Tham vấn đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án khai thác lộ thiên mỏ đất làm vật liệu san lấp với công suất khai thác sản phẩm nguyên khai chưa chế biến là 99.000 m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 14 năm 03 tháng.
Ngày đăng: 19-11-2024
6 lượt xem
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................4
DANH MỤC BẢNG ............................................................5
DANH MỤC HÌNH.....................................................7
MỞ ĐẦU............................................................................8
1. Xuất xứ của dự án...........................................................8
2. Căn cứ pháp lý và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường .......10
3. Tổ chức thực hiện ĐTM.........................................................14
4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường..................................15
5. Tóm tắt nội dung chính của Báo cáo ĐTM......................................16
CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN..............................27
1.1. Thông tin về dự án.................................................................33
1.3. Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án; nguồn cung cấp điện, nước và
các sản phẩm của dự án ..................................................................35
1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành...............................................36
1.5. Biện pháp tổ chức thi công.....................................................39
1.6. Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án ...............40
CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN................42
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội.....................42
2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án.52
2.3. Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực
hiện dự án...................................56
2.4. Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án................56
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ
ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ
SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG..........................57
3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai
đoạn thi công, xây dựng.........................................................57
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động.......................................57
3.1.1.1. Nước thải..............................................................................57
3.1.1.2. Chất thải sinh hoạt...........................................................58
3.1.1.3. Chất thải công nghiệp....................................................59
3.1.1.4. Chất thải nguy hại..........................................................59
3.1.1.5. Bụi, khí thải......................................................................59
3.1.1.6. Tiếng ồn, rung động....................................................62
3.1.1.7. Tác động đến địa hình khu vực.....................................62
3.1.1.8. Các sự cố, rủi ro trong giai đoạn xây dựng......................62
3.1.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.............63
3.1.2.1. Nước thải..............................................................63
3.1.2.2. Chất thải sinh hoạt...........................................................64
3.1.2.3. Chất thải công nghiệp....................................................65
3.1.2.4. Chất thải nguy hại.............................................65
3.1.2.5. Bụi, khí thải...............................................................65
3.1.2.6. Tiếng ồn, rung động..................................................65
3.1.2.7. Biện pháp giảm thiểu tác động đến địa hình...........................65
3.1.2.8. Các sự cố, rủi ro..........................................................66
3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai
đoạn vận hành.................................................66
3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động.............................................66
3.2.1.1. Tác động đến môi trường nước....................................67
3.2.1.2. Chất thải sinh hoạt.....................................................68
3.2.1.3. Chất thải nguy hại.............................................................69
3.2.1.5. Tiếng ồn, rung động......................................................73
3.2.1.6. Tác động tới hệ sinh thái .....................................................74
3.2.1.7. Tác động tới địa hình, địa mạo, cảnh quan................................75
3.2.1.8. Các sự cố, rủi ro có thể xảy ra................................................75
3.2.2. Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm
thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường.....................76
3.2.2.1. Nước thải..................................................................76
3.2.2.2. Chất thải sinh hoạt........................................................77
3.2.2.3. Chất thải nguy hại........................................................77
3.2.2.4. Bụi, khí thải.............................................................78
3.2.2.5. Tiếng ồn, rung động..........................................................78
3.2.2.6. Giảm thiểu tác động bởi thay đổi địa hình, địa mạo.................79
3.2.2.7. Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái .......................79
3.2.2.8. Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu sự cố, rủi ro...........................80
3.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường ..........81
3.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậycủa các kết quả nhận dạng, đánh giá, dự báo...81
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG,.........83
PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC .........................83
4.1. Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản .....83
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG..110
5.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án..........................110
5.2. Chương trình quan trắc, giám sát môi trường..............................113
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THAM VẤN...........................................115
6.1. Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng.............115
6.2. Kết quả tham vấn cộng đồng.........................................................115
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT..................................117
1. Kết luận...............................................................117
2. Kiến nghị..................................................................117
3. Cam kết...................................................................117
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................119
PHỤ LỤC...................................................120
MỞ ĐẦU
Công nghiệp khai thác mỏ ở nước ta đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mới cả về quy mô và việc áp dụng các công nghệ tiên tiến, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới đất nước. Tại Hải Phòng, công nghiệp khai thác mỏ đang trên đà phát triển để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng cao của thị trường. Thủy Nguyên là huyện nằm ở vị trí phía Bắc của thành phố Hải Phòng, nơi đâycó trữ lượng khoáng sản lớn với 380 triệu m3 đá vôi, 360 triệu m3 sét phân bố ở 112 điểm núi tại 8 xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Theo thống kê những năm gần đây, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản khai thác trên địa bàn thành phố cần để đáp ứng nguyên liệu để sản xuất xi măng với sản lượng từ 5 - 7 triệu tấn/năm, đá vật liệu xây dựng các loại tư 0,8 - 1,2 triệu m3/năm, vật liệu san lấp mặt bằng từ 10 – 15 triệu m3, trong đó đất núi khoảng 1 – 1,5 triệu m3. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường đồng thời đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp khai thác mỏ của thành phố, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại và phát triển đô thị .... đã tiến hành lập Dự án khai thác lộ thiên mỏ đất làm vật liệu san lấp tại núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng với công suất khai thác sản phẩm nguyên khai chưa chế biến là 99.000 m3/năm và thời gian hoạt động của mỏ là 14 năm 03 tháng.
Chủ dự án đã lập Bản cam kết bảo vệ môi trường của Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên mỏ đất núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng và đã được Uỷ ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên chấp thuận đăng ký số 383/TB-UBND ngày26/12/2013. Đồng thời, Sở Tài nguyên và môi trường đã phê duyệt Đề án cải tạo phục hồi môi trường của Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác lộ thiên mỏ đất núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng tại Quyết định số 106/QĐ-STNMT ngày 22/7/2014. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án Chủ dự án vẫn còn nhiều thủ tục hành chính cần phải hoàn thiện như: Thủ tục xác định và nộp tiền cấp quyền khai thác; nộp phí, lệ phí cấp phép khai thác; xác định và nộp tiền ký quỹ Bảo vệ môi trường; các nghĩa vụ tài chính khác có liên quan,.... Do đó, Công ty đã điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án án đầu tư tại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số .... thay đổi lần thứ nhất ngày 31/12/2020.
Mục đích của dự án là khai thác đất núi làm vật liệu san lấp tại núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn để cung ứngđược một phần nguyên liệu san lấp cho một số côngtrình trọng điểm về cơ sở hạ tầng của địa phương và của thành phố. Trong quá trình triển khai dự án, sẽ có những ảnh hưởng nhất định tới môi trường. Do đó để tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14; Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 và các văn bản pháp luật liên quan đối với việc bảo vệ môi trường trong và sau khi kết thúc khai thác, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại và phát triển đô thị ...đã phối hợp với Công ty TNHH Môi trường lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường của “Dự án khai thác lộ thiên mỏ đất làm vật liệu san lấp” trình Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng thẩm định phê duyệt trước khi thực hiện các bước tiếp theo để đưa mỏ đi vào hoạt động khai thác. Báo cáo đưa ra các kế hoạch, biện pháp, xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện các cam kết của doanh nghiệp.
CHƯƠNG I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
“Dự án khai thác lộ thiên mỏ đất làm vật liệu san lấp”.
- Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại và phát triển đô thị.
- Địa chỉ trụ sở chính: ....Hàm Long, thị trấn Núi Đèo, huyện ThuỷNguyên, thành phố Hải Phòng.
- Điện thoại: .......
- Đại diện: ......... Chức danh: Giám đốc
- Tiến độ thực hiện dự án:
+ Hoàn thiện các thủ tục đầu tư, đất đai, cấp phép khai thác, phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng, thực hiện phương án trồng rừng thay thế, phê duyệt giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ: Từ tháng 9/2014
+ Xây dựng các hạng mục cơ bản mỏ: Quý III/2022
+ Chính thức khai thác: Quý IV/2022.
Dự án khai thác lộ thiên mỏ đất làm vật liệu san lấp của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thương mại và phát triển đô thị ... tại núi Niêm Sơn Ngoại, xã Kỳ Sơn, huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng có các hướng tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc: giáp khu dân cư
- Phía Nam: giáp khu dân cư
- Phía Đông: giáp núi Niêm Sơn Ngoại (phần còn lại)
- Phía Tây: giáp khu dân cư và tỉnh lộ 352.
Vị trí thực hiện dự án được thể hiện tại hình sau:
Diện tích sử dụng đất của dự án theo Quyết định số 4147/QĐ-UBND ngày 15/8/2019 của Uỷ ban nhân dân huyện Thuỷ Nguyên về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 như sau:
Bảng 1.2. Quy hoạch sử dụng đất của dự án
Do khu vực mới được thăm dò đánh giá trữ lượng, chưa có hoạt động khai thác nên bề mặt địa hình còn nguyên trạng. Phần chân núi nằm ngoài ranh giới khu vực khai thác hiện có một số hộ dân đang sinh sống. Quá trình khai thác cần thực hiện tốt công tác an toàn, bảo đảm vệ sinh môi trường đối với các diện tích xung quanh và các hộ dân sống gần mỏ.
- Công nghiệp: Xung quanh khu mỏ có các cơ sở công nghiệp như Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Phúc Sơn, khai trường khai thác đá của xã Lại Xuân, nhà máy xi măng Tân Phú Xuân, làng nghề đúc Mỹ Đồng. Nhìn chung, tại địa bàn xung quanh mỏ, hoạt động sản xuất – kinh doanh khá phát triển đặc biệt là hoạt động khai thác, sản xuất và chế biến khoáng sản.
- Nông nghiệp: Thung lũng phía Bắc khu mỏ là các thửa ruộng lúa nước, tuynhiên do điều kiện thổ nhưỡng và nguồn nước tưới không ổn định nên năng suất lúa thấp, địa phương đang định hướng chuyển sang loại hình canh tác khác. Nhìn chung toàn xã Kỳ Sơn có nền nông nghiệp phát triển không mạnh, nghề thủ công chưa phát triển.
- Dịch vụ: Trên địa bàn xã Kỳ Sơn hoạt động dịch vụ, thương mại phát triển khá mạnh và tập trung vào các ngành nghề như: sửa chữa cơ khí, vận tải thuỷ - bộ, kinh doanh nhu yếu phẩm,....
- Dân cư: Khu mỏ khai thác nằm ở vùng đồng bằng, dân cư khá đông đúc, nhân dân có trình độ văn hoá tương đối cao. Ngoài ra, một bộ phận dân cư trong vùng hiện đang làm thuê khai thác đá trên địa bàn xã. Do vây, khả năng cung ứng lao động tại chỗ khi mỏ đi vào hoạt động rất dồi dào.
- Thông tin liên lạc: Hiện nay, thông tin liên lạc đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh, không chỉ thông tin giữa doanh nghiệp với bên ngoài mà còn để phục vụ thông tin nội bộ doanh nghiệp. Trên địa bàn hoạt động của dự án, hệ thống viễn thông bao gồm cả hệ thống điện thoại cố định và di động đều đã được phủ sóng và hoạt động tốt. Ngoài ra, để đảm bảo thông tin liên lạc trong công tác điều hành, quản lý giữa các cán bộ có chức năng, mỏ sẽ đầu tư bộ đàm nhằm đảm bảo sự chỉ huy thông suốt và nhanh chóng.
- Hệ thống cấp điện: Nguồn cấp điện cho hoạt động của dự án là nguồn điện sinh hoạt của khu vực, đấu nối thông qua trục cấp điện của Uỷ ban nhân dân xã Kỳ Sơn.
- Hệ thống cấp nước: Nước sinh hoạt tại khu vực được lấy từ nguồn nước máy của nhà máy nước xã Kỳ Sơn.
- Khai thác và vận chuyển đất làm vật liệu san lấp cho các công trình trên địa bàn thành phố, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu khoáng đầu vào, giảm tối đa tổn thất nguyên liệu trong quá trình khai thác.
- Tạo công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.
- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương và đóng góp vào ngân sách nhà nước.
a. Biên giới khai trường
Các thông số khai trường được xác định như bảng sau:
Bảng 1.3. Thông số về khai trường khu mỏ
b. Trữ lượng mỏ khai thác
Căn cứ theo kết quả thăm dò đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phê duyệt tại Quyết định số 2281/QĐ-UBND ngày 15/11/2013, trữ lượng của khu vực khai thác là: 1.826.544 m3.
Trữ lượng công nghiệp trong biên giới khai trường bằng trữ lượng địa chất theo kế hoạch thăm dò trừ đi trữ lượng cần để lại nhằm đảm bảo độ ổn định của bờ mỏ. Theo tính toán trữ lượng địa chất để lại là 485.895,4 m3. Do đó trữ lượng công nghiệp trong biên giới khai trường là 1.340.060,7 m3.
c. Tuổi thọ của mỏ
Tuổi thọ mỏ được tính theo công thức sau: T = T1+ T2 + T3 (năm)
Trong đó:
T: Tuổi thọ của mỏ.
T1: Thời gian xây dựng cơ bản mỏ; T1 = 0,25 năm (3 tháng)
T2: Thời gian khai thác chưa đạt công suất thiết kế; T2 = 1 năm
T3: Thời gian mỏ khai thác với công suất thiết kế
Với:
- Qcn: Trữ lượng công nghiệp có thể khai thác, Qcn = 1.340.060,7 m3
- Qxdcb: Khối lượng đất thu hồi trong quá trình thi công hào mở vỉa và bạt ngọn.
+ Khối lượng đất thu hồi trong quá trình thi công hào mở vỉa: 40.135,5 m3
+ Khối lượng đất thu hồi trong quá trình bạt ngọn: 17.395,1 m3
Qxdcb = 40.135,5 + 17.395,1 = 57.529 m3
- Aq: Công suất khai thác, tính theo đất nguyên khối; Aq = 99.000 m3.
=> Thời gian tồn tại của mỏ là: T = 0,25 + 1 + 12,95 = 14,2 năm.
Vậy thời gian tồn tại của mỏ được tính toán là: 14 năm 3 tháng.
- Được trình bày chi tiết tại mục 1.4.1 của chương này.
a. Thông số chính của tuyến đường vận chuyển
*Vận tải trong mỏ:
Tuyến đường vận chuyển chính được xâydựng từ phía Tây khu khai thác (tại mức cốt +5m) tới vị trí mở mỏ (tại mức cốt +70m) để bóc lớp đất phủ, tạo diện khai thác ban đầu:
- Chiều dài toàn tuyến: 616m
- Chiều rộng nền đường: 9m
- Chiều rộng mặt đường: 7m
- Chiều dày lớp rải bề mặt: 0,3m.
- Mặt đường rải đá 2 lớp, mỗi lớp dày 15 cm, được lu lèn chặt tới khi đạt được hệ số nèn chặt K=0,95.
- Góc dốc taluy: Phần nền đào αđào = 65o; phần nền đắp αđắp = 37o.
- Khối lượng thi công đào nền đường: 65.642 m3.
*Vận tải ngoài mỏ:
Khu vực mỏ dự án cách tuyến đường tỉnh lộ 352 khoảng 45m về phía Tây; dẫn từ tuyến đường tỉnh lộ 352 đi vào mỏ là đường bê tông rộng 6m dài 45m, diện tích 270 m2. Kết cấu và mặt đường đảm bảo cho xe ô tô vận chuyển, không cần nâng cấp hoặc cải tạo. Khoáng sản đất sau khai thác tại khai trường được vận chuyển theo tuyến đường vận chuyển chính đi ra tuyến đường bê tông và di chuyển theo tuyến đường tỉnh lộ 352 về các công trình san lấp bằng ô tô tự đổ tải trọng 16 tấn.
b. Tạo diện khai thác ban đầu (mức cốt +70m)
Công tác bạt ngọn nhằm tạo bề mặt tầng công tác đầu tiên để các thiết bị máy móc lên làm việc. Khu vực bạt ngọn có kích thước (chiều dài x chiều rộng) = 35m x 25m, diện tích 1.040 m2, cao độ diện khai thác +70m. Khối lượng thi công bạt ngọn: 3.392m3.
c. Hệ thống thu nước mỏ
Mương thu nước được bố trí dọc theo tuyến đường vận tải chính (nằm về phía núi) nhằm thu nươc mưa tại khai trường về hồ lắng. Mương thu nước được thiết kế tiết diện hình thang, có kích thước (chiều rộng mặt trên x chiều rộng đáy x chiều cao) = 0,7m x 0,4m x 0,5m. Ga thu nước được bố trí từ 50 ÷ 100m/ga, ga thu nước có kích thước dài x rộng x cao = 1m x 1m x 1m; hố ga đầu cống có kích thước dài x rộng x cao = 1,5m x 1,5m x 1,5m. Khối lượng đào rãnh thu nước: 308 m3.
d. Hồ lắng
Hồ lắng được đầu tư xâydựng tại phía Bắc – TâyBắc khu mỏ, có quy mô diện tích mặt hồ 1.357,64 m2 gồm 2 ngăn (kích thước đáy hồ: dài 25m, rộng 25m) nhằm thu nước mưa chảy tràn trong mỏ về ngăn lắng thứ nhất để lắng đọng các tạp chất có trong nước mưa và phần nước mưa sau lắng đọng được thoát tràn sang ngăn thứ hai trước khi thoát theo tuyến cống thoát nước D600 BTCT và đưa ra môi trường. Khối lượng thi công đào hồ lắng: 9.399 m3.
Tạo tuyến đường thi công hồ lắng và rãnh dẫn nước mặt về hồ lắng với chiều dài 69m; chiều rộng mặt đường 5m; rãnh đường rộng 0,7m; rộng đáy 0,4m và cao 0,5m. Khối lượng tạo đường thi công hồ lắng 2.475 m3.
e. Hệ thống thoát nước mỏ
Thoát nước mưa: Nước mưa lắngđọng tronghồlắng sẽ được dẫn bằngđườngcống thoát nước D600 bê tông cốt thép để thoát ra hệ thống thoát nước mặt của đường tỉnh lộ 352 (thoát ra sông Hòn Ngọc). Chiều dài tuyến thoát nước: 56m.
f. Khu văn phòng
Khu văn phòng gồm một số hạng mục công trình chủ yếu phục vụ dự án: Nhà điều hành sản xuất, nhà nghỉ tạm của công nhân, khu vệ sinh. Khu văn phòng của Công ty sẽ bố trí về phía Tây của khai trường (gần điểm đấu nối giao thông), do nhu cầu về diện tích sử dụng không lớn nên Chủ dự án dự kiến thuê nhà gần khu mỏ vì vậy trong phần nội dung báo cáo không đề cập tới phần kết cấu của công trình này.
g. Nhà chỉ huy sản xuất
Nhà chỉ huy bằng container được bố trí tại vị trí khu vực tuyến giao thông ra – vào mỏ, tiếp giáp với khu vực rửa xe, trạm cân để thực hiện chỉ huy sản xuất. Nhà chỉ huy sản xuất có kích thước dài x rộng x cao = 4m x 3m x 3m.
a. Xây dựng tường chắn
Thi công các tuyến đường chắn: Được đắp bằng đất tại khu mỏ và kè bằng đá hộc tại khu vực dưới chân tuyến để đảm bảo an toàn sạt lở cho các nhà dân ở dưới chân tuyến. Các thông số chính của các tuyến tường chắn như sau:
- Chiều dài đoạn tường chắn 1: 275m
- Chiều dài đoạn tường chắn 2: 50m
- Chiều dài đoạn tường chắn 3: 137m
- Chiều rộng đáy móng của tường chắn: 1,5m
- Chiều rộng của đỉnh tường chắn: 0,6m
- Chiều cao của tường chắn: 2m.
b. Xây lắp cầu rửa xe
Cầu rửa xe được đặt ven đường vận chuyển chính, tiếp giáp với đầu đường vào mỏ, kích thước dài x rộng = 18m x 4m.
Mặt bằng để lắp đặt cầu rửa xe được đào bằng máy xúc kết hợp thủ công, lớp bê tông lót móng M100, trụ xây gạch đặc M50, trải đá dăm đệm. Chủ dự án dự kiến sử dụng máy bơm công suất 70 m3/h để lấy nước ở hồ lắng phục vụ công tác rửa xe.
c. Trạm cân và camera giám sát
Dự án dự kiến xây dựng, lắp đặt trạm cân đảm bảo đúng quy cách cho xe trọng lượng 60 tấn; thiết bị cân chính và các phụ kiện trang bị của trạm đảm bảo hệ thống cân đạt tiêu chuẩn đo lường Việt Nam và được kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ.
Trạm cân có khung kết cấu bằng thép, bê tông và có nhiều module, kích thước bản cân đa dạng phù hợp với nhiều loại xe, màn hình hiển thị độ phân giải cao, cảm biến lực điện tử bằng hợp kim chuyên dụng.
Tại khu vực trạm cân lắp đặt hệ thống camera theo dõi 2 mắt để quản lý, giám sát khối lượng tài nguyên khoáng sản khai thác của mỏ.
>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án nhà máy sản xuất sợi
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM
Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126 – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Gửi bình luận của bạn