Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc

Ngày đăng: 21-06-2017

3,212 lượt xem

MỤC LỤC BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

MỞ ĐẦU 1

1. Xuất xứ của dự án 1

1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của quy hoạch 1

1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền thẩm định Quy hoạch 2

1.3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt 2

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) 2

2.1. Căn cứ pháp luật 2

2.2. Căn cứ kỹ thuật và tài liệu tham khảo 6

2.3. Thông tin tự tạo lập 8

3. Phương pháp sử dụng để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 9

3.1. Các phương pháp áp dụng 9

3.2. Tổ chức thực hiện 12

CHƯƠNG 1. MÔ TẢ TÓM TẮT QUY HOẠCH 15

1. Tên của quy hoạch 15

2. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch 15

3. Mô tả tóm tắt quy hoạch 15

3.1. Phạm vi không gian và thời kỳ của quy hoạch 15

3.2. Mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển của quy hoạch 16

3.3. Luận chứng các phương án của Quy hoạch và phương án chọn 24

3.4. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư 25

3.5. Các định hướng, giải pháp chính về bảo vệ môi trường của quy hoạch 26

3.6. Các giải pháp về cơ chế, chính sách 26

3.7. Phương án tổ chức thực hiện quy hoạch 27

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ MÔ TẢ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 29

1. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch 29

1.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC 29

1.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến Quy hoạch 31

1.3. Mục tiêu môi trường của một số văn bản pháp luật 32

2. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và KT - XH khu vực nghiên cứu 45

2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất 45

2.2. Điều kiện khí hậu – thủy văn 51

2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 58

2.4. Điều kiện kinh tế 77

2.5. Điều kiện về xã hội 83

3. Mô tả diễn biến trong quá khứ các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch 84

3.1. Ô nhiễm môi trường đất 84

3.2. Ô nhiễm môi trường nước 85

3.3. Ô nhiễm môi trường không khí 86

3.4. Biến đổi khí hậu (BĐKH) 86

4. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch 87

4.1. Suy thoái đất đai 87

4.2. Suy giảm chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm 89

4.3. Gia tăng khí nhà kính 91

4.4. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng 91

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUY HOẠCH ĐẾN MÔI TRƯỜNG 93

1. Đánh giá sự phù hợp giữa các quan điểm, mục tiêu của quy hoạch với các quan điểm, mục tiêu về bảo vệ môi trường 93

1.1. Quan điểm mục tiêu bảo vệ môi trường của Quy hoạch 93

1.2. Đánh giá sự phù hợp giữa quan điểm, mục tiêu phát triển và mục tiêu bảo vệ môi trường 93

2. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển đề xuất và luận chứng phương án chọn 98

3. Dự báo xu hướng vấn đề môi trường chính trong trường hợp thực hiện quy hoạch 109

3.1. Đánh giá tác động của Quy hoạch đến môi trường 109

3.2. Tác động của toàn bộ quy hoạch đến môi trường 131

3.3. Dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính 135

4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy và những vấn đề còn chưa chắc chắn của các dự báo 137

CHƯƠNG 4. THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC 138

1. Tổ chức tham vấn 138

2. Kết quả tham vấn 139

CHƯƠNG 5. NHỮNG NỘI DUNG CỦA QUY HOẠCH ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG 140

1. Những nội dung của quy hoạch đã được điều chỉnh trên cơ sở kết quả thực hiện ĐMC 140

1.1. Những nội dung đề xuất điều chỉnh quy hoạch 140

1.2. Các đề xuất, kiến nghị chưa được tiếp thu 140

2. Các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch 140

2.1. Giải pháp về khoa học – công nghệ, kỹ thuật 140

2.2. Giải pháp về quản lý và cơ chế chính sách 141

2.3. Định hướng về đánh giá tác động môi trường (ĐTM) 141

2.4. Giải pháp khác 143

2.5. Chương trình quản lý, giám sát môi trường 144

KẾT LUẬN 148

1. Về mức độ tác động tiêu cực đến môi trường của quy hoạch 148

2. Về hiệu quả của ĐMC 148

3. Về việc phê duyệt quy hoạch 148

 

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của quy hoạch
Sau khi Quốc Hội thông qua Luật Công nghệ cao năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch phát triển CNC trong lĩnh vực nông nghiệp.
Trên cơ sở tổng hợp kinh nghiệm phát triển nông nghiệp CNC của các nước và kết quả hoạt động của các vùng nông nghiệp ứng dụng CNC (NNƯDCNC) ở Lâm Đồng và khu NNƯDCNC ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng,…Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ NN&PTNT xây dựng quy hoạch tổng thể khu NNƯDCNC cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Ngày 19 tháng 10 năm 2011, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chủ trì cuộc họp về việc thực hiện Luật Công nghệ cao. Sau cuộc họp Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 263/TB-VPCP, ngày 27/10/2011 về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp. Trong đó, giao Bộ NN&PTNT thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển vùng NNƯDCNC đến năm 2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong năm 2012. Trên cơ sở đó, xây dựng Quy hoạch tổng thể khu NNƯDCNC đến năm 2020 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Khu NNƯDCNC chủ yếu thực hiện việc sản xuất, ươm tạo giống cây, con mới và trình diễn nuôi trồng theo công nghệ cao để chuyển giao cho sản xuất quy mô lớn, do đó cần gắn kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng và giao các địa phương quản lý các khu NNƯDCNC. Vùng NNƯDCNC phải có ít nhất một đơn vị làm hạt nhân để thực hiện các chức năng của khu NNƯDCNC.
Để có căn cứ chỉ đạo các tỉnh và thành phố tiến hành xây dựng các khu và vùng NNƯDCNC cần thiết phải tiến hành xây dựng dự án: “Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030” nhằm khai thác, sử dụng tối đa các nguồn lực, xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiện đại, gắn với sản xuất hàng hoá lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh cao và bền vững với môi trường, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước trong tình hình mới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đã chủ trì phối hợp với các Bộ ngành có liên quan xây dựng quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo trình tự và quy định của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã giao Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp nhiệm vụ xây dựng “Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
Trong quá trình xây dựng bản Quy hoạch, tổ biên soạn đã hội thảo chính thức để xin ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các doanh nghiệp, người sản xuất và các bộ ngành có liên quan; đã tổ chức nghiệm thu cấp cơ sở theo Quyết định số 1314/QĐ-BNN-KHCN ngày 4 tháng 9 năm 2013 và lấy ý kiến các Bộ: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc Phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tất cả các ý kiến góp ý đã được tổ biên soạn tiếp thu, nghiên cứu để bổ sung, hoàn chỉnh.
Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ duyệt quy hoạch nói trên phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thuộc mục B Phụ lục I Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
Báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ xem xét phát hiện những điểm chưa phù hợp của quy hoạch để đề xuất điều chỉnh quy hoạch.
1.2. Cơ quan tổ chức có thẩm quyền thẩm định Quy hoạch
Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ NN&PTNT thực hiện và chịu trách nhiệm thẩm định Quy hoạch.
1.3. Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC)
2.1. Căn cứ pháp luật
2.1.1. Các văn bản pháp luật
-Luật thủy sản năm 2003 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 26/11/2003;
-Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 3/12/2004;
-Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 được kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI thông qua ngày 29/11/2005, Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 12/12/2005 và có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2006;
-Luật bảo tồn Đa dạng sinh học được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;
-Luật Công nghệ cao số 21/2008/QH12 được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 31/11/2008
-Luật Tài nguyên nước được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/5/1998, và thông qua luật sửa đổi vào ngày 21/6/2012;
-Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/6/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2013;
-Luật Đất đai số 45/2012/QH13, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2014;
-Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014;
-Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch;
-Nghị định 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
-Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội;
-Nghị quyết số 26 - NQ/TW ngày 5/8/2008 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
-Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội khóa 13 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia;
-Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị TW 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và và bảo vệ môi trường;
-Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
-Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường Chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
-Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường Chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
-Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 7/10/2009 Quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. 
-Thông tư  số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16/11/2009 của Bộ TNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
-Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 về định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.
-Quyết định số 1564/QĐ-BNN-KH ngày 31/5/2006 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT ban hành quy định tạm thời về quản lý quy hoạch NN&PTNT;
-Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 25/10/2006 về việc phê duyệt chương trình phát triển xuất  khẩu thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
-Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Định hướng chiến lược  phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam);
-Quyết định 18/QĐ-TTg ngày 5/2/2007 về việc phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
-Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 18/5/2007 phê duyệt đề án phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn  đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
-Quyết định số 97/QĐ-TTg ngày 29/6/2007 về việc phê duyệt đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực thủy sản đến năm 2020;
-Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2050.
-Quyết định số 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020;
-Quyết định số 20/QĐ-BNN ngày 15/3/2007 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia sau thu hoạch lúa gạo, ngô, đậu tương và lạc đến năm 2020;
-Quyết định số 52/QĐ-BNN ngày 5/6/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020;
-Quyết định số 47/QĐ-TTg ngày 1/3/2006 về việc phê duyệt Đề án tổng thể điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020.
-Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
-Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước;
-Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
-Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
-Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008, ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường;
-Quyết định số 332 QĐ/TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020”.
-Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2011 của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT về Phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
-Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
-Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020.
-Quyết định 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
-Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 5/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
-Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 3/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020.
-Quyết định số 1570/QĐ-TTg ngày 6/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
-Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
-Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
-Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành trồng trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. 
-Công văn số 1050/KH-TH ngày 23/12/2010 của Bộ NN&PTNT về việc lập đề cương và dự toán quy hoạch tổng thể khu nông nghiệp ứng dụng CNC;
-Quyết định số 740/QĐ-BNN-KH ngày 13/4/2011 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt bổ sung danh mục dự án thiết kế quy hoạch mở mới năm 2011 và phân giao nhiệm vụ quản lý.
-Quyết định số 963/QĐ-BNN-KHCN ngày 27/6/2012 của Bộ NN&PTNT về việc phê duyệt bổ sung danh mục dự án thiết kế quy hoạch mở mới năm 2012 và phân giao nhiệm vụ quản lý.
2.1.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng
-QCVN03: 2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;
-QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;
-QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;
-QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ;
-QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất;
-QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;
-QCVN 06:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
-QCVN 07:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;
-QCVN 38:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh.
-QCVN39: 2011/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước dùng trong tưới tiêu;
2.2. Căn cứ kỹ thuật và tài liệu tham khảo lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược
I. Tài liệu ttham khảo tiếng Việt
1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Hà Nội.
2.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012). Thực trạng vấn đề chuyển đổi đất rừng, đất lâm nghiệp sang khai thác khoáng sản. Hà Nội.
3.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011). Quy hoạch tổng thể sử dụng đất lúa toàn quốc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
4.Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010). Đề án Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Hà Nội.
5.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010). Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2010. Hà Nội.
6.Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013). Báo cáo thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2013.
7.Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT (2013). Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp về thể chế, chính sách quản lý môi trường trong chăn nuôi. Hà Nội.
8.Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT (2005). Bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
9.Cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (2010) Đánh giá môi trường chiến lược Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
10.Cục quản lý Tài nguyên nước – Bộ TN&MNT (2010). Hiện trạng suy kiệt nguồn nước mặt tại Việt Nam. Hà Nội.
11.Cục thẩm định và đánh giá tác động môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT (2009). Hướng dẫn kỹ thuật đánh giá môi trường chiến lược. Hà Nội.
12.Phạm Ngọc Đăng và nnc (2006). Đánh giá môi trường chiến lược – phương pháp luận và thử nghiệm ở Việt Nam. NXB “Xây dựng”, Hà Nội.
13.Đoàn Văn Điểm (2010). Đánh giá sự phát thải khí nhà kính từ nông nghiệp và lâm nghiệp ở Việt Nam đề xuất các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội là chủ nhiệm.
14.Hội khoa học đất Việt Nam (2010). Phân bố đất dốc và đất thoái hóa do xói mòn và rửa trôi tại các vùng kinh tế.
15.Trần Mạnh Hải (2010). Giải pháp công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp sinh học phù hợp với điều kiện Việt Nam. Hà Nội.
16.Nguyễn Khắc Kinh (2005). Đánh giá môi trường chiến lược – cách tiếp cận mới trong quản lý và bảo vệ môi trường. Tạp chí “Bảo vệ môi trường” số 5/2005.
17.Nguyễn Hoa Lý (2007). Ô nhiễm môi trường trong hoạt động chăn nuôi thú y và giải pháp khác phục. Hà Nội.
18.Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bình Dương 2005 - 2010.
19.Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Dương. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi trường tỉnh Bình Dương năm 2013.
20.Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng. Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hải Phòng năm 2005 - 2010.
21.Sở Tài nguyên và Môi trường Hậu Giang. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi trường tỉnh Tiền Giang năm 2013.
22.Sở Tài nguyên và Môi trường Lâm Đồng. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi trường tỉnh Lâm Đồng năm 2013.
23.Sở Tài nguyên và Môi trường Nam Định. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi trường tỉnh Nam Định năm 2013.
24.Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Nghệ An năm 2012.
25.Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thái Nguyên 2005 - 2010.
26.Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Thanh Hóa năm 2012.
27.Sở Tài nguyên và Môi trường Tiền Giang. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Tiền Giang năm 2013.
28.Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Yên. Báo cáo tổng hợp kết quả quan môi trường tỉnh Phú Yên năm 2013.
29.Nguyễn Đức Thắng (2012). Áp lực phát triển kinh tế, diễn biến môi trường biển Việt Nam.
30.Tổng Cục thống kê (2014). Số liệu thống kê đất đai năm 2013.
31.Tổ chức Môi trường Xanh (2012). Ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ tại Việt Nam.
32.Viện Nước, tưới tiêu và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2012). Rác thải từ khu vực nông thôn và vấn đề ô nhiễm môi trường nước.
33.Võ Quý (2005). Biến đổi khí hậu toàn cầu và đa dạng sinh học. Hà Nội.
34.Vụ khoa học, Công nghệ và Môi trường - Bộ NN&PTNT (2012). Nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
II. Tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài
1.Van Urk and Misdorp (1996) Pilgrim, (2007). Assessement on impact of sea level rise to Ramsar Conservation in Viet Nam.
2.Food Agriculture Organization -FAO (2010). Livestock growth and gas emission.
3.Fisher et al and Rosenzweig et al (2001, 2002). Increasing of temperature impact to Agricultural plant.
4.Murat Isik and Stephen Devadoss (2006). An analysis of the impact of climate change on crop yields and yield variability, Department of Agricultural Economics and Rural Sociology, University of Idaho.
5.World Bank (WB) (2012). Estimating the loss of economic by polluted Environment in Viet Nam.
6.International Union for Conservation of Nature (IUCN) (2012). Degradation bio-diversity in Viet Nam.
2.3. Thông tin tự tạo lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
2.3.1. Các tài liệu tự tạo được sử dụng để thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược ĐMC
1. Báo cáo tổng quan về hiện trạng môi trường ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản).
2. Điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu liên quan đến phát triển ngành nông nghiệp.
3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên (đất, nước, không khí) của cả nước liên quan đến sản xuất NNƯDCNC.
4. Hiện trạng và môi trường ngành nông nghiệp cho 8 vùng sinh thái.
2.3.2. Đánh giá mức độ chi tiết, tin cậy, tính cập nhật, tính đồng bộ của nguồn thông tin tự tạo lập
Các tài liệu dự án tạo lập là kết quả trong quá trình khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc và công phu. Các dữ liệu, số liệu thu thập được từ thực tế và kế thừa các kết quả nghiên cứu nên có tính cập nhật và độ tin cậy tương đối cao.


3. Phương pháp sử dụng để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược
3.1. Các phương pháp áp dụng
3.1.1. Phương pháp ĐMC
a. Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy
Phương pháp này là sự diễn giải các thay đổi theo thời gian khi không thực hiện và thực hiện quy hoạch, có thể hỗ trợ dự báo tác động tương lai một số xu hướng có thể được ngoại suy dựa trên giả thuyết xu hướng này tiếp diễn trong động lực không đổi. Tuy nhiên, việc ngoại suy quá đơn giản mà không cân nhắc việc một xu hướng có thể sẽ tạo ra các động lực khác nhau làm các xu hướng khác đổi chiều. Phương pháp này sử dụng trong phần “ dự báo xu hướng các vấn đề môi trường chính liên quan đến dự án trong trường hợp không thực hiện và trường hợp thực hiện quy hoạch”.
b. Phương pháp danh mục:
Phương pháp này giúp nhận dạng và xác định các mục tiêu môi trường. Nhận dạng và xác định các tác động trực tiếp, tác động gián tiếp, tác động tích lũy của các hoạt động trong nông nghiệp. Trong báo cáo nhóm thực hiện đã liệt kê tất cả các vấn đề môi trường có liên quan hoặc bị ảnh hưởng của dự án, đồng thời phân tích diễn biến đã hoặc sẽ xảy ra của các vấn đề được cập nhật làm cơ sở cho việc lựa chọn các vấn đề môi trường cốt lõi trong phần dự báo xu hướng các vấn đề môi trường trong trường hợp không thực hiện và thực hiện quy hoạch.
c. Phương pháp chuyên gia hội thảo
Quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo tổng hợp đã có sự tư vấn và góp ý của các chuyên gia về kết quả nghiên cứu  được tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, các nhà khoa học và quản lý thông qua việc hội thảo lấy ý kiến phục vụ cho nghiên cứu đánh giá, hoàn chỉnh báo cáo.
d. Phương pháp Ma trận mô tả rủi ro và cơ hội
Xác định và ước lượng mức độ tác động từ các hoạt động của dự án, nghiên cứu tác động tích lũy hoặc tương hỗ. Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tác động của từng thành phần quy hoạch đến môi trường, đánh giá tích lũy của toàn bộ quy hoạch đến môi trường. Phần đánh giá tích lũy của toàn bộ quy hoạch được xem xét
trên cả 3 phương diện: môi trường, kinh tế, xã hội. Cụ thể:
- Một ma trận đơn giản có thể giúp xác định nhiều tác động của từng nội dung hoạt động của Quy hoạch. Nhiều ma trận phức hợp có thể cho thấy các tác động tích lũy của nhiều dự án lên các vấn đề và mục tiêu môi trường.
- Ma trận cần được trình bày cùng với phần viết giải thích bản chất của các tác động cụ thể.
- Phân tích đa tiêu chí đánh giá bằng số học các phương án thực hiện quy hoạch dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp các đánh giá riêng lẻ vào một đánh giá tổng thể.
- Các tiêu chí được xác định kỹ lưỡng thông qua trọng số tương đối, phản ánh các hậu quả môi trường chính của tất cả các phương án thực hiện quy hoạch.
e. Phương pháp phân tích đa tiêu chí
Đánh giá bằng số học tất cả các lựa chọn thay thế dựa trên một số tiêu chí và tổng hợp đánh giá riêng lẻ vào một đánh giá tổng thể. Các tiêu chí cần phải mô tả xu hướng hiện tại và tương lai, đồng thời hỗ trợ đánh giá các tác động tích cực và tiêu cực của dự án. Mỗi tiêu chí được đánh giá thông qua các chỉ số đặc trưng, có thể thu thập được từ các nguồn thông tin khác nhau. Phương pháp này được lựa chọn để đánh giá các tác động có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch phát triển các khu và vùng NNƯDCNC. Tuy nhiên, cần phải xác định đâu là tiêu chí cốt lõi, tức là phải xác định được các vấn đề môi trường cốt lõi đối với từng lĩnh vực và toàn bộ quy hoạch.
f. Phương pháp Modeling/Mô phỏng
Hỗ trợ mô phỏng các tác động môi trường theo không gian và thời gian khi các công cụ khác không thể đưa ra các dự báo đầy đủ.
3.1.2. Phương pháp khác
a. Phương pháp điều tra, khảo sát
Đơn vị tư vấn lập báo cáo Đánh giá môi trường chiến lược đã cử cán bộ đến tiến hành điều tra khảo sát tại hiện trường, thu thập số liệu trên địa bàn triển khai quy hoạch, lấy ý kiến của chính quyền địa phương và cộng đồng dân cư khu vực nên có đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết cho bản báo cáo. Các số liệu đo đạc phân tích có độ tin cậy và độ chính xác cao do sử dụng các thiết bị phân tích đạt tiêu chuẩn và quá trình lấy mẫu, bảo quản cũng tuân thủ nghiêm ngặt đúng tiêu chuẩn Việt Nam.
b. Phương pháp kế thừa: báo cáo kế thừa số liệu nghiên cứu, tổng hợp từ các nghiên cứu trước đã được thẩm định.
3.1.3. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp đã sử dụng
Báo cáo đã áp dụng hệ thống phương pháp đánh giá đã được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong công tác đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường ở trong nước và trên thế giới.

Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển nông nghiệp

Bảng 1. Đánh giá mức độ tin cậy của các phương pháp trong ĐMC
Phương pháp Đánh giá mức độ tin cậy
PHƯƠNG PHÁP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐMC
1.Phương pháp phân tích xu hướng và ngoại suy - Đánh giá hiện trạng môi trường và phân tích xu hướng diễn biến môi trường tại các khu vực dự án được thực hiện chủ yếu dựa vào báo cáo hiện trạng môi trường tại các địa phương cung cấp. Tuy nhiên, số liệu cũng chưa được chính xác hoàn toàn. Vì vậy, các đánh giá trong báo cáo được phân tích dựa trên thực tế các ảnh hưởng đặc thù do loại hình sản xuất gây ra.
- Ngoài ra nhóm thực hiện cũng căn cứ vào hiện trạng, đặc tính của các quá trình sản xuất trong nông nghiệp, các vấn đề môi trường phát sinh, các thông tin thực tế về những vấn đề bức xúc đã và đang được phản ánh để có những nhận định khách quan về diễn biến xu hướng môi trường.
- Các số liệu dự báo đưa ra chỉ mang tính chất định tính.
2.Phương pháp danh mục - Liệt kê được các tác động có thể xảy ra khi thực hiện quy hoạch (các tác động tới môi trường đất, nước, không khí, hệ sinh thái…).
- Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là độ chính xác không cao, không đầy đủ do không đủ dữ liệu để so sánh các tác động.
3. Phương pháp chuyên gia hội thảo ĐMC đã tổng hợp, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan như chuyên gia môi trường, các chuyên gia về nông nghiệp, các chuyên gia quy hoạch. Ý kiến của các chuyên gia rất xác thực, đã đề cập được các vấn đề cơ bản nhất, cần quan tâm khi thực hiện các phương án quy hoạch theo dự kiến.
4. Phương pháp Ma trận mô tả rủi ro và cơ hội Phương pháp này xem xét các vấn đề môi trường của từng dự án cụ thể trên cả 3 phương diện: môi trường, kinh tế, xã hội. Đây là phương pháp đánh giá tương đối toàn diện các khía cạnh môi trường của các dự án, các ngành sản xuất.
5. Phương pháp phân tích đa tiêu chí Phương pháp này xem xét tất cả các vấn đề môi trường có thể phát sinh (từ cấp ít tác động đến tác động mạnh) đối với từng lĩnh vực cụ thể. Đây là cơ sở để nhóm nghiên cứu lựa chọn ra những vấn đề môi trường cốt lõi để đánh giá. Đây là phương pháp có độ tin cậy tương đối cao.
6. Phương pháp Modeling/Mô phỏng Mang tính chất định tính, chỉ sử dụng khi các công cụ khác không thể đưa ra các dự báo đầy đủ các tác động môi trường theo không gian và thời gian.
PHƯƠNG PHÁP KHÁC
7. Phương pháp điều tra, khảo sát Số liệu có độ tin cậy cao.
8. Phương pháp kế thừa Có độ tin cậy tương đối cao.
Phương pháp luận ĐMC dự án Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tiến hành cơ bản dựa theo hướng dẫn của Thông tư 26/2011/TT-BTNMT. Tuy nhiên, do yêu cầu của nghiên cứu quy hoạch tổng thể có nhiều vấn đề tổng hợp nên những đánh giá chỉ mang tính định tính và tổng quát, việc đánh giá chi tiết sẽ tiến hành trong bước sau của bước thực hiện quy hoạch và thực hiện các dự án đầu tư cụ thể.
Ngoài ra, việc tiến hành lập báo cáo còn tham khảo phương pháp luận có liên quan đến ĐMC nhiều công trình khoa học khác đã công bố có liên quan.
3.2. Tổ chức thực hiện
3.2.1. Mối liên kết giữa quá trình lập Quy hoạch và quá trình thực hiện ĐMC
Vụ KHCN&MT, Bộ NN&PTNT - Cơ quan chủ trì thực hiện lập dự án Quy hoạch, đồng thời thực hiện ĐMC cho Quy hoạch đã đã phối hợp với Viện QH&TKNN là đơn vị tư vấn thực hiện lập dự án Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tổ chức thành lập Nhóm ĐMC. Nhóm này đã  phối hợp với các chuyên gia có kinh nghiệm để xin ý kiến góp ý cho dự thảo, địa phương và các ban quản lý khu NNƯDCNC nơi dự kiến quy hoạch các khu và vùng NNƯDCNC để thống nhất và có căn cứ pháp lý bằng văn bản đề xuất các khu và vùng NNƯDCNC vào dự án quy hoạch. Tổ chuyên gia tiến hành lập báo cáo ĐMC cho dự án quy hoạch, nhằm bảo đảm gắn kết và lồng ghép chặt chẽ các vấn đề môi trường vào trong từng nội dung nghiên cứu và đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quá trình lập ĐMC được tiến hành theo nguyên tắc phối hợp (giữa tổ chuyên gia xây dựng Quy hoạch và tổ chuyên gia thực hiện báo cáo ĐMC) cùng nghiên cứu phân tích, đánh giá, thảo luận dân chủ và cùng đi đến thống nhất từng nội dung cụ thể và các nội dung tổng thể của báo cáo ĐMC.
Tổ xây dựng quy hoạch và tổ chuyên gia xây dựng ĐMC cùng nhau xem xét các chuyên đề chuyên môn sâu để lồng ghép các vấn đề môi trường:
- Bước 1: Đánh giá thực trạng các vùng và khu NNƯDCNC đã và đang hoạt động: tổ xây dựng báo cáo ĐMC xác định những vấn đề môi trường phát sinh trong sản xuất NNƯDCNC khi chưa có quy hoạch.
- Bước 2: Dự báo các nhân tố tác động đến quá trình phát triển NNƯDCNC.: Đất đai, thị trường, khả năng cạnh tranh của nông sản… và xác định các vấn đề môi trường trong quá trình phát triển.
- Bước 3: Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch: Cả 2 tổ chuyên gia thảo luận việc lồng ghép các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu vào bản quy hoạch để định hướng quá trình phát triển sản xuất NNƯDCNC.
- Bước 4: Thảo luận và xác định các vấn đề môi trường trọng tâm theo lĩnh vực (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản). Trong đó xác định vấn đề môi trường trong hiện tại và tương lai khi thực hiện quy hoạch phát triển.
- Bước 5: Lồng ghép các vấn đề môi trường theo định hướng phát triển từng ngành hàng của quy hoạch. Trong đó, định hướng phát triển một số ngành hàng chứa đựng nhiều yếu tố tác động đến môi trường như cao su, cà phê, sắn, lâm nghiệp, thuỷ sản. Vì vậy, nhóm ĐMC đã đề nghị lồng ghép các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý môi trường trong quá trình phát triển sản xuất NNƯDCNC.
- Bước 6: Trong quá trình xây dựng các giải pháp, nhóm ĐMC và nhóm xây dựng quy hoạch đã lồng ghép, giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường và tác động xấu của dự án đến môi trường.
- Bước 7: Hoàn thiện báo cáo ĐMC trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt: Nhóm xây dựng chiến lược cùng tham gia vào quá trình nghiệm thu ĐMC.

Luận chứng các phương án của Quy hoạch và phương án chọn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Các căn cứ để đề xuất các phương án quy hoạch phát triển khu và vùng NNƯDCNC là dựa trên thực tế về định hướng thương mại hóa các CNC ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp; thị hiếu và thị trường tiêu thụ các sản phẩm NNƯDCNC các công nghệ trong nước và quốc tế có thể ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua, để từ đó đưa ra các dự báo về phát triển các khu và vùng NNƯDCNC giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Với các phân tích về tính ưu việt của sản xuất nông nghiệp theo hướng CNC là: có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tích hợp được những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới và làm hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có, cùng với những lợi thế về nông nghiệp của Việt Nam cho phép dự báo phát triển NNƯDCNC là hướng đi tất yếu giúp cho ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Quá trình hội nhập cũng sẽ mang lại những điều kiện thuận lợi  và thời cơ thu hút vốn đầu tư, triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp. Dự báo sẽ có số lượng đáng kể CNC ứng dụng vào nông nghiệp sẽ được thương mại hóa. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng, nhất là khi Việt Nam xây dựng nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, có giá trị gia tăng cao.

Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2030, định hướng đến năm 2030 đã đề xuất phương án quy hoạch như sau:

- 1 phương án duy nhất cho quy hoạch NNƯDCNC cả nước với 11 khu NNƯDCNC cấp quốc gia đại diện cho 8 vùng sinh thái với diện tích đất là 3.008 ha.

- 2 phương án cho quy hoạch vùng NNƯDCNC cả nước như sau:

+ Phương án 1: Quy hoạch 92 vùng trồng trọt ứng dụng CNC với tổng diện tích

780,2 nghìn ha cho các cây trồng hàng hóa có lợi thế phát triển và sản phẩm xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, lúa, rau, hoa. Quy hoạch 6 vùng chăn nuôi bò sữa với 180 nghìn con; 12 vùng chăn nuôi bò thịt với quy mô đàn 380 nghìn con; 40 vùng chăn nuôi lợn thịt với tổng quy mô đàn 9,89 triệu con; 36 vùng chăn nuôi gia cầm với tổng quy mô đàn 104,4 triệu con và quy hoạch 34 vùng nuôi trồng thủy sản với quy mô diện tích 29 nghìn ha.

+ Phương án 2:  Quy hoạch 92 vùng trồng trọt ứng dụng CNC với tổng diện tích 900,9 nghìn ha cho các cây trồng hàng hóa có lợi thế phát triển và sản phẩm xuất khẩu như: cà phê, hồ tiêu, chè, cây ăn quả, lúa, rau, hoa. Quy hoạch 6 vùng chăn nuôi bò sữa với 196 nghìn con; 12 vùng chăn nuôi bò thịt với quy mô đàn 600 nghìn con; 40 vùng chăn nuôi lợn thịt với tổng quy mô đàn 10,7 triệu con; 36 vùng chăn nuôi gia cầm với tổng quy mô đàn 114,3 triệu con và quy hoạch 34 vùng nuôi trồng thủy sản với quy mô diện tích 37 nghìn ha.

Xét về diện tích sản xuất NNƯDCNC: từ nay đến năm 2020, cả 2 phương án đều có xu hướng tăng về diện tích và ổn định đến 2020. Tuy nhiên, phương án 2 có tốc độ tăng diện tích cao hơn so với phương án 1 là 3,1%/năm. Do phương án 1 được tính toán trong điều kiện kém thuận lợi, sự phát triển của ngành nông nghiệp chịu tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh diễn ra nhiều nên khả năng mở rộng diện tích cây trồng, vật nuôi gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định…

           Xét về đối tượng sản xuất NNƯDCNC: giữa 2 phương án không có sự khác biệt về đối tượng cây trồng, vật nuôi nhưng cơ cấu diện tích các loại cây trồng, vật nuôi có sự khác biệt. Tốc độ tăng trưởng về giá trị của phương án 1 thấp hơn phương án 2 tương ứng là 4,2%//năm. Một số cây trồng khó đạt được các chỉ tiêu đặt ra do các yếu tố về giống, thị trường tiêu thụ….

Như vậy, có thể thấy phương án 2 có tốc độ tăng trưởng phù hợp, được đề xuất lựa chọn để tính toán trong quá trình phát triển; phương án 1 dự phòng trong điều kiện không thuận lợi.

3.4. Danh mục dự án ưu tiên đầu tư

1. Dự án ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống các loại cây trồng nông nghiệp.

2. Dự án ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống vật nuôi.

3. Dự án ứng dụng công nghệ sinh học nhân giống thủy sản.

4. Dự án ứng dụng công nghệ hiện đại vào các công đoạn sau thu hoạch (tồn trữ, chế biến, phân phối) để nâng cao chất lượng nông sản.

5. Dự án ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất các chế phẩm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh và canh tác bền vững.

6. Dự án ứng dụng giải pháp sinh học và cơ học trong xử lý nước thải môi trường ao nuôi.

7. Dự án phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, siêu thâm canh tự động

     kiểm soát môi trường đối với cá tầm, cá hồi.

8. Dự án phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, siêu thâm canh tự động kiểm soát môi trường đối với các loài thủy sản nước mặn, lợ.

9.  Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

10.  Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong trồng trọt ứng dụng CNC.

11.  Dự án ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng và xây dựng tiêu chuẩn trong nuôi trồng thủy sản.

12.  Dự án cơ giới hóa sản xuất các vùng NNNƯDCNC.

13.  Dự án triển khai các mô hình sản xuất NNƯDCNC ra sản xuất đại trà.

14.  Dự án xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của vùng và khu NNƯDCNC.

15.  Dự án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng và khu NNƯDCNC.

16.  Dự án phát triển đồng cỏ thâm canh cho chăn nuôi bò sữa ứng dụng CNC.

17.  Dự án nghiên cứu sản xuất vac xin phòng chống dịch bệnh cho gia súc gia cầm.

3.5. Các định hướng, giải pháp chính về bảo vệ môi trường của quy hoạch

- Thực hiện nghiêm chỉnh Luật bảo vệ môi trường, các cơ quan, doanh nghiệp đều phải chấp hành tốt các quy định về lập, thẩm định báo cáo môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và đăng ký cam kết bảo vệ môi trường khi xây dựng các khu và vùng NNƯDCNC.

- Thường xuyên quan trắc, phân tích chất lượng nước, chất thải rắn và khí thải của các nguồn thải phát sinh trong sản xuất tại các khu và vùng NNƯDCNC.

- Các dự án đầu tư mới bắt buộc phải đầu tư công nghệ hiện đại và hệ thống xử lý môi trường hoàn chỉnh, đảm bảo chất thải ra môi trường phải đạt yêu cầu, tiêu chuẩn quốc gia đã quy định.

- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, sản xuất sạch hơn; nghiên cứu cải tiến công nghệ nhằm giảm thiểu chất thải.

3.6. Các giải pháp về cơ chế, chính sách

3.6.1. Các giải pháp về cơ chế trong thực hiện quy hoạch

- Giải pháp về giao đất và quy hoạch sử dụng đất

- Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Giải pháp về khoa học công nghệ

- Giải pháp về tổ chức sản xuất

- Giải pháp về thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

- Giải pháp về nguồn nhân lực

- Hợp tác quốc tế để phát triển NNƯDCNC

- Giải pháp về tổ chức quản lý

- Giải pháp huy động vốn

3.6.2. Giải pháp về chính sách trong thực hiện quy hoạch

- Chính sách về đất đai

- Chính sách hỗ trợ vốn và kinh phí

- Chính sách về thuế:

- Chính sách về lao động

3.7. Phương án tổ chức thực hiện quy hoạch

3.7.1. Đối với các Bộ, ngành

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

a) Chủ trì hướng dẫn các địa phương quy trình thành lập “khu nông nghiệp ứng dụng CNC” và “vùng nông nghiệp ứng dụng CNC”.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC đến năm 2020, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan có liên quan xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể về mức hỗ trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước, điều kiện, trình tự thủ tục hưởng ưu đãi hỗ trợ đầu tư xây dựng khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp, cân đối vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước để thực hiện Quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước; thẩm tra hỗ trợ đối với các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng CNC được đầu tư hỗ trợ từ ngân sách trung ương.

3. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì, hướng dẫn các ưu đãi về thuế đối với doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Luật Công nghệ cao; hướng dẫn thanh toán, quyết toán các khoản hỗ trợ theo quy định.

b) Thực hiện theo dõi, kiểm tra việc hỗ trợ kinh phí đầu tư xây dựng khu, vùng

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Quy hoạch, phát triển các khu và vùng  nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

4. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về công nghệ cao nói chung và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng; tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

5. Bộ Xây dựng chủ trì thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ và đồ án Quy hoạch chung xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của pháp luật hiện hành.

6. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí biên chế quản lý các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

7.  Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ chế, chính sách và bảo đảm các khoản tín dụng, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ lãi suất vay để thực hiện Quy hoạch theo quy định.

3.7.2. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào Quy hoạch tổng thể:

a) Dành đất cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo khoản 1 Điều 33 Luật Công nghệ cao;

b) Tổ chức xây dựng quy hoạch chung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chung vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được cấp có thẩm quyền công nhận trên địa bàn địa phương;

d) Theo thẩm quyền quy định các ưu đãi khác đối với khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

đ) Xây dựng và tổ chức triển khai quy hoạch phát triển các khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại địa phương, báo cáo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH PHẠM VI ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ MÔ TẢ DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển nông nghiệp

1. Xác định phạm vi của ĐMC và các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch

1.1. Phạm vi nghiên cứu của ĐMC

Với mục tiêu phát triển các khu và vùng NNƯDCNC ở Việt Nam, ĐMC xác định phạm vi  nghiên cứu như sau:

1.1.1. Phạm vi không gian: Tiến hành trên phạm vi cả nước với 8 vùng quy hoạch sau:

a. Đối với quy hoạch khu NNƯDCNC

- Vùng Tây Bắc: Sơn La.

- Đông Bắc: Thái Nguyên.

- Vùng Đồng bằng Sông Hồng: Nam Định và Hải Phòng.

- Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa và Nghệ An.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Phú Yên.

- Vùng Tây Nguyên: Lâm Đồng.

- Vùng Đông Nam Bộ: Bình Dương.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Tiền Giang và Hậu Giang.

b. Đối với quy hoạch vùng NNƯDCNC

- Vùng Tây Bắc: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình.

- Đông Bắc: Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang và Quảng Ninh.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình.

- Vùng DHBTB: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

- Vùng DHNTB: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa.

- Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, ĐăkLăk, ĐăkNông và Lâm Đồng.

- Vùng Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu.

- Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long: An Giang, Bến Tre, Bạc Liêu, Cà mau, Kiên Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long.

1.1.2. Phạm vi thời gian: Theo quy hoạch xây dựng cho giai đoạn từ 2014 đến 2020, định hướng đến năm 2030.

1.1.3. Phạm vi nghiên cứu chuyên môn: Nghiên cứu lập ĐMC chỉ xem xét các vấn đề môi trường liên quan đến quy hoạch khu và vùng NNƯDCNC trong phạm vi của ngành nông nghiệp. Báo cáo không xem xét đề cập đến vấn đề môi trường nông thôn vì vấn đề này không được đề cập trong quy hoạch.

1.2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến Quy hoạch cho báo cáo đánh giá tác động môi trường

Việc thực hiện Quy hoạch tổng khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ gây ra nhiều vấn đề môi trường. ĐMC sẽ lựa chọn các vấn đề môi trường chính để xem xét trong quy hoạch. Các vấn đề môi trường chính được mã hóa và sắp xếp theo tứ tự. Cụ thể như sau:

Bảng 2. Các vấn đề môi trường chính liên quan đến quy hoạch cần xem xét

TT

Các vấn đề về môi trường

Các yếu tố ảnh hưởng

I

Môi trường

 

1

Môi trường đất (a)

a1: Diện tích đất canh tác bị giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp như: xây dựng khu NNƯDCNC, phát triển hệ thống giao thông và thủy lợi nội đồng phục vụ phát triển NNƯDCNC.

a2: Gia tăng sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) do quá trình thâm canh, tăng vụ gây ô nhiễm môi trường đất

a3: Ô nhiễm đất do chất thải: các khu vực xung quanh khu NTTS và chăn nuôi, chất thải được thải trực tiếp ra bề mặt đất và không qua xử lý sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.

a4: Mặn hóa phèn hóa ở các vùng đất ven biển, do quá trình khai thác nuôi trồng thủy sản chưa chú trọng đến việc bảo vệ môi trường

a5: Vấn đề chuyển đổi cây trồng khác trên đất lúa.

2

Môi trường nước (b)

b1: Thâm canh tăng diện tích đất lúa 3 vụ, diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển chăn nuôi làm cho nhu cầu nước tăng cao dẫn đếnlàm cạn kiệt dòng chảy vào mùa khô, gia tăng ô nhiễm trên các sông.

b2: Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn của quy hoạch sẽ gia tăng lượng hóa chất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng…) vào môi trường nước.

b3: Nước thải từ các khu chế biến nông lâm thủy sản như: chế biến cà phê, chế biến chè, chế biến thủy sản, khu giết mổ gia súc gia cầm tập trung…không được xử lý triệt để có nguy cơ làm gia tăng ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.

3

Môi trường không khí (c)

c1: gia tăng phát thải khí nhà kính từ quá trình trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

 

 

c2: gia tăng phát thải khí nhà kính do đốt các phụ phẩm nông nghiệp.

 

 

c3: gia tăng phát thải khí nhà kính từ  phát triển hạ tầng phục vụ phát triển NNƯDCNC.

4

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng (d)

(d1): Nước biển dâng, nước lũ gây ra mất đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản ven biển.

(d2): Lũ quét, lũ ống gia tăng khu vực miền núi ảnh hưởng trực trực tiếp đến khu vực dân cư nông thôn miền núi và sản xuất nông nghiệp.

(d3): Sự gia tăng của nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

II

Xã hội

 

5

Lao động việc làm (e)

e1: tăng nhu cầu về lao động được đào tạo có trình độ kỹ thuật cao.

e2: dư thừa lao động phổ thông do nhu cầu sử dụng ít.

e3: thay đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp do chuyên sang công nghiệp và dịch vụ

 

1.3. Mục tiêu môi trường của một số văn bản pháp luật

1.3.1. Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

a. Mục tiêu tổng quát

Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

b. Mục tiêu cụ thể

- Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.

- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân.

- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.

- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính.

Một số chỉ tiêu giám sát và đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đến năm 2020 như sau:


Bảng 3. Chỉ tiêu giám sát và đánh giá kết quả bảo vệ môi trường đến năm 2020

TT

Chỉ tiêu

Cơ quan chịu trách nhiệm tổng hợp

Lộ trình thực hiện

2010

2015

2020

1

Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường

a.

Tỷ lệ khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu

Bộ TN&MT

60%

75%

95%

b.

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý, tiêu hủy, chôn lấp an toàn sau xử lý, tiêu hủy

Bộ TN&MT

65%

75%

85%

2

Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực bị ô nhiễm

a.

Tỷ lệ diện tích mặt nước ao, hồ, kênh, mương, sông trong các đô thị, khu dân cư được cải tạo, phục hồi

Bộ XD

-

Tăng 30% so với 2010

Tăng 70% so với 2010

b.

Hàm lượng các chất độc hại trong không khí ở đô thị, khu dân cư

Bộ TN&MT

-

Giảm so với 2010

Đạt quy chuẩn

3

Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên

a.

Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa

Bộ NN&PTNT

-

Giảm 20% so với 2010

Giảm 30% so với 2010

b.

Diện tích đất trồng lúa, hoa màu

Bộ NN&PTNT

-

3,6 triệu ha

3,6 triệu ha

c.

Diện tích mặt nước ao, hồ, kênh, mương, sông trong các đô thị, khu dân cư

Bộ XD

-

Không giảm so với 2010

Không giảm so với 2010

d.

Số vùng bị cạn kiệt nguồn nước do khai thác quá mức

Bộ TN&MT

 

Không tăng so với 2010

Không tăng so với 2010

e.

Nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ

Bộ NN&PTNT

 

Không giảm so với 2010

Không giảm so với 2010

4

Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ tốc độ gia tăng phát thải khí nhà kính

a

Tỷ lệ diện tích các hệ sinh thái tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế được cải thiện khả năng chống chịu, thích nghi với BĐKH

Bộ TN&MT

-

Tăng 20% so với 2010

Tăng 60% so với 2010

b

Mức phát thải khí nhà kính trên 1 đơn vị GDP

Bộ TN&MT

 

Giảm 3% so với 2010

Giảm 7-8% so với 2010

1.3.2. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020  theo Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng chính phủ

a. Mục tiêu tổng quát: Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiến độ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

b. Mục tiêu cụ thể

- Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đặc biệt là các cân đối lớn; giữ vững an ninh

lương thực, an ninh năng lượng, an ninh tài chính. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế các bon thấp. Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả mọi nguồn lực.

- Xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, đồng thuận, công bằng, văn minh; nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; con người phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trở thành động lực phát triển quan trọng. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.

- Giảm thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng.

Một số chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

Bảng 4. Các chỉ tiêu giám sát và đánh giá phát triển bền vững Việt Nam 

giai đoạn 2011 - 2020

TT

Chỉ tiêu

Cơ quan chịu trách

nhiệm thu thập, tổng hợp

Lộ trình thực hiện

2010

2015*

2020**

I

Các chỉ tiêu về xã hội

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo (%)

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê)

2011

40

55

>70

II

Các chỉ tiêu về tài nguyên và môi trường

 

 

 

 

 

1

Diện tích đất bị thoái hóa (triệu ha)

Bộ Tài nguyên và Môi trường

2015

9,3

-

-

2

Tỷ lệ đô thị, khu CN, chế xuất, cụm CN xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (%)

- Chủ trì: Bộ Xây dựng

- Phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Công Thương

2011

50

60

70

* Kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm 2011-2015. ** Chiến lược phát triển KT-XH năm 2011- 2020

1.3.3. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến 2020

a. Mục tiêu tổng quát

Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam.

b. Các mục tiêu cụ thể

* Về bảo vệ tài nguyên nước

- Khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương;

- Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng;

- Bảo vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập nước và cửa sông cho các sông trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng;

- Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xảnước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

- Kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

* Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước, chú trọng đối với các dòng chính trên các lưu vực sông lớn và các tầng chứa nước quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm;

- Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước man kinh tế cao, bảođảm dòng chảy môi trường; trước mắt đến năm 2010 thực hiện phân bổ tài nguyên nước bảo đảm khai thác có hiệu quả 10,5 triệu ha đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm với mục tiêu đạt sản lượng lương thực an toàn từ 39 đến 40 triệu tấn/năm; bảo đảm tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 13.000 - 15.000 MW; nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 0,64 triệu ha, nước lợ khoảng 0,8 triệu ha; tăng lượng nước cấp cho công nghiệp 70 - 80% so với mức năm 2000;

- Đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường trong cả mùa lũ lẫn mùa kiệt của hệ thống hồ chứa nước, đập dâng, chú trọng đối với các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, các lưu vực sông chính vùng Trung Bộ, Tây Nguyên;

- Bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước và quy hoạch lưu vực sông ở cấp quốc gia cũng như ở cấp vùng và địa phương;

- Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép về tài nguyên nước.

* Về phát triển tài nguyên nước

- Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, chú trọng đối với các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư tập trung hoặc các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du;

- Hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình chứa nước phục vụ đa mục tiêu, các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất, ưu tiên đối với các vùng khan hiếm nước;

- Bảo đảm gắn kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh;

- Khắc phục có hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, chú trọng đối với vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, ĐBSCL và các hải đảo, các vùng biên giới.

* Về giảm thiểu tác hại do nước gây ra

- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt, lũquét, lũ bùn đá, đặc biệt chú trọng các vùng thường xuyên bị lũ, bão;

- Bảo đảm an toàn hệ thống đê sông Hồng - Thái Bình; nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng Duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; củng cố hệ thống đê biển bảo vệ dân cư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ven biển; nâng cao khả năng cảnh báo lũ quét ở các tỉnh miền núi, hạn chế thiệt hại do lũ quét gây ra;

- Hình thành vùng an toàn lũ đối với vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh đối với vùng ngập sâu ở ĐBSCL. Đến năm 2010 kiểm soát được lũ lớn tương đương lũ năm 1961 đối với các dòng sông chính và tương đương lũ năm 2000 đối với nội đồng; tiếp tục nâng mức kiểm soát lũ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo;

- Bảo đảm các quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội và khu dân cư vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng.

* Về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước

- Đạt được sự thích ứng, đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển dịch vụ về nước nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên nước, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

- Hình thành đồng bộ và bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các cấp; phát triển rộng rãi các tổ chức dịch vụ về tư vấn, khoa học công nghệ, cung ứng nước; phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước với tổ chức quản lý vận hành công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cung cấp dịch vụ về nước;

- Trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước đạt mức trung bình tiên tiến ở châu Á và một số mặt đạt mức trung bình tiên tiến trên thế giới.

1.3.4. Nghị quyết số 17/2011/QH13 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia

a. Mục tiêu

Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy tối đa tiềm năng, nguồn lực về đất đai đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.

b. Một số chỉ tiêu

Bảng 5. Một số chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia

Đơn vị tính: 1000 ha

Chỉ tiêu

Diện tích theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Diện tích theo Kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015)

1. Đất nông nghiệp

26.732

26.550

- Đất trồng lúa

3.812

3.951

Trong đó: Đất trồng lúa nước (2 vụ trở lên)

3.222

3.258

- Đất nuôi trồng thủy sản

790

750

1.3.5. Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020

a. Mục tiêu

1. Thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng hàng năm trên 3,5%; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

2. Đến năm 2015

- Bước đầu phát triển các công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp để tạo ra và đưa vào sản xuất được 1 - 2 giống mới cho mỗi loại cây trồng nông lâm nghiệp, vật nuôi và thuỷ sản chủ yếu, có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; 2 - 3 quy trình công nghệ tiên tiến trong từng lĩnh vực; 2 - 3 loại chế phẩm sinh học; 2 - 3 loại thức ăn chăn nuôi; 1 - 2 bộ kít; 1 - 2 loại vắc-xin; 1 - 2 loại vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Từng bước ứng dụng CNC, công nghệ tiên tiến để sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao và an toàn; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 15% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước;

- Hình thành và phát triển ít nhất 80 doanh nghiệp NNƯDCNC tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng 3 - 5 khu NNƯDCNC tại một số vùng sinh thái nông nghiệp và 1 - 2 vùng NNƯDCNC tại mỗi tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.

3.  Giai đoạn 2016 - 2020

- Đẩy mạnh phát triển các CNC thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển và các công nghệ tiên tiến trong nông nghiệp để tạo ra và đưa vào sản xuất được 2 - 3 giống mới cho mỗi loại cây trồng nông lâm nghiệp, vật nuôi và thuỷ sản chủ yếu, có năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng chống chịu vượt trội; 3 - 4 quy trình công nghệ tiên tiến trong từng lĩnh vực; 3 - 4 loại chế phẩm sinh học, 3 - 4 loại thức ăn chăn nuôi, 2 - 3 bộ kít, 2 - 3 loại vắc-xin, 2 - 3 loại vật tư, máy móc, thiết bị mới phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Đẩy mạnh ứng dụng CNC, công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, an toàn và có sức cạnh tranh cao; đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NNƯDCNC chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước;

- Hình thành và phát triển khoảng 200 doanh nghiệp NNƯDDCNC tại các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm; xây dựng thêm 1 - 2 khu NNƯDCNC tại mỗi vùng sinh thái nông nghiệp và 2 - 3 vùng NNƯDCNC tại mỗi tỉnh vùng kinh tế trọng điểm.

b. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Tạo và phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp

Triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, tạo và phát triển các công nghệ cao trong nông nghiệp thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển, bao gồm:

a) Công nghệ trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, giống vật nuôi và giống thuỷ sản cho năng suất, chất lượng cao

- Về cây trồng nông nhiệp: Tập trung nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sử dụng ưu thế lai, công nghệ đột biến thực nghiệm và công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng mới có các đặc tính nông học ưu việt (năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận), phù hợp với yêu cầu của thị trường; công nghệ nhân giống để đáp ứng nhu cầu cây giống có chất lượng cao, sạch bệnh;

- Về giống vật nuôi: Nghiên cứu cải tiến công nghệ sinh sản, đặc biệt là công

nghệ tế bào động vật trong đông lạnh tinh, phôi và cấy chuyển hợp tử, phân biệt giới tính, thụ tinh ống nghiệm, tập trung vào bò sữa, bò thịt; áp dụng phương pháp truyền thống kết hợp với công nghệ sinh học trong chọn tạo và nhân nhanh các giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao;

- Về giống thuỷ sản: Tập trung nghiên cứu kết hợp phương pháp truyền thống với công nghệ di truyền để chọn tạo một số giống loài thuỷ sản sạch bệnh, có tốc độ sinh trưởng nhanh và sức chống chịu cao; phát triển công nghệ tiên tiến sản xuất con giống có chất lượng cao đối với các đối tượng nuôi chủ lực.

b)  Công nghệ trong phòng, trừ dịch hại cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản

- Đối với cây trồng nông nghiệp: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh, công nghệ enzym và protein để tạo ra các quy trình sản xuất quy mô công nghiệp các chế phẩm sinh học dùng trong bảo vệ cây trồng; nghiên cứu phát triển các kit để chẩn đoán, giám định bệnh cây trồng; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ viễn thám trong quản lý và phòng trừ dịch sâu, bệnh hại cây trồng nông lâm nghiệp;

- Đối với vật nuôi: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để chẩn đoán bệnh ở mức độ phân tử; nghiên cứu công nghệ sản xuất kít để chẩn đoán nhanh bệnh đối với vật nuôi; nghiên cứu sản xuất vắcxin thú y, đặc biệt là vắcxin phòng, chống bệnh cúm gia cầm, bệnh lở mồm, long móng, tai xanh ở gia súc và các bệnh nguy hiểm khác;

- Đối với thuỷ sản: Nghiên cứu sản xuất một số loại kit để chẩn đoán nhanh bệnh ở thuỷ sản; nghiên cứu ứng dụng sinh học phân tử và miễn dịch học, vi sinh vật học trong phòng, trị một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với thuỷ sản.

c) Công nghệ trong trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản đạt hiệu quả cao

- Về trồng trọt: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hoá quá trình trồng trọt và thu hoạch các loại cây trồng trong nhà lưới, nhà kính, như: Giá thể, công nghệ thuỷ canh, tưới nước tiết kiệm, điều tiết tự động dinh dưỡng, ánh sáng, chăm sóc, thu hoạch; nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ thâm canh và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM); quy trình công nghệ sản xuất cây trồng an toàn theo VietGAP;

- Về chăn nuôi: nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ tổng hợp và tự động hoá quá trình chăn nuôi quy mô công nghiệp, có sử dụng hệ thống chuồng kín, hệ thống điều hoà nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, hệ thống phân phối và định lượng thức ăn tại chuồng;

- Về nuôi trồng và khai thác thuỷ, hải sản: Nghiên cứu phát triển quy trình công nghệ nuôi thâm canh, nuôi siêu thâm canh, công nghệ xử lý môi trường trong nuôi trồng một số loài thuỷ sản chủ lực; công nghệ tiên tiến trong đánh bắt hải sản theo hướng hiệu quả và bền vững nguồn lợi.

d) Tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị mới sử dụng trong nông nghiệp

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất, sau thu

hoạch và chế biến đối với cây trồng nông, lâm nghiệp, đặc biệt là cây trồng trong nhà kính, nhà lưới, như: Phân bón chuyên dụng, giá thể, chế phẩm sinh học, chất điều hòa sinh trưởng, khung nhà lưới, lưới che phủ, hệ thống tưới, thiết bị chăm sóc, thu hoạch, hệ thống thông thoáng khí;

- Nghiên cứu tạo ra các loại vật tư, máy móc, thiết bị phục vụ cho chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, như: thức ăn, chế phẩm sinh học; khung nhà, hệ thống chiếu sáng, hệ thống phân phối thức ăn, thu hoạch trong chăn nuôi; hệ thống điều khiển tự động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi; hệ thống xử lý nước thải và chất thải rắn, hệ thống điều tiết nước tuần hoàn, hệ thống mương nổi, hệ thống ao nhân tạo trong nuôi trồng thuỷ sản.

đ) Công nghệ trong bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp:

- Đối với sản phẩm nông nghiệp: Nghiên cứu phát triển công nghệ chiếu xạ, công nghệ xử lý hơi nước nóng, công nghệ xử lý nước nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản; công nghệ sơ chế, bảo quản rau, hoa, quả tươi quy mô tập trung; công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát; công nghệ bảo quản lạnh nhanh kết hợp với chất hấp thụ etylen để bảo quản rau, hoa, quả tươi; công nghệ tạo màng trong bảo quản rau, quả, thịt, trứng; công nghệ lên men, công nghệ chế biến sâu, công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất màu, chất phụ gia thiên nhiên trong bảo quản và chế biến nông sản;

- Đối với sản phẩm thuỷ sản: Nghiên cứu phát triển công nghệ bảo quản dài ngày sản phẩm thuỷ sản trên tàu khai thác xa bờ; công nghệ sinh học sản xuất các chất phụ gia trong chế biến thuỷ sản; công nghệ chế biến chuyên sâu các sản phẩm thuỷ sản có giá trị gia tăng cao.

e) Nhập khẩu và làm chủ công nghệ cao trong nông nghiệp

Lựa chọn nhập một số CNC trong nông nghiệp mà trong nước chưa có; tiến hành nghiên cứu thử nghiệm, làm chủ và thích nghi công nghệ cao nhập từ nước ngoài vào điều kiện sinh thái và thực tế của nước ta, đặc biệt là CNC trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản.

2. Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp

Triển khai các đề án, dự án ứng dụng CNC trong nông nghiệp trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ, bao gồm các đề án, dự án có hoạt động triển khai thực nghiệm nhằm tạo ra sản phẩm NNƯDCNC; sản xuất thử nghiệm nhằm hoàn thiện CNC, sản phẩm NNƯDCNC ở quy mô sản xuất nhỏ; xây dựng mô hình và đầu tư sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, có thể thay thế sản phẩm nhập khẩu, cụ thể:

a) Trong trồng trọt

- Sản xuất giống và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt và khả năng chống chịu cao, tập trung vào các đối tượng cây trồng chủ lực phục vụ cho an ninh lương thực, xuất khẩu và thay thế nhập khẩu; từng bước áp dụng trong sản xuất giống cây trồng biến đổi gen (ngô, đậu tương, bông);

-  Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng, an toàn và hiệu quả cao áp dụng quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), VietGAP, tập trung vào các loại cây lương thực, cây thực phẩm, cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực;

-  Sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp trong nhà lưới, nhà kính;

- Nhân giống và sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu quy mô tập trung;

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các bộ kít chẩn đoán bệnh, các loại phân bón thế hệ mới trong trồng trọt và bảo vệ cây trồng nông nghiệp.

b) Trong chăn nuôi

- Sản xuất giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số loại vật nuôi chủ lực, như: Bò, lợn, gia cầm;

- Chăn nuôi gia cầm, lợn, bò quy mô công nghiệp;

- Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các loại thức ăn chăn nuôi, vắcxin, bộ kít mới trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh.

c) Trong thủy sản

- Nhân nhanh và sản xuất giống thủy sản có năng suất, chất lượng cao, tập trung vào một số đối tượng thủy sản chủ yếu, như: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, các loại cá nước ngọt, cá biển có giá trị cao, nhuyến thể hai mảnh vỏ;

- Nuôi thâm canh, siêu thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến (chemicalfog, biofloc, lọc sinh học) trong nuôi trồng một số loài thủy sản, như: cá, tôm;

- Sản xuất thức ăn, các loại thuốc phòng trị bệnh thủy sản, sản xuất các bộ kít chẩn đoán nhanh bệnh trên các đối tượng nuôi thủy sản;

- Ứng dụng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để quy hoạch, quản lý và khai thác nguồn lợi hải sản, các vùng nuôi trồng thủy sản.

3. Xây dựng và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

a) Xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Đến năm 2015:

+ Triển khai các dự án, đề án quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung khu NNƯDCNC tại các vùng sinh thái khác nhau;

+ Thành lập và đầu tư xây dựng khu NNƯDCNC tại một số vùng sinh thái nông nghiệp có lợi thế, như: ĐBSH, Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam bộ và ĐBSCL;

+ Triển khai một số dự án hỗ trợ trình diễn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại các khu NNƯDCNC được thành lập.

- Giai đoạn 2016 - 2020:

+ Tiếp tục thành lập và đầu tư xây dựng các khu NNƯDCNC tại các vùng sinh thái nông nghiệp theo quy hoạch tổng thể được phê duyệt;

+ Đẩy mạnh triển khai các dự án hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, đào tạo, sản xuất sản phẩm nông nghiệp tại các khu NNƯDCNC;

+ Triển khai các dự án hỗ trợ thúc đẩy thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào khu NNƯDCNC.

b) Hình thành và phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

- Đến năm 2015:

+ Triển khai các dự án, đề án quy hoạch tổng thể vùng NNƯDCNC trên địa bàn cả nước và quy hoạch chung vùng NNƯDCNC tại các địa phương;

+ Bước đầu hình thành một số vùng NNƯDCNC tại một số địa phương có lợi thế, trước mắt là các vùng sản xuất lúa thâm canh, lúa chất lượng (ĐBSCL, ĐBSH), vùng sản xuất rau an toàn, hoa (ĐBSH, Tây Nguyên, Đông Nam bộ), vùng trồng cây ăn quả: Cam quýt, nhãn, vải, bưởi, thanh long (ĐBSCL, ĐBSH, Trung du - miền núi phía Bắc), vùng trồng cây công nghiệp: Chè, cà phê, tiêu, điều (Trung du - miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ); vùng nuôi trồng thủy, hải sản (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và ĐBSCL).

- Giai đoạn 2016 - 2020:   

+ Triển khai các nhiệm vụ trình diễn, ứng dụng CNC trong nông nghiệp và sản xuất sản phẩm NNƯDCNC tại các vùng NNƯDCNC được công nhận hoặc trong quy hoạch được phê duyệt;

+ Đẩy mạnh hình thành và phát triển các vùng NNƯDCNC tại các địa phương; chú trọng các vùng sản xuất tập trung một hay một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, mở rộng sang các vùng có các sản phẩm về chăn nuôi, lâm nghiệp.

1.3.6. Quyết định số 124/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

a. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh; áp dụng khoa học công nghệ để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài, đáp ứng nhu cầu đa dạng trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, nguồn nước, lao động và nguồn vốn; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, ngư dân, diêm dân và người làm rừng.

2. Một số chỉ tiêu cụ thể

a) Thời kỳ 2011 - 2020

- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2020: Nông nghiệp 64,7%, lâm nghiệp 2%, thủy sản 33,3%.

- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3,5 - 4%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4,3 - 4,7%/năm.

- Độ che phủ của rừng đạt 44 - 45% vào năm 2020.

- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 22 tỷ USD, lâm nghiệp 7 tỷ USD, thủy sản 11 tỷ USD.

- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp bình quân 70 triệu đồng.

b) Tầm nhìn năm 2030

- Cơ cấu ngành nông lâm thủy sản đến năm 2030: Nông nghiệp 55%, lâm nghiệp 1,5%, thủy sản 43,5%.

- Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản bình quân từ 3 - 3,2%/năm.

- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 4 - 4,3%/năm.

- Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 60 tỷ USD, trong đó nông nghiệp 30 tỷ USD, lâm nghiệp 10 tỷ USD, thủy sản 20 tỷ USD.

- Giá trị sản lượng trên 1 ha đất sản xuất nông nghiệp đạt bình quân 100 - 120 triệu đồng.

Bảng 6. Các chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

TT

Chỉ tiêu

2010

2020

2030

I

Trồng trọt

 

 

 

1

Đất cây hàng năm (triệu ha)

6,43

6,05

6,1

-

Đất lúa (triệu ha)

4,131

3,812

3,8

+

Trong đó 2 vụ lúa (triệu ha)

3,1

3,2

3,2

2

Rau (1000 ha)

0,35

0,4

0,5

3

Đất cây lâu năm (1000 ha)

3,70

3,54

3,5

 

Chè

129,4

140

140

 

Cà phê

548,2

500

479

 

Cao su

740

800

800

 

Hồ tiêu

51,3

50

50

 

Cây ăn quả

776,3

910

1.100

II

Chăn nuôi (triệu con)

 

 

 

1

Lợn

27,3

34

35 - 37

2

Bò thịt

5,9

12

15 - 16

4

Bò sữa

0,11

0,5

0,97

5

Gia cầm

300,5

360 - 400

370 - 380

III

Thủy sản

 

 

 

1

Diện tích (triệu ha)

1,1

1,2

1,5 - 1,8

1.3.7. Mục tiêu môi trường liên quan đến các vấn đề môi trường đã xác định

Phát triển NNƯDCNC (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản) nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền nông nghiệp. Việc thực hiện quy hoạch trên cơ sở phải gắn kết chặt chẽ với việc khai thác hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên như: tài nguyên đất, nước, nhân lực được đào tạo, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái, để khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, mỗi địa phương; phòng ngừa, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm các thành phần môi trường, bảo vệ tốt môi trường sống, khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường. Các mục tiêu về môi trường của dự án được đặt ra, bao gồm:                           

(i) Môi trường đất: Thực hiện khai thác và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, chống thoái hóa nguồn tài nguyên đất; nâng cao chất lượng sử dụng đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất. Trong đó, có một số chỉ tiêu cụ thể:

- Tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp bị mất do chuyển đổi mục đích sử dụng, thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa đến năm 2020 giảm 20% so với 2010, đến năm 2030 giảm 30% so với 2010.

- Mức sử dụng nước, diện tích đất trên 1 đơn vị GDP đến năm 2020 giảm 30% so với 2010.

(ii) Về môi trường nước: Bảo vệ môi trường nước, thực hiện các chương trình chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

- Quản lý sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn nước ngọt nhằm đảm bảo cung cấp nước cho trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Xử lý nước thải các khu chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung đạt tiêu chuẩn nước thải qua xử lý theo quy định hiện hành.

(iii) Về môi trường không khí: Thực hiện những biện pháp giảm thiểu những tác động gây ô nhiễm không khí (giảm việc đốt các chất phế thải từ sản xuất nông nghiệp, chất khí từ chế biến nông lâm thủy sản, giảm thiểu cháy rừng…).

(iv) Mục tiêu về cắt giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp (Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp Việt Nam đến năm 2020)

Trên cơ sở định hướng sản xuất cây trồng, vật nuôi của quy hoạch khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 tính toán lượng khí nhà kính cần cắt giảm như sau:

- Trồng trọt: trồng trọt buộc phải giảm 20% KNK theo mục tiêu của đề án (tổng lượng phát thải KNK trong trồng trọt ước tính là 57,02 triệu tấn CO2e tăng 5,76 so với năm 2000) thì tổng lượng phát thải KNK cần giảm là 11,4 triệu tấn.

- Chăn nuôi: Để giảm 20% tổng lượng KNK thì sẽ phải giảm 4,872 triệu tấn CO2e  (Dựa vào số liệu đầu gia súc, gia cầm theo chiến lược đến năm 2020, tổng lượng phát thải KNK được ước tính là 24,36 triệu tấn CO2e).  

- Thủy sản: Mục tiêu đặt ra là cần cắt giảm 20% KNK trong thủy sản, lượng KNK cần cắt giảm là 2,5 triệu tấn CO2e (ước tính lượng phát thải KNK từ khai thác thủy sản là khoảng trên 4,19 triệu tấn CO2 tương đương và từ nuôi trồng thủy sản khoảng 8,33 triệu tấn CO2e đến năm 2020).

2. Mô tả tóm tắt điều kiện tự nhiên, môi trường và KT - XH khu vực nghiên cứu

Quy hoạch tổng thể khu và vùng NNƯDCNC đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sẽ bố trí trên phạm vi của 50/63 tỉnh thành phố thuộc 8 vùng sinh thái của cả nước. Do quy hoạch theo vùng và đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi tỉnh trong vùng lại có sự khác nhau nên rất khó tổng hợp. Vì vậy, nhóm thực hiện ĐMC thống nhất nêu đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội của cả nước và theo 8 vùng sinh thái.

2.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

2.1.1. Vị trí địa lý

- Vị trí: Việt Nam nằm ở rìa Đông của bán đảo Đông Dương; phía Bắc giáp với Trung Quốc; phía Tây giáp với Lào và Campuchia; phía Đông là biển Đông thông với Thái Bình Dương rộng lớn.

- Toạ độ địa lý trên đất liền: Điểm cực Bắc 23023'B (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang). Điểm cực Nam 8034'B (Xóm Mũi, xã Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà Mau). Điểm cực Tây 102010'Đ (dãy Khoan La San, xã Sìn Thầu, Mường Nhé, Điện Biên). Điểm cực Đông 109024'Đ (trên bán đảo Hòn Gốm thuộc xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh - Khánh Hòa). Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, trải dài trên nhiều vĩ độ (15 vĩ độ), dài 1.650km theo hướng Bắc Nam, phần rộng nhất trên đất liền là 500km; nơi hẹp nhất là 50km.

- Diện tích đất liền là 331.212km2, phía bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

2.1.2. Địa hình địa chất

- Địa hình Việt Nam khá đa dạng: đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa, phản ánh lịch sử phát triển địa chất, địa hình lâu dài trong môi trường gió mùa, nóng ẩm, phong hóa mạnh mẽ. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được thể hiện rõ ràng qua hướng chảy của các dòng sông lớn.

- Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1.000m chiếm tới 85% lãnh thổ. Núi cao trên 2.000m chỉ chiếm 1%. Đồi núi Việt Nam tạo thành một cánh cung lớn hướng ra biển Đông, chạy dài 1.400km, từ Tây Bắc tới Đông Nam. Những dãy núi đồ sộ nhất đều nằm ở phía Tây và Tây Bắc với đỉnh Phan xi phăng cao nhất bán đảo Đông Dương (3.143m). Càng ra phía Đông, các dãy núi thường thấp dần và thường kết thúc bằng một dải đất thấp ven biển. Từ đèo Hải Vân vào địa hình đơn giản hơn, ở đây không có dãy núi đá vôi dài mà có những khối đá hoa cương rộng lớn, thỉnh thoảng nhô lên thành đỉnh cao; còn lại là những cao nguyên liên tiếp hợp thành Tây Nguyên, rìa phía Đông được nâng lên thành dãy Trường Sơn.

- Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực. Ở hai đầu đất nước có 2 đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu là ĐBSH (lưu vực sông Hồng rộng 16.700 km2) và Đồng bằng Nam Bộ (lưu vực sông Mê Kông, rộng 40.000 km2). Nằm giữa hai châu thổ lớn đó là một chuỗi đồng bằng nhỏ hẹp, phân bố dọc theo Duyên hải miền Trung, từ đồng bằng thuộc lưu vực sông Mã (Thanh Hóa) đến Phan Thiết với tổng diện tích 15.000 km2.

- Việt Nam có 3 mặt Đông, Nam và Tây - Nam trông ra biển với bờ biển dài 3.260 km, từ Móng Cái ở phía Bắc đến Hà Tiên ở phía Nam. Phần biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có thềm lục địa, các đảo và quần đảo lớn nhỏ bao bọc. Chỉ riêng Vịnh Bắc Bộ đã tập trung một quần thể gần 3.000 hòn đảo trong khu vực Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, các đảo Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ... xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Phía Tây - Nam và Nam có các nhóm đảo Côn Sơn, Phú Quốc và Thổ Chu.

- Sự phân hoá địa hình đồi núi và đồng bằng ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng với  sự khác nhau đã tạo nên thế mạnh về rừng và đất trồng tạo thuận lợi cho phát triển nông lâm ngư nghiệp.

Cụ thể phân chia theo các vùng kinh tế như sau:

 (1) Vùng Tây Bắc

- Bao gồm 4 tỉnh là: Điện Biên, Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình. Vùng tiếp giáp với 3 tỉnh ở phía bắc, phía tây giáp Lào, phía nam giáp ĐBSH và Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Vùng Tây Bắc có địa hình chủ yếu là vùng núi và cao nguyên, sắp xếp gần như theo một hướng thấp dần từ Tây Bắc đến Đông Nam. Phần lớn diện tích có độ cao không tới 1000 m, nhưng cũng có những đỉnh rải rác vượt quá 2000 m ở phía cực Tây Bắc (dãy Pa si lung) và ở biên giới Việt  -  Lào (dãy Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao). Đặc điểm địa hình, địa mạo cụ thể của tiểu vùng này như sau:

+ Địa hình núi trung bình và núi cao: Phân bố chủ yếu ở sườn Tây dãy Hoàng Liên Sơn (độ cao trung bình của các dãy núi từ 1000 m đến 2000 m), khu vực trung tâm với dãy núi sông Mã (độ cao trên dưới 1500 m) và các dãy núi phía Tây dọc biên giới Việt  -  Lào (có độ cao đỉnh núi vượt quá 2000 m).

+ Địa hình núi thấp: phân bố ở hạ lưu sông Đà có độ cao trung bình 400 - 800m.

+ Địa hình cao nguyên và núi đá vôi xen kẽ trầm tích lục nguyên: Kéo dài từ Phong Thổ tới sát vùng Ninh Bình, Thanh Hóa với các cao nguyên lớn như: Mộc Châu  -  Nà Sản (Sơn La), Xín Chải  -  Tả Phình (Lai Châu)...

+ Địa hình thung lũng xuất hiện của đất phù sa và đất thung lũng dốc tụ: Đây là

dạng địa hình tương đối bằng, hình thành cánh đồng lúa nước và phiêng bãi tập trung, điển hình là cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên), Mường Tấc (Phù Yên  -  Sơn La)...

- Đất trồng chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá phiến, đá vôi và đá mẹ khác.

(2) Vùng Đông Bắc

- Gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ. Vùng tiếp giáp với 3 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc) ở phía Bắc, phía Tây giáp Lào, phía Nam giáp ĐBSH và Bắc Trung Bộ, phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ.

- Địa hình là vùng núi, cao nguyên và đồi thấp ở trung du với các dãy núi chạy theo hướng vòng cung.

- Đất trồng chủ yếu là đất feralit phát triển trên nền đá phiến, đá vôi và các loại đá mẹ khác, vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu.

(3) Vùng Đồng bằng sông Hồng

- Vùng ĐBSH gồm 10 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình.

- Phía Đông Bắc là miền núi uốn nếp Kaledonit Katazia có thành phần cơ bản là đá biến chất, trầm tích lục nguyên, trầm tích vũng vịnh và biển. Phần trung tâm là vùng trũng sông Hồng bị sụt lún mạnh trong Kanozoi chiều dầy trầm tích từ 5.000 - 6.000m với thành phần cơ bản là cuội, sỏi, sạn, cát sét. Rìa tây của vùng là miền uốn nếp Mezozoi Tây Tắc, thành phần chủ yếu có nguồn gốc trầm tích lục nguyên.

Tuy quá trình hình thành và phát triển trũng sông Hồng chủ yếu liên quan với các đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam thuộc hệ thống đứt gãy sông Hồng, sông Chảy, sông Lô... Những tài liệu địa vật lý, cấu trúc kiến tạo và địa mạo cho thấy sự tồn tại của hệ thống các đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam, khá phổ biến ở vùng ven biển và vùng nước nông gần bờ và có ảnh hưởng đáng kể đến cấu trúc của trũng.   

Về mặt tự nhiên, vùng ĐBSH được chia thành 2 khu vực:

- Khu núi đồi Đông Bắc: bao gồm tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng với các tiểu khu Móng Cái - Mông Dương, tiểu khu Mông Dương - Hải Phòng.

- Khu đồng bằng: có đường bờ biển từ Hải Phòng kéo dài xuống hết phía Nam vùng ĐBSH. Khu được thành tạo liên quan chặt chẽ đến hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Về kiến tạo nó liên quan mật thiết đến hoạt động của hệ thống các đứt gãy Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô, Chí Linh - Đông Triều, Trung Lương, Lào Cai - Ninh Bình và trung tâm là trũng Kanozoi sông Hồng. Về không gian khu được chia làm 3 tiểu khu cấu trúc: rìa Đông bắc, Trung tâm và Tây nam. Vùng được hình thành do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ từ hàng ngàn vạn năm kết hợp với trầm tích. Từ khi hệ thống đê điều được hình thành cách đây hơn 1000 năm, quá trình phát triển tự nhiên của bề mặt châu thổ hầu như không còn và điều này dẫn đến tồn tại song song cả những vùng trũng và vùng cao. Hiện tượng này xẩy ra do sự bồi đắp không đồng đều của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Mặt khác, khai hoang lấn biển xảy ra tương đối nhanh hạn chế thoát nước trong mùa lũ. Do đó, tạo nên những ổ trũng trong nội địa tương ứng với độ cao tuyệt đối dưới 1 m như các huyện Bình Lục, Thanh Liêm, Vụ Bản, Ý Yên... Đất ngập nước sông thường xuyên và ao, hồ (tự nhiên và nhân tạo) ở vùng ĐBSH phổ biến hơn so với ở vùng trung du và vùng núi.

- Địa hình đồng bằng thoải dần ra phía biển. Sự chênh lệch cao thấp trong vùng không nhiều lắm nhưng ảnh hưởng quan trọng đến tình hình phân bố độ ẩm, do đó ảnh hưởng đến tính chất thổ nhưỡng và phương thức sử dụng đất. 

- Đất trồng chủ yếu là các loại đất phù sa của hệ thống sông Hồng, đất mặn ven biển, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước.

(4) Vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ

- Vùng Duyên Hải Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố là: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.

- Lãnh thổ của vùng kéo dài, hành lang hẹp, Tây giáp Trường Sơn và Lào, phía Đông là biển Đông, đồng bằng hẹp, cũng có cả trung du và miền núi, ven biển, hải đảo dọc suốt lãnh thổ, có thể hình thành cơ cấu kinh tế đang dạng phong phú. Địa hình phân dị phức tạp, thời tiết khắc nghiệt, nhiều biến động, cần phải lợi dụng hợp lí. Khu Nghệ An – Hà Tĩnh là khởi đầu của dải Trường Sơn Bắc chạy dọc biên giới Việt – Lào, gồm núi trung bình xen núi thấp, đồi chân núi tỏa rộng và lan xuống cả dải đồng bằng ven biển. Khu Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế là đoạn cuối của dải Trường Sơn Bắc, địa hình núi hẹp ngang nhất và cũng thấp nhất, còn đồng bằng ven biển có nhiều cồn cát, đụn cát với phá Tam Giang – Cầu Hai rộng lớn.

- Đồng bằng hạ lưu sông Mã, sông Cả tương tự như ĐBSH nhưng có diện tích nhỏ hơn, đường viền núi gần hơn, bề mặt phù sa hạn chế hơn.

- Từ Đèo Ngang đến Hải Vân, dải Trường Sơn Bắc ra sát biển và hướng núi chạy song song với bờ biển nên các đồng bằng ven biển phân chia thành từng vệt theo chiều dọc. Ngoài cùng là một vệt cồn cát, ở đó thường là những núi đá đứng ngang trên bờ biển làm điểm tựa cho các dải cồn cát bám vào.

- Những dải đồng bằng ven biển hẹp, nhiều bãi cát và cồn cát, các khu vực sình lầy, bãi bồi và các đầm phá. Địa hình dốc dần, các sông suối thường ngắn và dốc. Lượng phù sa do các sông đưa xuống hạ lưu được chuyển tải không nhiều nên các bãi bồi cửa sông ven biển vùng này thường có hình thế kéo dài, diện tích nhỏ hẹp.

- Khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế do độ dốc địa hình lớn hơn, lưu vực sông chủ yếu là các sông nhỏ, mức độ tập trung nước nhanh nên sau khi mưa rơi xuống bề mặt lưu vực được chuyển thẳng ra sông tạo thành lũ rất nhanh.

(5) Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

- Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Địa hình của vùng tương đối phức tạp, thấp dần từ tây sang Đông; với 3 dạng địa hình chủ yếu là núi, gò đồi và đồng bằng ven biển. Địa hình phức tạp, vùng triều có nhiều nét độc đáo; ngoài vùng triều nằm ở bãi ngang, vùng cửa sông còn có hệ thống đầm phá vụng vịnh. Núi cao và trung bình chiếm diện tích 62% toàn vùng, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh bởi các mạch núi và khe suối; Vùng gò đồi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, có nhiều dãy núi đâm ra biển chia cắt vùng đồng bằng thành nhiều tiểu vùng có quy mô khác nhau; Vùng đồng bằng ven biển thuộc khu vực bồi đắp phù sa của các con sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn, sông Cái và sông Côn; phần lớn có độ dốc dưới 8o, ước tính chiếm khoảng 30% diện tích toàn vùng.

(6) Vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên bao gồm 5 tỉnh, thành phố là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Tây nguyên có địa hình đa dạng, bao gồm nhiều cao nguyên xếp tầng. Diện tích núi cao trên 800m có khoảng 2,9 triệu ha, chiếm 53% diện tích tự nhiên (đỉnh Ngọc Linh ở phía Bắc cao 2.598m, Chư Yeng Xin ở phía Nam cao 2.406m). Các cao nguyên ở độ cao 300-800m khoảng 2,2 triệu ha bằng 36,5%. Đồng bằng thung lũng có diện tích khoảng 57 vạn ha, chiếm 10,5% Thuận lợi là có thể phát triển đa dạng các sản phẩm hàng hóa, nhưng khó khăn là do địa hình phức tạp làm trở ngại cho giao lưu kinh tế (nhất là đường xá chưa phát triển).

Địa hình chia cắt phức tạp, có tính phân bậc rõ ràng, các bậc cao nằm về phía Đông, bậc thấp nhất nằm ở phía Tây. Tây Nguyên có nhiều địa hình khác nhau, nhưng có thể khái quát thành 3 dạng địa hình là: cao nguyên; núi và thung lũng.

- Đây là khu vực hạ thấp tương đối với địa hình cao nguyên bazan. Xung quanh thị trấn Pleiku còn thấy nhiều di tích núi lửa như đồi hình chóp và những hồ tròn. Phía Nam thành phố Buôn Ma Thuột có vùng hồ thấp (hồ Lăk). Dòng sông Krông Ana chảy qua vùng trũng này uốn khúc quanh co không khác gì sông đồng bằng.

- Núi có độ cao tuyệt đối trên 2.000 m và sự dao động về độ cao tương đối so với các máng trũng nằm ở dưới chân núi tới 1.500 m. Cao nguyên thì tiêu biểu cho kiểu địa hình cao nguyên xếp tầng có phun trào bazan phủ nhiều nơi. Đây là kết quả nâng theo từng đợt kiến tạo. Bộ phận núi là dấu tích của bán bình nguyên cổ Paleogen, còn bề mặt 1500 m là một bán bình nguyên tuổi Mioxen tương đối bằng phẳng và những nấm đồi tròn thoải như ở Đà Lạt. Từ bề mặt này xuống bề mặt kia là những bờ dốc đứng tạo nên bởi các đứt gãy, vì vậy những con sông ở đây có trắc diện dọc phù hợp với tính chất xếp tầng của địa hình. Xâm thực đào khoét mạnh xẩy ra ở thượng nguồn tại vùng núi hay khi sông rời cao nguyên này để xuống cao nguyên khác.

Nhìn chung, dạng địa hình cao nguyên thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp với qui mô lớn. Những vùng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, chè, cao su…) hiện nay chủ yếu được phát triển ở khu vực này. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp còn khá lớn. Khó khăn ở đây là thiếu nước mùa khô, mực nước ngầm sâu.

(7) Vùng Đông Nam Bộ:

- Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 6 tỉnh, thành phố là: TPHCM, Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

- Đây là vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến ĐBSCL với những vùng đất đồi gò lượn sóng. Phía Nam có độ cao trung bình từ 20 – 200m, độ dốc phổ biến không quá 150, rải rác một số ngọn núi trẻ có độ cao  địa hình thay đổi từ 200 – 600m.

- Cấu trúc địa chất cơ bản của vùng gồm có 3 tầng:

+ Trên cùng là tầng đá bazan trẻ , dày khoảng 100m, mặt bị phong hóa tạo thành lớp đất đỏ bazan dày.

+ Lớp phù sa cổ bị đá ong hóa mạnh

+ Dưới cùng là đá gốc cát kết, đá phiến.

 (8) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long:

- Vùng ĐBSCL gồm 13 tỉnh, thành phố là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

- Địa hình của vùng khá bằng phẳng, đại bộ phận diện tích có cao độ 0,5 -1 ,5m. Địa hình thấp dần theo hướng Bắc Nam và Tây Đông. Vùng cửa sông ven biển ĐBSCL tương đối thấp, cao trình cao nhất khoảng 1,81m ở các giồng cát cửa sông và thấp nhất dưới 0,25m ở khu vực Bán đảo Cà Mau. ĐBSCL rất ít núi, chỉ có một số ngọn núi thấp phân bố rải rác ở vùng biên giới Việt Nam và Campuchia thuộc 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang. Địa hình được phân thành các vùng như sau:

+ Khu vực địa hình cao: cao trình từ 0,75m đến 1,81m so với mực nước biển. Điểm cao trình cao nhất (1,81m) ở các đỉnh giồng cát thuộc địa bàn huyện Thạnh Phú (Bến Tre), huyện Duyên Hải (Trà Vinh). Khu vực địa hình thấp: nằm ở Bán đảo Cà Mau và ven vịnh Thái Lan, có cao trình từ 0,25 - 0,5m nên dễ bị ngập vào các đợt triều cường. Dự báo có thể bị ngập nước khi triều biển Đông dâng cao dưới tác động của băng tan do biến đổi khí hậu trong tương lai.

+ Vùng ngập lũ: vùng ngập lũ ĐBSCL nằm ở phía Bắc và Tây Bắc đồng bằng với diện tích khoảng 1,9 triệu ha thuộc các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang và Kiên Giang. Trừ một số đồi núi nằm ở phía Tây Bắc, đại bộ phận đất đai có độ cao từ 0,3 - 3,0 m, trong đó diện tích có cao độ dưới 1,0m chiếm 60%. Dọc biên giới Campuchia là thềm phù sa cổ có cao độ từ 1,5 - 4,0 m và thấp dần về phía Nam. Do được phù sa bồi đắp nên dọc sông Tiền, sông Hậu có địa hình tương đối cao với cao trình từ 1,0 - 3,0 m.

Dựa vào phân vùng sinh thái đất nông nghiệp vùng ngập lũ ĐBSCL có thể chia thành 4 vùng lớn: Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, vùng trũng Tây sông Hậu và vùng giữa sông Tiền và sông Hậu.

2.2. Điều kiện khí hậu – thủy văn

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình cả năm 84%. Lượng mưa hàng năm từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ dao động từ 5oC đến 37oC. Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới và nằm ở rìa phía Đông Nam của phần lục địa châu Á giáp với biển Đông nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu gió mùa.

Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, tới khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Dọc bờ biển, khoảng 23 km có một cửa sông và theo thống kê có 112 cửa sông ra biển.Các sông lớn ở Việt Nam thường bắt nguồn từ bên ngoài, phần trung du và hạ du chảy trên đất Việt Nam. Hầu hết các sông ở Việt Nam chảy theo hướng Tây Bắc -Đông Nam và đổ ra biển đông. Ngoại lệ có sông Kỳ Cùng và Bằng Giang. Chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Do các sông bắt nguồn từ các núi cao nên sông ở thượng lưu rất dốc. Chính vì vậy, vào mùa mưa sông chảy xiết, khi chảy về đồng bằng, sông uốn khúc quanh co. Với hệ thống sông ngòi dày đặc đã đem lại nguồn thủy sản phong phú, tiềm năng thủy điện dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Cụ thể theo các vùng kinh tế như sau:

(1) Vùng Tây Bắc

Khí hậu tuy chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc yếu hơn so với vùng Đông Bắc, nhưng do nền địa hình cao nên mùa đông cũng vẫn lạnh.

Về thuỷ văn, vùng Tây Bắc có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho vùng và vùng ĐBSH. Trên địa bàn vùng có các hệ thống sông chính sau đây:

+ Hệ thống sông Hồng có 2 lưu vực chính là sông Đà và sông Lô. Sông Đà chảy qua các tỉnh Tây Bắc (Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình) và gặp sông Hồng ở Phú Thọ.

+ Hệ thống sông Mã: Chảy từ Lai Châu qua Sơn La, qua Lào và đổ vào Việt Nam qua Thanh Hóa ra biển. Toàn lưu vực sông có diện tích 28.400 km2.

+ Ngoài ra, ở các tỉnh Tây Bắc còn các sông suối nhỏ đổ về phía Tây sang Lào thuộc hệ thống sông Mê Kông (như sông Nậm Rốn  -  Lai Châu).

Mật độ sông suối của vùng tuy cao nhưng sự phân bố cũng không thật đồng nhất. Ở các khu vực có trung tâm mưa lớn mật độ sông suối có thể lên tới 1,5  -  2km/km2 (như khối vòm sông Chảy, Bắc Hoàng Liên Sơn...). Ngược lại ở các vùng ít mưa, bốc hơi lớn trên nền đá vôi mật độ sông suối thường thấp dưới 0,5 km/km2 (như các cao nguyên Sơn La  -  Nà Sản, Mộc Châu, Đồng Văn, Mèo Vạc...). Do địa hình cao, độ dốc lớn, lòng sông sâu nên nhìn chung hệ thống sông suối trên địa bàn bị hạn chế về khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất nông nghiệp và việc xây dựng các công trình thủy lợi đòi hỏi phải đầu tư rất lớn.

Chế độ thủy văn các sông trong vùng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa và khả

năng điều tiết của lưu vực các sông. Lượng nước trên các sông suối trong mùa mưa lũ thường chiếm từ 65  - 77% lượng nước cả năm, tuy nhiên vào mùa khô lượng nước các sông thường cạn kiệt. Do địa hình tương đối cao và dốc nên hệ thống sông suối của vùng đều dốc, tốc độ dòng chảy lớn gây xạt lở khu vực ven sông hoặc hiện tượng lũ quét ở một số địa phương như: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên... nhưng đồng thời cung cấp nguồn thuỷ năng lớn thuận lợi cho xây dựng các công trình thuỷ điện.

(2) Vùng Đông Bắc:

Khí hậu của vùng mang đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi. Đông Bắc địa hình tuy không cao, nhưng lại là nơi chịu ảnh hưởng mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc, là khu vực có mùa đông lạnh nhất nước ta. Vì vậy, đây là vùng có thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. Đặc biệt là vùng chè lớn nhất cả nước, với các loại chè nổi tiếng ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang.

Vùng có nhiều sông chảy qua như: sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Gâm (thuộc hệ thống sông Hồng), sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam (thuộc hệ thống sông Thái Bình), sông Bằng, sông Bắc Giang, sông Kỳ Cùng, v.v...

+ Hệ thống sông Bằng Giang  -  Kỳ Cùng: Sông Bằng Giang chảy trên địa bàn tỉnh Cao Bằng theo hướng Tây Bắc  -  Đông Nam và đổ sang Trung Quốc, sông có lưu vực 4.560 km2. Sông Kỳ Cùng chảy theo hướng Đông Nam  -  Tây Bắc qua thành phố Lạng Sơn đến Thất Khê thì ngoặt sang Trung Quốc, có lưu vực 6.660 km2.

+ Hệ thống sông Thái Bình: Bao gồm hệ thống các sông Cầu, Thương, Lục Nam chảy qua các tỉnh thuộc tiểu vùng Đông Bắc và gặp nhau ở Phả Lại hình thành sông Thái Bình. Lưu vực các sông tính đến Phả Lại là 12.680 km2.

+ Hệ thống sông Hồng: chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam qua các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ đổ về ĐBSH và ra biển với diện tích lưu vực khoảng 70.700 km2. Sông Đà có lưu vực 26.800 km2. Sông Lô có diện tích lưu vực 22.600 km2, gồm 2 nhánh: sông Lô và sông Gâm nhập vào sông Lô ở Yên Sơn (Tuyên Quang). Sông Chảy từ Hà Giang và Tuyên Quang nhập vào sông Hồng ở Việt Trì (Phú Thọ).

 (3) Vùng Đồng bằng sông Hồng

Vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều và mùa đông lạnh ít mưa. Chế độ khí hậu Vùng ĐBSH tương đối đồng nhất, tuy nhiên dải đồng bằng hẹp ven biển Đông Bắc (vùng Quảng Ninh) có khí hậu ít nhiều khác biệt, với đặc trưng  chế độ mưa ẩm phong phú hơn, có mùa đông lạnh và tương đối khô hanh hơn, và đồng thời cũng là nơi có khả năng xuất hiện sương muối nhiều nhất so với toàn Vùng ĐBSH.  

Nhiệt độ trung bình năm từ 23 - 240C, tổng nhiệt toàn năm khoảng 8.500 - 8.6000C. Chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa đông: lạnh và ít mưa, từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Mùa hè: nóng và mưa nhiều, trừ 2 - 3 tháng chuyển tiếp, thường kéo dài từ 4 - 5 tháng, từ tháng 4 đến tháng 8 hoặc tháng 9 ở những vùng thấp.

Mưa ở vùng ĐBSH biến động khá mạnh mẽ. Những năm mưa nhiều có thể vượt 2.500 mm và những năm mưa ít chỉ đạt 1.000 mm, chênh lệnh lượng mưa giữa năm cực đại và năm cực tiểu có thể đạt 1.500mm. Lượng mưa trung bình năm 1.600 - 1.800 mm, phân bố khá đồng đều theo không gian nhưng rất không đồng đều theo thời gian.

Hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc nước ta. Hệ thống sông này gồm có các sông lớn như sông Thao, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đuống…. và gồm 767 con sông các cấp có chiều dài 10 km trở lên, bằng 32,4% số lượng sông trong toàn quốc, diện tích lưu vực khoảng 169.000 km2; tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 133,7 tỷ m3 bằng khoảng 16% so với cả nước, trong đó gần 39% từ nước ngoài chảy vào.

Hàng năm trong vùng ĐBSH đã nhận được một lớp nước mưa trung bình đạt 1696 mm và đã sinh ra lớp dòng chảy đạt 916 mm tương ứng với tổng lượng dòng chảy vào sông ở khu vực này là 13,96 tỷ m3 nước.

Ngoài ra vùng ĐBSH còn nhận được lượng nước khá dồi dào từ hệ thống sông Hồng - Thái Bình (khoảng 122,3.109 m3/năm) và các sông ở Quảng Ninh (khoảng 2,4.1 tỷ m3/năm). Tuy vậy, lượng nước hàng năm có sự biến đổi lớn, những năm nhiều nước, lượng nước có thể gấp 2 - 3 lần năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy năm của hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình từ 0,15 - 0,25.

Lượng nước cũng phân phối rất không đều theo các mùa trong năm. Mùa lũ (tháng VI-X) chiếm 80 - 85% tổng lượng nước năm, mùa kiệt kéo dài 7 tháng (XI-V) chỉ chiếm 15 - 20%. Thời kỳ có lượng nước lớn nhất là 3 tháng VII - IX, chiếm 30 - 45% lượng nước năm, trong đó tháng VIII thường có lượng nước lớn nhất và đi kèm với lũ. Thời kỳ có lượng nước thấp nhất là 3 tháng I - III, chiếm 3 - 5% lượng nước

năm, tháng kiệt nhất thường là tháng II hoặc III.

Hiện nay một phần những trận lũ lớn được điều tiết qua các hồ thuỷ điện, giảm mức độ nguy hiểm do nước lũ cho vùng đồng bằng.

Mùa lũ, các ô trũng trong đê vùng hạ du do mưa lớn tại chỗ, kết hợp nước sông dâng cao nên khả năng tiêu nước nội đồng kém, dẫn đến tình trạng ngập úng nghiêm trọng, gây thiệt hại rất nặng nề, nhất là cho sản xuất nông nghiệp.

Mùa kiệt nước trong sông rất ít, vì vậy vùng cửa sông chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn biển mạnh hơn chế độ thủy văn sông với các quá trình truyền triều và xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền.  

Một đặc điểm của dòng chảy mặt là sự phân chia lượng nước theo phân lưu của hệ thống sông. Tỷ lệ phân nước vào các nhánh sông phân lưu không ổn định theo mùa, phụ thuộc vào lượng nước ngầm và tỷ lệ nước giữa sông Hồng và sông Thái Bình.

(4) Vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ

Vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc điểm là phân hóa sâu sắc trên phạm vi lãnh thổ theo vĩ độ, địa hình và theo mức độ cách xa biển. Ở khu vực này cũng xuất hiện thời kỳ khô nóng vào đầu hè do ảnh hưởng của gió Tây Nam của dãy Trường Sơn và ảnh hưởng trực tiếp nặng nề của bão, kéo theo lũ lụt ngật úng trầm trọng.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt cao, nhiệt độ tăng nhanh khi đi về phía Nam vào mùa đông. Nhiệt độ cũng thay đổi theo hướng tăng dần từ Thanh Hoá vào Thừa Thiên Huế, bình quân năm từ 23 - 25oC. Nhiệt độ cao nhất lên tới 40 ¸ 41oC trên dải bờ biển từ Thanh Hoá đến Thừa  Thiên Huế. Nhiệt độ thấp nhất ở phía Bắc đèo Ngang 6 ¸ 9oC; ở Bình Trị Thiên 10 ¸ 11oC. Tháng lạnh nhất là tháng 1, nhiệt độ trung bình 17 - 19oC. Tháng nóng nhất là tháng 7, có nhiệt độ trung bình 29 - 30oC.

- Lượng mưa phân bố không đều trên toàn vùng. Phía bắc đèo Ngang lượng mưa ít, trong đó vùng Tây Bắc Nghệ An và Thanh Hoá lượng mưa lớn hơn (trung bình 1.600 - 2.000 mm/năm), khu vực đồng bằng Nghệ An lượng mưa thấp (1.400 - 1.600 mm/năm). Khu vực Bình Trị Thiên lượng mưa trung bình năm rất lớn: 2.500 - 3.000 mm/năm, trên vùng rẻo cao và trước dãy Bạch Mã lượng mưa lớn hơn: 3.000 - 3.500mm/năm. Lượng mưa nhiều tập trung vào các tháng 8, 9 và 10.

- Mùa bão ở miền Trung từ tháng 7 đến tháng 12. Khu vực từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh mùa bão thường từ tháng 7 đến tháng 9, tháng 8 là tháng có nhiều bão nhất.

- Với độ dốc địa hình lớn do các dãy núi cao nối tiếp nhau thuộc dãy Trường Sơn chạy sát ra tới biển tạo nên mạng lưới sông suối trong dải duyên hải Trung bộ khá dày đặc, nhưng đặc điểm nổi bật của sông suối ở đây là các sông ngắn, dốc, lưu vực nhỏ và hầu hết đều chuyển thẳng từ phần thượng lưu xuống hạ lưu không có trung lưu.

Vùng Bắc Trung Bộ có hệ thống sông ngòi tương đối phong phú, các sông lớn là sông Mã, sông Chu, sông Cả, sông Gianh, sông Thạch Hãn, sông Hương…

Do thảm thực vật rừng trong lưu vực của các sông bị phá hủy và ngày càng thu hẹp nên khả năng giữ nước, chống xói mòn kém, nguồn nước giữa 2 mùa mất cân đối nghiêm trọng. Lưu lượng nước trung bình ở mùa khô kiệt các sông lớn: 64 - 65 m3/s, sông nhỏ 10 - 15 m3/s. Chênh lệch giữa các tháng lớn nhất và nhỏ nhất: 10 - 15 lần.

Khả năng khai thác nguồn nước của hệ thống sông ngòi cho phát triển nông nghiệp trong vùng còn bị hạn chế. Trên vùng đồng bằng đã xây dựng hàng loạt các công trình thủy lợi nhưng do lưu lượng nước mùa khô nhỏ nên khả năng tưới chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp. Đồng thời vào mùa khô kiệt, nước mặn từ biển xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác nước vùng đồng bằng duyên hải. Trên vùng gò đồi khả năng tưới càng khó khăn mực nước sông xuống thấp hơn nhiều so với cao trình vùng sản xuất.

(5) Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Khí hậu trong vùng thuộc miền khí hậu Đông Trường Sơn nhưng mỗi tiểu vùng có đặc điểm riêng, trong đó có 3 tiểu vùng:

- Từ nam đèo Hải Vân đến bắc Đèo Cả là tiểu vùng bắc. Nhiệt độ trung bình năm từ 25,2 đến 26oC. Lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.300 mm; số ngày mưa trung bình/năm 125 - 135 ngày.

- Từ nam đèo cả đến Ninh Thuận là tiểu vùng trung. Lượng mưa trung bình năm 1.300 - 1.400 mm.

- Bình Thuận thuộc vùng khí hậu giao thoa giữa Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ là tiểu vùng nam. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 đến 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.100 - 1.200 mm; số ngày mưa trung bình/năm 100 ngày.

Vùng đồng bằng ven biển thuộc khu vực bồi đắp phù sa của các con sông Ba, sông Trà Khúc, sông Thu Bồn, sông Cái và sông Côn; phần lớn có độ dốc dưới 8o, ước tính chiếm khoảng 30% diện tích toàn vùng.

Mạng lưới sông suối của vùng phân bố với mật độ khá cao, trung bình đạt từ 0,3 -1 km/km2. Các con sông chính trong vùng là: Sông Hàn, Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ (Quảng Nam), Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Nhuệ, Trà Câu (Quảng Ngãi), Lại Giang, La Tinh, Sông Côn, Sông Hà Thanh (Bình Định): Kỳ Lộ, Sông Ba, Bàn Thạch (Phú Yên); Sông Cái Ninh Hòa (Khánh Hòa), Sông Cái Phan Rang (Ninh Thuận) và các con sông Lòng Sông, sông Lũy, La Ngà, sông Dinh (Bình Thuận)

(6) Vùng Tây Nguyên

Nằm trên sườn Tây và Đông của Nam Trường Sơn, vị trí địa lý và độ cao địa hình của Tây Nguyên trong sự tác động qua lại với điều kiện bức xạ và hoàn lưu khí quyển đã hình thành một kiểu khí hậu được coi là đặc sắc của nước ta - khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên.

- Chế độ bức xạ mặt trời của vùng có tổng lượng bức xạ năm vào loại lớn nhất nước ta (160 - 170 kcal/cm2), biên độ năm khoảng 8 - 10kcal/cm2), trong đó cực đại vào cuối mùa khô (tháng III), cực tiểu vào đầu mùa mưa (tháng VI).

- Sự biến đổi mùa của các yếu tố khí hậu và thời tiết do gió mùa gây ra là hệ quả quan trọng nhất của hoàn lưu khí quyển đối với khí hậu Tây Nguyên. Khí hậu có sự lệch pha về biến trình nhiệt, mưa - ẩm và nhiều đặc trưng khí hậu khác giữa vùng đông và tây Nam Trường Sơn. Ngoài sự còn có sự phân hoá khí hậu theo độ cao địa lý, thể hiện đặc trưng trung bình của các yếu tố bức xạ, nhiệt, mưa...

- Nền nhiệt độ tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm ở độ cao 200 – 500m là khoảng 23 - 25oC với tổng nhiệt độ năm khoảng 8500 - 9000oC, còn ở độ cao 800 - 1000m nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 19 - 21oC và tổng nhiệt độ năm 7000 – 8000oC, thời kỳ có nhiệt độ trung bình trên 20oC kéo dài khoảng 8 - 9 tháng.

- Biên độ năm của nhiệt độ nhỏ (3 - 5oC), nhưng biên độ ngày của nhiệt độ thuộc loại lớn nhất nước ta (9 - 11oC). Nhiệt độ thấp nhất hàng năm phần lớn đều dưới 15oC ở những vùng dưới 500m, dưới 10oC ở những vùng trên 800m và dưới 5oC ở những vùng trên 1500m. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối trong thời gian quan sát ở phần lớn các vùng là 4 - 6oC, ở những vùng trên 1500m có thể xuống dưới 0oC. Đây là điều kiện để phát triển nuôi các loài cá nước lạnh nhập nội như cá tầm, cá hồi tại các cùng núi có nền nhiệt độ thấp và chất lượng nước tốt.

- Khí hậu phân hoá thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa, phần lớn diện tích có lượng mưa năm trên 2.000mm nhưng chênh lệch rất lớn giữa nơi mưa nhiều nhất (trên 3.600 mm/năm) và nơi mưa ít nhất (dưới 1200 mm/năm). Lượng mưa tập trung vào mùa mưa (chiếm 80 - 90% lượng mưa năm) trong đó lượng mưa 3 tháng liên tục lớn nhất chiếm 45 - 60% lượng mưa năm. Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm khoảng 10 - 20%.

Tây Nguyên có 4 hệ thống sông lớn là Sê San, Serepok (đổ về sông Mê Kông), sông Ba (đổ về Tuy Hoà, Phú Yên) và sông Đồng Nai (đổ về Đồng Nai). Ngoài ra còn có một hệ thống sông suối nhỏ đổ xuống vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Các hệ thống sông này đã cung cấp cho Tây Nguyên một lượng nước là 53,7 km3/năm. Trung

bình hàng năm là  972.000 m3/km2.

  (7) Vùng Đông Nam Bộ

Do vùng ĐNB nằm tại vị trí tận cùng của kiến tạo địa tầng Đông Nam Á, tiếp cận giữa một bên là lục địa Châu Á rộng lớn và bên kia là biển Thái Bình Dương. Phía Bắc và Đông Bắc bị ngăn chặn bởi khối núi rất lớn đã tạo nên một sự phong phú về mặt hướng đối với địa đới, mặt khác lại mở rộng về phía Tây và Tây Bắc. Vùng ĐNB cũng nằm gần trung tâm của Châu Á gió mùa, là nơi được xem như vùng chuyển tiếp giữa ba hệ thống: gió mùa ấn Độ, gió mùa Malaysia và gió mùa Tây Thái Bình Dương, điều kiện này đã làm cho vai trò của yếu tố địa đới bị suy yếu, mặt khác nơi đây đã diễn ra sự pha trộn của nhiều cơ chế khí hậu có nguồn gốc và bản chất khác nhau. Vì thế, khí hậu vùng ĐNB được đánh giá là có dạng đặc thù nhiệt đới gió mùa không đồng nhất về nhiều mặt nếu so sánh với các đới khí hậu nhiệt đới gió mùa khác trong khu vực.

Vùng biển ĐNB chịu ảnh hưởng trực tiếp của hai hệ thống gió mùa là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Cường độ gió mùa Đông Bắc thấp hơn so với ở vùng biển miền Trung.

Bão thường tập trung vào các tháng cuối năm từ tháng 10 đến tháng 12. Nhìn chung bão ở vùng biển Đông Nam bộ tương đối ít, trung bình khoảng 10 năm mới có 1 cơn bão với cường độ không lớn. Tuy nhiên do sự ảnh hướng của quá trình biến động, thay đổi khí hậu toàn cầu và hiện tượng thời tiết El-nino và La-nina nên những năm gần đây bão có xu hướng xuất hiện nhiều hơn gây ra nhiều tổn thất về người và tài sản. Ngoài ra hàng năm vào thời kỳ trung chuyển giữa mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam thường xuất hiện các đợt gió lốc địa phương, cường độ mạnh, phạm vi hẹp gây nguy hại cho tàu thuyền khai thác. Gió lốc thường xuất hiện vào cuối tháng 3 đến hết tháng 5. Lốc thường rất khó dự báo trước nên hậu quả thường rất nghiêm trọng.

Mùa mưa hàng năm thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 và mỗi tháng thường có từ 12 - 14 ngày mưa.

Hệ thống sông ngòi trong vùng ĐNB có thể chia thành: 1) Hệ thống sông Đồng Nai – Soài Rạp, trải rộng lên các vùng đất của các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, TPHCM, Long An với diện tích lưu vực khoảng 40.000 km2, và 2) Các con sông khác như, sông Bé, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông...

 (8) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược và báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án phát triển nông nghiệp

ĐBSCL có một nền nhiệt cao và ổn định trong toàn vùng,. Sự ổn định được thể hiện giữa các tháng trong một năm và trong nhiều năm liên tiếp. Nhiệt độ trung bình tháng phổ biến từ 25 - 28oC, đảm bảo cho tổng tích ôn nhiệt cả năm đạt tới trị số 9.800 - 10.000°C, là giá trị cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Với chế độ mây không cao nhưng chế độ nắng cao, số giờ nắng trung bình cả năm từ 2.226 - 2.709 giờ, tạo ra giá trị bức xạ trực tiếp cao, tổng lượng bức xạ trong năm dao động từ 148 - 162 Kcal/ cm²/ngày. Nhiệt và nắng là một trong những lợi thế ở ĐBSCL để phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới với nhiều chủng loại cây con, tạo nên sự đa dạng trong sản xuất và trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất.

Lượng mưa bình quân năm ở ĐBSCL khoảng 1.700 mm, nơi lớn nhất khoảng 2.400mm, nơi thấp nhất khoảng 1.200mm. Hơn 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11.

Lượng mưa trung bình năm ở ĐBSCL biến động theo không gian và thời gian tạo nên 2 mùa tương phản là mùa mưa và mùa khô: mùa mưa từ tháng V đến tháng X, chiếm trên 90% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng XI đến tháng IV, lượng mưa nhỏ không đáng kể. Số liệu quan trắc cho thấy: lượng mưa bình quân cả vùng đạt 1.520 - 1.580 mm nhưng phân bố không đều ở mọi nơi: từ 1.000 mm tại Gò Công, đến 2.400 mm ở tại Cà Mau, 2.040 mm tại Rạch Giá, 1.520 mm tại Cần Thơ…

Mưa theo mùa thường gây ra những trở ngại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp và đời sống cư dân: mưa thường đi kèm với ngập lũ khoảng 50% diện tích đồng bằng; mùa khô thường đi kèm với việc thiếu nước tưới, gây khó khăn cho sản xuất, nhất là khu vực bị ảnh hưởng của mặn, phèn và tất cả những điều đó làm tăng thêm tính thời vụ cũng như nhu cầu dùng nước không đều giữa các mùa của sản xuất nông nghiệp.

Ngoài sông Tiền và sông Hậu với các cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Trần Đề (thuộc các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng) đổ ra biển Đông, ĐBSCL còn một số sông lớn khác như: hệ thống sông Vàm Cỏ, sông Sở Thượng và Sở Hạ đều bắt nguồn từ Campuchia, sông Mỹ Thanh, sông Cái Lớn và Cái Bé, nhiều kênh đào lớn để thoát lũ nối với sông Tiền và sông Hậu như kênh Vĩnh Tế, Rạch Sỏi, Quản Lộ-Phụng Hiệp, Đồng Tiến-Lagrang, Nguyễn Văn Tiếp,… Tất cả hệ thống sông và kênh rạch chằng chịt ở ĐBSCL ngoài ý nghĩa quan trọng đối với giao thông đường thủy còn ảnh hưởng rất lớn tới chế độ thủy văn cũng như nguồn lợi và khai thác thủy sản nội địa của vùng này.

Do chế độ thủy văn có tính chu kỳ hàng năm, nên có gần 2 triệu ha, trải rộng trên lãnh thổ của 9 tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Tiền Giang, Long An và Bến Tre, với 53 huyện, thị) ở ĐBSCL bị ngập lũ kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 với các cấp độ ngập khác nhau. Ngập lũ đã gây ra những khó khăn nhất định cho sản xuất và đời sống dân sinh. Tuy nhiên, lũ cũng mang nguồn phù sa bồi đắp cho đồng ruộng, dòng chảy lũ có tác dụng tốt trong việc cải tạo môi trường nước và cải tạo đất, vệ sinh đồng ruộng. Mặt khác, nguồn nước ngọt quan trọng này được cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, kinh tế dân sinh và tạo nên một vùng sinh thái nước ngọt rộng lớn cho đồng bằng.

2.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên

2.3.1. Hiện trạng môi trường đất

a. Đặc điểm tài nguyên đất 

* Về số lượng

Việt Nam có DTTN 33.097,2 nghìn ha, trừ diện tích sông suối 1.284,2 nghìn ha, chiếm 3,9% DTTN; núi đá 279,4 nghìn ha, chiếm 0,8%; diện tích đất còn lại là 31.533,6 nghìn ha, chiếm 95,3% DTTN. Trong 14 nhóm đất của Việt Nam, có 5 nhóm đất có diện tích rất lớn với 28.176 nghìn ha, chiếm 85,1% DTTN, đó là: đất đỏ vàng có quy mô diện tích lớn nhất với 17.621,9 nghìn ha, chiếm 53,2% DTTN; tiếp đến là đất mùn vàng đỏ trên núi 3.262,8 nghìn ha, chiếm 9,9%; đất phù sa 3.426,9 nghìn ha, chiếm 10,4%; đất xám và xám bạc màu 2.009 nghìn ha, chiếm 6,1% và đất phèn 1.855,4 nghìn ha, chiếm 5,6% DTTN.

Bảng 7. Diện tích các nhóm đất Việt Nam phân theo 8 vùng sinh thái

TT

Tên đất

Ký hiệu

Cả nước (1000 ha)

Tỷ lệ (%)

Đông Bắc

Tây

Bắc

ĐBSH

DH

BTB

DH

NTB

Tây Nguyên

ĐNB

ĐBSCL

1

Bãi cát, cồn cát, đất cát biển

C

569,3

1,7

11,0

 

12,1

215,3

223,9

0,2

25,3

81,5

2

Đất mặn

M

925,7

2,8

34,8

 

112,4

43,6

56,8

 

3,6

674,5

3

Đất phèn

S

1.855,4

5,6

16,9

 

75,6

43,0

5,6

 

173,1

1541,2

4

Đất phù sa

P

3.426,9

10,4

290,0

53,3

919,8

605,6

413,5

173,1

83,3

888,3

5

Đất lầy và than bùn

J&T

14,3

0,04

0,4

 

1,0

0,7

0,6

1,5

0,0

10,1

6

Đất xám và bạc màu

X&B

2.009,0

6,1

63,9

 

68,6

74,9

377,4

537,7

702,0

184,5

7

Đất đỏ và xám nâu bán khô hạn

DK&

XK

114,5

0,3

0,0

 

 

 

112,3

2,2

 

 

8

Đất đen

R

312,8

0,9

4,3

14,6

2,3

3,4

38,8

89,3

160,1

 

9

Đất đỏ vàng

F

17.621,9

53,2

4466,9

2061,2

158,9

3553,6

2661,5

3671,0

1013,4

35,4

10

Đất mùn vàng đỏ trên núi

H

3.262,8

9,9

727,7

1355,5

4,1

265,3

278,7

631,5

 

 

11

Đất mùn trên núi cao

A

204,3

0,6

100,4

98,8

 

4,5

0,0

0,6

 

 

12

Đất thung lũng

D

439,3

1,3

276,0

15,8

3,6

15,4

39,0

69,0

19,9

0,6

13

Đất xói mòn trơ sởi đá

E

373,0

1,1

21,0

5,5

0,4

102,7

51,5

173,2

8,0

10,7

14

Đất lập liếp

N

404,4

1,2

 

 

 

 

 

 

 

404,4

Tổng diện tích đất

31.533,6

95,3

6013,3

3604,7

1358,8

4928,0

4259,6

5349,3

2188,7

3831,2

Sông suối

1.284,2

3,9

262,5

62,8

128,2

178,4

144,5

112,2

170,2

225,4

Núi Đá

279,4

0,8

120,2

74,0

7,9

39,5

33,6

2,6

0,9

0,7

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

33.097,2

100,0

6.396,0

3.741,5

.1494,9

5.145,9

4.437,7

5.464,1

2.359,8

4.057,3

(Nguồn: Viện QH&TKNN, 2013)

9 nhóm đất còn lại có diện tích không lớn, biến động từ 14,3 - 925,7 nghìn ha, chiếm 10,1% DTTN. Trong đó, đất mặn 925,7 nghìn ha, chiếm 2,8% DTTN; bãi cát, cồn cát và đất cát biển 569,3 nghìn ha, chiếm 1,7%; đất thung lũng 439,3 nghìn ha, chiếm 1,3%; nhóm đất lập liếp 404,4 nghìn ha, chiếm 1,2%; đất xói mòn trơ sỏi đá 373 nghìn ha, chiếm 1,1%; đất đen 312,8 nghìn ha, chiếm 0,9%; đất mùn trên núi cao 204,3 nghìn ha, chiếm 0,6%; đất đỏ và xám nâu bán khô hạn 114,5 nghìn ha, chiếm 0,3%, nhóm đất có diện tích ít nhất là đất lầy và than bùn 14,3 nghìn ha, chiếm 0,04% DTTN.

Như vậy, có thể nói tài nguyên đất của Việt Nam rất đa dạng về loại hình thổ nhưỡng. Chính điều này đã tạo cho Việt Nam có thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp với hệ thống cây trồng vật nuôi phong phú đặc trưng từ vùng ven biển đến vùng núi cao.

Nếu sắp xếp 14 nhóm đất theo địa hình phân bố, đới độ cao, đặc tính lý, hóa học, đặc điểm sử dụng và quy mô diện tích có thể phân chia quỹ đất toàn quốc thành 2 nhóm lớn: nhóm đất bồi tụ và ruộng bậc thang (địa hình đồng bằng và thung lũng) và nhóm đất đồi núi (đất dốc).

Đất bồi tụ phân bố ở địa hình đồng bằng, thung lũng và toàn bộ diện tích đất đỏ vàng được san thành ruộng bậc thang trồng lúa hay theo phân loại phát sinh là đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước toàn quốc rất hạn chế, khoảng 9.598,4 nghìn ha (29% DTTN hay 30,4% diện tích đất).

Đất phù sa tập trung chính ở hai vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Đây là hai vựa lúa quan trọng nhất để đảm bảo an ninh lương thực cho cả nước. Cùng với đất phù sa (đa phần ở ven sông các suối lớn) và đất thung lũng dốc tụ, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước là loại đất có khả năng sản xuất lương thực tại chỗ, góp phần giảm bớt lượng lúa gạo phải vận chuyển từ các tỉnh đồng bằng lên.

Ngoài ra, còn có nhóm đất xám, hầu hết là đất xám hình thành trên phù sa cổ, là loại đất tuy có độ phì tự nhiên không cao nhưng phân bố ở địa hình cao thoát nước thích hợp cho việc trồng cao su, cây ăn quả, hồ tiêu, điều, hoa màu có 823,1 nghìn ha, chiếm 42,3% diện tích nhóm đất xám; đất xám glây trên phù sa cổ thích hợp cho việc trồng hoa màu, đậu đỗ các loại và lúa nước có 153,2 nghìn ha.

 Ngoài đất phù sa, hầu hết diện tích đất đồng bằng thung lũng còn lại là đất "có vấn đề”, trong đó đất mặn và đất phèn 2.781,1 nghìn ha; cồn cát, bãi cát và đất cát biển chiếm 569,3 nghìn ha, đất lầy và than bùn chiếm 14,3 nghìn ha… Với khả năng tưới tiêu hiện tại, đa số đất ruộng bậc thang chỉ gieo trồng được vụ lúa mùa, còn vụ Đông xuân thì hoặc trồng hoa màu hoặc phải bỏ hóa vì thiếu nước. Với các đất lầy thụt hay thung lũng dốc tụ ở các thung lũng kín đọng nước thì lại chỉ gieo trồng được vụ lúa đông xuân còn vụ mùa bị ngập úng… đã hạn chế rất nhiều đến việc nâng cao hệ số sử dụng đất lúa. Hướng sử dụng hợp lý đối với các đất này là đưa một số giống cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày có năng suất cao, thích ứng với điều kiện ở từng địa phương để gieo trồng vụ Đông xuân đồng thời áp dụng một số biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm vừa bồi dưỡng cải tạo, duy trì độ phì nhiêu của đất, vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng cường khả năng tiếp cận lương thực của nông dân các tỉnh miền núi.

Nếu tất cả mọi điều kiện về thủy lợi (tưới, tiêu), cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đều ở mức lý tưởng và toàn bộ diện tích đất đồng bằng thung lũng đều được dành cho lúa nước thì toàn quốc sẽ có tối đa 3.800 - 4.000 nghìn ha đất lúa, lúa màu và nếu toàn bộ diện tích này đều gieo trồng 2 vụ lúa/năm thì sẽ đạt khoảng 7.800 - 8.000 nghìn ha lúa nước/năm.

Nhóm đất đồi núi có diện tích khoảng 21.935,2 nghìn ha, chiếm 66,3% DTTN và 69,6% diện tích đất. Ngoài đất mùn trên núi cao (phân bố ở đai cao >1800m) khoảng 204,3 nghìn ha và đất xói mòn trơ sỏi đá khoảng 373 nghìn ha ít có ý nghĩa với sản xuất nông nghiệp, đất đồi núi dốc còn lại chiếm tới 21.357,9 nghìn ha, chiếm 97,4% diện tích đất dốc.

Đối với các đất đồi núi dốc thì chỉ tiêu độ dốc và tầng dày có ý nghĩa quyết định đến việc bố trí sử dụng đất, đặc biệt là các cây trồng lâu năm có bộ rễ ăn sâu.

Đất đồi núi dưới 150 có khả năng sử dụng cho sản xuất nông nghiệp rất hạn chế, chỉ có 6.437,4 nghìn ha, chiếm 19,4% DTTN. Trong đó, đất có tầng dày trên 70cm chỉ có 4.159,3 nghìn ha, 12,6% DTTN gồm các đất hình thành trên đá bazan là một loại đất có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi Việt Nam rất thích hợp cho trồng cà phê, cao su, hồ tiêu, chè, ca cao có diện tích lớn tới 2.663,4 nghìn ha, chiếm 8% DTTN. Các đất khác như: đất đỏ vàng trên đá sét và đất nâu vàng trên phù sa cổ là hai loại đất khá tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp (cao su, điều, cây ăn quả, hoa màu…) có diện tích khá lớn với 2.988 nghìn ha, chiếm 9,6% DTTN. Thực trạng này chứng tỏ đất đồi núi của Việt Nam ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

* Về chất lượng

Theo đặc tính lý hóa học thì các đất phù sa, đặc biệt là phù sa của hệ thống sông Hồng, đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá phiến biến chất và phiến thạch sét, đất đỏ nâu trên đá vôi có độ phì nhiêu tự nhiên khá hơn và cân đối dinh dưỡng hơn so với các đất còn lại và thích hợp với khá nhiều cây trồng đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm. Trừ đất xói mòn trơ sở đá đã hầu như mất hết sức sản xuất cần cải tạo phục hồi độ phì nhiêu, những đất khác gồm đất cát, đất mặn, đất phèn, đất lầy thụt… là đất có vấn đề nếu sử dụng cho trồng trọt nhưng lại có ưu thế nếu sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, vì thế cần tùy việc bố trí sử dụng mà có biện pháp cải tạo thích đáng.

Về thành phần cơ giới đất rất đa dạng và phụ thuộc hoàn toàn vào loại đất, có cả những loại đất có thành phần cấp hạt cát là chủ yếu như đất cát, đất xám, các đất có thành phần cấp hạt sét là chủ yếu như các đất hình thành trên đá bazan và đá phiến sét (Fk, Fu, Fs, Ru), các đất có thành phần cấp hạt sét và cấp hạt cát tương đương nhau như đất phèn. Đặc tính đa dạng về thành phần cấp hạt góp phần quan trọng tạo ra tính phong phú về các loại sử dụng đất trong nông nghiệp.

Ngoại trừ các đất thuỷ thành như đất phù sa, đất phèn, đất mặn, còn lại các đất đều thấy sự gia tăng sét theo chiều sâu phẫu diện. Đó là đặc trưng của các đất vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều và mưa tập trung. Do vậy, mà theo phân loại đất của FAO/UNESCO nhóm đất Acrisols (đất rửa trôi hoạt tính thấp) chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất trong các nhóm đất ở nước ta.

Hầu hết các loại đất của Việt nam đều chua, với trị số pH(H2O) xấp xỉ 5, pH(KCl) xấp xỉ 4, rất ít khác nhau giữa các loại đất (Fa, Xa, Fk, Fu, Fs, Fp, P, C), ngoại trừ hai loại đất là đất phèn có trị số thấp nhất <4 và đất nâu thẫm trên bazan gần trung tính với pH(H2O) trên 6.

Cation trao đổi và CEC: Hầu hết các loại đất Việt Nam có CEC kể cả trong đất và trong sét đều thấp, ngoại trừ các đất nâu thẫm trên đá bọt bazan và đất phèn mặn. Các đất trong nhóm đất đỏ vàng: Fk, Fu, Fs có CEC thấp nhất: 6 - 7meq/100g đất và <16meq/100g sét. Các đất có thành phần cơ giới nhẹ: X, Xa, Fp có CEC trong đất thấp nhưng trong sét có khá hơn các đất đỏ vàng: 4 - 7meq/100g đất, 16 -21meq/100g sét. Đối với đất cát biển CEC trong đất rất thấp 4 - 5meq/100g đất, nhưng tương đối cao trong trong sét 20 - 22meq/100g sét. Đất phèn tiềm tàng, mặn nhưng không còn chịu ảnh hưởng nhiều của nước mặn có CEC thấp hơn: 16 - 18 meq/100g đất, 27 - 29meq/100g sét. Trong nhóm đất đồi núi, đất nâu thẫm trên đá bọt bazan có CEC khá cao: 18 - 21meq/100g đất và 23 - 24meq/100g sét.

Chất lượng của CEC được thể hiện rất rõ: Hầu hết các loại đất (C, X, Fs, Pk, Fu, Sp) có tỷ lệ cation kiềm trao đổi trong thành phần CEC rất thấp <50%. Ngược lại, đất nâu thẫm trên đá bọt bazan có tỷ lệ cation trao đổi trong thành phần CEC rất cao: >90% ở đất Ru trên miệng núi lửa >70% ở đất Ru khác.

Sự phân bố hàm lượng mùn có quan hệ rất rõ với thành phần cơ giới đất, các đất có thành phần cơ giới nhẹ hàm lượng mùn càng thấp. Các đất rất nghèo mùn bao gồm đất cát biển, đất xám và đất vàng đỏ trên granit, với diện tích khoảng 130 ngàn ha (5,9%). Đất ít nghèo mùn hơn bao gồm đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 750 ngàn ha (34%). Các đất có hàm lượng mùn trung bình là các đất đỏ bazan, đất đỏ vàng trên phiến sét và các đất phù sa chiếm khoảng 1220 ngàn ha (55%). Các đất giàu mùn là các đất còn lại và chỉ có khoảng 114 ngàn ha (5,2%).

Hàm lượng lân tổng số phân biệt thành hai thái cực rất rõ. Hầu hết các loại đất trong vùng rất nghèo P2O5, thường có hàm lượng <0,05%. Riêng các đất phát triển trên đá bazan rất giàu lân tổng số.

Hàm lượng kali tổng số rất đa dạng và khác nhau rõ giữa các loại đất. Có thể sắp xếp các loại đất theo thứ tự tăng dần của hàm lượng kali như sau: C, X, Fu, Ru, P, Fp, S, Fs, Xa, P.

b. Tình hình sử dụng đất

Theo số liệu thống kê (2013) diện tích tự nhiên cả nước là 33.097,2 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 26.371,5 nghìn ha, đất phi nông nghiệp là 3.777,4 nghìn ha, đất chưa sử dụng là 2.948,3 triệu ha. Việt nam có diện tích tự nhiên nhỏ, xếp vào nhóm thứ 5 trong nhóm nước có diện tích bình quân từ 0,3 - 0,5 ha/người, đứng thứ 203/218 nước trên thế giới. Bình quân đất nông nghiệp là 0,11ha/người.

Hiện nay, toàn quốc đã đưa vào sử dụng cho nông nghiệp 26.371,5 nghìn ha (chiếm 79,7% DTTN). Trong đó, đất SXNN 10.210,8 nghìn ha (chiếm 30,9% DTTN), đất lâm nghiệp 15.405,8 nghìn ha (46,5% DTTN), nuôi trồng thuỷ sản 710 nghìn ha (2,1% DTTN) và đất nông nghiệp khác 27 nghìn ha, chiếm 0,1% DTTN (bảng 8).

Trong đất SXNN, đất trồng cây hàng năm chiếm tỷ lệ lớn tới 6.422,8 nghìn ha (19,4% DTTN), trong đó đất trồng lúa 4.097,1 nghìn ha, chiếm 12,4% DTTN, đất trồng cây hàng năm khác là 2.283 nghìn ha (6,9% DTTN) và đất đồng cỏ chăn nuôi 42,7 nghìn ha, chỉ chiếm 0,1% DTTN. Đất trồng cây lâu năm 3.788 nghìn ha, chiếm 11,4 nghìn ha. Trong đó, các cây công nghiệp hàng hóa chính 2.618,8 nghìn ha, chiếm 69,1% (cao su 955,6 nghìn ha, cà phê 635 nghìn ha, 128,2 nghìn ha, hồ tiêu 67,9 nghìn ha, 832 nghìn ha) và các cây còn lại (ca cao, điều và cây lâu năm khác) 1.169,2 nghìn ha, chiếm 30,9% DTTN.

Bảng 8. Hiện trạng sử dụng đất toàn quốc năm 2013

TT

Chỉ tiêu

Toàn quốc

Tỷ lệ (%)

Đông Bắc

Tây Bắc

ĐBSH

DHBTB

DHNTB

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐBSCL

 

Tổng diện tích tự nhiên

33.097,2

100,0

6.386,7

3.737,0

1.506,3

5.126,5

4.436,4

5.490,0

2.362,7

4.051,6

I

Diện tích đất NN

26.371,5

79,7

5.265,5

2.523,3

950,0

4.067,6

3.393,2

4.869,0

1.904,4

3.398,5

1

Đất SXNN

10.210,8

30,9

1.056,1

583,8

734,6

868,8

1.013,7

1.998,1

1.358,4

2.597,3

1.1

Đất trồng cây hàng năm

6.422,8

19,4

736,5

500,2

659,4

645,0

684,7

854,6

314,5

2.027,9

a

Đất trồng lúa

4.097,1

12,4

392,8

169,0

597,0

401,3

286,1

168,4

180,4

1.902,1

b

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

42,7

0,1

21,1

4,0

0,9

6,1

4,0

2,5

3,1

1,0

c

Đất trồng cây hàng năm khác

2.283,0

6,9

322,6

327,2

61,5

237,6

394,6

683,7

131,0

124,8

1.2

Đất trồng cây lâu năm

3.788,0

11,4

319,6

83,6

75,2

223,8

329,0

1.143,5

1.043,9

569,4

2

Đất lâm nghiệp

15.405,8

46,5

4.163,4

1.933,6

129,5

3.159,8

2.341,1

2.862,3

511,3

304,8

3

Đất nuôi trồng thủy sản

710,0

2,1

45,1

5,5

81,2

35,4

20,4

8,2

27,1

487,1

4

Đất làm muối

17,9

0,1

0,0

0,0

1,3

1,6

6,4

0,0

3,1

5,5

5

Đất nông nghiệp khác

27,0

0,1

0,9

0,4

3,4

2,0

11,6

0,4

4,5

3,8

II

Đất phi nông nghiệp

3.777,4

11,4

539,0

189,9

525,6

559,5

521,5

359,1

454,0

628,8

1

Đất ở

695,3

2,1

92,3

35,8

134,4

109,4

72,1

53,1

75,8

122,4

2

Đất chuyên dùng

1.884,4

5,7

276,1

74,1

268,3

259,9

310,3

207,8

228,2

259,7

3

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

15,1

0,0

0,8

0,0

3,8

2,6

1,7

0,8

2,2

3,2

4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

101,5

0,3

8,6

6,5

13,6

33,3

22,5

5,8

4,9

6,3

5

Đất sông suối và MNCD

1.076,9

3,3

160,5

73,2

104,3

153,8

114,5

91,2

142,6

236,8

6

Đất phi nông nghiệp khác

4,2

0,0

0,7

0,3

1,2

0,5

0,4

0,4

0,3

0,4

III

Đất chưa sử dụng

2.948,3

8,9

582,2

1.023,8

30,7

499,4

521,7

261,9

4,3

24,3

1

Đất chưa sử dụng

230,0

0,7

48,7

4,1

16,2

63,5

56,4

16,2

2,2

22,7

2

Đất đồi núi chưa sử dụng

2.438,9

7,4

413,3

945,7

6,6

396,4

431,7

243,1

1,2

0,9

3

Núi đá không có rừng cây

279,4

0,8

120,2

74,0

7,9

39,5

33,6

2,6

0,9

0,7

 (Nguồn: Niên giám thống kê, 2013)

Hiện nay, đất chưa sử dụng còn lại khá nhiều khoảng 8,9% nhưng phần lớn diện tích đất này là đất bị suy thoái và hoang mạc hóa, mất giá trị sử dụng do quá trình khai thác và sử dụng không hợp lý. Bên cạnh đó, trong điều kiện mở mang đô thị như hiện nay, đất SXNN sẽ không còn để mở rộng thêm nữa. Vấn đề đặt ra là cần phải quy hoạch và bố trí sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiết kiệm đất đai, hạn chế thấp nhất sự mất đất.

Do vị trí và địa hình nước ta phức tạp làm cho tài nguyên đất đa dạng và phân hóa rõ từ đồng bằng lên núi cao, từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, xu hướng tăng dân số nhanh thì áp lực đối với nhu cầu khai thác và sử dụng đất sẽ tiếp tục là vấn đề đáng lo ngại. Các vấn đề đối với môi trường đất hiện nay là:

- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm: Diện tích đất nông nghiệp suy giảm mạnh do quá trình đô thị hóa, quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi thành đất công nghiệp, xây dựng, giao thông. Nghiên cứu ở vùng ĐĐBSH, nơi có tốc độ đô thị hóa diễn ra sôi động nhất cả nước thì trung bình mỗi năm quỹ đất nông nghiệp bị mất khoảng 0,43%. Ngoài ra, việc thu hồi đất nông nghiệp còn có một số mục đích khác như phát triển sân golf, đến nay nước ta có khoảng 18 sân golf đang hoạt động và hàng trăm dự án có mục tiêu kinh doanh sân golf đã được cấp phép. Sự phát triển nhanh chóng của các sân golf đang đặt ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho tài nguyên đất nông nghiệp của nước ta. Nhiều địa phương thành lập các khu cụm công nghiệp trên những vùng đất thuận lợi về hạ tầng, đất nông nghiệp bằng phẳng (chủ yếu là đất lúa).

Trên phạm vi toàn quốc, tốc độ suy giảm đất trồng lúa từ  2010 - 2013 tuy có giảm hơn so với giai đoạn 2005 - 2010 (năm 2010 là 4,131 triệu ha, năm 2013 là 4,097,1 triệu ha, giảm 33,9 nghìn ha) nhưng  diễn ra khá nhanh ở một số vùng như ĐBSH giảm 43,2 nghìn ha (10,8 nghìn ha/năm) do chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất ở, đất có mục đích công cộng). Đặc biệt tình trạng suy giảm đất trồng lúa diễn ra tại một số tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nhưu: Hải Dương giảm bình quân 1.642ha/năm, Hưng Yên giảm 943 ha/năm, Hà Nội giảm 1.067ha/năm. Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: TPHCM giảm 3.045ha/năm, Tây Ninh giảm 2.764ha/năm, Long An giảm 2.697 ha/năm, Tiền Giang giảm 1.875 ha/năm, Bến Tre 1.725 ha/năm (Bộ Tài Nguyên và Môi trường,2013).

Biểu đồ 1. Biến động sử dụng đất trồng lúa giai đoạn 2010 - 2013

- Ô nhiễm đất:

+ Ô nhiễm đất do sử dụng không hợp lý phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực

vật trong nông nghiệp.

Việc sử dụng phân bón hoá học không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, theo ước tính trung bình tại Việt Nam có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (K2SO4), (NH4)2 SO4, KCl, supe phốt phát còn tồn dư axit đã làm chua đất, kết quả phân tích đất tại một số khu vực đất chè, đất lúa có pH thấp (dao động từ 4,3 đến 5,7).

Biểu đồ 2. Dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ trong đất nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên

Ô nhiễm hoá chất bảo vệ thực vật trong đất: thuốc bảo vệ thực vật trong đất có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường, gây độc đối với tất cả các sinh vật. Trong đất trồng chè xã Tân Cương, đất trồng rau phường Túc Duyên, đất chè xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật họ clo hữu cơ trong đất ở mức cao hơn rất nhiều so với đất lúa.

Bảng 9. Hàm lượng kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh Thanh Hóa  

TT

Ký hiệu

Cu

%

Pb

%

Fe(II)

%

Zn

%

Lân hữu cơ

ppm

Clo hữu cơ

ppm

 

Toàn tỉnh

0,0012

0,00064

0,0061

0,00007

0,08

0,05

1

Cẩm Thủy

0,0017

0,00044

0,006

0,00005

0,1

0,05

2

Thọ Xuân

0,00305

0,00115

0,0065

0,00005

0,06

0,05

3

Triệu Sơn

0,0004

0,00093

0,007

0,00005

0,12

0,05

4

Thạch Thành

0,00045

0,00048

0,0055

0,00012

0,065

0,05

5

Hà Trung

0,0003

0,0002

0,006

0,0001

0,055

0,05

      (Nguồn: Kết quả Quan trắc môi trường đất tỉnh Thanh Hoá, 2012)

Tại một số khu vực ở tỉnh Lâm Đồng, đất nông nghiệp có dấu hiệu ô nhiễm As  khu vực đất trồng rau xã Lát - huyện Lạc Dương, đất ruộng lúa xã Tiên Hoàng – huyện Cát Tiên và đất trồng hoa màu cạnh cầu Đạ Huoai – huyện Đạ Huoai . Nơi có giá trị vượt thấp nhất là tại vị trí đất xã Tiên Hoàng (vượt 1,1 lần) và nơi có giá trịvượt cao nhất là vị trí đất trồng rau xã Lát (vượt 4,3 lần) .Tại vị trí khu nông nghiệp công nghệ cao xã Đạ Sar vượt 2,4 lần (mùa mưa). 

XEM THÊM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐTM

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha