Báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp. Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống 60.000 suất/năm. Dịch vụ Cafe – giải khát: 30.000 suất/ năm. Kinh doanh hoàng hóa tổng hợp (đặc sản địa phương): 90.000 sản phẩm/ năm.

Ngày đăng: 24-04-2025

13 lượt xem

I.Xuất xứ của Dự án

1.1.Thông tin chung về Dự án

Công ty TNHH xây dựng thương mại .... được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số .... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình cấp lần đầu ngày 25/07/2003, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 28/07/2017.

Với những tiềm năng thế mạnh sẵn có, Ninh Bình thật sự là điểm đến cho các Nhà đầu tư về các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp và đặc biệt là ngành dịch vụ du lịch đang là hướng kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình nhờ khoảng cách địa lý, hệ thống giao thông thủy – bộ thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào. Do đó, nhu cầu về dịch vụ du lịch, vui chơi – giải trí có chất lượng cao trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết, chính vì thế việc đầu tư xây dựng Khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp ... của Công ty TNHH xây dựng thương mại ... với mong muốn góp phần vào quá trình phát triển chung của tỉnh nhà, đáp ứng một phần cho nhu cầu thị trường.

Dự án với tổng diện tích là 4.048,0 m2, trong đó có 3060,8 m2 là diện tích đất trồng lúa. Căn cứ điểm b, khoản 1 điều 30 và điểm đ, khoản 4, điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14 và theo quy định tại mục số 6, phụ lục IV, Nghị định số 08/2022/NĐCP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ đối với dự án có diện tích đất lúa cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, như vậy dự án thuộc nhóm II và phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Theo khoản 3, điều 35 của Luật này, dự án thuộc thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND cấp tỉnh. Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Công ty TNHH xây dựng thương mại ... phối hợp với đơn vị tư vấn là Công ty CP Đo lường chất lượng và Môi trường Hoàng Kim tiến hành lập báo cáo ĐTM cho dự án “Đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp” tại xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

II.Thông tin chung về Dự án

1.1.Thông tin chung

-Tên Dự án: Đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp.(sau đây gọi tắt là Dự án)

Địa điểm thực hiện: ..........thửa đất số 13; bản đồ địa chính xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Chủ dự án: Công ty TNHH xây dựng thương mại.

Tổng mức đầu tư: 23.881.000.000 (Hai mươi ba tỷ, tám mươi tám mốt triệu đồng./.).

Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện Dự án: từ năm 2023 đến năm 2025:

Lập hồ sơ dự án xin Chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư đăng ký đầu tư: Quý IV/2023;

Hoàn thành thủ tục về môi trường, bàn giao mặt bằng, ký Hợp đồng thuê đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; lập hồ sơ bản vẽ thi công dự án hoàn thiện thủ tục thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, cấp phép xây dựng công trình cảu dự án: Quý I/2024 - Quý II/2024;

Xây đựng các hạng mục công trình, hoàn thiện dự án đi vào hoạt động: Quý III/2024 - Quý IV/2025.

1.2.Phạm vi, quy mô, công suất

l.Phạm vi thực hiện

Dự án “Đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp” nằm trên địa bàn xã Ninh Hòa, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình, có diện tích 4.048,0 m2.

l.Quy mô Dự án

Quy mô diện tích sử dụng đất: 4.048,0 m2.

* Quy mô xây dựng:

+ Xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho 4.048,0 m2 (các hạng mục hạ tầng kỹ thuật gồm san nền, đường giao thông nội bộ, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thoát nước thải, cây xanh, hệ thống cấp điện và chiếu sáng).

+ Xây dựng hoàn thiện các công trình nhà kinh doanh sản phẩm địa phương, kho, nhà hàng ẩm thực địa phương, nhà bảo vệ, lán xe...

* Công suất của Dự án

Kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống, cafe- giải khát, trong đó:

+ Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống: 60.000 suất/năm

+ Dịch vụ Cafe – giải khát: 30.000 suất/ năm.

- Kinh doanh hoàng hóa tổng hợp (đặc sản địa phương): 90.000 sản phẩm/ năm.

1.1.3.Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án

Các hạng mục công trình của Dự án

a)Các hạng mục công trình chính của Dự án

Các hạng mục công trình chính của Dự án được thể hiện ở bảng dưới đây:

STT

Tên hạng mục công trình

Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích sàn (m2)

 

1

Nhà kinh doanh sản phẩm địa phương

+ Dịch vụ tổng hợp  và văn phòng làm việc (02 tầng)

 

402,0

 

804,0

2

Nhà nghỉ công nhân viên

60,0

60,0

3

Nhà hàng ẩm thực địa phương (03 tầng)

1.000,0

2.675,0

b)Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án

Các hạng mục công trình phụ trợ của Dự án được thể hiện ở bảng dưới đây:

STT

Tên hạng mục công trình

Diện tích xây dựng (m2)

Diện tích sàn (m2)

1

Cổng ra vào + Tường rào

75

-

2

Kho + phụ trợ

175

175

3

Khu đỗ xe có mái che

365

365

4

Nhà TT bảo vẹ

9

9

5

Bể nước sạch sản xuất + PCCC

46

-

6

Lán xe khách + CNV

36

36

7

Nhà WC chung

62

62

8

Trạm biến áp

15

15

9

Đường giao thông nội bộ

1.429

1.429

10

Cây xanh cảnh quan

1.050

1.050

c)Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án

Các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của dự án được trình bày ở bảng dưới đây:

STT

Tên hạng mục

Thông số

Số lượng

1

Hệ thống thu gom, thoát nước mưa

-

01 hệ thống

2

Hệ thống thu gom, thoát nước thải

-

01 hệ thống

3

Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Công suất 15 m3/ngày đêm

01 hệ thống

4

Lán tập kết rác thải

Diện tích 9 m2

01 lán

5

Kho chứa chất thải nguy hại

15 m2

1 Kho

Hoạt động của Dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng khu kinh doanh dịch vụ tổng hợp” được thực hiện với hoạt động chính của Dự án khi đi vào hoạt động chủ yếu là hoạt động dịch cụ nhà hàng ăn uống, kinh doanh hàng hóa tổng hợp và cán bộ nhân viên tại Dự án.

1.1.4.Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

Việc xác định yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 28 của Luật Bảo vệ môi trường và quy định tại Khoản 4 Điều 25 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ:

  • Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng 3060,8 m2 đất trồng lúa nước 02 vụ theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai.
  • Dự án không xả nước thải vào nguồn nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước; không có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

1.2.Hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động đến môi trường

Các hạng mục công trình và hoạt động của Dự án có khả năng tác động đến môi trường được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 0.6. Danh mục công trình bảo vệ môi trường chính của dự án

 

TT

Biện pháp và công trình bảo vệ môi trường

 

Ghi chủ

I

Giai đoạn xây dựng

 

 

1.1

 

 

Chất thải rắn xây dựng

Trang bị thùng chứa chất thải chuyên dụng; Thành lập đội chuyên thu gom rác; Tận dụng cho các hoạt động xây dựng (san nền, chôn lấp); Tái chế, tái sử dụng hoặc đem bán phế liệu…

 

 

 

 

1.2

 

 

 

 

Chất thải rắn sinh hoạt

Đặt 04 thùng rác di động 100 lít, bố trí nhân lực thu gom hàng ngày và hợp đồng với tổ thu gom của địa phương để chuyên chở về bãi tập kết rác của phường, sau đó rác thải sẽ được xe chở rác chuyên chở đến khu vực xử lý;

  • Lập các nội quy về trật tự, vệ sinh và bảo vệ môi trường trong công trường xây dựng;
  • Ưu tiên công nhân địa phương để giảm bớt lượng rác thải sinh hoạt và hạn chế công nhân ở lại trong công trường.

 

 

 

1.3

 

 

 

Chất thải nguy hại

Toàn bộ lượng chất thải nguy hại phát sinh trong giai đoạn thi công xây dựng sẽ được thu gom, lưu trữ trong 06 thùng chứa chuyên dụng dung tích 100L và 50L; tiến hành dán nhãn chất thải nguy hại theo quy định; Hạn chế việc sửa chữa xe, máy móc công trình tại khu vực dự án...

Bố trí kho lưu chứa CTNH tạm thời dạng thùng container diện tích kho chứa 10 m2 (sau khi kết thúc thi công sẽ tiến

 

TT

Biện pháp và công trình bảo vệ môi trường

 

Ghi chủ

 

 

hành tháo dỡ), đảm bảo lưu chứa an toàn, không tràn đổ, có gắn biểu hiệu cảnh báo, dán nhãn CTNH.

 

 

 

 

1.4

 

 

 

 

Nước thải thi công

Bố trí 1 trạm rửa xe đặt phía bên phải cửa ra vào công trường thi công. Không thực hiện việc vệ sinh, bảo dưỡng máy móc, phương tiện vận chuyển trên công trường thi công;

Đối với nước thải thi công phát sinh do quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị và phương tiện vận chuyển sẽ được đưa vào hố ga lắng cặn có lót vải lọc dầu trước khi thải vào hệ thống thoát nước của khu vực.

 

 

 

1.5

 

 

 

Nước thải sinh hoạt

Ưu tiên sử dụng công nhân địa phương, tự túc chỗ ăn ở địa phương. Hạn chế tối đa công nhân ở lại công trường, tại công trường chỉ bố trí lượng công nhân vừa đủ để hạn chế lượng chất thải sinh hoạt phát sinh;

Trang bị 03 nhà vệ sinh di động, thuê đơn vị chức năng đến thu gom, xử lý. Tần suất hút hầm chứa 3 ngày/lần.

 

 

 

1.6

 

 

 

Nước mưa chảy tràn

Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa từ khu vực dự án đến mương thoát chung của khu vực.

Vệ sinh mặt bằng thi công cuối ngày làm việc, thu gom rác thải, không để rò rỉ xăng dầu nhằm giảm thiểu tác động của nước mưa chảy tràn

 

1.7

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và xây lắp.

Quy định các yêu cầu về kỹ thuật, tốc độ, thời gian làm việc đối với xe vận chuyển; che bạt thùng xe; tưới nước mặt đường; xây tường bao…

II

Giai đoạn vận hành

 

 

 

 

2.1

Hệ thống thu gom và thoát nước mưa chảy tràn

  • Hệ thống thu gom nước mưa dọc tuyến cho dự án bao gồm các tuyến cống tròn đúc sẵn của nhà cung cấp phù hợp được mua trên thị trường đảm bảo đầy đủ các yếu tố kỹ thuật.
  • Thành lập đội vệ sinh thực hiện quét dọn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng, đường giao thông trong khu dân cư để giảm thiểu các nguồn thải xâm nhập vào dòng nước.
  • Hướng thoát nước được chia làm 3 tuyến thoát nước về 3 vị trí xả thải

 

TT

Biện pháp và công trình bảo vệ môi trường

 

Ghi chủ

 

 

+ Hệ thống rãnh thoát được xây bao quanh khu vực thu gom, cứ 20 - 30 m rãnh sẽ được bố trí 01 hố ga nhằm mục đích lắng cặn. Hố ga có kích thước 800 x 800 mm.

+ Các tuyến thoát nước mưa gồm 3 tuyến rãnh BTCT, kích thước 300 × 300mm, nắp đậy tấm đan bằng bê tông cốt thép đổ vào hệ thống thoát nước chính 400 × 600 mm qua các ga thăm và ga thu trực tiếp, cửa xả ra hệ thống mương thoát nước của khu vực.

- Tổng chiều dài toàn bộ tuyến thu gom nước mưa tại dự án là 1010 m, độ dốc 1,5 %. Số lượng hố ga hố thăm thu gom nước mưa là 18 hố ga.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hệ thống thu gom và thoát nước thải sinh hoạt

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh tại mỗi hộ dân, khu công cộng đều được phân luồng để xử lý. Loại nước thải xám phát sinh từ nhà bếp… sau khi được tách lắng qua hố ga cùng nước thải từ nhà vệ sinh được đổ ra hệ thống thoát nước chung của Khu dân cư có bố trí các hố ga lắng cặn. Còn nước thải đen từ các nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua hệ thống bể tự hoại ba ngăn nhằm xử lý triệt để trước khi thoát ra hệ thống thoát nước thải khu đô thị.

Nước thải từ quá trình sinh hoạt, nước thải vệ sinhDẫn toàn bộ nước thải của Dự án về hệ thống xử lý nước thải tập trung 15 m3/ngày đêm của Dự án đặt tại Đông Nam để xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Cột A, QCVN 14:2008/BTNMT trước khi thải ra hệ thống thoát nước của khu vực.

- Mạng lưới đường ống thoát nước thải của Dự án gồm các ống HDPE D110 và các hố thu, hố thăm với số lượng là 4 hố với khoảng cách từ 30- 50m/hố; chiều dài hệ thống thoát nước thải khoảng 600 m Độ dốc thiết kế Idmin=1,5%. có nhiệm vụ dẫn nước thải từ các khu vực phát sinh đến hệ thống xử lý nước thải công suất 15 m3/ngày đêm của dự án

 

 

2.3

 

 

Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông

  • Đảm bảo khoảng lưu thông an toàn của tuyến đường;
  • Kiểm tra giám sát chất lượng môi trường nếu thấy có dấu hiệu ô nhiễm;
  • Trồng dải cây xanh hai bên tuyến đường

 

TT

Biện pháp và công trình bảo vệ môi trường

 

Ghi chủ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Khí thải phát sinh từ quá trình nấu ăn

  • Tại khu vực ăn uống sẽ bố trí điều hòa nhiệt độ và bố trí thêm các máy điều hòa tủ đứng mỗi máy có công suất 28.000 BTU, lựa chọn chủng loại điều hòa hiện đại và tiết kiệm năng lượng, dự án sử dụng máy điều hòa không chứa chất làm suy giảm tầng ôzôn, gây hiệu ứng khí nhà kính. Đồng thời đối với khu vực nhà bếp tiến hành lắp đặt quạt thông gió và quạt hút mùi.
  • Lắp đặt 01 hệ thống hút khói bụi cục bộ tại bếp ăn của khu nhà hàng. Hệ thống hút khói cục bộ có film lọc than hoạt tính, bẫy dầu bố trí trên khu vực bếp ăn, ống hút khói có chiều cao 2m. Công Suất quoạt thống thông gió và hút khói là 10.000 m3/h
  • Để giảm thiểu ô nhiễm khói thuốc lá do du khách hút thuốc phát thải, dự án sẽ bố trí một khu vực riêng hút thuốc lá và có đặt biển chỉ dãn khu vực hút thuốc, tại khu vực này bố trí thêm 02 quạt thông gió.

 

 

 

 

 

 

2.4

 

 

 

 

 

Mùi hôi từ thùng chứa chất thải rắn và hệ thống xử lý nước thải

  • Định kỳ khoảng 2-3 tháng/lần lấy bùn tại những điểm thu nước trên hệ thống thu nước cống để giảm thiểu các khí ô nhiễm do quá trình phân hủy bùn hữu cơ.
  • Cần mang toàn bộ rác trong mỗi ngày ra khỏi khu chức năng, nhà nghỉ để tránh hiện tượng phân hủy do rác sinh hoạt để lâu.
  • Bố trí các thùng rác tại các khu vực khuôn viên nhằm thu gom triệt để chất thải rắn. Hàng ngày rác thải của khu sinh thái sẽ được thu gom và vận chuyển tới khu vực chứa rác, đảm bảo không gây tồn ứ rác tại khu vực sẽ có nhân viên đến thu gom đến trạm trung chuyển.

 

 

 

 

 

2.5

 

 

 

 

 

Chất thải rắn sinh hoạt

- Tại các vị trí công cộng trong khuôn viên dự án (các lối đi lại trong khuôn viên,...) đều bố trí các thùng chứa rác thải sinh hoạt để thuận tiện cho đội vệ sinh thu gom cuối ngày.

Chủ dự án trang bị thêm các thùng rác, sọt rác như sau:

Tại khu nhà điều hành: mỗi tầng bố trí 01 thùng rác 60 lít đặt gần cầu thang hoặc cuối hành lang các tầng.

Khu nhà dịch vụ tổng hợp: mỗi tầng bố trí 01 thùng rác 60 lít đặt gần cầu thang hoặc cuối hành lang các tầng.

 

TT

Biện pháp và công trình bảo vệ môi trường

 

Ghi chủ

 

 

Khu nhà nghỉ: Mỗi phòng bố trí 02 thùng rác 5- 10 lít đặt tại phòng nghỉ và nhà vệ sinh. Mỗi tầng bố trí 01 thùng rác 60 lít đặt gần cầu thang hoặc cuối hành lang các tầng.

Khu bể bơi: Mỗi bể bố trí 02 thùng rác 40 lít đặt cạnh bể bơi.

Dọc theo các tuyến đường nội bộ, khu vực sự kiện ngoài trời: bố trí 10 thùng thu gom rác 2 ngăn kín, kích thước (90 x 48 x 89)cm đặt trên vỉa hè, góc dưới sân khấu khu sự kiện. 2 ngăn phân loại rõ ràng ngăn đựng rác tái chế và ngăn đựng rác không tái chế.

- Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn và được thu gom đưa về địa điểm tập kết của khu vực và vận chuyển đến khu xử lý theo quy định.

 

 

 

2.6

Chất thải nguy hại

Xây dựng kho CTR đã có để chứa chất thải nguy hại với diện tích 15 m2 được bố trí tại tầng 1 trong nhà kỹ thuật điện nước 2 tầng của dự án.

Kho chứa chất thải nguy hại sẽ được thiết kế đúng theo đúng Thông tư 36/2015 sẽ được dán nhãn cảnh báo CTNH theo quy định tại TCVN 6707:200 về nhãn cảnh báo CTNH.

Bảng 0-2: Các hạng mục và hoạt động của Dự án có khả năng tác động đến môi trường

TT

Các hoạt động

Các tác động phát sinh

I

Giai đoạn xây dựng

 

1.1

Vận chuyển nguyên đất cát, vật liệu xây dựng

 

Bụi, khí thải của các xe vận chuyển nguyên vật liệu: khí CO, SO2, NO2, bụi khói.

 

 

 

 

1.2

San nền, thi công xây lắp và hoạt động máy móc xây dựng

Bụi phát sinh từ quá trình đào đắp, làm nền, thi công xây dựng

  • Khí thải của thiết bị thi công: khí CO, SO2, NO2, bụi.
  • Chất thải sinh hoạt của công nhân xây dựng trên công trường
  • Chất thải rắn xây dựng: Vật liệu xây dựng dư thừa, rơi vãi
  • CTNH: dầu mỡ, giẻ lau dính dầu mỡ…
  • Nước thải thi công: Nước rửa vật liệu, thiết bị…

TT

Các hoạt động

Các tác động phát sinh

 

 

  • Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng
  • Nước mưa chảy tràn qua toàn bộ khu vực dự án cuốn theo bụi bẩn
  • Tiếng ồn độ rung từ hoạt động của phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới
  • Tác động tới an ninh trật tự xã hội do tập trung công nhân thi công
  • Rủi ro tai nạn giao thông do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu

 

1.3

Hoạt động của công nhân

  • Nước thải sinh hoạt
  • Rác thải sinh hoạt

II

Giai đoạn hoạt động

 

 

2.1

Hoạt động phương tiện giao thông của khách hàng và nhân viên tại Dự án

- Tiếng ồn, bụi, khí thải: khí CO, SO2, NO2, từ phương tiện giao thông.

 

 

2.2

 

Hoạt động nhà hàng và nhân viên tại Dự án

  • Khí thải từ điều hòa, nhà bếp
  • Chất thải rắn, CTNH
  • Nước thải sinh hoạt, nước thải nhà bếp.

-Rủi ro, sự cố như: cháy nổ, an toàn giao thông, bệnh dịch…

2.3

Mưa

- Nước mưa chảy tràn toàn bộ khu vực dự án cuốn theo bụi bẩn

1.3.Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của Dự án

1.3.1.Các tác động môi trường chính

Dự án chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn thi công xây dựng và giai đoạn vận hành.

Các tác động chính có thể kể đến như sau:

  • Tác động do nước thải;
  • Tác động do bụi và khí thải;
  • Tác động do chất thải rắn và chất thải nguy hại;
  • Tác động do tiếng ồn và độ rung;
  • Tác động khác: rủi ro sự cố trong quá trình triển khai dự án.

1.3.2.Quy mô, tính chất của các loại chất thải phát sinh từ Dự án

Quy mô, tính chất của nước thải

- Trong giai đoạn thi công xây dựng:

+ Nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của tối đa 30 công nhân xây dựng trên công trường phát sinh tối đa khoảng 1,35 m3/ngđ. Thông số ô nhiễm đặc trưng: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, amoni, colifom... Vùng có thể bị ảnh hưởng: khu vực thực hiện Dự án.

+ Nước thải xây dựng: phát sinh từ quá trình rửa nguyên vật liệu, rửa thiết bị, máy móc: 1,05 m3/ngày. Nước thải phát sinh từ quá trình rửa xe là 2,5 m3/ngày. Thành phần chủ yếu là đất cát, cặn lơ lửng, dầu mỡ...

+ Nước mưa chảy tràn: Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát....

  •  Trong giai đoạn vận hành:

+ Nước thải sinh hoạt của Dự án được phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của khách hàng và nhân viên tại Dự án với lưu lượng phát sinh khoảng 10,4 m3/ngày đêm. Thành phần chủ yếu bao gồm: chất rắn lơ lửng (SS), BOD5, COD, amoni, colifom…

+ Nước mưa chảy tràn: Thành phần chủ yếu là chất rắn lơ lửng, đất, cát...

Quy mô, tính chất của khí thải

  • Trong giai đoạn thi công xây dựng:

+ Hoạt động giải phóng mặt bằng, san nền, phá dỡ các công trình hiện hữu, thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án, bốc xếp, tập kết nguyên vật liệu, vận chuyển nguyên vật liệu thi công, đất đá thải, phế thải phát sinh bụi và khí thải với thành phần chủ yếu gồm: TSP, CO, NO2, SO2...

+ Hoạt động của các thiết bị, máy móc thi công sử dụng dầu DO phát sinh bụi, khí thải. Thành phần chủ yếu gồm bụi, SO2, NOx, CO, VOCs...

+ Hoạt động từ nhà vệ sinh di động của công nhân trên công trường phát sinh khí thải với thành phần chủ yếu gồm: CO2, CH4, NH3

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Phát sinh chủ yếu từ quá trình lưu thông của các phương tiện tham gia giao thông. Thành phần chủ yếu là TSP, SO2, NOx, CO, VOCs,...

+ Hoạt động của công trình xử lý nước thải phát sinh mùi hôi, khí H2S, CH4,...

Quy mô, tính chất của chất thải rắn thông thường

  • Trong giai đoạn thi công xây dựng:

+ Hoạt động sinh hoạt trong thời kỳ cao điểm của 30 công nhân trên công trường thi công, phát sinh chất thải rắn sinh hoạt với khối lượng tối đa ước tính khoảng 15 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm các loại rau, củ quả, thức ăn thừa, bao bì, thùng chứa, giấy, chai lọ,…

+ Hoạt động đào đắp đất hữu cơ phát sinh khối lượng đất đá khoảng 78.120 tấn.

+ Hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án phát sinh chất thải rắn thông thường với khối lượng khoảng 260,42 kg/ngày. Thành phần chủ yếu gồm: vật liệu rơi vãi, đất, đá, cát, gạch vỡ, bê tông thừa, vỏ bao bì, xà bần, thùng gỗ...

Trong giai đoạn vận hành:

+ Hoạt động của hệ thống thoát nước. Thành phần chủ yếu gồm bùn, cặn từ các hố gas.

+ Hoạt động vệ sinh đường phát sinh khối lượng khoảng 10kg/ngày. Thành phần chủ yếu là các cây bụi, cành cây, lá cây, túi nilon…

Quy mô, tính chất của chất thải rắn nguy hại

  • Trong giai đoạn thi công xây dựng:

+ Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới trong khu vực Dự án phát sinh chất thải nguy hại ước tính khoảng 15 kg/tháng. Thành phần chủ yếu là dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, hộp đựng sơn, dụng cụ quét sơn...

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Không phát sinh chất thải.

Ti​ếng ồn, độ rung

Trong quá trình thi công xây dựng:

+ Tiếng ồn, độ rung phát sinh từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công xây dựng.

+ Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

  • Trong giai đoạn vận hành:

+ Tiếng ồn chủ yếu phát sinh từ hoạt động của các dòng xe lưu thông trên các tuyến đường

Các tác động khác

Trong giai đoạn thi công xây dựng:

  • Sự cố cháy nổ: Sự cố cháy nổ trong giai đoạn thi công dự án có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, tồn chứa nhiên liệu hoặc do sự quá tải của hệ thống cấp điện; do thiếu ý thức của công nhân khi hút thuốc lá tại khu vực có khả năng cháy nổ cao; do sét đánh;…
  • Sự cố tai nạn lao động: nguyên nhân gây ra sự cố là do bất cẩn của người lao động tại công trường; do thiếu hiểu biết về các biện pháp an toàn lao động; do sự thiếu hợp tác trong quá trình thi công

Trong giai đoạn vận hành:

  • Rủi ro an toàn giao thông, sạt lở, sụt lún...
  • Sự cố với hệ thống xử lý nước thải: bao gồm sự cố rò rỉ và chảy tràn hoá chất, sự cố vận hành trạm XLNT sinh hoạt…

1.4.Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

l.Trong giai đoạn thi công xây dựng

Nước thải sinh hoạt

- Chủ dự án sẽ tận dụng tối đa nguồn nhân lực tại địa phương. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của công nhân tại công trường thi công được thu gom vào 2 nhà vệ sinh lưu động có dung tích 1.000 lít/nhà (mỗi cụm nhà có nhà vệ sinh cho Nam và nhà vệ sinh cho Nữ); hợp đồng với đơn vị có chức năng định kỳ vận chuyển, xử lý khi đầy bể, không xả thải ra môi trường.

+ Quy trình: Nước thải sinh hoạt à nhà vệ sinh di động à đơn vị chức năng hút, vận chuyển, xử lý khi đầy bể.

- Vị trí cụ thể của nhà vệ sinh lưu động trên công trường sẽ được lựa chọn phù hợp trong giai đoạn thi công xây dựng và thay đổi theo tiến độ thi công do phụ thuộc nhiều vào hình thức tổ chức thi công của các nhà thầu. Việc lựa chọn vị trí sẽ theo nguyên tắc sau:

+ Nhà vệ sinh lắp đặt cách xa nguồn nuớc và theo đúng quy chuẩn của Bộ Xây dựng và Bộ Y tế (TCVN 7957- 2008).

+ Không gây ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh khu đất.

Nước thải sẽ được thu gom chứ không được thải trực tiếp vào bất cứ thuỷ vực lân cận nào.

Nước thải từ nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng nhà vệ sinh lưu động, sau đó thuê đơn vị chức năng thu gom và xử lý. Định kỳ 3 ngày/lần.

Nước thải xây dựng

Nước thải từ quá trình vệ sinh dụng cụ, phương tiện máy móc, rửa chân tay, nước rửa lốp xe được thu gom , xử lý qua song chắn rác, hố ga lắng cặn trước và lưu giữ trong bể chứa kích thước (2.000×2.000×1.000)mm để tái sử dụng. Nước vệ sinh vật tư, thiết bị không yêu cầu cao, chủ yếu để chống đóng cặn bởi vật liệu xây dựng nên được tái sử dụng.

Nước thải từ các hoạt động rửa xe sẽ được đưa vào bể lắng cặn đất cát và lọc dầu mỡ bằng lưới vải chuyên dụng trước khi xả ra hệ thống thoát nước chung của khu vực. Kích thước của bể lắng là 2.000×2.000×1.000mm, dung tích chứa nước 4,0 m3, đảm bảo lưu nước từ quá trình rửa xe từ 2h - 3h trước khi xả nước ra mương thoát. Sử dụng vải tách dầu mỡ tại miệng hố ga lắng trước khi xả nước ra hệ thống thu gom nước thải của khu vực. Định kỳ khoảng 2 - 3 ngày sẽ thay thế loại vải này. Vải nhiễm dầu mỡ này được xử lý như chất thải nguy hại (cùng chung danh mục ghẻ lau nhiễm dầu mỡ).

Định kỳ 1 tuần sẽ tiến hành nạo vét các hố ga 1 lần hoặc nhiều lần hơn nhằm đảm bảo lắng toàn bộ đất cát trước khi xả ra hệ thống thoát nước của khu vực. Toàn bộ bùn cặn nạo vét từ hệ thống đường ống, hố thu lắng xử lý,...được chủ dự án đưa đi san lấp mặt bằng.

l.Trong giai đoạn vận hành

Hệ thống thoát nước thải

Xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa. Nước thải được xử lý sơ bộ bộ bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn; nước thải nhà bếp được xử lý sơ bộ tại bể tách mỡ, sau đó bằng hệ thống cống thoát nước đưa về bể thu gom vào hệ thống xử lý nước thải 15 m3/ngày đêm, nước thải sau xử lý đạt cột A, QCVN 14:2008/BTNMT thoát ra hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Hệ thống thoát nước mưa:

Nước mưa từ mái được thu gom vào máng thu nước (được đặt ở vị trí viền mép mái nhà), sau đó chảy dốc về phía phễu thu rồi xuống ống thu đứng để chảy xuống hệ thống thoát nước mưa, sau đó thoát về hố ga đấu nối của Dự án và chảy về hệ thống thoát nước chung của khu vực.

Nước mưa chảy tràn trong khuôn viên dự án được thu gom bằng hệ thống cống thoát nước mưa được bố trí xung quanh khu đất Dự án, đảm bảo thu gom được toàn bộ nước mặt và tránh ngập úng cục bộ của từng khu vực.

Xây dựng hệ thống thu gom nước mưa của Dự án riêng biệt với hệ thống thoát nước thải; định kỳ nạo vét hệ thống thoát nước mưa, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước, không gây ngập úng khu vực Dự án.

Các công trình và biện pháp xử lý khí thải

l.Trong giai đoạn thi công xây dựng

Lắp đặt hàng rào bằng tôn cao 03m xung quanh khu vực công trường thi công; sử dụng phương tiện, máy móc được đăng kiểm; phương tiện vận chuyển chở đúng trọng tải quy định; che phủ bạt đối với tất cả các phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, đất thải, phế thải..., không để rơi rớt vật liệu; thường xuyên thu dọn đất, cát, vật liệu rơi vãi tại khu vực thi công và đường tiếp cận, đảm bảo vệ sinh; phun nước giảm bụi tối thiểu 02 lần/ngày vào những ngày trời không mưa.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường khu dân cư và khu nhà ở đô thị

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha