Dự án đầu tư Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và quy trình thủ nghiệm sản phẩm
Ngày đăng: 01-03-2024
234 lượt xem
MỤC LỤC
Dự án đầu tư Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và quy trình thủ nghiệm sản phẩm
I.1.2. Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học 3
I.1.3. Mô tả sơ bộ thông tin dự án 3
I.2. Mục đích đầu tư xây dựng 4
I.4. Căn cứ pháp lý thực hiện Dự án 7
CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰ ÁN 10
II.1. Vị trí, chức năng Trung tâm 11
II.2. Nguồn tài chính của Trung tâm 11
II.3. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ của Trung tâm 11
II.3.1. Nhiệm vụ Sở KH&CN giao 11
II.4. Tổ chức và nhân sự của Trung tâm 13
II.5. Cơ sở vật chất của Trung tâm 14
II.5.2. Máy móc, trang thiết bị hiện có 14
II.7. Nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2025 16
II.8. Quy mô và phạm vi đầu tư 16
II.8.2. Nâng cao năng lực đo lường, thử nghiệm 18
II.8.3. Danh mục máy móc, thiết bị đề xuất điều chỉnh 19
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN 94
III.1. Giải pháp bố trí mặt bằng 94
III.2. Giải pháp về đào tạo 94
III.3. Giải pháp nâng cao nghiệp vụ quản lý dự án cho cán bộ 94
III.4. Nâng cao hiệu quả của công tác đấu thẩu 95
III.5. Nghiên cứu và thực hiện tốt công tác quản lý rủi ro của dự án 96
III.6. Nâng cao năng lực về quản lý và điều hành dự án 96
III.7. Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình 97
III.8. Tăng cường hoàn thiện công tác quản lý thanh quyết toán công trình dự án 98
III.9. Giải pháp phân bổ quản lý 99
III.10. Giải pháp về lắp đặt trang thiết bị máy móc 100
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 101
IV.1. Các quy định chung hướng dẫn về môi trường 101
IV.2. Tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu 101
IV.2.1. Đối với môi trường không khí 101
IV.2.2. Tiếng ồn và độ rung 101
IV.2.5. Y tế và vệ sinh môi trường 102
CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI DỰ ÁN 104
V.2. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án 105
V.3. Hình thức quản lý dự án 105
CHƯƠNG VI: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 107
VI.1. Căn cứ xây dựng tổng mức đầu tư 107
CHƯƠNG VII: HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 112
VII.1. Hiệu quả kinh tế cho Dự án: 112
VII.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội: 112
Tên chủ đầu tư : Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
Địa chỉ : Tòa nhà Khu Hành chính tập trung (tầng 3), đường Võ Nguyên Giáp, phường Xuân Phú, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện thoại : 0234.3822439
Email : quatestthuathienhue@gmail.com
Website : https://skhcn.thuathienhue.gov.vn
Đại diện : Ông Hồ Thắng ; Chức vụ: Giám Đốc
Tên tổ chức: Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
Số điện thoại: 0234.3949595
Địa chỉ: KQH Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số tài khoản: 129000015110 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Huế.
- Tên dự án: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ doanh nghiệp và quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Dự án nhóm: C
- Dự án đã được Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ doanh nghiệp và quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 642 /QĐ-UBND ngày 14 ngày 03 năm 2022.
- Địa điểm thực hiện dự án: Khu quy hoạch vỹ dạ 7, phường Vỹ Dạ, Tp Huế - Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học Thừa Thiên Huế.
- Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt Quyết định số 642 /QĐ-UBND ngày 14 ngày 03 năm 2022 : 19.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Mười chín tỷ đồng).
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên để đáp ứng xây dựng, phát triển Trung tâm trở thành trung tâm đạt chuẩn quốc gia
Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP); đồng thời nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường thuộc lĩnh vực y tế, an toàn lao động.
- Hình thức đầu tư xây dựng: Đầu tư đào tạo nhân lực, mua sắm các trang thiết bị, máy móc mới.
Căn cứ theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị đã xác định chủ trương Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực miền trung cũng như hướng đến khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ (KH&CN), giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao… Trong đó, định hướng phát triển Trung tâm KH&CN là “phát triển KH&CN của tỉnh theo cơ chế thị trường, hình thành khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghệ cao và các tổ chức nghiên cứu đủ sức giải quyết các nhiệm vụ KH&CN của vùng và quốc gia, trở thành trung tâm lớn của cả nước về KH&CN”. Điều này thực sự là một thuận lợi lớn trong định hướng phát triển KH&CN trong giai đoạn tới.
Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Tỉnh ủy (khóa XIV), Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Nghị quyết mới đã xác định mục tiêu tổng quát là phát triển mạnh mẽ KH&CN và đổi mới sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về KH&CN gắn với trung tâm giáo dục - đào tạo và y tế chuyên sâu. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp mà Tỉnh uỷ đề ra là: tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng KH&CN như: Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN; Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học; Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung… Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia đủ khả năng kiểm định chất lượng tất cả các loại hàng hóa,…
Để triển khai thực hiện Nghị quyết 07-NQ/TU, UBND tỉnh đã dự thảo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết trong đó một trong những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu để đưa Huế sớm trở thành Trung tâm KH&CN giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 là “Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh, Trung tâm Đo lường Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, đủ khả năng kiểm định chất lượng tất cả các loại hàng hóa và cung cấp các dịch vụ về khoa học và công nghệ, tiêu chuẩn đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc... trên địa bàn”
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức trên thế giới như WTO, ASEAN,… tham gia vào nhiều Hiệp định như FTA, EVFTA, TPP,… Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng có nhiều cơ hội nhưng đồng thời cũng phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài. Nhà nước và doanh nghiệp đã nhận ra tầm quan trọng của việc áp dụng các hệ thống quản lý và các công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm giảm thiểu các rào cản kỹ thuật trong thương mại khi mở rộng thị trường tiêu thụ ra thế giới.
Đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 54 tổ chức chứng nhận các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, ISO 22000, HACCP CODEX, HACCP FDA,… và chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Hoạt động chứng nhận này đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp trên toàn quốc, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra thị trường quốc tế. 2 Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, hoạt động đo lường trên địa bàn tỉnh ngày càng được phát triển cả về số lượng phương tiện đo và chuẩn loại. Phương tiện, dụng cụ đo lường được doanh nghiệp đầu tư càng hiện đại, độ chính xác ngày càng cao và đặc biệt là trong lĩnh vực độ dài, dung tích-lưu lương, y tế, khối lượng,…. Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh có trên 800.000 phương tiện đo các loại thuộc diện phải kiểm định và hàng trăm ngàn phương tiện đo cần hiệu chuẩn thuộc các lĩnh vực: kinh doanh điện, nước, taxi, cột đo xăng dầu, cân khối lượng các loại,… Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có trên 8.000 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có trên 80 doanh nghiệp lớn, còn lại là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một kết quả khảo sát nhu cầu áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến gần đây cho thấy: có 150/720 doanh nghiệp có áp dụng các hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến vào hoạt động sản xuất, kinh doanh (chiếm tỷ lệ 20%). Đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã chưa tập trung vào việc áp dụng các hệ thống quản lý về chất lượng, môi trường, an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo hướng VietGAP. Bên cạnh đó, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đang tập trung mọi nguồn lực khoa học công nghệ để hỗ trợ doanh nghiệp trong đó tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ đẩy mạnh ứng dụng KH&CN, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ, phát triển tài sản trí tuệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, tăng cường đổi mới hoạt động đo lường,... Để tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ phát triển các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị và chuyển giao công nghệ, chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đảm bảo tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và truy xuất nguồn gốc, đồng thời đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Ngày 23/12/2020, Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Nghị quyết số 22/2020/NQ-HĐND việc ban hành “Chính sách hỗ trợ đổi mới, cải tiến công nghệ, chuyển giao công nghệ và phát triển tài sản trí tuệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 - 2030”, đây là chính sách quan trọng, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng khả năng cạnh tranh, tạo sự chuyển biến về năng suất, chất lượng, hiệu quả trong hoạt động sản xuất; thúc đẩy việc tăng cường hàm lượng KH&CN trong các sản phẩm chủ lực của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có tổ chức nào có năng lực hoạt động chứng nhận các hệ thống quản lý và chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, do đó quá trình sản xuất, kinh doanh gặp nhiều khó khăn khi phụ thuộc quá nhiều đơn vị ngoài tỉnh. Trước tình hình trên, Trung tâm Đo lường Thử nghiệm và Thông tin khoa học là một đơn vị hoạt động sự nghiệp trực thuộc Sở KH&CN, được trang bị cơ sở vật chất để hoạt động trong lĩnh vực đo lường chất lượng, có phòng thí nghiệm đã được công nhận Vilas 1279, nhận thấy cần thiết phải hình thành Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP). Vì vậy, Sở KH&CN xin đề xuất đầu tư dự án “Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và Nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ Doanh nghiệp và Quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế”, nhằm mục đích chứng nhận HACCP cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, đồ uống có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm; nâng cao năng lực về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: dệt may, xăng dầu, khí dầu mỏ 3 hóa lỏng, chế biến thực phẩm và đồ uống,... Từ đó tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, giảm sự lệ thuộc vào hoạt động của các tổ chức đánh giá.
- Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/06/2010 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đo lường số 04/2011/QH13 ngày 11/11/2011 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Khoa học và Công nghệ số 29/2013/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Xây dựng số 62/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;
- Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường;
- Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ);
- Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư;
- Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ);
- Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2; Thông tư số 07/2019/TT-BKHCN ngày 26 tháng 7 năm 2019 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2013/TT-BKHCN;
- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31 tháng 08 năm 2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 96/2021/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về hệ thống mẫu biểu sử dụng trong công tác quyết toán;
- Quyết định số 362/QĐ-UBND ngày 23 tháng 02 năm 2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
- Chương trình hành động số 69/CT-TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 28 tháng 02 năm 2020 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 09 tháng 8 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thừa Thiên Huế khóa XVI về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học - công nghệ giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 42/2021/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Quyết định số 1675/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thành lập Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
- Quyết định số 642 /QĐ-UBND ngày 14 ngày 03 năm 2022 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế Về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ doanh nghiệp và quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Công văn số 1673/SKHCN-KHTC ngày 24 tháng 7 năm 2020 của Sở Khoa học và Công nghệ về việc đề xuất danh mục dự án ưu tiên đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025;
- Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.
a) Xây dựng, phát triển Trung tâm trở thành Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 và tiêu chuẩn HACCP:
- Đăng ký cơ quan có thẩm quyền để công nhận Trung tâm là Tổ chức chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000:2018 và tiêu chuẩn HACCP;
- Giảm sự lệ thuộc vào hoạt động chứng nhận của các tổ chức chứng nhận ngoài tỉnh;
- Chứng nhận TCVN ISO 2200:2018/ HACCP cho các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm thực phẩm của tỉnh Thừa Thiên Huế; giúp các Doanh nghiệp phát triển chuỗi giá trị; tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
b) Nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường:
- Nâng cao năng lực giúp Trung tâm thực hiện hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm về lĩnh vực y tế đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;
Tên tổ chức: Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học
Cơ quan chủ quản: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế
Số điện thoại: 0234.3949595
Địa chỉ: KQH Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số tài khoản: 129000015110 tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Huế.
Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế (tên viết tắt là HUE CMTSI) được thành lập theo Quyết định số 1675/2021/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2021 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về Thành lập Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học (Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, có chức năng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công tác quản lý nhà nước; thực hiện các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hoá, mã số mã vạch phục vụ.
Hiện nay, nguồn kinh phí của Trung tâm chủ yếu từ: (1) nhiệm vụ Sở KH&CN giao; (2) hoạt động dịch vụ tư vấn, Kiểm định, Hiệu chuẩn và Thử nghiệm.
Hằng năm, xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ được giao theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Kết quả, sản phẩm của nhiệm vụ: Giấy chứng nhận về nâng cao và duy trì năng lực cho đội ngũ viên chức, năng lực của các loại chuẩn, trang thiết bị hiệu chuẩn, kiểm định, phòng thí nghiệm,...; Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, do lãnh đạo Sở KH&CN xem xét để giao nhiệm vụ trực tiếp, được lập thành danh mục ưu tiên và được Hội đồng xác định danh mục nhiệm vụ của Sở xem xét, tư vấn cho lãnh đạo Sở giao nhiệm vụ. Kết quả, sản phẩm của các nhiệm vụ này đem lại thông qua các hoạt động điều tra, khảo sát, thống kê, lập cơ sở dữ liệu (bao gồm phần mềm quản trị), phục vụ quản lý nhà nước để giao cho Trung tâm.
Trong năm 2022, Trung tâm thực hiện 09 nhiệm vụ Sở KH&CN giao với tổng kinh phí 1.217.700.000 đồng và 03 dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước với tổng kinh phí 714.800.000 đồng.
Ngày 12/4/2017, Quyết định số 470/QĐ-TĐC của Tổng cục Trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng về việc chỉ định Trung tâm là tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường cho 25 phương tiện đo khác nhau thuộc danh mục Phương tiện đo nhóm 2 bắt buộc kiểm định, hiệu chuẩn theo Thông tư 23/2013/TT-BKHCN (tổng số 60 phương tiện đo) trong các lĩnh vực: khối lượng, độ dài, dung tích, áp suất, lưu lượng, điện.
Phòng thí nghiệm của Trung tâm hiện đã được công nhận theo nghị định 107/2016/NĐ-CP, đạt chứng nhận Vilas 1279 trên các nền mẫu nước, thực phẩm, tinh dầu và các thực phẩm đặc trưng của địa phương.
Trong thời gian qua, Trung tâm đã vận dụng tốt các trang thiết bị đã được đầu tư để hoạt động tư vấn các hệ thống quản lý chất lượng, dịch vụ về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm các phương tiện đo, mẫu theo nhu cầu của cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh. Kết quả của các hoạt động đã đem lại doanh thu khá ổn định (năm 2019 (khoảng): 3.887.000.000,đ; năm 2020 (khoảng): 3.826.000.000,đ; năm 2021 (khoảng) 3.169.000.000,đ). Từ nguồn thu này, Trung tâm đã cơ bản tự chủ tài chính trong các hoạt động.
Hiện nay, đội ngũ người lao động và các trang thiết bị của Trung tâm có đủ năng lực để tư vấn, cung cấp các dịch vụ như:
- Tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý chất lượng;
- Kiểm định, hiệu chuẩn các phương tiện đo được pháp định yêu cầu quản lý;
- Phân tích thử nghiệm trong một số lĩnh vực nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Trung tâm hiện có: 01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc. Trung tâm có 03 phòng chuyên môn:
Phòng Hành chính – Tổng hợp:
Phòng Hành chính – Tổng hợp thực hiện chức năng tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm theo dõi, tổng hợp các hoạt động của các phòng để có báo cáo thường xuyên lên Ban giám đốc Trung tâm; tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, viên chức, người lao động; công tác hành chính; văn thư; quản trị; tài chính; tài sản; chính sách; lao động, tiền lương; đào tạo, thi đua khen thưởng; kỷ luật; bảo mật; bảo vệ của Trung tâm và xử lý văn bản đến, đi của Trung tâm.
Phòng Kiểm định Đo lường, Thử nghiệm và Phát triển thị trường:
Phòng Kiểm định đo lường, Thử nghiệm và Phát triển thị trường thực hiện các hoạt động sự nghiệp và dịch vụ kỹ thuật về tiêu chuẩn, đo lường, năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, mã số, mã vạch phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Phòng Thông tin khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo:
Phòng Thông tin khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo thực hiện chức năng thông tin, thống kê khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ công tác quản lý nhà nước của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Trung tâm hiện có 25 cán bộ (19 nam, 06 nữ). Trong đó:
+ Trình độ thạc sĩ: 04 cán bộ
+ Trình độ đại học: 16 cán bộ
+ Trình độ cao đẳng: 01 cán bộ
+ Trình độ chuyên môn khác: 04 cán bộ
Hình 1 Sơ đồ hoạt động của Trung tâm
- Trung tâm đã được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp đầu tư trụ sở làm việc và trang thiết bị tại Khu quy hoạch Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế.
+ Diện tích khu đất: 1.536 m2 .
+ Tòa nhà làm việc 5 tầng tổng diện tích sàn khoảng: 1.025 m2.
+ Trang thiết bị: tài sản, thiết bị kiểm định, kiểm nghiệm, thử nghiệm hiện nay có giá trị 17,2 tỷ đồng, được bố trí tại nhà làm việc của Trung tâm.
+ Trung tâm có sân 01 rộng hơn 1.000 m2 thuận lợi cho các hoạt động kiểm định và 01 hội trường lớn có sức chứa đến 200 người có thể phục vụ cho các hội nghị hội thảo, tư vấn đào tạo của ngành.
- Tài sản, thiết bị phục vụ công tác văn phòng, công tác kiểm định hiệu chuẩn, thử nghiệm đã được bố trí cơ bản phục vụ cho các hoạt động của Trung tâm:
+ Công tác Kiểm định, Hiệu chuẩn: phòng làm việc được bố trí tại khu vực tầng 3, ngoài ra còn có 4 phòng chứa chuẩn và thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn đặt tại tầng 1 và tầng 2.
+ Công tác thử nghiệm: phòng làm việc và phòng thí nghiệm được bố trị trên toàn bộ tầng 4, hiện đã được công nhận theo Nghị định 107/2016/NĐ-CP, đạt chứng nhận Vilas 1279 trên các nền mẫu nước, thực phẩm, tinh dầu và các thực phẩm đặc trưng của địa phương.
Nhìn chung, tổ chức bộ máy nhân sự của Trung tâm đã được sắp xếp, kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Với đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo bài bản, nhiệt huyết trong công việc và sự quan tâm hỗ trợ từ Lãnh đạo sở cùng các đơn vị KH&CN trong ngành là điểm mạnh giúp Trung tâm tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.
Về cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu làm việc và phục vụ công tác chuyên môn, tuy nhiên hoạt động dịch vụ của Trung tâm còn nhiều lĩnh vực chưa hoàn toàn khai thác và phát triển hết, vậy nên định hướng cần được đầu tư nhiều hơn nữa nhằm đưa Trung tâm trở thành một đơn vị hoạt động KH&CN mạnh mẽ của tỉnh.
Về tài chính: trước tháng 8/2021, từ các nguồn kinh phí (nhiệm vụ TXTCN và dịch vụ) đã đảm bảo được các hoạt động của Trung tâm. Tuy nhiên, từ sau tháng 8/2021, việc sát nhập thêm một bộ phận (phòng Thông tin và Thống kê khoa học và công nghệ thuộc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ) và nâng tầm Trung tâm lên đơn vị trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ, cần thiết phải đầu tư hơn nữa để có thể đảm bảo được tính tự chủ lâu dài. Về cơ bản, việc quản lý, sử dụng tài sản, tài chính được vận hành chặt chẽ, đúng quy định của nhà nước. Tiền công, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, công đoàn và các khoản đóng góp ngân sách đã được đảm bảo theo quy định.
Việc triển khai các nhiệm vụ Sở KH&CN giao, dịch vụ đã phần nào chứng tỏ được vai trò, vị trí và năng lực của Trung tâm. Kết quả của các hoạt động đã góp phần vào việc phục vụ công tác quản lý nhà nước của ngành KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
- Duy trì hoạt động của các lĩnh vực Tư vấn, Thử nghiệm và Dịch vụ của Trung tâm, bảo dưỡng các chuẩn công tác, trang thiết bị đã được trang cấp. Đảm bảo các hoạt động được triển khai đúng kế hoạch.
- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Sở KH&CN giao. Đề xuất thêm các nhiệm vụ mới nhằm hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm; đảm bảo thu nhập cho cán bộ.
- Đề xuất các dự án, nhiệm vụ KH&CN các cấp, chú trọng nâng cao năng lực hoạt động tư vấn, dịch vụ và thông tin khoa học – đổi mới sáng tạo. Nâng tầm Trung tâm trở thành đơn vị KH&CN lớn mạnh của tỉnh.
- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ về KH&CN liên quan đến đo lường, thử nghiệm, phục vụ nhu cầu của cá nhân, doanh nghiệp và quản lý nhà nước.
- Tạo sự kết nối giữa các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, các đơn vị hoạt động KH&CN. Xây dựng mạng lưới các tổ chức KH&CN phục vụ nghiên cứu phát triển ngành KH&CN của tỉnh cũng như hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm KH&CN lớn mạnh của cả nước và khu vực.
Dự án Xây dựng Tổ chức chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (ISO 22000, HACCP) và Nâng cao năng lực thử nghiệm, đo lường phục vụ Doanh nghiệp và Quản lý nhà nước tại Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học tỉnh Thừa Thiên Huế được thực hiện tại KQH Vỹ Dạ 7, phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế - Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học.
- Trên cơ sở Trụ sở tòa nhà làm việc Trung tâm Đo lường, Thử nghiệm và Thông tin khoa học đã được xây dựng: gồm 05 tầng, chia làm 18 phòng. Tổng diện tích sàn khoảng: 1.025 m2, thực hiện đầu tư với Quy mô đầu tư như sau:
+ Khu vực sân: nơi đỗ xe ô tô;
+ Tầng 1 và 2: bố trí phòng làm việc của cán bộ kiểm định, phòng chứa chuẩn công tác và thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn;
+ Tầng 3: bố trí phòng làm việc kiểm định hiệu chuẩn, phòng làm việc tư vấn chứng nhận HACCP, phòng chứa chuẩn và thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn;
+ Tầng 4: bố trí khu vực phòng làm việc và phòng thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa, hỗ trợ cho quá trình chứng nhận HACCP.
Căn cứ Quy định tại Điều 17 Nghị định 107/2016/NĐ-CP về Điều kiện kinh doanh dịch vụ Chứng nhận Hệ thống quản lý và yêu cầu tại các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam, Trung tâm sẽ thực hiện các nội dung sau:
- Xây dựng tại Trung tâm hệ thống quản lý và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu theo TCVN ISO/IEC 17021-1:2015, 17021-3:2018 về yêu cầu đối với tổ chức đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý; và TCVN ISO/TS 22003:2013 về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá, chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;
- Đào tạo 04 chuyên gia đánh giá chính thức về:
+ Nhận thức chung về HACCP, ISO 9001:2015;
+ Nhận thức chung và đánh giá viên nội bộ ISO 22000, ISO 22003, ISO/IEC 17021;
+ Chuyên gia đánh giá trưởng ISO 9001:2015, ISO 22000;
+ Ngoài ra, các chuyên gia phải có kinh nghiệm đánh giá chứng nhận thực tế 20 ngày công đối với chương trình đánh giá HACCP.
- Đào tạo 03 thử nghiệm viên về các kỹ năng, kỹ thuật:
+ Kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm, nước và nước thải trong quá trình sản xuất;
+ Kỹ thuật lấy mẫu vi sinh;
+ Kỹ năng phân tích các chỉ tiêu Hóa Lý trên các đối tượng mẫu thực phẩm;
+ Kỹ năng vận hành, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng thiết bị phòng thí nghiệm.
- Ngăn phòng, bố trí phòng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chứng nhận HACCP:
+ Ngăn phòng, bố trí phòng và hệ thống điện nước, hệ thống xử lý nước thải, hút khí độc của phòng thí nghiệm, theo nguyên tắc không làm ảnh hưởng đến sơ đồ kết cấu chính của trụ sở.
* Về lĩnh vực Y tế:
Căn cứ Thông tư 33/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về quy định Danh mục trang thiết bị y tế phải kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật và các ĐLVN liên quan đến lĩnh vực Y tế, Trung tâm sẽ thực hiện các nội dung:
- Đào tạo 02 Kiểm định viên có chứng nhận về:
+ Kiểm định an toàn và tính năng kỹ thuật máy thở và gây mê kèm thở;
+ Phân tích kiểm tra an toàn điện cho các máy y tế;
+ Kiểm định máy chụp X Quang.
+ Kiểm tra chất lượng của máy siêu âm màu 3D và 4D
- Xin đăng ký cấp phép hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn/kiểm tra các loại máy móc, trang thiết bị Y tế nêu trên.
* Về lĩnh vực An toàn lao động:
Căn cứ Thông tư 53/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh Xã hội về quy định Danh mục các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động, Trung tâm sẽ thực hiện các nội dung:
1. Đào tạo 02 Kiểm định viên có chứng nhận về các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động.
- Xin đăng ký cấp phép hoạt động kiểm định/hiệu chuẩn/kiểm tra các loại máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về An toàn lao động.
- Bên cạnh đó, nhu cầu về sử dụng xe ô tô hiện Trung tâm đang rất cần được trang bị 01 xe ô tô bán tải chuyên chở cán bộ, chuẩn và trang thiết bị thực hiện công tác. Hiện Trung tâm đang sở hữu 1 xe bán tải, tuổi đời hơn 16 năm (sản xuất 2005), đến nay đã khấu hao hết
Hiện tại, trên thị trường thiết bị toàn thế giới có các loại thiết bị công nghệ cao hơn như UPLC (Sắc ký lỏng siêu cao áp) thay cho HPLC (Sắc ký lỏng), ICP-OES (Quang phổ phát xạ nguyên tử Plassma) thay cho AAS, GCMS+HS/ Purge & Trap (Hệ thống sắc ký khí khối phổ + hóa hơi/ làm giàu mẫu) thay cho GC FID, Kính hiển vi điện tử, Công nghệ NIR, hay các loại thiết bị cao cấp hơn,... v.v. Tuy nhiên, với ngân sách hiện hữu, quy mô dự án, năng lực, vật lực của Trung tâm không cho phép tiếp cận các công nghệ này, kể cả Trung tâm tương tự ở các tỉnh thành như Tp. HCM, Đà Nẵng, Hà Nội cũng không sử dụng đến các thiết bị này cho chương trình HACCP.
Hiện tại, Trung tâm đang đầu tư ở dạng cơ bản, chủ yếu các thiết bị cơ bản nhất của phòng thí nghiệm, bổ sung thiết bị chưa có, chưa đáp ứng. Trung tâm hiện có một số thiết bị phân tích như Sắc ký Ion – IC, phân tích tổng hàm lượng carbon TOC, phân tích chỉ tiêu cơ bản bằng UV-VIS. Đây là các thiết bị cơ bản, phổ biến cho chính các chỉ tiêu được yêu cầu trong TCVN, QCVN các tiêu chuẩn quốc tế và không có thiết bị thay thế. Vì vậy, việc so sánh hay đưa thêm giải pháp công nghệ là việc không thực hiện được.
Về thiết bị “Đo lường, hiệu chuẩn” các thiết bị đề xuất cũng đang ở mức tương đối đầy đủ một số ngành nghề cơ bản phục vụ công tác hoạt động thường xuyên của Trung tâm.
Về công nghệ, các Trung tâm khác trong nước cũng sử dụng thiết bị tương tự vì liên quan đến hiệu suất đầu tư, liên quan đến phụ tùng phụ kiện, bảo trì bảo dưỡng trong quá trình hoạt động. Nếu sử dụng các thiết bị hiện đại nhất của Châu Âu, Mỹ sẽ dẫn đến các vấn đề như sau:
1. Ngân sách đầu tư lên đến hàng trăm tỷ đồng
2. Thay thế phụ tùng, phụ kiện hàng năm với mức chi phí rất lớn
3. Bảo trì bảo dưỡng khó khăn và chi phí cao
4. Nhân lực trung tâm không đảm bảo.
Tất cả thiết bị trên phù hợp mới ngân sách, mục tiêu, chương trình của dự án đề ra, đáp ứng cho hoạt động xuyên suốt và công nghệ hiện tại đáp ứng hoàn toàn chương trình dự án.
Có thể tham khảo thêm tại:
Để biết các đơn vị trong nước cũng đang đầu tư, thực hiện công việc tương tự tại Tp. HCM có thể khảo sát tại Trung tâm Kỹ Thuật Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Thành phố Hồ Chí Minh.
Địa chỉ: 263 Điện Biên Phủ, Phường Võ Thị Sáu, Q3, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 34579412
Dự án đầu tư Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và quy trình thủ nghiệm sản phẩm
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Gửi bình luận của bạn