Dự án đầu tư bến thủy nội địa và phương án khai thác kinh doanh bến thủy nội địa, định mức đầu tư, quy trình vận hành bến tàu thủy nội địa, thủ tục xin cấp phép hoạt động bến cảng nội địa
Ngày đăng: 11-07-2024
220 lượt xem
Dự án đầu tư bến thủy nội địa và phương án khai thác kinh doanh bến thủy nội địa, định mức đầu tư bến cảng, quy trình vận hành bến tàu thủy nội địa, thủ tục xin cấp phép hoạt động bến cảng nội địa
Bảng 7 Tính toán công suất cho tàu/sà lan
(400 ÷ 1000 tấn)
STT |
Hạng mục |
Đơn vị |
Kí hiệu |
Công thức |
Tàu cỡ 400 ÷ 1000 T |
1 |
Số lượng bến chọn |
bến |
N |
|
1,00 |
2 |
Công suất cần trục trên bến |
T/h |
a |
|
240,00 |
3 |
Số cần trục tham gia xếp dỡ |
Chiếc/tàu |
b |
|
1,00 |
4 |
Hiệu suất cần trục xếp dỡ |
|
c |
|
0,55 |
5 |
Năng suất bốc xếp hàng hóa |
T/h/Tàu |
d |
a x b x c |
132,00 |
6 |
Lượng hàng trung bình/tàu |
T/Tàu |
e |
|
5.600,00 |
7 |
Thời gian bốc xếp cho 1 tàu |
h |
f |
e/d |
42,42 |
8 |
Thời gian phụ |
h |
g |
|
6,60 |
9 |
Thời gian một tàu ở bến |
h |
h |
f + g |
49,02 |
10 |
Thời gian làm việc trong ngày |
h |
i |
|
21,00 |
11 |
Thời gian làm việc trong năm |
h |
j |
0,95 x 365 x 21 |
7.281,75 |
12 |
Hệ số bận bến |
|
k |
|
0,60 |
13 |
Tổng thời gian tàu ở bến trong năm |
h/năm |
l |
N x j x k |
4.369,05 |
14 |
Số lượt tàu qua bến |
Tàu/năm |
m |
l/h |
89,00 |
15 |
Lượng hàng tổng hợp tính toán thông qua bến mỗi năm |
T/năm |
|
|
498.400,00 |
Bảng 8 Tổng hợp các hạng mục xây dựng
STT |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Diện tích đất xây dựng (m2) |
Tầng cao |
Diện tích sàn xây dựng (m2) |
Mật độ xây dựng gộp (%) |
Tỷ lệ chiếm đất (%) |
1 |
Khu hành chính, dịch vụ, nhà ăn |
185.0 |
185 |
1 |
185 |
0.22 |
0.22 |
2 |
Khu bãi chứa gỗ dăm |
63,017.7 |
|
|
|
0.00 |
74.22 |
3 |
Trạm cân |
120.0 |
24 |
1 |
24 |
0.03 |
0.14 |
4 |
Đất bãi đỗ xe |
459.0 |
|
|
|
|
0.54 |
5 |
Nhà bảo vệ |
24.0 |
24 |
1 |
24 |
0.03 |
0.03 |
6 |
Trạm biến áp |
12.0 |
12 |
1 |
12 |
0.01 |
0.01 |
7 |
Đất giao thông nội bộ, bến sà lan |
14,108.2 |
|
|
|
0.00 |
16.62 |
8 |
Nhà ở công nhân |
185.0 |
185 |
1 |
185 |
0.22 |
0.22 |
9 |
Đất cây xanh cảnh quan, cách ly |
6,801.0 |
|
|
|
|
8.01 |
TỔNG CỘNG |
84,911.8 |
430 |
|
430 |
0.51 |
100 |
- Căn cứ kết quả dự báo khối lượng và chủng loại hàng hóa và đội tàu thông qua Bến thủy nội địa Đa Phúc.
- Căn cứ kết quả khảo sát hiện trạng điều kiện tự nhiên khu vực xây dựng công trình.
- Tham khảo các bến thủy có quy mô và công nghệ khai thác tương tự trong nước và quốc tế.
Các loại hàng dự kiến bốc xếp tại Bến chủ yếu là hàng rời.
Quy trình nhập hàng: hàng hóa được cập bến sẽ sử dụng cần trục để bốc dỡ hàng hóa từ tàu lên bến, sử dụng các máy ủi và công nhân để tập trung hàng hóa trong khoang tàu cũng như để gom hàng trên bến thành đống. Sau đó, sử dụng các máy xúc gầu nghịch và cần trục di động để bốc dỡ hàng hóa từ bãi lên xe tải để vận chuyển hàng hóa phân phối đến các khu vực.
Quy trình xuất hàng: hàng hóa nhập vào bến bằng các xe tải, hàng hóa đổ thành đống và được gom bằng các máy ủi. Sử dụng các máy xúc gầu nghịch và cần trục để bốc dỡ hàng hóa lên xe tải vận chuyển đến bến bến. Tại bến, sử dụng cần trục hoặc hệ thống băng tải để vận chuyển hàng hóa lên khoang tàu và vận chuyển hàng hóa đến các nơi khác.
Dự án đầu tư bến thủy nội địa và phương án khai thác kinh doanh bến thủy nội địa, định mức đầu tư bến cảng, quy trình vận hành bến tàu thủy nội địa, thủ tục xin cấp phép hoạt động bến cảng nội địa
ĐỀ XUẤT DỰ ÁN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư ngày tháng năm 2024)
I. NHÀ ĐẦU TƯ /HÌNH THỨC LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
1. Nhà đầu tư:
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN LÂM SẢN NAM PHÁT
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: 5400493461; Ngày cấp: đăng ký lần đầu ngày 04/06/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 20/01/2021.; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình.
Địa chỉ trụ sở chính: Khu Nội Cát, thôn Hồng Phong 2, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
Mã số thuế: 5400493461
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng).
Điện thoại : 0908080819
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: Trần Văn Nam; Giới tính: Nam
Ngày sinh: 26/08/1992; Quốc tịch: Việt Nam; Chức danh: Giám Đốc
Căn cước công dân số: 031789790; Ngày cấp: 28/01/2011; Nơi cấp: Công an thành phố Hải Phòng.
Địa chỉ thường trú: Số 20, đường A1, khu dân cư An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Chỗ ở hiện tại: Số 20, đường A1, khu dân cư An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
2. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư (nếu có): Chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
II. ĐỀ XUẤT THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên dự án, địa điểm thực hiện dự án, mục tiêu, quy mô, vốn, phương án huy động vốn
1.1. Tên dự án: “BẾN THỦY NỘI ĐỊA ĐA PHÚC”
1.2. Địa điểm thực hiện dự án: Phường Thuận Thành, Thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
1.3. Mục tiêu dự án:
STT |
Mục tiêu hoạt động |
Mã ngành theo VSIC (Mã ngành cấp 4) |
Mã ngành CPC (*) (đối với ngành nghề có mã CPC, nếu có) |
1 |
Hoạt động của cảng biển, bến tàu, cầu tàu |
5222 |
|
2 |
Bốc xếp hàng hóa cảng |
5224 |
|
3 |
Kho bãi và lưu giữ hàng hóa |
5210 |
|
4 |
Hoạt động hải quan, dịch vụ vận tải đại lý đường biển và các hoạt động khác |
5229 |
|
1.4. Quy mô đầu tư
Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:
- Diện tích đất dự kiến sử dụng: 84.911,81 m2 (8,49 ha).
- Diện tích đất phù hợp quy hoạch: 84.911,81 m2 (8,49 ha).
- Quy mô kiến trúc xây dựng dự kiến:
Stt |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Diện tích đất xây dựng (m2) |
Tầng cao |
Diện tích sàn xây dựng (m2) |
Mật độ xây dựng gộp (%) |
Tỷ lệ chiếm đất (%) |
1 |
Khu hành chính, dịch vụ, nhà ăn |
185,00 |
185,00 |
1,00 |
185,00 |
0,22 |
0,22 |
2 |
Khu bãi chứa gỗ dăm |
63.017,68 |
|
|
|
|
74,22 |
3 |
Trạm cân |
120,00 |
24,00 |
1,00 |
24,00 |
0,03 |
0,14 |
4 |
Đất bãi đỗ xe |
459,00 |
|
|
|
|
0,54 |
5 |
Nhà bảo vệ |
24,00 |
24,00 |
1,00 |
24,00 |
0,03 |
0,03 |
6 |
Trạm biến áp |
12,00 |
12,00 |
1,00 |
12,00 |
0,01 |
0,01 |
7 |
Đất giao thông nội bộ, bến sà lan |
14.108,18 |
|
|
|
|
16,62 |
8 |
Nhà ở công nhân |
185,00 |
185,00 |
1,00 |
185,00 |
0,22 |
0,22 |
9 |
Đất cây xanh cảnh quan, cách ly |
6.800,95 |
|
|
|
|
8,01 |
TỔNG CỘNG |
84.911,81 |
430,00 |
|
430,00 |
0,51 |
100,00 |
- Công suất, sản phẩm, dịch vụ cung cấp:
+ Lượng hàng qua bến thủy nội địa có công suất thiết kế: 500.000 tấn/năm.
+ Cỡ tàu/sà lan khai thác: tải trọng đến 400 ÷ 1.000 tấn
1.5. Vốn đầu tư và phương án huy động vốn
Tổng vốn đầu tư: 148.874.000.000 đồng. (Bằng chữ: Một trăm bốn mươi tám tỷ, tám trăm bảy mươi bốn triệu đồng), tương đương 6.087.671 USD (Bằng chữ: Sáu triệu không trăm tám mươi bảy nghìn sáu trăm bảy mươi mốt đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 4/07/2027, trong đó:
- Vốn góp của nhà đầu tư (30%): 44.662.200.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi bốn tỷ, sáu trăm sáu mươi hai triệu, hai trăm nghìn đồng),tương đương 1.754.555 USD (Bằng chữ: Một triệu bảy trăm năm mươi bốn nghìn năm trăm năm mươi lăm đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 4/07/2027.
- Vốn huy động (70%): 104.211.800.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm lẻ bốn tỷ, hai trăm mười một triệu, tám trăm nghìn đồng), tương đương 4.093.962 USD (Bằng chữ: Bốn triệu không trăm chín mươi ba nghìn chín trăm sáu mươi hai đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 4/07/2027.
+Vốn vay từ các tổ chức tín dụng: giá trị cấp tín dụng 104.211.800.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm lẻ bốn tỷ, hai trăm mười một triệu, tám trăm nghìn đồng), tương đương 4.093.962 USD (Bằng chữ: Bốn triệu không trăm chín mươi ba nghìn chín trăm sáu mươi hai đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 4/07/2027..
+ Vốn huy động từ cổ đông, thành viên, từ các chủ thể khác: Không có
+ Vốn huy động từ các nguồn khác (ghi rõ nguồn): Không có
- Lợi nhuận để lại của nhà đầu tư để tái đầu tư: Không có
1.6. Nguồn vốn đầu tư:
a) Vốn góp để thực hiện dự án:
STT |
Tên nhà đầu tư |
Số vốn góp |
Tỷ lệ (%) |
Phương thức góp vốn (*) |
Tiến độ góp vốn |
|
VNĐ |
Tương đương USD |
|||||
1 |
Công ty TNHH chế biến lâm sản Nam Phát |
44.662.200.000 |
1.754.555 |
30% của Tổng mức đầu tư |
Tiền mặt |
Đã góp |
b) Vốn huy động:
Vốn huy động (70%): 104.211.800.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm lẻ bốn tỷ, hai trăm mười một triệu, tám trăm nghìn đồng), tương đương 4.093.962 USD (Bằng chữ: Bốn triệu không trăm chín mươi ba nghìn chín trăm sáu mươi hai đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 4/07/2027.
- Phương án huy động: Vốn vay từ các tổ chức tín dụng: giá trị cấp tín dụng 104.211.800.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm lẻ triệu tỷ, hai trăm mười một triệu, tám trăm nghìn đồng), tương đương 4.093.962 USD (Bằng chữ: Bốn triệu không trăm chín mươi ba nghìn chín trăm sáu mươi hai đô la Mỹ), Tỷ giá ngoại tệ USD là 25.455 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 4/07/2027.
- Tiến độ dự kiến: Quý I/2026-Quý I/2027.
1.6. Thời hạn hoạt động của dự án
Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cho thuê đất.
1.7. Tiến độ thực hiện dự án
a) Tiến độ góp vốn và huy động các nguồn vốn:
- Tiến độ góp vốn: Quý III/2024 đã góp đủ 100%.
- Tiến độ huy động vốn: từ tổ chức tín dụng Quý I/2026-Quý I/2027.
b) Tiến độ thực hiện các mục tiêu hoạt động chủ yếu của dự án đầu tư
Stt |
Nội dung công việc |
Thời gian |
1 |
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý của dự án |
Quý III/2024 - Quý IV/2025 |
2 |
Giai đoạn thực hiện xây dựng và lắp đặt thiết bị |
Quý I/2026-Quý I/2027 |
3 |
Giai đoạn đưa dự án vào khai thác, sử dụng |
Quý II/2027 |
c) Tiến độ xây dựng cơ bản và đưa công trình vào hoạt động hoặc khai thác vận hành: Tiến độ xây dựng cơ bản từ Quý I/2026 – Quý I/2027. Đưa công trình vào khai thác sử dụng từ Quý II/2027
d) Sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư hoặc phân chia dự án thành phần: Không có
2. Đề xuất nhu cầu sử dụng đất
2.1. Địa điểm khu đất:
- Địa điểm khu đất: Phường Thuận Thành, Tp. Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Tổng diện tích khu đất: 84.911,81 m2 (8,49 ha)
- Ranh giới khu đất (theo tọa độ VN 2000): Xem tại bản vẽ đính kèm hồ sơ.
- Vị trí dự án có các mặt giáp giới như sau:
+ Phía Bắc giáp đất trồng cây lâu năm
+ Phía Nam giáp đất trồng lúa
+ Phía Đông giáp sông Cầu
+ Phía Tây giáp đường đê.
2.2. Hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đất đai:
2.3. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất
- Diện tích đất: 84.911,81 m2 (8,49 ha)
- Cơ cấu sử dụng đất:
- Thời hạn sử dụng: 50 năm
- Tỷ lệ sử dụng đất của từng hạng mục công trình:
Stt |
Hạng mục |
Diện tích (m2) |
Tỷ lệ chiếm đất (%) |
1 |
Khu hành chính, dịch vụ, nhà ăn |
185,00 |
0,22 |
2 |
Khu bãi chứa gỗ dăm |
63.017,68 |
74,22 |
3 |
Trạm cân |
120,00 |
0,14 |
4 |
Đất bãi đỗ xe |
459,00 |
0,54 |
5 |
Nhà bảo vệ |
24,00 |
0,03 |
6 |
Trạm biến áp |
12,00 |
0,01 |
7 |
Đất giao thông nội bộ, bến sà lan |
14.108,18 |
16,62 |
8 |
Nhà ở công nhân |
185,00 |
0,22 |
9 |
Đất cây xanh cảnh quan, cách ly |
6.800,95 |
8,01 |
TỔNG CỘNG |
84.911,81 |
100,00 |
2.4. Giải trình việc đáp ứng các điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đất đai:
- Điều kiện về thực hiện dự án: Dự án xây dựng Bến thủy nội địa Đa Phúc được thực hiện trên quỹ đất của nhà đầu tư thuê theo hình thức trả tiền sử dụng đất tại Phường Thuận Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
- Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư, cụ thể là:
+ Nhà đầu tư có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư.
Điều kiện về việc sử dụng đất: Nhà đầu tư không có vi phạm quy định của pháp luật về đất đai đối với trường hợp đang sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư khác.
Nhà đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan để thực hiện đầy đủ các thủ tục về đất đai theo quy định hiện hành. Ngoài ra, dự án cam kết thực hiện đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cơ quan ban ngành và luật định.
2.5. Dự kiến kế hoạch, tiến độ giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai:
Dự kiến đến Quý IV/2025 hoàn thành thủ tục giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
2.6. Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư:
Đất hiện trạng chủ yếu là đất trồng cây hằng năm và đất lúa, Công ty sẽ phối hợp với UBND thành phố Phổ Yên, UBND phường Thuận Thành thống kê được hiện trạng diện tích các loại đất, các hộ bị ảnh hưởng mất đất sản xuất, phục vụ cho quá trình kiểm kê giải phóng mặt bằng khu đất dự án phục vụ cho quá trình kiểm kê giải phóng mặt bằng khu đất dự án. Công ty cũng sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng (UBND UBND thành phố Phổ Yên, UBND phường Thuận Thành) để lên phương án tổng thể đền bù GPMB dự án.
3. Cơ sở pháp lý xác định quyền sử dụng khu đất (nếu có): Không có
4. Nhu cầu về lao động: lao động trong nước, ưu tiên tuyển chọn lao động địa phương tỉnh Thái Nguyên:
- Giai đoạn xây dựng: 100 lao động
- Giai đoạn vận hành: 50 người
5. Đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án
Dự án Bến thủy nội địa Đa Phúc đi vào hoạt động sẽ giảm áp lực cho vận tải đường bộ, góp phần giảm chi phí Logistic và thân thiện với môi trường…, giúp hàng hóa thông thương nhanh, góp phần phát triển kinh tế.
Dự án mang lại hiệu quả kinh tế cho địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Phổ Yên cũng như của tỉnh Thái Nguyên thông qua các khoản nộp ngân sách, các khoản thuế tiêu thụ, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản lệ phí khác hàng năm của dự án. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng ngành dịch vụ tại địa phương; nâng cao tỷ trọng sản xuất xây dựng, thương mại - dịch vụ nhằm thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại địa phương, chuyến dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ - thương mại, nâng cao chất lượng lao động.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án
Tổng mức vốn đầu tư dự kiến 148.874.000.000 đồng, sau 7 năm 1 tháng khai thác, dự án đã thu hồi được vốn. Như vậy xét về mặt kinh tế: dự án đã đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho số vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra.
- Không chỉ tiềm năng về mặt thị trường ở lĩnh vực kinh doanh công nghiệp cơ khí. Dự án còn rất khả thi qua các thông số tài chính như NPV = 84.989.242.000 đồng; Suất sinh lời nội bộ là: IRR =16,90%. Điều này cho thấy dự án mang lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, niềm tin lớn khi khả năng thanh toán nợ vay cao và thu hồi vốn đầu tư nhanh.
6. Giải trình về sự phù hợp của dự án với quy hoạch có liên quan
Dự án được thiết kế và đầu tư xây dựng phù hợp với yêu cầu và quy hoạch phát triển chung và dự án thuộc nhóm dự án đang kêu gọi đầu tư của tỉnh Thái Nguyên.
7. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường
7.1. Giai đoạn thi công xây dựng công trình
Tác động của bụi, khí thải:
Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng và máy móc, thiết bị. Trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của dự án có sự tham gia của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị. Hoạt động của các loại phương tiện vận chuyển có sử dụng các loại nhiên liệu đốt cháy (xăng, dầu DO,…) làm phát sinh khí thải ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công và môi trường không khí xung quanh.
Bụi từ quá trình đào hố móng: Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (xi măng, đất, cát…) từ công việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử dụng vôi vữa, đất cát, hoạt động hàn xì kim loại, chà nhám, sơn... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tải và thi công cơ giới tại công trường.
Khí thải từ quá trình sơn, hàn công trình xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị: Trong quá trình thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị, quá trình hàn được sử dụng để liên kết các vật liệu kim loại với nhau. Quá trình hàn sẽ phát sinh một lượng bụi và hơi khí thải nhất định. Thành phần chính phát sinh từ quá trình hàn là bụi và hơi kim loại.
Quá trình sơn dung môi lên tường: Quá trình sơn, chà nhám tường làm phát sinh 1 lượng bụi sơn lớn. Bụi sơn này có thành phần chính là các dung môi hữu cơ mạch vòng và có kích thước hạt khá nhỏ, có mùi thơm nhẹ nhưng khi tiếp xColombia lâu trực tiếp lâu ngày dễ đi vào đường hô hấp gây ra các kích ứng, khó chịu cho mắt, mũi và da. Do hoạt động chà nhám chỉ diễn ra khi chuẩn bị sơn tường bên trong công trình để tạo thẩm mỹ và tăng khả năng bám của sơn. Không gian bên trong công trình thường sẽ bị hạn chế khả năng phát tán do các bức tường cản trở lưu thông gió khi do đó phạm vi phát tán đáng kể nhất là nằm trong khoảng 3 – 5m tính từ vị trí sơn, chà nhám, các vị trí xa hơn sẽ có tác động nhưng không đáng kể. Tác động từ quá trình sơn dung môi và chà nhám tường có ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thao tác sơn tường và chà nhám trực tiếp tại công trường. Các khu vực khác tác động không đáng kể.
Tác hại của các chất ô nhiễm từ khí thải
Bụi:
Đối với sức khỏe của công nhân và người dân xung quanh: bụi có kích thước từ 0,01 – 10 mm (bụi bay) thường gây tổn hại cho cơ quan hô hấp. Bụi có kích thước lớn hơn 10 mm thường gây hại cho mắt, gây nhiễm trùng và dị ứng.
Đối với hệ sinh thái: Bụi góp phần chính vào ô nhiễm do các hạt lơ lửng và các sol khí, có tác dụng hấp phụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của khí quyển và do đó làm giảm bớt tầm nhìn. Với nồng độ bụi khoảng 0,1 mg/m3, tầm nhìn xa chỉ còn 12 km (trong khi đó tầm nhìn xa lớn nhất là 36 km và nhỏ nhất là 6 km).
SO2, NOx:
Đối với sức khỏe của công nhân và người dân xung quanh: Các khí SO2, NOx là các chất khí kích thích khi tiếp xColombia với niêm mạc ẩm ướt tạo thành các axit. SO2, NOx, vào cơ thể qua đường hô hấp, hoặc hòa tan vào máu tuần hoàn, kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 mm, chúng sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
Đối với thực vật: Các khí SO2, NOx khi bị oxi hóa trong không khí kết hợp với nước mưa tạo thành mưa axit, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thảm thực vật và cây trồng, thậm chí hủy diệt hệ sinh thái và thảm thực vật, ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn. Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1-2 ppm có thể gây ảnh hưởng đến lá cây sau vài giờ tiếp xColombia. Các thực vật nhạy cảm, đặc biệt là thực vật bậc thấp có thể bị gây độc ở nồng độ 0,15-0,30 ppm.
Đối với vật liệu: Sự có mặt của SO2, NOx trong không khí nóng ẩm làm tăng quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu trong các công trình.
CO: liên kết với Hemoglobin tạo thành cacboxy-hemoglobin rất bền vững, dẫn đến sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, các tế bào. Khi ngộ độc CO sẽ xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai và khi ngộ độc nặng có thể tử vong.
Dung môi sơn: Dung môi sơn có hại tới sức khỏe công nhân trực tiếp làm việc như rối loạn hô hấp, đau đầu, nhức mắt,....
Khói hàn:
Đối với sức khỏe của công nhân và người dân xung quanh: Khi tiếp xColombia với khói hàn sẽ gây các triệu chứng cấp tính như kích ứng mắt, mũi họng, chóng mặt, buồn nôn,… Nếu tiếp xColombia dài với khói hàn có thể gây ra tổn thương về hô hấp và các bệnh khác như ung thư phổi, ung thư thanh quản và các bệnh đường tiết niệu khác. Đặc biệt là khi hàn trong không gian kín, khí Carbon monoxit hình thành có thể gây tử vong cho người lao động.
Đối với hệ sinh thái: khói hàn sẽ lan toả vào môi trường không khí, phát tán ra xung quanh lân cận khu vực Dự án. Tác động này sẽ gây ảnh hưởng hệ hô hấp của các sinh vật và thực vật lân cận. Tác động lâu dài cho đi sâu vào hệ hô hấp, tế bào bên trong của động vật và hệ thực vật gây các chứng bệnh nặng nề và ảnh hưởng xấu đến cân bằng sinh thái của khu vực.
Tác động của nước thải
Nước mưa chảy tràn: Vào mùa mưa, nước mưa khi rơi xuống mặt bằng dự án làm cuốn theo các chất bẩn, đất, cát, cành lá khô và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất trong khu vực dự án xuống lưu vực xung quanh dự án. Lượng nước mưa này nếu không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến nguồn nước bề mặt, nước ngầm và đời sống thủy sinh trong khu vực. So với các nguồn nước thải khác thì nước mưa chảy tràn được đánh giá là khá sạch và tác động này sẽ chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Nước thải sinh hoạt: Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt của công nhân. Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần gây ô nhiễm môi trường nước như: các chất cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và các loại vi sinh.
Nước thải xây dựng: Trong quá trình xây dựng dự án có sử dụng nước phục vụ hoạt động phối trộn nguyên vật liệu phục vụ thi công; nước phục vụ thi công đóng cọc; nước rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công,...
Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh gồm nước bùn thải khi thi công móng cọc, nước rửa máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ thi công,...
Thành phần: Thành phần chính trong nước thải xây dựng chứa chủ yếu là bùn, đất cát, xi măng, dầu mỡ phát sinh trong quá trình thi công và vệ sinh máy móc, thiết bị.
Nếu nước thải xây dựng không được quản lý và để chảy tràn trên bề mặt gây ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực thi công, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Nước thải cuốn theo nước mưa và rác thải trên bề mặt gây bồi lắng các cống thoát nước. Lâu ngày sẽ làm hệ thống thoát nước bị tắc nghẽn, gây ô nhiễm môi trường nước.
Tác động của chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc phát sinh từ công nhân xây dựng.
Mặc dù khối lượng rác thải sinh hoạt không quá lớn nhưng do có thành phần hữu cơ cao nếu không có biện pháp thu gom xử lý hợp lý thì khả năng tích tụ trong thời gian xây dựng lắp đặt máy móc, thiết bị ngày càng nhiều và gây tác động đến chất lượng không khí do phân hủy chất thải hữu cơ gây mùi hôi, gây ô nhiễm cục bộ môi trường không khí khu vực dự án. Và tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây nguy cơ phát sinh và lây truyền mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Chất thải rắn từ xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị trong giai đoạn thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị chủ yếu là cát, đá, bao xi măng, xà bần thải, sắt thép vụn, nylon, thùng carton, pallet gỗ đóng gói khi chuyên chở máy móc thiết bị thải ra.
Chất thải nguy hại: Trong giai đoạn triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị sẽ phát sinh chất thải nguy hại bao gồm giẻ lau dính dầu, thùng chứa dầu bôi trơn, que hàn thải,...
Tuy nhiên, số lượng chất thải nguy hại phát sinh không nhiều, không thường xuyên. Lượng chất thải nguy hại này sẽ được thu gom theo quy định.
Tác động của tiếng ồn và độ rung
Trong thời gian thi công xây dựng và lắp đặt máy móc thiết bị, các hoạt động thi công gây ra tiếng ồn bao gồm: hoạt động của máy khoan, máy cắt sắt, máy nén khí, xe tải vận chuyển, xe tải cẩu, xe nâng,… Khi có nhiều nguồn ồn phát ra cùng lColombia, tại bất kỳ điểm nào trên khu vực dự án, đều chịu tác động tổng hợp của các nguồn ồn mang lại.
Tiếng ồn thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh thính giác của con người, gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu, giảm năng suất lao động. Tiếp xColombia với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian lâu dài sẽ làm giảm thính giác, dẫn tới điếc nghề nghiệp. Nguồn tác động này làm giảm chức năng của thính giác, gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con người, gây ra cảm giác sợ hãi, âu lo, mệt mỏi, mất ngủ, giật mình, giảm năng suất lao động của công nhân và gia tăng tỉ lệ tai nạn lao động.
Tác hại của độ rung: Khi cường độ nhỏ và tác động ngắn thì sự rung động này có ảnh hưởng tốt như tăng lực bắp thịt, làm giảm mệt mỏi,...
Khi cường độ lớn và tác dụng lâu gây khó chịu cho cơ thể. Những rung động có tần số thấp nhưng biên độ lớn thường gây ra sự lắc xóc, nếu biên độ càng lớn thì gây ra lắc xóc càng mạnh.
Tác động từ nhiệt thừa
Nguồn phát sinh nhiệt thừa chủ yếu phát sinh từ hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị phục vụ thi công như quá trình hàn, cắt kim loại: quá trình hàn các chi tiết kim loại do các tia hồ quang điện phát sinh từ quá trình hàn làm gia tăng nhiệt độ cục bộ tại khu vực hàn. Các tia hồ quang điện có nhiệt độ rất cao, khoảng 2.000oC. Các tia hồ quang điện truyền bức xạ ra không khí gây nóng cục bộ khu vực hàn. Nhiệt từ quá trình hàn có thể tác động đến công nhân hàn như gây bỏng rát nếu không có biện pháp che chắn thích hợp… Ngoài ra, ô nhiễm nhiệt còn sinh ra do bức xạ nhiệt của mặt trời khi thi công ngoài trời.
Tác động do nhiệt thừa: Ô nhiễm nhiệt sẽ gây ra các tác động tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe công nhân thi công, cụ thể là gây ra các biến đổi về sinh lý và cơ thể sẽ mất nhiều nước do mồ hôi bài tiết qua da nhiều và kèm theo là mất mát một lượng lớn các muối khoáng như các ion K, Na, Ca, I, Fe và một số sinh tố, làm cơ tim phải làm việc nhiều hơn, chức năng của thận, chức năng của hệ thần kinh trung ương cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, làm việc trong môi trường nóng tỷ lệ mắc các bệnh thường cao hơn như bệnh tiêu hóa, các bệnh ngoài da,… Rối loạn bệnh lý thường gặp ở người trong môi trường nhiệt độ cao là chứng say nóng và co giật, nặng hơn là gây chóng mặt.
Tác động đến các công trình xung quanh và kinh tế xã hội
Mặt tiêu cực:
Như đã trình bày ở phần trên các tác động do tiếng ồn của các máy móc thi công tại dự án có tác động đến các công trình xung quanh, càng ra xa khu vực thi công, tác động càng giảm dần.
Bụi từ phương tiện thi công cũng phát sinh ảnh hưởng lớn đến công nhân trực tiếp làm việc tại công trường, quá trình khuếch tán bụi làm cho nồng độ bụi được pha loãng, giảm thiểu bụi gây ảnh hưởng đến công trình xung quanh.
Giai đoạn triển khai xây dựng và lắp đặt làm gia tăng lưu lượng giao thông của khu vực. Nếu không có kế hoạch điều động khoa học và quản lý giao thông hợp lý, hoạt động này sẽ gây ra ảnh hưởng xấu đến môi trường như: gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm không khí, tiếng ồn, dẫn đến nguy cơ tai nạn giao thông và cản trở giao thông khu vực.
Việc tập trung khá nhiều công nhân cũng gây ra các vấn đề xã hội và an ninh trật tự khu vực.
Ngoài quá trình vận chuyển, quá trình tháo dỡ máy móc từ xe tải xuống đất và tải cẩu các cấu phần của máy vào trong nhà xưởng cũng có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động.
Mặt tích cực
Khi thực hiện triển khai xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị tại dự án, dự án sẽ góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương bằng cách ưu tiên tuyển người địa phương có năng lực vào làm việc. Bên cạnh đó, dự án sẽ kéo theo một số ngành dịch vụ phát triển như nhà trọ, cửa hàng ăn uống, siêu thị mini, điện thoại công cộng, vui chơi giải trí, học tập và các dịch vụ về làm đẹp hoặc chăm sóc sức khỏe,…
Tiếng ồn phát sinh trong quá trình thi công là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ảnh hưởng của tiếng ồn đến chất lượng cuộc sống của người dân là không có.
Các rủi ro, sự cố
Các sự cố trong quá trình xây dựng như: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, cháy nổ,… gây thiệt hại về con người, tài sản và môi trường.
Tuy nhiên, những tác động có hại do hoạt động xây dựng diễn ra có tính chất tạm thời, mang tính cục bộ.
7.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
Bảng Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động
TT |
Các nguồn gây tác động |
Hoạt động của dự án |
Đối tượng bị tác động |
1 |
Bụi |
- Hoạt động bốc xếp hàng hóa. - Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuất nhập qua bến. |
- Môi trường không khí - Môi trường nước - Cán bộ công nhân viên làm việc tại bến - Hệ sinh thái sông Thị Vải - Các dự án lân cận, người dân khu vực dự án |
2 |
Khí thải |
- Phương tiện giao thông, phương tiện, máy móc làm việc tại bến |
- Môi trường không khí - Cán bộ công nhân viên làm việc tại bến - Hệ sinh thái sông ven bờ - Các dự án lân cận, người dân khu vực dự án |
3 |
CTR |
|
|
3.1 |
CTR thông thường |
- Rác thải sinh hoạt từ CBCNV làm việc tại bến - CTNH phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, máy móc tại bến |
- Môi trường đất - Môi trường không khí - Cán bộ công nhân viên làm việc tại bến - Hệ sinh thái sông ven bờ |
3.2 |
CTNH |
- CTNH phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của CBCNV làm việc tại bến - CTNH phát sinh từ hoạt động của các phương tiện, máy móc tại bến |
- Môi trường đất - Môi trường không khí - Cán bộ công nhân viên làm việc tại bến - Hệ sinh thái sông ven bờ |
4 |
Nước thải |
|
|
4.1 |
Nước thải sinh hoạt |
CBCNV làm việc tại bến thủy |
- Môi trường nước - Hệ sinh thái sông |
4.2 |
Nước mưa chảy tràn |
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt |
|
4.3 |
Nước dằn tàu |
Tàu xuất nhập hàng neo đậu tại vùng nước bến |
|
4.4 |
Nước vệ sinh mặt bằng bến |
Quá trình vệ sinh mặt bằng bến bến |
|
4.5 |
Nước thải la canh |
Nước rò rỉ từ các ống nhiên liệu, vệ sinh bảo dưỡng các thiết bị máy móc trên tàu, nước tràn các két,... |
Nước thải trong quá trình hoạt động của dự án phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên tại bến, nước thải từ hoạt động của các tàu thuyền như nước dằn tàu, nước vệ sinh tàu,...
Kết luận
Các tác động từ hoạt động của dự án tới môi trường là không lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Hoạt động của dự án mang lại lợi ích đáng giá và đặc biệt có hiệu quả về mặt xã hội lớn lao, tạo điều kiện công việc làm cho người lao động tại địa phương.
Trong quá trình hoạt động của dự án, các yếu tố ô nhiễm môi trường phát sinh không thể tránh khỏi. Chủ đầu tư sẽ thực hiện các bước yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường.
8. Giải trình việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có): Không
9. Đối với dự án đầu tư xây dựng: Dự án không thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị và không phân chia dự án thành phần.
10. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư: Không thuộc đối tượng.
11. Giải trình về việc đáp ứng điều kiện về suất đầu tư và lao động sử dụng đối với dự án thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Không thuộc đối tượng
III. ĐỀ XUẤT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ ĐẦU TƯ
Đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên sớm cấp quyết định chủ trương cho chủ đầu tư được phép triển khai thực hiện dự án: “Bến thủy nội địa Đa Phúc” tại phường Thuận Thành, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để chủ đầu tư có cơ sở triển khai các nguồn lực tiếp theo đúng quy định pháp luật
Dự án đầu tư bến thủy nội địa và phương án khai thác kinh doanh bến thủy nội địa, định mức đầu tư bến cảng, quy trình vận hành bến tàu thủy nội địa, thủ tục xin cấp phép hoạt động bến cảng nội địa
VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Kính gửi: |
- UBND tỉnh Thái Nguyên; - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên |
Nhà đầu tư đề nghị thực hiện dự án đầu tư với các nội dung như sau:
I. NHÀ ĐẦU TƯ
1. Nhà đầu tư thứ nhất
Tên doanh nghiệp/tổ chức: CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN LÂM SẢN NAM PHÁT
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: 5400493461; Ngày cấp: đăng ký lần đầu ngày 04/06/2018, đăng ký thay đổi lần thứ 1, ngày 20/01/2021.; Cơ quan cấp: Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Hòa Bình.
Địa chỉ trụ sở chính: Khu Nội Cát, thôn Hồng Phong 2, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
Mã số thuế: 5400493461
Vốn điều lệ: 40.000.000.000 đồng. (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng).
Điện thoại : 0908080819
Thông tin về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp/tổ chức đăng ký đầu tư, gồm:
Họ tên: Trần Văn Nam; Giới tính: Nam
Ngày sinh: 26/08/1992; Quốc tịch: Việt Nam; Chức danh: Giám Đốc
Căn cước công dân số: 031789790; Ngày cấp: 28/01/2011; Nơi cấp: Công an thành phố Hải Phòng.
Địa chỉ thường trú: Số 20, đường A1, khu dân cư An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam
Chỗ ở hiện tại: Số 20, đường A1, khu dân cư An Trang, xã An Đồng, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
2. Nhà đầu tư tiếp theo: không có
II. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC KINH TẾ DỰ KIẾN THÀNH LẬP
(Không có)
III. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1. Tên dự án
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Gửi bình luận của bạn