Báo cáo ĐTM dự án đầu tư khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp

Báo cáo (ĐTM) đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp

Ngày đăng: 30-12-2024

11 lượt xem

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

Về các thông tin chung, các vấn đề môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1. Thông tin chung

Tên Dự án: Dự án đầu tư khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Gạch ngói.

- Người đại diện:.......... Chức vụ: Giám đốc.

- Địa chỉ: ........Lê Lợi, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

2. Phạm vi, Quy mô, Công suất

*/ Căn cứ pháp lý:

+ Quyết định số .../QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả tổng hợp tài liệu địa chất, thăm dò bổ sung và tính trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp đi kèm trong quá trình khai thác sét gạch ngói tại khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số .../GP-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc cho phép Công ty TNHH.... tiếp tục khai thác sét sản xuất gạch ngói tại khu 5, thị trấn Trới, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trên diện tích 9,7ha.

+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 1801/GP-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc cho phép Công ty Cổ phần gạch ngói ..tiếp tục khai thác sét sản xuất gạch ngói tại khu 5........)

+ Văn bản số 6340/TNMT-NKB của Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh ngày 08 tháng 11 năm 2022 về việc thông qua chương trình kế hoạch thăm dò bổ sung đánh giá trữ lượng, chất lượng đất đá làm vật liệu san lấp trong ranh giới khu vực mỏ sét đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép khai thác tại Quyết định số 1801/GP-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2017, tại khu 5, thị trấn Trới, phường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

+ Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả tổng hợp tài liệu địa chất, thăm dò bổ sung và tính trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp đi kèm trong quá trình khai thác sét gạch ngói tại khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

+ Quyết định số 06/QĐTMTUB ngày 20/6/2023 của Công ty cổ phần Gạch ngói Bình Dng phê duyệt Dự án dự án đầu tư khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất đá làm vật liệu san lấp tại khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

*/ Phạm vi và quy mô Dự án:

Căn cứ Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả tổng hợp tài liệu địa chất, thăm dò bổ sung và tính trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp đi kèm trong quá trình khai thác sét gạch ngói tại khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; Căn cứ Quyết định số 06/QĐTMTUB ngày 20/6/2023 của Công ty cổ phần Gạch ngói Bình Dng phê duyệt Dự án đầu tư khai thác sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất đá làm vật liệu san lấp tại khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Biên bản làm việc thẩm định hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản của Sở tài nguyên và môi trường ngày 27/6/2023; phạm vi và quy mô của Dự án như sau:

- Quy mô dự án:

+ Diện tích đất sử dụng: 9,7 ha.

+ Diện tích khu vực khai thác: 9,7ha

+ Độ sâu khai thác đến mức: ±0

+ Trữ lượng địa chất: 1.398.335 m3 (sét và đất san lấp). Trong đó:

++Trữ lượng sét là: 520.249 m3.

++Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp là: 878.086 m3

+ Trữ lượng khai thác: 1.174.284 m3 (sét và đất san lấp). Trong đó:

+ + Trữ lượng sét là: 444.854 m3.

++ Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp là: 729.430 m3

- Phương pháp khai thác: Lộ thiên.

- Công suất khai thác:

+ Công suất khai thác sét là: 45.000 m3/năm.

+ Công suất khai thác đất đá làm vật liệu san lấp là: 75.000m3/năm.

- Thời hạn khai thác: hết ngày 30/06/2033.

- Loại hình: Dự án khai thác khoáng sản. Quy mô Dự án: vốn đầu tư: 13.676.127.000 VNĐ, thuộc Nhóm C (lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản với tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng), thuộc mục 11 của Phụ lục IV, nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3. Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

3.1 Các hạng mục công trình chính của dự án

Hiện trạng công trình: Do đặc thù của mỏ khai thác sét nên trên mặt bằng mỏ không xây dựng các công trình kiên cố. Hiện trạng tiếp tục sử dụng Nhà cấp 4 hiện có trên mặt bằng mỏ để làm nơi nghỉ ngơi công nhân và tập kết máy móc. Khi dự án nâng công suất, công ty sẽ cải tạo lại tuyến đường vận tải nội mỏ phục vụ cho vận chuyển sét về nhà máy, đảm bảo đáp ứng khi nâng công suất của mỏ sét, không đầu tư xây dựng thêm các công trình kiên cố.

a) Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình chính:

Tài nguyên, biên giới và trữ lượng khai trường

Căn cứ vào Quyết định quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500, Giấy phép khai thác khoáng sản, quyết định phê duyệt trữ liuowngj thì ranh giới của khu khai thác được xác định bởi các điểm 1, 2, 3....6, 7, 8, 9 và báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, thì diện tích khu vực khai thác là 9,7ha.

- Tài nguyên, biên giới khai trường:

Bảng 1. Kích thước khai trường mỏ

- Trữ lượng khoáng sản:

Theo Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 14/4/2023 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt trữ lượng khoáng sản trong Báo cáo kết quả tổng hợp tài liệu địa chất, thăm dò bổ sung và tính trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp đi kèm trong quá trình khai thác sét gạch ngói tại khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh thì trữ lượng khoáng sản huy động vào khai thác của mỏ trong giai đoạn này là 1.174.284 m3, trong đó:

- Trữ lượng sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói huy động vào khai thác là: 444.854 m3.

- Trữ lượng đất đá làm vật liệu san lấp huy động vào khai thác là: 729.430 m3 (đất san lấp đạt độ đầm chặt K95, K98 là: 167.203 m3; đất đá làm vật liệu san lấp là: 562.227 m3).

Chế độ làm việc, công suất và tuổi thọ mỏ

+ Chế độ làm việc

Chế độ làm việc được xác định là chế độ làm việc không liên tục, nghỉ ngày lễ, chủ nhật.

Số ngày làm việc trong năm: 26 x 12 tháng = 312 ngày trừ ngày nghỉ lễ tết 12 ngày (làm tròn), thời gian làm việc trong năm 300 ngày.

Số ca làm việc trong một ngày: 1 ca. Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ.

Máy móc thiết bị hoạt động thực tế 6 giờ (Đầu ca 1 giờ, cuối ca 1 giờ là thời gian kiểm tra, bảo dưỡng máy móc thiết bị).

Căn cứ theo giấy phép khai thác khoáng sản số 1801/GP-UBND ngày 26/5/2017 thì thời gian khai thác của mỏ đến hết ngày 31/12/2027. Như vận thời gian khai thác mỏ còn lại cho đến kết thúc khai thác là khoảng 4,5 năm.

Với:

+ Công suất khai thác sét là: 45.000 m3/năm.

+ Công suất khai thác đất đá làm vật liệu san lấp là: 75.000m3/năm. Vậy khối lượng khai thác mỏ tính đến ngày 31/12/2027 là:

+ Khối lượng sét: 202.354 m3.

+ Khối lượng đất đá làm vật liệu san lấp huy động: 337.500 m3.

Mở vỉa, trình tự và hệ thống khai thác

1. Công tác mở mỏ (mở vỉa):

Vị trí mở vỉa (mở mỏ): Do mỏ đang khai thác, đã có tuyến đường vận tải từ trước nên trong giai đoạn này mỏ tiếp tục cải tạo mặt bằng diện tích khai thác để bố trí thiết bị khai thác, vị trí mở mỏ bắt đầu tại vị trí cốt cao độ +35m phía Tây Bắc của khai trường.

2. Trình tự khai thác:

- Trước khi tiến hành mở tầng khai thác sét làm sạch bằng máy gạt D85A kết hợp thủ công, sau đó dùng máy xúc trực tiếp đổ lên ô tô vận chuyển về bãi chữa..

- Thực hiện theo kiểu cuốn chiếu, theo từng lớp từ trên xuống dưới, từ Tây Bắc sang Đông Nam cho tới khi đạt cốt cao độ kết thúc ở mức +0m..

3. Cao độ khai thác: Sau khi xây dựng tuyến đường vận tải trong mỏ, tạo moong khai thác đầu tiên ở phía Đông Bắc khu mỏ, tiến hành bóc lớp mặt phủ và chia thành các tầng khai thác, mỗi tầng chiều cao 5m. Tiến hành khai thác từ phía Đông Bắc sang Tây Bắc rồi xuống Đông Nam và Tây Nam khu mỏ. Cao độ thiết kế khai thác qua các năm như sau:

Bảng 2 - Lịch khai thác mỏ trong giai đoạn đến ngày 31/12/2027.

4. Hệ thống khai thác:

- Căn cứ vào công suất khai thác lựa chọn:

+ Công suất khai thác sét là 100.000 m3/năm.

+ Công suất khai thác đất đá làm vật liệu san lấp là 160.000m3/năm.

* Lựa chọn hệ thống khai thỏc áp dụng cho mỏ

- Trên cơ sở đánh giá ưu nhược điểm của các hệ thống khai thác như đã nêu trên kết hợp với điều kiện thực tế của mỏ sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp tại Khu 5 Trới, phường Hoành Bồ.

- HTKT hợp lý là hệ thống khai thác giảm được chi phí đầu tư, giá thành khai thác giảm, khả năng thu hồi vốn nhanh và an toàn trong quá trình khai thác.Từ đó thiết kế lựa chọn hệ thống khai thác hợp lý cho mỏ sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp tại Khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là: Hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng.

Bảng 3: Tổng hợp các thông số của hệ thống khai thác

Do sét tại khai trường có tính mềm yếu nên việc phá vỡ để bốc xúc không cần đến việc khoan nổ mìn mà chủ yếu nhờ vào máy xúc để phá vỡ liên kết và làm công tác bốc xúc. Ngoài ra máy xúc còn đảm đương các nhiệm vụ như: Tạo tầng công tác, xúc chọn lọc đất, sét, sử dụng ôtô để vận tải sét về nhà máy.

Với đặc điểm khai trường mỏ sét làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói và đất, đá làm vật liệu san lấp tại Khu 5 Trới, phường Hoành Bồ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có dạng đồi núi thấp, khoảng cách vận tải nhỏ, với công suất của mỏ là 100.000m3 sét/năm và 160.000 m3 đất đá san lấp/năm thì sử dụng hình thức vận tải ô tô là một ưu thế.

Với cung đường khoảng 7,0 km từ Nhà máy sản xuất gạch ốp lát Looko .... tới khai trường khai thác là không quá xa nên cán bộ công nhân sẽ được trang bị xe máy để phục vụ công tác đi lại.

Vật liệu sẽ được vận chuyển bằng ô tô.

Đối với tuyến đường vận tải hiện có của mỏ đã được công ty đầu tư xây dựng từ năm 2004, tuyến đường này có chiều rộng từ 7-9m với mặt đường được đầm chặt nên có thể chịu được tải trọng và cường độ xe chạy lớn. Hơn nữa tuyến đường này thường xuyên được công ty tu bổ và nâng cấp nên với công suất của mỏ là 100.000m3 sét/năm và 160.000 m3 đất đá san lấp/năm thì hệ thống tuyến đường này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu về vận tải của mỏ mà không cần đầu tư mở rộng nâng cấp thêm.

Công tác cải tạo, phục hồi môi trường

Nội dung phương án cải tạo, phục hồi môi trường được trình bày cụ thể tại chương 4 của báo cáo, nội dung các phương án cải tạo chính như sau:

- Đáy moong kết thúc khai thác ở mức +0,0. Khu vực moong có cao độ từ mức +0,0 ¸ +5 sẽ được cải tạo thành hồ nước.

- Trồng cây xanh mặt tầng, mặt taluy khu vực đã kết thúc khai thác từ mức +5 trở lên.

- Trên các mặt tầng sẽ tiến hành đào hệ thống rãnh xung quanh chân tầng nhằm hạn chế nước chảy tràn trên mặt tầng (Rãnh nước có dạng hình thang cân). Hệthống rãnhthu gom nước này có độ dốc dọc từ 3%-5% hướng về các hố thu nước, tại đây nước sẽ được chảy qua các rãnh thoát ngang trên mặt tầng và qua các rãnh theo taluy rồi tập chung tại hồ chứa.

- Lắp dựng biển cảnh báo nguy hiểm khu vực hồ nước

- Lắp dựng cột bê tông thép gai khu vực hồ nước.

-Kết hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền về việc đảm bảo an toàn cho người, phương tiện, gia súc... quanh khu vực.

3.2 Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án

a. Lán trại, nhà điều hành

- Công trình hiện hữu: Tại mỏ đã bố trí 01 nhà cấp 4 để phục vụ công tác bảo vệ tài sản, máy móc thiết bị, không xây dựng các công trình kiên cố. Dự án tiếp tục sử dụng nhà này để phục vụ công tác bảo vệ tài sản, máy móc thiết bị, không xây dựng các công trình kiên cố. Khu vực văn phòng và nhà điều hành được bố trí tại nhà máy.

b. Hệ thống cấp nước:

- Nguồn cấp nước: Cấp nước bằng xe téc dung tích 5m3.

- Tiêu chuẩn cấp nước: TCXDVN 33:2006 Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế. Do tại công trường không có hoạt động ăn uống, sinh hoạt nên áp dụng bảng 3.4 của TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn dùng nước trong cơ sở sản xuất công nghiệp tính cho 1 người trong 1 ca là 25 lít/người/ca. Như vậy với số lượng công nhân là 23 người thì lượng nước dùng là 600 lít/ngày = 0,6m3/ngày.

- Phun nước dập bụi, rửa đường: Trong quá trình khai thác sét, nước được sử dụng cho mục đích dập bụi và rửa đường ước tính khoảng 3m3/ngày (phun 4-6 lần/ngày). Nước được phun tại các khu vực khai thác, bốc xúc, trên tuyến đường vận chuyển sét về nhà máy. Nguồn cung cấp nước dập bụi và rửa đường được lấy từ moong khai thác, sử dụng bơm công suất 50m3/h, vòi phun bằng ống mềm để thực hiện việc dập bụi, rửa đường.

c. Hệ thống cấp điện:

Dự án không có hoạt động sinh hoạt tại công trường và không sử dụng điện cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển. Nhu cầu sử dụng điện chủ yếu là hoạt động chiếu sáng cho lán trại để phục vụ cho công tác bảo vệ tài sản. Vì vậy công ty bố trí lắp đường dây điện từ nguồn điện 22/0,4KV để phục vụ cho mục đích chiếu sáng.

Phương án cấp điện: Tại các cột điện, chủ dự án bố trí lắp đặt đồng hồ công tơ điện riêng, sử dụng dây điện lõi đồng có tiết diện mặt cắt 2,5mm2 và bóng đèn Led 30w để thắp sáng cho lán trại, đảm bảo khoảng cách an toàn đến nhà dân ít nhất là 15m trở lên. Do dự án chỉ sử dụng cấp điện chiếu sáng nên sẽ đảm bảo khi dự án nâng công suất.

d. Sửa chữa cơ điện, kho tàng, mạng hạ tầng kỹ thuật:

Việc sửa chữa bảo dưỡng nhỏ sẽ được thực hiện tại chỗ, còn các công tác bảo dưỡng lớn và sửa chữa sẽ được đưa tới xưởng cơ khí chuyên dụng trong thành phố, không thực hiện trên mỏ. Việc sửa chữa sẽ làm phát sinh một số chất thải nguy hại như dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, ắc quy chì hỏng, động cơ, hộp số hỏng...Công ty đã bố trí nhà kho chứa CTNH tại Nhà máy gạch của chủ đầu tư, được xây dựng chắc chắn kết cấu bằng mái tôn, tường tôn/gạch bao quanh, láng nền chống thấm, có biển cảnh báo, có trang bị bình cứu hỏa ở cửa kho.

3.3. Các hạng mục bảo vệ môi trường của Dự án

a. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải:

- Nước thải sinh hoạt:

Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng nhà vệ sinh có bể phốt 3 ngăn dung tích 2 m3 tại khu nhà cấp 4 hiện có trên mỏ set. Với lượng nước thải sinh hoạt là 0,6m3/ngày thì công trình của dự án đảm bảo thu gom, xử lý.

- Nước mưa chảy tràn:

*/ Tính toán lượng nước mưa chảy tràn:

Lượng nước mưa chảy tràn khu vực khai thác phụ thuộc vào lưu lượng mưa và diện tích hứng nước tại các lưu vực thoát nước. Với diện tích lưu vực hứng nước là 97.000 m2 thì lượng nước mưa chảy tràn: Q = 374 m3/ngày.đêm = 15,6 m3/h.

*/ Giải pháp thoát nước mưa chảy tràn:

+ Để tháo khô lượng nước chảy vào moong khai thác, biện pháp tốt nhất là bố trí hợp lý công trình khai thác mỏ và mương thoát nước nối liền đáy các công trình khai thác mỏ với dòng chảy trên mặt, nơi địa hình cao thông ra sông suối lớn và tạo mặt bằng moong khai thác có độ nghiêng vào trong chân tuyến với góc nghiêng từ 3-50, sau đó tạo mương rãnh thoát có đáy nối liền với các khe rãnh nhân tạo, đưa dòng chảy theo một lối qui định tránh được hiện tượng sói lở và phá huỷ đường hào trong và hệ thống giao thông nội bộ mỏ.

+ Làm các hào đất thoát nước bao quanh từng khoảnh (rãnh phân thủy) với độ dốc 1-3% bảo đảm thoát nước tự chảy, hạn chế tối đa lượng nước chảy vào mỏ.

+ Khi khai thác xuống độ sâu hơn bề mặt địa hình tự nhiên, việc thoát nước bằng phương pháp bơm cưỡng bức.

Nước chảy tràn nhiễm bẩn qua khu vực mỏ sét được lắng cơ học trong ao lắng. Với thể tích ao lắng 8.000m3 có thể lưu chứa nước trong nhiều ngày, chất rắn lơ lửng của nước mưa chảy tràn qua khu vực moong được lắng cơ học trong moong lắng. Khi mức nước trong moong lắng đạt mức cos 4m so với đáy hồ thì nước được bơm ra bằng hệ thống bơm cưỡng bức và ống vải bạt Ø90 ra hệ thống mương phía Đông mỏ, cuối cùng chảy ra sông Trới.

Tiếp tục sử dụng bơm LT208-29 (02 máy bơm (01 máy bơm hoạt động và 01 máy bơm dự phòng) để tháo khô mỏ ta sử dụng loại hoặc loại tương đương.

b. Công trình thu gom, lưu giữ xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

- Chất thải rắn sinh hoạt: Bố trí thùng rác PVC 100l tại khu vực sinh hoạt trên công trường để thu gom, sau đó thuê đội vệ sinh môi trường của phường Hoành Bồ đến vận chuyển, xử lý theo quy định (tần suất vận chuyển 1 ngày/lần). Lượng rác thải sinh hoạt dự kiến khoảng 12 kg/ngày, do đó việc tập kết và thu gom, vận chuyển xử lý rác thải hàng ngày đảm bảo không để rác thải tồn đọng lại mỏ.

- Chất thải nguy hại: Chất thải nguy hại được thu gom nhà máy của chủ đầu tư, thực hiện lưu giữ trong kho CTNH của Nhà máy gạch. Định kỳ được vận chuyển, xử lý bởi các đơn vị có chức năng nên đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường khu mỏ.

*/ Các yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020): Khu vực thực hiện dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

3.4. Các hoạt động của Dự án

a. Các hoạt động chính tác động đến môi trường giai đoạn xây dựng của Dự án:

- Hoạt động xây dựng hệ thống thoát nước

- Hoạt động của công nhân - Hoạt động của máy móc

b. Các hoạt động chính tác động đến môi trường giai đoạn khai thác của Dự án:

- Hoạt động khai thác, bốc xúc sét và đất đá thải

- Hoạt động của công nhân

- Hoạt động của máy móc, xe phương tiện thi công.

c. Các hoạt động chính tác động đến môi trường giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường của Dự án:

- Hoạt động của công nhân thi công cải tạo

- Hoạt động của máy móc, xe phương tiện thi công.

II. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN CÓ KHẢ NĂNG TÁC ĐỘNG XẤU ĐẾN MÔI TRƯỜNG

a. Trong giai đoạn xây dựng của Dự án:

- Hoạt động xây dựng hệ thống thoát nước: Bụi và khí thải từ máy móc đào xới, xe vận chuyển, nươc thải do nước mưa chảy tràn qua bề mặt thi công, chất thải rắn xây dựng.

- Hoạt động của công nhân: nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt.

- Hoạt động của máy móc: Bụi và khí thải, nước thải do rửa bánh xe.

b. Trong giai đoạn khai thác của Dự án:

- Hoạt động khai thác, bốc xúc sét và đất đá thải: Bụi và khí thải từ máy móc đào xới, xe vận chuyển, nươc thải do nước mưa chảy tràn qua bề mặt thi công, chất thải rắn xây dựng.

- Hoạt động của công nhân: nước thải sinh hoạt, chất thải rắn sinh hoạt

- Hoạt động của máy móc, xe phương tiện thi công: Bụi và khí thải, nước thải do rửa bánh xe.

c. Các hoạt động chính tác động đến môi trường giai đoạn cải tạo phục hồi môi trường của Dự án:

- Hoạt động của công nhân thi công cải tạo: nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt

- Hoạt động của máy móc, xe phương tiện thi công: Bụi, khí thải

III. DỰ BÁO CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHÍNH, CHẤT THẢI PHÁT SINH THEO CÁC GIAI ĐOẠN CỦA DỰ ÁN

3.1 Các tác động môi trường chính trong giai đoạn triển xây dựng dự án

1) Tác động do nước thải

- Tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân.

- Tác động do nước thải thi công xây dựng.

- Tác động do nước mưa chảy tràn qua khu khai thác, nước thải rửa bánh xe

2) Tác động do bụi, khí thải, tiếng ồn

- Tác động của bụi, khí thải, tiếng ồn từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị thi công tại dự án.

- Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động phát quang thực vật, GPMB.

- Bụi và khí thải, tiếng ồn do quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình.

3) Tác động do chất thải rắn, CTNH

- Chất thải rắn sinh hoạt: Hoạt động sinh hoạt công nhân viên.

- Chất thải rắn xây dựng: Hoạt động xây dựng của dự án.

- Chất thải nguy hại: dầu mỡ thải của máy móc thi công, giẻ lau dính dầu, vật liệu thải của quá trình xây dựng...

4) Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái khu vực

- Hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái dưới nước.

- Tác động đến cảnh quan môi trường khu vực dự án.

3.2 Các tác động môi trường chính trong quá trình hoạt động khai thác

1) Tác động do nước thải

- Tác động do nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác, nước thải do rửa bánh xe.

- Tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân lao động.

2) Tác động do bụi, khí thải, tiếng ồn

- Bụi, khí thải, tiếng ồn từ phương tiện, máy móc khai thác, bốc xúc sét.

- Bụi và khí thải, tiếng ồn do phương tiện vận chuyển sét, đất đá thải.

3) Tác động do chất thải rắn, CTNH

- Chất thải rắn: rác sinh hoạt của 24 công nhân lao động.

- Đất đá thải (đất bóc hữu cơ từ quá trình khai thác).

- Chất thải nguy hại: dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, động cơ, hộp số hỏng...

4) Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái khu vực khai thác

- Hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái dưới nước.

- Tác động đến cảnh quan môi trường khu vực dự án.

- Bồi lắng hệ thống mương rãnh thoát nước.

3.3 Các tác động môi trường chính giai đoạn kết thúc khai thác, CTPHMT

1) Tác động do nước thải

- Tác động do nước mưa chảy tràn qua khu vực khai thác.

- Tác động do nước thải sinh hoạt của công nhân lao động.

2) Tác động do bụi, khí thải, tiếng ồn

Bụi, khí thải, tiếng ồn từ phương tiện, máy móc thi công công trình cải tạo, phục hồi môi trường.

3) Tác động do chất thải rắn, CTNH

- Chất thải rắn: rác sinh hoạt của 5 công nhân lao động.

- Chất thải nguy hại: dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, động cơ, hộp số hỏng...

4) Tác động đến cảnh quan, hệ sinh thái khu vực khai thác

- Hệ sinh thái cạn, hệ sinh thái dưới nước.

- Tác động đến cảnh quan môi trường khu vực dự án.

- Tác động đến địa hình khu vực.

IV. CÁC CÔNG TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN

4.1 Trong giai đ​oạn triển khai xây dựng dự án

a) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Nhà vệ sinh có bể tự hoại 2m3 tại khu nhà cấp 4. - Nước mưa chảy tràn bề mặt: hào thoát nước tự chảy, hồ lắng, ao lắng. - Nước thải do rửa bánh xe: hố lắng tại cầu rửa xe: 1 m3.

Nguồn tiếp nhận nước mưa chảy tràn bãi sét: Moong lắng nước tại dự án, nước thải sau đó được thoát ra sông Trới.

Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B), nước mưa chảy tràn bãi sét sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

b) Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải

- Phun nước dập bụi 2-4 lần/ngày.

- Thực hiện phát quang lớp thực bì theo tiến độ khai thác.

- Sử dụng thiết bị, máy móc được đăng kiểm, còn niên hạn sử dụng, định kỳ duy tu bảo dưỡng.

- Các phương tiện vận chuyển đất đá phải che phủ bạt kín thùng xe.

Hiệu quả xử lý: đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm bụi, khí thải nằm trong giới hạn cho phép của QCĐP 4:2020/QN, QCĐP 4:2020/QN; QCVN 03:2019/BYT; QCVN 24:2016/BYT.

c) Biện pháp quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại

- Đối với rác thải sinh hoạt: 2 Thùng rác PVC 100l, hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển và xử lý.

- Quản lý chất thải nguy hại: Thu gom vào thùng phuy 200l, hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý.

Đảm bảo tuân thủ các quy định của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ và Thông tư số 36/2015/BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TNMT.

4.2 Trong giai đoạn khai thác

a) Hệ thống thu gom và xử lý nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Nhà vệ sinh có bể tự hoại 2m3 tại khu nhà cấp 4.

- Nước thải do rửa bánh xe: hố lắng tại cầu rửa xe: 1 m3.

- Nước mưa chảy tràn bề mặt khu khai thác: Thi công các tuyến mương rãnh, cải tạo hố lắng, ao lắng để thu gom, lắng đọng nước thải. Nước thải công nghiệp sau khi xử lý bằng hố lắng đảm bảo đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B.

- Công trình thu gom, xử lý nước thải: Do khu vực khai thác sét có địa hình dốc về khu vực moong lắng nên nước thải trên bề mặt mỏ sét sẽ chảy theo địa hình về moong lắng. Nước chảy tràn nhiễm bẩn qua khu vực mỏ sét được lắng cơ học trong moong lắng dung tích 8.000 m3. Khi mức nước trong moong lắng đạt mức cos 4m so với đáy hồ thì nước được bơm ra bằng hệ thống bơm cưỡng bức sau đó chảy ra kênh mương thoát nước của khu 5, cuối cùng chảy ra sông Trới.

Nguồn tiếp nhận nước thải: hố lắng nước tại khu vực Đông Nam dự án, nước thải sau đó được bơm cưỡng bức lên kênh thoát nước chung và chảy ra sông Trới.

Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B), nước mưa chảy tràn bãi sét sau xử lý đạt QCĐP 3:2020/QN – Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh.

b. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải

- Bố trí xe phun nước tưới ẩm dọc tuyến đường vận chuyển và khu khai thác (tần suất 4 -6 lần/ngày). Tổng quãng đường phun nước khoảng 7km.

- Trồng cây xanh cách ly với các khu vực lân cận. - Che phủ bạt xe vận chuyển sét về nhà máy.

- Bố trí công nhân vệ sinh, quét dọn đất sét rơi vãi tại các điểm giao cắt. - Công trình đảm bảo duy tu, nâng cấp, hoàn trả hạ tầng khu vực:

- Biện pháp trên tuyến đường vận chuyển, khu vực đổ thải: Xe tưới nước 5m3, quét dọn vệ sinh tuyến đường vận chuyển, che phủ bạt xe vận chuyển. Trồng cây xanh khu vực đổ thải.

Hiệu quả xử lý: đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm bụi, khí thải nằm trong giới hạn cho phép của QCĐP 4: 2020/QN, QCĐP 4:2020/QN; QCVN 03:2019/BYT; QCVN 24:2016/BYT.

c) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý rác thải sinh hoạt

Thu gom, lưu giữ tại thùng rác PVC100l, hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý theo quy định.

d) Biện pháp quản lý chất thải nguy hại:

Việc quản lý chất thải nguy hại nếu phát sinh được thực hiện theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý.

4.3 Trong giai đoạn kết thúc khai thác, CTPHMT

- Thực hiện theo đúng phương án CTPHMT được duyệt.

- Cải tạo thành hồ chứa nước ngọt dự trữ, trồng cây xanh xung quanh đê tạo cảnh quan, cải tạo điều kiện vi khí hậu.

- Tiếp tục sử dụng nhà vệ sinh di động để thu gom, xử lý NTSH.

- Sử dụng 2 thùng rác PVC 100l, hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển, xử lý.

VI. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA CHỦ DỰ ÁN

5.1 Giai đoạn xây dựng và khai thác dự án

a) Giám sát trong giai đoạn triển xây dựng dự án

- Môi trường không khí:

+ Vị trí giám sát: 04 vị trí: Tuyến đường vận chuyển sét; Tại khu vực khai thác, bốc xúc sét; Tại khu vực ra vào dự án; Khu đổ thải.

+ Thông số quan trắc: Bụi TSP, bụi PM10, SO2, NO, NO2, CO2, Độ ồn TB, rung. + Tần suất: 3 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 03:2019/BYT; QCĐP 4:2020/QN; QCĐP 5:2020/QN, QCVN 24:2016/BYT, QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT.

- Nước thải:

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí tại moong lắng.

+ Thông số quan trắc: pH, BOD5, TSS, COD, Amoni, Nitrat, Sunfua, Phosphat, T-N, T-P, As, Pb, Hg, Cd, Fe, Mn, Ni, Zn, Cr, dầu mỡ, coliform.

+ Tần suất: 3 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCĐP 3:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Kq = 0,9; Kf = 1; KQN = 0,85, cột A).

b) Giám sát trong giai đoạn khai thác - Môi trường không khí:

+ Vị trí giám sát: 04 vị trí: Tuyến đường vận chuyển sét; Tại khu vực khai thác, bốc xúc sét; Tại khu vực ra vào dự án; Khu đổ thải.

+ Thông số quan trắc: Bụi TSP, bụi PM10, SO2, NO, NO2, CO2, Độ ồn TB, rung. + Tần suất: 3 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 03:2019/BYT; QCĐP 4:2020/QN; QCĐP 5:2020/QN, QCVN 24:2016/BYT, QCVN 26:2010/BTNMT; QCVN 27:2010/BTNMT.

- Nước thải:

+ Vị trí giám sát gồm 01 vị trí tại moong lắng.

+ Thông số quan trắc: pH, BOD5, TSS, COD, Amoni, Nitrat, Sunfua, Phosphat, T-N, T-P, As, Pb, Hg, Cd, Fe, Mn, Ni, Zn, Cr, dầu mỡ, coliform.

+ Tần suất: 3 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: QCĐP 3:2020/QN: Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về nước thải công nghiệp tỉnh Quảng Ninh (Kq = 0,9; Kf = 1; KQN = 0,85, cột A).

5.2 Giám sát trong giai đoạn kết thúc khai thác, cải tạo, phục hồi môi trường \

- Môi trường không khí:

+ Vị trí giám sát: 02 vị trí: Tuyến đường vào mỏ sét; Tại khu vực cải tạo, phục hồi môi trường.

+ Thông số quan trắc: Bụi TSP, bụi PM10, SO2, NO, NO2, CO2, Độ ồn TB, rung. + Tần suất: 3 tháng/lần.

- Môi trường nước mặt:

+ Vị trí giám sát: 01 vị trí: moong chứa nước ngọt.

+ Thông số quan trắc: pH, BOD5, TSS, COD, Amoni, Nitrat, Sunfua, Phosphat, T-N, T-P, As, Pb, Hg, Cd, Fe, Mn, Ni, Zn, Cr, dầu mỡ, coliform.

+ Tần suất: 3 tháng/lần.

+ Quy chuẩn so sánh: Bảng 1 và Bảng 2, mức B của QCVN 08:2023/QN: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt.

5.3 Giám sát khác

Thực hiện các giám sát sau với tần suất hàng ngày: a) Giai đoạn triển khai xây dựng dự án

- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động.

- Giám sát việc thu gom, vận chuyển xử lý rác thải thực bì phát sinh trong quá trình chuẩn bị, xây dựng cơ bản.

- Giám sát việc phun tưới nước dập bụi trên công trường và tuyến đường vận chuyển.

- Các hệ thống thoát nước mưa.

- Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. - Giám sát các sự cố môi trường.

Nội dung giám sát:

- Kiểm tra sự thay đổi về kích thước, chế độ dòng chảy, lắng đọng, tích tụ, biến dạng của hệ thống thoát nước so với trước khi có hoạt động khai thác, xác định các yếu tố gây nên sự thay đổi đó.

- Kiểm tra sự tồn tại và khả năng thoát nước của các tuyến thoát nước mưa. Xác định các yếu tố gây cản trở đến khả năng thoát nước và làm gia tăng nồng độ chất bẩn trong nước mưa.

- Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại nhà vệ sinh di động. b) Giai đoạn khai thác và kết thúc của Dự án

Thành lập nhóm giám sát môi trường để giám sát các yếu tố xói mòn, trượt, sụt lở, lún đất, hệ thống mương, rãnh thoát nước khu mỏ. Kiểm tra, giám sát các vị trí tiếp giáp với khu dân cư, hệ thống thoát nước đảm bảo không gây ngập úng khu vực hạ lưu...

+ Kiểm tra sự thay đổi về chế độ dòng chảy, hiện tượng sụt lún đất trong quá trình khai thác, xác định các yếu tố gây nên sự thay đổi đó.

+ Giám sát các ảnh hưởng trên đến các đối tượng tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực dự án, trên tuyến đường vận chuyển sét về nhà máy.

- Giám sát tiến độ thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, nhanh chóng giảm thiểu tình trạng ô nhiễm và nguy cơ xảy ra các sự cố môi trường (nếu có), đảm bảo hiệu quả đầu tư.

- Giám sát việc tuân thủ các quy định của địa phương và của ngành: Giám sát nhằm kiểm soát chặt chẽ các tác động tiêu cực tới môi trường và sức khoẻ con người, đưa ra các chính sách điều chỉnh hợp lý, giúp cho việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn. Giám sát việc thực hiện các quy định, kiến nghị của địa phương và của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Trên cơ sở kết quả quản lý và giám sát môi trường, Chủ đầu tư sẽ kịp thời có những biện pháp xử lý nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức khỏe con người.

+ Thực hiện chương trình giám sát chất thải rắn và chất thải nguy hại trong toàn bộ giai đoạn chuẩn bị và khai thác với các nội dung: Giám sát khối lượng phát sinh, chủng loại chất thải rắn nguy hại, dầu mỡ thải và tình trạng thu gom, quản lý chất thải nguy hại tại công trường khai thác.

+ Thực hiện chương trình báo cáo định kỳ chất thải nguy hại theo quy định của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, ngày 24 tháng 3 năm2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và hướng dẫn của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại 02 lần/năm

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án nhà máy sản xuất bột cá, dầu cá

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha