Nghiên cứu, khảo sát lập dự án phương án đầu tư và phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Nghiên cứu, khảo sát lập dự án phương án đầu tư và phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng

Ngày đăng: 12-05-2021

949 lượt xem

 

Về việc xin chủ trương nghiên cứu, khảo sát lập dự án phương án đầu tư

và phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng ven biển tại xã

Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

                                                                  

 

Kính gửi: Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

 

Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2013;

Căn cứ định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2030;

Để phát huy tiềm năng và khai thác lợi thế của các khu vực nằm trên tuyến đường ven biển, tỉnh lộ 55 từ Vũng Tàu, Long Hải – đến xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc; nhằm xây dựng một khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách khi đặt chân đến tham quan nghỉ dưỡng tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và huyện Xuyên Mộc nói riêng; góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của địa phương; tăng khả năng liên kết phát triển vùng du lịch nghỉ dưỡng ven biển khu vực xã Bưng Riềng trên tuyến đường ven biển và tỉnh lộ 55. Công ty Cổ phần Đầu Tư Kim Ngọc kính trình Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn  tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xem xét, chấp thuận chủ trương nghiên cứu, khảo sát lập phương án đầu tư và phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng ven biển tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, với các nội dung như sau:

1. Mục tiêu: Xây dựng Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng ven biển tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, dã ngoại kết hợp tắm nước nóng, tắm Bùn là nguồn tài nguyên đặc sắc mà thiên nhiên ban tặng địa phương có một không hai và là nhu cầu thiết yếu của cộng đồng du lịch nghỉ dưỡng, trồng Rừng kiến tạo cảnh quan và công trình kiến trúc hài hòa với môi trường tự nhiên xung quanh; có vai trò động lực và gắn kết hữu cơ với khu du lịch sinh thái rừng đặc dụng, tạo nên sức sống cho dải đất ven biển có hạ tầng dịch vụ hiện đại, đồng bộ, phát triển đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch – nghỉ dưỡng gắn kết với các dự án đang phát triển từ Hồ Tràm đến suối nước nóng Bình Châu; cải tạo và bảo tồn các giá trị truyền thống của người dân địa phương; góp phần tăng thu ngân sách nhà nước; giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, nâng cao đời sống của người dân và góp phần thay đổi diện mạo hạ tầng du lịch địa phương.

2. Quy mô din tích: Diện tích toàn khu khoảng 15 ha (15hecta) có sơ đồ vị trí kèm theo, thuộc địa phận xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện trạng đất trống và cây tán thấp, đường Bưng Riềng- Hồ Cốc đi qua khu đất và đường mòn đi rừng, khu vực đất trống không có dân cư sinh sống.

3. Tính chất:

- Là khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, bao gồm các khu vui chơi giải trí đặc sắc, biệt thự/resort dịch vụ cho thuê nghỉ dưỡng gắn với các vườn cây ăn trái, vườn thuốc nam, trồng cây gây rừng tạo cảnh quan thiên với địa hình tự nhiên sẵn có.

- Thiết kế khu đất từ khu rừng tán thấp thành khu vực có hạ tầng và dịch vụ đồng bộ, hiện đại, các công trình kiến trúc, cảnh quan có giá trị phục vụ du khách trong và ngoài nước.

- Là khu du lịch có vai trò động lực, liên kết dải du lịch ven biển phát triển Vũng Tàu, Long Hải đến Bình Châu như Khu đô thị nghỉ dưỡng Oceanami – Long Hải đến Khu resort Hồ Tràm, Khu resort Hồ Cốc – Sài Gòn – Bình Châu, Khu nước khoáng nóng Bình Châu.

- Tạo thành trung tâm du lịch của địa phương, giải quyết việc làm địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế.

4. Quan điểm phát triển:

- Xây dựng và phát triển Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành khu du lịch nghỉ dưỡng hoàn chỉnh, hiện đại và phát triển bền vững với nguồn vốn đầu tự có và từ vốn huy động là chủ yếu trên cơ sở khai thác tối đa ưu thế, tiềm năng về vị trí địa lý, môi trường tự nhiên.

- Hạn chế tác động đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên nguyên sinh, góp phần bảo vệ môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm sức ép khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên; giúp cho người dân địa phương hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc trồng Rừng, bảo vệ môi

trường khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái.

- Tăng hiệu quả sử dụng đất, việc phát triển dự án là động lực thúc đẩy các dự án chậm triển khai bên cạnh cùng phát triển.

- Khắc phục những khó khăn, hạn chế do yếu tố địa lý mang lại, có những giải

pháp giao thông khả thi, hiện đại tăng khả năng liên kết vùng, phù hợp với từng giai

đoạn xây dựng. Đầu tư có trọng điểm và hoàn chỉnh cho từng giai đoạn của dự án, đảm bảo hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội đồng bộ, tiết kiệm chi phí đầu tư.

5. Mô hình phát triển:

Mô hình không gian: Gồm khu vực đất trống, cây tán thấp được phân chia cụ thể như sau:

5.1. Dự án phát triển trên cơ sở đường Bưng Riềng- Hồ Cốc đi qua dự án. Nhiệm vụ của dự án đồng thời phát triển du lịch cho tốt tại địa danh và kết nối du lịch địa phương cùng du lịch toàn vùng.  

5.2. Đối với khu vực đất trống, cây tán thấp diện tích khoảng 9 ha: Xây dựng nhà điều hành, khu sinh hoạt chung và biệt thự nghỉ dưỡng, trồng rừng phục hồi hệ sinh thái, trồng cây thuốc chữa bệnh, chiết xuất lấy tinh dầu phục vụ cho nghành dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, vườn cây ăn trái, rau sạch, thảm cỏ, giao thông...

Mô hình xây dựng: Đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm tài nguyên giữ nguyên hiện trạng rừng, xúc tiến trồng rừng với những loại cây phát triển phù hợp khí hậu trên khu vực rừng cấm Bình Châu. Tại những khu vực rừng thưa, tán thấp lựa trọn loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng không phá vỡ đặc trưng của rừng bảo tồn cân bằng giữa phát triển và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, tránh biến dạng tự nhiên, bồi đắp tôn tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Thiết kế mang giá trị đặc trưng với thời đại, phát triển hài hòa, thẩm mỹ cao.

6. Giải pháp thực hiện:

Tổng vốn đầu tư và nguồn vốn: Tổng vốn đầu tư xây dựng hoàn chỉnh dự án dự kiến khoảng 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng), với nguồn vốn tự có và vốn huy động.

7. Kết luận và kiến nghị: Các nội dung đề xuất về đầu tư xây dựng và phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phù hợp với Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về phát triển du lịch chất lượng cao tỉnh giai đoạn 2017 – 2020, định hướng đến 2030; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến 2020 và hài hòa với các chương trình, dự án khác của tỉnh nhằm phát triển du lịch ven biển thành kinh tế mũi nhọn. Để tạo điều kiện cho việc triển khai thực hiện, Công ty chúng tôi kính trình Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chấp thuận chủ trương cho phép Công ty Cổ phần Đầu Tư Kim Ngọc được nghiên cứu, khảo sát, lập phương án, lập quy hoạch tỷ lệ 1/500, trong đó thể hiện rõ quy hoạch sử dụng đất, thỏa thuận đấu nối hạ tầng, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật dự án trình Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xem xét, làm cơ sở để chấp thuận chủ trương đầu tư và phát triển Khu du lịch sinh thái nghỉ

dưỡng tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trên đây là nội dung về dự án đầu tư xây dựng và phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại xã Bưng Riềng, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kính trình Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xem xét chấp thuận tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng tại xã Bưng Riềng, đầu tư xây dựng và quản lý kinh doanh hiệu quả đóng góp vào ngân sách địa phương.

Công ty Cổ phần Đầu Tư Kim Ngọc kính đề nghị Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sớm xem xét, giải quyết./.

Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

1. Chủ rừng xây dựng đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được duyệt. Nội dung chủ yếu của đề án bao gồm:

a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên; tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

b) Thuyết minh chi tiết phương án phát triển các tuyến, địa điểm tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm: vị trí, diện tích, hiện hạng, mục đích, thời gian và phương thức tổ chức thực hiện;

c) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;

đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

e) Các loại bản đồ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000 hoặc 1/25.000 theo hệ quy chiếu VN2000 gồm: Bản đồ hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, du lịch của khu rừng đặc dụng; bản đồ quy hoạch các tuyến, điểm du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí, tổ chức không gian kiến trúc và hạ tầng du lịch của khu rừng đặc dụng.

2. Hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bao gồm:

a) Tờ trình của chủ rừng (bản chính);

b) Đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí quy định tại khoản 1 Điều này (bản chính).

3. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;

c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

4. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao gồm:

a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;

b) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;

c) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;

d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;

đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.

5. Tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Sau khi đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt, chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Việc lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác liên quan;

b) Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;

c) Kinh phí lập đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án du lịch sinh thái do hai bên thỏa thuận. Kinh phí lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.

6. Cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Chủ rừng được phép cho các tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phải được thông báo rộng rãi. Giá cho thuê môi trường rừng do các bên tự thỏa thuận nhưng không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng; Trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng đề nghị được thuê môi trường rừng thì tổ chức đấu giá với mức giá khởi điểm không thấp hơn 1% tổng doanh thu thực hiện trong năm của bên thuê môi trường rừng trong phạm vi diện tích thuê môi trường rừng. Thời gian thuê không quá 30 năm, định kỳ 5 năm đánh giá việc thực hiện hợp đồng, hết thời gian cho thuê nếu bên thuê thực hiện đúng hợp đồng và có nhu cầu thì chủ rừng xem xét tiếp tục kéo dài thời gian cho thuê;

b) Trước khi ký hợp đồng cho thuê môi trường rừng, chủ rừng phải điều tra thống kê tài nguyên rừng trên diện tích cho thuê để làm căn cứ cho thuê và giám sát, đánh giá việc thực hiện hợp đồng.

Quản lý xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng

1. Công trình xây dựng phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bảo đảm không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên của khu rừng; phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 14 của Nghị định này.

2. Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chỉ được lập các tuyến đường mòn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng kết hợp du lịch sinh thái.

3. Trong phân khu phục hồi sinh thái chỉ được lập các tuyến đường bộ phù hợp nhưng tối đa không vượt quá quy mô đường cấp IV miền núi, trạm quan sát cảnh quan, lều trú chân, biển chỉ dẫn, đường cáp trên không, đường cáp ngầm dưới mặt đất, cầu dành cho người đi bộ ở khu rừng ngập nước.

4. Trong phân khu dịch vụ hành chính của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài sinh cảnh; khu bảo vệ cảnh quan; khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học được xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

a) Không ảnh hưởng đến mục tiêu bảo tồn, không phá vỡ cảnh quan môi trường, không chặt phá rừng; các công trình xây dựng phải dựa vào thiên nhiên, hài hòa với cảnh quan môi trường, chiều cao tối đa của công trình nghỉ dưỡng không quá 12 m;

b) Không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất và dưới lòng đất;

c) Chỉ được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi;

d) Chịu trách nhiệm bảo vệ, bảo tồn, phát triển tài nguyên rừng trên diện tích tổ chức hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của chủ rừng;

đ) Không làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa.

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha