Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án chăn nuôi công nghệ cao, kết hợp trồng cây ăn quả

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án chăn nuôi công nghệ cao, kết hợp trồng cây ăn quả và xử lý chất thải chăn nuôi, trồng trọt thành phân bón hữu cơ vi sinh. Trại chăn nuôi gia cầm với quy mô chuồng trại 70.000 con gà đẻ trứng. Tận dụng chất thải chăn nuôi xử lý thành sản phẩm Phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh dạng bột, viên nén và lỏng với công suất 20.000 tấn/năm.

Ngày đăng: 01-11-2024

20 lượt xem

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ............. 7

1.  Tên chủ Dự án đầu tư:...................................................................................................... 7

2.  Tên dự án đầu tư................................................................................................................ 7

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư..................................... 9

1.3.1.   Công suất hoạt động của dự án đầu tư....................................................................... 9

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......................................................................... 10

3.3.  Sản phẩm của Dự án đầu tư.......................................................................................... 20

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng............... 21

4.1.  Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của dự án......................................................... 21

4.2.  Nhu cầu điện, nước sử dụng của dự án....................................................................... 22

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư......................................................... 23

5.1.  Các hạng mục công trình của dự án đầu tư................................................................. 23

5.2.  Danh mục máy móc....................................................................................................... 28

5.3.  Tiến độ thực hiện dự án................................................................................................ 30

CHƯƠNG 2: SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 31

2.1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....... 31

2.2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường................. 31

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ................. 33

3.1.  Dữ liệu về đặc điểm môi trường và tài nguyên sinh vật........................................... 33

3.1.1.   Dữ liệu về hiện trạng môi trường............................................................................. 33

3.1.2.   Dữ liệu về tài nguyên sinh vật.................................................................................. 34

3.2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.................................................. 34

3.2.1.   Mô tả đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải............................... 34

3.3.  Mô tả chất lượng nguồn nước tiếp nhận..................................................................... 36

3.3.1.   Đánh giá chất lượng nguồn nước tiếp nhận............................................................ 36

3.3.2.   Hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải................... 36

3.3.3.   Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải............... 36

3.4.  Đánh giá hiện trạng môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án............ 37

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ......................................................................................................................... 41

4.1.  Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn lắp đặt máy móc. 41

4.1.1.   Đánh giá, dự báo các tác động.................................................................................. 41

4.1.2.   Đề xuất các biện pháp, phương án bảo vệ môi trường........................................... 50

4.2.   Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành.... 53

4.2.1.   Đánh giá dự báo các tác động................................................................................... 53

4.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động............ 74

4.3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường............................. 85

4.4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo............. 87

CHƯƠNG 5: NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............. 88

1.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với nước thải................................... 88

2.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung...................... 88

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI

VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN..... 90

6.1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án..................... 90

6.2.  Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật................................ 90

Phụ lục.......................................................................... 92

CHƯƠNG 1: MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH, DỊCH VỤ

1.Tên chủ Dự án đầu tư:

Tên chủ dự án: Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ.........

Địa chỉ trụ sở chính: ............ Phú Ninh, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Điện Thoại:..............

Người đại diện: ...........

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc HTX

Giấy chứng nhận đăng ký Hợp tác xã số............7 của Phòng tài chính Kế hoạch – UBND huyện Tam Dương cấp lần đầu ngày 20 tháng 10 năm 2021, đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày 06 tháng 10 năm 2022.

2.Tên dự án đầu tư

Tên dự án đầu tư: Dự án chăn nuôi công nghệ cao, kết hợp trồng cây ăn quả và xử lý phế phẩm chăn nuôi, trồng trọt thành sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh”

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Căn cứ theo hợp đồng thuê đất ngày 03 tháng 01 năm 2022 giữa ông.... và Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ, “Dự án chăn nuôi công nghệ cao, kết hợp trồng cây ăn quả và xử lý phế phẩm chăn nuôi, trồng trọt thành sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh” được thực hiện trên thửa đất số....; tờ bản đồ số.., giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số.... và thửa đất số 12A tờ bản đồ số ..., giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số ....... do UBND huyện Tam Dương cấp ngày 19/10/2007 với tổng diện tích là 20.007 m2 tại khu Đồi Mé, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Các vị trí tiếp giáp của dự án như sau:

  • Phía Bắc giáp với đất hộ ông Phú
  • Phía Tây giáp với đường ven Gò
  • Phía Nam giáp với đất hộ bà Nụ
  • Phía Đông giáp với đường giữa Gò

Tọa độ các điểm mốc giới chính của khu đất Dự án như sau:

Hình 1: Bản đồ vị trí dự án

Khoảng cách của dự án đối với các đối tường tự nhiên – kinh tế - xã hội xung quanh

  • Dự án cách Kênh Bến Tre khoảng 1,2km về phía Tây Nam
  • Dự án cách sân vận động thôn Phú Ninh 400m về phía Tây Nam
  • Dự án Cách nhà văn hóa thôn Mới Thanh Vân khoảng 350m về phía Đông
  • Dự án cách UBND xã Thanh Vân và Trạm y tế xã Thanh Vân khoảng 2km về phía Tây Nam.
  • Dự án cách trường Mầm non Thanh Vân, trường tiểu học Thanh Vân, trường Trung Học cơ sở Thanh Vân khoảng 1,6km về phía Tây Nam.
  • Khu dân cư thôn Phú Ninh gần nhất cách dự án 550m
  • Trang trại gà nhà ông Hợp gần nhất cách trại gà dự án 120m về phía Đông.
  • Dự án cách Trạm y tế Thanh Vân khoảng 1,6km về phía Tây Nam.
  • Ngoài ra, trong bán kính 1km xung quanh khu vực dự án không có chợ và khu xử lý chất thải tập trung nào.

Vậy, khoảng cách của dự án đảm bảo an toàn về môi trường đối với các đối tượng xung quanh theo quy định tại khoản 4, 5 điều 5 thông tư số 23/2019/TT- BNNPTNT.

-Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư:

+ Cơ quan thẩm duyệt thiết kế về phương án PCCC: Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy huyện Tam Dương

+ Cơ quan cấp Giấy phép môi trường của dự án đầu tư: UBND tỉnh Vĩnh Phúc

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của dự án: 10.000.000.000VNĐ (Bằng chữ: Mười tỉ đồng). Theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, dự án được phân loại thuộc nhóm C: Dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng (theo khoản 3, Điều 10 Luật Đầu tư công).

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1.Công suất hoạt động của dự án đầu tư

  • Trại chăn nuôi gia cầm với quy mô chuồng trại 70.000 con gà đẻ trứng.
  • Tận dụng chất thải chăn nuôi xử lý thành sản phẩm Phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh dạng bột, viên nén và lỏng với công suất 20.000 tấn/năm.
  • Trồng trọt cây ăn quả: 200 cây ăn quả các loại gồm: bưởi, mít, nhãn, vải,... với sản lượng tuỳ theo mùa vụ.

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

a. Quy trình nuôi gà đẻ trứng

Hình 2: Quy trình chăn nuôi gà đẻ trứng

Thuyết minh quy trình:

Bước 1: Quy trình nuôi gà đẻ

Nhập gà giống:

Gà giống thuần chủng 7 ngày tuổi được nhập từ đơn vị cung cấp là Công ty CP Tập đoàn Dabaco Việt Nam hoặc các đơn vị đủ chức năng khác được vận chuyển về nuôi, chọn gà khỏe mạnh, không bị dị tật. Tiến hành chọn lọc gà giống theo các chỉ tiêu về thể trạng (trọng lượng, tình trạng mắt, chân, cánh...), nếu đạt yêu cầu sẽ được chăm sóc theo chế độ riêng trong các nhà gà (úm gà). Đối với gà con giống không đạt yêu cầu về thể trạng sẽ được tiêu hủy sẽ trả đơn vị cung cấp. Quá trình nuôi gà đẻ trứng trong 03 giai đoạn: Giai đoạn gà con (Gà úm), giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ trứng. Chu kỳ nuôi và thay thế gà đẻ trong vòng khoảng 65 tuần/lứa.

Nuôi gà úm ( từ 0-4 tuần tuổi)

- Thời gian nuôi gà úm trong khoảng 3 tuần: từ khi gà 1 tuần tuổi tới 4 tuần tuổi.

Chế độ dinh dưỡng cho gà úm:

+ Cho gà ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ dinh dưỡng. Nên cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dành cho gà con, tỷ lệ protein thô từ 19-21% và năng lượng 2800-2900Kcal

+ Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà. Có thể sử dụng thức ăn đậm đặc hoặc thức ăn trộn với thức ăn địa phương cho gà.

+ Nước uống: nhận gà về cho nghỉ 10-15 phút rồi cho uống nước có pha 50 gram đường glucoza với 1 gram VitaminC/3 lít nước để chống Stress cho gà. Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống đủ nước. Nước uống phải sạch và ấm ở nhiệt độ 16-200C

Nhiệt độ: cần sưởi ấm cho gà úm, đảm bảo nhiệt độ như sau:

  • Tuần 1: 31-34 0C
  • Tuần 2: 29-31 0C
  • Tuần 3: 26-29
  • Tuần 4: 22-260C

Quan sát phản ứng của gà đối với nhiệt độ để điều chỉnh cho phù hợp. Nhiệt độ vừa phải: Gà nằm rải rác đều khắp chuồng, đi lại, ăn, uống bình thường. Nhiệt độ thấp: Gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đừng co ro, run rẩy hoặc nằm chồng lên nhau. Nhiệt độ cao: Gà tản ra xa nguồn nhiệt, nằm há mỏ, thở mạnh, uống nhiều nước. Gió lùa: Gà nằm tụm lại ở góc kín trong chuồng. Chiếu sáng suốt ngày đêm (24/24) cho gà trong 2-3 tuần đầu để đảm bảo ánh sáng, điều chỉnh nhiệt độ, chống chuột, mèo và gà con sẽ ăn uống được nhiều để đảm bảo nhu cầu phát triển của cơ thể.

Phòng bệnh: giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Thường xuyên vệ sinh sát trùng, hạn chế người ra vào và thực hiện tốt lịch phòng bệnh cho gà

Quy trình chăn nuôi gà hậu bị (Từ 4 - 18 tuần tuổi)

Mật độ nuôi: 7 -8 con/m2, thời gian nuôi gà hậu bị kéo dài 14 tuần

Chế độ định mức ăn cho gà hậu bị

+ Nhu cầu dinh dưỡng: Năng lượng trao đổi tối thiểu từ 2750 Kcal/kg đến 2850 Kcal/kg; Đạm từ 16 – 18%.

+ Hạn chế số lượng thức ăn hàng ngày từ 5 tuần tuổi. Khống chế thức ăn để gà đạt khối lượng chuẩn. Thức ăn hàng ngày có thể giảm 20 – 30% tùy vào mức sinh trưởng của gà.

+ Thay thức ăn dần (trong 1 tuần) từ thức ăn của gà con sang thức ăn gà dò, và từ thức ăn của gà dò sang thức ăn gà đẻ vào các tuần tuổi thích hợp.

Nhiệt độ: Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày và mức độ sinh trưởng của đàn gà, từ đó sẽ ảnh hưởng đến tuổi thành thục và năng suất trứng sau này. Nhiệt độ thích hợp cho gà giống hậu bị sau 2 -3 tuần ủ ở khoảng 21 – 270C, tùy theo điều kiện khí hậu mà có thể tăng hoặc giảm.

Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp cho sự phát triển của gà hậu bị trong khoảng 50 – 75%. Với mức ẩm độ này sẽ dễ cho việc quản lý điều kiện vệ sinh chuồng trại, gà khỏe mạnh.

Quy trình phòng bệnh:

+ Phòng bệnh bằng kháng sinh: nên sử dụng định kỳ để phòng một số bệnh thường gặp đối với gia cầm như thương hàn, CRD, tụ huyết trùng, E.coli và bệnh cầu trùng nếu nuôi nền. Nên sử dụng kháng sinh đặc hiệu trộn trong thức ăn hoặc hòa vào nước uống trong thời gian 3 -5 ngày.

Phòng bệnh bằng vacxin: quy trình mẫu sau đây được áp dụng rộng rãi để phòng ngừa một số bệnh truyền nhiễm thường gặp:

Bảng 1.2: Quy trình phòng bệnh cho gà hậu bị

Lứa tuổi

Bệnh

Loại vacxin

Cách sử dụng

15 tuần

16 – 17 tuần

16 – 18 tuần

IB ESD

Newcastle

Phòng IB Phòng ESB

Imopest

Tiêm bắp Tiêm bắp

Tiêm bắp

Quy trình nuôi gà đẻ ( Quá trình từ 18 – 65 tuần tuổi)

Chọn gà đẻ:

+ Chọn từ gà hậu bị: ở 18 tuần tuổi.

+ Chọn những gà mái có ngoại hình đẹp (bộ lông óng mượt, cánh ép sát thân, mồng tích phát triển màu đỏ tươi, mắt tròn, sáng, tinh nhanh. Không chọn những con có lỗ huyệt nhỏ và khô, bụng thon treo, mồng bị teo dần).

+ Chọn những con có trọng lượng trung bình của giống;

+ Sau khi gà đẻ 3 tháng đầu tiên, lại tiến hành chọn để loại những gà mái đẻ kém hoặc không đẻ để đảm bảo tỷ lệ đẻ luôn cao.

Chuồng trại và trang thiết bị chuồng nuôi:

+ Nuôi gà trên lồng

+ Kỹ thuật nuôi gà trên lồng: Lồng gà đẻ làm bằng kẽm với chiều dài 1,2m, chiều sâu trên nắp 40cm, đáy thêm phần chứa trứng là 65cm. Máng ăn với chiều cao 17cm được lắp dọc theo lồng, ngang lưng gà. Máng uống tự động có núm uống đặt song song phía dưới máng ăn, mỗi máng uống tự động đủ cho 3 gà.

Thức ăn và cách cho ăn:

+ Cho gà ăn 2 lần trong ngày: lần 1 cho ăn vào buổi sáng với 75% lượng thức ăn trong ngày, lần 2 vào buổi chiều với 25% lượng thức ăn trong ngày.

+ Nước uống phải luôn đảm bảo số lượng 250 ml/con, luôn sạch và mát 260C.

Nhiệt độ chuồng nuôi:

+ Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng lớn đến trọng lượng trứng và tỷ lệ đẻ. Nhiệt độ tối ưu cho gà đẻ là 21 - 250C.

Ánh sáng:

Ánh sáng có tác động tới cơ chế sinh tổng hợp các hoocmon sinh dục có tham gia vào những quá trình phát triển trứng, trứng chín, rụng trứng, hình thành quả trứng hoàn chỉnh và đẻ trứng. Vì vậy, nên duy trì chế độ chiếu sáng cho gà 16 giờ/ ngày.

Từ 4 - 6 giờ sáng: dùng ánh sáng đèn.

Từ 6 - 18 giờ chiều: dùng ánh sáng tự nhiên. Từ 18 - 20 giờ đêm: dùng ánh sáng đèn.

Cường độ ánh sáng duy trì 4w/m2 cho suốt thời kỳ đẻ.

Quy trình vệ sinh phòng bệnh

+ Trước khi gà đẻ cần tiến hành tẩy giun cho gà.

+ Thực hiện công tác tiêm phòng cho đàn gà hậu bị đúng đã đưa ra ở trên, ngoài ra cũng cần tiêm phòng một số bệnh như CRD, hội chứng giảm đẻ (ESD) chủng 1 lần trước khi đẻ 2 tuần, bệnh tụ huyết trùng và E.coli...

Trứng sau khi thu được bảo quản trong kho lạnh. Mỗi kho lạnh đều có các thiết bị kiểm tra các thông số của môi trường về độ ẩm, nhiệt độ,.. để đảm bảo sản phẩm được giữ trong điều kiện tốt nhất chờ bán cho các đơn vị có nhu cầu.

Quy trình vệ sinh nhà gà:

 Vệ sinh trong quá trình nuôi: Phân vật nuôi và các phế phẩm sẽ được dọn dẹp định kỳ 55-60 ngày sẽ thu dọn phân + trấu 1 lần , sau đó sẽ tiến hành rắc trấu mới. Quá trình này định kỳ như vậy nhằm mục đích không gây ứ đọng phân vật nuôi trong chuồng, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi cho gà, được thực hiện định kỳ cho đến khi kết thúc đợt nuôi ( khoảng 16 -18 tháng) mới tiến hành dọn vệ sinh cọ rửa kết thúc.

 Vệ sinh sau khi kết thúc đợt nuôi: Sau khi kết thúc một đợt nuôi gà (18 tháng) chuồng nuôi sẽ được dọn sạch phân + chất độn chuồng cuối cùng và các dụng cụ chăn nuôi. Chuồng nuôi được dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh hết các chất thải rắn và rắc vôi vột khử trùng, phun khử trùng trước khi đưa chất độn chuồng mới vào chuẩn bị cho đàn tiếp theo. Quy trình cụ thể như sau:

+ Sát trùng: Tiến hành phun thuốc sát trùng (Virkon 5 g/m2) vào tất cả khu vực của nhà gà (tường, sàn, bề mặt lưới quây, phân + chất độn chuồng, ổ đẻ) bằng hệ thống quạt phun sương bên trong nhà và giữ nguyên trong vòng 48 giờ. Rắc thuốc diệt chuột và côn trùng Cyper Killer bên ngoài và bên trong nhà.

+ Thu dọn phân gà + chất độn chuồng: Sau khi phun thuốc sát trùng, nhân viên của trang trại sẽ tiến hành dọn phân + chất độn chuồng vào bao đựng (tận dụng từ bao đựng thức ăn chăn nuôi) và buộc kín sau đó vận chuyển ngay bằng xe nội trại đến các đơn vị có nhu cầu thu mua để tránh tích lũy tại Dự án và tránh sự lây lan dịch bệnh từ nguồn bên ngoài vào trang trại.

+ Sát trùng nhà gà lần 2: Tất cả các bề mặt bên trong nhà gà (tường, sàn, bề mặt lưới quây) được phun dung dịch sát trùng Chlorine và vôi bột

+ Sát trùng nhà gà lần 3: Thực hiện các bước sát trùng tương tự như sát trùng nhà gà lần 2.

Sau khi sát trùng nhà gà lần 3, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra vệ sinh môi trường nhà gà. Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu, nhà gà sẽ được tiến hành sát trùng nhà gà lần 4.

+ Sát trùng nhà gà lần 4: Thực hiện các bước sát trùng tương tự như sát trùng nhà gà lần 2. Sau khi sát trùng, các nhà gà sẽ để trống tối thiểu 24h÷48h trước khi bắt đầu đợt nuôi mới.

Bước 2: Quy trình kỹ thuật ấp trứng

b. Quy trình trồng cây ăn quả

Tại dự án tiến hành trồng 200 cây ăn quả các loại tại phần đất trống cách ly với môi trường bên ngoài, khoảng cách giữa các chuồng và xung quanh bờ tường rào. Quy trình trồng cây như sau:

Hình 3. Sơ đồ quy trình trông cây ăn quả

Cây ăn quả tại dự án chủ yếu là bưởi, nhãn, xoài, mít, nông sản,... với số lượng cây trồng khoảng 100 cây. Các cây giống này được mua từ các vườn giống của khu vực hoặc Hà Nội sau đó được đưa về trồng tại dự án. Trước khi trồng, phụ thuộc vào kích thước cây trồng và bầu rễ của cây để đào hố thích hợp. Sau khi đào xong hố sẽ bổ sung một lớp phân hữu cơ tận dụng từ HTX để bón, sau đó lấp một lớp mỏng đất xuống và đặt cây trồng lên. Sau khi đặt cây trồng xuống hố tiến hành lấp đất xung quanh và tưới nước.

Tiến hành tưới nước hàng ngày trong thời gian 1 tháng đầu để đảm bảo cây sống tưới tốt. Sau một thời gian tùy thuộc vào sự sinh tưởng của cây trồng có thể bón phân để cây trồng phát triển tốt. Khi cây ra hoa, kết trái đến khi chín thì tiến hành thu hoạch. Thời gian từ khi trồng đến khi thu hoạch khoảng 3-5 năm tùy từng loại cây.

c.Quy trình​ xử lý phế phẩm chăn nuôi, trồng trọt thành phân hữu cơ dạng bột và viên

 

Hình 3. Sơ đồ quy trình xử lý phế phẩm thành phân bón hữu cơ dạng bột/viên

Thuyết minh quy trình

Bước 1. Thu gom nguyên liệu: Thu gom phế phẩm chăn nuôi, phế phẩm trồng trọt (rau quả, lá cây, cỏ...), trùn quế, chất thải sinh hoạt, chất phụ gia và phụ liệu khác,... Chuyển nguyên liệu đến địa điểm tập kết.

Bước 2: Phối trộn nguyên liệu chính và phụ phẩm đồng đều. Loại bỏ tạp chất khó xử lý. Đồng thời kiểm soát độ ẩm, phơi khô tự nhiên nếu độ ẩm cao hoặc bổ sung nước nếu độ ẩm thấp sao cho độ ẩm đạt khoảng 50%.

Bước 3. Phối trộn men vi sinh: Kiểm tra, bổ sung hỗn hợp vi lượng, hoặc vi sinh vật hữu ích đủ theo số lượng đã định (nếu cần). Dùng máy trộn đều nguyên liệu đã đạt độ ẩm với men vi sinh. Đưa nguyên liệu vào kho có mái che hoặc đậy bạt. Dùng máy xúc lật tạo luống hoặc đống ủ. Tiến hành lên mên ủ hiếu khí nguyên liệu trong xưởng trong vòng 7- 10 ngày ở nhiệt độ 50 – 700C.

Bước 4. Kiểm soát giai đoạn ủ phân: Kiểm soát các chỉ tiêu liên quan như pH, nhiệt độ, độ ẩm,... bằng các thiết bị kiểm soát hiện trường. Thực hiện đảo trộn khi cần thiết.

Bước 5. Làm khô phân: Đảo trộn, phơi khô tự nhiên, thông gió cưỡng bức hoặc sấy sau ủ. Độ ẩm thành phẩm đạt (W ≤30%).

Bước 6. Phối trộn phụ gia, nhằm đa dạng hóa dinh dưỡng và phù hợp với các giai đoạn, các nhóm cây trồng khác nhau, phân hữu cơ sau ủ đảm bảo độ ẩm nhất định có thể sẽ được phối trộn thêm các thành phần phụ gia (như vi sinh vật, yếu tố đa lượng, yếu tố trung lượng, yếu tố vi lượng, axit humic, axit fulvic, vitamin,…).

Bước 7. Nghiền, sàng phân loại: Phân thành phẩm là phân hữu cơ sẽ được nghiền (nếu cần), qua sàng. Các viên phân có kích thước không đạt sẽ quay lại khâu ủ hoặc nghiền, sàng. Từ đó, phân loại ra nhóm phân dạng bột và phân đưa vào làm viên nén, vo viên. Bổ sung, điều chỉnh phụ gia tiếp (nếu cần).

Bước 8. Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra chỉ tiêu hiện trường, cảm quan bằng thiết bị đo hiện trường...hoặc các chỉ tiêu phòng thí nghiệm theo định kỳ hoặc khi cần thiết (Hợp đồng với đơn vị thử nghiệm bên ngoài). Thực hiện đảo khuấy trộn, thêm phụ gia khi cần thiết. Nếu chất lượng không đạt, quay trở lại bước 3.

Bước 9. Định lượng, đóng bao: Phân hữu cơ thành phẩm được kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn chất lượng cơ sở và theo quy chuẩn chất lượng phân bón liên quan của lô sản phẩm. Sau đó, phân hữu cơ đi qua hệ thống băng tải dẫn đến thiết bị đóng bao định lượng và khâu/ hàn đóng bao thành phẩm.

Bước 10. Lưu kho và xuất xưởng.

Quy trình xử lý phế phẩm chăn nuôi, trồng trọt thành phân bón hữu cơ dạng lỏng.

Hình 5. Sơ đồ quy trình xử lý phế phẩm thành phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh dạng lỏng

* Thuyết minh quy trình

Bước 1. Nguyên liệu đầu vào gồm các loại phân gia súc gia cầm, phế phụ phẩm trong sản xuất chăn nuôi gia cầm, trồng trọt, sinh hoạt, trùn quế, bánh dầu, phế phẩm cá, đậu tương, chất thải sinh hoạt, phụ phẩm khác,.  Sơ chế tạp chất, xay nhỏ (nếu cần). Chuyển nguyên liệu đến địa điểm tập kết.

Bước 2: Đưa nguyên liệu, men vi sinh vào bồn pha chế: Phối trộn nguyên liệu chính, phụ phẩm và men vi sinh đồng đều. Bơm nước vào bồn chứa.

Bước 3. Khuấy trộn và ủ kín: Khuấy đều bằng dụng cụ khuấy bán tự động, đạy kín miệng bồn. Khuấy lại theo chu kỳ.

Bước 4. Kiểm soát chất lượng: Kiểm soát chất lượng: Kiểm tra chỉ tiêu hiện trường, cảm quan bằng thiết bị đo hiện trường...hoặc các chỉ tiêu phòng thí nghiệm theo định kỳ hoặc khi cần thiết (Hợp đồng với đơn vị thử nghiệm bên ngoài). Thực hiện đảo khuấy trộn, thêm phụ gia khi cần thiết. Nếu chất lượng không đạt, quay trở lại bước 3.

Bước 5. Chuyển sang bồn chứa thành phẩm: Sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn sẽ được bơm lên bồn chứa thành phẩm.

Bước 6. Chiết rót, đóng gói, dán tem nhãn: Thành phẩm phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh và hữu cơ nhiều thành phần dạng lỏng sẽ được chiết rót sang bao bì chai/ gói. Dán tem nhãn sản phẩm và hạn sử dụng.

Bước 7. Thành phẩm hoàn thiện. Kiểm tra trước lưu kho.

Bước 8. Lưu kho và xuất xưởng.

3.3. Sản phẩm của Dự án đầu tư

Đối với hoạt động chăn nuôi: Với 70.000 con/lứa (mỗi lứa kéo dài 72 tuần). Sản phẩm đầu ra của dự án là trứng gà. Trung bình gà mái đẻ khoảng 227 quả trứng/chu kỳ nuôi. Tỷ lệ đẻ của gà hướng thường từ 50 – 80% (tính trung bình khoảng 65%). Thì số trứng đàn gà mái đẻ được là 15. 890.000 quả trứng/chu kỳ nuôi và 70.000 con gà đẻ/lứa khi kết thúc đợt gà đẻ.

Đối với sản xuất phân hữu cơ: Tận dụng chất thải chăn nuôi, trồng trọt xử lý thành phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh dạng viên bột, nén và lỏng tổng công suất 20.000 tấn sản phẩm/năm (Trong đó: phân bón hữu cơ: 7.000 tấn/năm; hữu cơ vi sinh: 8.000 tấn/năm; hữu cơ nhiều thành phần khác: 5.000 tấn/ năm) đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia và lưu hành về phân bón theo quy định.

Với hoạt động trồng cây: Sản phẩm là hoa quả: bưởi, mít, … sản lượng tùy thuộc vào từng thời vụ và từng năm. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là tỉnh Vĩnh Phúc và vùng lân cận.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng

4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên liệu sử dụng của dự án.

Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu

Khối lượng nguyên liệu sử dụng để sản xuất từng dây chuyền được thống kê trong Bảng sau:

Bảng 1.3. Nhu cầu nguyên vật liệu của dự án

TT

Tên nguyên vật liệu

Đơn vị/năm

Khối lượng

I

Nguyên vật liệu cho hoạt động chăn nuôi

 

1

Thức ăn chăn nuôi (định mức 0,16 –

0,18kg cám/con/ngày)

Tấn/năm

4.599

2

Thuốc kháng sinh + thuốc bổ

Gói /năm

550

3

Vắcxin

Lọ/năm

1.100

4

Trấu độn chuồng nuôi gà úm và rắc

chuồng

Tấn/đợt

500

5

Chế phẩm sinh học EM

Lít/năm

1.400

6

Thuốc sát trùng

Lít/năm

900

7

Vôi bột

Tấn/năm

100

8

Supe lân (dùng để xử lý phân gà + chất

độn chuồng)

Tấn/năm

10

II

Nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất phân

 

1

Phân gia súc, gia cầm, phế phụ phẩm tận dụng từ quá trình chăn nuôi, trồng trọt.

 

Tấn/năm

 

22.000

2

Trùn quế

Tấn/năm

3.000

3

Mùn cưa, chất giảm ẩm,…

Tấn/năm

5.000

4

Men vi sinh, men gốc

Tấn/năm

100

(Nguồn: HTX Nông nghiệp hữu cơ Thanh Vân)

  • Nguyên vật liệu phục vụ chăn nuôi và các phụ gia sản xuất phân tại dự án được mua nhập từ các đơn vị cung cấp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận.
  • Nguyên liệu chính là phân gà để sản xuất phân hữu cơ tại dự án được tận dụng từ các phế phụ phẩm, phân gà từ hoạt động chăn nuôi tại dự án.

4.2.Nhu cầu điện, nước sử dụng của dự án.

Nhu cầu về nước sử dụng của dự án.

  • Nguồn cung cấp: Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ sử dụng nước từ nguồn giếng khoan có sẵn nằm trong khuôn viên dự án. Hiện tại, khu đất dự án có 2 giếng khoang, Chiều sâu thu nước của giếng là 55m.
  • Mục đích và khối lượng sử dụng:

- Nhu cầu s​ử dụng nước giai đoạn ổn định:

+ Nhu cầu nước cho sinh hoạt:

Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, dự kiến số lượng người thường xuyên có mặt tại dự án là 20 người (bao gồm cả cán bộ, công nhân bên sản xuất phân và bên trang trại gà). Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng, áp dụng định mức lượng nước cấp cho sinh hoạt, nhà có thiết bị vệ sinh ở khu vực dân cư nông thôn là: 80 lít/người/ngày 20 người x 80l/ngày.đêm=1.600l/ngày.đêm=1,6 m3/ngày.đêm.

+ Nhu cầu nước dùng cho chăn nuôi gà:

  • Nước uống cho gà: Ước tính theo trang trại đang hoạt động của các trang trại lân cận thì nhu cầu nước uống cho gà khoảng 3,5 m3/ngày/chuồng nuôi: dự án có 6 chuồng nuôi. Vậy tổng nước uống cho gà là: 3,5 m3/ngày/chuồng nuôi x 6 chuồng = 21 m3/ngày.
  • Nước phục vụ vệ sinh thiết bị: 1 m3/ngày ( 1 tháng/lần)
  • Nhu cầu cấp nước cho quá trình khử trùng tại các cửa ra vào chuồng nuôi: 0,5 m3/ngày;
  • Nước pha chế phẩm vi sinh EM để phun khử trùng quanh chuồng nuôi: 2,0m3/lần/ tuần.
  • Nước bổ sung cho hệ thống làm mát chuồng nuôi: Khoảng 4,0÷5,0 m3/ngày.đêm (chỉ bổ sung vào mùa hè)

+ Nước phục vụ quá trình xử lý sản xuất phân hữu cơ khoảng 2m3/ngày.

+ Nước rửa máy móc thiết bị sản xuất phân hữu cơ 0,5m3/ngày

*Nhu c​ầu điện sử dụng của dự án.

  • Nguồn cung cấp điện: Điện năng sử dụng cho xây dựng và sinh hoạt của công nhân được lấy từ điện lưới của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc – Chi nhánh điện lực huyện Tam Dương.
  • Nhu cầu sử dụng điện cho các hoạt động sản xuất của Dự án dự kiến khoảng

35.000 KWh/tháng.

5.Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư

5.1 Các hạng mục công trình của dự án đầu tư

Căn cứ theo hợp đồng thuê đất ngày 03 tháng 01 năm 2022 giữa ông Vũ Tiến Lâm và Hợp tác xã nông nghiệp hữu cơ Thanh Vân, “Dự án Chăn nuôi gia cầm và xử lý phế phẩm chăn nuôi thành phân hữu cơ vi sinh” được thực hiện trên thửa đất số 11B1; tờ bản đồ số 00, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 910345 và thửa đất số 12A tờ bản đồ số 00, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AB 910343 do UBND huyện Tam Dương cấp ngày 19/10/2007 với tổng diện tích là 20.007 m2 tại khu Đồi Mé, xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

Hiện tại trên đất thuê đã được ông xây dựng một số hạng mục công trình nhà xưởng, tuy nhiên các công trình hiện đang để trống. Khi thực hiện dự án, Hợp tác xã sẽ tiến hành bố trí các các hạng mục công trình để phù hợp với mục đích hoạt động của hợp tác xã. Trong đó, các công trình sẽ được bố trí như sau để phục vụ cho chăn nuôi và sản xuất của dự án.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án xây dựng nhà máy thanh nhôm định hình

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha