Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời và quy trình công nghệ

Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời và quy trình công nghệ khi thực hiện đầu tư nhà máy điện mặt trời

Ngày đăng: 22-11-2022

280 lượt xem

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1. Tóm tắt về dự án nhà máy điện mặt trời - 

1.1. Thông tin chung về dự án

1.1.1. Tên dự án  - Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời và quy trình công nghệ khi thực hiện đầu tư nhà máy điện mặt trời

NHÀ MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI THANH HÓA I

1.1.2. Chủ dự án

Chủ dự án: Công ty Cổ phần Tập đoàn Năng lượng MT Việt Nam

Địa chỉ liên hệ: Lô 33-34, Khu C, MBQH 3065/QĐ-UBND, phường Đông Hương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Người đại diện: Ông Nguyễn Tất Thành Chức vụ: Tổng Giám đốc

Điện thoại: 0961377289

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án

1.1.3.1. Vị trí xây dựng nhà máy

Địa điểm thực hiện Dự án: Khu đất thực hiện dự án thuộc địa phận hành chính xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Tổng diện tích đất khu vực dự án: 192,0 ha (1.920.00 m2) (Theo Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất của dự án).

Ranh giới tiếp giáp của dự án như sau:

- Phía Bắc giáp khu dân cư, trạm tăng áp Phú Sơn;

- Phía Nam giáp khu dân cư;

- Phía Đông giáp đường Nghi Sơn – Bãi Trành;

- Phía Tây giáp rừng sản xuất.

Ranh giới quy hoạch của Dự án: được xác định theo Tọa độ theo VN 2000 như sau:

Hình 1. 1 Vị trí khu đất trong tổ hợp khu kinh tế Nghi Sơn

Hình 1. 2 Vị trí dự án trên Bản đồ Google Earth

1.1.3.1. Vị trí xây dựng đường dây 110KV

Đường dây cao thế 110 kV đấu nối từ nhà máy ra lưới điện 110kV Thanh Hóa – Nghi Sơn gồm 2 nhánh có tổng chiều dài L = 0,5 km

- Điểm đầu gồm 02 điểm VT01A, VT01B của đường dây 110kV Thanh hóa –Nghi Sơn.

- Điểm cuối gồm 02 điểm VT03A, VT03B của Xà poóctice trạm biến áp 110kV nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa I.

Tọa độ vị trí xây dựng cột đường dây 110kV được thể hiện ở bảng sau:

 

Bảng 1. 2 Tọa độ giới hạn khu đất xây dựng đường điện 110kV

Điểm góc

Tọa độ VN 2000, múi chiếu 30

X

Y

1

Tuyến đường dây điện 110 kV nhánh số 1

VT01A

2147723.71

571834.50

VT02A

2147740.06

571658.84

VT02A

2147603.94

571628.32

2

Tuyến đường dây điện 110 kV nhánh số 22

VT01B

2147933.75

571621.13

VT02B

2147774.52

571620.81

VT02B

2147602.10

571587.72

(Nguồn: Bản vẽ Tổng mặt bằng xây dựng đường dây 110kV của dự án )

1.1.4. Hiện trạng quản lý, sử dụng đất, mặt nước của dự án

· Hiện trạng sử dụng đất:

Hiện trạng khu đất dự án là đất rừng sản xuất trồng keo, tràm, sắn, mía và một phần diện tích trồng lúa, đất ở, đường giao thông (chủ yếu là đường bê tông và đường đất). Hiện trạng sử dụng đất của dự án được thống kê ở bảng sau:

Như vậy, qua bảng hiện trạng sử dụng đất trên cho thấy:

+ Đất trồng rừng sản xuất: Chiếm phần lớn đất của dự án là đất trồng rừng sản xuất, trồng keo.

+ Đất giao thông: Trong khu đất dự án phần lớn là đường đất và đường bê tông

+ Đất nghĩa trang: Hiện nay đang có 6 ngôi mộ nằm độc lập, rải rác với diện tích nhỏ.

+ Đất mặt nước: chủ yếu là hồ, ao nằm rải rác trong khu ruộng canh tác. Ngoài ra trong khu vực nghiên cứu có các hệ thống ao hồ và vệt trũng tiêu thoát nước cho khu vực. Hồ Thung Cối có diện tích 2,64ha sẽ được giữ nguyên hiện trạng, Công ty sẽ thi công xây dựng lại tuyến đập và kênh mương dẫn nước đã bị hư hỏng để đảm bảo việc cấp nước tưới tiêu cho khu vực.

· Các đối tượng bị ảnh hưởng của dự án:

Theo thống kê GPMB đang được chủ dự án thực hiện thì các đối tượng bị ảnh hưởng bao gồm:

+ Số hộ dân mất đất lúa: 69 hộ

+ Số hộ dân mất đất rừng sản xuất: 67 hộ

+ Số hộ dân mất đất ở: 60 hộ

+ Số hộ dân mất đất nuôi trồng thủy sản: 11 hộ

+ Số hộ dân mất đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nương rẫy:36 hộ

·  Hiện trạng các công trình trong khu đất dự án:

Các công trình nhà ở trong khu đất dự án bao gồm:

+ Nhà cấp 4, mái ngói: 3.181 m2

+ Nhà cấp 4, mái lợp tôn: 1.058 m2

+ Nhà mái bằng: 3.110 m2

+ Nhà mái che lợp tôn lạnh, khung cột kèo bằng ống thép tráng kẽm: 5.192 m2.

+ Chuồng trại xây gạch không nung, mái lợp tôn: 3.611 m2

· Hiện trạng quản lý và giải phóng mặt bằng khu đất dự án:

Hiện nay, Công ty đã phối hợp với UBND thị xã Nghi Sơn, UBND xã Phú Lâm thống kê được diện tích đất được các loại đất, các hộ bị ảnh hưởng mất đất sản xuất, đất ở phải di dời trong khu đất dự án, của từng hộ bị mất đất phục vụ cho quá trình kiểm kê giải phóng mặt bằng khu đất dự án phục vụ cho quá trình kiểm kê giải phóng mặt bằng khu đất dự án. Công ty cũng đã phối hợp với các cơ quan chức năng (UBND xã Phú Lâm, UBND thị xã Nghi Sơn) đang lên phương án tổng thể đền bù GPMB dự án.

Phương án di dân, tái định cư: Đối với các hộ mất nhà ở, đất ở thi Công ty đã phối hợp cùng với chính quyền địa phương, UBND thị xã Nghi Sơn, Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn bố trí khu tái định cư cho người dân bị mất đất ở. Người dân mất đất ở, nhà ở sẽ được bố trí tái định cư về phân khu đô thị Phú Lâm (ĐT – 16) tại thôn 1, xã Phú Lâm, thị xã Nghi Sơn, tính Thanh Hóa do Ban quản lý khu công nghiệp thị xã Nghi Sơn lập quy hoạch.

Một số hình ảnh hiện trạng khu đất dự án nhà máy điện mặt trời:

  Dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời và quy trình công nghệ khi thực hiện đầu tư nhà máy điện mặt trời

Hình 1. 3 Hiện trạng khu đất của dự án 

1.1.5. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Các đối tượng tự nhiên xung quanh dự án

Hệ thống đường giao thông:

- Phía Đông dự án là tuyến đường liên xã dẫn từ khu vực dự án ra đường

- QL1A. Đoạn dẫn vào dự án là tuyến đường đất cấp phối (đoạn đường giáp dự án), đoạn dẫn ra QL1A là đường nhựa

- Dự án cách đường Nghi Sơn - Bãi Trành khoảng 0,5km về phía Bắc, QL1A khoảng 9,5km về phía Đông.

Hệ thống sông suối, ao hồ:

Trên khu đất vùng dự án có Hồ thủy lợi Thung Cối do UBND thị xã Nghi Sơn quản lý, vận hành (trực tiếp là Tổ hợp tác dịch vụ tưới, tiêu xã Phú Lâm) có nhiệm vụ tưới cho khoảng 9,2ha đất lúa (theo thiết kế là 40ha đất nông nghiệp). Hồ có dung tích khoảng 60.000m3, diện tích mặt hồ khoảng 1,85ha. Đập đất có chiều cao 6,5m, chiều dài đỉnh đập khoảng 185m, chiều rộng mặt đập 4m. Mái thượng và hạ lưu đập có nhiều chỗ bị sạt trượt. Đập tràn xả lũ có kết cấu bằng BTCT, chiều rộng ngưỡng B=11m. Cống lấy nước đường kính D=0.4m, vận hành bằng van côn đặt ở hạ lưu. Kênh tưới nước có chiều dài khoảng 700m, kết cấu bằng gạch xây đã xuống cấp.

Do hoàn lưu bão số 10 năm 2013 gây mưa lũ lớn trên địa bàn huyện, làm đập đất bị vỡ 20m, UBND thị xã Nghi Sơn đã thực hiện sửa chữa, cải tạo để đảm bảo sản xuất. Tuy nhiên, đến nay đập đất đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

· Các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh dự án

Hiện tại khu vực thực hiện dự án chưa có hệ thống cấp nước sạch.

Chưa có hệ thống thoát nước, nước mưa và nước thải thoát tự nhiên vào các ao, kênh mương.

Hiện trạng trong khu vực dự án có nguồn và lưới điện quốc gia nhưng chủ yếu là lưới điện phục vụ cho sinh hoạt.

Khu dân dân cư: Trong khu vực thực hiện dự án và phía Đông khu đất của dự án là khu vực dân cư tập trung thuộc thôn Thung Cối và Thôn Thống Nhất.

- Các đối tượng sản xuất kinh doanh, dịch vụ:

+ Cách chợ Phú Sơn khoảng 2,7 km về phía Tây Bắc;

+ Cách cây xăng dầu Hoàng Phú khoảng 2,3 km về phía Tây Bắc;

+  Cách cây xăng Phú Lâm khoảng 3,8km về phía Đông;

+ Cách chợ Tân Trường khoảng 4,8km về phía Nam;

+ Cách hồ câu giải trí Huyền Anh khoảng 5,9 km về phía Tây Nam;

- Các công trình phúc lợi xã hội (Trường học, trạm y tế…):

+ Cách trường THCS Phú Sơn khoảng 2,9km về phía Tây Bắc;

+ Cách UBND xã Phú Lâm khoảng 3,3 km về phía Đông;

+ Cách trạm y tế xã Phú Lâm khoảng 4,0 km về phía Đông;

- Hiện trạng các công trình văn hóa, tôn giao, di tích lịch sử: Trong bán kính 1km xung quanh khu vực dự án không có công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử.

Hiện trạng cơ sở hạ tầng của khu vực dự án

Hiện trạng giao thông:

- Tuyến đường dẫn vào khu đất dự án là các tuyến đường giao thông liên xã đi UBND xã Phú Lâm và xã Phú Sơn. Tuyến đường đã được nhựa hóa có bề rộng từ 5 - 6.5m. Đây cũng chính là tuyến đường vận chuyển nguyên liệu thi công xây dựng dự án.

- Bên trong khu đất chỉ có một tuyến đường bê tông kết nối vào đỉnh đập Thung Cối, còn lại là các tuyến đường đất đi vào các khu nhà dân, khu ao và khu ruộng.

Hiện trạng cấp điện: Hiện trong khu vực đang được cấp điện từ đường điện 35kV lộ 371 từ trạm trung gian 110kV Nông Cống, có trạm biến áp 35/0,4kV công suất 180kVA nằm trong khu đất dự án. Tuy nhiên, khi đường cao tốc Nghi Sơn – Bãi Trành đi vào thi công thì tuyến đường dây này sẽ bị điều chỉnh, không dùng cấp điện thi công và tự dùng cho dự án được.

Do đó, qua khảo sát Tư vấn kiến nghị sử dụng nguồn cấp điện trong giai đoạn thi công và vận hành sẽ lấy từ đường điện đường dây 35kV của khu vực. Vị trí điểm đấu nối cách dự án khoảng 2,5km (Tên lộ: Lộ 375E9.37 thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá).

Hiện trạng cấp nước: Hiện tại dân cư trong vùng dự án chưa có nước sạch mà đang sử dụng các nguồn nước từ nước giếng khoan, nước mưa, giếng khơi để sinh hoạt.

Hiện trạng thoát nước khu vực: Hiện khu vực chưa có hệ thống thoát nước chung cho toàn khu tuy nhiên đã có một số điểm tiêu nước của hệ thống tưới tiêu đang có sẵn.

Hiện trạng công tác vệ sinh môi trường khu vực: Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt đang được người dân thu gom và đốt (đối với các hộ có vườn rộng) và được đơn vị thu gom rác địa phương thu gom đưa về khu tập kết rác thải của xã để chờ đưa đi xử lý.

1.1.6. Mục tiêu, loại hình, quy mô, công suất và công nghệ sản xuất của dự án 

Mục tiêu của dự án

- Xây dựng Nhà máy điện mặt trời có công suất lắp đặt 160 MWp sản lượng điện dự kiến đạt 199,84x106 kWh/năm nhằm cung cấp nhu cầu tiêu dùng điện của tỉnh và cả nước. Góp phần phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu theo hướng tới phát triển bền vững.

- Cung cấp nguồn điện năng hòa lưới điện Quốc gia và khai thác các diện tích đất hàng hóa.

- Mang lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

- Phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tăng thu ngân sách nhà nước.

Loại hình sản xuất của dự án:

Loại hình sản xuất năng lượng: Sản xuất điện năng từ mặt trời.

Quy mô, công suất của dự án:

Quy mô: Tổng diện tích đất khu vực dự án: 192,0 ha (1.920.00 m2) (Theo Bản vẽ quy hoạch sử dụng đất của dự án).

Công suất: 160MWp (Căn cứ vào Quyết định số 1628/QĐ-UBND ngày 17/5/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1).

 Công nghệ sản xuất của dự án

Sản xuất điện nhờ các tấm pin mặt trời hấp thụ năng lượng sản sinh ra điện.

Sử dụng loại pin mặt trời có công suất danh định 340Wp/tấm, bộ inverter 2.200 kVA của hãng SMA (SMA Sunny Central 2200). Các thông số kỹ thuật như sau:

Bảng 1. 4 Thông số chính tấm pin 340Wp

TT

Thông số kỹ thuật

Giá trị

A

Đặc tính điện

 

1

Loại

Silic đơn tinh thể

2

Công suất danh định (Pmax)

340 W

3

Điện áp ở công suất cực đại Pmax (Vmp)

37,90 V

4

Dòng ở công suất cực đại Pmax (Imp)

8,86 A

5

Điện áp mạch hở (Voc)

46,20V

6

Dòng ngắn mạch (Isc)

9,48 A

7

Hiệu suất mô-đun

17,49%

8

Nhiệt độ vận hành của mô-đun

-40°C ÷ +85°C

B

Đặc tính nhiệt độ

 

1

Hệ số nhiệt độ của Pmax

-0,41 %/°C

2

Hệ số nhiệt độ của Voc

-0,31 %/°C

3

Hệ số nhiệt độ của Isc

0,05 %/°C

C

Đặc tính cơ học

 

1

Cell

đơn tinh thể, 6 inch

2

Số lượng cell

72(6x12)

3

Kích thước mô-đun

1960 x 992 x 40 mm

4

Khối lượng

22,4 kg

5

Kính nền

Kính chịu nhiệt 3,2mm

6

Khung

Hợp kim nhôm anốt hóa

(Anodized)

7

Hộp nối đấu dây

Định mức IP67 (3 điot nhánh)

8

Dây cáp đầu ra

4.0 mm2, độ dài đối xứng (-)

1250mm

9

Hộp kết nối

Hộp kết nối T4

Hệ thống pin mặt trời: Lắp đặt và kết nối 470.594 tấm pin mặt trời công nghệ đơn tinh thể (mono-crystalline), có công suất danh định 340Wp/tấm. Như vậy công suất danh định thực của nhà máy là 160 MWp. Các tấm pin mặt trời được kết nối thành 27.682 dãy với mỗi dãy là 17 tấm pin được đấu nối tiếp với nhau, như vậy là:

340Wp/tấm x 17 tấm/dãy x 27.682 dãy = 160.001.960 Wp ≈ 160 MWp

Các tấm pin mặt trời phát ra điện một chiều. Sau đó, nguồn điện này sẽ được biến đổi qua các inverter thành điện xoay chiều 380V rồi được nâng áp lên 22kV thông qua các MBA 0,38/22kV-2500 kVA lắp đặt trong các kiosk. Các MBA này sẽ được liên kết với nhau theo từng cụm thông qua tuyến cáp 22kV liên kết với nhau và đấu nối vào thanh cái 22kV của các TBA nâng áp của nhà máy ĐMT Thanh Hóa 1.

Hệ thống Inverter: gồm 53 bộ, công suất 2200 kVA/Inverter.

Trạm máy biến áp: 53 trạm nâng áp 0,38/22kV - 2.500 kVA.

Sản lượng điện hàng năm phát vào lưới điện của Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 khoảng 199,84 triệu kWh.

1.2. Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án

1.2.1. Các hạng mục công trình chính của dự án

Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất của dự án

· Các chỉ tiêu sử dụng đất của dự án

- Mật độ xây dựng tối đa : 70%

- Tầng cao xây dựng công trình :  01 - 03 tầng

- Hệ số sử dụng đất: 0,7 - 2,1 lần

- Đất công trình hạ tầng kỹ thuật đầu mối: ≥1%

- Đất giao thông: ≥10%

- Đất cây xanh: ≥20%

· Cơ cấu sử dụng đất:

Theo bản vẽ quy hoạch chi tiêt xây dựng 1/500 của dự án đã được phê duyệt tại Quyết định số 271/QĐ-BQLKKTNS&KCN ngày 20/9/2022, cơ cấu sử dụng đất của dự án như sau:

- Khu quản lý vận hành: Vị trí khu đất đối diện với trạm biến áp 110kV nằm ở phía Đông dự án với tổng diện tích 0,186ha, tầng cao tối đa 3 tầng. Mật độ xây dựng 70%;

- Trạm chứa nước sạch: Vị trí khu đất nằm hạ lưu hồ Thung Cối với tổng diện tích là 0,454ha, cung cấp nước sạch cho sinh hoạt và rửa pin;

- Trạm xử lý nước thải: Vị trí khu đất nằm phía Nam khu vực dự án với tổng diện tích khu đất là 0,530ha;

- Trạm biến áp: Bố trí tại khu vực phía Đông dự án, bố trí các máy biến áp tăng và các thiết bị đồng bộ khác. Tổng diện tích khu đất là 0,936ha;

- Đất mặt nước: Tổng diện tích đất mặt nước là 1,854ha là hồ Thung Cối giữ nguyên hiện trạng của hồ, kè hồ gia cố chắc chắn để tạo cảnh quan cho nhà máy;

- Đất lắp dựng tấm pin, inverter + máy biến áp 0.8/22kV: Tổng diện tích khu đất 96,126ha. Khu đất được bố trí các tấm pin năng lượng mặt trời, inverter và các thiết bị đồng bộ khác.

- Khu vực sân bãi thiết bị: Tổng diện tích sân bãi thiết bị là 17,649ha. Khu vực nhà kho: Tổng diện tích đất là 16.479ha. Vị trí tại khu vực Đông Nam của dự án, thuận lợi cho việc vận hành, sửa chữa các thiết bị trong quá trình vận hành của dự án.

- Khu đất cây xanh: Khu vực cây xanh được bố trí xen kẽ với khu hành chính và các hạng mục công trình khác để đảm bảo giảm tiếng ồn, giảm ô nhiễm môi trường. Có tổng diện tích khoảng 38,40ha.

- Đất giao thông: Giao thông nội bộ được bố trí thuận lợi cho việc vận hành, kiểm tra, sửa chữa và bảo dưỡng. Tổng diện tích đất là 19,20ha.

Các hạng mục công trình đầu tư xây dựng chính dự án

· Hạng mục cấp điện (bao gồm: giàn phin mặt trời, inventer, máy biến áp, mương cáp phát điện)

- Xây và lắp dựng hệ thống các mảng pin mặt trời: Các tấm pin mặt trời được gá lắp trên hệ khung giá đỡ thép hình được liên kết bằng hàn và các mối ghép bu lông. Hệ khung giá đỡ được gá lắp cố định trên hệ trụ móng bê tông.

- 53 bệ móng để lắp đặt các Inverter + máy biến áp 0,38/22kV-2500kVA + Tủ trung thế.

- Hệ thống mương cáp đường cáp 22kV kết nối 53 trạm 0,38/22kV - 2500kVA tới thanh cái 22kV của TBA nâng áp 22/110kV - 4x40MVA.

- Giải pháp kết cấu:

- Thiết kế giá đỡ module tấm pin năng lượng (PV): + Tải chịu gió: 34,7m/s

+ Áp lực của tuyến: 0 kN/m2

+ Cường độ chống lại động đất: 7 độ (0,10 g)

+ Thông số tấm PV: 1650mm x 992mm x 40mm

+ Khối lượng tấm PV: Đa tinh thể 18,5 kg

+ Góc cố định 150

Bố trí kết cấu giá đỡ: Sắp xếp các tấm quang điện thành hai hàng theo chiều dọc. Mỗi tấm PV có công suất 340 Wp/tấm. Các tấm pin mặt trời được kết nối thành 27.682 dãy với mỗi dãy là 17 tấm pin được đấu nối tiếp với nhau, như vậy là: 340Wp/tấm x 17 tấm/dãy x 27.682 dãy = 160.001.960 Wp ≈ 160 MWp

Tổng số tấm pin của dự án là 470.594 tấm pin.

Mỗi mảng pin được bố trí với góc nghiêng 150 để đảm bảo các tấm pin đều được lấy ánh sáng tối ưu nhất. Giữa các hàng của tấm pin bố trí hành lang đi lại để thuận tiện cho việc bão dưỡng vệ sinh tấm pin. Hành lang làm bằng hệ sắt thép bặt vào các cọc BTCT như giá đỡ tấm pin.

- Thiết kế cọc móng và giá đỡ tấm PV

+ Cọc móng: Sử dụng cọc bê tông dự ứng lực.

+ Giá đỡ tấm PV: Hệ thống giá đỡ cố định, lắp đặt với độ nghiêng 150. Sử dụng cột thẳng đứng và khung ngang có giằng và dầm tạo thành hệ giá đỡ vững chắc.

- Điểm kết nối: Khung đỡ mảng pin PV và móng có thể được hàn hoặc bắt vít, kết nối bằng chốt được chia thành các bu lông và neo sau.

· Hạng mục công trình khu quản lý vận hành

Công trình điều hành dự án có diện tích 0,186 ha bao gồm:

 Nhà làm việc: Diện tích xây dựng 65,0 m2, quy mô 03 tầng, kích thước: dài x rộng = 13,0m x 5,0m.

Nhà ở công nhân: Diện tích xây dựng 56,0 m2, quy mô 03 tầng, kích thước: dài x rộng = 11,2m x 5,0m.

Các công trình có quy mô 03 tầng, kết cấu bê tông cốt thép, chống cháy cấp độ 2, cường độ chống lại động đất là cấp 7. Chiều cao công trình 3,9m so với cos nền công trình.

- Kết cấu công trình:

+ Phần móng: Sử dụng giải pháp móng đơn BTCT, kích thước cánh móng 1,5x1,5m và 1,7x1,7m và 1,9x1,9m, chôn sâu 1,5m. Các móng liên kết với nhau qua hệ giằng móng kích thước 200x300mm.

+  Phần thân: Kết cấu dầm, cột BTCT chịu lực; Cột có kích thước 220x220mm, 220 x 300mm; , tường xây gạch, trát trong ngoài VXM mác 75. Sàn khu nhà lát gạch Cezamic 400 x 400mm. Phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp: Tường được ốp gạch; nền sàn lát gạch chống trơn trượt, bậc thang lát đá Granite.

+ Phần mái: Mái bê tông cốt thép, Mái chống thấm cấp độ 2, vật liệu chống thấm nước sử dụng màng chống thấm, vật liệu cách nhiệt không bị cháy.

Vật liệu: BTCT móng, cột sử dụng BTTP mác 250.

Nhà nhà ăn: Diện tích xây dựng 42,0 m2, quy mô 01 tầng, kích thước: dài x rộng = 9,3m x 4,5m.

Nhà để xe: Diện tích xây dựng 30,0 m2, quy mô 01 tầng, kích thước: dài x rộng =8,6m x 3,5m. Công trình nhà cấp IV, hệ khung vi kèo cột thép, mái tôn, không có tường bao che.

Nhà bảo vệ: Diện tích xây dựng 20 m2, quy mô 01 tầng, kích thước: dài x rộng 5,0m x 4,0m. Công trình nhà cấp IV, tường gạch, mái tôn.

Các công trình có quy mô 01 tầng, kết cấu bê tông cốt thép, chống cháy cấp độ 2, cường độ chống lại động đất là cấp 7. Chiều cao công trình 3,9m so với cos nền công trình.

- Kết cấu công trình:

+ Phần móng: Móng đơn BTCT dưới cột mác 250, tường móng BTCT. Công trình 3 tầng:

+ Phần thân: Khung BTCT chịu lực, cột tiết diện cột 250 x 250mm, tường xây gạch, trát trong ngoài VXM mác 75. Sàn khu nhà lát gạch Cezamic 400 x 400mm. Phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp: Tường được ốp gạch; nền sàn lát gạch chống trơn trượt.

+ Phần mái: Mái bằng BTCT. Mái chống thấm cấp độ 2, vật liệu chống thấm nước sử dụng màng chống thấm, vật liệu cách nhiệt không bị cháy.

· Hạng mục công trình kho bãi, thiết bị

- Tổng diện tích sân bãi thiết bị là 17,649ha. Khu vực nhà kho có tổng diện tích đất là 16,479ha.

Kho xưởng của dự án gồm 04 kho và 01 xưởng điện. Mỗi nhà kho xưởng có diện tích 2100 m2, kích thước 21m x 100m. Công trình được thiết kế có quy mô 01 tầng, kết cấu bê tông cốt thép, tường gạch, mái tôn, chống cháy cấp độ 2, cường độ chống lại động đất là cấp 7. Chiều cao công trình 3,9m so với cos nền công trình.

- Kết cấu công trình:

+ Phần móng: Móng đơn BTCT dưới cột mác 250, tường móng BTCT

+ Phần thân: Khung BTCT chịu lực, cột tiết diện cột 250 x 250mm, tường xây gạch, trát trong ngoài VXM mác 75. Sàn khu nhà lát gạch Cezamic 400 x 400mm. Phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp: Tường được ốp gạch; nền sàn lát gạch chống trơn trượt.

+ Phần mái: Mái lợp tôn chống nóng

·  Hạng mục công trình trạm biến áp

- Khu vực trạm biến áp có diện tích 0,936 ha. Khu vực trạm biến áp sẽ bố trí các phòng chức năng sau:

- Trạm biến áp nâng áp 22/110kV: Diện tích xây dựng 1.456 m2, kích thước: 52,00m x 28,00m được bố trí gần đường dây 110kV Nghi Sơn – Thanh Hóa để thuận tiện cho việc đấu nối hòa vào lưới điện quốc gia để cấp điện cho khu vực. Trạm được bố trí như sau:

+ 01 ngăn máy biến áp tăng áp 22/110 kV công suất 40MVA có ngăn lộ dự phòng

+ 02 ngăn lộ đường dây.

+ Cấp điện áp: Phía cao áp sử dụng cấp điện áp 110kV; Phía hạ áp sử dụng cấp điện áp 22kV.

+ Kiến trúc trạm 110 kV: Kết cấu thép và kết cấu bê tông sử dụng cốt thép, nền móng bê tông, dầm thép hình tam giác, cột treo thiết bị thông qua các thanh vòng BTCT, nền bê tông, độ sâu hố móng khoảng 2,5m

+ Các thành phần thép, các bộ phận tiếp xúc bằng sắt (hoặc thép) đều được mạ kẽm nhúng nóng để chống ăn mòn.

+ Mương cáp sử dụng rãnh đổ bê tông.

Nhà vận hành trạm biến áp: Công trình có quy mô 1 tầng, kết cấu gạch xây và bê tông, chống cháy cấp độ 2, cường độ chống lại động đất là cấp 7, nền vữa xi măng.

Chiều cao công trình từ cos nên lên đỉnh mái là 4,2m. Bao gồm:

+ Phòng Phân phối điện 22kV: Diện tích xây dựng 32,5 m2, kích thước: 13m x 2,5m

+ Phòng điều khiển chính: Diện tích xây dựng 12,15 m2, kích thước: 8,1m x1,5m

+ Phòng ắc quy: Diện tích 5,0 m2, kích thước 3,3m x 1,5m. Trong đó bố trí các giá đỡ hệ thống ắc quy. Nền lát gạch Granite loại bóng 500x500x5mm.

+ Phòng bảo vệ: Diện tích xây dựng 1,2 m2, kích thước: 1,5m x 0,8m

+ Phòng vệ sinh: Diện tích xây dựng 0,9 m2, kích thước: 1,5m x 0,6m. Nền lát gạch Granite chống trơn, ốp tường bên trong.

+ Kết cấu công trình: Phần móng, thân, mái như nhà làm việc, nhà ở công nhân.

· Giải pháp thiết kế đường dây 110 kV đấu nối trạm biến áp 110 kV nhà máy lên đường dây 110 kV Nghi Sơn – Thanh Hóa

- Các thông số kỹ thuật đường dây đấu nối:

+ Điểm đầu: cạnh cột góc trên tuyến đường dây 110kV Nghi Sơn – Thanh Hóa.

+ Điểm cuối: Xà poóctice trạm biến áp 110kV nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1.

+ Tổng chiều dài toàn tuyến là 0,5 km.

+ Cấp điện áp đường dây: 110kV

+ Số mạch: 2 mạch.

- Dây dẫn sử dụng: ACSR-300

- Dây chống sét: Dây TK-50 và dây chống sét kết hợp cáp quang OPGW-57/12.

+ Cách điện: Chuỗi cách điện thủy tinh U70ES, U120B.

+ Chống rung: Dây dẫn và dây chống sét được lắp tạ chống rung phù hợp đảm bảo bảo vệ cơ học cho đường dây.

+ Móng: Sử dụng móng bê tông cốt thép đúc tại chỗ, bê tông móng sử dụng bê tông mác 200 đá 2x4. Loại móng: Móng bản MB24-80 và móng bản 4T34-40.

+ Liên kết cột và móng: Các cột đỡ sử dụng bulông neo BL36-250; Các cột néo sử dụng bulông neo BL56-250

+ Cột néo góc sử dụng loại cột thép mạ kẽm. Cột đỡ sử dụng cột bê tông ly tâm.

+ Dùng tiếp địa kiểu tia loại RS4, tiếp địa được mạ kẽm nhúng nóng, điện trở nối đất đảm bảo theo qui phạm.

- Giải pháp đấu nối:

+ Để có thể thực hiện được đấu nối transit nhánh rẽ 110KV Nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1 trên mạch 110kV Nghi Sơn - 220kV Thanh Hóa cần lắp xà phụ trên cột thép néo góc VT01 của đường dây 110 kV;

+ Để kết nối thông tin Nhà máy với thông tin khu vực, dự án sẽ đầu tư cáp quang OPGW57 - 12 sợi quang treo trên nhánh rẽ 110kV. Dự án sẽ để sẵn hộp nối OBP-3 tại vị trí đấu nối để kết nối với các quang khu vực.

1.2.2. Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

San lấp mặt bằng dự án

Cao độ san nền: Cao độ nền thấp nhất là 29m; Cao độ san nền cao nhất 75m.

Hướng dốc và độ dốc san nền:

Địa hình khu vực quy hoạch gồm các khu vực đất rừng sản xuất xen kẽ dân cư hiện trạng xen kẽ ao mương hiện trạng. Đào đắp cục bộ tại 1 số vị trí để đảm bảo độ dốc và hướng thoát nước. Độ dốc nền cục bộ từng lô đất từ ≥0,4% đảm bảo thoát nước tự chảy. Hướng dốc san nền cơ bản tuân theo hướng dốc tự nhiên, tránh phá hủy cảnh quan hiện trạng.

Các khu vực đất dự kiến lắp dựng tấm pin có cao độ nền đã ổn định, vì vậy chỉ san gạt cục bộ tại các vị trí xây dựng xen kẽ để phù hợp với nền đất xung quanh.

- Vật liệu san nền: Sử dụng đất đồi cân bằng đào đắp tại chỗ, đầm chặt K = 0,9.

- Khối lượng san nền: Theo bản vẽ thiết kế san nền dự án, khối san lấp mặt bằng của dự án được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1. 6 Khối lượng san nền của dự án

TT

Hạng mục

Đơn vị

tính

Tổng cộng

1

Tổng diện tích san lấp

m2

721.945

2

Đào bùn, đào hữu cơ (bóc phong hóa)

m3

125.000

3

Khối lượng đào đất

m3

600.000

4

Khối lượng đắp đất (tận dụng đất đào)

m3

420.000

 

(Nguồn: Theo báo cáo thuyết minh dự án đầu tư)

Kè gia cố, tràn và cống điều tiết

Bờ kè bảo vệ hồ có tổng chiều dài 265m. Kết cấu kè sử dụng tấm bê tông đúc sẵn mác 200 dày 20cm, phía dưới lót lớp đá dăm dày 10cm và lớp vải lọc. Chân kè chèn đá hộc với chiều cao 1,5m.

Phía Nam hồ xây dựng tràn xả lũ để ổn định lượng nước trong hồ.

Cổng, tường rào bảo vệ

Cổng: Cổng rộng 7,0m, cánh cửa cổng bằng sắt và lắp thiết bị tự động đóng mở cửa. Trụ cổng cao 2,0m, kích thước: 500 x 500m, ốp gạch Granite.

Tường rào: Tường rào bảo vệ xung quanh khu đất dự án làm bằng lưới thép B40, cao 1,8m và dài 2.472m, cứ 3m tường rào bố trí 01 trụ thép ống D50x3mm. Móng trụ tường rào xây bằng BTCT mác 200, đá 1x2.

Hạng mục giao thông

Hệ thống giao thông nội bộ trong nhà máy bao gồm tuyến đường đường nội bộ quanh hồ, tuyến đường nội bộ dẫn vào các khu nhà làm việc, khu vực trạm biến áp. Có tổng diện tích 19,2ha. Giao thông của dự án gồm 02 trục:

Đường trục chính: Mặt cắt 1-1: Bề rộng đường 16m, 2 dải lòng đường mỗi dải rộng 5m, hè mỗi bên rộng 3m. Chỉ tiêu thiết kế đường:

+ Cấp thiết kế: Đường cấp IV (Theo TCVN 4054-2005).

+ Tốc độ thiết kế: 60km/h

+ Tải trọng thiết kế: HL93

+ Kết cấu mặt đường: Bê tông M250.

Đường trục phụ: Mặt cắt 2-2: Bề rộng đường 10m, 2 dải lòng đường mỗi dải rộng 2,5m, hè mỗi bên rộng 1,5m. Chỉ tiêu thiết kế đường:

+ Cấp thiết kế: Đường cấp VI (Theo TCVN 4054-2005).

+ Tốc độ thiết kế: 30km/h

+ Kết cấu mặt đường: Bê tông M250.

+ Tải trọng thiết kế: HL93

+ Độ dốc dọc lớn nhất: 11%.

Thông số các tuyến đường của dự án như sau:

Bảng 1. 7 Tổng hợp thông số tuyến đường của dự án

STT

Mặt cắt

Quy mô (M)

Chiều dài

(m)

Lòng đường

Lề đường

Tổng

1

1-1

2x5

2x3

16,0

1711,73

2

2-2

2x2,5

2x1,5

8,0

7405,92

3

3-3

2x1,75

2x0,5

4,5

4489,56

- Kết cấu tuyến đường như sau:

+ Mặt đường: Mặt cắt 1-1: Bê tông nhựa Asphalt hoặc Bê tông M250. Mặt cắt 2-2: Bê tông M250 dày 20cm. Mặt cắt 3-3: Cấp phối đá dăm dày 20cm.

+ Móng đá dăm tiêu chuẩn dày 18cm.

+ Đắp lớp cát dày 12 cm đầm chặt k=0,95

+ Lớp sát đáy móng đắp đất K95 dày 30cm.

· Hạng mục cấp điện

* Nguồn cấp điện:

- Cấp điện thi công xây dựng: Nguồn cấp điện trong giai đoạn thi công và vận hành sẽ lấy từ đường điện đường dây 35kV của khu vực. Vị trí điểm đấu nối cách dự án khoảng 2,5km (Tên lộ: Lộ 375E9.37 thị xã Nghi Sơn, Thanh Hoá). Xây dựng đường dây 35kV từ điểm đấu nối đến khu vực dự án với chiều dài khoảng 3km.

- Bố trí MBA công suất 1000kVA-35/0,4kV tại vị trí đấu nối đường giao thông phía Tây của dự án. Đồng thời sẽ bố trí 01 máy phát Diezel để dự phòng trong trường hợp mất điện lưới.

- Trong giai đoạn vận hành, nhu cầu sử dụng điện chủ yếu là chiếu sáng, bơm nước, cấp điện cho khu QLVH, ... nguồn điện sẽ được lấy từ điện tự dùng của nhà máy.

* Trạm biến áp 110KV: Xây dựng trạm 110kV công suất S = 160MVA gần đường dây truyền tải điện 110KV của khu vực để truyền tải điện lên điện lưới quốc gia.

* Lưới điện hạ áp:

- Mạng lưới 0,4kV xây dựng mới bố trí đi ngầm trên vỉa hè đường giao thông, điện áp 380/220kV có trung tính nối đất.

- Tiết diện dây dẫn được lựa chọn phù hợp với mật độ phụ tải của từng khu vực và thỏa mãn điều kiện tổn thất điện áp nhỏ hơn 5%.

* Lưới điện chiếu sáng:

- Hệ thống chiếu sáng được thiết kế phù hợp với cảnh quan môi trường, cảnh quan kiến trúc, tạo ra được các điểm nhấn.

- Các tuyến đường được chiếu sáng bằng đèn cao áp bóng Sodium công suất (70-250)W- 220V.

- Cột đèn chiếu sáng dùng cột thép tuỳ theo quy mô tính chất của từng tuyến đường. Đối với đường có chiều rộng 7,0m 10,0m được chiếu sáng bằng 1 dãy đèn bố trí một bên treo cao 8m hoặc 11m. Đảm bảo độ chói trung bình đạt 0,4-0,8Cd/m2.

- Toàn bộ đèn đường trong khu vực được chia làm nhiều nhóm và được điều khiển từ các tủ điều khiển chiếu sáng tự động, chiều dài tối đa ≤ 1km.

- Hệ thống cáp chiếu sáng sử dụng cáp ngầm 0,6/1kV-Cu/XLPE 4x10÷4x50mm2 ở đi sát đường giao thông.

Bảng 1. 8 Khối lượng hạng mục cấp điện - chiếu sáng của dự án

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Số lượng

1

Cáp điện 0,4KV

m

3.296

2

Cáp chiếu sáng

m

13.215

3

Cột đèn chiếu sáng + bóng chiếu sáng

Cột

330

4

Tủ điện chiếu sáng

Tủ

9

(Nguồn: Bản vẽ quy hoạch 1/500 cấp điện của dự án nhà máy điện mặt trời)

Hạng mục cấp nước

- Nguồn cấp nước: được lấy từ hệ thống đường ống cấp nước D110 giáp phía Đông dự án của nhà máy nước Thăng Thọ. Dự án bố trí đường ống đấu nối với đường ống cấp nước D110 của nhà máy nước Thăng Thọ theo quy hoạch.

- Mạng lưới cấp nước:

+ Sử dụng mạng ống phân phối chính HDPE DN110 bố trí trên nguyên tắc mạng vòng, và 1 nhánh là mạng cụt đảm bảo cấp nước cho khu vực được liên tục và an toàn. Đường ống đi ngầm nằm sát phía trong vỉa hè.

+ Các tuyến ống dịch vụ sử dụng ống HDPE DN50. Mạng ống dịch vụ được bố trí mạng cụt, cấp nước trực tiếp cho các bể 5-10m3 để rửa các tấm pin, mạng ống này được đấu nối từ mạng ống cấp nước phân phối trong khu vực.

· Cấp nước chữa cháy:

- Dọc theo các tuyến ống cấp nước đường kính từ D110 trở lên sẽ đặt một số họng cứu hoả, khoảng cách giữa các họng cứu hoả được xác định theo quy định, quy phạm hiện hành (Nhỏ hơn hoặc bằng 150m) vị trí trụ cứu hỏa được ưu tiên các ngã ba, ngã tư, trạm biến áp và khu quản lý vận hành. Các họng cứu hoả này sẽ có thiết kế riêng và phải có sự phối hợp thống nhất với cơ quan phòng cháy chữa cháy của khu vực.

- Số đám cháy đồng thời trong khu công nghiệp: chọn là 02 đám cháy (diện tích quy hoạch 192ha > 150ha), lưu lượng chữa cháy mỗi đám cháy 15l/s.

Khối lượng cấp nước của dự án được thống kê ở bảng sau:

Bảng 1. 9 Tổng hợp khối lượng cấp nước của dự án

TT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Số lượng

1

Ống HDPE DN110

m

9.363

2

Ống HDPE DN50

m

9.047

3

Trụ cứu hỏa

cái

57

4

Trạm xử lý nước cấp

Trạm

1

 (Nguồn: Bản vẽ quy hoạch 1/500 cấp nước của dự án)

· Thiết kế hệ thống giám sát

- Hệ thống giám sát máy tính: Giám sát khu vực quang điện và trạm tăng áp. Mục tiêu của hệ thống giám sát bao gồm hộp đấu nối, biến tần, máy biến áp 22kV và thiết bị trạm tăng áp 110kV. Hệ thống giám sát máy tính dùng để giám sát, đo lường và kiểm soát hợp lý các thiết bị vận hành của nhà máy điện quang điện bằng cách quản lý tự động, điều khiển từ xa và gửi đi bằng thiết bị truyền thông của hệ thống trong dự án quang điện.

- Hệ thống giám sát lưới quang điện: Mỗi khu vực thiết bị quang điện được trang bị 01 tủ điện thoại bao gồm bộ chuyển đổi giao thức, một bộ chuyển đổi lắp dặt trong phòng biến tần thông qua cổng RS485 dùng để theo dõi thông số vận hành, tình trạng lỗi và các tham số phát điện.

Tất cả các Module hệ thống quang điện được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực đều có hệ thống mạng cáp quang, sau đó nối với hệ thống giám sát xem xét các thông số giám sát, báo động, lưu trữ lịch sử dữ liệu và thông số các quản lý khác.

- Giám sát trạm tăng áp 22/110kV: Thiết bị giám sát trạm tăng áp có chức năng kiểm soát, bảo vệ, đo lường tín hiệu… thông qua thiết bị vi tính và dây mạng để truyền thông tin. Các thiết bị theo dõi, điều khiển 22kV và đồng hồ điện trong trạm tăng áp được lắp đặt trong thiết bị chuyển mạch 22kV tương ứng. Các thiết bị giám sát, bảo vệ và đo lường khác được bố trí trong phòng điều khiển.

1.2.3. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường a. Hạng mục thoát nước mưa

Mạng lưới thoát nước mưa của khu vực là mạng lưới thoát nước riêng với thoát nước thải.

- Bố trí mương hở hình thang dọc 2 bên đường có bề rộng 16m và 10m, độ dốc mương dựa vào địa hình để tính toán tối ưu. Độ dốc dọc tối thiểu lấy i=0,3% nhằm hạn chế lắng cặn và đảm bảo thoát nước nhanh chóng.

- Bố trí cống tròn D1000-D1500 các vị trí thoát nước qua đường. Mương hở BxH=3x3m dài L=13,5m đấu nối với cống hộp 3x3m bố trí ở vị trí xả tràn của hồ Thung Cối để tiêu thoát lũ ra vị trí đấu nối với hệ thống thoát mưa theo quy hoạch chung thị xã Nghi Sơn. Giai đoạn khi chưa có hệ thống thoát nước mưa theo quy hoạch chung thị xã Nghi Sơn, cống hộp đấu nối mới hệ thống thoát nước hiện hữu, cao độ đáy đấu nối là 23m. Cống hộp 1,5x2m bố trí ở các vị trí cửa xả thoát nước mưa.

- Phía thượng lưu hồ Thung Cối sau khi quy hoạch là khu vực lắp dựng các tấm pin, sẽ xây dựng các mương hở dẫn nước về hồ Thung Cối, đảm bảo không bị xói lở, an toàn cho khu vực mùa mưa bão.

- Lưu vực thoát nước của nhà máy chia làm 2 lưu vực:

+ Lưu vực 1: Nước mưa khu vực phía Bắc của nhà máy thoát ra hồ Thung Cối tại cửa xả 1.

+ Lưu vực 2: Nước mưa khu vực phía Nam của nhà máy thoát ra cống hộp tiêu thoát nước tại cửa xả 2.

Bảng 1. 10 Khối lượng hạng mục thoát nước mưa

STT

Tên hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Cống hộp 3x3m

m

1.250

2

Cống hộp 1,5x2m

m

55

3

Cống D1000

m

50

5

Mương hở hình thang

m

19.022

6

Mương hở BxH=3x3m

m

13,5

(Nguồn: Bản vẽ quy hoạch 1/500 thoát nước mưa của dự án)

Hạng mục thoát nước thải và công trình xử lý

· Thoát nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt từ các công trình được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại cho từngcông trình sau đó được thoát ra mạng lưới thoát nước chung của khu vực.

- Phân chia lưu vực:

+ Đường ống D200 thu nước thải sinh hoạt từ trạm biến áp về trạm xử lý nước thải.

+ Nước thải nhà máy được thu gom vào tuyến ống chính D300 thu nước thải sinh hoạt khu quản lý vận hành về trạm xử lý nước thải để xử lý trước khi xả ra môi trường.

-  Mạng lưới đường ống:

+ Các đường cống thoát nước bẩn sử dụng đường ống nhựa PVC D200.

+ Độ sâu chôn cống ban đầu đảm bảo khoảng cách từ đỉnh cống đến mặt nền thiết kế từ 0.3÷0.5m.

+ Các đường cống thoát nước bẩn được xây dựng dọc theo hè đường, cách chỉ giới đường đỏ 0,3m.

+ Dọc theo tuyến cống tại các điểm chuyển hướng, giao nhau và theo quy phạm khoảng cách 20-35m sẽ xây dựng hố ga D200 (kích thước: (700x700x700) mm .

· Trạm xử lý nước thải sinh hoạt:

Công suất trạm xử lý nước thải sinh hoạt 15 m3/ng.đêm, được bố trí ngầm. Xử lý toàn bộ nước thải sinh hoạt nhà máy điện mặt trời Thanh Hóa 1.

Trạm xử lý nước thải sinh hoạt dùng công nghệ mới với dây truyền công nghệ dự kiến: Nước thải sinh hoạt → Bể gom → Bể Điều hòa → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí (aroten) → Bể lắng → Bể khử trùng → Bể chứa nước thải sau xử lý →Nguồn tiếp nhận.

Nhà vận hành hệ thống xử lý nước thải: Diện tích xây dựng 20 m2, quy mô 01 tầng, kích thước: dài x rộng = 6,0m x 4,0m. Gồm 01 phòng điều khiển có diện tích khoảng 19,0 m2và 01 phòng vệ sinh có diện tích xây dựng 0,9 m2, kích thước: 1,5m x 0,6m. Nền lát gạch Granite chống trơn, ốp tường bên trong. Công trình nhà cấp IV, tường gạch, mái tôn.

· Thoát nước thải sản xuất:

Nước thải sản xuất của dự án chủ yếu là nước rửa (vệ sinh) tấm pin mặt trời được thu gom và xử lý như sau:

- Dọc theo các tuyến đường nội bộ trong khu sản xuất (khu vực bố trí tấm pin mặt trời) bố trí tuyến cống BTCT D300 thu gom nước thải.

- Trên tuyến cống cứ khoảng cách 15-20m và tại các vị trí giao cắt bố trí hố ga thu gom và lắng cặn. Hố ga bằng BTCT D300 đúc sẵn có kích thước: (800 x 1100 x 1000) mm.

· Trạm xử lý nước thải sản xuất:

- Công suất trạm xử lý nước thải sản xuất: 540 m3/ng.đêm

- Quy trình xử lý: Nước thải rửa tấm pin ®Bể lắng®Bể lọc® Tái sử dụng để rửa tấm pin.

Tổng hợp khối lượng hạng mục thoát nước và xử lý nước thải của dự án:

Bảng 1. 11 Khối lượng công trình thu gom và xử lý nước thải

STT

Hạng mục công trình

Đơn vị

Khối lượng

1

Trạm xử lý nước thải sinh hoạt 15 m3/ng.đ

Trạm

01

2

Trạm xử lý nước thải sản xuất 540 m3/ng.đ

Trạm

01

3

Cống BTCT D300

m

3536

4

Đế cống D300

cái

2828

5

Hố ga BTCT đúc sẵn D300 (KT:800 x 1100 x 1000)

cái

120

6

Ống nhựa uPVC D200

m

785.8

7

Hố ga D200 (KT:700 x 700 x700)

cái

27

 (Nguồn: Bản vẽ quy hoạch 1/500 thoát nước thải của dự án)

Hệ thống thải dầu sự cố

Để tránh hiện tượng dầu trong máy biến áp lây lan khi gặp sự cố, trong trạm biến áp được xây dựng 01 bể dầu sự cố có thể tích 36 m3 (kích thước: 4,0m x 3,0m x 3,0m) được xây ngầm dưới đất. Xung quanh móng máy biến áp có xây mương thoát dầu để gom dầu lan xuống bể. Khi có sự cố dầu sẽ chảy tập trung xuống bể thông qua mương và đường ống thép Ф200.

Công trình lưu giữ và xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

Chất thải rắn sinh hoạt: Tại các công trình trạm biến áp, khu quản lý vận hành, trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải đặt các thùng rác nhỏ ở vị trí thuận tiện với khoảng cách từ 60m đến 80m/1 thùng. Thu gom và tập kết vào thùng rác composite để chờ đưa đi xử lý. Hợp đồng với đơn vị có chức năng đưa đi xử lý.

Chất thải rắn công nghiệp thông thường (bao gồm: Hạt hút ẩm, goăng cao su, sứ cách điện, bìa cách điện, giấy cách điện …): Thu gom và hợp đồng với đơn vị có chức năng đưa đi xử lý.

Các tấm pin thải: Thời hạn sử dụng tấm pin từ 20-30 năm, khi tấm pin hỏng sẽ được tập kết ở kho chất thải và vận chuyển đi xử lý đúng theo quy định thông qua hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng đưa đi xử lý.

Các công trình phòng ngừa và ứng phó sự cố chất thải

Hạng mục phòng chống cháy nổ

Nhà máy điện mặt trời là công trình rất dễ xảy ra chảy nổ. Do vậy, các hạng mục đường dây và trạm biến áp được thiết kế tuan theo têu chuẩn, quy chuẩn thiết kế đường dây điện của Việt Nam và các Quy định của Tập đoàn điện lực Việt Nam - Quy phạm trang bị điện (QTĐ – 2016 của Bộ Công nghiệp). Các hạng mục công trình xây dựng khác của dự án sẽ được thiết kế hệ thống PCCC riêng đáp ứng yêu cầu của Luật Phòng cháy chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ.

Hệ thống PCCC cho dự án sẽ được lắp đặt theo đúng hồ sơ thiết kế PCCC được Phòng Cảnh sát PCCC & CNCH – Công an tỉnh Thanh Hóa thẩm định.

Hạng mục chống sét

Thiết kế tủ chống sét DC: 58 bộ chống sét DC được bố trí trong công trình.

- Bộ phận trạm tăng áp:

+  Chống sét trực tiếp:

Mái các khu nhà dược thiết lập các kim thu sét.

Khu vực trạm biến áp 110kV bố trí 05 kim thu sét cao trình 14,5m so với cốt thiết kế nhằm đảm bảo thu sét trực tiếp cho trạm và các thiết bị xung quanh.

Chống sét lan truyền: Ở các thiết bị dây truyền tải chính, đầu ra dây, máy biến áp được trang bị các thiết bị chống sét lan truyền.

Tiếp đất: Sử dụng thép dẹt mã kẽm nhúng nóng 60x6mm đặt theo mặt bằng, thép góc mạ nhúng nóng L50x5x5mm làm cọc nối dây theo chiều thẳng đứng. Trong vùng lân cận của các thanh chống sét thiết lập mạng lưới thanh tiếp địa theo chiều dọc để tăng cường tiếp đất theo độ sâu, giá trị điện trở kháng nền ˂0,7Ω.

-  Bộ phận quang điện:

Bảo vệ chống sét trực tiếp: Module PV lắp đặt có chiều cao thấp, các mảng PV sẽ được đỡ bằng khung thép với số khung lớn tương đương với một tủ điện nên để ngăn chặn thiệt hại. Do đó không cần thiết lập hệ thống chống sét trực tiếp cho các mảng quang điện PV mà chống sét tại hộp biến tần, máy biến áp 22kV sẽ được kết nối với mặt đất thông qua dây dẫn.

Chống sét lan truyền: Chống sét của hộp nối dây thuộc hệ thống quang điện được trang bị chống sét phù hợp với quy định bảo vệ quá tải và phù hợp với cách điện của thiết bị điện AC.

Tiếp đất của khu vực quang điện sử dụng chế độ lưới đất tổng hợp kết hợp mạng nối đất ngang và cọc tiếp địa dọc. Theo mặt ngang nền sử dụng thép l50x5mm, cọc thep dọc L50x5x5mm, thiết bị dây nối đất với thép -50x5mm nhúng nóng mạ kẽm.

Tiếp đất của khu vực quang điện sử dụng chế độ lưới đất tổng hợp kết hợp mạng nối đất ngang và cọc tiếp địa dọc. Theo mặt ngang nền sử dụng thép l50x5mm, cọc thep dọc L50x5x5mm, thiết bị dây nối đất với thép -50x5mm nhúng nóng mạ kẽm.

Trong lưới tiếp địa các khung pin liên kết thành khối, kết nối gần nhất với mạng ngang, lưới bảo vệ sử dụng 1 mạng chung, điện trở đất ˂ 4Ω.

Nhà thiết bị biến tần và máy biến áp sử dụng lưới thép phẳng 50x5mm tại mặt đất và 04 cọc tiếp địa theo chiều dọc tạo thành một mạng lưới tiếp địa và sau đó kết nối với lưới điện chính.

Khung kim loại đỡ các mảng pin PV được tiếp địa đất thông qua các dây đồng trần và mạng lưới nối đất chung.

1.2.5. Các công trình đảm bảo dòng chảy tối thiểu, bảo tồn đa dạng sinh học; công trình giảm thiểu tác động do sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn.

Dự án không nằm giáp biển nên không có bồi lắng, nhiễm mặn, nhiễm phèn. Tuy nhiên, trong dự án có hồ Thùng Cối nên quá trình thi công dự án sẽ gây sạt lở, sụt lún, xói lở, bồi lắng khu vực hồ.

Tổng hợp khối lượng thi công các hạng mục công trình chính của dự án:

Dựa vào bảng khái toán khối lượng của dự án chúng tôi tổng hợp khối lượng thi công các hạng mục công trình như sau:

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha