Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án nhà máy chế biến đá ốp lát granite

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy chế biến đá ốp lát granite

Ngày đăng: 25-10-2024

81 lượt xem

MỤC LỤC......................................................................... 1

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT......... 4

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................ 5

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................ 9

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ............................................ 11

1.1.   Tên chủ dự án đầu tư.................................................................................... 11

1.2.   Tên dự án đầu tư......................................................................................... 11

1.3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư......................... 11

1.3.1.   Công suất của dự án đầu tư............................................................. 11

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.... 11

1.3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư..................................................................... 19

1.4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư... 20

1.4.1.   Giai đoạn thi công, xây dựng................................................................ 20

1.4.2.   Giai đoạn vận hành dự án......................................................................... 22

1.5.   Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư..................................... 27

1.5.1.   Xuất xứ dự án................................................................................... 27

1.5.2.   Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của dự án.............................. 29

1.5.3.   Phạm vi đánh giá tác động của báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của dự án và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của dự án. 31

1.5.4.   Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội.............................................................. 32

1.5.5.   Các hạng mục công trình và hoạt động của dự án.................................. 43

1.5.6.   Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện dự án.................. 75

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH KHẢ NĂNG

CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......................................................... 79

2.1.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường...... 79

2.1.1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia...... 79

2.1.2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch tỉnh Ninh Thuận.................... 79

2.1.3.    Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử

dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng.............................................. 79

2.2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........... 80

2.2.1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải... 80

2.2.2.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận khí thải... 81

CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƠI THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ...... 83

3.1.   Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật............................... 83

3.1.1.   Dữ liệu về hiện trạng môi trường............................................................... 83

3.1.2.   Dữ liệu về hiện trạng tài nguyên sinh vật.............................................. 83

3.2.   Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án.................................. 84

3.3.   Đánh giá hiện trạng các thành phần môi trường đất, nước, không khí nơi thực hiện dự án .. 84

3.3.1.   Kết quả phân tích mẫu môi trường không khí........................................ 87

3.3.2.   Kết quả phân tích môi trường nước...................................................... 88

3.4.   Nhận dạng các đối tượng, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án..... 90

3.4.1.   Các đối tượng bị tác động bởi dự án........................................................... 90

3.4.2.   Các yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án................ 91

3.5.   Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án................................ 92

CHƯƠNG IV. ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ

ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...... 95

4.1.  Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai

đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư.................................................................... 95

4.1.1.   Đánh giá, dự báo các tác động................................................................. 95

4.1.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện............... 116

4.2.  Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai

đoạn dự án đi vào vận hành........................................................................... 127

4.2.1.   Đánh giá, dự báo các tác động................................................................. 127

4.2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................ 144

4.3.   Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường..................... 167

4.3.1.   Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường dự án................... 167

4.3.2.   Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường................................ 168

4.3.3.   Tổ chức, bộ máy quản lý, vận hành các công trình bảo vệ môi trường........ 168

4.4.   Nhận xét về mức độ tin cậy, chi tiết của những kết quả đánh giá, dự báo về các tác

động môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình triển khai dự án đầu tư...... 170

CHƯƠNG V. PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN

BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC............................................................. 175

CHƯƠNG VI. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 177

6.1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải...................................... 177

6.1.1.   Nguồn phát sinh nước thải................................................................ 177

6.1.2.   Lưu lượng xả nước thải tối đa....................................................... 177

6.1.3.   Dòng nước xả thải vào nguồn tiếp nhận, nguồn tiếp nhận nước thải, vị trí xả nước thải...   177

6.2.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải......................................... 178

6.3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung............................. 178

6.3.1.   Nguồn phát sinh................................................................................... 178

6.3.2.   Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung........................................ 178

CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ

CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 179

7.1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư........ 179

7.1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................................... 179

7.1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải............ 179

7.1.3.   Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường dự kiến phối hợp để thực hiện kế hoạch quan

trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình xử lý chất thải 180

7.2.   Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật.............. 180

CHƯƠNG VI. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................... 181

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1.   Tên chủ dự án đầu tư:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN

-  Địa chỉ văn phòng: ..........., đường Lưu Trọng Lư, phường Thanh Sơn, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.

-  Người đại diện theo pháp luật: ........;   Chức vụ: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: ..........

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số ......... do Phòng đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Ninh Thuận cấp ngày 10/01/2014; cấp điều chỉnh lần thứ 11 ngày 28/6/2021.

1.2.   Tên dự án đầu tư:

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN ĐÁ ỐP LÁT GRANITE

-  Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ......., huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.

-  Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng của dự án là Sở Xây dựng tỉnh Ninh Thuận.

-  Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Dự án có tổng mức đầu tư là 216.606.032.000 VNĐ, thuộc loại hình chế biến khoáng sản, do đó theo tiêu chí phân loại tại Điều 9, Luật Đầu tư công 2019, dự án thuộc Nhóm B.

1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư

1.3.1.   Công suất của dự án đầu tư

- Công suất thiết kế 1.000.000 m2 sản phẩm/năm. Ngoài ra còn thu hồi, sản xuất các loại đá dùng để bó vỉa.

- Diện tích sử dụng đất: 46.329 m2.

1.3.2.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

1.3.2.1.   Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Quy trình sản xuất đá tấm lớn

Quy trình sản xuất trải qua 03 công đoạn chính như sau:

- Chuẩn bị nguyên liệu:

Sau khi nguyên liệu là đá khối được khai thác tại mỏ được đưa về xếp tại khu vực chứa, đá khối được phân loại, những khối đá đạt tiêu chuẩn sẽ được lưu tại khu vực chứa đá riêng, những khối đá chưa đạt tiêu chuẩn được cẩu trục xếp lên xe đưa sang khu vực cắt bìa đá khối. Tại khu vực cắt bìa đá khối, đá khối sẽ được máy cắt bìa (monowire) cắt cạnh trước khi xếp khối vào máy xẻ đá đa lưỡi.

-  Gia công nguyên liệu:

Khối đá sau khi cắt cạnh đáp ứng yêu cầu sẽ được xếp lên xe vận chuyển và được xe phà đưa vào xưởng cưa. Trong xưởng cưa, các khối đã được cầu trục 30T chuyển đến từng máy xẻ dùng lưỡi cưa đĩa (blockcutter) tiến hành cắt tấm. Trong quá trình cắt, nước được bơm liên tục để làm mát lưỡi cưa. Sau khi xẻ đá thành nhiều tấm mỏng, tiến hành rửa sạch và vận chuyển các tấm đá xẻ bằng cầu trục ra khu vực bán thành phẩm. Chiều dày của tấm đá được xẻ có thể tùy chỉnh theo yêu cầu của khách hàng.

-  Hoàn thiện sản phẩm:

Bán thành phẩm là đá tấm từ máy xẻ đá được xe vận chuyển và cầu trục đưa sang khu vực hoàn thiện. Tại đây, đá tấm được cầu trục xếp vào vị trí của bàn xoay và được thiết bị lật và nạp tấm tự động xếp lên bàn trượt con lăn để vận chuyển tấm đá vào máy mài tự động hoặc khò nhám. Tại đây các máy mài, khò nhám được điều chỉnh để mài, khò nhám tấm đá để đạt bề mặt và chiều dày tấm theo yêu cầu của khách hàng. Sau khi mài xong, tấm đá được chuyển sang thiết bị làm khô và làm sạch bề mặt. Sản phẩm sau đó được bàn trượt con lăn chuyển đến thiết bị dỡ và lật tấm tự động để đặt sản phẩm vào bàn xoay. Sau đó sử dụng cầu trục để vận chuyển đến khu vực máy cắt cầu. Tại đây, máy cắt cầu có nhiệm vụ cắt các sản phẩm phù hợp với yêu cầu khách hàng.

Sản phẩm sau cùng được cầu trục vận chuyển xếp vào khu vực đóng kiện và xếp vào khu vực chứa để chờ xuất cho khách hàng.

* Quy trình sản xuất đá tấm nhỏ

Đá tấm nhỏ được sản xuất từ đá tấm lớn bằng máy cắt cầu. Sau khi cắt thành những viên đá nhỏ, chúng được phân loại sẽ được đóng kiện và được xe nâng tự hành vận chuyển xếp vào khu vực chứa để chờ xuất cho khách hàng.

Hình 1. 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất của dự án

1.3.2.2.   Đánh giá việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Công nghệ sản xuất đá ốp lát granite

Công nghệ sản xuất đá ốp lát qua các công đoạn chung như sau:

-  Công đoạn xử lý đá khối:

Đá khối sau khi khai thác ở mỏ về được đưa qua thiết bị cắt bìa để tạo thành khối vuông, mặt ngoài khối đá phẳng. Công đoạn này chỉ áp dụng cho việc khai thác đá khối bằng phương pháp khoan tách, khi đó mặt ngoài khối đá lồi lõm cần phải được gọt phẳng. Đối với khối đá được khai thác bằng công nghệ cắt ray hoặc cắt dây sẽ có hình khối vuông và bề mặt phẳng, khi đó số lượng đá cần qua công đoạn này sẽ giảm rõ rệt.

-  Công đoạn xẻ tấm:

Kích thước dài, rộng của tấm phụ thuộc vào kích thước khối đá nguyên liệu và chủng loại thiết bị xẻ. Thiết bị xẻ đá tấm granite hiện nay được dùng phổ biến như sau:

+ Máy xẻ dùng lưỡi cưa thẳng:

Máy cưa gangsaw là máy sử dụng nhiều lưỡi cưa cắt các khối đá thành các tấm lớn, chiều dày lưỡi cưa nhỏ nên hao hụt khi cắt nhỏ nhưng diện tích sử dụng máy lớn và năng suất thấp, tương đối phù hợp với sản xuất đá tấm lớn. Máy có chiều rộng lên tới 4,5 m, chiều cao 2,2 m, chiều dài 3,6 m và số lưỡi cưa được sử dụng lên tới 160 lưỡi. Tùy thuộc vào năng suất sử dụng mà chiều rộng máy có thể thay đổi và lên tới 6,0 m với 200 lưỡi cưa. Lượng nước sử dụng phụ thuộc vào model máy, lưu lượng nước cung cấp cho mỗi máy thay đổi từ 3.500 L/phút đến 4.500 L/phút. Các lưỡi cưa di chuyển theo phương vuông góc với khối đá và dùng nước làm mát lưỡi cưa, bùn và mạt sắt có tác dụng là mòn dần rãnh theo chiều chuyển động của lưỡi cưa. Nước và bùn lẫn mạt sắt được thu hồi và về bể chứa tuần hoàn và qua thiết bị xử lý trước khi cấp lại tuần hoàn cho máy xẻ. Thời gian cắt 01 block đá mất khoảng 72 giờ.

Hình 1. 2. Hình minh họa máy cưa gangsaw

+ Máy xẻ dùng dây kim cương:

Máy multiwire sử dụng nhiều dây để cắt, với số lượng dây tối đa lên tới 68 dây kim cương cho 01 máy cắt. Máy cắt lớn nhất có chiều rộng hữu ích của máy lên tới 1,975 m, chiều cao 2,2 m và chiều dài 3,5 m. Nước sử dụng cung cấp cho hoạt động của máy là nước sạch với lưu lượng lớn nhất là 1.600 L/phút. Các dây kim cương quay vòng tròn qua động cơ và dùng nước sạch để làm mát cũng như giảm ăn mòn dây kim cương khi cắt khối đá. Nước cắt khối đá bơm liên tục và tuần hoàn qua bể thu hồi và thiết bị xử lý tuần hoàn nước, lượng nước tiêu hao khi tuần hoàn lại không lớn. Thời gian cắt 01 block đá bằng dây kim cương khoảng 08 ÷ 10 giờ. Máy multiwire là máy sử dụng để cắt khối đá thành tấm lớn hiện tại đang dần thay thế máy gangsaw vì năng suất cao hơn, có thể cao gấp 02 lần máy gangsaw, không gian chiếm chỗ của máy ít hơn và máy có thể đặt ở ngoài trời, nhưng về chi phí đầu tư lớn hơn máy gangsaw, chi phí vật tư dây cắt cao hơn chi phí lưỡi cưa của máy gangsaw tính trên 01 m2 sản phẩm.

Hình 1. 3. Hình minh họa máy cưa multiwire

+ Máy xẻ dùng lưỡi cưa đĩa:

Máy Blockcutter là máy sử dụng nhiều lưỡi cưa đĩa để cắt các block đá thành tấm, máy được sử dụng và lập trình bởi 01 máy tính và có độ chính xác cao trong thời gian cắt. Máy sử dụng tối đa 50 đĩa cắt với nhiều loại đường kính khác nhau, đường kính của đĩa lớn nhất có thể đạt 2,1 m; chiều dài tấm đá có thể cắt được lên tới 3,5 m và chiều rộng lên tới 4,5 m với máy cắt trên ta có thể tận dụng tối đa các block kích thước nhỏ để xẻ thành tấm nhỏ. Nước sử dụng trong quá trình cắt là nước sạch với lượng nước cung cấp cho xẻ đá 1.130 L/phút và được xử lý tuần hoàn. Blockcutter là máy chuyên dùng cắt các block đá thành tấm nhỏ phục vụ sản xuất chủ yếu cho đá tấm nhỏ. Máy cắt block đá bằng nhiều đĩa cưa, đĩa cưa chạy vuông góc với khối đá và sau khi cắt đến kích thước nhất định thì có 01 đĩa cưa cắt ngang các tấm đá đã được xẻ, thiết bị hút chân không có nhiệm vụ nhấc các tấm đã được cắt ra và xếp lên giá, cứ vậy nhiệm vụ của của các lưỡi cưa lặp đi lặp lại cho đến khi block đá được cắt hoàn toàn. Máy sử dụng nước để làm mát đĩa cưa và cắt khối đá, nước được bơm liên tục để làm mát lưỡi cưa đồng thời thu hồi nước về bể tuần hoàn và xử lý nước. Về máy blockcutter là máy chuyên sử dụng để cắt tấm nhỏ, tận dụng được các block đá nhỏ để xẻ thành các tấm nhỏ, vốn đầu tư không lớn, sử dụng nước tuần hoàn phù hợp với các nhà máy chuyên sản xuất tấm không quá lớn.

Hình 1. 4. Hình minh họa máy cắt block cutter

- Công đoạn mài bóng, khò nhàm:

Đá sau khi xẻ thành các tấm sẽ được đưa vào máy mài, khò nhám để tạo bóng cho bề mặt đá, hoặc mài cạnh (nếu cần). Thiết bị mài bóng, khò nhám bao gồm các module được ghép với nhau tùy theo yêu cầu của sản xuất như mài đá tấm lớn (slab) hoặc mài đá tấm nhỏ (tile).

Đối với thiết bị mài đá tấm nhỏ sẽ có thêm một số module như định cỡ và mài cạnh.

Máy mài và đánh bóng tấm lớn: Sử dụng máy với số đầu mài sao cho phù hợp với năng suất, số đầu mài hiện tại lên tới 22 đầu mài với chiều rộng làm việc 2,2m, chiều dài máy 15,3m cho phép mài các sản phẩm lớn nhất của máy xẻ đá, với số đầu mài như trên; lượng nước cần cung cấp 720 lít/phút. Máy mài được sử dụng thiết bị được điều chỉnh tự động để mài, thiết bị cấp nước liên tục để giảm nhiệt độ và ăn mòn đầu mài. Quá trình cấp nước và thu hồi nước được xử lý bằng thiết bị xử lý tuần hoàn và lượng nước tiêu hao tương đối thấp. Sau khi đá đã được mài và đạt được chiều dày và bề mặt sản phẩm chuyển qua thiết bị quạt làm khô và sạch bề mặt, sau khi quạt khô và làm sạch bề mặt được băng tải con lăn vận chuyển thiết bị lật và dỡ tấm tự động để vào bàn xoay và được cầu trục vận chuyển khu thành phẩm.

- Công đoạn cắt tấm lớn thành các tấm đá theo kích thước định cỡ.

Thiết bị cắt tấm lớn thành tấm nhỏ sử dụng máy cắt cầu (bridge cutting machine) để cắt những tấm đá lớn đã được mài bóng thành những tấm nhỏ có kích thước nhỏ hơn 80cm theo yêu cầu.

* Lựa chọn công nghệ và các thiết bị tương ứng

Giải pháp công nghệ được lựa chọn cho dự án phải đáp ứng được các điều kiện cụ thể của dự án bao gồm:

-  Tính chất của nguyên liệu đầu vào là đá granite tự nhiên núi Mavieck được khai thác bằng công nghệ cắt ray có tính chất cơ lý được mô tả ở mục 1.4.2.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng.

-  Kích thước đá khối theo dự án khai thác mỏ đá Mavieck có thể tích khối từ 0,4 m3 trở lên, kích thước khối lớn nhất có thể đạt được là 1,0×1,2×2,0 mét.

-   Sản phẩm cuối cùng của dự án là đá granite ốp lát mài bóng, khò nhám có các kích cỡ và chiều dày khác nhau. Cụ thể là đá tấm lớn có kích thước cạnh nhỏ nhất đạt từ 90 cm trở lên và đá kích thước nhỏ có kích thước cạnh lớn nhất của viên đá từ 80 cm trở xuống.

-  Công suất nhà máy đã được lựa chọn là 1.000.000 m2/năm.

Giải pháp công nghệ cho dự án được lựa chọn như sau:

Công nghệ xẻ đá khối thành đá tấm

Lựa chọn công nghệ, thiết bị để đảm bảo tối ưu trong việc xẻ đá khối với các loại kích cỡ khác nhau từ nhỏ đến lớn.

+ Công nghệ xẻ đá tấm lớn (slab): Lựa chọn công nghệ xẻ bằng công nghệ lưỡi cưa đĩa (Blockcutter) là máy sử dụng nhiều lưỡi cưa đĩa để cắt các block đá thành tấm, máy được sử dụng và lập trình bởi 01 máy tính và có độ chính xác cao trong thời gian cắt. Sử dụng để xẻ những khối đá có kích thước lớn. Thiết bị này hiện nay đã được cải tiến thế hệ mới, năng suất lên đến 300 m2/24h. Đồng thời sử dụng nước tuần hoàn, phù hợp với điều kiện khô hạn của vùng Dự án

+ Công nghệ xẻ đá tấm nhỏ (tile): Được cắt ra từ đá tấm lớn sau khi mài bóng bằng máy cắt cầu (Bridge cutting machine), loại 10 đầu cắt (03 đầu trước và 07 đầu sau).

+ Tính toán số lượng thiết bị xẻ đá khối thành đá tấm:

Định mức trung bình: 01 m3 đá nguyên liệu xẻ được 30 m2 đá tấm thành phẩm.

Máy Blockcutter nhiều lưỡi cưa đĩa có công suất thiết kế tối đa mỗi máy là 300 m2/24 giờ, hệ số làm việc lựa chọn là 0,70; chế độ làm việc liên tục 24 giờ/ngày, 25 ngày/tháng. Công suất thiết kế của mỗi máy là: 300 m2/24h × 0,70 × 25 ngày/tháng × 12 tháng/năm = 63.000 m2/năm

Số lượng máy cần thiết cho dây chuyền là: 1.000.000 m2/năm : 63.000 m2/máy/năm = 15,87 máy.

Số lượng thiết bị lựa chọn là: 16 máy.

Công nghệ mài và đánh bóng

+ Lựa chọn công nghệ mài và đánh bóng tự động nhằm đảm bảo chất lượng và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Kích thước đá sau khi xẻ từ đá khối là những đá tấm lớn (slab) nên lựa chọn thiết bị phù hợp là mài bóng nguyên tấm (slab) là: Máy mài bóng loại 24 đầu và 01 đầu chuyển đường băng, tốc độ mài 70 m2/h.

Lưu ý: Đá tấm lớn sẽ được cắt thành viên có kích thước nhỏ khi có yêu cầu khi dây chuyền sản xuất đá tile không đáp ứng được sản lượng.

+ Tính toán số lượng thiết bị xẻ đá khối thành đá tấm:

Máy mài bóng loại 24 đầu thế hệ mới có tốc độ mài là 70 m2/giờ. Hệ số làm việc lựa chọn là 0,80. Chế độ làm việc của máy mài là 24 giờ/ngày, 25 ngày/tháng, 12 tháng/năm; tổng thời gian làm việc của thiết bị là 300 ngày/năm, nếu tính theo giờ là 7.200 giờ/năm.

Số lượng máy mài bóng cần thiết là: 1.000.000 m2/năm : 7.200 giờ/năm : 70 m2/giờ : 0,8 = 2,48 máy

Số lượng thiết bị lựa chọn là: 03 máy.

- Lựa chọn thiết bị cắt đá tấm lớn thành đá tấm nhỏ:

Để sản xuất đá tấm nhỏ có kích thước từ 80 cm trở xuống, chúng được sản xuất bằng cách cắt từ tấm lớn. Thiết bị này gọi là máy cắt cầu (Bridge cutting machine).

Khi lựa chọn thiết bị, ta cần tính toán ở yêu cầu tối đa để có thể cắt toàn bộ đá tấm lớn thành tấm nhỏ, do vậy yêu cầu về công suất để cắt đá tấm lớn thành tấm nhỏ với chế độ làm việc 24 giờ/ngày, 25 ngày/tháng, 12 tháng/năm; tổng thời gian làm việc của thiết bị là 300 ngày/năm (7.200 giờ/năm) như vậy, với tổng sản lượng 1.000.000 m2/năm thì yêu cầu công suất cắt là 139 m2/giờ.

Công suất thiết kế của máy cắt cầu loại 10 đầu (03 đầu trước và 07 đầu sau) khoảng 160 m2/giờ. Có thể sử dụng 01 máy là đảm bảo công suất tối đa khi cần cắt toàn bộ đá tấm lớn thành tấm nhỏ.

Số lượng thiết bị lựa chọn là: 01 máy.

- Lựa chọn thiết bị cắt đá khác:

Để tận dụng hết các khối đá, tấm đá bán thành phẩm không đạt quy cách hoặc nứt/vỡ, hỏng,… dây chuyền sản xuất bố trí 01 máy bắn hạt thép và 01 máy cắt bó vỉa để sản xuất các loại đá sân vườn, đá bó vỉa,…

Danh mục máy móc thiết bị sản xuất chính:

Bảng 1. 1. Danh mục máy móc thiết bị sản xuất chính

 

STT

 

Tên thiết bị

 

Thông số kỹ thuật chính

Số lượng

Tình trạng/Nguồn gốc, xuất xứ

1.

Máy cắt  bìa  đá

khối

 

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

2.

Máy xẻ nhiều lưỡi

Năng suất: 300 m2/24h

16 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

3.

Máy mài và đánh bóng

Tốc độ mài 70 m2/h.

03 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

 

STT

 

Tên thiết bị

 

Thông số kỹ thuật chính

Số lượng

Tình trạng/Nguồn gốc, xuất xứ

 

4.

Máy cắt đá quy cách

Máy cắt cầu, loại 10 đầu (03 đầu phía trước và 07 đầu phía sau), năng suất 160 m2/h

 

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

5.

Máy bắn hạt thép

Năng suất: 60 m2÷80 m2/h, có 04 đầu bắn.

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

6.

Máy cắt bó vỉa

Loại 12 đĩa cưa

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

7.

Cổng trục

35T, rộng 35m

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

8.

Cầu trong nhà

30T. khẩu độ 25m

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

9.

Cẩu trong nhà

05T, khẩu độ 24m

03 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

10.

Xe phà

 

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

11.

Bàn xoay

 

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

12.

Thiết bị lật và nạp tấm tự động

 

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

13.

Bàn trượt con lăn

gắn động cơ

 

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

14.

Quạt thổi khô bề

mặt

 

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

15.

Cầu trục

01T; H = 02 m, Khẩu độ 16 m

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

16.

Múc xúc

loại gầu 01 m3

01 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

17.

Máy    bơm    nước cấp cho sản xuất.

Q = 400÷600 m3/h; N = 45 kW

03 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

18.

Máy    bơm    nước cấp cho sản xuất.

Q = 175÷250 m3/h; N = 22 kW

02 cái

Mới/TQ hoặc

tương đương

1.3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư

Sản phẩm của dự án là đá ốp lát granite tấm lớn và đá ốp lát granite tấm nhỏ; đá ốp lát tấm nhỏ được cắt từ tấm lớn. Cơ cấu sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và khả năng bán hàng của chủ đầu tư; tỷ lệ sản phẩm (tấm lớn và tấm nhỏ) xuất bán ra thị trường tùy theo từng thời điểm. Ngoài ra, còn sản xuất các loại đá bó vỉa. Tổng công suất sản phẩm của dự án là 1.000.000 m2 sản phẩm/năm.

1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước ​của dự án đầu tư

1.4.1. Giai đoạn thi công, xây dựng

1.4.1.1. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hóa chất sử dụng

Nguyên vật liệu được cung cấp và tập kết theo kế hoạch thi công, thi công theo hình thức cuốn chiếu, trọn gói từng hạng mục thi công của dự án. Để đảm bảo cung cấp kịp thời cho công trình, đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng và tiến độ, công trình sẽ sử dụng vật tư, vật liệu từ các nguồn cung cấp là các Công ty liên doanh, đại lý phân phối và các cơ sở nhà máy sản xuất sẵn có tại Ninh Thuận.

- Dự kiến các nguồn nguyên, vật liệu phục vụ chính cho thi công gồm: cát, đá dăm, thép, dây thép, bê tông thương phẩm, xi măng, gạch không nung, gạch lát,… sẽ được cung cấp từ các nguồn phân phối trong khu vực.

Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu chính phục vụ giai đoạn thi công dự án như sau:

Bảng 1. 2. Nhu cầu nguyên vật liệu chính sử dụng trong thi công xây dựng

TT

Tên vật tư

Đơn

vị

Số lượng

Quy đổi

Khối lượng (tấn)

1.

Bê tông thương phẩm

m3

12.500

2,4 T/m3

30.000

2.

Cát

m3

4.200

1,2 T/m3

5.040

3.

Đá 1×2

m3

6.500

1,6 T/m3

10.400

4.

Đá 4×6

m3

1.150

1,55 T/m3

1.782

5.

Xi măng PCB40

tấn

2.500

01 kg/viên

2,5

6.

Thép xây dựng

tấn

1.230

 

1.230

7.

Thép hình nhà xưởng

tấn

6.850

 

6.850

8.

Gạch ốp lát các loại

viên

7.500

01 kg/viên

7,5

9.

Gạch bê tông không nung

viên

115.000

1,4

kg/viên

161

10.

Matit các loại

kg

35.250

 

35,25

11.

Sơn nước các loại

L

3.600

1,2 kg/L

4,32

12.

Cống BTLT các loại

m

3.500

0,3 T/m

1.050

13.

Bê tông nhựa đường

m3

1.300

2 T/m3

2.600

14.

Gạch terazo các loại

viên

80.000

05 kg/viên

400

15.

Tôn kẽm mạ màu các loại

m2

56.000

2,4 kg/m2

62,4

TT

Tên vật tư

Đơn

vị

Số lượng

Quy đổi

Khối lượng (tấn)

16.

Ống nước các loại

m

1.850

02 kg/m

3,7

17.

Cáp điện các loại

m

15.600

0,5 kg/m

7,8

 

Tổng

 

 

 

59.638

Đối với nguyên vật liệu và máy móc, thiết bị thi công, Chủ dự án sẽ ký hợp đồng mua và thuê với các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu và nhà thầu thi công xây dựng. Các đơn vị này chịu trách nhiệm cung cấp, vận chuyển, bàn giao nguyên vật liệu, máy móc thiết bị hợp pháp đến công trường theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Do đó hoạt động khai thác, vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị không thuộc phạm vi dự án và không được đánh giá tác động trong báo cáo này.

1.4.1.2.   Nhu cầu và nguồn cấp điện

Khu vực xây dựng Nhà máy chế biến đá nằm cách khu vực dân cư gần nhất khoảng 01 km, phía Tây dải núi Mavieck, thuộc địa phận xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Trong khu vực có nguồn điện trung thế 22 kV quốc gia xuất tuyến từ TBA 110/22 kV Ninh Phước. Tuyến đường dây đi dọc đường bê tông đi Từ Thiện, đi qua lối rẽ vào mặt bằng sân công nghiệp (Cột đấu nối gần vị trí rẽ vào Nhà máy có số hiệu TThiện-025), nên việc đấu nối ĐDK-22 của Nhà máy với hệ thống điện 22 kV quốc gia gặp nhiều thuận lợi. Qua những điều kiện nêu trên, dự án xác định nguồn cung cấp điện cho dự án là điện áp 22 kV đấu nối từ cột số TThiện-025 tuyến đường dây 22 kV quốc gia xuất tuyến từ TBA 110/22 kV Ninh Phước đi Từ Thiện.

1.4.1.3.   Nhu cầu và nguồn cấp nước

-   Nhu cầu sử dụng nước trong giai đoạn này gồm 02 mục đích sử dụng chính là nước cấp sinh hoạt của công nhân và nước cấp cho hoạt động thi công, xây dựng.

-  Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nước sạch cung cấp từ nhà máy nước.

* Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân tại công trường

Nhà thầu xây dựng không bố trí cho công nhân ăn ở tại công trường. Việc tuyển dụng công nhân xây dựng sẽ ưu tiên nguồn nhân lực tại địa phương. Số lượng công nhân thi công trực tiếp trên công trường thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn thi công, xây dựng, thời điểm cao nhất có thể tập trung 50 công nhân. Căn cứ theo biện pháp tổ chức thi công, công nhân không sinh hoạt và ăn ngủ tại công trường, nhu cầu sử dụng nước của mỗi công nhân trên công trường chủ yếu phục vụ hoạt động rửa chân, tay, nước vệ sinh. Do đó, định mức sử dụng nước sinh hoạt của công nhân được tham khảo từ các công trường xây dựng thực tế có quy mô và tính chất tương tự và được lấy theo TCVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình, tiêu chuẩn thiết kế là 60 L/người/ngày1.. Khối lượng nước cần dùng cho công nhân trong một ngày vào lúc cao điểm nhất là: 1 Lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt dân cư đô thị loại V, điểm dân cư nông thôn, Bảng 2 - Tiêu chuẩn dùng nước cho mục đích sinh hoạt. 60 × 50 = 3.000 L/ngày = 03 m3/ngày.

* Nước cấp cho hoạt động thi công, xây dựng

-   Nước sử dụng cho thi công, xây dựng chủ yếu phục vụ công tác tưới ẩm, trộn vữa với lượng dự kiến khoảng 05 m3/ngày.đêm. (Theo kinh nghiệm của nhà thầu xây dựng đối với các dự án tương tự).

-  Nước cấp cho hoạt động vệ sinh xe vận chuyển ra vào công trường:

Theo dự báo số lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu quá trình thi công xây dựng khoảng 16 lượt/ngày, trung bình lượng nước sử dụng rửa xe theo TCVN 4513:1998: Cấp nước bên trong - tiêu chuẩn thiết kế thì nhu cầu sử dụng nước là 200 L/xe, vậy lượng nước cần thiết là: 200 × 16 = 3.200 L/ngày = 3,2 m3/ngày. Tổng lượng nước cấp cho hoạt động thi công, xây dựng là: 8,2 m3/ngày. 

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha