Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thịt

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thịt với quy mô lớn với mô hình công nghiệp khép kín, hiện đại.

Ngày đăng: 15-06-2020

2,994 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án trang trại nuôi heo thịt với quy mô lớn với mô hình công nghiệp khép kín, hiện đại.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ix

MỞ ĐẦU 1

1. Xuất xứ của dự án 1

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án 1

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 2

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan                 quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt .................. 2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 3

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 3

2.2. Các văn bản pháp lý của dự án 7

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập 8

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường 8

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường 11

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 13

1.1. Thông tin chung về dự án 13

1.1.1. Tên dự án 13

1.1.2. Chủ dự án 18

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án 13

1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án 18

1.2. Các hạng mục công trình của dự án 18

1.2.1. Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án 18

1.2.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng đất khu vực thực hiện dự án 32

1.2.3. Sự phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với quy định của pháp luật và các quy hoạch phát triển có liên quan 33

1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của dự án 33

1.3.1. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất phục vụ dự án 33

1.3.2. Nhu cầu cấp điện phục vụ dự án 46

1.3.3. Nhu cầu cấp nước phục vụ dự án 47

1.3.4. Sản phẩm và công suất của dự án 54

1.3.5. Nhu cầu lao động phục vụ dự án 55

1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành của dự án 56

1.5. Biện pháp tổ chức thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị 61

1.6. Tiến độ, vốn đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án 65

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án 65

1.6.2. Vốn đầu tư 65

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 66

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 68

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 68

2.1.1. Điều kiện tự nhiên 68

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 74

2.1.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến dự án 80

2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án 80

2.2.1. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý ... 80

2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật ... 83

CHƯƠNG 3 . ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN                          VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,                ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 84

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án  84

3.1.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án của giai đoạn 1 84

3.1.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai xây dựng dự án của giai đoạn 2 123

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 131

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 131

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện...................... 165

3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 212

3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo 213

CHƯƠNG 4. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 215

4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án 215

4.2. Chương trình giám sát môi trường 223

CHƯƠNG 5.  KẾT QUẢ THAM VẤN 230

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 231

1. Kết luận 231

2. Kiến nghị 231

3. Cam kết 232

TÀI LIỆU THAM KHẢO 234

PHẦN PHỤ LỤC 235


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BOD

 

: Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

 

: Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT

 

: Bộ Y tế

COD

 

: Nhu cầu oxy hóa học

CP

 

: Cổ phần

CS-PCTP

 

: Cảnh sát phòng chống tội phạm

CTNH

 

: Chất thải nguy hại

DO

 

: Oxy hòa tan

ĐTM

 

: Đánh giá tác động môi trường

ĐVT

 

: Đơn vị tính

GSMT

 

: Giám sát môi trường

KCN

 

: Khu công nghiệp

NĐ-CP

 

: Nghị định - Chính phủ

NM XLNTTT

: Nhà máy xử lý nước thải tập trung

NXB

 

: Nhà xuất bản

PCCC

 

: Phòng cháy chữa cháy

QCVN

 

: Quy chuẩn Việt Nam

 

: Quyết định

SS

 

: Chất rắn lơ lửng

STT

 

: Số thứ tự

TCVSLĐ

 

: Tiêu chuẩn vệ sinh lao động

TCXDVN

 

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TNHH

 

: Trách nhiệm hữu hạn

TNMT

 

: Tài nguyên và Môi trường

Tp.

 

: Thành phố

TT

 

: Thông tư

UBND

 

: Ủy ban nhân dân

VN

 

: Việt Nam

WHO

 

: Tổ chức Y tế Thế giới

XLNT

 

: Xử lý nước thải

 

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án trang trại chăn nuôi heo

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án trang trại nuôi heo thịt

Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, không những cung cấp thực phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay; đặc biệt là đối với nước ta, đất nước có tới gần 70% dân số sống tại khu vực nông thôn, chiến khoảng 50% lực lượng lao động. Sự gia tăng của các sản phẩm nông nghiệp kết hợp với nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của cuộc sống đã thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ. Chăn nuôi là một trong những ngành phát triển kinh tế mang tầm chiến lược, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động, hàng triệu nông dân, tăng thu nhập, tránh thất nhiệp. Đồng thời chăn nuôi là một trong ba lĩnh vực sản xuất dịch vụ có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Trong chăn nuôi, con giống có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những yếu tố đầu tiên, quyết định đến hiệu quả nuôi. Hiện nay, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đang thiếu giống, chăn nuôi phải nhập giống không rõ ràng, không kiểm soát được dịch bệnh, chất lượng con giống không đảm bảo, cho nên sản lượng và chất lượng chưa cao. Ngoài ra, nguy cơ lây truyền bệnh từ gia súc sang người với nhiều biến thể nguy hiểm, khó lường nguyên nhân chính do nguồn gốc con giống không rõ ràng. Một số trang trại nuôi lớn theo hình thức liên doanh, liên kết với Công ty TNHH Japfa Comfees Việt Nam và Công ty CP chăn nuôi CP Việt Nam được cung ứng giống trong chuỗi quy trình khép kín. Còn những trang trại khác nuôi theo hình thức công nghiệp, cũng chủ yếu lấy giống từ những nguồn cung cấp ổn định, có nguồn gốc rõ ràng. Tuy nhiên, số này chưa nhiều khi theo thống kê, chăn nuôi nhỏ lẻ trong nông hộ, gia trại trên địa bàn tỉnh chiếm trên 80%. 

Thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương, nền kinh tế nông nghiệp đang có sự chuyển biến vững chắc từ nền kinh tế nông nghiệp thuần nông sang nền kinh tế đa dạng với nhiều loại cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Sự kết hợp giữa chăn nuôi và trồng trọt là hướng mũi nhọn, làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế Nông nghiệp, Nông thôn. Hiện nay, ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt khi vấn đề lương thực đã được giải quyết cơ bản.

Nắm bắt được thực tế đó Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát triển khai dự án Trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai  Với quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt; dự án nuôi gia công cho Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam và Công ty TNHH Japfa Comfees Việt Nam để cung cấp cho chăn nuôi thương phẩm và chăn nuôi heo hậu bị, giải quyết việc thiếu con giống trên địa bàn như hiện nay, đồng thời mở rộng phát triển kinh doanh của Công ty. 

Theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 18 của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014 và mục số 71, cột 3, Phụ lục II, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ, dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường trình nộp cho Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm định, phê duyệt.

Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động chăn nuôi của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát đã phối hợp với Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”- Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt.

Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM theo hướng dẫn tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 

 Dự án đầu tư “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai”- Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt” do Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát phê duyệt.

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

Lĩnh vực chăn nuôi thuộc đối tượng khuyến khích đầu tư đã được Chính phủ ban hành tại Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Dự án đầu tư Trang trại chăn nuôi heo thịt tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô 6.000 heo thịt) phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phê duyệt tại Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai;

Hiện tại, khu vực xung quanh chưa được quy hoạch các đối tượng dự án tương tự. Như vậy, dự án chưa bị tác động bởi các cơ sở xung quanh, nhưng ngược lại các đối tượng xung quanh lại bị tác động bởi dự án nếu như không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường. Dự án đã hoàn thiện đầy đủ về thủ tục đất đai, cụ thể Quyề sử dụng đất đã hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của chủ đầu tư. Vì vậy, không xảy ra tranh chấp hay đền bù đất đai khi thực hiện dự án.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM báo cáo đánh giá tác động môi trường trang trại chăn nuôi heo thịt

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Ø Văn bản Luật liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/11/2007;

- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010;

- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2012;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;

- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/06/2015;

 - Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/06/2017;

- Luật Hóa chất số 10/VPHN-VPQH đã được Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2018.

Ø Các Nghị định liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ quy định về Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

Ø Các Thông tư, Quyết định liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;

- Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05/12/2018 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Quyết định số 1329/2016/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng;

- Quyết định sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2, điều 1 của quyết định số 35/2015/QĐ-UBND ngày 19/10/2015 của UBND tỉnh về việc phân vùng môi trường tiếp nhận nước thải và khí thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

- Quyết định số 3892/QĐ-UBND ngày 9/12/2014 quy định phân công trách nhiệm trong quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Ø Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

- TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 6160:1996 - Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 4519:1998 - Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu;

- TCVN 7336:2003 - Quy định về các yêu cầu đối với thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt (sprinkler);

- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;

- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình;

- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường - Phân loại;

- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại - Phân loại;

- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

        - QCVN 30: 2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp.

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

        - QCVN 62-MT:2016/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

Ø Các căn cứ pháp luật về chăn nuôi.

 - Luật Thú y năm 2015;

- Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Thú y;

- Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về việc chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi;

- Quyết định 66/2002/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng;

- Quyết định số 07/2005/QĐ-BNN ngày 31/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định về quản lý và sử dụng lợn đực giống.

- Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;

- Thông tư 22/2009/TT-BNN ngày 28/4/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu về giống vật nuôi, kiểm dịch vận chuyển giống vật nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh phát triển chăn nuôi;

- Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi lợn, trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học;

- Thông tư số 33/2011/TT-BNNPTNT ngày 16/5/2011 của Bộ NN&PTNT - Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện vệ sinh thú y;

- Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ NN&PTNT về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực Thú y;

- Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Thông tư số 31/2013/TT-BNNPTNT ngày 13/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm, kiểm định lợn giống;

- Thông tư số 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm;

- Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn;

- Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT Ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y;

- Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật;

- Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/06/2016 của Bộ NN&PTNT về Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;

- Các QCVN liên quan đến lĩnh vực chăn nuôi, thú ý.

2.2. Các văn bản pháp lý của dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3603720684, đăng ký lần đầu ngày 07/5/2020 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp; 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GCN:CH 2931/QĐ 753.

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Thuyết minh dự án đầu tư “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)” của Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát;

- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể nhà máy, thoát nước mưa, nước thải liên quan đến dự án;

- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường không khí, đất khu vực thực hiện dự án.

3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM của dự án “ Xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai (Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)” được thực hiện dưới sự phối hợp của các đơn vị sau:

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát

+ Địa chỉ liên hệ : Tổ 6, Khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

+ Đại diện pháp lý: Ông Vòng Cún Cú           Chức vụ:  Giám đốc.

- Cơ quan tư vấn : Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương

+ Địa chỉ liên hệ: 28B Mai Thị Lựu, phường Đa Kao, Quận 1, TP.HCM

+ Đại diện pháp lý: Ông Nguyễn Văn Thanh             Chức vụ: Giám đốc.

 + Điện thoại: 0856399630

 + Email: ctyminhphuongpmc2@gmail.com.

- Cơ quan lấy và phân tích mẫu : Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

+ Địa chỉ liên hệ : B24, Cư xá 301, đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

+ Đại diện pháp lý: Bà.Phạm Thị Hải Yến       Chức vụ: Giám đốc.

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường số hiệu: VIMCERTS 076.

Quá trình tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Thành lập nhóm đánh giá tác động môi trường. Lập kế hoạch chung cho công tác ĐTM và viết báo cáo ĐTM, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Bước 2: Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh dự án, thực hiện các công việc như khảo sát, thu thập dữ liệu về điều kiện địa lý, địa chất, vi khí  hậu, thủy văn, tài nguyên sinh vật, kinh tế xã hội.

Tiến hành lấy và phân tích mẫu nước mặt, không khí xung quanh, đất khu vực dự án.

- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm của dự án như khí thải, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn; xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình xây dựng và đi vào hoạt động của dự án bằng các phương pháp thống kê, thu thập, phân tích, đánh giá nhanh,...

- Bước 4: Đánh giá mức độ tác động, ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm kể trên đến các yếu tố tài nguyên, môi trường, xã hội, con người xung quanh khu vực dự án.

- Bước 5: Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường giai đoạn xây dựng và hoạt động của dự án, dự phòng các sự cố môi trường có thể xảy ra và biện pháp ứng phó.

- Bước 6:  Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

- Bước 7: Tham vấn ý kiến cộng đồng.

- Bước 8: Trình hội đồng thẩm định và phê duyệt báo cáo.


Bảng 0.1: Danh sách các thành viên trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án

STT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Nhiệm vụ

Kinh nghiệm

Chữ ký

Chủ dự án: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát

01

Vòng Cún Cú

Giám đốc dự án

--

Kiểm tra nội dung báo cáo ĐTM, ký tên và đóng dấu

--

 

02

Anh Dũng

Phó Giám đốc

--

Phối hợp tư vấn hoàn thiện báo cáo

   --

 

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Phát triển Công nghệ và Môi trường Á Đông (ASIATECH)

01

Nguyễn Văn Thanh


Giám đốc

---

Quản lý chung dự án, ký tên và đóng dấu

20 năm

 

02

Phạm Thị Thanh Nga

Trưởng phòng
Quản lý
Môi trường

Cử nhân Khoa học Môi Trường

Kiểm tra nội dung báo cáo

5 năm

 

03

Vũ Thị Là

Nhân viên
tư vấn

Quản lý môi trường

Thu thập số liệu, khảo sát hiện trạng

7 năm

 

04

Lê Minh Thư

Nhân viên
tư vấn

Kỹ sư môi trường

Đề xuất các phương án kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường

5 năm

 

05

Đỗ Thị Kim Mỷ

Nhân viên
tư vấn

Kỹ thuật Môi Trường

Tổng hợp số liệu, viết báo cáo

2 năm

 

Đơn vị lấy và phân tích mẫu: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ tư vấn môi trường Tân Huy Hoàng.

01

Võ Văn Minh Khoa

Nhân viên

Kỹ sư môi trường

Lấy mẫu

4 năm

 

 

Ngoài ra, Chủ đầu tư dự án cũng nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan sau đây:

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai;

- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cẩm Mỹ;

- Ủy ban nhân xã Xuân Tây

4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM dự án “ xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ( Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)”, đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên và môi trường. Việc định lượng hóa các tác động là một công việc khó khăn và phức tạp, tuy nhiên trong báo cáo ĐTM này chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu sử dụng các phương pháp đánh giá đang được sử dụng nhiều hiện nay.

Bảng 0.2: Các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện ĐTM

STT

Phương pháp đánh giá

Phạm vi áp dụng

A

Các phương pháp ĐTM

01

Phương pháp liệt kê: Liệt kê các thành phần môi trường cần nghiên cứu, các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra: nước thải, khí thải, chất thải rắn,…. Phương pháp này tương đối nhanh và đơn giản, giúp phân tích sơ bộ các tác động môi trường.

Đối với dự án, phương pháp liệt kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp thống kê: Thu thập các số liệu về các điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện về kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện dự án từ các trung tâm nghiên cứu khác và các số liệu thống kê từ các kết quả đo đạc của nhiều dự án loại hình tương tự.

Đối với dự án, phương pháp thống kê được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp mô hình hóa môi trường: Một mô hình có độ chính xác cao có vai trò hỗ trợ rất nhiều cho tiến trình ra quyết định trong công tác quản lý môi trường. Các loại mô hình được tập trung xây dựng và đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực này gồm: các mô hình phát tán ô nhiễm không khí, các mô hình lan truyền ô nhiễm nước mặt và các mô hình lan truyền ô nhiễm nước ngầm. Hiện nay, trên thế giới các mô hình phát tán ô nhiễm không khí đã được xây dựng và ứng dụng khá phổ biến cho các dạng nguồn điểm (mô phỏng cho các ống khói loại thấp và loại cao) và các nguồn thải đường (mô phỏng quá trình phát tán của các phương tiện chạy trên đường giao thông).

Đối với dự án, phương pháp mô hình hóa môi trường được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

04

Phương pháp đánh giá nhanh: Dùng để xác định nhanh tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thải rắn,…phát sinh từ hoạt động của dự án. Việc tính tải lượng chất ô nhiễm được dựa trên các hệ số ô nhiễm, chủ yếu sử dụng các hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá nhanh được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 của báo cáo ĐTM.

05

Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do các Bộ có thẩm quyền ban hành liên quan đến dự án. 

Đối với dự án, phương pháp so sánh được áp dụng chủ yếu ở Chương 2, Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

06

Phương pháp chồng ghép bản đồ: Phương pháp này sử dụng nhiều lớp bản đồ chồng ghép lên nhau bằng phần mềm MapInfo, Cad để thành lập các bản đồ chuyên đề.

Đối với dự án, phương pháp chồng ghép bản đồ được sử dụng cho các bản vẽ chuyên đề.

07

Phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy: Dựa trên tải lượng ô nhiễm từ các nguồn, đánh giác tác động tổng hợp đến môi trường khi các hoạt động gây tác động hoạt động đồng thời.

Đối với dự án, phương pháp đánh giá cộng hưởng và tích lũy được áp dụng chủ yếu ở Chương 3 trong báo cáo ĐTM.

08

Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau (tài nguyên, quản lý môi trường, bản đồ học và GIS, chuyên gia sinh thái, chuyên gia về công nghệ môi trường…) sử dụng kiến thức chuyên gia của mình để nhận dạng, phân tích, đánh giá… các tác động cụ thể của dự án, đóng góp ý kiến giúp Chủ đầu tư hoàn thiện các biện pháp bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở mức thấp nhất.

Đối với dự án, phương pháp chuyên gia được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

B

Các phương pháp khác

01

Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra, khảo sát thực địa là điều bắt buộc khi thực hiện công tác ĐTM để xác định vị trí địa lý của dự án trong mối tương quan  với các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội xung quanh; hiện trạng khu đất thực hiện dự án; hiện trạng cơ sở hạ tầng khu vực thực hiện dự án.

Đối với dự án, phương pháp khảo sát thực địa được áp dụng chủ yếu ở Chương 1, Chương 2 trong báo cáo ĐTM.

02

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích chất lượng môi trường khu vực dự kiến thực hiện dự án và khu vực xung quanh bao gồm: hiện trạng môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh giá các tác động của việc triển khai dự án tới môi trường.

Đối với dự án, phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được áp dụng chủ yếu ở Chương 2 của báo cáo ĐTM.

03

Phương pháp kế thừa:  Kế thừa các kết quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các dự án cùng loại đã được bổ sung và chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định.

Đối với dự án, phương pháp này được áp dụng xuyên suốt trong toàn bộ báo cáo ĐTM.

 

 


CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án

“ Dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi tại xã Xuân Tây, huyện Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai ( Quy mô chuồng trại: 6.000 con heo thịt)”

1.1.2. Chủ dự án

- Chủ đầu tư : Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát

- Mã số thuế: 3603720684

- Địa chỉ liên hệ : Tổ 6, Khu 12, xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.

- Đại diện pháp lý: Ông Vòng Cún Cú           Chức vụ:  Giám đốc.

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

a. Vị trí của dự án

Dự án được triển khai thực hiện trên lô đất đã thuộc quyền dử dụng đất của Chủ đầu tư với tổng diện tích sử dụng đất là 18.118,7 m2. Hiện tại vẫn đang là lô đất trống chưa có công trình. Chủ đầu tư đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng từ trồng cây lâu năm sang chăn nuôi. Đây là khu vực kín gió, thuận lợi cho chăn nuôi tập trung.

Tọa độ các điểm khép góc khu đất dự án được thể hiện tại Bảng 1.1:

Bảng 1.1: Giới hạn các điểm khép góc của khu đất dự án

Mốc ranh giới

Tọa độ VN 2000 múi chiếu 3o,

Kinh tuyến trục 106o15

X (m)

Y (m)

1

1.266.404

542.562

2

1.266.279

542.559

3

1266.285

542.319

4

1266.410

542.322

 

Nguồn: Công ty TNHH Năng lượng GPPD, 2019

 

 

b. Ranh giới tiếp giáp khu đất dự án

- Phía Bắc giáp nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty Cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam;

- Phía Nam tiếp giáp khu đất trống

- Phía Tây tiếp giáp đường ngoài và đất dân, trong tương lai tại khu vực này sẽ xây dựng nhà ở và dịch vụ;

- Phía Đông giáp đường

c. Các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội có khả năng bị tác động bởi dự án

- Khoảng cách tới khu dân cư gần nhất:

- Giao thông:

- Hệ thống sông, hồ, kênh mương thoát nước:.

- Các công trình xung quanh:

- Các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử: Trong khu vực dự án không có các công trình văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử.

Theo quy định tại Quyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế quy định về việc ban hành 21 chỉ tiêu vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động thì khoảng cách tối thiểu từ nguồn phát sinh của trại gia súc trên 1.000 con tới khu dân cư phải đảm bảo 500m thì dự án đảm bảo về khoảng cách.

Theo quy định áp dụng cho loại hình chăn nuôi: QCVN 01-14:2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại nuôi lợn an toàn sinh học. Quy định như sau: Khoảng cách từ trang trại đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người tối thiểu 100m (điểm 2.1.2; mục 2.1. Vị trí, địa điểm; phần 2. Quy định về kỹ thuật). Như vậy địa điểm bảo đảm về mặt kỹ thuật.

Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án

Ø Mục tiêu của dự án:

- Hướng tới chăn nuôi với quy mô lớn với mô hình công nghiệp khép kín, hiện đại.

- Cung cấp con giống bảo đảm chất lượng, an toàn về dịch bệnh và từng bước tạo thành vùng chăn nuôi heo nái sinh sản để chủ động cung ứng con giống đầu ra cho Công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt Nam.

- Dự án được thực hiện tạo việc làm cho người lao động sở tại (khoảng 60 lao động thường xuyên) và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương.

- Phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.

Ø Quy mô, công suất của dự án:

Tổng công suất của dự án trong giai đoạn vận hành ổn định là 6.000 con heo thịt, trong đó:

- Giai đoạn 1 (chính thức hoạt động từ tháng 01/2021) với quy mô chuồng trại: 4.000 con heo thịt

- Giai đoạn 2 (chính thức hoạt động từ tháng 1/2023) với quy mô chuồng trại: 2.000 con heo thịt

Ø Công nghệ, loại hình dự án:

Dự án thuộc loại hình chăn nuôi không có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và không thuộc các ngành gây ô nhiễm được quy định tại Phụ lục IIa, Mục I của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Các hạng mục công trình của dự án

1.2.1. Quy mô sử dụng đất và các hạng mục công trình của dự án

1.2.1.1. Quy mô sử dụng đất

Tổng diện tích khu đất dự án là 18.118,7 m2 . Quy mô sử dụng đất như sau:

 

 

 

 

 

 

 

Bảng 1.2: Quy mô sử dụng đất của dự án

TT

Quy mô sử dụng đất

Diện tích (m²)

Tỷ lệ

(%)

1

Diện tích xây dựng công trình (bao gồm diện tích công trình chính 15.418m2 và công trình phụ trợ, môi trường 182,0m2)

15.600

52,00

2

Đường giao thông nội bộ, sân bãi

8.380

27,94

3

Đất cây xanh

6.020

20,06

Tổng

30.000

100

 

Nguồn: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát, 2020

1.2.1.2. Các hạng mục công trình chính

a. Các hạng mục công trình xây dựng chính của dự án

Các hạng mục công trình xây dựng chính của dự án được đầu tư ngay từ giai đoạn 1. Trong giai đoạn 2 dự án không xây dựng thêm công trình, sử dụng chung các hạng mục của giai đoạn 1.

Bảng 1.3: Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình chính của dự án

 

STT

Số lượng

Đơn vị

Khối lượng

1A

Khu nhà nuôi heo số 1 (14mx60m)

4

m2

3,360

1B

Khu nhà nuôi heo số 2 (14mx60m)

4

m2

3,360

2

Cổng tường rào

1

m2

1

3

Nhà để xe

1

m2

50

4

Nhà kỹ thuật (8mx8m)

1

m2

64

5

Nhà công nhân (5mx20m)

1

m2

100

6

Nhà ăn + bếp (5mx9m)

1

m2

 45

7

Tháp nước sinh hoạt 4m3

1

m2

4

8

Đất trồng cây ăn trái ...

1

m2

3,360

9

Nhà sát trùng xe (

1

m2

54

10

Nhà điều hành

1

m2

 143.50

11

Nhà phơi đồ

1

m2

24

12

Nhà đặt máy phát điện

1

m2

24

13

Nhà nghỉ trưa

1

m2

50

14

Kho dụng cụ

1

m2

25

15

Kho cám heo (2 kho)

2

m2

350

16

Nhà cách ly

1

m2

375

17

Bệ xuất nhập heo

2

m2

6

18

Bể nước 350m3, tháp 20m3

2

m2

120

19

Bể ngâm rửa đan

6

m2

5

20

Hầm biogas

1

m2

2,150

21

Ao xử lý nước thải số 3

2

m2

1,750

22

Nhà cân heo

1

m2

25

23

Hố hủy xác

2

m2

20

24

Sân phơi phân

1

m2

350

25

Nhà bảo vệ

1

m2

20

26

Nhà để phân

1

m2

105

27

Hệ thống xử lý nước thải

1

m2

350

28

Đường giao thông

1

m2

1,200

29

Hệ thống điện chiếu sáng, PCCC, chống sét

1

HT

1

30

Hệ thống cấp thoát nước

1

HT

1

Nguồn: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát, 2020

Mô tả các hạng mục công trình xây dựng chính của dự án:

1) Hạng mục Nhà nuôi heo số 1:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 14m x 60m x 4 nhà = 3.360m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát. Số lượng 4 nhà thiết kế giống nhau. Heo được chăn nuôi trên sàn  BTCT có rãnh có độ dốc ngang 2%, cách sàn 30 – 65cm.

2) Hạng mục Nhà nuôi heo số 2:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 14m x 60m x 4 nhà = 3.360m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát. Số lượng 4 nhà thiết kế giống nhau. Heo được chăn nuôi trên sàn  BTCT có rãnh có độ dốc ngang 2%, cách sàn 30 – 65cm.

3) Hạng mục Nhà cách ly:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dưng 10m x 20m = 200 m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát.

4) Hạng mục Nhà ở công nhân:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dưng 5m x 10 m = 100m2. Kết cấu công trình cột bê tông cốt thép, bao che xây gạch, mái lợp tôn, đóng trần, lát gạch ceramic..

5) Hạng mục Nhà ăn công nhân:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dưng 5m x 9m = 45 m2. Kết cấu công trình cột bê tông cốt thép, bao che xây gạch, mái lợp tôn, đóng trần, lát gạch ceramic..

6) Hạng mục Hố sát trùng xe:

Diện tích xây dựng 4m x 6m = 24m2. Đổ bằng BTCT, sâu 0,3m; chứa nước khử trùng bánh xe ra vào trang trại.

7) Hạng mục Nhà bảo vệ:

Thiết kế 1 tầng, diện tích xây dựng 4,5mx4,5m = 20m2, hành lang bao quanh cao hơn nền sân đường nội bộ 0,2m chống nóng bằng gạch lỗ và tấm đan bê tông, được lát gạch ceramic chống trơn. Hành lang bao quanh rộng 0,5m lát gạch đỏ chống trơn hoặc gạch block.

8) Hạng mục Nhà để xe:

Nhà xe thiết kế 1 tầng, có mái che (mái tôn) diện tích xây dựng 5m x10m = 50 m2, chiều cao thông thủy tối thiểu 2,7m. Nền nhà xe cao hơn so với nền sân đường nội bộ 0,1m đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.

9) Hạng mục Nhà kỹ thuật:

Thiết kế 1 tầng có diện tích xây dựng 8m x 80m = 64 m2, có 1 hành lang chung rộng 1,8m, hành lang được lát gạch ceramic chống trơn. Nhà đổ mái bằng BTCT, xây tường thu hồi đỡ hệ xà gồ thép mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ hai nước lợp mái tôn chống nóng.

10) Hạng mục Bể nước sinh hoạt:

Có dung tích chứa: 2m x 2m x 1m =4m3. Được đổ bằng BTCT mác 250 và trát bitum chống thấm.

11) Hạng mục Nhà phơi đồ:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 4m x 6m = 24m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, không xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m.

12) Hạng mục Nhà điều hành:

Thiết kế 1 tầng có diện tích xây dựng 7m x 20.5m = 143.5m2, có 1 hành lang chung rộng 1,8m, hành lang được lát gạch ceramic chống trơn. Nhà đổ mái bằng BTCT, xây tường thu hồi đỡ hệ xà gồ thép mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ hai nước lợp mái tôn chống nóng.

13) Hạng mục Nhà sát trùng xe:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 4.5m x 12m = 54m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m. 

14) Hạng mục Nhà nghỉ trưa:

Thiết kế 1 tầng có diện tích xây dựng 5m x 10m = 50 m2, có 1 hành lang chung rộng 1,8m, hành lang được lát gạch ceramic chống trơn. Nhà đổ mái bằng BTCT, xây tường thu hồi đỡ hệ xà gồ thép mạ kẽm hoặc sơn chống gỉ hai nước lợp mái tôn chống nóng.

15) Hạng mục Nhà máy phát điện:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 4m x 6m = 24m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mácvc 200 đổ tại chỗ dày 0,2m. 

16) Hạng mục Kho dụng cụ, kho vôi:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 5m x 5m = 25m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m. 

17) Hạng mục Kho cám heo:

Nhà 1 tầng, 2 nhà diện tích xây dựng 2m x 7m x 25m = 350m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m. 

18) Hạng mục Bể nước:

Bể nước gồm 02 bể, diện tích 60m2/bể, dung tích 240m3/bể. Được đổ bằng BTCT mác 250 và trát bitum chống thấm. Bể nước cung cấp nước cho chăn nuôi.

19) Hạng mục Tháp nước:

Tháp nước có 2 tháp, diện tích 9m2/tháp, dung tích chứa 20m3/tháp. Chân tháp đổ bằng BTCT mác 250, sử dụng bồn chứa nước bằng inox.

20) Hạng mục Silo cám:

Silo có 8 cái, diện tích 9m2/silo. Silo hình tròn đường kính 1,5m, cao 3m, làm bằng thép.

21) Hạng mục Bể ngâm rửa nắp đan:

Bể ngâm rửa nắp đan gồm 6 bể, diện tích 4m2/bể, có thể tích 2m x 2m x 1m = 4m3, được đổ bằng BTCT mác 250.

22) Hạng mục Nhà xuất heo loại (heo không đủ trọng lượng):

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 5m x 10m = 50m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, tường bao che xây gạch cao 1,5m, kết hợp tấm làm mát.

23) Hạng mục Nhà để phân:

Nhà 1 tầng, diện tích xây dựng 7m x 15m = 105m2. Kết cấu công trình khung kèo định hình lợp tôn, xây tường bao che, nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m. 

24) Hố hủy xác:

Hố chôn xác có xử lý bằng vôi bột.

25) Hạng mục Hầm biogas:

Hầm Biogas dài 50m, rộng 43 m, sâu 6m, có dung tích chứa khoảng 12.000m3. Hồ được lót đáy và phủ bề mặt bằng HDPE.

26) Hạng mục Hồ xử lý nước thải:

Hồ xử lý nước thải có 03 hồ (dài 50m, rộng 35m, sâu 4m). Hồ được lót đáy bằng HDPE.

27) Hạng mục Hồ sinh học:

Hồ sinh học có 01 hồ (dài 40 m, rộng 30m, sâu 4m). Hồ được lót đáy bằng HDPE.

28) Hạng mục Đường dẫn có mái che:

Đường dẫn có mái che dài 480m, rộng 1m, mái che khung kèo định hình lợp tôn, Nền đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,2m. 

29) Hạng mục Trạm điện: Sử dụng trạm biến áp 320KVA, loại trạm treo.

30) Hạng mục Đường giao thông: Đổ bê tông đá 1x2 mác 200 đổ tại chỗ dày 0,3m.

31) Hạng mục Cây xanh cảnh quan, cách ly: khoảng cách giữa các cây là 1m, khoảng cách giữa các hàng là 1m, các hàng cây được trồng xen kẽ nhau. Ưu tiên các loại cây có khả năng hấp thụ mùi như cây: bạch đàn, ngũ da bì, mít...

Ø Danh mục thiết bị dây chuyền sản xuất chăn nuôi của dự án

TT

Tên hạng mục

ĐVT

Số lượng

Xuất xứ

Hiện trạng

II

CHUỒNG HEO

1

Chuồng heo nái đẻ 2 vách

Bộ

38

Thái Lan

Mới 100%

2

Chuồng heo nái để 1 vách

Bộ

216

Thái Lan

Mới 100%

3

Lồng úm cho heo con

Cái

60

Thái Lan

Mới 100%

4

Máng tập ăn cho heo con

Cái

250

Thái Lan

Mới 100%

5

Quạt hút thông gió1,5HP

Bộ

48

Đài Loan

Mới 100%

6

Tấm giấy làm mát 0,15 x 0,3 x 1,8

Bộ

576

Thái Lan

Mới 100%

7

Bơm nước 1,5 HP

Cái

4

Đài Loan

Mới 100%

8

Hệ thống điện

TB

12

Việt Nam

Mới 100%

III

NHÀ CÁCH LY

1

Quạt hút hút thông gió 1,5 HP

Bộ

4

Đài Loan

Mới 100%

2

Tấm giấy làm mát 0,15 x 0,3 x 1,8

Bộ

40

Thái Lan

Mới 100%

3

Máng ăn tự động 80 kg

Bộ

8

Thái Lan

Mới 100%

4

Bơm nước 1,5 HP

Cái

2

Đài Loan

Mới 100%

V

MÁY MÓC THIẾT BỊ KHÁC

1

Xe tải vận chuyển heo

Xe

03

Hàn Quốc

90%

2

Máy xịt thuốc sát trùng

Cái

01

Việt Nam

Mới 100%

3

Máy phát điện 50KVA

Cái

01

Đài Loan

Mới 100%

4

Máy phun rửa áp lực cao 2 HP

Cái

06

Việt Nam

Mới 100%

5

Xe rùa đẩy tay

Cái

10

Việt Nam

Mới 100%

 

 

1.2.1.3. Các hạng mục công trình phụ trợ và bảo vệ môi trường

Các hạng mục công trình phụ trợ và môi trường được đầu tư ngay từ giai đoạn 1, đáp ứng cho cả giai giai đoạn 2 của dự án.

Bảng 1.5: Khối lượng xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và môi trường

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

A

Các công trình phụ trợ

m2

152,0

1

Nhà bảo vệ

m2

32,0

2

Kho chứa hóa chất, thuốc vacxin

m2

120,0

3

Bể nước 350 m3, tháp 20m3

 

 

B

Các công trình môi trường

m2

30,0

1

Ao xử lý nước thải số 3

Hệ thống

1

2

Hầm Biogas

Hệ thống

1

3

Kho lưu chứa chất thải

m2

30,0

 

CTNH

m2

12,0

CTR công nghiệp không nguy hại

m2

18,0

5

Hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi công suất:….

Hệ thống

1

6

Bể tự hoại 5 ngăn khu nhà ở công nhân và văn phòng

Bể

4

7

Bể tự hoại 5 ngăn khu nhà bảo vệ

Bể

1

8

Hệ thống thu gom nước mưa

Hệ thống

1

9

Hệ thống thu gom nước thải

Hệ thống

1

Tổng

m2

182,0

 

Nguồn: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát năm 2020

Mô tả các hạng mục công trình phụ trợ của dự án:

- Nhà bảo vệ:

+ Số tầng: 1 tầng;

+ Chiều cao: 3,3 m;

+ Diện tích xây dựng: 8m x 4m = 32 m2;

+ Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép.  Mái bằng bê tông cốt thép. Tường xây gạch, sơn nước. Nền lát gạch. Cửa nhôm kính.

- Nhà chứa thuốc vắc xin phòng bệnh:

+ Số tầng: 1 tầng;

+ Chiều cao: 3,5 m;

+ Diện tích xây dựng: 25m x 6m = 150m2;

+ Cấu trúc: Móng, cột, đà bê tông cốt thép.  Mái bằng tôn. Tường xây gạch, sơn nước. Nền bê tông chống thấm, có rãnh thu gom hóa chất dạng lỏng chảy tràn. Cửa sắt.

- Bể nước ngầm:

+ Chiều cao mặt bể: 0,0m;

+ Chiều sâu đáy bể: - 2,0m;

+ Diện tích xây dựng: 9m x 30m = 270 m2;

+  Cấu trúc: kết cấu bản đáy, bản nắp, bản thành bằng bê tông cốt thép.

- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa:

+  Nước mưa từ mái công trình sẽ được thu gom và đưa xuống đất bởi các phễu thu và đường ống nhựa PVC có đường kính 150mm;

+  Nước mưa trên đường giao thông và từ mái công trình sẽ được thu gom bằng các tuyến cống BTCT D300, D400, D800 thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN trên đường D2B. Trên các tuyến cống thoát nước mưa, bố trí hố ga kích thước 1.100x1.300mm, để lắng đọng cặn;

+ Vị trí đấu nối: 1 điểm trên đường D2B (bản vẽ vị trí đấu nối nước mưa đính kèm trong phụ lục của báo cáo).

 

Bảng 1.6: Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước mưa của dự án

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Tuyến cống BTCT D300

m

324

2

Tuyến cống BTCT D400

m

426

3

Tuyến cống BTCT D800

m

222

4

Hố ga BTCT, kích thước 1.100x1.300mm

cái

43

 

Nguồn: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát năm 2020

- Hệ thống thu gom, thoát nước thải:

+ Tuyến cống thu gom, thoát nước thải của nhà máy được đặt dọc theo chân công trình. Loại ống sử dụng để thoát nước thải là ống PVC D220, kích thước hố ga 1.200x1.200mm;

+ Toàn bộ lượng nước thải của trang trại đạt Quy chuẩn kỹ thuật nước thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường

Bảng 1.7: Thống kê khối lượng hệ thống thu gom, thoát nước thải của dự án

STT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Tuyến cống PVC D220

m

608

2

Hố ga BTCT, kích thước 1.200x1.200mm

cái

12

 

Nguồn: Công ty TNHH Chăn nuôi Thiên Thuận Phát năm 2020

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha