Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án nhà máy điện mặt trời

Báo cáo đề xuất cấp (GPMT) giấy phép môi trường dự án nhà máy điện mặt trời công suất 150 MW bao gồm tuyến đường dây đấu nối 220kV.

Ngày đăng: 04-02-2025

6 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................................... viii

DANH MỤC BẢNG............................................................................................................... x

DANH MỤC HÌNH............................................................................................................. xiii

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................................. 16

1.1. TÊN CHỦ CƠ SỞ.......................................................................................................... 16

1.2. TÊN CƠ SỞ.................................................................................................................... 16

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ.............. 20

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................................. 20

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................................................... 24

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở.................................................................................................... 28

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ...... 29

1.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu............................................................................. 29

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hóa chất của cơ sở..................................................... 30

1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện nước của cơ sở sản xuất...................................................... 30

1.5. CÁC THÔNG TIN KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ........................................... 35

1.5.1. Vị trí địa lý................................................................................................................... 35

1.5.2. Mối tương quan của cơ sở với các đối tượng kinh tế xã hội xung quanh khu vực 36

1.5.3. Máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất của cơ sở...................................... 38

1.5.4. Các hạng mục công trình của cơ sở.......................................................................... 38

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG................. 53

2.1. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA, QUY HOẠCH TỈNH, PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG........... 53

2.2. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...53

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....... 59

3.1. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP THOÁT NƯỚC MƯA, THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI.......... 59

3.1.1. Thu gom, thoát nước mưa.......................................................................................... 59

3.1.2. Thu gom thoát nước thải............................................................................................ 60

3.1.3. Xử lý nước thải........................................................................................................... 62

3.2. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP XỬ LÝ BỤI, KHÍ THẢI........................................... 76

3.3. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG     76

3.3.1. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt................................. 77

3.3.2. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường... 79

3.4. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP LƯU GIỮ, XỬ LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI..... 81

3.4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại Cơ sở............................. 81

3.4.2. Biện pháp quản lý, xử lý............................................................................................ 83

3.5. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG................. 84

3.6. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.................. 85

3.6.1. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố liên quan đến hệ thống xử lý nước thải 85

3.6.2. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy nổ khi vận hành............................. 86

3.6.3. An toàn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng công trình. 91

3.6.4. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn dầu từ trạm biến áp và các inverter 93

3.6.5. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố ngập, lũ lụt............................................... 93

3.6.6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố sét đánh.................................................... 94

3.6.7. Phương án phòng ngừa sự cố đứt dây, ngã trụ đường dây truyền tải điện.......... 95

3.6.8. Phương án phòng ngừa sự cố gió giật, lốc xoáy..................................................... 96

3.7. CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC............................ 96

3.7.1. Biện pháp giảm thiếu tác động đến chất lượng nước mặt Hồ Dầu Tiếng............ 96

3.7.2. Biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông............. 96

3.7.3. Biện pháp giảm thiểu mùi hôi từ hệ thống xử lý nước thải................................... 97

3.7.4. Biện pháp giảm thiểu khí thải và mùi hôi từ khu vực lưu trữ chất thải rắn......... 97

3.8. CÁC NỘI DUNG THAY ĐỔI SO VỚI QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG..... 97

3.8.1. Đánh giá tác động của các thay đổi nêu trên:........................................................ 100

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP  MÔI TRƯỜNG................ 102

4.1. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI................................ 102

4.1.1. Nguồn phát sinh nước thải....................................................................................... 102

4.1.2. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý nước thải............................ 103

4.2. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI KHÍ THẢI..................................... 106

4.3. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP ĐỐI VỚI TIẾNG ỒN, ĐỘ RUNG.............. 106

4.4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP CỦA CƠ SỞ VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI 106

4.4.1. Quản lý chất thải....................................................................................................... 106

4.4.2. Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường........................................ 109

4.5. YÊU CẦU VỀ PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG......... 109

CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA  CƠ SỞ.................... 111

5.1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI 111

5.1.1. Thời gian và tần suất quan trắc............................................................................... 111

5.1.2. Vị trí quan trắc, số lượng mẫu quan trắc............................................................... 111

5.1.3. Kết quả quan trắc...................................................................................................... 112

5.2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI BỤI, KHÍ THẢI 113

CHƯƠNG 6. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ....... 114

6.1. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI 114

6.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................................ 114

6.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...... 114

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC CHẤT THẢI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT       115

6.2.1. Chương trình quan trắc chất thải định kỳ.............................................................. 115

6.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải............................................... 115

6.2.3. Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở...115

6.2.4. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm............................................ 116

CHƯƠNG 7. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 118

CHƯƠNG 8. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ.................................................................. 119

8.1. CAM KẾT VỀ TÍNH CHÍNH XÁC, TRUNG THỰC CỦA HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.... 119

8.2. CAM KẾT VIỆC XỬ LÝ CHẤT THẢI ĐÁP ỨNG CÁC QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÁC CÓ LIÊN QUAN...... 119

PHỤ LỤC      121

CHƯƠNG 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.1. TÊN CHỦ CƠ SỞ

CÔNG TY CỔ PHẦN NĂNG LƯỢNG..........

Địa chỉ văn phòng: xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, Việt Nam.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: ..........Chức vụ: Tổng giám đốc

Điện thoại: .........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần với mã số doanh nghiệp ....., đăng ký lần đầu ngày 11 tháng 04 năm 2018, đăng ký thay đổi lần thứ 12 ngày 30 tháng 11 năm 2022 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với mã số dự án .... chứng nhận lần đầu ngày 08 tháng 11 năm 2018 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tây Ninh cấp.

1.2. TÊN CƠ SỞ

Nhà máy điện mặt trời, CÔNG SUẤT 150MW VÀ TUYẾN ĐƯỜNG DÂY ĐẤU NỐI 220KV

Địa điểm cơ sở: Xã Tân Hưng, huyện Tân Châu và xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án:

  • Quyết định số 1228/TTg-CN ngày 18 tháng 8 năm 2017 về việc bổ sung Dự án Điện mặt trời tại Hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh vào quy hoạch điện VII điều chỉnh.
  • Quyết định 3066/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2017 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 của Công ty TNHH Xuân Cầu.
  • Thông báo số 48/TB-UBND ngày 04 tháng 01 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1,2,3 tại khu vực hồ Dầu Tiếng, huyện Dương Minh Châu và huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
  • Quyết định số 790/UBND-KTTC ngày 04 tháng 4 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc hỗ trợ giao đất để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3.
  • Nghị quyết số 16/QĐ-HĐTV/XCH ngày 11 tháng 4 năm 2018 về việc tách Công ty TNHH Xuân Cầu ra một pháp nhân mới và thành lập Công ty Cổ phần Năng lượng.
  • Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 27 tháng 04 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc chủ trương điều chỉnh dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3 của Công ty TNHH Xuân Cầu.
  • Quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2018 về việc Thu hồi 7.200.000,0 m2 đất tại xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu và xã Tân Hưng, Tân Phú, huyện Tân Châu do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa quản lý.
  • Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2018 về việc Cho Công ty Xuân Cầu thuê 7.200.000,0 m2 đất tại 02 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu để thực hiện Dự án Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3.
  • Quyết định số 1264/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh điều chỉnh Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc cho Công ty TNHH Xuân Cầu thuê 7.200.000 m2 đất tại 02 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu, tỉnh Tây Ninh để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1,2,3 với nội dung trước khi điều chỉnh tên Công ty là Công ty TNHH Xuân Cầu và nội dung sau khi điều chỉnh Công ty là Công ty Cổ phần Năng lượng.
  • Hợp đồng thuê đất số 01/09/HĐTĐ ngày 10 tháng 09 năm 2018 về việc UBND tỉnh Tây Ninh cho Công ty Cổ phần Năng lượng thuê đất để thực hiện dự án nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 với diện tích 216 ha tại xã Suối Đá huyện Dương Minh Châu và xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.
  • Giấy phép xây dựng số 142/GPXD ngày 13 tháng 09 năm 2018 của Sở xây dựng – UBND tỉnh Tây Ninh cấp cho Công ty Cổ phần Năng lượng được phép xây dựng các công trình thuộc dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1.
  • Quyết định số 2461/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho Công ty Cổ phần Năng lượng.
  •  Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy số 1313/TD-PCCC-P4 của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH – Bộ Công an cho công trình Nhà máy điện Mặt trời Dầu Tiếng 1.
  • Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần:
  • Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 12 tháng 6 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu công suất 150MW và tuyến đường dây đấu nối 220 kV của Công ty Cổ phần Năng lượng.

Sơ lược tình hình hoạt động của cơ sở:

Ngày 18/08/2017, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt bổ sung Dự án điện mặt trời tại hồ Dầu Tiếng, tỉnh Tây Ninh vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh theo Công văn số 1228/TTg-CN.

Ngày 18/12/2017, Công ty TNHH Xuân Cầu đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt chủ trương đầu tư nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 theo Quyết định số 3066/QĐ –UBND.

Tháng 4 năm 2018, Công ty Cổ phần Năng lượng được tách từ Công ty TNHH Xuân Cầu theo Nghị quyết số 16/QĐ-HĐTV/XCH ngày 11/04/2018 của Công ty TNHH Xuân Cầu. Sau đó, Công ty Cổ phần Năng lượng ... đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt chủ trương điều chỉnh nhà đầu tư của dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3 từ công ty TNHH Xuân Cầu thành Công ty Cổ phần Năng lượng ... theo Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 27/04/2018.

Tháng 05 năm 2018, UBND tỉnh Tây Ninh đã ra quyết định số 1227/QĐ-UBND ngày 07/05/2018 về việc Thu hồi 7.200.000,0 m2 đất tại xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu và xã Tân Hưng, Tân Phú, huyện Tân Châu do Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa quản lý và giao cho Công ty TNHH Xuân Cầu thuê 7.200.000 m2 đất tại 02 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, 2, 3 tại quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 07/05/2018.

Đến ngày 10/05/2018, theo Quyết định số 1264/QĐ-UBND của UBND tỉnh Tây Ninh điều chỉnh Quyết định số 1228/QĐ-UBND ngày 07 tháng 05 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc cho Công ty TNHH Xuân Cầu thuê đất 7.200.000 m2 đất tại 02 huyện Dương Minh Châu và Tân Châu, tỉnh Tây Ninh để thực hiện dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1,2,3 với nội dung trước khi điều chỉnh tên Công ty là Công ty TNHH Xuân Cầu và nội dung sau khi điều chỉnh Công ty là Công ty Cổ phần Năng lượng.

Ngày 12/06/2018, cơ sở đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, công suất 150MW và tuyến đường dây đấu nối 220 kV của Công ty Cổ phần Năng lượng ... theo Quyết định số 1484/QĐ-UBND.

Nhằm thực hiện theo đúng quy định của Luật bảo vệ môi trường 2020, cơ sở tiến hành lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trong đó cập nhật các nội dung thay đổi so với báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm của việc thay đổi trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh xem xét thẩm định, cấp phép theo đúng quy định.

Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng số vốn đầu tư của cơ sở là 4.100.000.000.000 đồng (Bằng chữ: bốn ngàn một trăm tỷ đồng) thuộc tiêu chí phân loại dự án nhóm A theo luật về đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019 (Căn cứ khoản 3 Điều 8 Luật đầu tư công: Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực kỹ thuật điện). Cơ sở có tiêu chí về môi trường như dự án đầu tư nhóm II; không thuộc ngành nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường theo Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP; đã được UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Do đó, Công ty Cổ phần Năng lượng tiến hành thực hiện báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường theo Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tây Ninh thẩm định, phê duyệt và cấp phép.

Quy mô xây dựng của cơ sở:

Quy mô sử dụng đất của cơ sở là 216 ha, trong đó bao gồm phần nhà điều hành, các module của nhà máy điện mặt trời, đường nội bộ, trạm biến áp, tường rào…

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 công suất 150 MW bao gồm tuyến đường dây đấu nối 220kV có các hạng mục sau:

  • Hệ thống hàng rào và cổng cơ sở;
  • Hệ thống đường nội bộ cơ sở;
  • Hệ thống cấp nước và thoát nước;
  • Hệ thống các tấm pin mặt trời;
  • Hệ thống giàn đỡ pin mặt trời;
  • Móng của hệ thống giàn đỡ pin mặt trời;
  • Hệ thống cáp ngầm liên kết các giàn pin quang điện;
  • Hệ thống tiếp địa;
  • Hệ thống các trạm biến áp nâng áp 0,63/22kV và các bộ chuyển đổi điện (Inverter) chuyển đổi từ dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều (DC/AC);
  • Trạm biến áp 22/220kV;
  • Đường dây 220kV đấu nối lên lưới điện quốc gia;
  • Khu nhà quản lý, vận hành.

1.3. CÔNG SUẤT, CÔNG NGHỆ, SẢN PHẨM SẢN XUẤT CỦA CƠ SỞ

1.3.1. Công suất hoạt động của cơ sở

Tất cả các nhân viên của nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 tập trung để điều khiển nhà máy tại khu vực văn phòng chung được phê duyệt trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án “Nhà máy điện mặt trời công suất 150MW và tuyến đường dây đấu nối 220kV”. Ngoài ra, nhân viên vận hành và bảo trì của Công ty Cổ phần Năng lượng DT3 cũng tập trung điều khiển nhà máy tại khu vực văn phòng. Vì thế tổng số lượng cán bộ công nhân viên hoạt động và thời gian làm việc tại cơ sở như sau:

Bảng 1.1. Số lượng công nhân hoạt động và thời gian làm việc tại cơ sở

TT

NỘI DUNG

ĐƠN VỊ

THEO ĐTM

THỰC TẾ

TỐI ĐA

THỜI GIAN
LÀM VIỆC(*)

I

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2

1

Nhân viên văn phòng

người

23

06

06

08 tiếng/ngày

2

Nhân viên vận hành

người

06

06

03 ca/ngày
08 tiếng/ca

3

Nhân viên bảo trì

người

11

11

01 ca/ngày
08 tiếng/ca

II

Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 3

1

Nhân viên vận hành, bảo trì

Người

-

12

12

-

TỔNG

35

35

 

(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng ....)

(*): Vào những thời điểm cao điểm, cơ sở có thể yêu cầu nhân viên làm việc thêm giờ. Thời gian làm việc của nhân viên có thể được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế công việc của cơ sở nhưng có sự đồng thuận giữa nhân viên và công ty.

Cơ sở hoạt động với lĩnh vực sản xuất chính là sản xuất điện từ nguồn năng lượng mặt trời. Hiện tại, chủ cơ sở là Công ty Cổ phần Năng lượng ... trực tiếp đầu tư, quản lý và vận hành nhà máy sản xuất với công suất điện sản xuất tối đa 150MW/năm, các nội dung chi tiết được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1.2. Công suất sản xuất tại cơ sở

TT

Hạng mục

Công suất

Số lượng

Tổng công suất

So sánh

Theo ĐTM

Hiện trạng

Theo ĐTM

Hiện trạng

Theo ĐTM

Hiện trạng

1

Tấm pin mặt trời (Wp)

325

330

576.930

546.460

187,5 MW

180,3 MW

Tăng công suất của mỗi tấm pin nên giảm số lượng tấm pin

2

Inverter (kWac)

2.000

2.550

75

60

150 MW

150 MW

Tăng công suất của mỗi trạm Inverter nên giảm số lượng inverter

3

Máy Biến áp

0,4/22kV

0,63/22kV

37

30

-

-

Giảm số lượng

4

TBA 22/220kV

2×250MVA

2×250MVA

2×250MVA

1

1

-

-

Không thay đổi

5

Đường dây 220kV đấu nối (km)

1,362

1,362

1

1

1,362 km

1,362 km

Không thay đổi

 
(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng .....)
 
Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt, cơ sở sử dụng 576.930 tấm pin mặt trời với công suất mỗi tấm 325Wp, tổng công suất sản sinh điện tối đa là 187,5 MW. Tuy nhiên, trong quá trình thi công lắp đặt, chủ cơ sở đã điều chỉnh số lượng và công suất của các tấm pin thành 546.460 tấm và công suất mỗi tấm 330 Wp, do đó tổng lượng điện mặt trời sản sinh được từ cơ sở là 180,3 MW. Sự thay đổi là này điều chỉnh giảm và không làm tăng tác động đến môi trường cũng như không làm thay đổi tổng công suất sản xuất và chuyển đổi điện của cơ sở.

Hệ thống pin mặt trời của cơ sở biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều để đấu nối vào hệ thống truyền tải điện quốc gia. Theo ĐTM phê duyệt cơ sở sử dụng 75 bộ Inverter với công suất 2.000 kWac mỗi bộ, tổng công suất chuyển đổi là 150 MW, trên thực tế cơ sở đã lắp đặt 60 bộ inverter với công suất 2.550 kWac mỗi bộ, đây là loại inverter có gam công suất phổ biến nhất hiện nay, tổng công suất chuyển đổi là 150 MW. Như vậy cơ sở có sự thay đổi số lượng và công suất mỗi bộ inverter so với ĐTM phê duyệt, do nhà máy phải chịu tổn hao của thiết bị và hệ thống dây dẫn truyền tải nên không làm thay đổi tổng công suất hoạt động của cơ sở cũng như không làm tăng tác động xấu đến môi trường và sự thay đổi này là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – kỹ thuật của khu vực.

Khu vực thực hiện sản xuất của Công ty Cổ phần Năng lượng Tây Ninh là khu đất có diện tích 216 ha tại xã Tân Hưng, huyện Tân Châu và xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Các hạng mục công trình của cơ sở được trình bày như sau:

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình chính của cơ sở

TT

Tên hạng mục

Diện tích (m2)

Tỷ lệ

ĐTM phê duyệt

Hiện Trạng

I

Khu nhà hành chính

2.800

2.800

0,13

1

Sảnh đón khách

54

54

0,0025

2

Phòng kế toán

19

19

0,0088

3

Phòng tổng hợp

29

29

0,0013

4

Phòng phó Giám đốc

24

24

0,0011

5

Phòng Giám đốc

24

24

0,0011

6

Phòng họp

44

44

0,002

7

Phòng vệ sinh

20

20

0,0092

8

Hành lang

74

74

0,0034

9

Nhà kho chứa thiết bị

96

96

0,0044

10

Nhà xe

123

123

0,0061

11

Nhà bảo vệ

15,68

15,68

7,26

12

Khu vực hệ thống xử lý nước thải

2.277,32

33,7

0,0016

13

Khuôn viên, cây xanh

2.243,62

0,11

II

Trạm biến áp

17.920

17.920

0,83

III

Khu vực bố trí các tấm pin mặt trời, inverter(*)

1.800.000

1.800.000

83,33

IV

Đất trống

297.300

297.300

13,8

V

Các công trình phụ trợ

42.015

42.015

1,95

1

Hệ thống đường giao thông, sân bãi, đường nội bộ

42.000

42.000

1,94

2

Nhà kho chứa CTNH

15

15

0,0007

TỔNG CỘNG

2.160.035

2.160.035

100

VI

Hệ thống đường dây đấu nối 220kV

 

 

 

1

Móng trụ cột thép

2480,7

2480,7

 

2

Hành lang tuyến

312.000

312.000

 

Ghi chú:

(*): Trong khu vực bố trí tấm pin mặt trời sẽ xen kẽ bố trí các inverter nên diện tích bố trí tấm pin là bao gồm cả diện tích bố trí các inverter.

1.3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở

Thực hiện theo mục đích sản xuất điện từ năng lượng mặt trời của cơ sở và căn cứ theo Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 12 tháng 06 năm 2018 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, công suất 150MW và tuyến đường dây đấu nối 220 kV. Cơ sở đã đầu tư hoàn thiện hệ thống năng lượng điện mặt trời, chi tiết được trình bày như sau:

1.3.2.1. Quy trình sản suất

Hình 1.1. Sơ đồ khối quy trình sản xuất điện năng lượng mặt trời của cơ sở

Cơ sở bao gồm hệ thống các modul tấm pin mặt trời đa tinh thể (Poly – Si) có công suất: 330Wp, số lượng 546.460 tấm, diện tích mỗi tấm 1.940 m2 được kết nối nhau theo phương (hướng) chính Nam và góc nghiêng cố định 10o. Các tấm PV được kết nối thành 18.178 dãy, mỗi dãy bao gồm 30 tấm PV mắc nối tiếp tạo thành một khối (module) có công suất định danh 9,9kWp. Sử dụng inverter công suất định mức 2.500 kWac, có tổng cộng 60 bộ inverter. Quy trình hoạt động của nhà máy điện mặt trời như sau:

1.3.2.2. Thuyết minh quy trình

a. Dàn pin năng lượng mặt trời

Cơ sở “Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, công suất 150MW và tuyến đường dây đấu nối 220kV” sử dụng công nghệ quang điện SPV (Solar Photovoltaic hay PV).

Tấm pin năng lượng mặt trời là thiết bị giúp chuyển hóa trực tiếp năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện (điện năng) dựa trên hiệu ứng quang điện. Nhà máy điện mặt trời công nghệ PV chỉ có thể tạo ra điện vào ban ngày và sản lượng điện cũng sẽ thay đổi tùy theo điều kiện thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, nhà máy điện mặt trời công nghệ PV sẽ phát huy hiệu quả tối đa vào những ngày nắng nóng, đây là thời gian mà nhu cầu sử dụng điện tăng cao.

Các tấm PV nhận ánh sáng mặt trời và chuyển hóa năng lượng ánh sáng mặt trời thành điện 1 chiều DC nhờ vào hiệu ứng quang điện. Hệ thống pin mặt trời của nhà máy được thiết kế lắp đặt và kết nối 546.460 tấm pin mặt trời công nghệ đa tinh thể, có công suất định mức tấm pin là 330 Wp/tấm. Các tấm pin mặt trời được kết nối thành 18.178 dãy với mỗi dãy là 30 tấm PV mắc nối tiếp tạo thành một khối có công suất 9,9 kWp.

Tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng loại Silic đa tinh thể (Poly): được tạo thành do các tinh thể silic kết hợp với nhau theo các dạng và hướng khác nhau, đa tinh thể có độ bền cao và đảm bảo được đặc tính sử dụng theo thời gian. Sử dụng loại pin đa tinh thể (Poly) là xu hướng tất yếu không những đem lại tối ưu về giá mà hiệu suất tấm pin (loại 72 cell, công suất trên 330Wp/tấm) lên đến 16,5% – tiệm cận đến hiệu suất của pin Mono–Si thông thường.

Cấu tạo của tấm pin năng lượng mặt trời bao gồm:

  • Lớp kính cường lực
  • Lớp bảo vệ trên cùng, được thiết kế để chống chịu các tác động từ môi trường như mưa, bụi bẩn và tia UV.
  • Lớp kính có khả năng chịu lực tốt và ngăn nước thấm vào bên trong.
  • Lớp EVA
  • Lớp nhựa trong suốt, có tính đàn hồi, giúp cố định các tế bào quang điện và giảm sốc cơ học
  • Lớp EVA cũng có tác dụng chống ẩm, ngăn nước tiếp xúc với các tế bào quang điện.
  • Các tế bào quang điện (Solar Cells)

Được làm từ silic đa tinh thể, mỗi tế bào có màu xanh dương đặc trưng do cấu trúc tinh thể. Thành phần chính giúp hấp thụ ánh sáng và chuyển đổi quang năng thành điện năng.

  • Lớp EVA thứ hai

Bảo vệ mặt dưới của các tế bào quang điện tương tự như lớp EVA phía trên.

  • Lớp tấm nền

Giúp bảo vệ mặt dưới của tấm pin khỏi độ ẩm và các tác động từ môi trường.

  • Khung nhôm

Bao quanh toàn bộ tấm pin để cố định và bảo vệ, giúp lắp đặt dễ dàng và chịu lực tốt.

Như vậy, tấm pim mặt trời loại Silic đa tinh thể được thế kế với nhiều lớp bảo vệ như kính cường lực, lớp EVA và tấm nền, đảm vảo khả năng ngăn nước thấm vào bên trong

Trong quá trình vận hành của cơ sở, tại công đoạn này có phát sinh các loại chất thải như sau:

  • Chất thải rắn là các tấm pin mặt trời hư hỏng, cơ sở thực hiện việc ký hợp đồng xử lý chất thải công nghiệp thông thường bao gồm cả tấm pin mặt trời theo đợt phát sinh đủ số lượng. Trong quá trình chọn lựa nhà thầu, chủ cơ sở cam kết thực hiện việc xem xét hồ sơ năng lực và chức năng xử lý chất thải phù hợp với chất thải phát sinh tại nhà máy. Chất thải công nghiệp thông thường phát sinh được tập trung tại khu tập kết chất thải công nghiệp thông thường có diện tích 15 m2 dùng chung cho cả 03 nhà máy (Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 và Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 3).
  • Cơ sở sử dụng nước sạch để vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời (tần suất khoảng 03 lần/năm, mùa khô vệ sinh 3 tháng/lần, mùa mưa 6 tháng/lần). Đối với nước thải từ việc vệ sinh tấm pin, lượng nước sử dụng 1 lần tương đối lớn, tuy nhiên được phun trên diện tích bố trí các tấm pin lớn nên nước rửa pin không tạo thành dòng chảy mặt, không gây vẩn đục nước hồ. Bên cạnh đó, việc vệ sinh chủ yếu là rửa bụi bám trên về mặt tấm pin bằng vòi cao áp, không sử dụng hoá chất vệ sinh. Do đó, nước thải này có thành phần ô nhiễm rất thấp, luôn đảm bảo quá trình vận hành bình thường của hồ chứa và chất lượng nước của hồ chứa, nước phát sinh từ hoạt động rửa pin phát sinh trên một khu vực rộng lớn nên cơ sở không thu gom lượng nước này. Nước rửa pin một phần bốc hơi vào không khí, một phần chảy tự thấm vào đất lòng hồ.
  1. Bộ chuyển đổi Inverter

Năng lượng điện một chiều sẽ được biến đổi thành dòng điện xoay chiều có cùng tần số với tần số lưới điện nhờ vào các bộ biến tần. Lượng điện năng trên được hòa với điện lưới nhờ các máy biến áp nâng áp và hệ thống truyền tải điện.

Hệ thống pin mặt trời biến đổi năng lượng mặt trời thành điện một chiều, vì vậy cần phải có các bộ biến đổi điện một chiều từ pin mặt trời thành điện xoay chiều để đấu nối vào hệ thống giám sát/điều khiển. Inverter là thiết bị chuyển đổi điện DC từ các tấm pin thành nguồn AC và cấp nguồn AC cho lưới điện. Inverter theo dõi tình trạng của lưới điện và trong trường hợp điều kiện bất thường, nó dừng một cách chính xác. Sau khi phục hồi trạng thái lưới, các bộ Inverter đồng bộ lại với lưới điện.Với sự phát triển vượt trội của công nghệ chế tạo bộ inverter hiện nay, đối với ứng dụng nối lưới công suất lớn, giải pháp sử dụng các bộ inverter trung tâm với công suất lớn hơn 500KVA/inverter là phù hợp. Toàn bộ cơ sở có 60 bộ inverter với công suất 2.550 kWac.

Tại công đoạn này có phát sinh chất thải là giẻ lau, các linh kiện điện tử hư hỏng,... được lưu giữ tại kho chất thải nguy hại diện tích 15 m2, chủ cơ sở đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Tân Thiên Nhiên để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

  1. Hệ thống máy biến áp

Do cơ sở có công suất lớn, phải hòa lưới 220kV nên hệ thống trạm biến áp nâng áp gồm 2 cấp:

  • Hệ thống MBA 0,63/22kV
  • Hệ thống MBA 22/220kV và đường dây 220kV để kết nối nhà máy vào hệ thống lưới điện 220kV Cơ sở có xây dựng 01 trạm biến áp với 2 máy biến áp 220/22kV.

Tại công đoạn này có phát sinh chất thải là giẻ lau, các linh kiện điện tử hư hỏng,... được lưu giữ tại kho chất thải nguy hại diện tích 15 m2, chủ cơ sở đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Môi trường Tân Thiên Nhiên để thu gom, vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.

  1. Hệ thống truyền tải

Để kết nối công suất nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, Chủ đầu tư đã thực hiện xây dựng đường dây 220kV có tổng chiều dài 1,362 km với 4 mạch đấu nối từ Trạm biến áp 220kV Dầu Tiếng (nằm trong nhà máy điện mặt trời Dầu tiếng 1 đấu nối vào đường dây 220kV Bình Long – Tây Ninh (xây dựng mới do Tổng Công ty Truyền tải Điện Quốc gia đầu tư). Tuyến đường dây đấu nối xuất phát từ điểm đấu nối nằm trong khoảng trụ VT170 – VT171 của đường dây 220kV Bình Long – Tây Ninh đi thẳng đến dàn cột cổng của Trạm biến áp 220kV Dầu Tiếng. Cơ sở đã được UBND tỉnh Tây Ninh có văn bản số 1291/UBND-KTN ngày 30/5/2018 về việc thoả thuận hướng tuyến dây 220kV thuộc dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia.

1.3.3. Sản phẩm của cơ sở

Sản phẩm từ quá trình hoạt động của cơ sở là điện năng. Sản lượng điện của nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1 như sau:

  • Nguồn dữ liệu bức xạ mặt trời từ SolarGis
  • Công suất nhà máy: 150MW.
  • Công suất lắp đặt tấm PV: 180,3 MWp.
  • Công suất định mức tấm pin poly-Si: 330Wp.
  • Số lượng tấm pin mặt trời: 546.460 tấm PV.
  • Số lượng trạm hợp bộ 0,63/22kV: 30 trạm.
  • Số lượng inverter: 60 bộ.
  • Công suất định mức của bộ inverter: 2.550kWac.

Các kết quả tính toán sản lượng điện năng như sau:

  • Sản lượng điện hằng năm với xác suất 50%: 286.070 MWh/năm.
  • Sản lượng điện hằng năm với xác suất 90%: 276.717 MWh/năm.
  • Sản lượng điện hằng năm với xác suất 95%: 274.086 MWh/năm.
  • Hiệu suất nhà máy điện mặt trời: 81,69%.

1.4. NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, VẬT LIỆU, PHẾ LIỆU, ĐIỆN NĂNG, HÓA CHẤT SỬ DỤNG, NGUỒN CUNG CẤP ĐIỆN, NƯỚC CỦA CƠ SỞ

1.4.1. Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu

Với đặc thù của nhà máy điện mặt trời là sử dụng nguồn năng lượng mặt trời để chuyển đổi thành điện năng, đây được coi là một ngành năng lượng sạch nên trong quá trình vận hành không sử dụng thêm bất cứ nguyên liệu sản xuất nào, chỉ sử dụng nguyên liệu trong công tác bảo trì bảo dưỡng.

Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu trong quá trình vận hành được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1.4. Nhu cầu nguyên, vật liệu sử dụng cho cơ sở

TT

Tên nguyên vật liệu

ĐVT

Khối lượng

Mục đích sử dụng

Xuất xứ

Theo ĐTM

Theo thực tế

1

Gioăng cao su

Cái/năm

100

10

Bảo dưỡng đường dây, MBA

Việt Nam

2

Giẻ lau

Kg/năm

30

50

Việt Nam

3

Sứ cách điện

Cái/năm

100

10

Việt Nam

4

Dây điện

m/năm

1.000

70

Việt Nam

5

Hạt chống ẩm

Kg/năm

10

10

Việt Nam

6

Bìa cách điện

Kg/năm

20

0

Việt Nam

7

Giấy cách điện

Kg/năm

20

0

Việt Nam

(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng ....)

1.4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu, hóa chất của cơ sở

Cơ sở sản xuất điện sạch, không sử dụng bất kỳ loại hoá chất nào trong quá trình vận hành nhà máy. Hiện tại trong các máy biến áp có chứa dầu cách điện được bơm một lần khi máy biến áp được lắp đặt và đưa vào sử dụng. Dầu máy biến áp được kiểm tra thường xuyên các đặc tính kỹ thuật hoặc lọc dầu để loại bỏ tối đa độ ẩm, khi nào không thể lọc được nữa mới thay thế dầu mới. Theo thực tế ghi nhận tại Tổng Công ty điện lực Miền Nam, dầu máy biến áp có tuổi thọ trung bình từ 15 năm trở lên. Dầu sau khi thay thế được lưu trữ vào các thùng chứa chuyên dụng chuyển giao cho các đơn vị có chức năng thu gom, xử lý theo đúng quy định. Ngoài ra tại cơ sở sử dụng hoá chất cho hệ thống xử lý nước thải công suất thiết kế 5 m3/ngày.đêm và hệ thống xử lý nước cấp.

Bảng 1.5. Nhu cầu hóa chất tại cơ sở

STT

Tên nhiên liệu, hóa chất

Đơn vị

Tối đa

Mục đích sử dụng

1

Chlorine

Kg/năm

5,475

Hệ thống xử lý nước thải

2

Methanol

Kg/năm

260

Hệ thống xử lý nước thải

3

NaHCO3

Kg/năm

300

Hệ thống xử lý nước thải

4

NaOH

Kg/năm

25

Hệ thống xử lý nước vệ sinh tấm pin

 

(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng ......)

1.4.3. Nhu cầu sử dụng điện nước của cơ sở sản xuất

1.4.3.1. Nhu cầu sử dụng điện

Cơ sở sản xuất điện sau đó đấu nối vào hệ thống điện quốc gia theo thoả thuận đấu nối số 2073/EVNNPT – TTĐN ngày 19 tháng 6 năm 2028 giữa Tổng công ty truyền tải điện quốc gia và Công ty trách nhiệm hữu hạn Xuân Cầu. Lượng điện sử dụng tại cơ sở được cung cấp từ Tập đoàn điện lực Việt Nam. Lượng điện sử dụng khoảng 1.101.812 kWh/năm, trung bình khoảng 3.018,66 kWh/ngày (Tổng hợp theo số liệu hóa đơn điện sử dụng năm 2023).

Nguồn điện được sử dụng với mục đích phục vụ cho các hoạt động vận hành máy móc, thiết bị, các công trình bảo vệ môi trường và thắp sáng tại cơ sở.

1.4.3.2. Nhu cầu sử dụng nước

Cơ sở đã được Tổng cục Thuỷ Lợi cấp Giấy phép số 607/GP-TCLT-PCTTr ngày 26 tháng 12 năm 2019 về việc cấp giấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi. Cơ sở đã khoan 04 giếng để khai thác nước dưới đất với chiều sâu 30m, đường kính lỗ khoan 140 mm, công suất mỗi giếng như sau: giếng số 1 là 20 m3/ngày.đêm, giếng số 2 là 21 m3/ngày.đêm, giếng số 3 là 25m3/ngày.đêm, giếng số 4 là 25 m3/ngày.đêm.

Cơ sở sử dụng 02 giếng khoan là giếng số 1 và giếng số 2 để phục vụ hoạt động vệ sinh các tấm pin cho dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1; 02 giếng còn lại được sử dụng cho dự án Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 của Chủ cơ sở. Tổng công suất khai thác nước dưới đất của giếng số 1 và 2 là 41 m3/ngày đêm. Nước từ 02 giếng khoan này được xử lý bằng hệ thống xử lý nước cấp trước sau đó dùng xe bồn để vận chuyển nước đến vị trí vệ sinh các tấm pin. Ngoài ra, cơ sở sử dụng 01 giếng khoan để phục vụ hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Do nguồn nước này chỉ được sử dụng cho mục đích sinh hoạt, không hoạt động sản xuất, và nằm trong giới hạn không cần xin cấp phép theo quy định pháp luật hiện hành, cơ sở không thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục cấp phép khai thác nước ngầm cho giếng khoan này.

  1. Cấp nước cho sinh hoạt

Theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt tại Quyết định số 1484/QĐ-UBND ngày 12/06/2018 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, công suất 150MW và tuyến đường dây đấu nối 220kW của Công ty Cổ phần Năng lượng..., nguồn cung cấp nước sinh hoạt và hệ thống xử lý nước thải được sử dụng chung với Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 và Nhà máy điện mặt trời  Dầu Tiếng 3.

Vì vậy, nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải phát sinh được đánh giá cộng gộp với nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 và nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 3.

Cơ sở sử dụng nguồn nhân lực bao gồm: Lãnh đạo, chuyên gia, thợ lành nghề, nhân viên bảo vệ, lao động phổ thông tổng cộng 35 người (bao gồm công nhân viên của 03 nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 1, nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 2 và nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng 3).

   Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mỗi công nhân được tính toán căn cứ theo Bảng 2, TCVN 13606:2023 Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Yêu cầu thiết kế: Tiêu chuẩn cấp nước cho sinh hoạt là 100 lít/người.ngày.đêm. Như vậy, nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt của cơ sở được tính như sau: Qsinh hoạt = 35 người × 100 lít/người/ca = 3.500 lít/ngày = 3,5 m3/ngày.

  1. Cấp nước cho hoạt động của cơ sở
  • Cấp nước cho quá trình vệ sinh các tấm pin

Trong giai đoạn vận hành dự án để đảm bảo hiệu suất của tấm PV Chủ đầu tư tiến hành làm sạch tấm pin (tần suất khoảng 03 lần/năm, mùa khô vệ sinh 3 tháng/lần, mùa mưa 6 tháng/lần). Phương án vệ sinh bằng xe chuyên dụng, sau xe có trang bị bồn chứa nước, cần rửa có thể nâng cao thấp tùy thuộc vào bố trí của tấm PV.

Phương án vệ sinh tấm pin mặt trời sử dụng nước sạch và chổi lau, do nguyên nhân gây bẩn tấm pin là bụi bẩn bám dính lên bề mặt nên không cần sử dụng hóa chất hay dung dịch vệ sinh nào khác.

Xe sẽ di chuyển trên các trục đường nội bộ của cơ sở và các cần trục gắn chổi lau thực hiện vệ sinh. Trên xe có gắn một cần trục bố trí các vòi phun áp suất lớn, phía sau có cần chổi có thể nâng hạ cao thấp phụ thuộc vào bố trí PV, phía sau xe có bồn chứa nước. Khi vòi phun hoạt động ở phía trước, nước được phun lên tấm pin ở dạng hạt sương, phía sau cần trục chổi quay vòng để vệ sinh các tấm pin. Nước phun ở áp lực cao để giảm lượng nước sử dụng và tăng hiệu quả của việc rửa pin.

Vào mùa ngập, khu vực đất bố trí tấm pin bị ngập nước nên xe chuyên dụng gặp khó khăn trong việc di chuyển để vệ sinh nên giai đoạn này các tấm pin sẽ được vệ sinh bằng phương pháp thủ công với bè nổi (tại thời điểm cao trình mực nước trong hồ đạt cao nhất là 24,4 m thì tấm pin vẫn cao hơn mặt nước dâng 2 m)

Theo tài liệu của tổ chức năng lượng quốc tế - Energy from the Desert: “Very Large Scale PV Power Plants for Shifting to Renewable Energy future” nhu cầu vệ sinh là 30 m3 nước/10MW/1 lần rửa. Với công suất của nhà máy là 150 MW thì cần khoảng 450 m3/lần rửa, mỗi lần rửa kéo dài khoảng 15 đến 20 ngày tuỳ thời điểm. Như vậy, trung bình một ngày trong thời gian rửa pin sử dụng khoảng 30 m3. Lượng nước trung bình để rửa 1 tấm pin khoảng 0,8 lít. Cơ sở không sử dụng bất kỳ hoá chất nào trong quá trình rửa tấm pin chỉ sử dụng nước

  • Tổng lưu lượng cấp nước cho hoạt động của cơ sở:

Bảng 1.7. Lưu lượng cấp cho hoạt động của cơ sở

Mục đích sử dụng

Định mức

Quy mô

Nhu cầu

sử dụng (m3/ngày)

Nước cấp cho hoạt động của nhân viên

100
lít/người/ngày.đêm

35 người

3,5

Nước cấp cho việc vệ sinh tấm pin

30 m3/10MW/lần

546.460 tấm pin

30

TỔNG

33,5

(Nguồn: Công ty Cổ phần Năng lượng...)

Như vậy, với tổng nhu cầu sử dụng nước tối đa tại cơ sở là 33,5 m3/ngày, lượng nước cấp cho hoạt động của cơ sở được khai thác từ 02 giếng khoan nước ngầm có tổng công suất 41 m3/ngày phục vụ cho hoạt động vệ sinh tấm pin và 01 giếng khoan nước ngầm phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của công nhân viên hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của cơ sở.

>>> XEM THÊM: Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường nhà máy điện gió

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426 

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha