

Hình 3.7. Hình ảnh thùng chứa rác sinh hoạt và nơi tập kết rác sinh hoạt của Cơ sở 45

Hình 3.8. Hình ảnh thùng chứa chất thải rắn thông thường (lông gà) và nơi tập kết rác thông thường của Cơ sở 46

Hình 3.9. Hình ảnh kho chứa CTNH của Cơ sở 47

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, Báo cáo ĐTM của dự án nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, Báo cáo ĐTM dự án lò mổ tự động gia suc, gia cầm và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường cho dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, lò mổ heo thit.

1. Xuất xứ của dự án

Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3901229496, đăng ký lần đầu ngày 29/8/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 04/5/2019 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 8558115162 chứng nhận lần đầu ngày 19/10/2017, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 27/5/2019 bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh. Công ty hoạt động với ngành nghề giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm tại địa chỉ Ấp Ninh Bình, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu trên diện tích khu đất khoảng 28.295,1m2 với công suất đã được phê duyệt là giết mổ gia súc công suất 600 con/ngày; giết mổ gia cầm và thủy cầm, công suất 6.000 con/ngày.

Công ty đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp Quyết định số 1724/QĐ-UBND ngày 28/7/2017 về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm của Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân.

Ngày 26/12/2017, Công ty được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 3203/QĐ-UBND về Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm Thanh Bảo Hân do Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân làm chủ dự án.

Hiện nay, Công ty đã hoàn thành một số hạng mục công trình cũng như các hạng mục công trình bảo vệ môi trường và đã đi vào hoạt động. Cụ thể, Công ty đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh xác nhận hoàn thành việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại Công văn số 907/STNMT ngày 20/02/2020 V/v xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 90m3/ngày đêm của Dự án Lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm Thanh Bảo Hân. Đồng thời, Công ty được cấp Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1593/GP-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 19/03/2020.

 Căn cứ Phụ lục II Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường thì với mục tiêu, quy mô, Dự án thuộc số thứ tự 16 cột 4 (Dự án giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp có công suất trung bình từ 100 đến dưới 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 1.000 đến dưới 10.000 gia cầm/ngày). Cơ sở không thuộc khu vực nội đô, nội thị, quá trình hoạt động cơ sở có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải tối đa 90m3/ngày, nước thải sau xử lý được xả thải vào suối Cầu Vườn Điều (Đây là nguồn nước không sử dụng cho mục đích sinh hoạt) do đó cơ sở không có yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định tại Khoản 4, Điều 25 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Trong quá trình hoạt động cơ sở có hoạt động khai thác tài nguyên nước dưới đất với lưu lượng 200m3/ngày (Cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh/ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 1604/GP=STNMT ngày 20/3/2020). Như vậy, dự án thuộc số thứ tự 1, mục I và số thứ tự 9, Mục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Danh mục các dự án đầu tư nhóm II).

Căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng phải có GPMT: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho Cơ sở: Cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường vì vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường cho Cơ sở.

So với công suất được cấp phép trước đó, hiện tại Công ty chỉ mới hoạt động giết mổ gia cầm và thủy cầm với công suất 6.000 con/ngày do đó Công ty chỉ đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Dự án Lò mổ gia cầm và thủy cầm, quy mô 6.000 con/ngày. Các mục tiêu quy mô khác khi có kế hoạch triển khai Công ty sẽ lập hồ sơ môi trường trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Do đó, Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân đã phối hợp với Công ty TNHH Thiết kế Xây dựng Môi trường Arttek tiến hành lập báo cáo Đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Dự án “Lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm Thanh Bảo Hân” trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định và cấp phép môi trường cho cơ sở. Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường được thực thiện theo mẫu báo cáo đề xuất tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

2. Các căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện GPMT

1. 

2. 

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường

a. Các văn bản pháp luật

Luật

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 ngày 29/06/2001 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001;

- Luật Hóa chất số 06/2007/QH12 ngày 21/11/2007 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21/11/2007;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/6/2010;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22/11/2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/06/2015 đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 15/06/2015;

- Luật Thú y số 79/2015/QH13 được được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/6/2015;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;

- Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17/11/2020.

Nghị định

- Nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;

- Nghị định số 17/2020/NĐ – CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương;

- Nghị định số 55/2021/NĐ – CP ngày 24/05/2021 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 155/2016/NĐ – CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

Thông tư

- Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y

- Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thú y.

- Thông tư số 32/2017/TT – BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ – CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất;

- Thông tư số 10/2021/TT – BTNMT ngày 30/06/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư số 17/2021/TT – BTNMT ngày 14/10/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Thông tư số 02/2022/TT – BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

b. Các quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở được thực hiện dựa trên các cơ sở, tiêu chuẩn kỹ thuật sau:

- QCVN 24:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 27:2016/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Rung - Giá trị cho phép tại nơi làm việc;

- Các tiêu chuẩn môi trường của một số tổ chức quốc tế: WHO (Tổ chức Y tế Thế giới), Cộng đồng Châu Âu.

- QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.

- QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 01 -150 : 2017/BNNPTNT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung.

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận hoạt động kinh doanh số 3901229496 đăng ký lần đầu ngày 29/8/2016, đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 04/5/2019 do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp;

- Quyết định số 1724/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm của Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28/07/2017;

- Quyết định số 3203/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm Thanh Bảo Hân do Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân làm chủ dự án.

- Công văn số 907/STNMT-PBVMT ngày 20/02/2020 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh V/v Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 90m3/ngày đêm của Dự án Lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm Thanh Bảo Hân.

- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1593/GP-STNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 19/03/2020;

- Giấy phép khai thác nước dưới đất số 1604/GP-STNMT (điều chỉnh lần 1) do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp ngày 20/03/2020;

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 05/TDPCCC do Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Tây Ninh cấp ngày 10/01/2019.

- Văn bản đồng ý nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy số 151/NT-PCCC ngày 14/10/2019 do Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Tây Ninh cấp.

- Quyết định số 2739/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh Về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân.

- Hợp đồng thuê đất số 01/6/HĐTĐ ngày 04/06/2019 giữa Ủy ban nhân dân tỉnh/Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh và Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân.

- Hợp đồng số TN77/22/HĐXLTN-TBH ngày 03/04/2022 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thông thường giữa Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân và Công ty Cổ phần Môi Trường Xanh VN, có hiệu lực đến ngày 03/04/2023.

- Hợp đồng số 01/2022/HĐ-CTY-TBH ngày 01/01/2022 về việc thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt giữa Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân và Công ty TNHH Môi Trường Dương Minh Châu, có hiệu lực đến ngày hai bên đồng ý chấm dứt và thanh lý hợp đồng.

- Hợp đồng số TN71/21/HĐXLTN-TBH ngày 03/04/2022 về việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại giữa Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân và Công ty Cổ phần Môi Trường Xanh VN, có hiệu lực đến ngày 03/04/2023.

- Hợp đồng số 040/2023/MTXTN-HĐ ngày  tháng năm 2023 v/v thu gom vận chuyển rác thải năm 2023 giữa Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân và Công ty TNHH Môi Trường Hoàng Nam, có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, Báo cáo ĐTM của dự án nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, Báo cáo ĐTM dự án lò mổ tự động gia suc, gia cầm và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường cho dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Theo Quyết định số 1724/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án lò mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm của Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp ngày 28/07/2017, cơ sở hoạt động với ngành nghề chính là giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm với quy mô 600 gia súc/ngày và 6.000 con gia cầm, thủy cầm/ngày với tổng mức đầu tư là 8.500.000.000 (Tám tỷ năm trăm triệu đồng). Hiện nay, cơ sở đã đi vào hoạt động giai đoạn 1 với quy mô 6.000 gia cầm, thủy cầm/ngày; vốn đầu tư cho giai đoạn hiện hữu là 5.525.000.000 đồng (Năm tỷ, năm trăm hai mươi lăm triệu đồng).

Xét theo tiêu chí về đầu tư công tại Luật đầu tư công năm 2019 và Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đầu tư công, dự án thuộc loại hình “Nhà máy chế biến nông, lâm sản khác” được quy định cụ thể tại Khoản 3, Điều 10 và điểm d, khoản 4, Điều 8 Luật đầu tư công (Dự án có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng). Do đó dự án thuộc nhóm C. 

Xét theo tiêu chí của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn chi tiết Luật: Căn cứ Phụ lục II Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường thì với mục tiêu, quy mô, Dự án thuộc số thứ tự 16 cột 4 (Dự án giết mổ gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp có công suất trung bình từ 100 đến dưới 1.000 gia súc/ngày hoặc từ 1.000 đến dưới 10.000 gia cầm/ngày). Cơ sở không thuộc khu vực nội đô, nội thị, quá trình hoạt động cơ sở có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải tối đa 90m3/ngày, nước thải sau xử lý được xả thải vào suối Cầu Vườn Điều (Đây là nguồn nước không sử dụng cho mục đích sinh hoạt) do đó cơ sở không có yếu tố nhạy cảm về môi trường được quy định tại Khoản 4, Điều 25 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ. Trong quá trình hoạt động cơ sở có hoạt động khai thác tài nguyên nước dưới đất với lưu lượng 200m3/ngày (Cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh/ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 1604/GP-STNMT ngày 20/3/2020). Như vậy, dự án thuộc số thứ tự 1, mục I và số thứ tự 9, Mục III, Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (Danh mục các dự án đầu tư nhóm II).

Căn cứ Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng phải có GPMT: Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về thẩm quyền cấp giấy phép môi trường cho Cơ sở: Cơ sở đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường vì vậy Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh có thẩm quyền cấp Giấy phép môi trường cho Cơ sở. Và báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án được xây dựng theo mẫu tại Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022.

1. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư và các văn bản liên quan đến việc phê duyệt dự án, cơ sở được cấp phép với quy mô hoạt động là 600 gia súc/ngày và 6.000 gia cầm và thủy cầm/ngày. Và hiện tại cơ sở chỉ mới hoạt động giết mổ gia cầm và thủy cầm với công suất 6.000 con/ngày do đó Công ty chỉ đề xuất cấp giấy phép môi trường cho Dự án Lò mổ gia cầm và thủy cầm, quy mô 6.000 con/ngày. Các mục tiêu quy mô khác khi có kế hoạch triển khai Công ty sẽ lập hồ sơ môi trường trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Quy mô dự án: 6.000 con gia cầm/ngày.

Tổng diện tích sử dụng đất: 28.295,1 m2.

3.2. Công nghệ sản xuất/quy trình hoạt động của cơ sở

Trong phạm vi báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường này chỉ đề cập đến quy trình hoạt động giết mổ gia cầm và thủy cầm của cơ sở. Chi tiết quy trình hoạt động của cơ sở như sau:

§ Thuyết minh quy trình công nghệ:

Nguyên liệu của quá trình sản xuất là gia cầm và thủy cầm đã qua kiểm dịch được nhập về cơ sở và được đưa vào quy trình giết mổ trong ngày. Cơ sở không tổ chức lưu trữ gia cầm, thủy cầm.

Gia cầm và thủy cầm nhập về trong ngày được chuyển sang xưởng giết mổ. Tại xưởng giết mổ, gia cầm và thủy cầm được giết mổ theo công nghệ sạch và khép kín.

Trước tiên, gia cầm và thủy cầm được gây ngất bằng dòng điện vừa đủ để gây mê mà không ảnh hưởng đến chất lượng thịt. Sau khi gây mê gia cầm và thủy cầm, công nhận sẽ tiến hành cắt tiết và chứa tiết trong máng hứng tiết. Sau khi được lấy hết tiết, gia cầm và thủy cầm được đưa qua bồn nhúng nước nóng tự động hoạt động bằng điện ở nhiệt độ khoảng 650C để dễ lấy lông mà không làm rách da của động vật khi qua máy đánh lông. Nước nhúng gia cầm, thủy cầm sau một thời gian thì nồng độ chất bẩn tăng lên thì sẽ được xả bỏ để thay vào nước mới. Gia cầm và thủy cầm tiếp tục được chuyển sang máy đánh lông tự động để làm sạch lông, máy đánh lông có khả năng làm sạch lông trên gia cầm và thủy cầm khoảng 90%, phần lông còn lại sẽ được công nhân nhổ bằng thủ công (cơ sở không sử dụng sáp trong quá trình đánh lông), tại công đoạn này sẽ phát sinh chất thải là lồng và được chứa trong các sọt sau đó sẽ thu gom bán cho đơn vị chức năng cần thu mua, lông gia cầm và thủy cầm có thể dùng cho ngành may mặc. Suốt quá trình trên, gia cầm và thủy cầm được vận chuyển bằng hệ thống băng chuyền treo (Cụm truyền động I).

Sau quá trình đánh lông, gia cầm và thủy cầm được chuyển qua bàn mổ để tách nội tạng ra khỏi gia cầm và thủy cầm, một số bộ phận nội tạng của gia cầm và thủy cầm có thể làm thực phẩm hoặc dùng làm thức ăn cho gia súc, phần nội tạng làm phụ phẩm sẽ được sơ chế và rửa sạch trước khi xuất hàng phụ phẩm, công đoạn này được thực hiện thủ công và sẽ phát sinh chất thải là phần nội tạng thừa. Sau đó gia cầm và thủy cầm được chuyển qua bồn rửa nước lạnh, hỗn hợp nước muối và khí ozone để làm sạch và khử trùng trước khi chuyển sang đóng gói. Trong quá trình sản xuất trên, gia cầm được vận chuyển trong 2 cụm truyền động II và III.

Trước khi đóng gói gia cầm và thủy cầm được treo trên xích tải truyền động (Cụm truyền động IV) dài 100m để làm ráo. Sau đó sẽ được đưa vào phòng đóng gói sản phẩm. Cuối cùng gia cầm và thủy cầm sau đóng gói được chuyển sang phòng đông lạnh.

3.1. Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm của cơ sở là gia cầm, thủy cầm đã được làm sạch với sản lượng tối đa 6.000 con/ngày. 

1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

a. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu

Nhu cầu nguyên vật, nhiên liệu sử dụng cho hoạt động của cơ sở được trình bày chi tiết dưới đây:

Bảng 1.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên liệu của cơ sở

STT

Nguyên, nhiên, vật liệu

Đơn vị

Số lượng

1

Gia cầm, thủy cầm

Con/ngày

6.000

2

Dầu DO

Lít/Năm

500

 

Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân

 
 

Tỷ lệ hao hụt sau khi giết mổ gia cầm, thủy cầm là 20%. Nghĩa là 1kg gà lông còn 0,8kg gà thịt.

 

Hình 1.1. Sơ đồ cân bằng vật chất quy trình giết mổ gia cầm, thủy cầm

b. Nhu cầu sử dụng hóa chất

Nhu cầu sử dụng hóa chất của cơ sở trong quá trình hoạt động được trình bày chi tiết dưới đây:

Bảng 1.2. Nhu cầu sử dụng hóa chất của Cơ sở

STT

Tên hóa chất

Nhu cầu
sử dụng (Kg/năm)

Mục đích sử dụng

I

Hóa chất phục vụ sản xuất

1

Chloramine B

120

Khử trùng trong quá trình nhập gia cầm, thủy cầm

2

Chế phẩm sinh học khử mùi

150

Khử mùi các khu vực giết mổ

3

Khí ozone

10.500

Làm sạch và khử khuẩn gia cầm, thủy cầm

II

Hóa chất trong xử lý nước thải

1

Chlorine

300

Khử trùng

 

Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân

c. Nguồn cung cấp điện

Nguồn cung cấp điện

Nguồn điện Công ty sử dụng được lấy từ mạng lưới cung cấp điện của khu vực do Tổng Công ty Điện lực Miền Nam– Công ty Điện lực Tây Ninh – Điện lực Dương Minh Châu cung cấp.

Nhu cầu sử dụng điện

Hiện tại, nhu cầu sử dụng điện cho hoạt động của cơ sở trung bình khoảng 77.882kWh/tháng để phục vụ cho hoạt động sản xuất, chiếu sáng, sinh hoạt,...

Nhu cầu sử dụng điện hiện tại cơ sở được ước tính trung bình từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2022 như sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở theo thực tế

STT

Tháng sử dụng

Nhu cầu sử dụng (kW/tháng)

1

Tháng 1/2022

83.309

2

Tháng 2/2022

81.188

3

Tháng 3/2022

89.705

4

Tháng 4/2022

92.824

5

Tháng 5/2022

65.403

6

Tháng 6/2022

72.921

7

Tháng 7/2022

59.823

 

Trung bình

77.882

 

(Nguồn:: Nhu cầu sử dụng điện hiện tại tính trung bình theo hóa đơn điện 7 tháng năm 2022 –Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân)

(Chi tiết các hóa đơn tiền điện được đính kèm tại Phụ lục báo cáo)

Ngoài ra, dự án còn trang bị 01 máy phát điện dự phòng với công suất 1.500kVA để dự phòng trong trường hợp có sự cố mất điện, máy phát điện sử dụng nhiên liệu là dầu DO.

d. Nguồn cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước

Nguồn nước cung cấp của cơ sở được lấy từ nguồn nước dưới đất tại 02 giếng khoan trong khuôn viên cơ sở với tổng lưu lượng khai thác tối đa là 200 m3/ngày đêm.

Cơ sở đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất (điều chỉnh lần 1) số 1604/GP-STNMT ngày 20/3/2020 với các thông tin cụ thể như sau:

+ Số giếng khai thác: 02 giếng.

+ Lưu lượng khai thác: 200m3/ngày.

+ Số ngày khai thác: 306 ngày/năm.

+ Thời hạn khai thác: 05 năm kể từ ngày cấp phép.

+ Chế độ khai thác năm: Đến hết ngày 07/10/2024.

(Đính kèm Giấy phép tại Phụ lục báo cáo).

Căn cứ vào sổ theo dõi lưu lượng từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2022 và số liệu thống kê thực tế tại cơ sở, nhu cầu sử dụng nước và lưu lượng nước thải trong quá trình hoạt động của cơ sở được trình bày trong các bảng dưới đây

Bảng 1.4. Khối lượng sử dụng nước thực tế tại cơ sở

STT

Tháng

Nhu cầu sử dụng

Số ngày làm việc trung bình

(m3/tháng)

(m3/ngày)

1

Tháng 01/2022

1.833

59,13

31

2

Tháng 02/2022

1.649

58,89

28

3

Tháng 03/2022

1.826

58,9

31

4

Tháng 04/2022

2.176

72,53

30

5

Tháng 05/2022

1.758

56,7

31

6

Tháng 06/2022

1.776

59,2

30

7

Tháng 07/2022

1.774

57,23

31

8

Tháng 08/2022

1.849

59,65

31

9

Tháng 09/2022

1.685

56,17

30

10

Tháng 10/2022

1.744

56,26

31

Lưu lượng nước cấp trung bình

1.807

59,47

 

 

(Nguồn: Số liệu năm 2022, Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân)

Bảng 1.5. Lưu lượng nước thải thực tế của Cơ sở

STT

Tháng

Lưu lượng nước thải

Số ngày làm việc

(m3/tháng)

(m3/ngày)

1

Tháng 01/2022

1.698

54,77

31

2

Tháng 02/2022

1.529

54,6

28

3

Tháng 03/2022

1.823

58,8

31

4

Tháng 04/2022

1.928

64,27

30

5

Tháng 05/2022

1.644

53,03

31

6

Tháng 06/2022

1.686

56,2

30

7

Tháng 07/2022

1.692

54,58

31

8

Tháng 08/2022

1.766

56,97

31

9

Tháng 09/2022

1.628

54,27

30

10

Tháng 10/2022

1.685

54,35

31

Lưu lượng nước thải trung bình

1.708

56,18

 

 

Nguồn: Số liệu năm 2022, Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân

(Sổ theo dõi lưu lượng được đính kèm ở phụ lục)

Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở được trình bày chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 1.6. Bảng cân bằng sử dụng nước của cơ sở

Mục đích sử dụng nước

Lưu lượng nước cấp

(m3/ ngày)

Lượng nước thải

(m3/ ngày)

Tối đa

Trung bình

Tối đa

Trung bình

Sinh hoạt của công nhân viên

6,0

6,0

6,0

6,0

Nước phục vụ cho hoạt động giết mổ

68

48

68

48

Nước vệ sinh sàn nhà, nhà xưởng

2

2

2

2

 Tổng nhu cầu sử dụng nước thường xuyên

(Không bao gồm nước tưới cây, PCCC)

76

56

76

56

 

Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân

2. Các thông tin khác liên quan đến Cơ sở

a. Quy mô xây dựng Cơ sở

Diện tích của Công ty là 28.295,1m2, diện tích phục vụ xây dựng các hạng mục công trình hiện hữu của cơ sở là 15.564,36m2. Chi tiết các hạng mục công trình được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.7.  Các hạng mục công trình của Cơ sở 

STT

Hạng mục công trình

Diện tích (m2)

Ghi chú

A

Đất xây dựng giai đoạn 1

15.564,36

 

I

Các hạng mục công trình chính

2.214,32

 

1

Nhà xưởng giết mổ gia cầm và thủy cầm

1.200

 

2

Kho chứa gia cầm

212,6

 

3

Nhà kho

58,32

 

4

Văn phòng 1

281

 

5

Văn phòng quản lý

383

 

6

Văn phòng 2

79,4

 

II

Các hạng mục công trình phụ trợ

7.544,94

 

7

Nhà ở công nhân

120

 

8

Căn tin

205,6

 

9

Xưởng cơ khí

335

 

10

Nhà bảo vệ

14,44

 

11

Trạm điện + Nhà máy phát điện

56

 

12

Nhà xe hai bánh

100

 

13

Khu rửa tay

32,4

 

14

Kho xuất nhập hàng (Kho container)

203

 

15

Khu xử lý nước cấp

85,5

 

16

Đường nội bộ

2.721

 

17

Ao cá cảnh (02 ao)

3.672

 

III

Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường

6.805,1

 

1

Khu xử lý nước thải

168

 

2

Ao sinh học

400

 

3

Bể điều hòa

24

 

4

Bể khử trùng

6

 

5

Hồ sự cố

315

 

6

Nhà vệ sinh

35,4

 

7

Bể tự hoại (03 bể diện tích lần lượt là 6m2, 10m2, 8m2)

-

Đặt ngầm dưới đất

8

Kho chứa rác thải nguy hại

15

 

9

Khu vực lưu chứa CTRTT

22,7

 

10

Cây xanh

5.819

 

B

Đất trống dự phòng cho giai đoạn sau

12.730,74

 

Tổng

28.295,1

 

 

Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân

e.  Tổng vốn đầu tư

Tổng vốn đầu tư: 8.500.000.000 (tám tỷ năm trăm triệu) đồng. Trong đó vốn góp để thực hiện dự án là 8.500.000.000 (tám tỷ năm trăm triệu) đồng, chiếm tỷ lệ 100% tổng vốn đầu tư, vốn đầu tư cho giai đoạn hiện tại chiếm khoảng 65% so với tổng vốn đầu tư, tương đương khoảng 5.525.000.000 đồng (Năm tỷ, năm trăm hai mươi lăm triệu đồng).

Phần quy mô, mục tiêu chưa triển khai là giết mổ gia súc với công suất 600 con/ngày.

f. Nhu cầu lao động

Tổng nhu cầu lao động của cơ sở tối đa khoảng 80 người, trong đó có khoảng 65 công nhân và 15 cán bộ văn phòng.

Thời gian làm việc trung bình: 300 ngày/năm.

+ Số ca làm việc mỗi ngày: 01 ca, 08 giờ làm việc/01 ca.

g. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở

Danh mục máy móc thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở được trình bày trong bảng bên dưới:

Bảng 1.8. Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động của cơ sở

STT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Xuất xứ

Năm sản xuất

Tình trạng

1

Máy gây ngất

Cái

1

Việt Nam

2017

Còn hoạt động tốt

2

Máng hứng tiết

Cái

1

Việt Nam

2017

3

Bồn nhúng nước nóng

Cái

1

Nhật Bản

2017

4

Nồi hơi

Cái

1

Đài Loan

2017

5

Máy đánh đông 1

Cái

1

Nhật Bản

2017

6

Máy đánh đông 2

Cái

1

Nhật Bản

2017

7

Rớt gà

Cái

1

Nhật Bản

2017

8

Bồn rửa ozon

Cái

1

Nhật Bản

2017

9

Máy rửa móc

Cái

1

Nhật Bản

2017

10

Bàn mổ lòng và nhổ lông con

Cái

10

Việt Nam

2017

11

Bàn thành phẩm

Cái

4

Việt Nam

2017

12

Bồn nhúng lạnh

Cái

1

Nhật Bản

2017

14

Tủ điện điều khiển

Hệ

1

Nhật Bản

2017

15

Cụm truyền động (I)

Hệ

2

Đài Loan

2017

16

Con lăn và móc treo (I)

Hệ

375

Đài Loan

2017

17

Xích tải chủ động và đường ray (I)

m

85

Đài Loan

2017

18

Cụm truyền động (II)

Hệ

1

Đài Loan

2017

19

Con lăn và móc treo (II)

Hệ

140

Đài Loan

2017

20

Xích tải chủ động và đường ray (II)

m

32

Đài Loan

2017

21

Cụm truyền động (III)

Hệ

1

Đài Loan

2017

22

Con lăn và móc treo (III)

Hệ

150

Đài Loan

2017

23

Xích tải chủ động và đường ray (III)

Hệ

34

Đài Loan

2017

24

Cụm truyền động (IV)

Hệ

2

Đài Loan

2017

25

Con lăn và móc treo (IV)

Hệ

440

Đài Loan

2017

26

Xích tải chủ động và đường ray (IV)

m

100

Đài Loan

2017

27

Máy phát điện dự phòng 1.500kVA

Cái

01

Trung Quốc

2017

 

 

Nguồn: Công ty TNHH MTV Thanh Bảo Hân

Hình 3.1.  Quy trình công nghệ xử lý nước thải của cơ sở

Thuyết minh quy trình:

Nước thải từ các công đoạn sản xuất, nước thải vệ sinh nhà xưởng và nước thải sinh hoạt sau bể tự hoại được đưa vào hệ thống chứa trong bể thu gom.

 Bể thu gom

Bể thu gom có nhiệm vụ thu gom các nguồn nước xả thải cần xử lý và chuyển cao độ mực nước thấp lên các hạng mục xử lý tiếp theo.

Trước khi đi vào hố thu, nước thải được dẫn đi qua song chắn rác thô. Song chắn rác thô thường được lắp đặt đầu tiên của quy trình xử lý để bảo vệ các thiết bị khỏi thiệt hại do các hạt thô trong nước thải (bơm, thiết bị trộn…). Tại đây, rác có kích thước cỡ > 10 mm được loại bỏ. Lượng rác này được gom vào thùng chứa rác và được công ty có chức năng thu gom và xử lý định kỳ.

Định kỳ vệ sinh song chắn rác 2 – 3 ngày/lần.

Sau đó nước thải sẽ được bơm vào bể lắng 2 vỏ để loại bỏ đi những cặn bẩn trước khi sang các công đoạn xử lý tiếp theo.

 Bể lắng hai vỏ

Bể lắng 2 vỏ gồm có 2 phần bao gồm:

- Máng lắng: lưu giữ chất thải không phân hủy từ ngăn chứa.

- Ngăn lên men: chất thải sau xử lý ở ngăn chứa sẽ nằm ở ngăn này và lọc các chất thải còn đang lơ lửng.

Tại đây tại đây các tạp chất lơ lửng sẽ được lắng lại rồi sau đó các cặn lắng sẽ được lên men bằng quá trình kỵ khí. Nước thải sau đó tự chảy sang bể điều hòa.

 Bể điều hòa

Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ của chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau giúp cho các vi sinh có thể thích nghi với nước thải trong điều kiện ổn định, tránh được tình trạng vi sinh bị sốc tải. Bên cạnh đó, việc điều hòa lưu lượng và nồng độ giúp cho các quá trình sử dụng hóa chất cũng như chế độ hoạt động của các thiết bị cơ khí như bơm, máy thổi khí được duy trì một cách ổn định.

Nước sau bể điều hòa tiếp tục được bơm lên hộp chia lưu lượng (Flow Control Box), tại đây một phần nước thải sẽ được tuần hoàn trở lại bể điều hòa, một phần tiếp tục lưu chuyển tới bể kỵ khí.

 Bể kỵ khí

Sau bể điều hòa, nước thải được đưa sang bể phân hủy kỵ khí. Bể phân hủy kỵ khí sử dụng vi sinh vật kỵ khí để phân hủy hàm lượng lớn chất hữu cơ trong nước thải.

Quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện kỵ khí là do sự hoạt động của các vi sinh vật trong môi trường mà không cần sự có mặt của oxi không khí và sản phẩm cuối cùng tạo ra gồm CH4, CO2, N2, H2,… và trong đó khí CH4(metan) chiếm tới 65%. Quá trình này còn có thể gọi là quá trình lên men metan.

Quá trình xử lý kỵ khí trong điều kiện nhân tạo có thể được áp dụng để xử lý các loại cặn bã chất thải công nghiệp có hàm lượng chất bẩn hữu cơ cao BOD 10-30(g/l).

Quá trình phân hủy kị khí chất bẩn là quá trình diễn ra hàng loạt các phản ứng sinh hóa phức tạp và có thể hợp thành 4 giai đoạn, các giai đoạn trong quá trình xử lý sinh học kỵ khí:

Có nhiều nhóm vi khuẩn khác nhau tham gia vào quá trình sinh học kỵ khí. Phản ứng chung của quá trình như sau:

Chất hữu cơ  CH4 + CO2 + H2 + NH2 + H2S

- Nhóm 1: Vi khuẩn thủy phân

Nhóm vi sinh vât này phân hủy các chất hữu cơ phức tạp (Protein, cellulose, lignin, lipids) thành những đơn phân tử hòa tan như acid amin, glucose, acid béo và glycerol. Các đơn phân tử này lại được nhóm vi khuẩn thứ 2 sử dụng làm cơ chất. Quá trình này được xúc tác bởi các enzim ngoại bào như cellulase, protease và lipase. Tuy nhiên quá trình thủy phân diễn ra tương đối chậm và có thể làm giới hạn khả năng phân hủy kỵ khí của một số chất thải nguồn gốc cellulose, có chứa lignin.

- Nhóm 2: Nhóm vi khuẩn lên men acid

Nhóm này sẽ chuyển hóa đường, acid amin, acid béo để tạo thành các acid hữu cơ như acetic, propionic, formic, lactic, butyric, succinic, các alcol và kentons như ethanol, methanol, glycerol, aceton, acetat, CO2 và H2. Acetat là sản phẩm chính của quá trình lên men carbonhydrat. Các sản phẩm được tạo thành rất khác nhau theo loại vi khuẩn và các điều kiện nuôi cấy (nhiệt dộ, pH, thế oxy hóa khử).

- Nhóm 3: Vi khuẩn acetic

Nhóm này gồm các vi khuẩn như Syntrobacter wolinii và syntrophomonas wolfei chuyển hóa các acid béo và alcol thành acetat, hydrogen và CO2, mà chúng sẽ được vi khuẩn metan sử dụng tiếp theo. Nhóm này đòi hỏi thể Hydro thấp để chuyển hóa các acid béo, do đó cần giám sát nồng độ hydro. Dưới áp suất riêng phần của hydro khá cao, sự tạo thành acetat sẽ bị giảm và cơ chất sẽ được chuyển hóa thành acid propionic, butyric và ethanol hơn là metan. do vậy có một mối quan hệ cộng sinh giữa vi khuản qcetogenic và vi khuẩn metan. Vi khuẩn metan sẽ giúp đạt được thế hydro thấp mà vi khuẩn acetogenic cần.

Ethanol, acid propionic và butyric được chuyển hóa thành acid acetic bởi nhóm vi khuẩn acetogenic.

Vi khuẩn Acetogenic tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với vi khuẩn metan với max = 1 hr-1 và 0.04 hr-1.

- Nhóm 4:  Vi khuẩn metan

    Nhóm vi khuẩn metan bao gồm cả vi khuẩn gram âm và gram dương với các hình dạng rất khác nhau. Vi khuẩn metan tăng trưởng chậm trong nước thải và thời gian thế hệ của chúng thay đổi từ 3 ngày ở 350C và tăng lên đến 50 ngày ở 100C.

Vi khuẩn metan được chia làm hai nhóm phụ.

1. Nhóm vi khuẩn metan hydrogrnotrophic nghĩa là sử dụng hydrogen hóa tự dưỡng: chuyển hóa hydro và CO2 thành metan.

CO2 + H2 —> CH4 + 2 H2O

Nhóm này giúp duy trì áp suất riêng phần thấp cần thiết để chuyển hóa acid bay hơi và alcol hình thành acetat.

2. Nhóm vi khuẩn metan acetotrophic, còn gọi là vi khuẩn phân giải acetat, chúng chuyển hóa acetat thành metan và CO2.

CH3COOH —>  CH4 + CO2

Trong 3 giai đoạn đầu thì lượng COD hầu như không giảm, COD chủ yếu chỉ giảm trong giai đoạn metan hóa.

- Lắp tấm lắng lamella: Nước vào bể kị khí sẽ di chuyển theo chiều từ dưới lên trên theo chiều nghiêng 60o của các tấm lắng lamella, trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamella. Khi các bông lắng kết dính với nhau trên bề mặt tấm lắng lamella đủ nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên thì bông kết tủa sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể và tách pha khí đi lên trên bề mặt bể và thoát ra ngoài.

Sau quá trình kỵ khí thì nước thải được bơm lên bể thiếu khí.

 Bể thiếu khí

Tại đây, các vi khuẩn dị dưỡng tùy tiện còn gọi là vi khuẩn khử nitrat sẽ khử nitrat thành khí N2.

Các vi khuẩn dị dưỡng cần nguồn carbon như là nguồn thức ăn để sinh trưởng và phát triển. Vi khuẩn khử nitrat sử dụng nguồn oxy từ các phân tử nitrat cho hoạt động của mình. Quá trình thiếu khí khử nitrat diễn ra hiệu quả khi DO thấp hơn 0,5mg/l, lý tưởng hơn cả là DO thấp hơn 0,2mg/l. Khi đó vi khuẩn bẻ gãy liên kết trong ion nitrat để lấy oxy. Kết quả là nitrat bị khử thành N2O và cuối cùng là N2, sản phẩm cuối cùng thân thiện với môi trường.

Quá trình khử nitrat thể hiện qua phương trình sau:

6NO3- + 5CH3OH     ->     3N2 + 5CO2 + 7H2O + 6OH-

 Bể hiếu khí

Quá trình sinh học hiếu khí đã được chứng minh rất hiệu quả trong các hệ thống xử lý nước thải sản xuất và sinh hoạt. Đây là quy trình đã được cải tiến các thông số thiết kế, vận hành để đem lại hiệu quả xử lý cao và chi phí đầu tư, vận hành thấp.

Dưới sự cung cấp oxy không khí từ hệ thống máy thổi khí B-301A/B, các vi sinh hiếu khí sẽ sinh trưởng và phát triển sinh khối nhờ vào quá trình tiêu thụ các chất hữu cơ ô nhiễm. Cụ thể quá trình như sau:

Không khí được đưa vào bằng máy thổi khí B-301A/B, lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn được duy trì trong khoảng 2 – 4 mg/L nhằm đảm bảo cung cấp đủ lượng oxy cho sinh vật sống tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải. Tại đây các chất hữu cơ ô nhiễm được vi sinh vật sử dụng làm nguồn thức ăn để tạo nên tế bào mới. Sản phẩm của quá trình này chủ yếu là CO2, H2O và sinh khối vi sinh vật, các sản phẩm chứa Nitơ, Photpho và lưu huỳnh sẽ được vi sinh vật hiếu khí chuyển thành dạng NO3-, PO43-, SO42- và các sản phẩm này sẽ bị khử bởi các vi sinh vật thiếu khí. Trong xử lý sinh học hiếu khí có giá thể các vi sinh thiếu khí phát triển chủ yếu ở lớp bên trong của màng vi sinh.

Quá trình này được biểu diễn thông qua sơ đồ sau:

 

(CHO) nNS CO2 + H2O  +  Tế bào mới  +  Các sản phẩm dự trữ

60%                                 38%

                                                +    NH4-        +          H2S      + Năng lượng

 

 

- Quá trình khử Nitơ diễn ra như sau:

                    Thủy phân                  VSV, O2 Cacbon,                   VSV

Nitơ hữu cơ                    Nitơ amonia                 Nitrit, nitrat                 N2

 Bể lắng

Nước thải sau quá trình xử lý sinh học chứa nhiều màng vi sinh. Do vậy cần phải tách chúng ra khỏi nước trước khi qua quá trình xử lý tiếp theo. Bể lắng được thiết kế nhằm mục đích tách loại bông bùn vi sinh ra khỏi nước sau xử lý bằng quá trình lắng trọng lực.

Bể lắng được chia làm 3 phần:

- Phần nước trong;

- Phần lắng;

- Phần chứa bùn.

Nước đưa vào ống trung tâm rồi từ đó phân phối đều khắp bể. Dưới tác dụng của trọng lực và tấm chắn hướng dòng các bông bùn vi sinh lắng xuống đáy, nước trong di chuyển lên trên. Phần nước trong sẽ được thu gom qua hệ thống máng tràn tiếp tục chảy sang Bể trung gian.

Tại bể lắng sinh học sẽ bổ sung thêm tấm lắng lamella, nước di chuyển theo chiều từ dưới lên trên theo chiều nghiêng 60o của các tấm lắng lamella, trong quá trình di chuyển các cặn lắng sẽ va chạm vào nhau và bám vào bề mặt tấm lắng lamella. Khi các bông lắng kết dính với nhau trên bề mặt tấm lắng lamella đủ nặng và thắng được lực đẩy của dòng nước đang di chuyển lên thì bông kết tủa sẽ trượt xuống theo chiều ngược lại và rơi xuống đáy bể lắng.

 Ao sinh học

Nước sẽ được chuyển từ bể lắng sang ao sinh học. Các hoạt động diễn ra trong hồ sinh học là kết quả của sự cộng sinh phức tạp giữa nấm và tảo, giúp ổn định dòng nước và làm giảm các vi sinh vật gây bệnh. Vi sinh vật sử dụng oxy từ rêu tảo trong hóa trình quang hợp cũng như oxy từ không khí để oxy hóa các chất hữu cơ và rong tảo trong hồ lại tiêu thụ CO2, photphat và nitrat amon sinh ra từ sự phân hủy, oxy hóa các chất hữu cơ của vi sinh vật.

 Bể khử trùng

Nước thải sau khi ổn định tại ao sinh học sẽ được dẫn về bể khử trùng, tại đây nước thải được khử trùng bằng Chlorine. Quá trình tiêu diệt vi sinh vật xảy ra hai giai đoạn. Đầu tiên hóa chất khử trùng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào vi sinh, sau đó phản ứng với men bên trong tế bào và phá hoại quá trình trao đổi chất dẫn đến sự diệt vong của tế bào vi sinh.

Nước thải sau xử lý sẽ đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp - QCVN 40:2011/BTNMT (Cột A, Kq=0,9, Kf=1,1) trước khi thải ra suối Cầu Vườn Điều.

Bùn lắng từ bể lắng sau khi tập trung ở đáy bể lắng được định kỳ bơm vào bể chứa bùn. Một phần bùn được tuần hoàn về bể hiếu khí để đảm bảo lượng bùn hoạt tính trong bể hiếu khí được cung cấp đầy đủ cho vi sinh vật phát triển.

   Bể chứa bùn

Phần bùn từ bể lắng có độ ẩm cao sẽ đưa sang bể chứa bùn.

Bể chứa bùn có nhiệm vụ làm tăng mật độ bùn trong dòng đồng thời phân hủy một phần bùn. Phần nước trong phía trên đưa về bể điều hòa để xử lý, phần bùn được bơm sang sân phơi bùn để phơi cho bùn khô.

  Sân phơi bùn

Bùn từ bể chứa sẽ được đưa đến sân phơi bùn.

Công dụng chính của sân phơi bùn là làm giảm thể tích và khối lượng của cặn.

Ưu điểm của sân phơi bùn:

+ Sân phơi bùn có kích thước rộng lớn do đó cho phép phơi bùn rộng rãi hơn cả phơi khô bằng sân tự nhiên.

+ Sử dụng sân phơi bùn sẽ giúp cho việc xử lý bùn thải tối ưu hơn. Sân phơi bùn giúp làm giảm thể tích và khối lượng của chất cặn.

+ Sân phơi bùn được thiết kế gắn liền với quy trình xử lý bùn thải hiện đại. Do đó sẽ giảm chi phí và xử lý tốt bùn thải, không gây ô nhiễm môi trường.

 Hồ sự cố

Ngoài ra, cơ sở đã bố trí 01 hồ sự cố với dung tích khoảng 630m3 để lưu chứa nước thải khi hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Khi hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố, nước từ ao sinh học được bơm vào hồ sự cố. Sau khi sự cố được khắc phục nước thải được bơm cưỡng bức từ hồ sự cố về bể điều hòa để tiếp tục quá trình xử lý nước thải.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM của dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm, Báo cáo ĐTM của dự án nhà máy giết mổ gia súc, gia cầm, Báo cáo ĐTM dự án lò mổ tự động gia suc, gia cầm và thủ tục xin cấp giấy phép môi trường cho dự án lò giết mổ gia súc, gia cầm và thủy cầm.

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha