Các dự án đầu tư nổi tiếng được vận hành như thế nào

Các dự án đầu tư nổi tiếng được vận hành như thế nào

Ngày đăng: 14-10-2021

405 lượt xem

NỀN KINH TẾ TRÍ THỨC- NỀN KINH TẾ CỦA BỘ NÃO

Các dự án đầu tư nổi tiếng được vận hành như thế nào

1. Sáng tạo của nhà đầu tư các dự án nổi tiếng toàn cầu: Apple là một công ty công nghệ nổi tiếng toàn cầu với những siêu phẩm: ipod, iphone, ipad, Mac Book air. Tổng giá trị của Apple đã đạt mốc 623,52 tỷ USD (21/8/2012), giúp cho “quả táo” trở thành công ty có giá trị lớn nhất trong lịch sử, có tổng doanh thu 144 tỷ USD (dự kiến năm 2012). Tổng hành dinh tại Cupertino, California, USA. Qui mô hoạt động toàn cầu. Tuy có doanh thu lớn hơn GDP Việt Nam nhưng Apple có số nhân viên cực ít: 60,400 người (2011) (dân số VN tầm 90 triệu người).

2. Tổ chức thực hiện các dự án nổi tiếng toàn cầu: Nhân viên Apple có số lượng ít nhưng là những con người tài năng, chuyên nghiệp bật nhất. Apple chỉ tập trung vào các khâu: nghiên cứu thị trường, sáng tạo, thiết kế và quản trị. Tất cả các khâu còn lại Apple thuê các đối tác khắp địa cầu làm:

Sản xuất bộ vi xử lý, chíp nhớ có Intel Hoa Kỳ, Samsung Hàn Quốc.

Sản xuất bo mạch, vỏ, tai nghe,… có Hitachi, Toshiba, Foster Nhật thực hiện

Sản xuất màn hình cảm ứng có TPK Holdings, Quanta Computer-Đài Loan

Lắp ráp, đóng gói có Foxcom của Trung Quốc: Hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này lắp ráp các sản phẩm của Apple như iPad, iPhone, iPod và máy tính Mac tại các nhà máy sản xuất trên khắp Trung Quốc và Đài Loan.

Vận chuyển có DHL: Hàng sau khi đóng gói xuất xưởng tại TQ được đội vận chuyển chuyên nghiệp của DHL mang trên những chuyến bay khổng lồ, trên hàng ngàn xe tải lớn nhỏ rải hàng ra khắp các cửa hiệu trên toàn thế giới.

Bán hàng có AT&T: AT&T là một trong những đối tác kinh doanh thân thiết nhất với Apple và là hãng phân phối iPhone duy nhất tại Mỹ từ năm 2007 đến 2011. Đối với AT&T, iPhone đem lại lợi nhuận lớn.

Mở rộng thị trường có Verizon Communications: khoảng một triệu chiếc iPhone sử dụng dịch vụ của Verizon đã được bán ra, với 60% doanh thu là từ các đơn hàng đặt trước. Trong 6 tháng đầu năm 2011, tổng cộng đã có 4,5 triệu chiếc iPhone dùng mạng của Verizon được bán ra.

Dịch vụ tư vấn chăm sóc khách hàng có tổng đài đặt tại Ấn Độ: khi khách hàng tại Mỹ hay toàn cầu có phàn nàn về sản phẩm, cuộc gọi đến trung tâm chăm sóc khách hàng của hãng được chuyển đến các điện thoại viên ở Ấn Độ trả lời.

Ngoài những ví dụ trên có hàng chục, hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thành phần khác nhau: từ quảng cáo, tổ chức sự kiện, viết phần mềm, đến mở Apple Store,… tham gia vào hệ sinh thái do Apple tạo ra để hưởng lợi. Nền kinh tế trí thức là gì-nếu người tổ chức cuộc chơi không tạo ra hiệu quả, tạo ra sự sáng tạo để các bên có lợi ích, lợi ích nhiều hơn so với họ tự làm? Chính lợi ích sẽ hút các công ty, các vệ tinh vào như mật hút ruồi.

3. Phân tích làm bài học các dự án nổi tiếng toàn cầu: Như vậy Apple không chỉ là một công ty sáng tạo mà còn là một nhà tổ chức công việc đỉnh cao. Nó có khả năng tổ chức ra một mạng lưới làm việc qui mô toàn cầu, điều phối nhịp nhàng để các bên tham gia đều hưởng lợi. Ta có thể thấy Apple đóng vai trò là bộ não trong một cơ thể khổng lồ mà tay chân, mắt mũi miệng,….nằm khắp toàn cầu. Trong cơ thể siêu khủng này mạng thông tin: internet, viễn thông đóng vai trò như hệ thống dây thần kinh. Và tất nhiên để hệ thống hoạt động cần có dòng máu nuôi dưỡng-đó chính là tiền (vốn-tư bản). Các đối tác không thể tiến hành làm hàng theo hợp đồng nếu không có tiền ứng trước và có đủ tiền để trả khi nhận hàng. Tức là Apple không thể điều khiển các vệ tinh làm việc nếu nó không có tiền. Không có 1 giá trị trao đổi (tiền) không thể điều khiển, yêu cầu người khác làm việc theo ý muốn của mình được.

Nếu hình tượng hóa nền kinh tế toàn cầu như cơ thể một con người, ta thấy sau hàng trăm năm phát triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa và quá trình toàn cầu hóa, ngày nay nền sản xuất thế giới đã hình thành nên đầy đủ cơ phận của một cơ thể hoàn chỉnh: ta có thể xem cơ xưởng ở TQ như tay chân, dịch vụ văn phòng ở Ấn Độ như tai, mắt, thị trường toàn cầu như hệ tiêu hóa, mạng internet như hệ thần kinh, thị trường chứng khoán như trái tim bơm máu đi khắp cơ thể. Trong qui mô nhỏ một nước, nhiều ngành nghề cũng đã hình thành đầy đủ cơ phận như vậy.

Nếu một cơ thể có đầy đủ bộ phận nhưng không có bộ não thì cũng vô dụng, nếu bộ não không tốt thì cơ thể cũng không thể “phát triển”.

Trong nền kinh tế cũng vậy. Nền kinh tế trí thức ngoài việc hướng đến sự sáng tạo ra những kỹ thuật siêu việt, còn có thể là một nền kinh tế của não bộ-nơi có thể phối hợp tất cả các bộ phận sẵn có trên thị trường để chúng có thể hoạt động với nhau nhịp nhàng, hài hòa và hiệu quả.

4. Phân tích bài học trong các ví dụ cụ thể từ các dự án nổi tiếng toàn cầu:

Có những công ty kinh doanh những mặt hàng có hàm lượng công nghệ không cao, có vẻ không thuộc nền kinh tế trí thức nhưng khi quan sát và phân tích kỹ nó là một công ty hoạt động như một bộ não.

a: Phân tích về hãng Nike. Công ty này là nhà cung cấp giày và áo quần, dụng cụ thể thao hàng đầu trên thế giới với tổng doanh thu hơn 18,6 tỷ đô la Mỹ trong năm tài chính 2008. Tính đến năm 2008, công ty này có hơn 30.000 nhân viên trên khắp thế giới. Đầu não của công ty đặt tại Beaverton, gần vùng đô thị Portland của Oregon. Hãng Nike không phải trực tiếp sản xuất, vận chuyển, buôn bán tất cả các sản phẩm của nó. Nó cũng chỉ tập trung vào các khâu như Apple làm. Nó có hàng trăm nhà máy nhận sản xuất gia công cho nó ở khắp châu Á từ Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Ấn Độ,…nó có hàng trăm đối tác tham gia vận chuyển, phân phối, chăm sóc khách hàng, quảng cáo, tiếp thị,…..Nó đã tạo ra một hệ sinh thái trong ngành hàng này để tất cả các vệ tinh tham gia vào đó hưởng lợi. Hệ sinh thái này không chỉ mang lại lợi ích cho bên kinh doanh, sản xuất mà còn mang lại lợi ích cho người tiêu dùng (nếu không lợi người tiêu dùng đã không mua hàng nó), với nhãn mác được gắn biểu tượng Nike, khi mua người tiêu dùng nhận được sự an tâm về chất lượng.

Để thấy vai trò của hãng Nike trong hệ sinh thái này, chúng ta tưởng tượng xem điều gì sẽ xảy ra khi không có Nike, không có hệ sinh thái Nike. Thị trường mặt hàng này sẽ xảy ra tình trạng “loạn đả”, các nhà sản xuất thi nhau cạnh tranh giá, thi nhau dùng “chiêu trò”, kể cả lừa dối khách hàng để tìm kiếm lợi nhuận. Khi đó tất yếu chuỗi sản xuất đi từ nguyên liệu đến sản phẩm, đến vận chuyển, đến phân phối sẽ rối loạn, tình trạng: nhiều hàng-rớt giá; hoặc ít hàng-tăng giá sẽ diễn ra chu kỳ như con lắc.

Tình trạng sản xuất, buôn bán sẽ manh mún y hệt nền nông nghiệp Việt Nam. Trong hoàn cảnh này người sản xuất cũng sẽ rất mệt: lợi nhuận đầy bất ổn, cạnh tranh khốc liệt, không thể dự đoán thị trường,….mà người tiêu dùng cũng chẳng được lợi: giá cả, chất lượng bấp bênh, đầy lừa đảo,…và đau đầu nhất là phải tìm hiểu rất nhiều mới có thể yên tâm mua sản phẩm-cực kỳ mất thời gian. Nhiều người cho rằng Nike đã hưởng lợi lớn từ việc cho các nhà máy gia công đóng mác Nike, trong khi đó thiệt hại là người tiêu dùng (hàng hiệu giá cao) và các nhà máy (thu lợi từ gia công ít), đây chính là lối suy nghĩ phổ biến nhưng thiển cận. Nếu không có Nike tình hình sẽ rất bất ổn, lực lượng sản xuất không thể phát triển ổn định, hài hòa, người tiêu dùng sẽ mất nhiều tiền hơn nếu muốn có một sản phẩm chất lượng (cùng một chất lượng, sản xuất số lượng lớn luôn hiệu quả hơn là manh mún). Lợi nhuận Nike thu được sẽ giúp ích rất lớn cho: đầu tư thiết kế, cải tiến, quảng cáo mở rộng thị trường,….Và vai trò trên hết là Nike đã đóng vai trò là một nhà tạo lập thị trường, tạo lập hệ sinh thái ổn định ngành hàng mà nó kinh doanh trên toàn cầu. Trong nền kinh tế tư bản, dưới hấp lực của lợi nhuận sẽ có xu hương đầu tư thừa và hệ quả là cuộc chiến sống còn về giá cả dẫn đến gây rối loạn thị trường và cuối cùng thiệt hại cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng. Chính vì vậy mà nhà tạo lập thị trường có vai trò rất to lớn trong nền kinh tế tư bản. Nhà tạo lập thị trường trong mỗi ngành hàng là những công ty hoạt động kinh tế có hàm lượng tri thức xuất sắc.

b: Phân tích về hãng thức ăn nhanh McDonald's: McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 31.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày. Năm 2008, doanh thu của tập đoàn là khoảng 22,8 tỷ USD, trong đó lợi nhuận ròng vào khoảng 3,5 tỷ USD với số nhân viên 400.000 người. Có một điều đặc biệt là rất nhiều trong số cửa hàng đó, McDonald’s phát triển bằng hình thức nhượng quyền. Tất cả các cửa hàng muốn nhận nhượng quyền để kinh doanh trong hệ thống phải chịu sự quản lý của McDonald’s về tất cả các khâu: thiết kế xây dựng cửa hàng, cách bố trí, qui trình chế biến, qui trình phục vụ, qui chuẩn an toàn thực phẩm,… Như vậy McDonald’s cũng đã tạo ra một sinh thái trong ngành ẩm thực. Tất cả những đối tác tham gia vào sinh thái của nó: người nhận nhượng quyền, người cung cấp đồ ăn cho cửa hàng, người tiêu dùng đều hưởng lợi. Giá trị trí tuệ lớn nhất của McDonald’s là một hệ sinh thái an toàn, có lợi cho cả người tiêu dùng và người sản xuất. Hệ thống McDonald’s đã tạo ra và quản lý một qui trình (có thể hiểu rộng ra là hệ điều hành) để bảo đảm chuỗi thức ăn đi từ trang trại đến thực khách bảo đảm được sự an toàn thực phẩm cao nhất. Hệ sinh thái này đang tăng tốc trên toàn thế giới, hấp thụ nhiều vệ tinh sản xuất kinh doanh vào nó.

Để thấy lợi ích hệ sinh thái do McDonald’s tạo ra, ta hãy quan sát thực trạng thức ăn đường phố ở Việt Nam: hàng ngàn quán ăn đủ loại từ: cơm, bún, phở,…..cạnh tranh nhau khốc liệt. Hàng loạt các hành vi: biến thịt bẩn thành thịt sạch, gà dịch thành gà quê, dùng phẩm màu độc hại,…..Đây là nguyên nhân lớn của tình trạng mất an toàn của thức ăn đường phố ở nước ta. Khi không có thương hiện bao trùm giữ vai trò tạo lập thị trường, giám sát chất lượng chuỗi cung ứng thì cả xã hội đều thiệt.

c: Phân tích về hãng Wal-mart: Wal-Mart Stores là một công ty cổ phần công khai Mỹ, được thành lập bởi Sam Walton năm 1962. Hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo doanh số) theo công bố của Fortune 500 năm 2007. Wal-Mart là nhà bán lẻ tạp hóa lớn nhất Hoa Kỳ, với khoảng 20% doanh thu hàng tiêu dùng và tạp phẩm, Wal-Mart cũng là công ty bán đồ chơi lớn nhất Hoa Kỳ với khoảng 45% doanh số tiêu thụ đồ chơi. Doanh thu cao hơn GDP nước Áo, tổng diện tích của hàng lớn hơn 1,5 lần thành phố Manhattan... là những con số ấn tượng về hệ thống cửa hàng bán lẻ lớn nhất thế giới này. Walmart đạt doanh thu 444 tỷ USD, cao hơn 20 tỷ USD so với GDP của Áo. Nếu Walmart là một quốc gia, đây sẽ là nền kinh tế lớn thứ 26 trên thế giới. Walmart hiện có 2,2 triệu nhân viên trên toàn thế giới, đông hơn dân số thành phố Houston. Mỗi tuần, Walmart phục vụ hơn 200 triệu khách hàng tại 10.400 cửa hàng ở 27 quốc gia. Tốc độ bành trướng: trung bình mỗi tháng có 16 siêu thị mới khai trương. Nhận sản xuất và gia công hàng cho Wal-mart có hàng ngàn nhà máy ở khắp Hàn Quốc, Nhật, TQ, VN, Ấn Độ, Mêhycô, Úc,…..và ngay cả ở Mỹ có khoảng 61.000 công ty cung ứng hàng cho Wal-Mart

Wal-Mart - Đế chế bán lẻ: Động lực biến đổi thế giới.

Trong các đại siêu thị Walmart, những miếng cá hồi tươi roi rói bày bán với giá 4,84 USD nửa cân. Chúng đã cố gắng vượt qua hơn 8.000 cây số từ miền nam Chile để đến Mỹ trong vòng 48 giờ mà không cần phải đông lạnh. Đó là một cái giá thấp đến mức với số tiền 4,84 USD ta cũng không thể nào gửi bưu điện nửa cân cá hồi ngược về Chile. Walmart đã làm gì mà có được cá hồi với giá rẻ như thế?

Trong năm 1990, cả nước Mỹ đã thưởng thức 225 tấn cá hồi mỗi ngày. Ngày nay, mức tiêu thụ là hơn 875 tấn mỗi ngày. Hầu hết loại cá hồi người Mỹ tiêu thụ xuất phát từ Chile – chiếm 65%. Chính từ con cá hồi, Walmart đã làm biến đổi cả nền kinh tế và môi trường của xứ sở Trung Mỹ này. Năm 2005, Chile xuất khẩu lượng cá hồi tươi đóng thùng trị giá 1,5 tỉ USD, 40% của số đó là xuất sang Mỹ. Cá hồi hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ nhì của Chile, đứng sau đồng đỏ và đứng trước trái cây. Nhưng Chile 12 năm trước không hề có 1 con cá hồi nào! Đó là sự thực.

Walmart đã trở thành bộ não cho một nền sản xuất rộng lớn, trải dài trên toàn cầu: rất nhiều nhà máy mong muốn được làm hàng cho Walmart, rất nhiều người muốn xin việc tại Walmart, gần 9 tỷ lượt người mua sắm tại Walmart mỗi năm trên toàn thế giới.

Tương như các ví dụ đã phân tích trước Walmart đã tạo ra một hệ sinh thái cho nhiều vệ tinh tham gia hưởng lợi. Walmart là một thế lực tạo lập thị trường. Điều gì sẽ xảy ra nếu Walmart biến mất? Các công ty sẽ cạnh tranh hoảng loạn, giá cả, chất lượng bấp bênh, như tình trạng một cơ thể khổng lồ không có não bộ.

5. Áp dụng bài học: Xây dựng bộ não cho ngành chế biến thịt heo ở Việt Nam: Các dự án đầu tư nổi tiếng được vận hành như thế nào

Mục tiêu: trở thành nhà tạo lập thị trường, một thương hiệu lớn, một hệ sinh thái cho ngành chế biến thịt heo ở VN

Sản phẩm lựa chọn giai đoạn đầu: chả lụa. Giai đoạn 2: Pate, dăm bông, xúc xích, thịt xông khói.

Kế hoạch giai đoạn đầu: thống lĩnh thị trường trong nước, xây dựng thương hiệu mạnh, ổn định nguồn cung hàng.

Kế hoạch giai đoạn 2: tạo lập thị trường xuất khẩu.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha