Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư đường dây tải điện 210 KV

Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư đường dây tải điện 210 KV

Ngày đăng: 08-12-2016

1,583 lượt xem

MỞ ĐẦU BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN 210 KV

1.                      XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN

1.1                  Tóm tắt xuất xứ của Dự án

Đường dây Tải điện 210 kv được đưa vào vận hành từ năm 1999. Qua nhiều lần khắc phục sự cố và thời gian đưa vào vận hành đã lâu, tuyến dây đã cũ, tưa nát có nhiều mối nối, một số trụ xà đã có dấu hiệu xuống cấp, dọc theo tuyến có nhiều nhà vi phạm khoảng cách an toàn lưới điện, khoảng cách an toàn dây dẫn chưa theo đảm bảo theo Nghị định mới. Ngoài ra, tuyến dây thường xảy ra sự cố cháy nổ nguyên nhân là do sét đánh, xe chở thiết bị thi công và người dân lắp ăngten vi phạm hành lang an toàn lưới điện, đứt dây điện trung thế giao chéo lưới cao thế.

Ở chế độ vận hành bình thường thì đường dây 210 kV  gần đầy tải, khi có sự cố ở một trong hai trạm nguồn thì đường dây 210 kV  1 & 2 sẽ quá tải.

Vì vậy, nhằm đáp ứng trở thành tuyến dây liên kết chuyển tải dự phòng 110kV giữa 2 trạm Bình thạnh trong tương lai, nhất thiết phải cải tạo đoạn tuyến dây 210 kV  1 & 2 để đảm bảo vận hành lưới điện hệ thống được an toàn, ổn định và liên tục.

Theo đó, dự án “Cải tạo đường dây 210kV  1 & 2, đoạn từ trạm HN đến trụ 28” nhằm đảm bảo an toàn cho tuyến dây theo đúng quy định, nâng cao khả năng tải của tuyến dây.

Căn cứ theo Luật bảo vệ môi trường và Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, dự án “Cải tạo đường dây 210kV Hó 1 & 2, đoạn từ trạm H đến trụ 28” có cấp điện áp 110kV và chiều dài khoảng 6.418,2m đi qua địa bàn 05 phường của quận 12, Tp.HCM do đó thuộc nhóm phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình Sở Tài nguyên và Môi trường Tp. HCM thẩm định và phê duyệt.

1.2                  Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư

Dự án đầu tư xây dựng công trình “Cải tạo đường dây 210kV 1 & 2, đoạn từ trạm đến trụ 18” do Ban QLDA lưới điện quản lý và trình Tổng Công ty điện lực VN xem xét và phê duyệt.

Dự án “Cải tạo đường dây 210kV  1 & 2, đoạn từ trạm đến trụ 18” đã được Tổng Công ty Điện lực  phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình theo Quyết định số 148/QĐ-EVNHCMC-QLĐT ngày 26/05/2010.

1.3                  Mối quan hệ của Dự án với quy hoạch phát triển tổng thể

Việc đầu tư xây dựng dự án “Cải tạo đường dây 110kV  1 & 2, là hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Quận 12 căn cứ theo văn bản số 2518/UBND-ĐT ngày 15/09/2011 của UBND Quận 12 về việc thỏa thuận hướng tuyến, vị trí các móng trụ điện thuộc dự án “Cải tạo đường dây 210kV  1 & 2, đoạn từ trạm  đến trụ 18” và có quy mô công suất phù hợp với Quy hoạch phát triển Điện lực  giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020 đã được Bộ Công thương phê duyệt tại Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 09/12/2010 và Quyết định số 3344/QĐ-BCT ngày 07/04/2015 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020.

2.    CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

2.1.               Căn cứ pháp luật và văn bản kỹ thuật

+        Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;

+        Luật Điện lực của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004 do Quốc hội thông qua;

+        Luật số 24/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012;

+        Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 68/2005/QH11 ngày 26/06/2006 do Quốc hội thông qua;

+        Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2013;

+        Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

+        Luật Tài nguyên nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 do Quốc hội thông qua;

+        Nghị định số 59/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/04/2007 về quản lý chất thải rắn;

+        Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+        Nghị định số 38/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/04/2015 về quản lý chất thải và phế liệu;

+        Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

+        Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

+        Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện;

+        Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

+        Nghị định số 47/2014/NĐ-CP  ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;

+        Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;

+        Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

+        Thông tư số 36/2015/TT – BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

+        Thông tư số 31/2014/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 02/10/2014 quy định chi tiết một số nội dung về an toàn điện;

+        Quyết định số 08/QĐ-ĐTĐL ngày 14/03/2013 của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công thương về ban hành quy trình lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện trong hệ thống điện truyền tải.

2.2.               Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

+        Quy hoạch phát triển Điện lực quốc gia số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 giai đoạn 2011-2020 có xét đến 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

+        Quyết định số 6493/QĐ-BCT ngày 09/12/2010 của Bộ Công thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020;

+        Quyết định số 3344/QĐ-BCT ngày 07/04/2015 của Bộ Công thương về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển Điện lực thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020;

+        Quyết định phê duyệt dự án đầu tư số 1438/QĐ-EVNHCMC-QLĐT ngày 26/5/2010 của Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM;

+        Quyết định phê duyệt TKBVTC-TDT và hiệu chỉnh TMĐT số 1210/QĐ-EVNHCMC-QLĐT ngày 24/02/2012 của Tổng công ty Điện lực Tp.HCM;

+        Quyết định phê duyệt TKBVTC-TDT số 6043/QĐ-EVNHCMC ngày 10/8/2012 của Tổng Công ty Điện lực Tp.HCM;

+        Văn bản số 2518/UBND – ĐT ngày 15/09/2011 của UBND quận 12  về việc thỏa thuận hướng tuyến của dự án.

2.3.               Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

+        QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

+        QCVN 07:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

+        QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn;

+        QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung;

+        QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

+        QCVN 03-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

+        QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

+        QCVN 09-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất;

+        QCVN QTĐ-6:2008/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện;

+        QCVN: QTĐ-5:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Kiểm định trang thiết bị hệ thống điện;

+        QCVN: QTĐ-6:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Vận hành, sửa chữa trang thiết bị hệ thống điện;

+        QCVN: QTĐ-7:2009/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – Thi công các công trình điện;

+        QCVN: QTĐ-8:2010/BCT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kỹ thuật điện – kỹ thuật điện hạ áp;

+        Tiêu chuẩn ngành về “Mức cho phép của cường độ điện trường tần số công nghiệp và quy định kiểm tra ở chỗ làm việc” được ban hành kèm theo quyết định số 183 NL/KHKT ngày 12/04/1994 của Bộ Năng lượng;

+        Tiêu chuẩn cường độ điện từ trường theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tiêu chuẩn vệ sinh lao động;

+        Tiêu chuẩn về cường độ điện trường cách mặt đất 1m dưới đường dây 110kV theo Nghị định 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ.

2.4.               Nguồn do Chủ dự án lập

+        Báo cáo khảo sát địa hình, địa chất dự án Cải tạo đường dây 110kV Hóc Môn – Hỏa Xa 1 & 2, đoạn từ trạm đến trụ 18” do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực Tp.HCM lập tháng 05/2010.

+        Thuyết minh Dự án đầu tư xây dựng dự án “Cải tạo đường dây 210kV H1 & 2, đoạn từ trạm  đến trụ 18” do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện lực Tp.HCM lập tháng 05/2010.

+        Kết quả đo đạc môi trường nền do Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Môi trường Minh Trí thực hiện tháng 04/2015.

+        Kết quả đo đạc môi trường nền bổ sung do Trung tâm Môi trường Tp.HCM thực hiện tháng 05/2016.

3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN 210 KV

Đại diện Chủ dự án: Ban QLDA Lưới điện VN– Chủ trì việc tổ chức thực hiện báo cáo ĐTM ().

Cơ quan tư vấn thực hiện báo cáo ĐTM dự án:

4.                      CÁC PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

Nội dung và các bước thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường này tuân thủ theo hướng dẫn Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/02/2015 và Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của dự án dựa trên các kỹ thuật phương pháp dưới đây:

4.1.         Các phương pháp ĐTM

-       Phương pháp lập bảng liệt kê

Được sử dụng để lập mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.

-       Phương pháp so sánh

Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án.

-       Phương pháp đánh giá nhanh

Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất, được áp dụng cho các trường hợp sau:

+     Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của dự án;

+     Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm.

-       Phương pháp lập bản đồ và chồng ghép bản đồ

Dùng các bản đồ xác định vị trí dự án, phạm vi và mức độ ảnh hưởng.

Phương pháp này đòi hỏi một số lượng dữ liệu đầu vào tương đối lớn và kỹ năng thao tác, xử lý phức tạp. Phương pháp này cho kết quả trực quan, vừa mang tính định tính vừa mang tính định lượng.

-       Phương pháp chuyên gia

Do dự án chưa xây dựng và vận hành, một số tác động cần được dự báo dựa trên các dự án tương tự, kiểm nghiệm thực tế và các công cụ tính toán có tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Từ kết quả dự báo, các tác động sẽ được phân loại và đề xuất biện pháp giảm thiểu thích hợp.

Phương pháp này dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm để phỏng đoán, dự báo các tác động có thể có. Trên cơ sở đó xem xét tác động của dự án đến chất lượng môi trường.

Phương pháp này mang tính chủ quan, kết quả phụ thuộc vào nhận thức và trình độ của các chuyên gia nghiên cứu.

-       Phương pháp phỏng vấn (tham vấn ý kiến cộng đồng)

Phương pháp sử dụng trong quá trình tham vấn ý kiến cộng đồng là tổ chức các cuộc họp với các bên liên quan như chính quyền địa phương, UBMTTQ phường, hội nông dân, hội phụ nữ,... một số người bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho người dân được tham gia trình bày ý kiến, nguyện vọng của mình, tham vấn dưới dạng bảng câu hỏi phỏng vấn điều tra. Bảng câu hỏi được đưa ra, trong đó trình bày nguyên vọng và yêu cầu của đơn vị hoặc người dân được phỏng vấn về dự án.

Các địa phương lựa chọn thực hiện tham vấn cộng đồng là những địa phương có liên quan trực tiếp đến dự án, đặc biệt quan tâm các phường được hưởng lợi và các phường bị ảnh hưởng bởi dự án.

4.2.         Các phương pháp khác

-       Phương pháp thống kê và xử lý số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên, số liệu điều tra xã hội học trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và nhân dân địa phương.

-       Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm

Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh.

-       Phương pháp mô hình hóa

Phương pháp này mô phỏng bằng phương trình toán học sự phân bố cường độ điện từ trường cách mặt đất 1m của đường dây 110kV 02 mạch đối với môi trường xung quanh.

CHƯƠNG 1   MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1                  TÊN DỰ ÁN

Cải tạo đường dây 110kV 1 & 2, 

1.2                  CHỦ DỰ ÁN

Chủ dự án:                             Tổng công ty Điện lực .

 Đại diện Chủ dự án:            Ban Quản lý dự án Lưới điện  (thay mặt Chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án

1.3                  VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN

Dự án “Cải tạo đường dây 210kV 

 Sở Quy hoạch – Kiến trúc Tp.HCM thỏa thuận theo văn bản số 1100/SQHKT-HTKT ngày 12/04/2013 và Sở Công thương Tp.HCM thỏa thuận theo văn bản số 4172/SCT-QLNL ngày 17/04/2015 (Phụ lục 1).

Dự án có tổng chiều dài 4.418,2m dự kiến đi qua địa bàn 

xem tin tiếp theo

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha