TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Ngành công nghiệp điện tử tạo ra nhiều chất thải rắn độc hại, tác động xấu đến môi trường vì vậy việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) cho các dự án sản xuất điện tử ngay từ khi mới hình thành là vô cùng cần thiết.

Ngày đăng: 15-06-2020

10,839 lượt xem

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ( ĐTM) ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

Ngành công nghiệp điện tử tạo ra nhiều chất thải rắn độc hại, tác động xấu đến môi trường vì vậy việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) cho các dự án sản xuất điện tử ngay từ khi mới hình thành là vô cùng cần thiết.

TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Lợi ích của ngành công nghiệp điện tử

Công nghiệp điện tử ở Việt Nam tuy hình thành chậm nhưng được đánh giá là một trong những ngành Công nghiệp mũi nhọn có tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo ra giá trị xuất khẩu rất lớn, tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế quốc dân. Những cái tên như Samsung, Foxconn, Intel, LG, Panasonic, Canon, AEWOO, Electronics, Nokia.. đã không còn xa lạ với người Việt. Các ông lớn trong lĩnh vực điện tử đang đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều và mạnh mẽ, bởi lợi thế nguồn lao động trẻ, dồi dào; chi phí hoạt động, nhân công thấp và vị trí thuận lợi. Trong bối cảnh các gã khổng lồ lớn về lĩnh vực điện tử trên thế giới tuyên bố rút khỏi Trung Quốc, chuyển dần sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam đang đứng trước cợ hội trở thành “công xưởng lớn thứ hai thế giới”. Chắc chắn trong tương lai, ngành công nghiệp này sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ và những đóng góp mà nó mang lại cho nền kinh tế nước nhà cũng ngày một lớn hơn.

Những giá trị mà ngành công nghiệp điện tử mang lại là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực về kinh tế, xã hội mà nó mang lại thì lượng chất thải mà ngành công nghiệp này mang lại ngày cành nhiều, gây ra không ít vấn đề ảnh hưởng xấu tới môi trường.

Tác động của công nghiệp điện tử tới môi trường

Các nhà máy sản xuất, lắp ráp điện tử thông thường không thải khí thải ra môi trường như các ngành công nghiệp khác.  Vì vậy nhiều người cho rằng công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp không khói, công nghiệp sạch. Vậy thì câu hỏi được đặt ra là đánh giá tác động môi trường ( DTM) đối với công với ngành công nghiệp điện tử liệu có phải là vấn đề thực sự cấp thiết?

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên hãy tìm hiểu xem liệu ngành công nghiệp này có những tác động gì đối với môi trường.

Chất thải từ ngành công nghiệp điện tử chủ yếu đến từ hai nguyên nhân: chất thải sinh hoạt của công nhân trong quá trình sản xuất hàng ngày và chất thải trong quá trình sản xuất linh kiện điện tử.

Theo Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á: khoảng 50% các sản phẩm điện tử hiện nay được sản xuất ở châu Á, nhiều công ty điện tử vẫn sử dụng các loại hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu.

Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết: lượng chất thải điện tử được xử lý hàng năm trên thế giới đã lên tới 40 triệu tấn, hiện tăng nhanh gấp ba lần so với các loại chất thải khác. Lý do chính cho điều này là sự gia tăng liên tục trong việc sử dụng hàng điện tử.

Công nghiệp điện tử tạo ra một khối lượng lớn chất thải rắn có chứa nhiều tạp chất, hóa chất độc hại, các kim loại bán dẫn, đất hiếm, đặc biệt một số kim loại nặng có độc tính rất cao … Do đó chất thải rắn điện tử có thể được xem là chất thải nguy hại.

Chất thải trong sinh hoạt hàng ngày của công nhân chứa nhiều hợp chất hữu cơ cũng như các vi khuẩn gây hại. Trong khi đó chất thải từ quá trình sản xuất điện tử chứa nhiều tạp chất gây hại. Nếu không được quan tâm đầu tư đúng mức, không có quy trình xử lý một cách kĩ lưỡng và hợp lí sẽ tác động rất lớn gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Theo nghiên cứu của tổ chức bảo vệ môi trường Silicion Valley Toxics Coalition có trụ sở tại San Jose (California, Mỹ), rác thải điện tử có thể làm phát tán và rò rỉ các loại chất gây hại có trong thủy ngân, bari, bery, kẽm hay chì vào nguồn nước và không khí. Điều này là cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe của những người dân sinh sống quanh khu vực sản xuất thiết bị điện tử này. Do đó, xử lý rác thải điện tử là một việc làm hết sức cấp bách cần được Nhà nước và Doanh nghiệp quan tâm. Chính vì vậy, việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) đối với ngành công nghiệp điện tử là thực sự cần thiết.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (DTM) ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ

Kinh tế ngày càng phát triển, kèm theo đó là những vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Việc quan tâm bảo vệ môi trường đang ngày càng được nhà nước, xã hội quan tâm hơn bao giờ hết.

Nhà Nước đã ban hành những quy định chung về việc xử lý rác thải điện tử cho các doanh nghiệp đầu tư trong ngành công nghiệp điện tử này nhằm bảo vệ môi trường sống của người dân một cách hiệu quả nhất.

Để phát triển lâu dài và bền vững, các doanh nghiệp cần chú trọng hơn nữa trong việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) ngay từ giai đoạn hình thành dự án.

Việc đánh giá tác động môi trường ( DTM) là rất quan trọng, giúp doanh nghiệp lựa chọn, ứng dụng các công nghệ xử lý tiên tiến giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường, các giải pháp tối ưu nhất nhằm phát triển bền vững, cân bằng giữa phát triền cộng nghiệp điện tử và bảo vệ môi trường.

Vui lòng liên hệ để được tư vấn.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha