Báo cáo ĐTM dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gia công kính

Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gia công kính xây dựng công trình quy mô 60.000m2/năm tương đương 150.000 tấn sản phẩm/năm.

Ngày đăng: 24-01-2025

13 lượt xem

PHỤ LỤC

CÁC NỘI DUNG, YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

CỦA DỰ ÁN

“ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ SẢN XUẤT GIA CÔNG KÍNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH” CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ SẢN XUẤT GƯƠNG KÍNH

(Kèm theo Quyết định số.../QĐ - UBND ngày   tháng   năm 2024 của UBND tỉnh Ninh Bình)

1.Thông tin chung về Dự án

1.1 Tên dự án: Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất gia công kính xây dựng công trình.

1.2 Chủ dự án: Công ty TNHH thương mại và sản xuất gương kính.

1.3.Vị trí, diện tích thực hiện dự án:

  • Vị trí thực hiện dự án:  Khánh Hải, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.
  • Diện tích đất thực hiện dự án: 13.088,8 m2.

1.4.Công nghệ sản xuất, công suất sản xuất của dự án:

Quy trình công nghệ hệ thống dây chuyền máy dán film: Kính nguyên liệu đầu vào → Bàn lật kính → Máy làm sạch (rửa kính) → Máy sấy khô, công suất lớn → Định hình film PVB → Dán ép kính → Lò ủ → Thành phẩm.

Quy trình công nghệ hệ thống dây chuyền máy cắt kính: Kính khổ lớn → Bàn nâng kính → Bàn cắt → Bàn tách kính → Thành phẩm.

Quy mô công suất: Sản xuất gia công kính công trình: 60.000m2/năm tương đương 150.000 tấn sản phẩm/năm.

1.5.Các hạng mục công trình của dự án:

  • Hạng mục công trình chính: Xưởng dây chuyền gia công kính, nhà văn phòng, kho phụ trợ sản xuất.
  • Hạng mục công trình phụ trợ: Nhà ăn ca và bếp, lán xe công nhân viên, nhà vệ sinh chung, hệ thống hạ tầng kỹ.
  • Hạng mục công trình bảo vệ môi trường: Hệ thống thu gom xử lý nước thải; Bể chứa nước rửa kính; bể chứa nước làm mát; tháp làm mát; kho lưu giữ chất thải thông thường và chất thải nguy hại.

1.6.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Dự án có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 12.561,1 m2 đất trồng lúa nước 02 vụ là yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại khoản 4 Điều 25

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

2.Hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường

2.1.Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng:

  • Tác động đến hệ sinh thái, đa dạng sinh học.
  • Tác động do thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp.
  • Tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng.
  • Tác động từ hoạt động giao thông vận chuyển: Vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, vận chuyển đất đắp san nền làm phát sinh ra bụi, khí thải.
  • Tác động do hoạt động đào, san lấp mặt bằng.
  • Tác động từ hoạt động đốt nhiên liệu của các thiết bị, phương tiện, máy móc thi công cơ giới.
  • Tác động từ công đoạn cắt, hàn kim loại.
  • Tác động từ hoạt động sơn hoàn thiện.
  • Tác động từ hoạt động sinh hoạt của công nhân tại công trường.
  • Tác động từ những hoạt động thi công trên công trường: xịt rửa lốp xe, vệ sinh dụng cụ, rửa vật liệu thi công, tập kết bốc dỡ, xếp nguyên vật liệu thi công.
  • Tác động từ việc thu gom, tập kết, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại.

2.2.Trong giai đoạn hoạt động:

  • Tác động từ quá trình tham gia giao thông ra vào dự án.
  • Tác động từ hoạt động nấu ăn tại bếp ăn của dự án.
  • Tác động do khí thải từ hoạt động của các công trình xử lý môi trường (bể tự hoại, từ phòng vệ sinh, mùi từ bếp ăn).
  • Tác động từ hoạt động sinh hoạt của công nhân làm việc tại nhà xưởng.
  • Tác động từ quá trình sản xuất tại dự án: Làm sạch rửa kính, máy sấy, máy định hình film PVB, lò hấp gia nhiệt.
  • Tác động do các sự cố trong quá trình hoạt động tại dự án.

3.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư

3.1.Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của nước thải

  1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng:
  • Nước thải sinh hoạt phát sinh 0,75 m3/ngày. Thành phần chủ yếu gồm pH, TSS, BOD5, COD, Nitrat (NO3-), Photphat (PO43-), Dầu mỡ, Chất hoạt động bề mặt và Coliform.
  • Nước thải xây dựng: Nước thải từ quá trình trộn vữa, trộn bê tông, rửa nguyên vật liệu, dụng cụ máy móc, rửa lốp xe phát sinh 5,0 m3/ngày đêm. Thành phần chứa một lượng đáng kể chất hữu cơ, dầu và chất rắn lơ lửng, xi măng.
  • Nước mưa chảy tràn: lưu lượng nước mưa lớn nhất là 0,0006 (m3/s). Khi mưa xuống rửa trôi, cuốn theo các chất bẩn hòa tan (Bụi, đất, cát và các chất lơ lửng vào nguồn nước mặt trong khu vực).
  1. Giai đoạn hoạt động:
  • Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 7,8 m3/ngày đêm (trong đó nước thải sinh hoạt từ công nhân là 6,5m3/ngày đêm và nước thải khu vực bếp ăn là 1,3m3/ngày đêm). Thành phần nước chủ yếu gồm các chất cặn bã, chất lơ lửng (TSS), nhu cầu oxy sinh học BOD5, nhu cầu oxy hóa học COD, các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh vật gây bệnh (Coliform).
  • Nước thải sản xuất từ giai đoạn rửa kính phát sinh khoảng 0,4 m3/ngày.

Thành phần chủ yếu là tổng chất rắn lơ lửng TSS, cặn bẩn.

  • Nước mưa chảy tràn: Lưu lượng nước mưa chảy tràn của khu vực dự án là 0,002 (m3/s).

3.2.Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

  1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng

Bụi từ quá trình thu dọn thảm thực vật; Bụi từ quá trình đào, đắp đất, san nền mặt bằng; Bụi và khí thải từ hoạt động của các thiết bị, phương tiện, máy móc thi công phục vụ công tác thi công đường; Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động vận chuyển đất mua về để san nền; Bụi, khí thải phát sinh do quá trình bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu xây dựng; Bụi và khí thải phát sinh do hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng; Bụi và khí thải từ quá trình hàn kim loại; Khí thải phát sinh từ quá trình sơn hoàn thiện. Thành phần chủ yếu bụi, SO2, NO2, CO, VOCs.

  1. Giai đoạn hoạt động

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông ra vào dự án; Khí thải phát sinh từ bếp nấu ăn; Khí thải phát sinh do hoạt động của hệ thống điều hòa không khí; khí thải từ quá trình sản xuất gia công, tác động do khí thải từ hoạt động của các công trình xử lý môi trường (bể tự hoại, từ phòng vệ sinh, khu tập kết rác thải). Nồng độ bụi, khí thải trong quá trình thực hiện dự án chủ yếu như bụi, SO2, NOx, CO, VOC.

3.3.Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

a. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng:

  • Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 27 kg/ngày, thành phần chủ yếu là chất hữu cơ, thức ăn thừa, túi nilon.
  • Chất thải rắn xây dựng phát sinh khoảng 430 kg/ngày, gồm đất, cát, sỏi rơi vãi, vỏ bao xi măng, vôi vữa, cốp pha, thép xây dựng và các loại vật liệu xây dựng khác.
  • Chất thải từ sinh khối thực vật phát sinh ước tính khoảng 2,5 tấn
  • Tổng khối lượng đất đào hữu cơ khoảng 3.519,85 m3.

b.Giai đoạn hoạt động:

  • Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoảng 180 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm các chất thải hữu cơ như giấy vụn các loại, nilon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày.
  • Chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh từ hoạt động sản xuất của Dự án khoảng 2.954,71 tấn/năm tương đương 9,5 tấn/ngày. Thành phần chủ yếu: Giấy, bao bì carton, kính vụn, tấm lọc màng của máy nén khí. Ngoài ra, đối với các sản phẩm hỏng khoảng 9,6 tấn/ngày.
  • Bùn thải từ bể tự hoại với khối lượng khoảng 3 kg/ngày. Thành phần chủ yếu: Hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao.

3.4.Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của chất thải nguy hại

a.Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng

  • Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh 46 kg/tháng, bao gồm: Giẻ lau, găng tay dính dầu, mỡ; Dầu máy tổng hợp thải; Bóng đèn hỏng, pin, ắc quy hỏng; Vải tách dầu mỡ tại miệng hố lắng; Bao bì các loại (phụ gia xây dựng, sơn) và các loại chất thải nguy hại khác.

b.Giai đoạn hoạt động:

  • Tổng khối lượng chất thải nguy hại phát sinh là 740 kg/năm, bao gồm chủ yếu bao bì cứng thải bằng kim loại và nhựa; Giẻ lau, găng tay, giấy vệ sinh có chứa thành phần nguy hại; Vỏ bao bì đựng các loại hóa chất; Than hoạt tính từ hệ thống hút mùi nhà ăn; Chất thải có các thành phần nguy hại từ hỗn hợp chuẩn bị trước quá trình xử lý nhiệt.
  • Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải khoảng 11,6 kg/ngày. Thành phần chủ yếu: Hỗn hợp của nước và cặn lắng có chứa hàm lượng các chất hữu cơ cao.

3.5.Tiếng ồn, độ rung

  1. Giai đoạn chuẩn bị mặt bằng, thi công xây dựng: Tiếng ồn, độ rung phát sinh chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và máy móc thi công như máy ủi, máy xúc, máy đầm, máy đào.
  2. Giai đoạn hoạt động: Tiếng ồn phát sinh từ hoạt động giao thông ra vào dự án; hoạt động máy móc tại nhà xưởng.

4.Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư

4.1.Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

a. Giai đoạn chuẩn bị, thi công dự án:

  • Nước thải sinh hoạt: bố trí lắp đặt 02 nhà vệ sinh di động, dung tích 1m3/nhà để thu gom, lưu giữ nước thải sinh hoạt phát sinh và hợp đồng với đơn vị có chức năng hút và vận chuyển đi xử lý theo quy định, cam kết không thải ra ngoài môi trường.
  • Nước thải xây dựng được thu gom vào 01 bể lắng cấu tạo 3 ngăn, dung tích 4m3, nước thải sau khi được xử lý và lắng cặn vớt váng dầu sẽ được tuần hoàn tái sử dụng cho hoạt động rửa xe, tưới ẩm khu vực thi công không phát thải ra ngoài khu vực dự án.
  • Nước mưa chảy tràn được thu gom vào các rãnh thoát nước tạm thời có tổng chiều dài khoảng 345m và 10 hố ga lắng sau đó nước mưa sẽ theo các tuyến rãnh đào dẫn về hố lắng tạm dung tích 4m3 sau đó bơm ra hệ thống thoát nước mưa của xã Khánh Hải.

b.Giai đoạn hoạt động:

  • Nước mưa chảy tràn: Nước mưa được thoát vào rãnh bê tông có chiều dài khoảng 834m, chiều rộng 0,7m, chiều cao khoảng 0,9m; 20 hố ga đặt dọc theo các tuyến đường giao thông của dự án. Nước mưa được thu gom và thoát ra mương thoát nước chung khu vực do Hợp tác xã nông nghiệp Đông Mai quản lý qua 02 cửa xả.
  • Nước thải sinh hoạt: nước thải từ khu vực nhà vệ sinh được chủ dự án xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn dung tích 13,1m3, nước thải từ khu vực bếp ăn được xử lý sơ bộ qua bể tách mỡ dung tích 2m3. Toàn bộ nước thải sau xử lý sơ bộ được chảy về hệ thống xử lý nước thải công suất 11 m3/ngày đêm. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCĐP 01: 2020/NB trước khi xả ra ngoài môi trường.
  • Nước thải sản xuất: nước thải sản xuất phát sinh từ công đoạn rửa kính được thu gom về bể lắng 1m3 sau đó đưa về hệ thống xử lý nước thải công suất 11m3/ngày đêm để xử lý. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCĐP 01: 2020/NB trước khi xả ra ngoài môi trường

4.2.Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý bụi, khí thải

a. Giai đoạn chuẩn bị, thi công dự án:

  • Các loại xe ôtô, thiết bị chuyên dùng có đăng ký, đăng kiểm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật khi đưa vào lưu hành phục vụ thi công dự án.
  • Thực hiện tưới ẩm mặt đường tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu.
  • Xe vận chuyển không chở quá đầy, có bạt che thùng để hạn chế nguyên vật liệu rơi vãi.
  • Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị theo định kỳ.
  • Trong quá trình tập kết nguyên vật liệu, chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải quây phủ bạt để tránh phát tán bụi.

b. Giai đoạn hoạt động:

  • Hạn chế tốc độ xe ra vào khu vực dự án < 10km/h.
  • Xây dựng các biện pháp quản lý giao thông như: bố trí các bãi đỗ xe hợp lý; lắp đặt các biển báo hạn chế tốc độ, xây gờ giảm tốc độ trên các tuyến đường giao thông nội bộ.
  • Thường xuyên tưới nước giữ ẩm mặt đường để giảm bụi phát tán, nhất là trong những ngày khô hanh, tưới nước cho cây xanh để hạn chế ảnh hưởng của bụi nhiệt.
  • Bố trí chụp hút tại khu vực bếp ăn để giảm thiểu nhiệt, mùi, khói và khí thải phát sinh trong quá trình nấu.

4.3.Công trình, biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường

a.Giai đoạn chuẩn bị, thi công dự án:

  • Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn theo đúng kế hoạch phân loại rác đã được UBND tỉnh Ninh Bình phê duyệt và lưu giữ vào 3 thùng có nắp đậy đặt tại khu vực cổng ra vào dự án và trong khu tập kết nguyên vật liệu, sau đó hợp đồng với đơn vị vệ sinh địa phương để thu gom (chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác), xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của địa phương.
  • Chất thải xây dựng: Rác thải xây dựng được thu gom vào 03 thùng chứa rác thải có nắp đậy đặt tại bãi tập kết chất thải rắn xây dựng có diện tích 60m2, trong đó 01 thùng chứa chất thải xây dựng có thể tái chế và 02 thùng chứa chất thải không thể tái chế.
  • Đối với khối lượng đất bóc hữu cơ được tận dụng để bồi đắp, san lấp khu đất trồng cây cảnh, cây xanh của dự án, cam kết không vận chuyển ra ngoài dự án.

b. Giai đoạn hoạt động:

  • Chất thải rắn sinh hoạt: Phân loại rác thành 3 loại theo kế hoạch số 156/KH- UBND ngày 21/8/2024 về việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2025 bao gồm: chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác và được lưu giữ tại 05 thùng có nắp đậy đặt tại khu vực nhà xưởng, nhà ăn và dọc đường nội bộ của dự án, sau đó hợp đồng với đơn vị vệ sinh địa phương để thu gom (chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác), xử lý cùng với rác thải sinh hoạt của địa phương.
  • Bùn thải từ bể tự hoại được thu gom xử lý cùng chất thải rắn thông thường của dự án hợp đồng với đơn vị chức năng đến thu gom và mang đi xử lý.
  • Chất thải rắn công nghiệp trong quá trình sản xuất: Các chất thải rắn sản xuất được thu gom vào 05 thùng đặt tại kho chất thải rắn diện tích 15,12m2 và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển xử lý.
  • Bùn từ trạm xử lý nước thải: Chủ dự án thực hiện lấy mẫu phân tích bùn, tùy theo tính chất của bùn (thuộc danh mục chất thải nguy hại, hay danh mục chất thải thông thường) sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thu gom và xử lý chất thải.

4.4.Công trình, biện pháp quản lý chất thải nguy hại:

a. Giai đoạn chuẩn bị, thi công dự án

Chất thải nguy hại được thu gom vào thùng nhựa có nắp đậy, dán nhãn ghi rõ chất thải chứa bên trong thùng đặt tại khu lưu giữ chất thải nguy hại của dự án có diện tích 10m2 để chứa và bảo quản chất thải nguy hại này trước khi chuyển cho đơn vị có chức năng vận chuyển đưa đi xử lý.

b. Giai đoạn hoạt động

Các loại chất thải nguy hại sẽ được thu gom, phân loại, dán mã chất thải nguy hại và xử lý đúng quy định, dự án bố trí kho lưu giữ chất thải nguy hại có diện tích 15,12m2 và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến vận chuyển đi xử lý theo quy định.

4.5.Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn, độ rung

a.Giai đoạn chuẩn bị, thi công dự án:

  • Quy định tốc độ xe, máy móc thi công khi hoạt động tại công trường.
  • Hạn chế vận hành những máy móc thiết bị đồng thời gần các khu vực nhạy cảm với độ rung như khu dân cư hiện trạng xung quanh dự án.
  • Công nhân thi công phải được trang bị trang thiết bị hạn chế hoặc chống ồn.
  • Các phương tiện vận tải, máy móc sẽ được bảo dưỡng thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đảm bảo tiêu chuẩn về độ ồn, độ rung.
  • Hạn chế vận hành đồng thời các thiết bị gây ồn: Giảm mức ồn nguồn bằng cách giảm máy móc, phương tiện vận hành đồng thời.

b.Giai đoạn hoạt động:

  • Quy định tốc độ xe ra vào dự án; Các phương tiện như xe máy phải tắt máy, dẫn bộ vào khu vực.
  • Sử dụng xe vận chuyển sản phẩm có bộ phận giảm sóc tốt, có động cơ đốt trong với hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ và độ ồn thấp.
  • Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc, thiết bị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt.

4.6.Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:

a. Biện pháp giảm thiểu đến sản xuất, canh tác của diện tích đất nông nghiệp khu vực dự án:

  • Thường xuyên dọn vệ sinh mặt bằng công trường, tránh trường hợp rác thải từ quá trình thi công, quá trình sinh hoạt của công nhân rơi vãi ra khu vực xung quanh dự án đặc biệt là khu đất canh tác nông nghiệp, ảnh hưởng môi trường đất trồng nông nghiệp.
  • Thực hiện các biện pháp giảm xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải xây dựng trong quá trình thi công đạt quy chuẩn trước khi thoát ra ngoài môi trường, đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng nước tưới tiêu cho khu vực đất canh tác.

b. Biện pháp bảo vệ môi trường sau khi thu dọn công trình thi công hoàn trả mặt bằng:

  • Thu dọn tấm chắn bụi, vách ngăn, biển báo, cột chống, mái che, nhà vệ sinh di động, kho thùng chứa chất thải và các vật liệu khác trên công trường thi công đem đi làm sạch và tận dụng tối đa, tái sử dụng ở các công trình, dự khác.
  • Rửa sạch các phương tiện, thiết bị thi công tại khu vực bố trí máy móc và khu tập kết nguyên vật liệu, thu gom nước rửa vào hố lắng và vớt váng dầu trước khi xả ra ngoài môi trường.
  • Vét bùn tại hố lắng 4m3 và đem đi xử lý chung với chất thải nguy hại trước khi san lấp, trả lại mặt bằng cho công trình.
  • Sau quá trình thi công sẽ thu dọn khu vực bố trí máy móc, khu vực tập kết nguyên vật liệu, kho chứa chất thải để tái sử dụng một số vật liệu như tấm chắn, mái che, vách ngăn, thùng chứa đất đá dư thừa tận dụng để san nền hệ thống rãnh thu gom và hố lắng.

4.7.Biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố khác

a. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó tai nạn lao động, an toàn vệ sinh môi trường, tai nạn giao thông:

  • Các máy móc thi công, phương tiện vận tải phải có hồ sơ kiểm định đính kèm.
  • Lắp đặt các biển báo tại nơi các khu vực dễ nhận thấy như: cổng ra vào khu vực thi công.
  • Trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, giáo dục công nhân, thực hiện các biển báo, nội quy lao động.
  • Có cán bộ chuyên trách giám sát vệ sinh môi trường, an toàn lao động và kỹ thuật lao động.

b. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ, chập điện:

  • Không cho bất kỳ cá nhân nào mang các vật dụng có khả năng phát sinh lửa vào khu vực đã được quy định. Ngoài ra, phải có biển cấm lửa tại các nơi dễ cháy như thùng chứa nhiên liệu, kho vật tư;
  • Các loại nguyên liệu, nhiên liệu dễ cháy trong quá trình xây dựng được lưu giữ và bảo quản ở nơi thoáng, với khoảng cách ly hợp lý để ngăn chặn chảy và cháy tràn lan khi có sự cố;
  • Kho bãi chứa vật liệu phải được sắp xếp hợp lý, thuận tiện, an toàn đúng theo quy định về phòng cháy chữa cháy.

c. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó rò rỉ dầu mỡ thải từ việc bảo dưỡng phương tiện và thiết bị thi công:

  • Không sử dụng các thiết bị, máy móc quá cũ, hết khấu hao.
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển. Nếu phát hiện có sự cố hỏng hóc, rò rỉ dầu mỡ thì dừng hoạt động ngay và đưa đi sửa chữa ở các trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa.

c. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố do thiên tai, bão lũ:

  • Chủ dự án khuyến cáo nhà thầu xây dựng chủ động cập nhật tình hình thời tiết, lập phương án phòng chống các sự cố do thiên tai, bão lũ có thể xảy ra
  • Tiến hành thi công hợp lý theo hình thức cuốn chiếu, thu dọn sạch sẽ sau khi thi công tránh rủi ro nước mưa lớn làm tắc hệ thống thoát nước của khu vực gây ngập lụt cục bộ
  • Khơi thông dòng chảy tại kênh tiêu nội đồng khu vực dự án, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước cho khu vực khi có hiện tượng thời tiết mưa lớn, bão lũ.

5.Chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án đầu tư

Giám sát chất thải rắn, chất thải nguy hại: Tại các điểm tập kết chất thải rắn, chất thải nguy hại, giám sát việc thu gom, phân loại, quản lý chất thải rắn xây dựng, chất thải nguy hại. Tần suất giám sát: hàng ngày cho đến khi kết thúc hoạt động xây dựng. Quy chuẩn giám sát: Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022; Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.

6.Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác

6.1.Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với Dự án:

Bố trí khu lưu giữ nguyên vật liệu và thiết bị tại những địa điểm phù hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên trong quá trình thi công xây dựng.

Bụi và khí thải phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện dự án: Thực hiện các biện pháp giảm thiểu, đảm bảo đạt QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án phải có biện pháp giảm thiểu, đảm bảo tuân thủ quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26:2010/BTNMT về tiếng ồn (khu vực thông thường) và QCVN 27:2010/BTNMT (Khu vực thông thường) về độ rung.

Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải sản xuất và chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Dự án phải được thu gom và xử lý theo đúng quy định tại Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT- BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Đối với khối lượng đất bóc hữu cơ, bùn được tận dụng tại dự án và quản lý theo đúng quy định.

Nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất phát sinh từ hoạt động của dự án được xử lý sơ bộ trước khi thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung công suất 11 m3/ngày đêm tại dự án. Nước thải sau xử lý đạt cột A, QCĐP 01: 2020/NB trước khi xả ra ngoài môi trường.

6.2.Các điều kiện kèm theo:

Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện các giải pháp kỹ thuật phù hợp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu các sự cố ngập lụt, sụt lún phát sinh do việc xây dựng Dự án; lập phương án và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường khác phát sinh trong quá trình thực hiện Dự án; tuân thủ các yêu cầu về phòng chống cháy, nổ trong quá trình thực hiện Dự án theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thiết lập hệ thống cảnh báo nguy hiểm, cảnh báo giao thông trong khu vực thi công; thực hiện các biện pháp kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp nhằm giảm thiểu tác động tới các hoạt động giao thông của khu vực.

Thực hiện đền bù những thiệt hại môi trường do dự án gây ra theo Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

6.3.Chủ Dự án có trách nhiệm:

Thực hiện đầy đủ các nội dung trong Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn lao động sản xuất; an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy, nổ theo quy định hiện hành.

Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu.

Lập hồ sơ xin cấp giấy phép môi trường trình UBND tỉnh cấp phép theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Chủ dự án có trách nhiệm thực hiện theo quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ môi trường và Điều 27 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Thực hiện yêu cầu khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường./.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha