Nội dung tham vấn ĐTM dự án nuôi biển theo công nghệ hiện đại

Nội dung tham vấn đánh giá tác động môi trường dự án nuôi biển theo công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn cá thương phẩm/năm được đầu tư có diện tích 300ha mặt biển để có thể đảm bảo triển khai đầy đủ các hạng mục công trình, tạo vùng đệm an toàn sinh học, hành lang an toàn trên biển, phục vụ cho hoạt động hiệu quả của dự án.

Ngày đăng: 31-03-2025

20 lượt xem

NỘI DUNG THAM VẤN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1. Thông tin về dự án:

1.1.Thông tin chung: tên dự án, địa điểm thực hiện, chủ dự án đầu tư

a.Tên dự án, chủ dự án đầu tư

Dự án "Nuôi biển theo công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn cá thương phẩm/năm” tại ấp Rạch Vẹm, xã Gành Dầu, Tp Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Chủ dự án: Theo Quyết định số 2909/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang cấp lần đầu ngày 01/11/2024 về việc chấp thuận Nhà đầu tư:

Tên chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH NUÔI TRỒNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU THỦY HẢI SẢN

Địa chỉ trụ sở: Grand World Phú Quốc, khu Bãi Dài, Xã Gành Dầu, Thành phố Phú Quốc, Kiên Giang

- Điện thoại: ........

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ... do Phòng ĐKKD - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang cấp ngày 9/11/2022.

b.Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án

Người đại diện theo pháp luật: ........

Chức vụ: Giám đốc

Chỗ ở hiện tại: Đống Binh, phường Quán Toán, Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

- Điện thoại: .........

Tổng vốn đầu tư của dự án theo Quyết định số 2909/QĐ-UBND do UBND tỉnh Kiên Giang cấp lần đầu ngày 01/11/2024: 50.000.000.000 (năm mươi tỷ đồng ), trong đó:

Vốn góp của nhà đầu tư: 12.500.000.000 (mười hai tỷ năm trăm triệu đồng). Chiếm 25% tổng vốn dự án .

Vốn huy động: 37.500.000.000 (ba mươi bẩy tỷ năm trăm triệu đồng ). Chiếm 75% tổng vốn dự án .

c.Vị trí địa lý

Dự án được thực hiện trên phần diện tích 300 ha mặt biển tại Ấp Rạch Vẹm, Xã Gành Dầu, Tp Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1. 1. Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu vực thực hiện dự án

 

 

Điểm

Tọa độ VN 2000

Kinh tuyến trục 104o30’, múi chiếu 3o

X

Y

1

1150211,29

430601,10

2

1149447,56

432981,59

3

1148304,92

432615,00

4

1149068,66

430234,51

1

1150211,29

430601,10

Nguồn: Công ty TNHH nuôi trồng và xuất nhập khẩu thủy hải sản,2024

1.2.Phạm vi, quy mô, công suất của dự án

Quy mô: Dự án "Nuôi biển theo công nghệ hiện đại với công suất 10.000 tấn cá thương phẩm/năm” được đầu tư có diện tích 300ha mặt biển để có thể đảm bảo triển khai đầy đủ các hạng mục công trình, tạo vùng đệm an toàn sinh học, hành lang an toàn trên biển, phục vụ cho hoạt động hiệu quả của dự án đầu tư.

Trong khu vực triển khai dự án có diện tích 300ha, khu nuôi lồng bè được phân thành 10 khu vực nuôi, mỗi khu vực nuôi có diện tích 30 ha. Mỗi khu vực nuôi bao gồm số lượng 14 lồng bè có kích thước khác nhau, có ba loại lồng với kích thước chu vi lồng là 50m, 100m và 120m. Trong đó lồng có chu vi 50m có số lượng 2 cái, lồng có chu vi 100m số lượng 04 cái, lồng có chu vi 120m số lượng 08 cái. Các lồng được bố trí từ trong ra ngoài để hạn chế quãng đường phân chia mật độ nuôi của cá.

Công suất: Công suất thiết kế của dự án là 10.000 tấn cá thương phẩm/năm trong giai đoạn vận hành ổn định.

Quy mô lao động: Dự án sẽ có tổng cộng 100 công nhân làm việc trực tiếp tại các khu nuôi lồng trên biển. Mỗi xà lan nuôi cá sẽ có khoảng 20 công nhân làm việc luân phiên, chia thành 10 người mỗi ca trực trên mỗi xà lan.

1.3.Công nghệ sản xuất

Cá chẽm sẽ được nuôi bằng lồng tròn theo công nghệ của Nauy. Là hệ thống lồng tròn rất bền được sản xuất bằng vật liệu nhựa chịu lực HPDE, có thể tích lớn, chịu được sóng gió nên sẽ giảm thiểu được rủi ro trong quá trình nuôi, di chuyển dễ dàng, rất thuận tiện trong việc kiểm soát và thu hoạch cá. Với những ưu điểm đó loại lồng này rất phù hợp với những khu vực nuôi xa bờ - nơi mà có nguồn nước trong sạch, có thể hạn chế về nguy cơ ô nhiễm, kiểm soát được an toàn thực phẩm, tránh xung đội với các lợi ích khác như giao thông vận tải thủy, du lịch.

Công nghệ nuôi chẽm bằng lồng tròn công nghệ Nauy như sau: Con giống cỡ nhỏ sẽ được mua từ các trại giống của các Viện nghiên cứu, các công ty, trại giống của tư nhân trên địa bàn è Nuôi cá ở lồng HDPE cho đến khi thu hoạch è Thu hoạch cá thương phẩm.

Quy trình nuôi đảm bảo kỹ thuật từ khâu lựa chọn giống, nuôi trồng. Ứng dụng các công nghệ hiện đại trong chăm sóc như: hệ thống lồng công nghệ cao, hệ thống sục khí, hệ thống cho ăn tự động. Ứng dụng công nghệ cao như: phần mềm theo dõi vật nuôi, phần mềm kiểm soát điều kiện sống của cá (bao gồm: ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ oxy,…) góp phần làm tăng hiệu quả nuôi trồng.

1.4.Các hạng mục công trình của dự án và hoạt động của dự án đầu tư

Tại khu vực nuôi trên biển, Công ty chỉ thực hiện lắp đặt các lồng nuôi HDPE công nghệ Na Uy đã được ráp sẵn, đồng thời neo cố định các lồng nuôi cùng với các thiết bị phụ trợ như neo, phao, camera giám sát, và hệ thống cho ăn tự động được kết nối trực tiếp từ sà lan đến từng lồng nuôi. Khác với khu vực đất liền, tại khu vực này không xây dựng các hạng mục công trình hạ tầng cố định. Toàn bộ hoạt động sinh hoạt và làm việc của công nhân sẽ được thực hiện trên sà lan có tải trọng 1.500 tấn, đảm bảo sự linh hoạt và phù hợp với môi trường biển.

Trong khu vực triển khai dự án có diện tích 300ha, khu nuôi lồng bè được phân thành 10 khu vực nuôi, mỗi khu vực nuôi có diện tích 30 ha. Mỗi khu vực nuôi bao gồm số lượng 14 lồng bè có kích thước khác nhau, có ba loại lồng với kích thước chu vi lồng là 50m, 100m và 120m.

Bảng 1. 2. Các hạng mục xây dựng và đầu tư của dự án

TT

Hạng mục

Quy mô (m2 )

Tỉ lệ (%)

1

Lồng nhựa HDPE hình tròn chu vi 50m (20 lồng)

4,019.2

0.13%

TT

Hạng mục

Quy mô (m2 )

Tỉ lệ (%)

2

Lồng nhựa HDPE hình tròn chu vi 100m (40 lồng)

32,153.6

1.07%

3

Lồng nhựa HDPE hình tròn chu vi 120m (80 lồng)

90,683.2

3.02%

Tổng diện tích

3,000,000

100%

Nguồn: Công ty TNHH nuôi trồng và xuất nhập khẩu thủy hải sản,2024

Bảng 1. 3. Danh mục máy móc thiết bị tại Khu nuôi lồng trên biển

TT

Thiết bị

Đơn vị

Số lượng

I

Máy móc thiết bị chính của dự án

1

Hệ thống phun thức ăn trên xà lan. Nhà cung cấp: Scaleaq

Hệ thống

5

2

Máy cho ăn <24V

Cái

140

3

Xà lan 1500T. Vật liệu: thép

Cái

5

4

Camera

Hệ thống

5

II

Máy móc thiết bị phụ trợ của dự án

5

Máy phát điện công suất 200 kVA. Nhà sản xuất: Cummins

Cái

5

6

Cano nhỏ công suất 30HP. Nhà sản xuất máy: Yamaha

Cái

1

7

Tàu 200T. Vật liệu: thép

Cái

2

8

Tàu 700T. Vật liệu: thép

Cái

1

Nguồn: Công ty TNHH nuôi trồng và xuất nhập khẩu thủy hải sản,2024

1.5.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Căn cứ Giấy chứng nhận đầu tư của Dự án, các yếu tố nhạy cảm về môi trường của dự án được đánh giá như sau:

  • Khu vực dự kiến xây dựng dự án nằm tách biệt trên biển và hiện chưa có dân cư sinh sống, cách khu dân cư gần nhất khoảng 3km về hướng Tây Nam của dự án (khu dân cư ấp Gành Dầu, xã Gành dầu, Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).
  • Dự án được thực hiện trên phần diện tích 300ha mặt biển tại Ấp Rạch Vẹm, Xã Gành Dầu, Tp Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, tuy nhiên, dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
  • Nước thải sinh hoạt của dự án được thu gom vào các bể chứa tạm trên xà lan, định kỳ thuê đơn vị có chức năng hút hầm khi bể đầy; Công ty không thực hiện giặt lưới tại cơ sở mà chuyển lưới bẩn đến đơn vị chuyên trách để giặt, sau đó nhận lại lưới sạch. Nhờ vậy, dự án không phát sinh nước thải từ quá trình giặt lưới, góp phần giảm thiểu tác động môi trường và tối ưu quản lý chất thải; Đồng thời, dự án không trang bị phòng lab tại chỗ mà thuê đơn vị chuyên môn phân tích mẫu, tránh phát sinh nước thải và chất thải từ phòng lab, đảm bảo tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro môi trường; Trong quá trình vận hành, dự án phát sinh nước thải từ hoạt động nuôi cá trên biển. Do đặc thù nuôi lồng bè, nước thải được hòa trộn tự nhiên với nước biển. Công ty áp dụng hệ thống cho cá ăn tự động, giám sát qua camera để kiểm soát chặt lượng thức ăn, giảm chi phí và hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngoài ra, luân chuyển vị trí lồng nuôi sau mỗi lứa cá giúp môi trường nước phục hồi và duy trì ổn định. è Với các biện pháp trên, dự án không xả thải trực tiếp vào nguồn nước mặt được sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật về tài nguyên nước.
  • Dự án được thực hiện trên phần diện tích 300 ha mặt biển tại Ấp Rạch Vẹm, Xã Gành Dầu, Tp Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Do đó dự án không có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên hoặc đất rừng hoặc vùng đất ngập nước; dự án cũng không có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; dự án không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước hoặc yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; Dự án không có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

Từ tất cả các yếu tố nêu trên cho thấy, dự án không có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

2.Các nội dung tham vấn

2.1.Vị trí thực hiện dự án đầu tư

a. Mô tả vị trí, ranh giới dự án; việc chiếm dụng các loại đất khác nhau

Dự án được thực hiện trên phần diện tích 300 ha mặt biển tại Ấp Rạch Vẹm, Xã Gành Dầu, Tp Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu vực thực hiện dự án được trình bày trong bảng sau:

Hình 2. 1. Tọa độ các điểm mốc giới hạn khu vực thực hiện dự án

 

 

Điểm

Tọa độ VN 2000

Kinh tuyến trục 104o30’, múi chiếu 3o

X

Y

1

1150211,29

430601,10

2

1149447,56

432981,59

3

1148304,92

432615,00

4

1149068,66

430234,51

1

1150211,29

430601,10

Nguồn: Công ty TNHH nuôi trồng và xuất nhập khẩu thủy hải sản,2025

Sơ đồ vị trí triển khai dự án được thể hiện trên hình sau:

Hình 2. 2. Sơ đồ vị trí triển khai dự án

Trong khu vực triển khai dự án có diện tích 300ha, khu nuôi lồng bè được phân thành 10 khu vực nuôi, mỗi khu vực nuôi có diện tích 30 ha. Mỗi khu vực nuôi bao gồm số lượng 14 lồng bè có kích thước khác nhau, có ba loại lồng với kích thước chu vi lồng là 50m, 100m và 120m. Trong đó lồng có chu vi 50m có số lượng 2 cái, lồng có chu vi 100m số lượng 04 cái, lồng có chu vi 120m số lượng 08 cái. Các lồng được bố trí từ trong ra ngoài để hạn chế quãng đường phân chia mật độ nuôi của cá.

Hiện trạng nơi đầu tư dự án là khu vực biển trước đây đã được giao cho người dân nuôi trồng thủy sản, nhưng không hiệu quả (Do không đủ chi phí đầu tư, không có kinh nghiệm sản xuất, không áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện tại vào sản xuất).

  • Các đối tượng tự nhiên khu vực dự án: Khu vực lập quy hoạch hiện tại tiếp cận bằng đường thủy. Nằm cách bờ biển khoảng 2,5 km.
  • Các đối tượng kinh tế - xã hội khu vực Dự án: Xung quanh dự án là các khu nuôi thủy sản của các cơ sở khác.
  • Hiện trạng các công trình xây dựng: Trong khu vực thực hiện dự án không có công trình kiến trúc nào;
  • Hiện trạng giao thông: Khu vực dự án nằm hoàn toàn trên mặt nước biển vì vậy giao thông đường biển là duy nhất.
  • Hiện trạng về hệ thống thoát nước tự nhiên và nước mưa chảy tràn trong khu vực: Nước được chảy tự nhiên theo hướng ra xung quanh chân đồi, xuống biển.
  • Hiện trạng hệ thống điện: Chưa có hệ thống điện lưới.
  1.  Mối tương quan của dự án với các đối tượng xung quanh và các đối tượng nhạy cảm xung quanh khu vực thực hiện dự án

Hình 2. 3. Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yếu tố nhạy cảm về môi trường

  1. Khoảng cách đến khu dân cư:

Khu vực dự kiến xây dựng dự án nằm tách biệt trên biển và hiện chưa có dân cư sinh sống, cách khu dân cư gần nhất khoảng 2 km về hướng Tây Nam của dự án (khu dân cư ấp Gành Dầu, xã Gành dầu, Tp.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang).

Khu dân cư ấp Rạch Vẹm: nằm cách khoảng 5,6 km về phía đông, không chỉ là điểm du lịch nổi tiếng mà còn là khu dân cư sinh sống của những hộ gia đình phục vụ du lịch và hải sản. Cộng đồng dân cư tại Bãi Sao có thể là đối tác tiềm năng trong việc tiêu thụ sản phẩm nuôi biển từ dự án.

  1. Các đối tượng tự nhiên xung quanh dự án

Hệ thống giao thông đường bộ: Trong khu vực hiện chỉ có các dạng đường phục vụ nhu cầu giao thông nội bộ của dân cư, kết nối dự án khu dân cư ấp Gành Dầu bằng tuyến đường chính như DT45, kết nối với khu làng chài Rạch Vẹm và tuyến giao thông Suối Cái – Gành Dầu hướng về trung tâm Phú Quốc. Theo quy hoạch tuyến đường vòng quanh đảo là trục giao thông chính kết nối dự án với các khu vực lân cận theo hai hướng Bắc – Nam.

Vị trí dự án nằm gần khu vực hải đảo phía bắc Phú Quốc, bao gồm Đảo Gành Dầu, Đảo Hòn Thơm, và nhiều hòn đảo nhỏ khác. Các hòn đảo này không chỉ tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học và bảo vệ các khu vực nuôi biển.

  1. Các đối tượng kinh tế - xã hội xung quanh dự án

Dự án nằm gần các khu vực kinh tế du lịch sôi động ở phía bắc đảo Phú Quốc. Một trong những điểm nổi bật là Grand World Phú Quốc, cách khoảng 6,5 km về phía nam. Đây là tổ hợp vui chơi, giải trí, mua sắm và du lịch nổi tiếng với biệt danh "Thành phố không ngủ", thu hút lượng lớn khách du lịch cả ngày lẫn đêm. Điều này tạo ra cơ hội lớn để cung ứng hải sản tươi sống cho các nhà hàng và khách sạn tại đây. Ngoài ra, Vinpearl Safari Phú Quốc, cách dự án khoảng 5km về phía nam, là khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam. Khu vực này không chỉ thu hút đông đảo khách du lịch mà còn có thể trở thành đối tác trong các hoạt động giáo dục, quảng bá về bảo tồn và nuôi biển. Bên cạnh đó, Corona Resort & Casino, cách khoảng 5,5 km, là sòng bài hợp pháp đầu tiên tại Việt Nam, tập trung nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời tạo nhu cầu cao về các loại hải sản tươi ngon. Cách không xa, VinWonders Phú Quốc – công viên giải trí lớn nhất Đông Nam Á – cũng là một điểm đến sôi động, nơi có thể phát triển mối quan hệ hợp tác để tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng. Dọc theo bờ biển phía bắc đảo còn nhiều resort nhỏ lẻ phục vụ du khách muốn trải nghiệm sự yên tĩnh và không gian gần gũi thiên nhiên. Những khu nghỉ dưỡng này tuy không lớn nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm địa phương và có thể là đối tác lâu dài của dự án.

Khu vực này cũng gần các cảng biển quan trọng. Cảng Gành Dầu, cách khoảng 2 km về phía Tây Nam, là nơi phục vụ cho ngư dân địa phương và vận chuyển hải sản.. Làng chài Gành Dầu, cách dự án khoảng 3,7 km, là nơi có truyền thống lâu đời trong đánh bắt và chế biến hải sản. Dự án có thể tận dụng nguồn lao động và kinh nghiệm từ khu vực này để hỗ trợ hoạt động nuôi biển. Xa hơn một chút, Cảng Dương Đông, cách khoảng 20-25 km về phía Nam, là cảng lớn nhất của Phú Quốc, thích hợp để vận chuyển và xuất khẩu sản phẩm ra các tỉnh khác hoặc quốc tế.

Khu vực xung quanh tọa độ dự án có nhiều làng chài và khu dân cư với nguồn lao động dồi dào. Làng chài Rạch Vẹm, cách khoảng 5,7 km về phía Đông, là một cộng đồng ngư dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Đây là cơ hội để tuyển dụng lao động có kỹ năng và học hỏi kinh nghiệm nuôi biển. Ngoài ra, khu dân cư Gành Dầu, cách khoảng 3,7 km về phía Tây Bắc, là một cộng đồng đông đúc với nguồn nhân lực phổ thông có thể tham gia vào các công việc vận hành lồng bè, chế biến, hoặc vận chuyển. Một khu dân cư khác là xã Cửa Cạn, cách khoảng 10 km về phía Nam, nằm ở vị trí trung gian giữa bắc đảo và trung tâm đảo, đóng vai trò hỗ trợ cung ứng dịch vụ và nguyên vật liệu cho dự án.

Khu vực này còn có các cơ sở giáo dục tại xã Gành Dầu và các xã lân cận, tạo cơ hội hợp tác để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường biển và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Đồng thời, việc phối hợp với các trường học có thể mở rộng các hoạt động giáo dục và thực hành cho học sinh về nuôi biển, gắn liền với việc bảo vệ thiên nhiên.

2.2.Tác động môi trường của dự án

2.2.1.Nước thải, khí thải

  • Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải
  1. Giai đoạn thi công

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân thi công (khoảng 2,25 m3/ngày).Thông số ô nhiễm đặc trưng: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, nitơ (N), Photpho (P), Coliforms.

Nước mưa chảy tràn: Tại khu vực của dự án, nước mưa có tính chất tương đối sạch. Do dự án nằm liền kề biển, nước mưa chảy tràn tại các xà lan sẽ thoát trực tiếp ra biển mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, khả năng tiêu thoát nước, hoặc hoạt động của các dự án xung quanh. Đồng thời, hiện tượng ngập úng trong khu vực cũng không xảy ra, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho toàn bộ khu vực dự án.

  1. Giai đoạn vận hành

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động của công nhân vận hành (khoảng 2,25 m3/ngày).Thông số ô nhiễm đặc trưng: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, nitơ (N), Photpho (P), Coliforms.

Nước mưa chảy tràn: Tại khu vực của dự án, nước mưa có tính chất tương đối sạch. Do dự án nằm liền kề biển, nước mưa chảy tràn của các xà lan sẽ thoát trực tiếp ra biển mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, khả năng tiêu thoát nước, hoặc hoạt động của các dự án xung quanh. Đồng thời, hiện tượng ngập úng trong khu vực cũng không xảy ra, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho toàn bộ khu vực dự án.

- Dự án không trang bị phòng lab trên các xà lan mà thuê đơn vị có chức năng phân tích để tiến hành phân tích các mẫu chất thải (nước thải; khí thải) cần thiết. Do đó, không phát sinh nước thải và chất thải từ hoạt động phòng lab trong quá trình vận hành dự án.

  • Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải
  1. Giai đoạn thi công

Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động thi công xây dựng; Thông số ô nhiễm đặc trưng: Bụi, SO2, NOx, CO.

Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị dùng trong thi công xây dựng các hạng mục công trình; thi công lắp đặt thiết bị tại các khu nuôi trên biển. Thông số ô nhiễm đặc trưng: Bụi, SO2, NO2, CO.

Khí thải phát sinh từ hoạt động hàn cơ khí. Thông số ô nhiễm đặc trưng: NOx, CO.

  1. Giai đoạn vận hành

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển thức ăn thuỷ sản, sản phẩm thuỷ sản ra vào dự án; các tàu thuyền ra vào các khu lồng cá; phương tiện đi lại của công nhân viên làm việc tại dự án. Thông số ô nhiễm: bụi, SO2, NOx, CO,...

Khí thải phát sinh từ hoạt động các máy phát điện tại các Khu của dự án. Thông số ô nhiễm: bụi, SO2, NOx, CO,..

Mùi thức ăn từ quá trình lưu chứa, cho cá ăn tại Khu nuôi lồng trên biển; và mùi khi cá chết phân huỷ. Thông số ô nhiễm: NH3, H2S,...

2.2.2.Chất thải rắn, chất thải nguy hại

  • Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn (CTR) thông thường
  1. Giai đoạn thi công

CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng có khối lượng khoảng 25kg/ngày. Bao gồm: các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,...

CTR công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động thi công dự án khoảng 95kg/giai đoạn thi công xây dựng, bao gồm:

+ Chất thải nhựa: Mẩu vụn nhựa HDPE từ việc cắt chỉnh các ống nhựa hoặc dây thừng.

+ Kim loại: Vụn thép hoặc bu lông dư thừa từ quá trình cố định các cấu kiện.

+ Bao bì đóng gói: Nilon, dây đai nhựa hoặc giấy bọc các vật liệu và thiết bị vận chuyển đến công trường.

  1. Giai đoạn vận hành
  • CTR sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng có khối lượng khoảng 25kg/ngày. Bao gồm: các loại bao bì, vỏ lon đựng nước giải khát, hộp đựng thức ăn, thức ăn thừa,...
  • CTR công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt của dự án: Bao bì chứa thức ăn (khoảng 16 tấn/năm); Cá giống chết không do dịch bệnh ; Phân cá.

Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại (CTNH)

  1. Giai đoạn thi công

CTNH phát sinh từ quá trình thi công xây dựng có khối lượng khoảng 15,2 kg/tháng.

Bao gồm: Giẻ lau dính dầu nhớt, que hàn thải,...

Chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh từ quá trình thi công xây dựng của dự án ước tính khoảng 15,2 kg/tháng. Thành phần CTNH bao gồm các loại như giẻ lau dính dầu nhớt, que hàn thải,... Toàn bộ CTNH sẽ được thu gom vào thùng chứa chuyên dụng, đảm bảo có nắp đậy kín và dán nhãn đầy đủ thông tin theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.

  1. Giai đoạn vận hành

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án bao gồm chủ yếu:

  • Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại thủy tinh hoạt tính thải: 20 kg/năm.
  • Giẻ lau dính dầu mỡ: 40 kg/năm.
  • Vỏ bao bì thải:500 kg/năm.
  • Pin thải:12 kg/năm.

Toàn bộ CTNH sẽ được thu gom vào thùng chứa chuyên dụng, đảm bảo có nắp đậy kín và dán nhãn đầy đủ thông tin theo quy định tại Thông tư 02/2022/TT-BTNMT. Các loại chất thải này sẽ được lưu trữ tạm thời tại kho chứa chất thải nguy hại trên xà lan, được thiết kế theo đúng quy định pháp luật, trước khi được bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý CTNH tại địa phương theo hợp đồng đã ký kết. Việc quản lý và xử lý đúng quy định nhằm hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến môi trường.

2.2.3.Tiếng ồn, độ rung

  1. Giai đoạn xây dựng, lắp đặt

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ các phương tiện giao thông vận chuyển, hoạt động của các máy móc thiết bị thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị trong thời gian thi công trên mặt biển không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;

  1. Giai đoạn vận hành

Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của phương tiện giao thông, máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của Dự án như máy phát điện, xà lan trong quá trình hoạt động không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh;

2.3.Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

2.3.1.Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải

a) Đối với thu gom và xử lý nước thải

Đối với nước thải sinh hoạt: Chủ dự án yêu cầu đơn vị nhà thầu thi công trang bị đầy đủ nhà vệ sinh theo đúng tiêu chuẩn trên phương tiện thi công thủy nội địa theo quy định của QCVN 17:2011/BGTVT/SĐ2:2016 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy phạm ngăn ngừa ô nhiễm do phương tiện đường thủy nội địa, phần nước thải hoặc bố trí nhà vệ sinh di động để thu gom vào két chứa nước bẩn. Định kỳ, nước thải vệ sinh từ két nước bẩn sẽ được chuyển lên bờ. Nhà thầu thi công sẽ thuê đơn vị có chức năng đến thu gom và xử lý tiếp. Do thời gian thi công tại dự án khá ít khoảng 10 ngày và sẽ cập bờ khi kết thúc ca làm việc; vì vậy khoảng thời gian chuyển nước thải lên bờ do thuyền trưởng quyết định, căn cứ vào lượng nước thải chứa trong két.

Đối với nước mưa chảy tràn: Tại khu vực của dự án, nước mưa có tính chất tương đối sạch. Do dự án nằm liền kề biển, nước mưa chảy tràn qua các xà lan sẽ thoát trực tiếp ra biển mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, khả năng tiêu thoát nước, hoặc hoạt động của các dự án xung quanh. Đồng thời, hiện tượng ngập úng trong khu vực cũng không xảy ra, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho toàn bộ khu vực dự án.

b) Trong giai đoạn vận hành

Đối với nước thải sinh hoạt: Tại 5 xà lan quản lý Khu nuôi cá trên biển, nước thải sinh hoạt sẽ được thu gom và lưu trữ trong các bồn chứa chuyên dụng, có dung tích được

thiết kế phù hợp với lưu lượng nước thải phát sinh từ từng khu vực (7m3/bể/1 xà lan). Nước thải từ các bồn chứa này sẽ được một đơn vị chuyên trách tiến hành bơm hút định kỳ 5-7 ngày một lần, sau đó vận chuyển về đất liền để xử lý, đảm bảo không xảy ra tình trạng rò rỉ hay xả thải trực tiếp ra môi trường biển lý (tần suất chuyển giao nước thải sinh hoạt khác cho đơn vị có chức năng linh động, phụ thuộc vào nhu cầu sinh hoạt thực tế của công nhân viên làm việc trên từng sà lan trên biển).

Đối với nước mưa chảy tràn: Tại khu vực khu nuôi lồng bè của dự án, nước mưa có tính chất tương đối sạch. Do dự án nằm liền kề biển, nước mưa chảy tràn qua các xá lan sẽ thoát trực tiếp ra biển mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống giao thông, khả năng tiêu thoát nước, hoặc hoạt động của các dự án xung quanh. Đồng thời, hiện tượng ngập úng trong khu vực cũng không xảy ra, đảm bảo sự ổn định và bền vững cho toàn bộ khu vực dự án.

c) Đối với xử lý bụi, khí thải

  1. Giai đoạn xây dựng, lắp đặt

Lập kế hoạch thi công rõ ràng cho từng hạng mục công trình. Thi công theo hình thức cuốn chiếu, dứt điểm từng hạng mục để dễ kiểm soát và hạn chế ô nhiễm trên diện rộng.

Sử dụng các thiết bị, máy móc được kiểm chuẩn; thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.

Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân trong quá trình làm việc tại công trường trên biển.

  1. Giai đoạn vận hành

Lập kế hoạch vận chuyển và điều phối giao thông tại khu vực một cách hợp lý.

Yêu cầu các phương tiện vận tải thủy neo đậu tại chỗ không nổ máy trong lúc chờ hoặc đang bốc liệu.

Yêu cầu các phương tiện vận tải (đường bộ và đường thuỷ) không được chở quá trọng tải quy định.

Không sử dụng các loại phương tiện vận chuyển đường bộ và đường thuỷ đã quá hạn đăng ký, đăng kiểm.

Có chế độ vận hành các máy phát điện tốt nhằm đốt cháy hoàn toàn nhiên liệu để giảm hàm lượng bụi và CO trong khói thải ở mức thấp nhất.

Kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện theo đúng định kỳ

Thức ăn nhập về cơ sở được đóng gói cẩn thận, bên trong có lớp nylon hàn kín bảo vệ không cho không khí bên ngoài tiếp xúc với thức ăn

Công ty đã đầu tư hệ thống sà lan cho cá ăn tự động trên biển. Thức ăn từ sà lan sẽ được định lượng và bơm trực tiếp ra đến từng vị trí lồng nuôi trên biển.

2.3.2.Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn, CTNH

  • Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt:
  1. Giai đoạn thi công:
  • Bố trí khoảng 04 thùng rác nhựa composite có nắp đạy, dung tích 20L để thu gom chất thải của công nhân. Thùng rác được đặt trên khu vực boong sà lan.
  • Cuối ca làm việc rác được vận chuyển vào bờ để hợp đồng thu gom xử lý
  1. Giai đoạn vận hành:
  • Đối với thực phẩm thừa: Tại mỗi xà lan của dự án, Công ty sẽ bố trí thùng rác dung tích 20 – 60lít có nắp đậy màu xanh, bên trong có lót túi nhựa để chứa chất thải hữu cơ. Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng của địa phương để thu gom và xử lý theo đúng quy định.
  • Đối với các chất thải rắn có khả năng tái chế như các vỏ chai, lon, các loại bao bì, giấy,…. Công ty sẽ bố trí các thùng chứa rác với dung tích từ 15 đến 240 lít thu gom, lưu giữ tạm thời tại kho chứa và định kỳ vận chuyển đất liền xử lý.
  • Đối với chất thải còn lại: Công ty sẽ bố trí các thùng chứa rác màu xám với dung tích từ 15 đến 240 lít thu gom. Công ty sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng của địa phương để thu gom và xử lý theo đúng quy định.

Đối với chất thải nguy hại phát sinh từ quá trình sinh hoạt: Công ty sẽ bố trí các thùng chứa chất thải nguy hại (CTNH) với dung tích từ 60 đến 120 lít/thùng trên mỗi xà lan. Các thùng chứa được dán nhãn và hình ảnh minh họa rõ ràng, đảm bảo phân loại CTNH theo đúng quy định.

  • Công trình, biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường:
  1. Giai đoạn thi công:
  • Đối với rác thải có thể tái chế, tái sử dụng sẽ được chứa tạm trong 02 sọt chứa rác bằng nhựa composite dung tích 50L.
  • Đối với rác thải không thể tái chế, tái sử dụng sẽ được chứa tạm trong 02 sọt chứa rác bằng nhựa composite dung tích 50L, sau khi kết thúc quá trình thi công sẽ được vận chuyển vào bờ và bàn giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý rác trong khu vực..
  1. Giai đoạn vận hành:

*Đối với bao bì thức ăn cho cá:

Sau khi sử dụng, bao bì chứa thức ăn không tải sẽ được Công ty thu gom và bán lại cho đơn vị cung cấp thức ăn công nghiệp.

  • Đối với cá chết không do dịch bệnh:

Cá chết thông thường (không do dịch bệnh) được vớt 2 lần/ngày và bảo quản ngay trong thùng đá cấp đông. Sau đó, toàn bộ số cá chết này được Công ty bán lại cho các đơn vị có chức năng để chế biến thành thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm.

  • Đối với phân cá và lượng thức ăn dư thừa

Để góp phần hạn chế tác động do các chất ô nhiễm từ phân cá, Chủ đầu tư dự kiến bố trí khu vực nuôi hàu và vẹm quanh khu vực lồng nuôi. Vì hàu và vẹm là hai trong số nhiều loại động vật thân mềm hai mảnh vỏ có khả năng làm sạch môi trường nhờ vào việc sử dụng lượng lớn các chất mùn bã hữu cơ làm thức ăn.

  • Công trình, biện pháp thu gom, xử lý CTNH
  1. Giai đoạn thi công:

Chủ dự án sẽ trang bị khu vực lưu trữ chất thải nguy hại riêng biệt trên xà lan, đảm bảo tuân thủ các quy định của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, với 4 thùng chứa loại 20L có nắp đậy kín và dán nhãn cảnh báo nguy hại rõ ràng.

  1. Giai đoạn vận hành:

Công ty sẽ bố trí 4 thùng chứa chất thải nguy hại (CTNH) với dung tích từ 60 đến 120 lít/thùng trên mỗi xà lan. Các thùng chứa được dán nhãn và hình ảnh minh họa rõ ràng, đảm bảo phân loại.

2.3.3.Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung

  1. Giai đoạn thi công:

Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng các thiết bị máy móc gây ra tiếng ồn và độ rung lớn đảm bảo các yêu cầu cân bằng thiết bị.

Các máy móc thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn và độ rung theo quy định.

Sử dụng các máy móc thiết bị được kiểm chuẩn, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; lắp đặt thiết bị giảm ồn cho những máy móc, thiết bị có mức ồn cao; không thi công vào ban đêm và giờ nghỉ trưa.

  1. Giai đoạn vận hành:

Sử dụng máy móc, thiết bị đồng bộ; kiểm tra, bảo dưỡng máy móc, thiết bị của dây chuyền sản xuất và các công trình bảo vệ môi trường định kỳ thường xuyên.

Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về độ rung và các quy chuẩn môi trường hiện hành khác có liên quan.

>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha