Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt. chi phí đầu tư nhà máy xử lý rác và sự cần thiết phải đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, quy trình xin cấp giấy phép môi trường cho dự án.
Ngày đăng: 15-05-2024
601 lượt xem
Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt. chi phí đầu tư nhà máy xử lý rác và sự cần thiết phải đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, quy trình xin cấp giấy phép môi trường cho dự án.
Xây dựng Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải y tế có công suất 300 tấn/ngày. Xử lý và chế biến rác thải thành phân bón, vật liệu mới, vật liệu xây dựng, sản xuất nhiên liệu năng lượng mới và sản xuất nhiệt điện. Tận dụng các nguồn lực sẳn có của nhà máy phát triển thêm chăn nuôi và nông lâm nghiệp.
Công suất khởi điểm: Kể từ lúc nhà máy bắt đầu hoạt động công xuất xử lý rác thải và khả năng sản xuất của nhà máy dự kiến sẽ đạt 40% công suất thiết kế trong năm đầu tiên, năm thứ 2 đạt 60% công suất, năm thứ 3 đạt 80% công suất,từ năm thứ 4 trở lên đạt 100% công suất.
Công suất ổn định: khi nhà máy đi vào hoạt động ổn định, khả năng xử lý rác thải với công suất là 300 tấn/ngày, nhà máy có khả xử lý triệt để rác phát sinh trên địa bàn thàng phố Đông Hà và vùng đô thị lân cận.
Tổng vốn đầu tư dự án: 300.000.000.000 (Ba trăm tỉ đồng) chia là 2 giai đoạn:
o Giai đoạn 1: 120.389.232.000 (một trăm hai mươi tỉ ba trăm tám mươi chín triệu hai trăm ba mươi hai nghìn đồng).
o Giai đoạn 2: 179.610.768.000 (Một trăm bảy mươi chín tỉ sáu trăm mười triệu bảy trăm sáu mươi tám ngàn đồng)
- Tổng diện tích của dự án: 200.000m2
- Diện tích xây dựng: 11.956m2
- Mật độ xây dựng: 5,98%
- Diện tích cây xanh: 126.885m2
- Mật độ đất cây xanh: 63,44%
- Diện tích giao thông: 21.844m2
- Chiều dài tường rào: 2.085,3m
Toàn bộ dự án được chia làm 2 giai đoạn:
Bảng I.1: Tổng hợp tổng mức đầu tư giai đoạn 1
STT |
Tên chi phí |
Thành tiền (1000đồng) |
|
Trước thuế |
Sau thuế |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
Vốn xây dựng |
41,285,095.35 |
45,631,076.04 |
2 |
Vốn thiết bị |
112,650,053.75 |
123,877,959.13 |
3 |
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. |
4,171,455.40 |
4,171,455.40 |
4 |
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác |
11,734,634.34 |
12,096,648.35 |
* |
Tổng cộng( 1+2+3+4 ) |
169,841,238.84 |
185,777,138.92 |
5 |
Chi phí dự phòng |
16,984,123.88 |
18,577,713.89 |
6 |
Tổng mức đầu tư |
186,825,362.73 |
204,354,852.81 |
7 |
Vốn lưu động ban đầu của dự án |
1,205,966.24 |
|
8 |
Vốn cố định của dự án |
203,148,886.57 |
|
9 |
Làm tròn |
203,149,000.00 |
Tổng vốn đầu tư giai đoạn I - 203,149,000,000đồng
Bằng chữ: Hai trăm lẽ ba tỷ, một trăm bốn mươi chín triệu đồng chẵn.
Trong đó bao gồm các chi phí
STT |
Tên chi phí |
Thành tiền (1000đồng) |
|
Trước thuế |
Sau thuế |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
Vốn xây dựng |
10,467,971.28 |
11,661,834.88 |
2 |
Vốn thiết bị |
87,355,975.00 |
96,091,572.50 |
3 |
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. |
- |
- |
4 |
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác |
2,893,914.82 |
3,121,927.21 |
* |
Tổng cộng( 1+2+3+4 ) |
100,717,861.10 |
110,875,334.59 |
5 |
Chi phí dự phòng |
10,071,786.11 |
11,087,533.46 |
6 |
Tổng mức đầu tư |
110,789,647.21 |
121,962,868.05 |
7 |
Vốn lưu động ban đầu của dự án |
1,205,966.24 |
|
8 |
Vốn cố định của dự án |
120,756,901.82 |
|
9 |
Làm tròn |
120,757,000.00 |
Tổng vốn đầu tư giai đoạn II: 120,757,000,000đồng
Bằng chữ: Một trăm hai mươi tỷ, bản trăm năm mươi bảy triệu đồng chẵn.
Trong đó bao gồm các chi phí
Bảng I.3. Tổng vốn đầu tư thực hiện dự án
STT |
Tên chi phí |
Thành tiền (1000đồng) |
|
Trước thuế |
Sau thuế |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
1 |
Vốn xây dựng |
51,753,066.63 |
57,292,910.92 |
2 |
Vốn thiết bị |
200,006,028.75 |
219,969,531.63 |
3 |
Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng. |
4,171,455.40 |
4,171,455.40 |
4 |
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác |
14,628,549.16 |
15,218,575.57 |
* |
Tổng cộng( 1+2+3+4 ) |
270,559,099.94 |
296,652,473.51 |
5 |
Chi phí dự phòng |
8,116,773.00 |
8,899,574.21 |
6 |
Tổng mức đầu tư |
278,675,872.94 |
305,552,047.72 |
7 |
Vốn lưu động ban đầu của dự án |
1,205,966.24 |
|
8 |
Vốn cố định của dự án |
304,346,081.48 |
|
9 |
Làm tròn |
304,346,000.00 |
Tổng vốn đầu tư cho Dự Án: 304,346,000,000 đồng
Bằng chữ: Ba trăm lẽ bốn tỷ, ba trăm bốn mươi sáu triệu đồng chẵn.
Trong đó bao gồm các chi phí
SỰ CẦN THIẾT
Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt đang trở thành vấn đề nan giải đối với các quốc gia trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Môi trường sống ngày càng bị ảnh hưởng và trở nên nóng hơn bao giờ hết khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Số liệu thống kê lượng rác thải sinh hoạt ở Việt Nam cho thấy thực trạng ô nhiễm đang rất báo động.
Tại huyện Thanh Bình, cùng với sự quan tâm đầu tư phát triển nhanh chóng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, địa bàn huyện ngày càng có nhiều tiềm năng và triển vọng đầu tư phát triển, góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giải quyết nhiều việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì liên tục ở nhịp độ cao, sẽ gây ra áp lực cao đối với tài nguyên và môi trường, từ đó làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên.
Do đó, công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường cần được chú trọng, đặc biệt là công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt còn nhiều khó khăn và đang đặt ra một vấn đề cấp bách cần giải quyết triệt để. Giai đoạn 2021 – 2023, khối lượng rác thải sinh hoạt được thu gom, vận chuyển, và xử lý theo phương án đạt trung bình 32,23 tấn/ngày, tương đương khoảng 13.782,15 tấn/năm. Khối lượng rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý tăng so với phương án đã được phê duyệt (10 tấn/ngày) đạt 310,3% do trong quá trình thực hiện, các xã, thị trấn đề xuất phát sinh một số tuyến đường theo nhu cầu thu gom rác của người dân.
Công tác thu gom rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Bình thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn, kèm theo đó vẫn còn một số người có thói quen bỏ rác bừa bãi, xả rác xuống sông, kênh, rạch của người dân còn chậm thay đổi, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường còn hạn chế, dù địa phương đã nổ lực đề ra nhiều giải pháp thực hiện. Đặc biệt ở khu vực nông thôn do không có kinh phí, điều kiện giao thông còn khó khăn nên nhiều khu vực chưa được tổ chức thu gom rác nên rác thải bỏ không đúng nơi quy định, rác thải tồn đọng gây mất mỹ quan, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Bên cạnh đó, công tác vận hành khu xử lý Tân Phú còn nhiều hạn chế, lò đốt không đáp ứng công suất xử lý (tối đa 8,4 tấn/ngày, rác thải phải được phân loại), diện tích ô chôn lấp nhỏ, khu xử lý Tân Phú đang lập hồ sơ xóa cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ở một số thời điểm còn phát tán mùi hôi, ảnh hưởng không tốt đến môi trường không khí xung quanh.
Vì vậy, để cập nhật, hoàn thiện phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và hoạt động tiếp nhận, vận hành đốt rác, chôn lấp và sản xuất phân hữu cơ được đồng bộ, thống nhất, đảm bảo vệ sinh môi trường thì phương án giai đoạn 2024 – 2029 được cập nhật, bổ sung, hoàn thiện và là cơ sở để cơ quan chuyên môn, đơn vị thu gom triển khai thực hiện trong thời gian tới.
3.1 Giới thiệu về phương án
- Tên phương án: Thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Bình giai đoạn từ ngày 01/06/2024 đến ngày 31/05/2029.
- Chủ đầu tư: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Bình.
- Địa chỉ: Quốc lộ 30, TT Thanh Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.
- Quy mô thực hiện:
+ Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại thị trấn Thanh Bình và 07 xã (Tân Thạnh, An Phong, Tân Phú, Phú Lợi, Tân Mỹ, Bình Tấn và Bình Thành) về khu xử lý Tân Phú tập trung phân loại xử lý bằng lò đốt rác, tận dụng rác thải dễ phân hủy chế biến phân hữu cơ vi sinh giảm lượng rác thải chôn lấp, tận dụng tài nguyên tái sử dụng cải tạo đất, phục vụ cho nông nghiệp và chôn lấp hợp vệ sinh.
+ Thu giá dịch vụ đối với các đối tượng có hoạt động liên quan đến rác thải sinh hoạt tại thị trấn Thanh Bình và 07 xã (Tân Thạnh, An Phong, Tân Phú, Phú Lợi, Tân Mỹ, Bình Tấn và Bình Thành) theo Quyết định số: 38/2019/QĐ-UBND, ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp.
- Thời gian thực hiện:
+ Quí 1, quý 2 năm 2024: Thực hiện chuẩn bị đầu tư.
+ Năm 2024 - 2029: Thực hiện Phương án và Quyết toán vốn hoàn thành.
3.2 Phạm vi thực hiện
- Thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt tại thị trấn Thanh Bình và 07 xã (Tân Thạnh, An Phong, Tân Phú, Phú Lợi, Tân Mỹ, Bình Tấn và Bình Thành) về khu xử lý Tân Phú.
- Vận hành lò đốt rác có công suất 350 kg/giờ;
- Sử dụng chất thải hữu cơ để sản xuất tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ nền nông nghiệp sạch, góp phần giải quyết đáng kể các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường;
- Quản lý và vận hành ô chôn lấp chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môi trường;
3.3 Đối tượng
Phương án này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Bình theo phạm vi thực hiện.
3.4 Mục Tiêu
3.4.1 Mục tiêu tổng quát:
- Nhằm cải thiện môi trường cuộc sống ngày càng bền vững và góp phần giải quyết an sinh xã hội.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn sinh hoạt từ huyện đến các xã, thị trấn theo các nguyên tắc: Nguồn chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và vận chuyển về bãi chứa, tiến đến tái chế, tái sử dụng triệt để bằng các công nghệ tiên tiến và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của địa phương, hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt gây ra.
- Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt, nâng cao nguồn nhân lực về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện, tạo môi trường cuộc sống ngày càng xanh - sạch - đẹp.
3.4.2 Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt một cách triệt để.
- Rà soát, cập nhật, bổ sung phương án thu gom, vận chuyển và xử lý phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của địa phương.
- Tổ chức quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải một cách hiệu quả, đúng quy trình, phù hợp tiêu chuẩn và quy định, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, tạo mỹ quan xanh - sạch - đẹp, xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới; làm nền tảng cho việc xây dựng thị trấn văn minh đô thị và các xã nông thôn mới.
- Dự trù kinh phí, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện, huy động mọi nguồn lực, mọi thành phần để đầu tư vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt theo mô hình dịch vụ chuyên nghiệp.
- Thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh hàng ngày trên các tuyến đường địa bàn thị trấn và 07 xã (khối lượng được thu gom trung bình là 48,43 tấn/ngày) về khu xử lý Tân Phú. Sau đó, phân loại rác thải sơ bộ thành các thành phần:
+ Rác thải xử lý đốt: tập kết riêng và được xử lý bằng lò đốt (khối lượng xử lý 06 tấn/ngày).
+ Rác thải còn lại (42,43 tấn/ngày): ưu tiên tận dụng rác hữu cơ (rác thải hữu cơ chiếm khoảng gần 60% khối lượng, tương đương 25,46 tấn/ngày) xử lý tại chổ thành phân hữu cơ phục vụ cho sự phát triển nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững và phần rác còn lại được chôn lấp hợp vệ sinh.
- Thu giá dịch vụ đối với các đối tượng có hoạt động liên quan đến rác thải sinh hoạt tại thị trấn Thanh Bình và 07 xã (Tân Thạnh, An Phong, Tân Phú, Phú Lợi, Tân Mỹ, Bình Tấn và Bình Thành) theo Quyết định số: 38/2019/QĐ-UBND, ngày 31/12/2019 của UBND tỉnh Đồng Tháp.
- Đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý kịp thời chất thải rắn sinh hoạt trong ngày, không để tồn đọng, gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường.
- Làm cơ sở pháp lý để cơ quan chuyên môn tổ chức đấu thầu, lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện.
3.5 Hiệu quả dự kiến đạt được
Việc xây dựng, cập nhật phương án sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình áp dựng như sau:
- Từng bước thay đổi thói quen đổ chất thải rắn sinh hoạt bừa bãi trong cộng đồng dân cư, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nhân dân.
- Đảm bảo thu gom, vận chuyển và xử lý kịp thời lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thị trấn Thanh Bình và 07 xã trên địa bàn huyện.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường, tạo vẽ mỹ quan môi trường xanh - sạch - đẹp góp phần xây dựng chợ văn minh, xây dựng xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
- Tạo ra lượng phân hữu cơ vi sinh phục vụ nền nông nghiệp sạch, đồng thời giúp giải quyết đáng kể các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt.
- Đảm bảo tốt công tác tiếp nhận, xử lý đốt rác, san ủi chôn lấp, khử mùi, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu xử lý Tân Phú và khu vực xung quanh.
- Khai thác tốt, hiệu quả nguồn thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt từ các tổ chức, cá nhân, cơ quan, đơn vị trên tuyến thu gom.
- Sử dụng ngân sách nhà nước hiệu quả trong việc vận hành thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải và sửa chữa lò đốt rác.
Công tác xử lý rác thải sinh hoạt được thu gom
Đơn vị trúng thầu đã vận hành lò đốt rác công suất 0,35 tấn/giờ (tương đương 8,4 tấn/ngày) và đang vận hành liên tục 24/24h, khối lượng xử lý là 9.198 tấn (từ ngày 01/02/2021 đến hết ngày 31/01/2024).
Phần rác thải còn lại 26.044,60 tấn được san ủi vào ô chôn lấp có thể tích 30.135 m3 được xây dựng theo tiêu chuẩn TCXDVN 261:2001 theo kiểu nữa nổi nữa chìm, chiều sâu 4,5m, chiều cao 3m.
1.1.3 Trang thiết bị, máy móc phục vụ thu gom, vận chuyển
- Về thùng chứa chuyên dụng: tính đến cuối năm 2023, tổng số thùng chứa là 95 thùng loại 120 lít, trong đó còn sử dụng được là 90 thùng, không còn sử dụng được là 05 thùng. Ngoài ra, trên tuyến còn thu gom chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình từ các thùng chứa tự phát như thùng xốp, cần xé, bao nilon,… Phân bổ thùng chứa chuyên dụng tại địa bàn các xã, thị trấn như sau:
- Về phương tiện vận chuyển: Phòng Tài nguyên và môi trường và Ban Quản lý dự án và PTQĐ huyện Thanh Bình đã bàn giao đơn vị trúng thầu 01 xe ô tô chở rác biển số đăng ký 66A-0498, tải trọng 2.500 kg (nhãn hiệu HINO); 01 xe máy ủi bánh xích biển số đăng ký 66XA-0492, công suất 59 kw (nhãn hiệu SHANTUI) và 01 lò đốt, nhãn hiệu ATI, Model: HP 1250S-12HTS, công suất 350 kg/h để phục vụ công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn địa bàn huyện Thanh Bình. Ngoài ra, đơn vị trúng thầu đã bố trí thêm 01 xe ép rác, cơ bản đầy đủ xe chuyên dụng để thực hiện tốt công tác thu gom, vận chuyển cà xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định. Hiện tại, nhà thầu đang vận hành 02 xe tải trọng 2,5 tấn và 5,7 tấn; 06 xe ba gác; 01 xe máy ủi và 01 lò đốt rác.
1.2 Công tác thu giá dịch vụ
Đơn vị trúng thầu đang thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện chịu trách nhiệm thu giá dịch vụ vệ sinh tự tổ chức thực hiện thu giá dịch vụ thu gom theo Quyết định số 38/2019/UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Đơn vị trúng thầu thực hiện đã phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn để tiến hành thu giá dịch vụ theo đúng giá niêm yết trong Quyết định và các văn bản pháp luật có liên quan. Công ty tự chịu trách nhiệm với nguồn thu được.
Theo hợp đồng được ký kết, đơn vị trúng thầu tự tổ chức thu giá dịch vụ và được cấp bù chi phí trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt về khu xử lý Tân Phú. Kinh phí cấp bù được phê duyệt 3 năm sau khi đấu thầu (2021 – 2023) là 9.127.097.000 đồng. Trong đó, năm 2021 là 2.788.500.000 đồng; năm 2022 là 3.042.000.000 đồng; năm 2023 là 3.042.000.000 đồng và tháng 01 năm 2024 là: 254.597.000 đồng.
2. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt giai đoạn 2021 - 2023
2.1. Mặt được
- Tỉ lệ thu gom chất thải sinh hoạt phát sinh trong địa bàn huyện tương đối tốt, đạt vượt so với khối lượng dự báo trong phương án năm 2021.
- Tần suất thu gom được thực hiện thường xuyên, mỗi ngày, chất thải rắn sinh hoạt không tồn đọng.
- Đơn vị thu gom tự chủ về nguồn thu giá dịch vụ trong dân để bù đắp chi phí cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý; chi phí từ ngân sách nhà nước phải bù đắp giảm và không vượt chi phí đã được phê duyệt.
- Đơn vị trúng thầu đã thu gom, vận chuyển kịp thời khối lượng phát sinh trên địa bàn thị trấn Thanh Bình và 07 xã, đảm bảo vệ sinh môi trường, giữ gìn cảnh quan trên đại bàn huyện.
- Vận hành lò đốt xử lý rác thải sau phân loại đúng công suất hiệu quả, công tác chôn lấp hợp vệ sinh, cảnh quan môi trường xung quanh khu xử lý Tân Phú được đảm bảo.
2.2. Hạn chế
Phương án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt được áp dụng trong năm qua đã bộc lộ một số điểm hạn chế cần phải khắc phục như sau:
- Mặc dù tỉ lệ thu gom đạt cao, nhưng chủ yếu nằm ở khu vực đô thị, chợ. Đối với các hộ dân dọc theo tuyến thu gom thì khối lượng chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu là diện tích rộng, nên người dân có thói quen vứt rác sinh hoạt ra khu vực vườn sau nhà.
- Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, thói quen để rác sinh hoạt đúng nơi quy định đã được nâng cao nhưng chưa thường xuyên.
- Phương án thu gom cũ chậm cập nhật một số tuyến thu gom mới.
- Kinh phí thu giá dịch vụ từ trong dân không đáp ứng đủ chi phí hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.
- Số lượng thùng rác trên toàn huyện còn hạn chế, cần bổ sung thêm thùng rác ở các tuyến đường trục chính trung tâm huyện và khu vực đông dân cư, chợ, trường học để đảm bảo rác thải được lưu chứa gọn gàng, đảm bảo vẽ mỹ quan đô thị.
- Khối lượng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đạt 310,3% so với phương án được phê duyệt (giai đoạn 2021 – 2023). Lò đốt rác có công suất 350kg/h, tương đương 8,4 tấn/ngày chưa đáp ứng xử lý hết khối lượng phát sinh trong ngày, khối lượng chôn lấp còn cao (≥24 tấn/ngày). Nước rỉ rác chưa có đơn vị quản lý và xử lý, ô chôn lấp gần các hộ dân và đường tỉnh 843, đôi lúc phát tán mùi hôi, côn trùng ra bên ngoài ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Khu xử lý rác Tân Phú chưa lập hồ sơ xóa cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng. Do đó, chưa phát huy hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường tại khu xử lý Tân Phú.
2.1 Công tác tuyên truyền - Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt. chi phí đầu tư nhà máy xử lý rác và sự cần thiết phải đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, quy trình xin cấp giấy phép môi trường cho dự án.
- Tuyên truyền cho toàn nhân nhận biết được những tác hại của việc vứt rác bừa bãi ra môi trường: Mùi hôi thối khó chịu ô nhiễm không khí, rùi nhặn, côn trùng sinh sôi phát tán các bệnh truyền nhiễm ra cộng đồng như dịch tả, uốn ván, ghẻ lỡ, hắc lào, lang ben....nguy hiểm nhất là làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Ngoài ra các loại rác như kim loại, thuỷ tinh vở có nguy cơ làm tổn thương đến người và vật nuôi, côn trùng gây hại phát triển sẽ tàn phá hoa màu và các loại cây trồng khác...
- Đối tượng tuyên truyền là toàn thể nhân dân. Tập trung hơn vào các thành phần có sức ảnh hưởng và lan toả rộng như đảng viên, công chức, trưởng khóm, tổ trưởng, học sinh, sinh viên, chủ doanh nghiệp và những người có uy tính khác
- Biện pháp tuyên truyền: Tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh - truyền hình; lòng ghép vào các cuộc họp từ cấp tổ, khóm \ ấp đến cấp huyện; qua các tổ chức hội \ đoàn ở từng địa phương; qua cán bộ công chức của các bộ phận tiếp dân, 01 cửa ..v.v..
2.2 Giải pháp phân loại rác tại nguồn
2.2.1 Phân loại rác tại nguồn
Căn cứ quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp của UBND tỉnh Đồng Tháp, việc phân loại rác tại nguồn cần xác định loại rác phân ra theo qui định gồm:
a) Nhóm 1: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế: giấy (hộp, túi, lọ, ly, cốc bằng giấy); sách, truyện, vở, báo cũ, giấy viết, thùng, bìa cứng carton; nhựa thải (can, chai bằng nhựa, ghế nhựa, ly nhựa,..); kim loại thải (xoang, nồi, ấm nước, thìa,...); thủy tinh (chai, lọ, bình hoa, kính,...bằng thủy tinh); vải, đồ da; đồ gỗ; cao su,...
b) Nhóm 2: Chất thải thực phẩm: thức ăn thừa, thực phẩm hết hạn, các loại rau củ quả, trái cây và phần thải ra sau khi sơ chế, chế biến món ăn, các phần bỏ đi từ thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản,...
c) Nhóm 3: Chất thải răn sinh hoạt khác
+ Chất thải nguy hại: CTNH lẫn lộn trong rác thải sinh hoạt như: dung môi thải, dầu mỡ, chất tẩy rửa, sơn, mực in, kim tiêm, khẩu trang, bóng đèn huỳnh quang, nhiệt kế chứa thủy ngân, các loại pin, ắc quy thải,... được phân loại, lưu trữ và thu gom, xử lý riêng không tính trong phương án này.
+ Chất thải cồng kềnh: tủ, bàn ghế, sofa, giường, nệm cũ hỏng, cành cây, gốc cây,...
+ Chất thải khác còn lại: vỏ các loại hạt như macca, óc chó, hạt điều, dừa, vỏ trứng,...bã cà phê, trà, phân động vật, xác động vật, tả, bỉm, giấy vệ sinh,...
- Bố trí thùng, sọt, túi đựng rác phù hợp theo từng loại rác cơ bản nêu trên tại nơi phát sinh rác như góc nhà bếp, dưới bàn ăn, công viên, khu vui chơi. Đối với khu vực chợ, cơ quan, doanh nghiệp thì bố trí thùng rác cở lớn, thùng chứa rác hữu cơ phải có nắp đậy để hạn chế phát tán mùi ra môi trường sung quanh.
- Đơn vị thu gom, vận chuyển phải trang bị đủ các loại thùng chứa để thu gom theo từng loại riêng biệt như trên. Đảm bảo nhân lực và nâng cấp phương tiện thu gom, vận chuyển rác sinh hoạt để chuyển đổi theo lộ trình Quyết định Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh nói chung (phân loại rác tại nguồn), cũng như trên địa bàn huyện nói riêng.
2.2.2 Xử lý rác thải hữu cơ sau phân loại
Sau quá trình phân loại, phần rác thải hữu cơ được thu gom hàng ngày
được tái sử dụng ủ phân compost để giảm thiểu tối đa khối lượng chôn lấp, Khuyến khích ủ phân tại nguồn hoặc tập trung. Trong quá trình ủ, kết hợp các loại vi sinh vật để đẩy nhanh quá trình phân hủy, hạn chế mùi hôi.
Lưu ý: Trong quá trình ủ cần phải thường xuyên kiểm soát độ ẩm để tránh tình trạng rác quá khô chậm phân hủy hoặc quá ướt gây mùi hôi,.. Nếu phát hiện rác có mùi hôi thì có thể xử lý bằng men vi sinh xử lý nước thải để hỗ trợ xử lý mùi hôi và tăng khả năng phân huỷ rác.
Thời gian ủ phân thông thường 30-45 ngày, tùy theo tốc độ phân hủy và tần suất xới đảo.
Sản phẩm thu được của mùn compost, là một loại phân hữu cơ có tác dụng làm cho đất tơi xốp, phì nhiêu và giữ nước giữ phân tốt hơn. Mùn compost để bón cải tạo đất hoặc bón lót, bón thúc cho cây trồng đều được hoặc là nguyên liệu đầu vào cho ngành phân bón.
Trong quá trình thực hiện quy trình ủ mùn compost từ rác thải sinh hoạt và sử dụng sản phẩm sau khi ủ cần lưu ý tuân thủ các quy định về đảm bảo môi trường, an toàn vệ sinh lao động và các quy định khác có liên quan.
2.3.1 Khối lượng thu gom, vận chuyển
Căn cứ vào hiện trạng hạ tầng và định hướng phát triển kinh tế, xã hội của huyện, phấn đấu lên huyện Nông thôn mới vào năm 2025 thì hoạt động thu gom, vận chuyển phải phát triển tương ứng để đảm bảo các tiêu chí về môi trường trong quá trình xây dựng và phát triển huyện.
Theo số liệu ghi nhận, khối lượng rác thải sinh hoạt thu gom trung bình trong năm 2023 đạt 32,223 tấn/ngày. Do tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số tự nhiên, các xã phát sinh một số tuyến lộ giao thông nông thôn nên khối lượng rác thải trung bình trên địa bàn huyện giai đoạn 2024-2029 tăng lên trung bình khoảng 48,43 tấn/ngày. Khối lượng rác thải sinh hoạt trong giai đoạn 2024 – 2029 theo tuyến thu gom như sau:
Xây dựng phương án thu gom, vận chuyển và xử lý
2.4.1 Đơn vị thu gom, vận chuyển và xử lý
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thanh Bình chủ trì, tổ chức đấu thầu công khai, rộng rãi trên mạng đấu thầu quốc gia để lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, cơ sở vật chất, tiến tới lựa chọn, ký kết hợp đồng thực hiện theo nội dung phương án đã được phê duyệt.
2.4.2 Tần suất thu gom, vận chuyển và xử lý
Đơn vị trúng thầu phải điều động phương tiện, nhân lực để thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt với tần suất 01 lần/ngày theo đúng nội dung phương án đã được phê duyệt. Đặc biệt, trong những ngày lễ, tết, lễ hội văn hóa,… nhà thầu phải tăng cường hoạt động thu gom, không để ùn ứ chất thải rắn sinh hoạt quá 48 giờ, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường.
Khối lượng thu gom phải được xử lý dứt điểm trong ngày, không tiếp nhận chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại, không tiếp nhận chất thải rắn từ các khu vực khác ngoài huyện Thanh Bình.
Vận hành lò đốt rác phải đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vận hành đúng quy trình kỹ thuật lò đốt rác.
Chôn lấp rác thải phải đảm bảo vệ sinh môi trường, thường xuyên phun xịt hóa chất khử mùi, diệt ruồi và côn trùng, giữ gìn vệ sinh khuôn viên xử lý.
2.4.3 Phương thức xác định khối lượng
- Đối với công tác thu gom: Tổ chức kiểm tra thường xuyên liên tục theo quy định cụ thể trong hồ sơ thầu và hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải của chủ đầu tư với nhà thầu.
- Đối với công tác vận chuyển rác: Căn cứ số liệu đầu vào ở trạm cân thải nhà máy xử lý rác (nếu có) hoặc nhà thầu và chủ đầu tư tổ chức thuê trạm cân để xác định khối lượng vận chuyển rác thực tế và kiểm tra theo qui định cụ thể trong hồ sơ thầu và hợp đồng cung cấp dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải của chủ đầu tư với nhà thầu.
2.4.4 Phạm vi thu gom, cự ly vận chuyển và xử lý chất thải
Trên cơ sở điều kiện hạ tầng của huyện, phương án này xây dựng phạm vi thu gom như sau:
a. Công tác quét dọn, thu gom rác khuôn viên chợ
Đơn vị thực hiện tổ chức quét dọn, thu gom rác tại các chợ trên địa bàn huyện di chuyển ra điểm tập kết, sau đó vận chuyển về khu xử lý Tân Phú với chu kỳ thực hiện là 01 lần /ngày, ngày Lễ, Tết có thể tăng tần suất thu gom. Diện tích và địa điểm như sau:
TT |
Địa điểm |
Diện tích (m2) |
Ghi chú |
1 |
Nhà lồng và khuôn viên Chợ Tân Thạnh |
1.175,20 |
|
2 |
Nhà lồng và khuôn viên Chợ Thị trấn Thanh Bình và chợ Đêm |
4.635,00 |
|
3 |
Nhà lồng và khuôn viên Chợ Bình Thành |
3.381,80 |
|
4 |
Nhà lồng và khuôn viên Chợ Bình Thuận |
700,00 |
|
5 |
Nhà lồng và khuôn viênChợ An Phong |
730,00 |
|
6 |
Nhà lồng và khuôn viênChợ Tân Mỹ |
1.450,50 |
|
7 |
Nhà lồng và khuôn viênChợ Phú Lợi |
379,70 |
|
8 |
Nhà lồng và khuôn viên Chợ Bình Tấn |
600,00 |
|
9 |
Nhà lồng và khuôn viên Chợ Tân Phú |
550,00 |
|
Thành phần công việc: Dự án đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt. chi phí đầu tư nhà máy xử lý rác và sự cần thiết phải đầu tư nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt, quy trình xin cấp giấy phép môi trường cho dự án.
- Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động.
- Cảnh giới, đảm bảo an toàn giao thông trong khi tác nghiệp.
- Di chuyển công cụ thu rác dọc tuyến đường, khuôn viên chợ, nhặt hết các loại rác, các loại phế thải trong phạm vi được phân công trong ca làm việc.
- Di chuyển công cụ thu gom rác đến điểm tập kết rác và chuyển sang xe chuyên dùng.
- Dọn sạch rác tại các điểm tập kết rác sau khi chuyển rác sang xe chuyên dùng.
- Vệ sinh, tập trung dụng cụ, phương tiện về nơi qui định.
b. Công tác thu gom, vận chuyển rác thải về khu xử lý Tân Phú
Trên các tuyến đường xe thu gom rác đi được, rác thải sinh hoạt từ các thùng chứa, trước nhà dân sẽ thu gom trực tiếp bằng xe ép rác 2,5 tấn và 04 tấn tùy theo kết cấu đường, vận chuyển về khu xử lý Tân Phú. Riêng các tuyến đường giao thông nông thôn, chợ thuộc xã Tân Thạnh sẽ được thu gom, tập kết tạm 01 điểm tại cụm khu dân cư chờ trung chuyển qua xe ép rác, vận chuyển về khu xử lý.
Đối với rác thải phát sinh từ các hộ dân, tổ chức, cơ sở kinh doanh, công ty,... nhà thầu tự tổ chức phương tiện thu gom theo kết cấu hạ tầng giao thông không để ùn ứ chất thải rắn sinh hoạt quá 48 giờ, gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường và tổ chức thu giá dịch vụ theo Quyết định số 38/2019/UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp.
Phần rác thải phát sinh từ các chợ thị trấn Thanh Bình và chợ của 07 xã (An Phong, Tân Thạnh, Tân Phú, Phú Lợi, Tân Mỹ, Bình Tấn và Bình Thành) kinh phí nhà nước sẽ chi ra cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý.
Trên cở sở thống kê các hộ trên các tuyến đường thu gom rác, khối lượng rác thải được thu gom là 48,43 tấn/ngày, trong đó rác thải phát sinh tại các chợ cụ thể như sau:
Stt |
Địa điểm |
Khối lượng (tấn/ngày) |
Ghi chú |
|
1 |
Chợ Bình Thành |
3,28 |
|
|
|
Chợ Bình Thuận (Bình Thành) |
0,50 |
|
|
2 |
Chợ thị trấn Thanh Bình |
3,24 |
|
|
3 |
Chợ Bình Tấn |
0,81 |
|
|
4 |
Chợ An Phong |
1,64 |
|
|
5 |
Chợ Tân Thạnh |
1,49 |
|
|
6 |
Chợ Phú Lợi |
0,54 |
|
|
7 |
Chợ Tân Mỹ |
1,88 |
|
|
8 |
Chợ Tân Phú |
0,34 |
|
|
|
Tổng |
13,73 |
|
|
Thành phần công việc:
- Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động.
- Cảnh giới, đảm bảo an toàn giao thông trong khi tác nghiệp.
- Di chuyển công cụ thu rác dọc tuyến đường, nhặt hết các loại rác, các loại phế thải trên hè phố, xúc hết rác trên đường phố trong phạm vi đường được phân công trong ca làm việc.
- Di chuyển công cụ thu gom rác đến điểm tập kết rác và chuyển sang xe chuyên dùng.
- Dọn sạch rác tại các điểm tập kết rác sau khi chuyển rác sang xe chuyên dùng.
- Vệ sinh, tập trung dụng cụ, phương tiện về nơi qui định.
c. Cự ly vận chuyển
Cự ly vận chuyển từ các điểm tập kết rác về bãi rác Tân Phú, huyện Thanh Bình cụ thể như sau:
Stt |
Địa điểm |
Điểm tập kết |
Cự ly vận chuyển (km) đến bãi rác Thanh Bình |
1 |
Xã An Phong |
Chợ An Phong |
16,00 |
2 |
Xã Tân Thạnh |
Chợ Tân Thạnh |
8,10 |
3 |
Xã Tân Mỹ |
Chợ Tân Mỹ |
3,50 |
4 |
Xã Bình Thành |
Chợ Bình Thành |
9,10 |
5 |
Thị trấn Thanh Bình |
Chợ Thanh Bình |
4,90 |
6 |
Xã Tân Phú |
Chợ Tân Phú |
1,10 |
7 |
Xã Phú Lợi |
Chợ Phú Lợi |
8,00 |
8 |
Xã Bình Tấn |
Chợ Bình Tấn |
10,5 |
d. Công tác xử lý chất thải
◈ Công tác xử lý chất thải bằng lò đốt chất thải sinh hoạt MODELS HP1250S-12H1S.
Chất thải rắn được thu gom trên địa bàn huyện được vận chuyển đến khu xử lý Tân Phú, chất thải rắn tập kết tại khu phân loại sơ bộ và tuyển chọn các thành phần rác có khả năng cháy và các thành phần hữu cơ dễ phân hủy. Các chất thải đốt được sẽ được tập kết tại khu vực chờ đốt, bắt đầu xử lý bằng lò đốt.
Vận hành lò đốt phải đúng theo tài liệu hướng dẫn lắp đặt và sử dụng lò đốt rác thải sinh hoạt MODELS HP1250S-12H1S:
- Khởi động hệ thống xử lý khí thải;
- Khởi động và sấy nóng tất cả các vùng đốt, sấy nóng vùng đốt sơ cấp lên nhiệt độ trên 4000C và vùng đốt thứ cấp trên 950oC;
+ Chính thức nạp chất thải vào lò đốt, chỉ nạp các chất thải không nguy hại.
+ Vận hành quy trình nạp rác, rác khải trung bình từ 80-90kg/lần.
+ Kết thúc quy trình nạp rác
+ Kiểm tra nhiệt độ đốt tại các vùng đốt, kiểm tra hệ thống xử lý khí thải
+ Ghi sổ nhật ký
+ Các lần nạp tiếp theo.
Công tác xử lý rác thải bằng lò đốt rác có công suất 350 kg/giờ, với khối lượng xử lý trung bình 6,0 tấn/ngày, tương đương 2.190,00 tấn/năm.
◈ Công tác ủ phân
Rác thải sinh hoạt thu gom về được phân loại các chất hữu cơ; ước tính tối thiểu 20% rác thải được sử dụng để ủ phân hữu cơ, các thành phần hữu cơ đã phân loại được đưa vào các luống ủ, sử dụng chế phẩm sinh học phun đều sau mỗi lớp rác 10 - 15cm, nước phun vừa đủ ấm, đậy bạt nhựa kín luống ủ;
Nước rỉ từ ủ rác, bải rác bổ xung thêm chất làm phân bón lá theo chuẩn đoán dinh dưỡng.
Sau 30 ngày nhiệt độ hố ủ ổn định khoảng 40 - 45 độ C, rác thải đã ủ chín và được đưa vào phân loại lần hai loại bỏ nilon, các chất vô cơ còn sót lại và tiếp tục được nghiền mịn. Cuối cùng, bổ sung hàm lượng vi sinh, phối trộn với phụ gia tạo ra phân hữu cơ thành phẩm để sử dụng, phục vụ sản xuất cây trồng vùng nguyên liệu của các công ty và Huyện Thanh Bình, cùng với các vùng phụ cận.
Đơn vị thực hiện tự chịu trách nhiệm chất lượng và tiêu chuẩn sản phẩm tạo ra và có nhiệm vụ phân phối sản phẩm.
◈ Công tác vận hành chôn lấp chất thải
Chất thải còn lại được chôn lấp đúng quy định, chất thải được đem di chôn lấp.
*Nội dung công việc thực hiện
- Chuẩn bị dụng cụ lao động và trang bị bảo hộ lao động.
- Tiếp nhận rác, hướng dẫn xe qua cân điện tử, ghi chép số liệu và hướng dẫn chỗ đổ cho các xe tập kết.
- Đổ, cào rác từ trên xe xuống, đảm bảo khi xe khỏi khu vực đổ không còn rác trên xe.
- Hướng dẫn cho xe ra khỏi bãi đảm bảo không gây ùn tắc, xa lầy.
- San ủi các đống rác thành bãi phẳng, đầm nén để ôtô có thể liên tiếp vào đổ rác.
- Phun xịt chế phẩm vi sinh (EM), rải Bokashi để khử mùi hôi, xịt nước chống bụi.
- Sau một lớp rác vừa san ủi lại phủ một lớp đất, tiến hành đầm nén trước khi đổ lớp rác khác lên.
- Rắc vôi bột, hóa chất để diệt trừ ruồi, muỗi.
- San ủi rác đến khi hết ca làm việc.
- Quét đường, rửa đường (ngoài bãi rác) dẫn vào bãi rác.
- Quét dọn đảm bảo vệ sinh khu vực bãi, khu vực cân điện tử, trạm rửa xe.
- Duy trì cây xanh khu vực bãi.
- Cuối ca san lấp để tạo mặt bằng ở bãi, tạo độ dốc thoát nước, gia cố nền đường để xe vào bãi an toàn. Hết ca vệ sinh phương tiện, tập trung về nơi qui định, giao ca.
*Yêu cầu kỹ thuật
- Độ dày lớp rác sau khi đầm nén để phủ đất là 2,0 m.
- Độ dày lớp đất phủ là 0,15 - 0,2m.
e. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc thu gom, vận chuyển và xử lý
Về thùng chứa chuyên dụng: nhà thầu tự cân đối kinh phí bố trí thêm thùng chứa mới để thay thế các thùng chứa đã hư hỏng và khu dân cư trên quốc lộ 30. Trên một số tuyến thu gom mới phát sinh, cũng phải được trang bị thùng chứa để thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình, cơ quan, trường học, doanh nghiệp,… Từng bước trang bị thùng chứa chuyên dụng trên tuyến thu gom, giảm thiểu các thùng chứa tự phát của người dân, góp phần bảo vệ môi trường hoạt động thu gom, lưu chứa chờ vận chuyển.
Về phương tiện vận chuyển:
Phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt là xe chuyên dùng theo quy định hiện hành. Huyện Thanh Bình đã đầu tư 01 xe ép rác nhãn hiệu HINO, tải trọng 2,50 tấn, sản xuất năm 2017; 01 xe máy ủi nhãn hiệu SHANTUI, công suất 59 kw và 01 lò đốt rác ATI, công suất 350 kg/h sẽ bàn giao cho đơn vị trúng thầu sử dụng và bảo quản trong thời gian thực hiện công trình thu gom, vận chuyển và xử lý trên địa bàn huyện Thanh Bình và sẽ tính chi phí khấu hao thiết bị theo quy định. Đồng thời, Căn cứ vào khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh theo tuyến thu gom, kiến nghị nhà thầu trúng thầu phải bố trí thêm xe ép rác chuyên dụng có tải trọng >4,0 tấn, số lượng 03 chiếc, xe ép rác có tải trọng >2,0 tấn là 01 chiếc. Trong giai đoạn mời thầu, điều kiện về xe ép rác được thể hiện trong hồ sơ thầu để đánh giá năng lực của nhà thầu. Do đó, phương tiện vận chuyển rác thải sinh hoạt sẽ do nhà thầu tự trang bị, đảm bảo hiệu quả thu gom, vận chuyển.
Nhà thầu cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có trách nhiệm như sau:
- Tổ chức thực hiện công việc thu gom rác thải sinh hoạt từ các thùng chứa đã được bố trí và thùng chứa có người dân, tổ chức đặt trên tuyến đường thu gom; công tác thu gom, vận chuyển và xử lý phải đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh thùng chứa và quét dọn rác thải sinh hoạt rơi vãi trong quá trình thực hiện công tác thu gom, vận chuyển.
- Xây dựng kế hoạch, sắp xếp, bố trí thời gian thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt từ các điểm thu gom hợp lý; không được thu gom, vận chuyển vào giờ cao điểm và phải đảm bảo thường xuyên, liên tục, không để tồn đọng; đề ra quy chế hoạt động cụ thể và lịch trình thực hiện báo cáo về cơ quan quản lý biết để giám sát, kiểm tra.
- Phối hợp với UBND các xã, thị trấn để thông báo rộng rãi cho nhân dân trong vùng phục vụ thu gom biết lịch thu gom, vận chuyển để phối hợp thực hiện đạt hiệu quả. Đảm bảo tần suất công việc thu gom, vận chuyển theo phương án này, có thể điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng phải đảm bảo thu gom hết rác thải sinh hoạt, không để tồn đọng gây ô nhiễm môi trường.
- Tự tổ chức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt. Phối hợp chặt chẽ với Phòng TN&MT, UBND các xã, thị trấn trong công tác thu giá dịch vụ, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đúng giá.
- Đảm bảo vận hành chữa theo đúng nội dung của phương án được duyệt, bảo đảm vệ sinh môi trường.
- Xây dựng nhật ký thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải kèm theo chứng từ có liên quan (phiếu cân khối lượng rác thải sinh hoạt đã thu gom) trình Phòng TN&MT xem xét, xác nhận khối lượng hàng tháng theo đúng quy định.
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Cơ sở thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định.
1.6 Các hộ gia đình, cá nhân, hộ sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn huyện có phát sinh rác thải sinh hoạt
Căn cứ quy định tại Khoản 5 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm chuyển rác thải sinh hoạt đã được phân loại đến điểm tập kết theo quy định hoặc chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
Theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Hộ gia đình ở đô thị và hộ gia đình ở nông thôn thực hiện quản lý, chuyển giao rác thải sinh hoạt sau khi phân loại như sau:
*Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị: phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định vào các bao bì để chuyển giao như sau:
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
*Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn: sau khi thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt theo quy định thực hiện quản lý như sau:
+ Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
+ Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng; tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Chất thải thực phẩm không thực hiện để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.
+ Khuyến khích hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt thực hiện phân loại, lưu giữ và chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt tương tự như hộ gia đình, cá nhân ở đô thị.
Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020: Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác theo quy định.
Phương án này được duyệt là cơ sở để thực hiện tổ chức đấu thầu công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Bình giai đoạn từ ngày 01/06/2024 đến ngày 31/05/ 2029.
Quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc cần phản ánh kịp thời về cơ quan chuyên môn kịp thời tham mưu, đề xuất điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp theo tình hình thực tế nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao và tiết kiệm nhất.
Việc xây dựng phương án thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cao trong quá trình hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý và đánh giá hiệu quả đầu tư như:
- Từng bước thay đổi thói quen vứt rác bừa bãi trong cộng đồng dân cư, nâng cao ý thức tự giác của cộng đồng trong việc bỏ rác vào thùng, góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe cho nhân dân.
- Quản lý, điều hành xe chuyên dùng vận chuyển rác thải sinh hoạt đi vào hoạt động có nề nếp và đạt hiệu quả, đảm bảo thu gom, vận chuyển kịp thời chất thải rắn sinh hoạt trong cộng đồng dân cư thuộc phạm vi địa bàn phục vụ.
- Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn; quản lý thu gom, vận chuyển hiệu quả, tiết kiệm, đúng quy định; giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo vẽ mỹ quan xanh - sạch - đẹp, làm nền tảng cho việc xây dựng tiêu chuẩn văn minh đô thị và các xã nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
- Phương án xây dựng có xét đến khả năng thu phí trong dân của nhà thầu và nguồn lực tài chính của huyện, có kết hợp các cơ sở hạ tầng thu gom, xử lý chất thải rắn đã được trang bị của huyện và dự trù cho việc tiếp tục thực hiện trong thời gian đến năm 2029.
- Tận dụng rác thải dễ phân hủy chế biến phân hữu cơ vi sinh giảm lượng rác thải chôn lấp, tận dụng tài nguyên tái sử dụng cải tạo đất, phục vụ cho nông nghiệp.
- Thời hạn hiệu lực của phương án này là 05 năm, từ ngày 01/06/2024 đến năm 31/05/2029 (hoặc kể từ ngày được phê duyệt) hoặc khi có văn bản khác thay thế.
Nhìn chung, Phương án kỹ thuật và dự toán kinh phí được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và sát với thực tế, có tính khả thi cao. Dự kiến kết quả triển khai thực hiện sẽ đáp ứng tốt nhu cầu xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện, được cộng đồng dân cư đồng tình, thực hiện, từ đó mang lại hiệu quả tích cực, giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn trên địa bàn huyện, nâng cao ý thức của người dân về công tác bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cảnh quan môi trường.
Kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm xem xét, phê duyệt phương án kỹ thuật và dự toán kinh phí để Chủ đầu tư làm cơ sở triển khai thực hiện các bước tiếp theo đúng với quy định hiện hành.
Kiến nghị Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện quan tâm, chỉ đạo các phòng, ban, ngành đoàn thể huyện và các địa phương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện các quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, bỏ rác đúng nơi quy định, chấp hành đóng phí vệ sinh môi trường và tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
Kiến nghị cấp có thẩm quyền, các cơ quan chức năng kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp không chấp hành chủ trương chung về thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt theo quy định.
Công tác phối hợp giữa địa phương (thị trấn, các xã) chưa được chặt chẽ, thống nhất nên trong thời gian qua công tác thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Do đó, kiến nghị UBND huyện quan tâm, chỉ đạo để công tác thu giá dịch vụ tại thị trấn và các xã đạt mục tiêu đề ra, góp phần bổ sung kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện.
Phương án được duyệt là cơ sở để ngành chuyên môn đề xuất chương trình, kế hoạch để đạt những mục tiêu về quản lý, công tác thu gom, vận chuyển; tăng cường khả năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải, góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường; đảm bảo các tiêu chí môi trường trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Gửi bình luận của bạn