Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm tại KCN Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm

  • Giá gốc:130,000,000 vnđ
  • Giá bán:120,000,000 vnđ Đặt mua

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm 

MỤC LỤC

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG  1

MỞ ĐẦU  14

1. Xuất xứ của dự án  14

1.1.Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án  14

1.2.Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư …………………...………………… 15

1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt  15

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM  15

2.1.Các văn bản pháp luật và kỹ thuật  15

2.2.Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng  17

2.3.Hồ sơ pháp lý làm cơ sở cho báo cáo .  17

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM  18

4. Tổ chức thực hiện ĐTM  18

Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN  20

1.1. Tên dự án   20

1.2. Chủ dự án   20

1.3. Vị trí địa lý của dự án   20

1.3.1. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên   21

1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với đối tượng kinh tế - xã hội    22

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án   22

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án   22

1.4.2. Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án   23

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án   25

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành   26

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị   27

1.4.6. Nguyên, nhiên vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra)  27

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án   29

1.4.8. Vốn đầu tư   31

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án   31

Chương 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI  KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN  32

2.1. Điều kiện môi trường tự nhiên  32

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất  32

2.1.2. Điều kiện về khí tượng  33

2.1.3. Điều kiện thủy văn  39

2.1.4. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý  39

2.1.5. Hiện trạng tài nguyên sinh học  41

2.2.Điều kiện kinh tế - xã hội  43

2.2.1. Điều kiện về kinh tế  44

2.2.2. Điều kiện về xã hội  45

Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG  46

3.1. Đánh giá tác động   46

3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị của dự án   46

3.1. 2. Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng, lắp đặt máy móc, thiết bị 46

3.1.2.1. Tác động do nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại    46

3.1.2.2. Tác động do nguồn phát sinh nước thải   47

3.1.2.3. Tác động do nguồn phát sinh khí thải   48

3.1.2.4. Tác động do nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung   52

3.1.2.5. Tai nạn lao động   54

3.1.2.6. Các tác động đến kinh tế - xã hội   54

3.1.2.7. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án   55

3.1.3. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án   56

3.1.3.1. Tác động do nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại    56

3.1.3.2. Tác động do nguồn phát sinh nước thải   57

3.1.3.3. Tác động do nguồn phát sinh khí thải   58

3.1.3.4. Tác động do nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung   60

3.1.3.5. Các rủi ro và sự cố có thể xảy ra    60

3.1.3.6. Các tác động đến kinh tế - xã hội   60

3.2.Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá  61

Chương 4. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG  62
4.1. Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường   62

4.1.1. Trong giai đoạn chuẩn bị   62

4.1.2. Trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị   62

4.1.2.1. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại   62

4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải   62

4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải   62

4.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung   63

4.1.3. Trong giai đoạn vận hành   63

4.1.3.1. Biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại   63

4.1.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải   64

4.1.3.3. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải   65

4.1.3.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và độ rung   66

4.2. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó đối với các rủi ro, sự cố   66

4.2.1. Trong giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị   66

4.2.2. Trong giai đoạn vận hành   67

Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG  68

5.1. Chương trình quản lý môi trường     68

5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường   77

5.2.1. Giai đoạn xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị   77

5.2.2. Giai đoạn vận hành dự án   77

Chương 6. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG  78

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT  79

1. Kết luận   79

2. Kiến nghị   80

3. Cam kết   80

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

 



BOD

:

Nhu cầu Oxy sinh hóa

TSS

:

Tổng lượng chất rắn lơ lửng

SS

:

Chất rắn lơ lửng

COD

:

Nhu cầu Oxy hóa học

CTNH

:

Chất thải nguy hại

HTXL

:

HTXL

PCCC

:

PCCC

ATLĐ

:

ATLĐ

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVS

:

Tiêu chuẩn vệ sinh

BYT

:

Bộ Y tế

WHO

:

Tổ chức Y tế Thế giới

:

Quyết định

KCN

:

Khu công nghiệp

KCX

:

Khu chế xuất

TT

:

Trung tâm

UBND

 

Ủy Ban Nhân Dân

BTNMT

 

Bộ Tài nguyên & Môi trường

 

Nghị định

CP

 

Chính phủ

TT

 

Thông tư

BXD

 

Bộ xây dựng

 

DANH MỤC CÁC BẢNG

 

Bảng 1: Các hạng xây dựng của dự án  1

Bảng 2: Máy móc, thiết bị sử dụng cho sản xuất  2

Bảng 3: Nguyên, nhiên, vật liệu sử dụng cho sản xuất  3

  Bảng 4: Danh sách các thành viên tham gia lập báo cáo ĐTM ......................................................... 13

Bảng 1.1: Toạ độ ranh giới lô đất xây dựng dự án  17

Bảng 1.2: Các hạng xây dựng của dự án 20

Bảng 1.3: Máy móc, thiết bị sử dụng cho sản xuất  24

Bảng 1.4: Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho sản xuất 24

Bảng 1.5: Bảng tổng hợp bố trí nhân sự cho dự án  27

Bảng 3.1: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt  44

Bảng 3.2: Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt   45

Bảng 3.3: Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO từ các phương tiện vận chuyển đường bộ tính trên quãng đường vận chuyển   46

Bảng 3.4: Tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO từ các phương tiện vận chuyển đường bộ tính trên lượng nhiên liệu sử dụng  46

Bảng 3.5: Hệ số, tải lượng ô nhiễm do đốt dầu DO của các phương tiện thi công    47

Bảng 3.6: Mức ồn từ các thiết bị thi công  49

Bảng 3.7: Mức ồn từ các thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ vị trí đặt thiết bị  50

Bảng 3.8: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng    52

Bảng 3.9: Thành phần chính của rác thải sinh hoạt  53

Bảng 3.10: Chất thải nguy hại phát sinh  54

Bảng 3.11: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 54

Bảng 3.12: Tải lượng ô nhiễm do khí thải giao thông trong giai đoạn hoạt động    55

Bảng 3.13: Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO   56

Bảng 3.14: Ước tính tải lượng và nồng độ các khí ô nhiễm của máy phát điện   56

Bảng 5.1: Tổng hợp các tác động, các biện pháp giảm thiểu, các biện pháp quản lý môi trường và kinh phí thực hiện  68

 

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

 

Hình 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất hạt nhựa màu  2

Hình 1.1: Vị trí địa lý của dự án 18

Hình 1.2: Quy trình thi công xây dựng  22

Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu  23

Hình 1.4: Sơ đồ bộ máy tổ chức của dự án  27

Hình 4.1: Cấu tạo Bể tự hoại ba ngăn  62

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án đầu tư

- Thủy sản là một nguồn nguyên liệu quan trọng của công nghiệp thực phẩm. Động vật thủy sản đã cung cấp cho con người nguồn đạm phong phú. Nước ta nằm ở phía Tây Biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km. Biển Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới nên nguồn nguyên liệu rất đa dạng và có cả bốn mùa. Ngành thủy sản đang trên đà phát triển, là một trong các ngành sản xuất sản phẩm xuất khẩu quan trọng.

- Phát triển sản xuất gắn liền với bảo vệ môi trường là điều cần phải quan tâm đối với các nhà sản xuất. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và theo các văn bản hướng dẫn của Nhà nước, Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt kết hợp cùng với trung tâm tư vấn Tài Nguyên & Môi Trường xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường cho hoạt động của dự án “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm

- Báo cáo này là cơ sở khoa học giúp cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường trong việc thẩm định, giám sát và quản lý các hoạt động sản xuất, chế biến thuỷ sản của Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm. Báo cáo cũng giúp cho Công ty có những thông tin cần thiết để chọn lựa các giải pháp tối ưu nhằm khống chế ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong khu vực.

- Việc lựa chọn đầu tư dự án tại Thành phố Vũng Tàu là sự lựa chọn thích hợp cho trước mắt cũng như lâu dài vì các lý do sau:

+ Thành phố Vũng Tàu là thành phố biển, có tiềm năng thủy sản dồi dào, có hệ thống giao thông thuận lợi, có nguồn điện công nghiệp, hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy… rất thuận tiện cho hoạt động sản xuất của dự án.

+ Vị trí gần trung tâm Thành phố Vũng Tàu, là đầu mối giao thông quan trọng, thuận tiện trong việc đáp ứng nhu cầu cung cấp nguyên liệu hải sản tươi sống từ các các cảng biển và các hộ ngư dân đánh bắt nhỏ lẻ cho hoạt động sản xuất của nhà máy.

- Sản phẩm được cung cấp cho thị trường nước ngoài như Nhật, Hàn và một số nước Châu Âu, góp phần phát triển kinh tế, giao lưu, quảng bá sản phẩm ra nước ngoài. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho người dân và mang lại lợi ích cho kinh tế xã hội, Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt tiến hành đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm tại KCN Đông Xuyên, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ thì với lợi hình, quy mô sản xuất của dự án thuộc mục số 119, Phụ lục II - Danh mục các Dự án phải lập báo cáo ĐTM. Báo cáo ĐTM của dự án được Sở Tài nguyên và Môi Trường Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phê duyệt và thẩm định.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Dự án đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm tại KCN Đông Xuyên, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được Sở Tài nguyên và Môi Trường Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp thuận và phê duyệt.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật và kỹ thuật

Báo cáo ĐTM cho dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm của Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt tại KCN Đông Xuyên, Tp Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thiết lập trên cơ sở tuân thủ các văn bản pháp lý sau đây:

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 04/10/2001.

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

- Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.

- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy.

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường.

- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp.

- Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

- Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.

- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chánh trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/05/2009 của Bộ xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp.

- Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

- Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẫn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn và độ rung.

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết môi trường.

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Quyết Định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về “Ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động”.

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh.

- QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH.

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

- QCVN 20:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung.

- Quy chuẩn xây dựng QCXDVN 01:2008/BXD ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 03/04/2008.

- QCVN 11:2008/BTN

- MT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản.

2.3. Hồ sơ pháp lý làm cơ sở cho báo cáo

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0303243192 đăng ký lần đầu ngày 19/02/2013, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp. 

- Hợp đồng đặt cọc mua bán chuyển nhượng Quyền sử dụng đất và sở hữu đất ngày 23/01/2013 giữa Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Nguyên Nguyên Phát với Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt.

3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Dựa vào đặc điểm của dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp đánh giá tác động môi trường với mức độ định tính hoặc định lượng khác nhau, gồm các phương pháp sau đây:

- Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý số liệu về điều kiện khí tượng thuỷ văn, kinh tế và xã hội khu vực dự án;

- Phương pháp khảo sát thực địa: Nhằm khảo sát, lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường nước, không khí;

- Phương pháp dự đoán: Dựa vào kinh nghiệm của chuyên gia để phỏng đoán các tác động của dự án đến môi trường;

- Phương pháp đánh giá nhanh: Phương pháp đánh giá nhanh do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án;

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các QCVN;

4. Tổ chức thực hiện ĐTM

- Nội dung và các bước lập báo cáo ĐTM cho dự án “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” được tuân thủ theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

- Báo cáo ĐTM cho dự án “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” tại KCN Đông Xuyên, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt thực hiện dưới sự tư vấn của trung tâm tư vấn Tài Nguyên & Môi Trường, dựa trên cơ sở:

+ Thu thập các tài liệu, số liệu, văn bản cần thiết về kinh tế, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế xã hội có liên quan đến dự án và địa điểm thực hiện dự án.

+ Khảo sát điều kiện kinh tế xã hội, đo đạc hiện trạng môi trường tại khu vực dự án.

+ Dự báo, đánh giá tác động của dự án đến các yếu tố môi trường và kinh tế xã hội, đề xuất biện pháp khống chế khắc phục, chương trình giám sát môi trường.

+ Phân tích một cách có căn cứ khoa học những tác động có lợi, có hại từ đó đánh giá khả năng gây ra tác động của quá trình hoạt động dự án đến điều kiện tài nguyên môi trường và kinh tế xã hội của khu vực mà dự án gây ra.

+ Xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường một cách hợp lý để hạn chế mức độ gây ô nhiễm và giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường của khu vực.

 

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự án

Dự án Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm.

1.2. Chủ dự án

- Tên chủ dự án: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt.

- Địa chỉ dự án: KCN Đông Xuyên, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Phương tiện liên lạc với chủ dự án:

+ Điện thoại: 064-                                 . Fax: 064-

- Người đại diện theo pháp luật:  Nguyễn Văn Nam. Chức danh: Giám đốc.

1.3. Vị trí địa lý của dự án

Dự án được đầu tư xây dựng tại KCN Đông Xuyên, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Lô đất xây dựng dự án với diện tích 5.000 m2,  Lô đất đã được san lấp mặt bằng hoàn thiện, tuy nhiên cho tới thời điểm chuyển nhượng lại cho Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, vẫn chưa xây dựng nhà xưởng. Hệ thống đường giao thông khu vực dự án đảm bảo cho xe cộ ra vào thuận tiện.

Toạ độ ranh giới lô đất như sau:

Bảng 1.1: Toạ độ ranh giới lô đất xây dựng dự án

Stt

X (m)

Y (m)

1

1215030.50

580804.79

2

1214890.46

581022.39

3

1214889.15

581021.54

4

1214842.99

580991.74

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, 09/2013

Lô đất có vị trí tiếp giáp các hướng như sau:

- Hướng đông: Giáp Nhà máy Sản xuất thức ăn gia súc;

- Hướng tây: Giáp đất KCN;

- Hướng nam: Giáp Đường ;

- Hướng bắc: Giáp khu đất trống KCN.

Dự án có hướng tây và hướng nam tiếp giáp các trục đường, còn hướng đông và hướng tây tiếp giáp với Nhà máy Mạnh Hà hoạt động sản xuất thức ăn gia súc. Như vậy ngành nghề hoạt động của các nhà máy xung quanh Công ty có tính chất tương đồng với Công ty, do đó khả năng ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng với nhau cũng tương đối đồng nhất. Tuy nhiên, ngành nghề của Công ty cũng như các công ty xung quanh là ngành nghề gây ảnh huởng đến môi trường nếu không được quản lý đúng cách. Để hạn chế tác động từ các hoạt động của dự án, Công ty sẽ xây dựng tường chắn và trồng hoa, cây xanh quanh tường rào, bố trí hạng mục công trình xây dựng giữ khoảng cách an toàn với Nhà máy Mạnh Hà.

 

Hình 1.1: Vị trí địa lý của dự án trong Khu vực

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm

1.3.1. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng tự nhiên

- Dự án nằm tại Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu : Cách Cảng biển 2 Km về phía Tây, tiếp giáp với Sông Cỏ Mây, thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm.

- Hệ thống giao thông: Khu vực giáp với các trục đường thuận tiện cho các phương tiện vận tải ra vào.

- Hệ thống cung cấp điện: Sử dụng lưới điện quốc gia bằng đường dây 110KV qua trạm hạ thế 2 x 40MVA và một máy phát điện dự phòng để đảm bảo sự ổn định trong việc cung cấp điện.

- Hệ thống cấp nước: Nguồn nước cấp thủy cục của Công ty cấp nước Tp. Vũng Tàu, thuận tiện cho cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

- Hệ thống thoát nước: Hệ thống tiến hành thiết kế và lắp đặt ba hệ thống thoát nước riêng biệt:

+ Hệ thống thu gom, xử lý nước thải sản xuất;

+ Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt ;

+ Hệ thống thoát nước mưa: có hệ thống cống dẫn và các hố thu nước mưa riêng biệt, sau đó tách rác, lắng cát trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước mưa của Khu vực.

1.3.2. Mối tương quan của vị trí thực hiện dự án với các đối tượng kinh tế - xã hội

- Về kinh tế: Khu vực nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của Tp. Vũng Tàu với tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm qua. Dự kiến trong những năm tới, Khu vực là nơi mà Chính Phủ Việt Nam tập trung khuyến khích phát triển đầu tư, giúp các nhà đầu tư dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận với các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính Phủ Việt Nam.

- Về xã hội: Khu vực dự án nằm cách xa khu dân cư, khu dân cư nằm gần nhất cách khu vực khoảng 100 m. Trong phạm vi bán kính 1 km tính từ dự án, không có các công trình văn hóa, tôn giáo, các di tích lịch sử, các danh mục công trình cần được bảo vệ.

1.4. Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1. Mô tả mục tiêu của dự án

Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt đã nghiên cứu, khảo sát thị trường xuất khẩu về nhu cầu thực phẩm từ các nguyên liệu thủy sản như cá, tôm, mực của các nước Nhật, Hàn và một số nước Châu Âu thì việc đầu tư xây dựng “Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm” là cần thiết và đang hướng tới những mục tiêu sau:

- Sản phẩm từ chế biến thủy sản tươi sống như cá, tôm, mực được sơ chế, đóng gói, cấp đông sẽ là nguồn nguyên liệu xuất khẩu đạt kim ngạch cao sang các thị trường nước ngoài.

- Tạo công ăn việc làm cho lao động nghèo tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo và cải thiện đời sống của người dân.

- Xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm đến các đối tác trong và ngoài nước.

- Tạo doanh thu cho Công ty, đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước, cải thiện một phần nhỏ vào việc phát triển kinh tế của đất nước.

1.4.2.  Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án

- Các hạng mục công trình: Lô đất xây dựng dự án đã được san lấp mặt bằng hoàn thiện. Lô đất có diện tích 5.000 m2, gồm các hạng mục xây dựng như sau:

Bảng 1.2: Các hạng xây dựng của dự án

Stt

Hạng mục

công trình

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Các hạng mục về kết cấu hạ tầng

1.1

Đường nội bộ và

sân bãi

1.475,5

29,5

Phục vụ cho nhu cầu đi lại

1.2

Hoa, cỏ và cây xanh

600

12,0

Điều hòa không khí, cải thiện các điều kiện vi khí hậu

1.3

Hồ chứa nước

28

0,6

Phục vụ công tác PCCC

2

Các hạng mục phục vụ sản xuất

2.1

Phòng bảo vệ

10,5

0,2

Bảo đảm an ninh cho Công ty, kiểm soát ra vào của hàng hóa và con người

2.2

Nhà xe

40

0,8

Phục vụ nhu cầu để xe của cán bộ, công hân viên và khách hàng

2.3

Văn phòng, nhà ăn,

nhà vệ sinh

357

7,1

Văn phòng: Quản lý, điều hành sản xuất

Nhà ăn: Phục vụ ăn uống, nghỉ giữa ca cho công nhân và cán bộ điều hành

Nhà vệ sinh: Phục vụ nhu cầu sinh hoạt và vệ sinh cá nhân

2.4

Xưởng sản xuất, kho lạnh, nhà vệ sinh

2.449

49,0

Xưởng sản xuất: Nơi đặt toàn bộ dây chuyền sản xuất

Kho lạnh: Phục vụ cho việc lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của quá trình sản xuất

3

Các hạng mục về bảo vệ môi trường

3.1

Nơi lưu giữ rác

sinh hoạt

5

0,1

Tập kết rác sinh hoạt phát sinh, chờ chuyển giao cho Đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đi xử lý

3.2

Nơi lưu giữ rác

công nghiệp

10

0,2

Tập kết rác công nghiệp không nguy hại phát sinh, chờ bán phế liệu

3.3

Hệ thống xử lý nước thải tập trung của Công ty

15

0,3

Xử lý nước thải phát sinh, trước khi đấu nối vào nguồn tiếp nhận.

3.4

Nơi lưu giữ CTNH

10

0,2

Tập kết CTNH, chờ chuyển giao cho Đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển đi xử lý

 

Tổng cộng

5.000

100

 

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, 09/2013

- Cấp điện: Nguồn điện được cung cấp từ mạng lưới điện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Bên cạnh đó, Nhà máy còn trang bị một máy phát điện dự phòng cho trường hợp có sự cố mất điện, công suất 1000 KVA.

- Cấp nước: Nguồn nước cấp thủy cục của Công ty cấp nước Tp Vũng Tàu, thuận tiện cho cấp nước sinh hoạt và sản xuất.

- Thoát nước mưa:

+ Nước mưa từ mái nhà theo hệ thống ống PVC từ các máng xối và nước mưa chảy tràn trên đường nội bộ chảy xuống hố ga thu gom nước mưa, theo hệ thống cống thoát nước mưa cục bộ trong nhà máy, rồi thoát ra mương nước mưa (dạng mương hở) của Khu vực được xây dựng trước nhà máy.

- Thoát nước thải:

+ Trạm xử lý tập trung của nhà máy tiếp nhận, xử lý nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt công nhân và nước thải sau bể tự hoại.

+ Trạm xử lý nước thải được bố trí gần hệ thống cống thoát nước chung ra của nhà máy để đảm bảo thuận tiện cho việc thu gom và xả nước thải sau khi xử lý ra nguồn tiếp nhận. Nước thải được xử lý đạt quy chuẩn QCVN 11:2008/BTNMT đối với nguồn loại B, trước khi xả ra sông Cỏ Mây.

- Hệ thống PCCC: Dự án chú trọng thiết kế hệ thống PCCC ngay từ đầu:

+ Định hướng giao thông phải đủ lưu thông đến mọi điểm khi có sự cố.

+ Cự ly các công trình kiến trúc với mật độ thích hợp, hạn chế sử dụng vật liệu dễ bắt cháy. Thực hiện thiết kế lối thoát hiểm theo quy trình.

+ Tuyến đường chính lắp đường ống sắt tráng kẽm cùng các họng nước cứu hỏa.

+ Trong nhà xưởng xây dựng một hồ nước sử dụng và phục vụ PCCC cục bộ, lắp máy bơm PCCC, các tiêu lệnh, thang, gàu, câu liêm, xẻng cát, bình CO2.

- Thiết bị vật tư của dự án:

Bảng 1.3: Các thiết bị và vật tư

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (USD)

Thành tiền

I

Thiết bị và vật tư

 

 

 

 

1

Bơm lỏng cho IQF, Tủ đông, Kho lạnh Md 3215

Bộ

4

6,973

27,893

2

Bơm lỏng cho IQF, Tủ đông, Kho lạnh Md 3115

Bộ

2

6,593

13,186

3

Dàn ngưng tụ bay hơi

Bộ

2

60,037

120,074

4

Kho đá vẩy 10 tấn/ngày

Bộ

1

10,008

10,008

5

Kho đá vẩy 20 tấn/ngày

Bộ

1

11,723

11,723

6

Van và thiết bị điều khiển HTL NH3

Hệ

1

118,330

118,330

7

Dàn lạnh kho thành phẩm 1;2

Bộ

2

12,336

24,672

8

Dàn lạnh kho thành phẩm 3;4

Bộ

2

12,220

24,440

9

Dàn lạnh kho lạnh nguyên liệu

Bộ

4

14,607

58,429

10

Dàn lạnh kho tiền đông

Bộ

1

1,994

1,994

11

Kho tiền đông

Bộ

1

8,796

8,796

12

Dàn lạnh phòng ante 1

Bộ

2

1,763

3,526

13

Dàn lạnh phòng ante 2

Bộ

1

1,485

1,485

14

Dàn lạnh hành lang xuất hàng

Bộ

1

2,120

2,120

15

Kho thành phẩm 1;2

Kho

1

42,537

42,537

16

Kho thành phẩm 3;4

Kho

1

39,848

39,848

17

Kho nguyên liệu 1,2

Kho

1

84,362

84,362

18

Phòng đệm 1;2

Phòng

1

19,716

19,716

19

Hành lang xuất hàng

Hệ

1

42,842

42,842

20

Băng chuyền siêu tốc 600Kg/giờ

Bộ

4

232,760

931,040

21

Tủ đông tiếp xúc 1.500 Kg/mẻ/2h

Bộ

6

34,100

204,600

22

Hầm đông gió 4.000 Kg/mẻ

Bộ

2

42,008

84,016

23

Hệ thống bình áp lực

Hệ

1

31,541

31,541

24

Bảng điện và hệ thống điện kho lạnh

Hệ

1

5,378

5,378

25

Tủ điện động lực và điều khiển

Hệ

1

93,383

93,383

26

Hệ thống xả tuyết

Hệ

1

5,805

5,805

27

Hệ giải nhiệt máy nén

Hệ

1

2,657

2,657

28

Đường ống, cách nhiệt

Hệ

1

265,510

265,510

29

Hệ thống điều hòa không khí

Hệ

1

45,815

45,815

30

Hệ thống đường ống và phụ kiện nước chế biến

Hệ

1

12,760

12,760

31

Hệ thống nước xả băng

Hệ

1

4,950

4,950

32

Hệ thống cấp khí tươi

Hệ

1

11,550

11,550

33

Máy rửa tôm nguyên liệu

Cái

3

8,690

26,070

34

Máy giặt đồ bảo hộ

Cái

2

8,360

16,720

35

Bàn chế biến có vòi nước

Cái

90

468

35,063

36

Bàn chế biến phẳng

Cái

210

347

72,765

37

Khay cấp đông 200x300x60

Cái

5000

3.19

15,950

38

Nắp phẳng 5 lỗ có gờ 8mm

Cái

5000

1.98

9,900

39

Nắp tiếp nhiệt dợn sóng 8mm

Cái

5000

1.98

9,900

40

Mâm đựng 4 khay 425x625x27

Cái

1250

7.26

9,075

41

Khay cấp đông 148x226x60

Cái

6000

2.31

13,860

52

Nắp phẳng 5 lỗ có gờ 8mm

Cái

6000

1.32

7,920

43

Nắp tiếp nhiệt dợn sóng 8mm

Cái

6000

1.32

7,920

44

Mâm đựng 4 khay

Cái

1500

6.26

9,390

45

Xe đẩy Innox

Cái

30

539

16,170

46

Xe thùng

Cái

15

671

10,065

47

Máy rã đông Block

Cái

2

2,750

5,500

48

Máy mạ băng Block

Cái

2

2,145

4,290

49

Máy hút chân không và dán bao

Cái

2

18,700

37,400

50

Máy dò kim loại

Cái

6

15,400

92,400

51

Máy hàn miệng bao

Cái

10

880

8,800

52

Máy quấn đai niền thùng

Cái

10

660

6,600

 

Cộng

 

 

 

4,354,325

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, năm 3013

 

1.4.3. Mô tả biện pháp, khối lượng thi công xây dựng các công trình của dự án

- Quy trình thi công công trình được tóm tắt qua sơ đồ khối sau:

Hình 1.2: Quy trình thi công xây dựng

- Mô tả quá trình thi công:

+ Kiểm tra hồ sơ thi công và thực tế hiện trường: Trước khi thi công cần nghiên cứu rất kỹ hồ sơ thiết kế và các yêu cầu kỹ thuật trong bộ hồ sơ mời thầu. Cần kiểm tra mọi kích thước và cao trình trong các bản vẽ, chú ý đảm bảo sự trùng khớp các dữ liệu giữa các bản vẽ với nhau.

+ Thi công phần móng: Đây là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng quyết định đến sự bền vững của công trình. Theo phương án thiết kế, thi công phần móng thiết bị được lựa chọn là móng BTCT với cường độ chịu lực là 200-250 Kg/cm2.

+ Giai đoạn xây dựng cơ bản: Nhà xưởng có kết cấu chính là bằng khung thép và một số khu vực sử dụng khung BTCT. Các loại cốt thép dùng trong kết cấu BTCT như cọc, móng nhà, móng thiết bị… sử dụng các loại thép trong nước hoặc nhập khẩu.

+ Quá trình hoàn thiện công trình: Quá trình này bao gồm sơn tường, lắp ráp, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, hệ thống cấp điện và quá trình thu gom các chất thải, quét dọn mặt bằng.

+ Sau khi đã hoàn tất công trình thì Nhà xưởng sẽ tiến hành lắp đặt thiết bị và đưa công trình vào hoạt động chính thức.

1.4.4. Công nghệ sản xuất, vận hành

- Quy trình sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu

 

Hình 1.3: Sơ đồ dây chuyền công nghệ chế biến thủy sản xuất khẩu

- Thuyết minh quy trình chế biến thủy sản xuất khẩu:

+ Nguyên liệu( cá, tôm, mực tươi sống) được thu mua từ các cảng biển và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đảm bảo được chất lượng tươi ngon, không lẫn các tạp chất khác của  của nguyên liệu.

+ Bảo quản: Nguyên liệu có thể được bảo quản trong kho lạnh nếu quá trình sản xuất không kịp.

+ Rửa sạch, xử lý và chế biến: Nguyên liệu (cá, tôm, mực tươi sống) được phân cỡ sơ bộ bằng máy để chia lô nguyên liệu ra các size tương đối đồng nhất (quá trình phân cỡ sơ bộ này có thể thực hiện hay không tùy nhu cầu). Nguyên liệu sau khi phân cỡ có thể được chuyển sang công đoạn chính làm sạch nguyên liệu ( Cá : cắt vây, bụng; Tôm: bỏ đầu, râu tôm, đuôi;  Mực : lấy túi mực, răng mực, mắt mực và lột da). Các bán thành phẩm được rửa sạch bằng nước trước khi chuyển sang công đoạn tiếp theo. Phụ phẩm từ công đoạn này được để riêng và đưa vào phòng kho chứa phụ phẩm liệu (và được bán cho các công ty làm thức ăn gia súc hay chế biến chitine).

+ Phân cỡ: Bán thành phẩm được phân chính xác thành các size theo quy cách từng đơn hang theo từng chủng loại. Sau khi phân cỡ, Bán thành phẩm được rửa sạch trước khi chuyển sang công đoạn sau.

+ Cân, xếp khuôn: Bán thành phẩm được cân thành các đơn vị sản phẩm theo quy cách đơn hàng và xếp vào khuôn. Bán thành phẩm cũng có thể được rải lên băng chuyền IQF nếu là thành phẩm dạng IQF.

+ Cấp đông: Thành phẩm có thể được cấp đông bằng tủ đông tiếp xúc hay hầm đông gió nếu là sản phẩm block. Nếu là sản phẩm dạng IQF, tôm sẽ được cấp đông bằng dây chuyền IQF. Sau cấp đông, nhiệt độ trung tâm sản phẩm đạt < – 180C.

+ Mạ băng, bao gói, đóng thùng: bán thành phẩm được mạ băng bằng nước lạnh để tạo một lớp áo băng bao bên ngoài. Sau khi mạ băng, từng đơn vị sản phẩm sẽ được cho vào bao PE/PA, hàn kín miệng (có thể được hút chân không). Các PE/PA đã có đủ nhãn mác được cho vào thùng carton, dán kín miệng thùng bằng băng keo, đai thùng chắc chắn trước khi cho vào kho lạnh để bảo quản. Tất cả các bao PA/PE, thùng carton và các vật tư khác hư hỏng phải được để riêng và mang ra khỏi nhà máy (bán cho các cơ sở thu mua phế liệu).

+ Bảo quản đông: thành phẩm được chất vào kho bảo quản theo từng lô, nhiệt độ bảo quản < – 180C. Thời gian bảo quản không quá 2 năm

1.4.5. Danh mục máy móc, thiết bị - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm tại KCN Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu

Máy móc thiết bị sử dụng tại Công ty là những loại tiên tiến, công nghệ mới, ít thâm dụng lao động, hiệu quả sản xuất cao, tạo ra những sản phẩm nhanh, năng lượng rất thấp, tỷ lệ thành phẩm hao tổn nhỏ và sản phẩm luôn đạt chất lượng như đảm bảo độ tươi ngon, bắt mắt. Quan trọng hơn là mức độ tác động tiêu cực đến người lao động trực tiếp vận hành cũng như tác động đến môi trường rất hạn chế.

Bảng 1.4: Máy móc, thiết bị công nghệ sử dụng cho sản xuất

TT

HẠNG MỤC

XUẤT XỨ

ĐVT

 SL

1

Máy nén lạnh

 

 

 

1.1

Máy nén lạnh kiểu trục vis hai cấp (Screw compound comp)

Japan

Bộ

1

 

Hiệu: MYCOM MCN 2520 LSC -L/51

 

 

 

 

Công suất: 356,1Kw(Te/Tk=-45oC/+35oC),NH3

 

 

 

1.2

Máy nén lạnh kiểu trục vis hai cấp (Screw compound comp)

Japan

Bộ

1

 

Hiệu: MYCOM MCN 2016 LSC -L/51

 

 

 

 

Công suất: 180,1 Kw(Te/Tk=-45oC/+35oC),NH3

 

 

 

1.3

Máy nén lạnh kiểu trục vis hai cấp (Screw compound comp)

Japan

Bộ

2

 

Hiệu: MYCOM MCN 2016 LSC -L/51

 

 

 

 

Công suất:  234,2 Kw(Te/Tk=-40oC/+35oC),NH3

 

 

 

1.4

Máy nén lạnh kiểu Piston 2 cấp (Reciprocating compound)

Japan

Bộ

2

 

Hiệu: MYCOM N 62 M

 

 

 

 

Công suất:  269,9 Kw(Te/Tk=-28oC/+35oC),NH3

 

 

 

2

Bơm lỏng cho  IQF, Tủ đông, Kho lạnh

 

 

 

2.1

Model: Teikuku R42-3215N4G-0405 TX1-B

Japan

Bộ

4

 

Lưu lượng: 200 lít/phút, H=31m

 

 

 

 

Công suất: 3,7 Kw – 380V/3P/380V

 

 

 

2.2

Model: Teikuku R42-3115N4G-0405 SX1-B

Japan

Bộ

2

 

Lưu lượng: 100 lít/phút, H=36m

 

 

 

 

Công suất: 2,1 Kw – 380V/3P/380V

 

 

 

3

Dàn ngưng tụ bay hơi

Malaysia

Bộ

2

 

Hiệu: BALTIMORE - CXV 429

or China

 

 

 

Công suất danh định: 1.842Kw

 

 

 

 

Công suất thực tế: 1.364Kw(+35/+28oC), NH3

 

 

 

4

Dàn lạnh kho lạnh, Tiền đông, phòng đệm

Đức

 

 

4.1

Dàn lạnh kho lạnh thành phẩm 1,2

 

Bộ

2

 

Hiệu: Guentner S-AGHN 080.2H/210-HND/16P.E

 

 

 

 

Công suất: 37,0Kw(-28oC), bám tuyết 0,5mm

 

 

 

4.2

Dàn lạnh kho lạnh thành phẩm 3,4

 

Bộ

2

 

Hiệu: Guentner S-AGHN 080.2G/210-HND/14P.E

 

 

 

 

Công suất: 33,6Kw(-28oC), bám tuyết 0,5mm

 

 

 

4.3

Dàn lạnh kho lạnh nguyên liệu 1,2

 

Bộ

4

 

Hiệu: Guentner S-AGHN 080.2I/210-HND/12P.E

 

 

 

 

Công suất: 39,9Kw(-28oC), bám tuyết 0,5mm

 

 

 

4.4

Dàn lạnh kho tiền đông

Đức

Bộ

1

 

Hiệu: Guentner AGHN 040.2F/110-HNW/20P.E

 

 

 

 

Công suất: 16,6 Kw(-28oC)

 

 

 

4.5

Dàn lạnh Phòng ante 1

Đức

Bộ

2

 

Hiệu: Guentner S-GSF 031.2IF/27-HNW51/6P.E

 

 

 

 

Công suất: 16,1Kw(-28oC)

 

 

 

4.6

Dàn lạnh Phòng ante 2

Đức

Bộ

1

 

Hiệu: Guentner S-GSF 031.2D/27-ANW51/18P.E

 

 

 

 

Công suất: 10,8Kw(-28oC)

 

 

 

4.7

Dàn lạnh Hành lang xuất hàng

Đức

Bộ

1

 

Hiệu: Guentner S-GSF 040.2E/27-AND51/6P.E

 

 

 

 

Công suất: 25,1Kw (-28Oc)

 

 

 

5

Panel, cửa cho Kho lạnh, phòng đệm

 

 

1

5.1

Kho lạnh thành phẩm 1,2

 

Kho

1

 

Kích thước: 25.000mmL x12.000mmW x4.800mmH

 

 

 

 

Một vách ngăn 12.000mmL x4.500mmH

 

 

 

5.2

Kho lạnh thành phẩm 3,4

 

Kho

1

 

Kích thước: 22.000mmL x12.000mmW x4.800mmH

 

 

 

 

Một vách ngăn 12.000mmL x4.500mmH

 

 

 

5.3

Kho lạnh nguyên liệu 1,2

 

Kho

1

 

Kích thước: 50.000mmL x14.000mmW x4.800mmH

 

 

 

 

Một vách ngăn 14.000mmL x4.500mmH

 

 

 

5.4

Phòng đệm 1,2

 

Kho

1

 

Phòng đệm 1: 12.000mmL x3.000mmW x4.500mmH

 

 

 

 

Phòng đệm 2: 50.000mmL x4.000mmW x4.500mmH

 

 

 

 

Chung 2 vách với các kho lạnh xung quanh

 

 

 

5.5

Hàng lang xuất hàng

 

Kho

1

 

Kích thước: 30.000mmL x5.000mmW x4.800mmH

 

 

 

 

Chung 1 vách 30.000mmL x4.500mmH với hai kho lạnh

 

 

 

6

Băng chuyền cấp đông IQF siêu tốc

Việt Nam

Bộ

5

 

Công suất: 600 Kg/h, thành phẩm

 

 

 

 

Nhiệt độ sản phẩm vào/ra: +10/-18oC

 

 

 

7

Băng chuyền tái đông

TST Co.,Ltd

Bộ

2

 

Công suất:  600 Kg/h, thành phẩm

 

 

 

 

Vỏ tủ đông cách nhiệt PU 125mmT, bọc Inox.

 

 

 

8

Tủ đông tiếp xúc

TST Co.,Ltd

Bộ

6

 

Công suất: 1.500 Kg/2h, tôm block

 

 

 

 

Vỏ tủ đông cách nhiệt PU 125mmT, bọc Inox.

 

 

 

9

Kho tiền đông

TST Co.,Ltd

Kho

1

 

Kích thước: 8.000mmL x3.000mmW x3.000mmH

 

 

 

 

Panel PU dày 100mm, tỷ trọng 40-42kg/m3, bọc Inox 304 dày 0,5mm

 

 

 

10

Hệ thống bình áp lực

TST Co.,Ltd

Hệ

1

 

Bình chứa gas cao áp: 1.450mmD x5.000mmL x16T.

 

 

1

 

Bình chứa gas thấp áp -45oC: 1.450mmD x4.500mmL x16T.

 

 

1

 

Bình chứa gas thấp áp -40oC: 1.250mmD x4.500mmL x14T.

 

 

1

11

Bảng điện và hệ thống điện kho lạnh

TST Co.,Ltd

Hệ

1

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, 09/2013

 

1.4.6. Nguyên, nhiên vật liệu (đầu vào) và các chủng loại sản phẩm (đầu ra) của dự án

- Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu sử dụng tại nhà máy được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 1.5: Nguyên, nhiên vật liệu sử dụng cho sản xuất

Stt

Tên nguyên, nhiên vật liệu

Đơn vị

Đầu vào

Đầu ra

1

Cá tươi

Tấn/năm

5.800

5.200

2

Tôm tươi

Tấn/năm

2.400

2.200

3

Mực tươi

Tấn/năm

2.800

2.600

4

Clorin

Tấn/năm

1,2

-

5

Bao bì (Loại 01 Kg và 02 Kg)

Tấn/năm

5

-

6

Dầu nhớt (Bôi trơn máy móc)

Lít/năm

300

-

7

Dầu DO

Lít/năm

1500

 


- Nhu cầu sử dụng điện, nước:

+ Nhu cầu sử dụng điện:

· Nguồn cấp điện: Công ty sử dụng mạng lưới điện của Khu vực.

· Nhu cầu dùng điện: từ 450 đến 2.500 KVA (như đã nói, công suất tiêu thụ điện của công ty phụ thuộc chủ yếu vào các máy cấp đông sản phẩm, hệ thống máy này không hoạt động liên tục mà phụ thuộc vào thị trường và nguồn nguyên liệu).

· Phân phối điện: Một tủ điện chính cho hệ thống chiếu sáng và sự cố. Một tủ điện chính cho hệ thống điện động lực và điều khiển. Các thiết bị đo lường chỉ thị, bảo vệ an toàn điện và sự cố đều lắp theo đúng quy phạm quản lý điện năng.

- Nhu cầu sử dụng nước: Nguồn nước sử dụng cho hoạt động của Nhà máy là nguồn nước cấp thủy cục của Công ty cấp nước Tp Vũng Tàu. Lượng nước sử dụng cho các hoạt động của dự án khoảng 260 m³/ngày, bao gồm:

+ Nước sử dụng cho vệ sinh của 700 công nhân viên, do đặc thù của ngành nghề, ước tính khoảng 1/3 lượng công nhân tăng ca khoảng 200 người/ ngày: Khoảng 40 m³/ngày.

Cách tính: (900 người x 1 ca/ngày x 45 lít/người/ca)/1.000 = 40,5 m³/ngày

Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong 1 ca là 45 lít/người theo Bảng 3.4 của TCXDVN 33:2006 (Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế)

+ Nước sử dụng cho sản xuất : Khoảng 200 m³/ngày

Theo thực tế khảo sát, tham khảo các nhà máy cùng ngành nghề: Công ty sử dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến, áp dụng các công nghệ sản xuất sạch hơn, hệ thống rửa nguyên liệu theo dây chuyền khép kín, nhằm tiết kiệm tối đa lượng nước sử dụng.

+ Nước sử dụng để tưới 600 m2 cây xanh và thảm cỏ: Khoảng 3 m³/ngày.

Cách tính: (750 m2 x 4 lít/m2/lần x 1 ngày/lần)/1.000 = 3 m³/ngày

Tiêu chuẩn cho 1 lần tưới là 4 - 6 lít/m2, theo Bảng 3.3 của TCXDVN 33:2006

+ Nước sử dụng cho PCCC: Dự án có 1 hồ nước ngầm với dung tích 120 m3.

Lưu lượng nước cho 1 đám cháy là 30 lít/s, theo Bảng 13 của TCVN 2622:1995

Trường hợp đám cháy kéo dài trong 1 giờ thì cần 108 m³ nước: (30 lít/s x 3.600s/đám cháy)/1.000 = 108 m³/đám cháy

- Sản phẩm: Sản phẩm của dự án là các sản phẩm từ chế biến thủy sản xuất khẩu ( cá, tôm, mực) công suất 10.000 tấn/năm. Sản phẩm xuất khẩu đi thị trường các nước.

1.4.7. Tiến độ thực hiện dự án

Dự kiến tiến độ các giai đoạn đầu tư công trình như sau:

- Công tác chuẩn bị: Khảo sát sơ bộ hiện trạng và ký kết hợp đồng về khảo sát, lập dự án: Từ tháng 03/2013 đến tháng 04/2013.

- Khảo sát thị trường, thiết kế bản vẽ thi công và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật: Từ tháng 05/2013 đến tháng 06/2013.

- Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Từ tháng 08/2013 đến tháng 10/2013.

- Thi công xây dựng dự án: Từ tháng 10/2013 đến tháng 02/2014.

- Lắp đặt máy móc thiết bị: Từ tháng 02/2014 đến tháng 05/2014.

- Nghiệm thu và đưa dự án vào vận hành chính thức: Tháng 05/2014.

1.4.8.  Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư dự án là 140.000.000.000 đ (Một trăm bốn mươi tỷ đồng)

+ Chi phí thuê đất và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 20.000.000.000 đồng.

+ Chi phí xây dựng: 50.000.000.000 đồng.

+ Chi phí thiết bị, máy móc: 28.000.000.000 đồng.

+ Chi phí dự phòng: 40.000.000.000 đồng.

- Chi phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường:

+ Chi phí xây dựng, vận hành hệ thống xử lý nước thải, xây dựng khu lưu trữ CTNH, thu gom rác thải, quan trắc môi trường… khoảng 1.500.000.000 đồng.

+ Chi phí cho trồng hoa, cỏ và cây xanh, đường nội bộ và sân bãi khoảng 500.000.000 đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm tại KCN Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu

+ Vốn cố định: 120.000.000.000 đ (Một trăm hai mươi tỷ đồng) chiếm 85%, góp vốn bằng tiền mặt đến tháng 04/2013 hoàn tất.

+ Vốn lưu động: 20.000.000.000 đ (Hai mươi tỷ đồng) chiếm 15%, dự kiến vay ngân hàng thương mại trong quá trình xây dựng dự án.

1.4.9.  Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

- Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt - Chủ đầu tư sẽ trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

- Chủ đầu tư trực tiếp quản lý từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến khi kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng.

- Nhân sự cần cho dự án được thể hiện trong bảng sau:

 

Bảng 1.6: Bảng tổng hợp bố trí nhân sự cho dự án

Stt

Bố trí nhân sự

Số lượng

I

Bộ phận gián tiếp

25

1

Giám đốc, Phó giám đốc

2

2

Kế toán trưởng, kế toán viên

2

3

Trưởng phòng hành chính

1

4

Nhân viên các phòng kinh doanh, kế toán, văn thư

10

5

Lái xe, bảo vệ

10

II

Bộ phận trực tiếp

675

1

Quản đốc, Phó quản đốc

8

2

Thủ kho

7

3

Công nhân sản xuất, chuyển hàng, lưu kho, …

625

4

Nhân viên y tế, an toàn

5

5

Cán bộ kỹ thuật - KCS

15

6

Nhân viên vệ sinh

15

 

Tổng cộng

700

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, 09/2013

3.1.1.1. Tác động do nguồn phát sinh tiếng ồn và độ rung - Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm tại KCN Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu

- Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các xe tải vận chuyển, khi bốc xếp nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị và từ quá trình thi công xây dựng như đào móng, đóng cọc, đầm nền, cắt sắt thép… Tiếng ồn làm giảm sự tập trung, gây căng thẳng, làm ảnh hưởng đến hiệu quả lao động và có thể gây tai nạn lao động.

- Mức ồn phát sinh từ một số thiết bị thi công:

Bảng 3.5: Mức ồn từ các thiết bị thi công

Thiết bị

Mức ồn (dBA), cách nguồn 1,5 m

Khoảng giá trị

Giá trị cực đại

Máy ủi

93,0(1)

93,0

Máy trộn bêtông

75,0-88,0(2)

88,0

Máy cạp đất, máy san

80,0 – 93,0(2)

93,0

Máy đầm nén (xe lu)

72,0 – 74,0(2)

74,0

Nguồn Tài liệu (1): Nguyễn Đinh Tuấn và công sự, 2000; (2): Mackernize, 1985

+ Như vậy, trong phạm vi bán kính 1,5 m từ vị trí đặt thiết bị thi công, bất cứ một loại thiết bị nào sử dụng trong quá trình xây dựng khi hoạt động cũng đều vượt quá giới hạn mức ồn cho phép đối với khu vực các nhà máy lân cận (60 dBA – QCVN 26:2010/BTNMT) trong khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối. Đó là chưa kể sự cộng hưởng mức ồn do nhiều thiết bị hoạt động đồng thời.

Các số liệu ước tính trên bảng cho thấy trong trường hợp vận hành không đồng thời các thiết bị thi công, ô nhiễm tiếng ồn chủ yếu ảnh hưởng đến công nhân trực tiếp vận hành thiết bị và trong khuôn viên khu đất dự án. Các khu vực lân cận khu vực thi công hầu như không bị ảnh hưởng (theo Quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT là 60 dBA).

Bảng 3.6: Mức ồn từ các thiết bị thi công theo khoảng cách tính từ vị trí đặt thiết bị

Thiết bị

Mức ồn theo khoảng cách

1,5 m

50 m

100 m

150 m

200 m

Máy ủi

93,0

62,5

56,5

53,0

50,5

Máy trộn bêtông

88,0

57,5

51,5

48,0

45,5

Máy đầm nén (xe lu)

74,0

43,5

37,5

34,0

31,5

QCVN 26:2010/BTNMT

60,0

60,0

60,0

60,0

60,0

+ Tuy nhiên, trong trường hợp các thiết bị này được vận hành đồng thời, mức ồn
cộng hưởng sẽ thay đổi. Giả sử các thiết bị gây ồn đồng thời (tính ở khoảng cách 1,5 m) bao gồm (1) máy ủi L1 = 93,0 dBA, (2) máy trộn bêtông L2 = 88,0 dBA, (3) máy phát điện L3 = 82,5 dBA, (4) máy cạp đất, máy san L4 = 93,0 dBA, máy đầm nén (xe lu) L5 = 74,0 dBA mức ồn tổng cộng sẽ là 106,9 dbA và được ước tính theo sơ đồ sau (Phạm Đức Nguyên, 2000):

· L1 – L3 = 93,0 - 82,5 = 10,5 dBA à DL13 = 0,4 à L13 = 93,0 + 0,4 = 93,4 dBA

L13 – L2 = 93,4 – 88,0 = 5,4 dBA à DL123 = 0,4 à L123 = 93,4 + 0,4 = 93,8 dBA

L123 – L4 = 93,8 – 93,0 = 0,8 dBA à DL1234 = 0,08 à L1234 = 93,8 + 0,8 = 94,6 dBA

L1234 – L5 = 94,6 – 74,0 = 20,6 dBA à DL12345 = 0,08 à L12345 = 94,6 + 0,08 = 94,7 dBA

· Trong trường hợp này, mức ồn tổng cộng khoảng 94,7 dBA sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến công nhân làm việc trên công trường. Nếu công nhân phải làm việc thường xuyên trong môi trường có mức ồn này sẽ bị tổn thương không phục hồi ở tai. Ở phạm vi cách khu vực dự án từ 100 – 200 m, mức ồn giảm xuống chỉ còn 56,8 dBA (cách 100 m) và 50,8 dBA (cách 200 m) nên tác động đến khu vực xung quanh kể cả trong trường hợp các thiết bị thi công được vận hành đồng thời cũng không đáng kể.

· Theo Mackernize (1985), mức ồn do xe vận chuyển gây ra dao động trong khoảng 82-94 dBA. Giả sử vào lúc cao điểm, cùng một lúc có khoảng 10 xe vận chuyển ra vào công trường, mức ồn cộng hưởng do các xe vận chuyển gây ra sẽ được tính như sau: LS = L + 10lgn = (82 ¸ 94) dBA + 10 lg10 = 92 ¸ 104 dBA.

· Mức ồn này cũng ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên công trường. Do đó, để hạn chế sự cộng hưởng tiếng ồn, ảnh hưởng đến công nhân, chủ đầu tư và chủ thầu công trình xây dựng sẽ sắp xếp thời gian hoạt động của thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển ra vào công trường sao cho tránh trường hợp hoạt động đồng thời các thiết bị có mức gây ồn cao.

3.1.1.2.  Tai nạn lao động

- Trong khu vực dự án, có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào, có thể dẫn đến tai nạn cho xe cộ hay tai nạn cho người lao động, người đi đường và dân cư khu vực xung quanh dự án.

- Việc thi công trên cao có khả năng gây ra Tai nạn lao động (TNLĐ) do trượt té trên các giàn giáo. Rơi rớt vật liệu xây dựng và dụng cụ thi công khi vận chuyển lên các tầng cao gây ra TNLĐ.

- Các công tác tiếp cận với điện như thi công hệ thống điện hoặc do va chạm vào đường dây điện có thể dẫn đến TNLĐ.

- Vật liệu xây dựng chất đống cao có thể gây nguy hiểm cho công nhân nếu đổ, ngã…

- TNLĐ có thể xảy ra khi vận chuyển và lắp đặt thiết bị, máy móc sản xuất trọng tải lớn.

3.1.1.3.  Các tác động đến kinh tế - xã hội -Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm tại KCN Đông Xuyên, thành phố Vũng Tàu

- Các tác động tích cực: Giai đoạn thi công xây dựng dự án và lắp đặt máy móc, thiết bị sản xuất sẽ tác động tích cực đến tình hình kinh tế - xã hội địa phương, cụ thể như sau:

+ Huy động một lượng lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần giải quyết lao động và tăng thu nhập tạm thời cho người lao động.

+ Kích thích phát triển một số loại hình dịch vụ ăn uống, sinh hoạt, giải trí khác nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân tại khu vực dự án.

- Các tác động tiêu cực:

+ Việc tập trung lao động từ nơi khác đến có khả năng gây mất trật tự an ninh như mâu thuẩn, tranh chấp với dân địa phương và mâu thuẩn trong nội bộ công nhân...

+ Gia tăng ô nhiễm và tai nạn giao thông.

+ Môi trường sống chịu nhiều tác động nên ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Nhìn chung, tác động tiêu tới điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực dự án là không nhiều. Sau khi xây dựng xong thì các tác động tiêu cực này không còn.

3.1.1.4. Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

- Các tác động môi trường do các hoạt động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án được tổng hợp trình bày tóm tắt trong Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Đánh giá tổng hợp các tác động môi trường trong quá trình xây dựng

Stt

Hoạt động

đánh giá

Đất

Nước

Không khí

Tài nguyên sinh học

Kinh tế - Xã hội

Tổng

1

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật

2

1

3

1

1

8

2

Tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên, vật liệu

1

1

2

1

0

5

3

Vận hành thử, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị

1

1

1

1

1

5

4

Sinh hoạt của công nhân xây dựng tại công trường

1

2

2

1

2

8

Ghi chú: Thang điểm đánh giá 1-3:

Điểm đánh giá là 1: Tác động có hại ở mức nhẹ.

Điểm đánh giá là 2: Tác động có hại ở mức độ trung bình.

Điểm đánh giá là 3: Tác động có hại ở mức mạnh.

- Nhận xét: Tùy từng giai đoạn mà các thành phần môi trường bị tác động ít nhiều khác nhau, cụ thể:

+ Hoạt động sinh hoạt của công nhân và xây dựng cơ sở hạ tầng gây tác động lớn nhất đến môi trường.

+ Kinh tế xã hội của khu vực bị cũng bị ảnh hưởng nhiều.

+ Không khí là thành phần bị tác động lớn nhất, kế đến là môi trường nước.

3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn vận hành (hoạt động) của dự án

3.1.1.1. Tác động do nguồn phát sinh chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại

- Rác sinh hoạt:

+ Công ty không tổ chức nấu ăn, mà đặt suất ăn công nghiệp cho công nhân viên. Rác sinh hoạt phát sinh tại nhà ăn tập thể, khối lượng khoảng 350 Kg/ngày.

Cách tính: 0,5 Kg/người/ngày  x 900 người = 450 Kg/ngày

Theo Giáo trình xử lý chất thải rắn - Lâm Minh Triết và Trần Thị Thanh Mỹ

+ Rác hữu cơ gồm thức ăn thừa, vỏ trái cây… , dễ phân hủy tạo mùi hôi, là nguồn thu hút chuột, ruồi nhặng và các loại côn trùng truyền bệnh khác. Rác vô cơ gồm bao nylon, chai nhựa, vỏ kim loại…, là các chất khó phân hủy trong môi trường tự nhiên. Rác thải phát sinh làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực dự án và sức khỏe công nhân.

 

 

Bảng 3.8: Thành phần chính của rác thải sinh hoạt

Stt

Thành phần

Tỷ lệ

1

Rác hữu cơ

70%

3

Các chất khác

10%

4

Rác vô cơ

17%

5

Độ ẩm

65-69%

6

Tỉ trọng

0.178-0.45 tấn/m3

Nguồn: Kỹ thuật môi trường -GS TS Lâm Minh Triết-NXB ĐHQG Tp Hồ Chí Minh

- Rác công nghiệp không nguy hại:

+ Phụ phẩm trong quá trình xử lý nguyên liệu. Chất thải rắn này đều có thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học và gây mùi hôi nếu để tồn lâu. Ước tính lượng chất thải này khoảng 3.200 kg/ngày.

+ Bao bì PE, thùng carton hư, …phát sinh trong quá trình xếp khuôn, đóng gói sản phẩm. Ước tính lượng chất thải này khoảng 20 kg/ngày.

+ Rác thải gồm bao bì giấy hỏng, giấy văn phòng, bao nilon, dụng cụ văn phòng hỏng, khối lượng khoảng 10 Kg/ngày. Đây là chất thải rắn có khả năng tái sử dụng.

+ Theo kinh nghiệm của Công ty và tham khảo từ các nhà máy có ngành nghề tương tự, dựa trên mức độ tiêu hao nguyên liệu, tỉ lệ hao hụt có thể phát sinh tại nhà máy được thống kê như sau:

Bảng 3.9: Khối lượng nguyên liệu hao hụt trường trong quá trình sản xuất

Stt

Công suất sản xuất

Khối lượng hao hụt

Ghi chú

1

Chế biến 1 tấn  nguyên liệu cá

137 Kg

Công đoạn chế biến của nhà máy bao gồm sơ chế, làm sạch cá, tôm, mực và cấp đông.

2

Chế biến 1 tấn nguyên liệu tôm

33 Kg

3

Chế biến 1 tấn nguyên liệu mực

48 Kg   

- CTNH phát sinh như giẻ lau, găng tay dính dầu nhớt thải; Bao bì mềm dính thành phần nguy hại thải (thùng chứa bằng nhựa, bao nylong); Bóng đèn huỳnh quang thải và 1 ít lượng dầu thải. Tổng khối lượng khoảng 401 Kg/năm (Khoảng 33 Kg/tháng). Rác thải phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực dự án và sức khỏe của công nhân.

 

 

Bảng 3.10: Chất thải nguy hại phát sinh

Stt

Tên chất thải

Trạng thái

Khối lượng (Kg/năm)

1

Bóng đèn huỳnh quang thải

Rắn

5

2

Bao bì mềm dính thành phần nguy hại

Rắn

120

3

Giẻ lau, găng tay dính nguyên liệu, hóa chất, dầu nhớt thải

Rắn

180

4

Chất tẩy rửa có chứa thành phần nguy hại

Lỏng

60

5

Dầu thải

Lỏng

36

 

Tổng cộng

 

401

Nguồn: Công ty Cổ phần Thủy Sản Nam Việt, 09/2013

3.1.1.2.  Tác động do nguồn phát sinh nước thải

a) Nước mưa

- Vào mùa mưa, nước mưa tự nhiên chảy tràn trên bề mặt dự án, sẽ cuốn theo các chất rơi vãi trên bề mặt như bụi đất, cát, dầu mỡ. Nếu lượng nước mưa không được phân luồng, quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực.

- Lưu lượng nước mưa sinh ra phụ thuộc vào yếu tố khí hậu trong khu vực, mức độ gây ô nhiễm từ nước mưa không nhiều.

- Tổng lượng nước mưa phát sinh từ khu vực dự án trong quá trình thi công xây dựng được ước tính theo công thức sau :

Q = j x q x S

Trong đó:

S: diện tích khu vực dự án (S = 5.000 m2)

j: hệ số che phủ bề mặt (j = 0,95) (áp dụng cho mặt đất bê tông hoặc tráng nhựa)

q: cường độ mưa (q = 0,015.10-3 m/s)

Kết quả tính toán lưu lượng nước mưa cao nhất:

Q = 5.000 x 0,95 x 0,015.10-3 = 0,07 m3/s

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu công xuất 20.000 tấn/năm

Bảng  3.11: Hàm lượng các chất trong nước mưa

Stt

Chất ô nhiễm

Nồng độ trung bình (mg/l)

Tải lượng (Kg/ng)

1

Tổng Nitơ

0,5 – 1,5

25 – 75

2

Tổng Photpho

0,004 – 0,03

0,2 – 1,5

3

COD

10 – 20

500 – 1.000

4

TSS

10 – 20

500 – 1.000

- So với nước thải sinh hoạt, nước mưa còn khá sạch. Vì vậy nước mưa cần được tách theo hệ thống thu gom riêng và đấu nối với cống thoát nước mưa của Khu vực sau khi qua hệ thống hố ga và song chắn rác để tách cặn lớn bị nước mưa cuốn trôi trên bề mặt dự án.

b) Nước thải sinh hoạt

- Theo quy định tại Nghị định 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và Khu công nghiệp, nước thải tính bằng 100% lượng nước cấp, như vậy nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu nhà vệ sinh khoảng 13,5 m3/ngày. Nước thải có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao. Khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi. Nước thải sẽ gây ô nhiễm đến nguồn nước mặt và nước ngầm.

- Theo tính toán từ tài liệu WHO (1993) ta có thể ước lượng được tải lượng các chất thải ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt

Chỉ tiêu ô nhiễm

Hệ số phát thải

Tải lượng ô nhiễm

(Kg/ngày)

Chất lơ lửng

170 - 220

133 - 173

BOD5 của nước đã lắng

45 - 54

35 - 42

Nitơ tổng

6 -12

0,7 - 1,4

P-PO4

P t ổng, P 0.6 - 4.5

0,47 - 3,35

Dầu mỡ

10 - 30

7,85 - 23,55

Tổng Coliform

106 - 109

7,85*108-1011

Feacal Coliform

105 - 106

7,85*107-108

Chlor

4 - 8

3,1 - 6,3

- Lượng nước thải sinh hoạt này sẽ được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại dẫn về HTXL nước thải tập trung trước khi thải ra Cống chung của Khu vực

c) Nước thải sản xuất:

- Nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất của Nhà máy từ các hoạt động sau:

+ Từ quá trình tiếp nhận nguyên liệu;

+ Từ công đoạn sơ chế nguyên liệu;

+ Từ công đoạn rửa bán thành phẩm trước khi xếp khuôn – cấp đông;

+ Từ công đoạn liên quan đến vệ sinh công nghiệp: nước rửa sàn nhà, nước pha hóa chất sát trùng cho rửa tay và vệ sinh giày ủng của công nhân;

+ Ngoài ra nước thải cũng còn phát sinh từ các khâu: nước ngưng từ hệ thống lạnh, thất thoát rò rỉ trên dường ống,...

- Tổng lượng nước thải sản xuất của nhà máy ước tính khoảng 160 m3/ngày (ước tính khoảng 80% lượng nước cấp cho sản xuất)

- Nước thải sản xuất của nhà máy mang tính chất đặc trưng của nước thải chế biến thủy sản, chứa các chất ô nhiễm cao như BOD (600 – 1500mg/lít), TSS (300-1000mg/lít), tổng Ni tơ, dầu mỡ.

- Lượng nước thải này sẽ gây tác động nghiêm trọng đến môi trường nếu không được xử lý.

- Thành phần nước thải tại nhà máy chế biến thủy sản có thể tham khảo từ các nhà máy có cùng loại hình công nghệ sản xuất như sau:

Bảng 3.13: Thành phần nước thải thủy sản

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Nồng độ

QCVN 11:2008/BTNMT, cột B

1

pH

-

6,9 -7,8

6,0 – 9,0

2

SS

mgO2/l

450 – 1.530

50

3

COD

mgO2/l

2.682 – 4.750

50

4

BOD

mg/l

2.277 – 3.800

30

5

N-NH3

mg/l

8,4 – 227,1

10

6

Nitơ tổng

mg/l

35,3 – 82,5

30

7

P-PO43-

mg/l

40 – 52

4

8

Dầu tổng

mg/l

15,3 – 85,6

10

Nguồn : Nhà máy thuỷ sản Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh

- Lượng nước thải sản xuất này sẽ được  đưa về HTXL nước thải tập trung trước khi thải ra Sông Cỏ Mây

3.1.1.3.  Tác động do nguồn phát sinh khí thải

- Bụi phát sinh từ các xe tải vận chuyển và đi lại; Bụi từ quá trình tập kết nguyên liệu cho hoạt động sản xuất chế biến của nhà máy; Bụi phát sinh khi vệ sinh, quét dọn nhà xưởng. Bụi phát sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và chất lượng môi trường không khí xung quanh Khu vực. Bụi vào phổi gây các bệnh hô hấp, bệnh bụi phổi nghề nghiệp.

-  Khí thải do mùi từ quá trình chế biến: Mùi hôi là mùi đặc trưng của ngành chế biến thủy sản phát sinh từ các công đoạn như sử dụng dung dịch chlorine khử trùng, các sản phẩm phân hủy của hải sản nguyên liệu, phụ phẩm có mùi hôi như mercaptan và amin hữu cơ, sunfua hydro (H2S), ammoniac (NH3). Ngoài ra khí thải của nhà máy còn có NH3 do sự rò rỉ của thiết bị làm lạnh. Tại khâu đai thùng khí thải chủ yếu là CO, CO2, nhựa bị cháy do dùng que hàn, hàn các dây đai thùng.

- Khí thải chứa bụi, SOx, NOx, COx, THC phát sinh từ các xe tải vận chuyển và đi lại; Khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng. Khí thải phát sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân và chất lượng môi trường không khí xung quanh Khu vực.

a) Khí thải của phương tiện giao thông

- Khí thải do đốt nhiên liệu của các phương tiện giao thông vận tải, trong khí thải có chứa các chất ô nhiễm như bụi, SOx, NOx, THC,… Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng xe và hiện trạng đường giao thông, nhiên liệu sử dụng…

- Để ước tính tải lượng ô nhiễm có thể sử dụng hệ số ô nhiễm do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập như sau:

Bảng  3.14: Tải lượng ô nhiễm của 1 ô tô khi tiêu thụ 1.000 lít xăng

Stt

Chỉ tiêu

Tải lượng

1

CO

291 Kg

2

NOx

11,3 Kg

3

THC

33,2 Kg

4

SO2

0,9 Kg

Nguồn :WHO, 1993

- Xe ô tô sử dụng xăng khi hoạt động sẽ thải vào không khí các chất gây ô nhiễm và tải lượng của chúng được trình bày trong Bảng 3.15:

Bảng  3.15: Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông

Phương tiện

Đơn vị (U)

TSP (Kg/u)

SO2 (Kg/u)

NOx (Kg/u)

CO (Kg/u)

VOC (Kg/u)

Chì (Kg/u)

Xe tải trọng > 3,5 tấn chạy xăng

Khu ngoại ô

1.000 km

tấn NL

0,45

2,4

3,7S

20S

7,5

40

55

300

5,5

30

0,25

1,35

Xe tải trọng 3,5 – 16 tấn chạy diesel

Khu ngoại ô

1.000 km

tấn NL

0,9

4,3

4,15S

20S

14,4

70

2,9

14

0,8

4

 

 

Xe hơi sản xuất 1985 – 1992 (khu ngoại ô)

Động cơ 1400 – 2000 cc

1.000 km

tấn NL

0,05

1,03

0,97S

20S

2,31

47,62

6,99

144,3

1,05

26,68

0,07

1,35

Động cơ > 2000 cc

1.000 km

tấn NL

0,05

0,85

1,17S

20S

3,14

53,81

6,99

119,9

1,05

18,02

0,08

1,35

Nguồn: WHO, 1993

Ghi chú: S tỷ lệ lưu huỳnh trong nhiên liệu dầu DO = 0,25%

- Tuy nhiên, hiện nay lượng xăng pha chì không còn được sử dụng tại Việt Nam. Theo thống kê thì định mức sử dụng nhiên liệu của một số loại xe lưu thông trên đường như trong bảng 3.16.

Bảng  3.16: Định mức sử dụng nhiên liệu một số phương tiện giao thông.

Stt

Loại phương tiện

Loại nhiên liệu

Định mức Lít/100km

Định mức Kg/100km

1

Xe con

Xăng

5,5 – 8

4,51 – 6,56

2

Xe tải

Dầu Diesel

13 – 14

10,66 – 11,48

 

- Theo tính toán mỗi ngày có 4 lượt xe con 4 – 7 chỗ (1400 – 2000 cc), 6 lượt xe từ 3,5 – 16 tấn. Đoạn đường chịu ảnh hưởng là 3 km. Lượng phát thải các chất khí trong khí thải phương tiện giao thông được tính trong Bảng 3.17:

 

 

Bảng  3.17: Lượng phát thải các khí ô nhiễm trong khí thải phương tiện giao thông.

Stt

Phương tiện và nhiên liệu sử dụng

Nhiên liệu tiêu hao trên đoạn đường trong 1 ngày (Kg xăng, dầu/ngày)

Tải lượng (Kg/ngày)

Bụi

SO2

NOx

CO

VOCs

1

Xe con

0,54 – 0,79

0,0006 – 0,0008

0,003 – 0,004

0,026 – 0,038

0,078 – 0,114

0,014 – 0,021

2

Xe từ 3,5 – 16 tấn

1,92 – 2,07

0,0083 – 0,009

0,009 – 0,01

0,134 – 0,145

0,027 – 0,029

0,0077 – 0,0083

- Với lượng không khí dư của động cơ đốt trong là 30% và nhiệt độ khí đốt thải là 200oC, thì lưu lượng khí thải sinh ra trong khi đốt 1 Kg dầu, xăng là 38 m³.

Như vậy, lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải được tính trong bảng 3.18.

Bảng  3.18: Lưu lượng khí thải và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải

Stt

Phương tiện và nhiên liệu

sử dụng

Lưu lượng m³/ngày

Nồng độ  (mg/m³)

Bụi

SO2

NOx

CO

VOCs

1

Xe tải

78,66

114,42

129,13

1.843

369

105,52

2

Xe con

30,02

26,65

133,24

1.266

3.797

700

QCVN 19:2009/BTNMT  (B)

200

500

850

1.000

-

Ghi chú: (*) QCVN 19:2009/BTNMT - Giới hạn tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải công nghiệp.

Nhận xét: Khí thải ra từ các phương tiện vận chuyển là không cao, không vượt quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ đánh giá một cách tương đối nguồn phát thải vì chất lượng khí thải ra còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như loại xe, nhiên liệu sử dụng, chất lượng đường xá,... do vậy, khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những phát sinh về sự cố xe cộ và đường xá có thể gây nên những nguồn phát thải có nồng độ cao hơn quy chuẩn cho phép.

b) Mùi hôi từ quá trình sản xuất:

- Các chất ô nhiễm gây nên mùi hôi chủ yếu là các thành phần chất khí như các khí NH3, H2S từ quá trình protein phân hủy và các axit béo.

- Do NH3 và H2S là chất khí dễ bay hơi nên khả năng kích ứng với khứu giác người rất cao. NH3 ở nồng độ cao có khả năng làm lá cây bị trắng bạch, làm đốm lá và hoa, làm giảm rễ cây và thân cây bị lùn, làm quả bị thâm tím và làm giảm tỉ lệ hạt giống nẩy mầm.

- H2S có tác dụng làm thương tổn lá cây, làm rụng lá và làm thực vật giảm sinh trưởng.Với nồng độ H2S thấp, đã gây ra nhức đầu, tinh thần mệt mỏi. Nồng độ cao gây hôn mê và có thể tử vong. Một số người cảm thấy mùi khó chịu khi H2S có nồng độ 5 ppm. Với nồng độ 150 ppm có thể gây ra tổn thương bộ máy hô hấp và màng nhầy. Trực tiếp tiếp xúc với H2S ở nồng độ 500 ppm trong khoảng 15 -20 phút sẽ sinh ra bệnh ỉa chảy và viêm cuống phổi. Tiếp xúc ngắn với khí H2S ở nồng độ 700 -900 ppm thì H2S sẽ nhanh chống xuyên qua màng túi phổi, thâm nhập vào mạch máu và có thể gây tử vong.

c) Bụi và khí thải máy phát điện dự phòng

- Trường hợp cúp điện đột xuất, nhà máy có trang bị 01 máy phát điện dự phòng        250 KVA đủ khả năng vận hành nhà máy, phát sáng trong phân xưởng để không ngưng sản xuất.

- Khi chạy máy phát điện, định mức tiêu thụ nhiên liệu của máy là 562,5 Kg dầu DO/h. Dựa trên các hệ số tải lượng của tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở bảng 3.17 có thể tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong bảng 3.18.

- Nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện: Thông thường quá trình đốt nhiên liệu lượng khí dư là 30%. Khi đốt dầu DO, theo nhiều công trình đo đạc thực tế trong các đề tài nghiên cứu khoa học về các nguồn đốt dầu của Viện Môi trường & Tài nguyên và tài liệu “Ô nhiễm không khí và kỹ thuật xử lý tập 1 – GS.TS. Trần Ngọc Chấn” thì nhiệt độ khí thải khoảng trên, dưới 2000C, thì lượng khí thải khi đốt cháy 1Kg DO là 38 m3. Với định mức 562,5 Kg dầu DO/h cho máy phát điện, tính được lưu lượng khí thải tương ứng là 21.375 m3/h.

Xem thêm tin về Báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy chế biến thủy sản xuât khẩu 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha