Báo cáo ĐTM dự án Xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án Xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư khu dân cư tập trung

Ngày đăng: 12-04-2023

134 lượt xem

Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án Xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư khu dân cư tập trung

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN: XÂY DỰNG KHU TÁI ĐỊNH CƯ, KHU DÂN CƯ TẬP TRUNG XÃ NAM TOÀN, HUYỆN NAM TRỰC

1. Thông tin về dự án

* Thông tin chung:

Tên dự án: Xây dựng khu tái định cư, khu dân cư tập trung xã Nam Toàn, huyện Nam Trực.

Địa điểm thực hiện dự án: xã Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.

Chủ dự án: Ủy ban nhân dân huyện Nam Trực;

* Phạm vi, quy mô, công suất:

(1). Phạm vi của dự án.

+ Phía Đông giáp khu dân cư xóm 1, xã Nam Toàn.

+ Phía Bắc giáp với kênh nội đồng, ruộng lúa và khu dân cư xóm 1, xã Nam Toàn.

+ Phía Tây giáp kênh nội đồng, tiếp theo là ruộng lúa, cách khu dân cư xóm 6, xã Nam Vân 400 m.

+ Phía Nam giáp đường Lê Đức Thọ và ruộng, cách khu dân cư xóm 2, xã Nam Toàn khoảng 60 m.

 (2). Quy mô dự án:

Đầu tư xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung với diện tích khoảng 5,2 ha. Gồm các hạng mục: San nền, hệ thống giao thông, vỉa hè, bó vỉa, đan rãnh, khuôn viên cây xanh, hệ thống đảm bảo giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải, hệ thống điện, … được thiết kế đồng bộ.

Khi dự án đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu nhà ở cho 150 hộ gia đình, tương đương với khoảng 620 người.

 (3). Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án:

(3.1). Các hạng mục công trình của dự án: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án Xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư khu dân cư tập trung

Dự án Xây dựng khu tái định cư, khu dân cư tập trung xã Nam Toàn, huyện Nam Trực được triển khai trên phần diện tích quy hoạch dự án là 52.000 m2, tại xã Nam Toàn, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Toàn bộ khu đất được phân ra 4 khu chức năng sử dụng, bao gồm: Đất ở (chia lô nhà ở liền kề và nhà ở biệt thự), đất cây xanh, đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật, cụ thể như sau:

Bảng 1. Tổng hợp sử dụng đất quy hoạch

TT

Loại đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ (%)

Ghi chú

1

Đất ở

19.738,9

37,95

146 lô đất ở liền kề, 4 lô đất biệt thự

2

Đất cây xanh

2.464

4,75

 

3

Đất giao thông và hạ tầng kỹ thuật

29.797,1

57,3

 

Tổng cộng

52.000

100

 

Ghi chú: Chủ dự án sẽ tiến hành xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng như đường giao thông, cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom, bể xử lý và thoát nước thải, trồng cây xanh, sau đó sẽ tiến hành đấu giá quyền sử dụng đất.

- Dự án nhóm: Nhóm B.

- Loại, cấp công trình:

+ Hạng mục đường giao thông: Công trình cấp III;

+ Hạng mục hệ thống thoát nước thải: công trình hạ tầng kỹ thuật cấp III;

+ Các hạng mục còn lại: Công trình hạ tầng kỹ thuật cấp IV;

* Quy hoạch chia lô đất ở:

Đất ở được chia thành đất ở chia lô nhà liền kề và đất ở biệt thự:

Toàn khu dân cư bao gồm: 146 lô nhà ở liên kế (CL) và 4 lô nhà ở biệt thự (BT). Lô nhỏ nhất là 102,5 m2, lô lớn nhất là 310,5m2.

Bảng 2: Bảng tổng hợp chia lô 

STT

Loại lô

Số lô (lô)

Diện tích (m2)

I

Đất chia lô

 

 

1

Loại 102,5m²

76

7790

2

Loại 106,25m²

8

850

3

Loại 117,5m²

40

4700

4

Loại 160m²

1

160

5

Loại 164m²

1

164

6

Loại 191m²

1

191

7

Loại 202,5m²

1

202,5

8

Loại 211,5m²

2

423

9

Loại 215m²

1

215

10

Loại 217,5m²

1

217,5

11

Loại 226m²

1

226

12

Loại 247,5m²

1

247,5

13

Loại 248m²

1

248

14

Loại 253m²

1

253

15

Loại 259,5m²

2

519

16

Loại 261,5m²

1

261,5

17

Loại 267m²

1

267

18

Loại 278m²

1

278

19

Loại 295m²

1

295

20

Loại 298m²

2

596

21

Loại 310,5m²

2

621

II

Đất biệt thự

 

 

1

Loại 236m²

1

236

2

Loại 253,5m²

1

253,5

3

Loại 254m²

1

254

4

Loại 260,4m²

1

260,4

Tổng cộng

150

19.738,9

     * Tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan:

- Tổ chức không gian khu dân cư tập trung với nguyên tắc hài hòa giữa các khu chức năng và hài hòa với khu vực xung quanh, đồng thời đảm bảo việc kết nối về hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thoát nước, cấp nước...).

- Các khu chức năng chính để tổ chức không gian khu dân cư tập trung bao gồm: Khu ở (biệt thự và chia lô nhà ở liền kề) và khu cây xanh.

+ Khu ở: Nhà ở được bố trí liền kềt với nhau thông qua các trục giao thông dọc ngang hình ô cờ tạo được sự đa dạng về cảnh quan. Màu sắc tường nhà công trình sử dụng gam mầu trung tính, nhẹ nhàng hoà đồng với cảnh quan thiên nhiên. Không sử dụng các mầu sắc nổi trội cá thể như mầu đen, đỏ thẫm ảnh hưởng đến mỹ quan chung của toàn khu. Mái các công trình sử dụng mầu xẫm, gam mầu tương đồng cho từng ô đất. Chân đế các công trình sử dụng mầu tường nhấn đậm hơn từ 2 - 3 tông mầu tạo cho công trình có cảm giác vững chắc.

+ Khu cây xanh: Hệ thống cây xanh trồng là dạng cây bóng mát đường kính 8 -10 cm có thân mảnh, cao và tán lá rộng, ít rụng lá vào mùa đông. Các hệ thống cây xanh trên mỗi tuyến đường sử dụng một loại cây khác nhau, tạo nên điểm nhấn riêng cho từng tuyến. Khoảng cách trồng cây trung bình là 5m, nằm tại phần giáp giữa hai lô đất liền kề sao cho không ảnh hưởng đến giao thông từ đường vào trong lô đất.

+ Cột điện hạ thế, chiếu sáng công cộng: Cột điện hạ thế tại các trục đường trong đồ án có bố trí trùng với hệ thống điện chiếu sáng.

+ Biển quảng cáo, chỉ dẫn, ký hiệu và cây xanh: Biển quảng cáo, chỉ dẫn, ký hiệu và cây trồng trên hè phải đảm bảo không ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không gây khó khăn cho các hoạt động phòng chống cháy, không làm ảnh hưởng các công trình kiến trúc và cảnh quan.

* Các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chính:

TT

Hạng mục

Đơn vị

Chỉ tiêu dự báo

A

Dân số

 

 

 

Dân số trong khu vực thiết kế

Người

620

B

Chỉ tiêu sử dụng đất

 

 

a

Đất ở

m2 đất /người

25-30

 

 - Đất chia lô (nhà ở liên kế)

m2 đất /lô

90-150                    

 

 - Đất biệt thự (nhà ở biệt thự)

m2 đất /lô

>200

b

Đất giao thông

m2 đất /người

25-30

c

Đất cây xanh

m2 đất /người

2-4

d

Đất công trình công cộng, dịch vụ                                              

%

>1,0

C

Tầng cao xây dựng

 

 

a

Nhà ở liên kế

Tầng

1-5

b

Nhà ở biệt thự

Tầng

1-4                

c

Công trình công cộng

Tầng

1-3

D

Mật độ xây dựng

 

 

a

Đất nhà ở liên kế

%

90

b

Đất công trình công cộng, dịch vụ

%

70

E

Hạ tầng kỹ thuật

 

 

a

Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt

L/ng/ng.đ

100

b

Tiêu chuẩn cấp điện sinh hoạt

kW/hộ

3,0-5,0

c

Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt

Nước SH

100%

d

Lượng rác thải sinh hoạt

kg/ng,ngđ

0,8 

(3.2). Các hoạt động của dự án: Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án Xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư khu dân cư tập trung. Khi dự án đi vào hoạt động: Chủ yếu trong khu dân cư là hoạt động sinh hoạt của người dân: phát sinh nước thải, khí thải, chất thải rắn, CTNH,... hoạt động của các phương tiện giao thông đi lại phát sinh bụi, khí thải,...

Trong các khu chức năng bố trí các điểm thu gom rác đảm bảo vệ sinh môi trường. Rác thải sinh hoạt của từng hộ dân sẽ được ký hợp đồng với đội thu gom rác của địa phương thu gom, vận chuyển rác về khu xử lý rác thải của xã để xử lý. Dự án sẽ được bố trí khu cây xanh khuôn viên nằm ở trung tâm khu đất là khu điều hòa lá phổi xanh cho khu ở, ngoài ra cây xanh còn được bố trí dọc theo tuyến đường giao thông góp phần cải thiện môi trường sống trong lành, tạo không gian hài hoà và thân thiện.

2. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án có khả năng tác động đến môi trường:

Bảng 3. Hạng mục công trình và hoạt động của dự án

TT

Hoạt động

Các hạng mục công trình

Các tác động xấu đến môi trường

I

Giai đoạn thi công xây dựng

1

 

- Hoạt động bóc tách tầng đất mặt.

- Hoạt động san lấp mặt bằng.

- Hoạt động thi công xây dựng cơ sở hạ tầng KDC;

- Hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân tham gia thi công

- Hệ thống giao thông.

- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải.

- Hệ thống cấp nước sạch.

- Hệ thống cấp điện,....

- Bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải độc hại (CO, NOx, SO2, CxHy,…)

- Nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công, nước thải từ hoạt động san lấp mặt bằng.

- Chất thải rắn như vỏ bao, gạch vỡ, gỗ, cốppha hỏng thải…

- Chất thải rắn sinh hoạt

- CTNH như dầu thải, giẻ lau dính dầu,…

- Tiếng ồn

- Các vấn đề xã hội khác.

II

Giai đoạn vận hành

1

Đấu giá quyền sử dụng đất, chuyển nhượng đất cho người dân trúng giá vào xây dựng nhà và sinh sống trong khu dân cư.

Xây dựng nhà ở của các hộ dân trong KDC

- Chất thải rắn và CTNH.

- Bụi, khí thải.

- Nước thải

- Tiếng ồn

2

- Hoạt động sinh hoạt của người dân.

- Hoạt động giao thông.

-

- Bụi, khí thải, hơi mùi phát sinh từ hoạt động giao thông, hoạt động nấu ăn; từ hệ thống điều hòa, khu tập trung rác thải…

- Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh (hộ gia đình, công trình công cộng) trong khu vực dân cư và nước mưa chảy tràn.

- Chất thải rắn bao gồm: Rác thải sinh hoạt và chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của khu dân cư.

3. Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án:

3.1. Giai đoạn thi công xây dựng Dự án

* Bụi và khí thải:

- Bụi: Phát sinh trong các công đoạn như bóc tách tầng đất mặt, hoạt động bốc dỡ, đảo trộn, vận chuyển nguyên vật liệu và hoạt động của các phương tiện vận chuyển với thành phần ô nhiễm: Bụi đất, bụi đá, bụi cát,…

- Khí thải:

+ Khí thải phát sinh từ các thiết bị máy móc hoạt động trên công trường (xe tải, máy xúc, máy cắt, máy đầm,...) và phương tiện vận chuyển với thành phần ô nhiễm: khí SO2, COx, NOx, Hydrocacbon...

+ Khí thải phát sinh do quá trình rải và phun nhựa đường với thành phần ô nhiễm chủ yếu là: Hơi dầu, hắc ín, CO, H2S...

+ Khí thải phát sinh từ sự phân huỷ các chất thải, rác thải trên công trường thi công như: CH4, NH3, H2S,...

* Nước thải:

- Nước thải từ hoạt động xây dựng: Phát sinh chủ yếu là nước thải từ công đoạn rửa cát, đá xây dựng, bảo dưỡng, vệ sinh máy móc, thiết bị tham gia thi công... Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải xây dựng là đất, cát xây dựng, dầu mỡ. Lượng phát sinh khoảng 3 m3/ngày.

- Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công: 4,8 m3/ngày.đêm. Thành phần ô nhiễm chính là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (TSS), các chất hữu cơ (BOD5, COD), các chất dinh dưỡng (NO3-, PO43-) và các vi sinh vật gây bệnh.

* Chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Chất thải rắn sinh hoạt của công nhân tham gia thi công chủ yếu là giấy vụn, túi nilon, bìa carton, vỏ hoa quả, phần thức ăn thừa,... khoảng 32 kg/ngày=0,032 tấn/ngày.

- Chất thải rắn thông thường: Bao gồm đất đá rơi vãi, sắt thép vụn, gỗ côtpha, dây thừng, thùng chứa,... phát sinh trong quá trình xây dựng khoảng 62 tấn/giai đoạn.

- Chất thải nguy hại: Bao gồm: Dầu mỡ rơi vãi, các giẻ lau dính dầu mỡ, lượng dầu mỡ thải từ các thiết bị, máy móc tham gia thi công, sơn thải, que hàn thải,... khoảng 200 kg/giai đoạn.

* Tiếng ồn, độ rung:

- Tiếng ồn chủ yếu từ các phương tiện giao thông, máy bơm nước, máy nổ,...

- Độ rung từ máy đóng cọc, máy cắt kim loại,.... quá trình trộn bêtông.

Tác động đến hệ sinh thái, giao thông, sức khỏe cộng đồng, kinh tế - xã hội khu vực thi công dự án.

* Các tác động khác:

Các tác động do các rủi ro, sự cố như: Tai nạn lao động, tai nạn giao thông, sự cố cháy nổ, sự cố dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, thiên tai.

3.2. Giai đoạn vận hành Dự án

* Bụi và khí thải:

- Từ hoạt động nấu ăn: Khi đốt cháy khí gas sinh ra NOx, SO2, CO có nồng độ thấp.

- Từ các hoạt động giao thông vận tải: Khí thải phát sinh có thành phần chính bao gồm: NO2, SO2, CO2, hyđrocacbon,…

- Từ khu lưu giữ chất thải, khu xử lý nước thải tập trung: Thành phần hơi mùi, khí thải gồm CH4, NH3, H2S ... phát sinh từ sự phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải, nước thải.

* Nước thải:

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của cư dân khu dân cư: 62 m3/ngày đêm. Thành phần chứa các chất ô nhiễm chủ yếu ở dạng hữu cơ như: COD, BOD5, Nitơ, phốt pho, hàm lượng cặn lơ lửng (SS) cao và một số loại vi sinh vật.

* Chất thải rắn thông thường:

- Chất thải rắn sinh hoạt:

Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu là thức ăn thừa, phần thải bỏ từ rau, củ, quả và vật dụng gia đình hỏng thải,…

+ Khối lượng rác thải tại khu dân cư khoảng 0,5 tấn/ngày.

+ Khối lượng  rác thải tại khu vực công cộng khoảng 0,053 tấn/ngày.

- Chất thải thông thường: Phát sinh bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải tập trung. Do bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt chỉ có tính chất là bùn hữu cơ nên sẽ thu gom, xử lý như chất thải thông thường.

Khối lượng khoảng: 72,5 kg/tháng.

* Chất thải nguy hại:

Thành phần CTNH chủ yếu gồm: pin thải, bóng đèn huỳnh quang thải, đồ điện tử hỏng,... Khối lượng khoảng: 0,5 kg/ngày.

* Tiếng ồn, độ rung:

Nguồn gây tiếng ồn và độ rung chủ yếu từ hoạt động của người dân trong khu dân cư phát sinh từ các phương tiện giao thông lưu hành trong khu vực và các vùng lân cận

* Các tác động khác:

Các tác động do các rủi ro, sự cố như: Cháy nổ, do công trình xuống cấp, thiên tai, sự cố…

4. Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án:

4.1. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn thi công xây dựng

* Đối với bụi, khí thải:

- Sử dụng tôn hoặc bạt chắn để che khu vực xây dựng gần phía khu dân cư để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Thường xuyên phun ẩm khu vực xây dựng để hạn chế bụi, khí thải ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

- Xe chở và bãi tập kết nguyên liệu được che chắn để giảm bụi, xe không chở quá tải, không dùng phương tiện, máy móc cũ, hỏng phát sinh nhiều khí thải.

- Không làm việc vào những giờ nghỉ ngơi từ 22h hôm trước đến 6h sáng ngày hôm sau và từ 11h đến 13h.

- Đối với khí thải phát sinh từ quá trình rải và phun nhựa đường:

+ Khu vực nấu nhựa đường được đặt cuối hướng gió, cách xa khu dân cư để hạn chế đối tượng chịu tác động do sức nóng và khí thải phát sinh từ hoạt động nấu và rải nhựa đường.

+ Hạn chế nấu nhựa vào những ngày nắng nóng để giảm thiểu tác động của hơi mùi, khí thải.

* Đối với nước thải:

- Nước thải sinh hoạt:

+ Chủ thầu xây dựng sẽ ưu tiên tuyển dụng công nhân địa phương có điều kiện tự túc ăn ở để hạn chế phát sinh nước thải trên công trường. Tổ chức nhân lực hợp lý theo từng công đoạn thi công.

+ Chủ dự án sẽ lắp đặt 04 nhà vệ di động gần khu vực lán trại. Chủ dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng trên địa bàn thu gom và xử lý hàng ngày. Chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng với đơn vị có chức năng, thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải từ các nhà vệ sinh lưu động theo quy định định kỳ 06 tháng/lần.

Đối với nước thải từ quá trình san lấp mặt bằng:

+ Để giảm thiểu tác động do lượng nước thải này gây ra trước khi san lấp đơn vị thi công sẽ sử dụng máy xúc để đào đất ruộng trong phạm vi khu vực dự án,tiến hành đắp bờ ngăn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1,5m để nước thải không chảy tràn ra môi trường ảnh hưởng đến khu vực xung quanh dự án.

+ Quá trình thi công san lấp mặt bằng được tổ chức theo hình thức cuốn chiếu, quá trình san lấp mặt bằng tạo mặt nghiêng thích hợp để nước thải có thể tự chảy theo dòng tự nhiên, dốc về phía mương phía Nam khu đất.

- Nước thải từ quá trình xây dựng:

+ Đơn vị thi công khai thông tuyến thoát nước tự nhiên có trong khu vực dự án và đào rãnh thu gom nước xung quanh chân công trình để thoát nước. Nước thải sau thu gom sẽ chảy qua 06 hố ga lắng cặn mỗi hố ga có kích thước (1,2x1,2x1,5)m, thể tích khoảng 2,1m3

+ Thường xuyên nạo vét cặn lắng trong hố ga, nước thải tái sử dụng để dập bụi.

- Nước mưa chảy tràn: Được dẫn vào hệ thống thu gom riêng, xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước khi thoát vào kênh nội đồng phía Nam, khoảng cách từ 30-50m 1 hố. Tần suất nạo vét 1 tháng/lần.

* Đối với chất thải rắn, CTNH

- Chất thải rắn xây dựng và rác thải sinh hoạt được thu gom thường xuyên và xử lý theo đúng quy định.

- CTNH thu gom, phân loại và lưu giữ theo đúng quy định. Hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom đưa đi xử lý

4.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường giai đoạn vận hành

4.2.1. Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải:

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải:

+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom, thoát nước mưa, tách riêng hệ thống thu gom, xử lý nước thải;

+ Khi bàn giao đất cho hộ dân có nhu cầu sử dụng, chủ dự án sẽ yêu cầu các hộ dân này phải xây dựng bể tự hoại 3 ngăn, đảm bảo thể tích xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh tại từng hộ. Nước thải sau khi được xử lý cục bộ tại bể tự hoại sẽ được dẫn vào cống thoát nước thải đặt trên hè là cống xây B300, cống qua đường sử dụng cống BCL400. Nước thải sau đó tập trung về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 65m3/ngày đêm, để xử lý. Hệ thống xử lý nước thải được đặt ngầm trong khu đất cây xanh, gồm các ngăn (02 ngăn thu gom, 01 ngăn yếm khí, 02 ngăn lắng, 02 ngăn lọc, 01 ngăn khử trùng). Nước thải sau xử lý đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt trước khi theo đường cống D400 thoát ra kênh nội đồng phía Đông Bắc qua 01 cửa xả.

4.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn, CTNH

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, quản lý chất thải rắn thông thường: Bố trí 06 xe đẩy tay (500lít/xe) chứa rác thải sinh hoạt tại khu vực cây xanh.

- Công trình, biện pháp thu gom, lưu trữ, quản lý chất thải nguy hại: Chủ dự án sẽ đưa ra các biện pháp tuyên truyền, khuyến khích người dân phân loại rác tại nguồn (để thu gom riêng). Trong trường hợp chất thải nguy hại lẫn với chất thải rắn thông thường, thì đội thu gom rác của Đơn vị chức năng sẽ tiến hành phân loại, lưu giữ và xử lý theo đúng quy định về quản lý CTNH.

- Chủ dự án sẽ bố trí địa điểm tập kết tạm thời (khoảng 1h÷2h) xe thu gom rác thải sinh hoạt tại khu vực khuôn viên cây xanh, tại đây chỉ tập kết xe gom chứa rác tại khu dân cư để chờ xe cơ giới đến vận chuyển đưa đi xử lý đúng quy định, bảo đảm theo quy định tại Khoản 4, Điều 57, Luật BVMT năm 2020, trước khi vận chuyển đến địa điểm xử lý theo quy định.

4.2.3. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác

Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:

Sự cố cháy nổ, chập điện

-Trong các khu nhà, cháy nổ có thể do mạng lưới cung cấp và truyền dẫn điện, do bất cẩn, do rò rỉ khí gas. Để đảm bảo an toàn các khu nhà sẽ có hệ thống PCCC riêng, khu nhà ở sẽ Bố trí các họng cứu hoả tại ngã tư tạo điều kiện thuận lợi cho xe cứu hoả lấy nước khi cần thiết, các họng cứu hỏa đấu nối với đường ống cấp nước. Khoảng cách giữa các họng cứu hoả ≤ 150 m theo yêu cầu tiêu chuẩn.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy được bố trí phù hợp trong khu dân cư tập trung. Quy mô và thiết bị được bố trí đáp ứng các quy định của Nhà nước về an toàn phòng cháy và được cơ quan chức năng kiểm tra, chấp thuận.

Mặt bằng được bố trí bảo đảm các tiêu chuẩn phòng chống cháy. Tổ chức hệ thống giao thông nội bộ hợp lý tuân theo các quy định, đảm bảo thoát người và tài sản ra khỏi khu vực nhanh chóng.

Các trụ và họng cứu hỏa lấy nước từ hệ thống cấp nước sinh hoạt, vị trí được bố trí đều và thuận tiện về mặt giao thông với khoảng cách từ 150 đến 180 m. Mạng lưới cấp nước có áp lực cao, đủ lưu lượng.

Tuyên truyền cho các hộ gia đình chỉ sửu dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt khi đã được kiểm định như máy nén khí, bình chứa gas, thang máy....

Thường xuyên kiểm tra tất cả các thiết bị điện, kịp thời thay thế các thiết bị đã hư hỏng, xuống cấp, kiểm tra sự an toàn về điện như: Khả năng rò rỉ, chập mạch, điện áp không ổn định, đặc biệt là các đường điện đi trong ống nhựa PVC, các thiết bị máy móc đều được tiếp địa thật an toàn.

Khi phát hiện rò, rỉ khí gas cần thực hiện nhứng biện pháp xử lý sau: Tuyệt đối không làm phát sinh tia lửa như: Bật/tắt công tắc điện, quạt điện, sử dụng điện thoại di động. Ngay lập tức khóa van cấp gas; Mở thông thoáng các cửa, dùng quạt thủ công để làm phát tán khí gas. Nếu thấy chỗ rò, rỉ thì dùng vải ướt quấn quanh chỗ rò, rỉ hoặc dùng xà phòng bánh để bịt lỗ rò, rỉ tạm thời; Nếu xảy ra sự cố khi đang sử dụng phải dùng chăn ướt phủ lên bếp hoặc bình cho tắt lửa hoặc dùng bình chữa cháy phun dập tắt đám cháy; Báo ngay cho nhà cung cấp đến xử lý.

Hàng năm tổ chức tập huấn và diễn tập phương án PCCC trong khu dân cư.

Sự cố tai nạn giao thông

Quy định tốc độ xe ra vào khu dân cư.

Sự cố thiên tai

- Để hạn chế thiệt hại do bão lũ có thể gây ra, Chủ dự án sẽ phối hợp với tổ trưởng của các khu dân cư (do dân bầu) lên kế hoạch phòng chống như sau:

+ Kiểm tra bảo đảm an toàn các đường dây tải điện.

+ Kiểm tra hệ thống cơ sở hạ tầng: hệ thống cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, các hạng mục công trình; khơi thông cống rãnh….

+ Định kỳ nạo vét bùn cặn, rác thải trong hệ thống thu gom thoát nước mưa, nước thải đảm bảo hệ thống tiêu thoát nước được khơi thông không bị ách tắc trước mỗi mùa mưa bão.

+ Nếu phát hiện hiện tượng bất thường xảy ra nhanh chóng báo với chính quyền địa phương để có phương án giải quyết kịp thời.

- Biện pháp phòng, chống sét:

+ Xây dựng hệ thống chống sét cho hệ thống cột điện trong khu dân cư, các trạm biến áp,…

+ Yêu cầu các hộ gia đình, hộ kinh doanh đến sinh sống và làm việc trong khu dân cư phải xây dựng hệ thống chống sét.

Sự cố hệ thống xử lý nước thải

- Quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị của hệ thống xử lý nước thải phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của thiết kế.

- Vận hành thường xuyên hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động ổn định nhất.

- Thường xuyên kiểm tra hoạt động của hệ thống để phát hiện và khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra.

- Hóa chất sử dụng đúng tỷ lệ quy định.

- Hệ thống xử lý nước thải phải thường xuyên được duy tu, kịp thời phát hiện những chỗ rò rỉ, hư hại để xử lý kịp thời tránh rò rỉ nước thải chưa xử lý ra ngoài môi trường.

- Khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố như nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn cho phép, Chủ dự án sẽ cử cán bộ tiến hành kiểm tra hệ thống xử lý nước thải, tìm nguyên nhân có biện pháp khắc phục kịp thời. Nước thải sau khi xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) và thoát ra kênh cấp 3 phía Bắc khu đất tại 01 cửa xả phía Tây Bắc.

Sự cố ngập úng.

Trường hợp mưa lớn kéo dài dẫn đến hệ thống thoát nước mưa trong khu dân cư không tiêu thoát kịp gây ứ đọng, ngập úng cục bộ. Căn cứ vào tình hình thực tế Chủ dự án sẽ có những biện pháp cụ thể như sau:

- Khi có dự báo mưa to đến mưa rất to, Chủ dự án sẽ phối phối hợp với người dân trong khu dân cư xác định các khu vực sẽ bị ảnh hưởng ngập để thông tin cảnh báo đến người dân biết nhằm chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống.

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công trình cho người dân.

- Bố trí máy bơm nước để hỗ trợ việc tiêu thoát nước cho khu vực bị ngập úng ngay khi hết mưa.

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án:

a. Giai đoạn xây dựng

* Không khí xung quanh:

- Vị trí giám sát: 03 vị trí cuối hướng gió ưu tiên gần khu dân cư (phía Đông Bắc, phía Nam và phía Đông dự án) tại khu vực xây dựng dự án.

- Thông số giám sát: Tiếng ồn, bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2.

- Tần suất giám sát: 6 tháng/lần.

- Thiết bị thu mẫu và phương pháp phân tích: theo các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

- Quy chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

b. Giai đoạn vận hành

* Giám sát môi trường nước thải:

- Vị trí, thông số quan trắc, giám sát: 01 mẫu lấy tại hố ga sau ngăn khử trùng của hệ thống xử lý nước thải tập trung.

- Thông số quan trắc giám sát: Lưu lượng nước thải đầu ra của hệ thống bể xử lý (m3/ngày đêm), pH; BOD5; tổng chất rắn lơ lửng (TSS); tổng chất rắn hòa tan; sunfua; Amoni (tính theo N); Nitrat; Phốt phat (tính theo P); Dầu mỡ động thực vật; tổng các chất hoạt động bề mặt; tổng Coliforms.

- Tần suất, quan trắc giám sát: 6 tháng/lần (2 lần/năm).

 - Quy chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (Hệ số áp dụng K = 1 vì số căn hộ của dự án > 50 hộ).

*Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại:

- Vị trí giám sát: Khu vực thu gom, tập kết tạm thời xe vận chuyển CTR.

- Nội dung giám sát: Giám sát khối lượng, chủng loại, thành phần CTR,; biện pháp phân loại, thu gom CTR,...

- Tần suất quan trắc giám sát: Giám sát thường xuyên và liên tục.

- Quy định áp dụng: Luật BVMT 2020, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật bảo vệ môi trường; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. 

Xem thêm Báo cáo đánh giá tác động môi trường ĐTM dự án Xây dựng khu tái định cư và khu dân cư tập trung và hồ sơ xin chấp thuận dự án đầu tư khu dân cư tập trung tại đây

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha