Báo cáo cấp giấy phép môi trường dự án trang trại nuôi bò

Báo cáo cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án trang trại nuôi bò thịt, bò giống và trồng cỏ cao sản. Sản phẩm của dự án là bò thịt, bò sinh sản. Tổng đàn của dự án khoảng 590 con

Ngày đăng: 18-03-2025

36 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT............................... v

DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................. vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................... viii

CHƯONG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ÐẦU TƯ............................... 1

1.  Tên chủ dự án đầu tư:.................................................................................. 1

2.  Tên dự án đầu tư......................................................................................... 1

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư........................................ 5

3.1.   Công suất của dự án đầu tư....................................................................... 5

3.2.   Công nghệ vận hành của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư.......................... 6

3.3.   Sản phẩm của dự án đầu tư..................................................................... 11

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư    11

4.1.   Nhu cầu sử dụng phế liệu: không có....................................................... 11

4.2.   Nguyên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án đầu tư................................ 11

4.2.1.   Giai đoạn xây dựng............................................................................. 11

4.2.2.   Giai đoạn hoạt động............................................................................ 13

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư............................................ 18

5.1.   Mục tiêu đầu tư...................................................................................... 18

5.2.   Các hạng mục công trình của cơ sở......................................................... 18

5.3.   Danh mục máy móc, thiết bị................................................................... 27

5.4.   Tổng mức đầu tư.................................................................................... 28

5.5.   Tiến độ thực hiện................................................................................... 28

5.6.   Tổ chức quản lý và thực hiện dự án......................................................... 28

CHƯONG II SỰ PHÙ HỢP CỦA CO SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG............................. 30

1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường....................... 30

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường........ 31

2.1.   Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường nước mặt tiếp nhận nước thải       31

2.1.1   Sự phù hợp của hoạt động xả thải đối với chất lượng môi trường nước mặt nguồn tiếp nhận nước thải        31

2.1.2. Sự phù hợp của hoạt động xả thải đối với khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận nước thải.................. 33

2.2.    Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường không khí tiếp nhận khí thải       37

CHƯONG III ÐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NOI THỰC HIỆN DỰ ÁN ÐẦU TƯ.................. 39

1.  Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật.............................. 39

1.1.   Chất lượng các thành phần môi trường có khả năng chịu tác động trực tiếp bởi dự án       39

1.2.   Các đối tượng nhảy cảm về môi trường, các loài thực vật động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được ưu tiên bảo vệ       39

2.  Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án..................................... 40

2.1.   Ðặc điểm tự nhiên khu vực nguồn nước tiếp nhận nước thải..................... 40

2.1.1.   Ðiều kiện địa lý................................................................................... 40

2.1.2.   Ðịa hình, địa mạo................................................................................ 40

2.1.3.   Ðiều kiện về khí hậu........................................................................... 41

2.1.4.   Ðiều kiện thủy văn.............................................................................. 41

2.2.  Chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải..................................................... 42

2.2.1.   Các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải . 43

2.2.2.   Hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải.... 43

2.2.3.   Ðơn vị quản lý công trình thủy lợi........................................................ 43

3.  Hiện trạng thành phần môi trường không khí nơi thực hiện dự án:............... 43

CHƯONG IV ÐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ЮNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ÐẦU TƯ VÀ ÐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG...... 46

1.   Ðánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư    46

1.1.   Ðánh giá, dự báo các tác động................................................................ 46

1.1.1.   Ðánh giá tác động của việc chiếm dụng đất.......................................... 46

1.1.2.   Ðánh giá tác động của hoạt động giải phóng mặt bằng.......................... 46

1.1.3.    Ðánh giá tác động do hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị          47

1.1.4.   Ðánh giá tác động do hoạt động thi công các hạng mục công trình của dự án               47

1.1.4.1.   Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải................................... 47

1.1.4.2.   Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải............................. 57

1.1.4.3.    Ðánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn xây dựng... 60

1.2.   Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................ 61

1.2.1.   Biện pháp giảm thiểu tác động do giải phóng mặt bằng......................... 61

1.2.2.   Biện pháp giảm thiểu tác động do hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng..... 61

1.2.3.   Biện pháp giảm thiểu tác động do hoạt động thi công xây dựng............. 61

1.2.3.1.   Biện pháp giảm thiểu tác động xấu liên quan chất thải........................ 61

1.2.3.2.   Biện pháp giảm thiểu tác động xấu không liên quan chất thải:............ 65

1.2.3.3.    Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn xây dựng...66

2.   Ðánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành....67

2.1.   Ðánh giá, dự báo các tác động................................................................ 67

2.1.1.   Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải..................................... 67

2.1.2.   Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải................................ 84

2.1.3.    Ðánh giá, dự báo tác động gây nên bởi các rủi ro, sự cố của dự án giai đoạn hoạt động....85

2.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện................ 87

2.2.1.   Biện pháp giảm thiếu tác động xấu liên quan chất thải.......................... 87

2.2.2.   Biện pháp giảm thiếu tác động xấu không liên quan chất thải................ 99

2.2.3.    Biện pháp quản lý, phòng ngừa và ứng phó rủi ro, sự cố của dự án trong giai đoạn hoạt động......100

3.  Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường................. 104

4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo... 104

CHƯONG V PHƯONG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯONG ÁN BỒI HOÀN ÐA DẠNG SINH HỌC.......105

Chương VI NỘI DUNG ÐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG    106

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................ 106

2.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải: không có............................... 107

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung: không có................. 107

Chương VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯONG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...108

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư:108

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................ 108

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải....108

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục, định kỳ) theo quy định của pháp luật...109

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ........................................... 109

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải.................................. 109

2.3.  Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ theo đề xuất của chủ dự án.......... 110

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm..................... 111

Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ÐẦU TƯ....112

CHƯƠNG I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư:

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ XNK đầu tư nông nghiệp ....

Ðịa chỉ văn phòng:.... Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư:......; Chức vụ: Giám đốc. - Ðiện thoại: .....

Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ tương đương:

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp - Công ty TNHH Thương mại dịch vụ XNK đầu tư nông nghiệp..... số .... do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Ðầu tư tỉnh Trà Vinh cấp lần đầu ngày 28/5/2021, đăng ký thay đổi lần thứ 01 ngày 05/6/2023.

- Mã số thuế:........

- Loại hình hoạt động: chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản.

2.Tên dự án đầu tư:

Tên dự án đầu tư: Trang trại nuôi bò

Ðịa điểm thực hiện dự án đầu tư: Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.

Diện tích khu đất rộng 100.110,6m2 (theo quyết định số 1653/QĐ-UBND ngày 30/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh), vị trí dự án như sau:

Vị trí giáp giới của khu đất như sau:

+ Ðường vào dự án:

Phía Ðông giáp: Khu đầu tư chính của dự án.

Phía Tây giáp:     Quốc lộ 54.

Phía Nam giáp:   Vườn, ruộng dân, kênh công cộng.

Phía Bắc giáp:     Vườn, ruộng dân, kênh công cộng.

+ Khu đầu tư chính của dự án:

Phía Ðông giáp: Ruộng dân.

Phía Tây giáp:     Ðường đất, Ruộng dân.

Phía Nam giáp:   Ruộng dân và Kênh công cộng.

Phía Bắc giáp:     Ðường đất, Ruộng dân.

Tọa độ địa lý (VN:2000, kinh tuyến trục 105030’, múi chiếu 30) của khu đất xây dựng dự án như sau:

Bảng 1. Tọa độ địa lý các điểm góc của khu đất

Điểm góc

Tọa độ địa lý

X

Y

I

Đường vào dự án (tính từ Quốc lộ 54 đến khu đầu tư chính của dự án, khoảng 300 m)

G1

1083491

592551

G2

1083489

592552

G3

1083487

593211

G4

1083490

593212

II

Khu đầu tư chính của dự án

 

G5

1083441

593352

G6

1082821

593326

G7

1082879

593208

G4

1083490

593212

(Nguồn: Chủ dự án, 2023)

Hình 1. Sơ đồ vị trí dự án

*Các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội xung quanh dự án:

Bảng 2. Mối quan hệ của dự án với các đối tượng tự nhiên và KT-XH

STT

Đối tượng tự nhiên và KT-XH

Ranh vị trí đầu tư chính của dự án

Khoảng cách đến nguồn thải chính

Chuồng nuôi

Nhà chứa phân

1

Quốc lộ 54

Khoảng 270 m theo hướng Tây

Khoảng 340 m theo hướng Tây

Khoảng 480 m hướng Tây

theo

 

2

 

Kênh công cộng

Cặp ranh theo hướng Ðông Nam và Ðông Bắc

Khoảng 90 m theo hướng Bắc và khoảng

200 m theo hướng Ðông Nam

 

Khoảng 82 m hướng Bắc

 

theo

3

Nhà dân

Khoảng 155 m theo hướng Tây

Khoảng 215 m theo hướng Tây

Khoảng 355 m hướng Tây Bắc

theo

4

UBND     xã Chánh

Mỹ

Khoảng     2.600     m theo hướng Bắc

Trên 2.600 m theo hướng Bắc

Trên 2.600 m hướng Bắc

theo

5

Trường Tiểu học Mỹ Chánh B

Khoảng 330 m theo hướng Tây Bắc

Khoảng 390 m theo hướng Tây

Khoảng 530 m hướng Tây Bắc

theo

6

Khối phòng của    Trường

học Ðại

Khoảng 125 m theo hướng Tây

Khoảng 330 m theo hướng Tây

Khoảng 450 m hướng Tây Bắc

theo

STT

Đối tượng tự nhiên và KT-XH

Ranh vị trí đầu tư chính của dự án

Khoảng cách đến nguồn thải chính

Chuồng nuôi

Nhà chứa phân

 

học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh

 

 

 

 

7

Nhà xưởng của Công ty Cổ phần Cosinco Cửu Long

Khoảng 70 m theo hướng Nam

Khoảng 340 m theo hướng Nam

Khoảng 375 m theo hướng Nam

8

Chùa Giồng Trôm

Khoảng     1.270     m theo hướng Tây Bắc

Khoảng 1.300 m theo hướng Tây Bắc

Khoảng    1.450    m theo hướng Tây Bắc

Cơ quan cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh.

+ Quyết định số 1099/QÐ-UBND ngày 19/7/2023 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Dự án Trang trại nuôi bò.

+ Quyết định số 1653/QÐ-UBND ngày 30/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh v/v cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ XNK đầu tư nông nghiệp.., thuê 100.110,6m2 đất, tọa lạc tại xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh để thực hiện dự án Trang trại nuôi bò.

Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

+ Tổng mức đầu tư của dự án: 62.500.000.000 đồng (Sáu mươi hai tỷ năm trăm triệu đồng), dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Mục IV Phần A và Mục III Phần B Phụ lục I (có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đến dưới 1.000 tỷ đồng) ban hành kèm theo Nghị định số 40/2020/NÐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ, do đó quy mô của dự án là dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công.

+ Quy mô dự án: duy trì đàn bò số lượng từ 550 con trở lên, được thực hiện theo các tiêu chí sau: tổng đàn bò sinh sản thường xuyên 200 con bò giống sinh sản và 10 con bò đực để phối giống cho đàn bò sinh sản, bắt đầu năm thứ 3 trở đi bao gồm: Bò đực 5% tổng bò cái: 10 con, bò sinh sản: 200 con; bê con: 190 con (tỷ lệ sinh 95%); bê cái tái đàn bố mẹ: 35 con; bê đực tái đàn bố mẹ: 3 con; bê con giống 75 con; bê đực chuyển sang thịt: 77 con.

+ Quy mô đơn vị vật nuôi: Theo phụ lục V Nghị định 46/2022/NÐ-CP ngày 13/7/2022 của Chính phủ (quy mô đơn vị vật nuôi (bò nội): 210 bò bố mẹ tương đương 71,4 đơn vị vật nuôi; quy mô đơn vị vật nuôi (bê con): 190 bê con tương đương 38 đơn vị vật nuôi). Như vậy, Dự án có tổng quy mô đơn vị vật nuôi là 109,4.

Dự án thuộc số thứ tự 3 Mục I phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NÐ-CP của Chính phủ: cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất trung bình quy định tại số thứ tự 16 Cột 4 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Căn cứ Khoản 1 Ðiều 39 và Khoản 3 Ðiều 41 Luật BVMT năm 2020 thì dự án thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh Trà Vinh.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư:

3.1.Công suất của dự án đầu tư:

- Trang trại nuôi bò có tổng diện tích đất khoảng 100.110,6 m2, bao gồm các hạng mục công trình chính như:

+ Trại nuôi bò thịt, bò giống: 1.230 m2

+ Trại nuôi bò sinh sản và bê con: 1.920 m2

+ Nhà chứa và ủ phân: 900 m2 (Khu ủ phân 650 m2, khu chứa thành phẩm 250 m2).

+ Khu túi biogas: 1.500 m2.

+ Ao xử lý nước thải: 7.200 m2.

+ Diện tích trồng cỏ phục vụ dự án: 55.285,4 m2.

+ Diện tích trồng cây xanh: 10.000 m2.

+ Các hạng mục công trình khác: 22.072 m2.

+ Chăn nuôi bò thịt, bò giống và trồng cỏ cao sản:

- Chăn nuôi bò thịt, bò giống và trồng cỏ cao sản: Duy trì đàn bò số lượng 550 con trở lên, được thực hiện theo các tiêu chí sau: Tổng đàn bò sinh sản thường xuyên 200 con bò giống sinh sản và 10 con bò đực để phối giống cho đàn bò sinh sản; bắt đầu từ năm thứ 03 trở đi bao gồm: Bò đực 5% tổng bò cái: 10 con; bò sinh sản: 200 con; bò con 190 con (tỷ lệ sinh 95%) bê cái tái đàn bố mẹ: 35 con; bê đực tái đàn bố mẹ: 03 con, bê con giống: 75 con; bò đực chuyển sang thịt: 77 con.

3.2.Công nghệ vận hành của dự án đầu tư, mô tả việc lựa chọn công nghệ sản xuất của dự án đầu tư:

a. Quy trình nuôi bò của dự án (quy trình chung)

Hình 2. Quy trình nuôi bò của dự án (quy trình chung)

*Thuyết minh quy trình:

Dự án chủ yếu nuôi bò Úc, bò bố, mẹ ban đầu được nhập về nuôi; bao gồm các giống như Brahman, Droughtmaster,….

Ðể dự án sớm cho hiệu quả kinh tế, bò bố, mẹ nhập về dự án là bò đã đến tuổi trưởng thành; bò bố (đực giống) đã có khả năng sản xuất tinh, bò mẹ (nái sinh sản) đã đến thời gian phối giống.

Dự án chia nhỏ số lượng bò bố mẹ cần nhập, mỗi lần nhập vài chục con, nhập thông qua những công ty có chức năng, không nhập trực tiếp từ Úc. Khi bò bố, mẹ nhập về dự án sẽ được lưu nhốt ở trại cách ly để theo dõi tình hình dịch bệnh trước khi nhập vào trại phù hợp, theo đúng thiết kế.

Bò bố được chăm sóc để khai thác tinh, xuất bán ra thị trường hoặc được dùng thụ tinh cho bò mẹ nuôi tại dự án.

Bò mẹ được phối giống trực tiếp cùng bò bố hoặc được thụ tinh nhân tạo bởi tinh dịch lấy từ bò bố.

Sau thời gian phối giống, bò sẽ mang thai. Ðối với bò Brahman tuổi đẻ lứa đầu khoảng 38,3 tháng, khoảng cách giữa các lứa đẻ trung bình khoảng 412 ngày và thời gian mang thai khoảng 286,2 ngày; đối với bò Droughtmaster tuổi đẻ lứa đầu khoảng 39,2 tháng, khoảng cách giữa các lứa đẻ trung bình khoảng 449,6 ngày và thời gian mang thai khoảng 287,8 ngày.

Bê con sau sinh có trọng lượng trung bình khoảng 21,6 kg (bò Brahman) hay khoảng 20,7 kg (bò Droughtmaster); được cho theo mẹ đến khi cai sữa.

Khi bê nuôi được khoảng 6 tháng tuổi sẽ có trọng lượng trung bình khoảng 130,4 kg (bò Brahman) hay khoảng 131 kg (bò Droughtmaster); dự án sẽ cai sữa và chuyển sang nuôi thịt hoặc nuôi hậu bị hoặc xuất bán.

Ðối với bò thịt, trong thời gian nuôi, bò được cung cấp cỏ tươi, rơm, thuốc thú y,… Bò thịt khi đến thời gian trưởng thành, có trọng lượng khoảng 450 - 900 kg (bò Brahman) hay khoảng 650 - 1.000 kg (bò Droughtmaster) sẽ xuất bán.

Ðối với bò hậu bị, trong thời gian nuôi sẽ được cung cấp cỏ tươi, do cỏ Stylo Plus có hàm lượng đạm cao nên không cần cung cấp thức ăn tinh hỗn hợp. Bò hậu bị được lựa chọn để cung cấp giống cho người dân hoặc thay đàn bố mẹ của dự án nên bò hậu bị được dự án lựa chọn rất kỹ; các chỉ tiêu dùng lựa chọn bò hậu bị gồm: Là những con bò được bố mẹ khỏe mạnh sinh ra; không mắc bệnh trong suốt thời gian từ lúc sơ sinh cho đến lúc lựa chọn; có thân hình cân đối, không ốm, không mập; có cơ quan sinh dục phát triển,…

Chủ dự án cam kết việc xuất, nhập gia súc ra vào dự án được thực hiện đúng quy định hiện hành (như đảm bảo nguồn gốc gia súc, đảm bảo việc kiểm dịch gia súc, tiệt trùng phương tiện chuyên chở,…).

Trong quá trình chăn nuôi, mỗi loại gia súc (như bò bố mẹ, bò thịt, bò hậu bị, bê con theo mẹ) đều được định kỳ tẩy giun sán, tiêm phòng,… đúng lịch tiêm phòng hoặc theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn; chuồng trại được vệ sinh hàng ngày, phun xịt chế phẩm sinh học, tiêu diệt ruồi nhặng,… theo định kỳ. Ðối với mỗi loại bò có quy trình chăn nuôi riêng.

b.Quy trình nuôi bê sơ sinh đến khi cai sữa:

Hình 3. Quy trình nuôi bê sơ sinh đến cai sữa của dự án

*Thuyết minh quy trình:

Bê sơ sinh được phân loại theo giới tính, trọng lượng trước khi chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng dự án sử dụng thuốc sát trùng, thuốc thú y để phòng chống dịch bệnh và tăng sức đề kháng cho bê; sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp và cỏ tươi để nuôi bê.

Trong thời gian từ lúc bê mới sinh đến 30 ngày tuổi: dự án sử dụng đèn điện và che chắn kỹ khu vực nuôi bê để giữ ấm. Chổ bê nằm được vệ sinh, lau khô thường xuyên để đảm bảo chuồng nuôi bê luôn sạch và khô ráo.

Trong thời gian từ 1 – 3 tháng tuổi: tập cho bê đi lại ở sân chơi bố trí liền kề trại và cho bê ăn thức ăn tinh hỗn hợp, khoảng 0,1 kg/ngày.

Trong thời gian từ 3 – 6 tháng tuổi: mỗi ngày cho bê ăn khoảng 5 – 10 kg cỏ tươi và khoảng 0,2 kg thức ăn tinh hỗn hợp.

Sau thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng (khoảng 6 tháng) dự án tiến hành cai sữa, cân nghiệm thu trước khi xuất bán cho khách hàng hoặc giữ lại nuôi hậu bị hoặc nuôi thịt.

c.Quy trình nuôi bò nái sinh sản, bò hậu bị:

Hình 4. Quy trình nuôi bò nái sinh sản, bò hậu bị của dự án

*Thuyết minh quy trình:

Ðối với bò nái sau cai sữa: được chuyển qua giai đoạn chờ phối giống. Khi thấy bò có các biểu hiện như kém ăn, phá chuồng, âm hộ hơi mở, có màu hồng và có niêm dịch chảy ra,… thì tiến hành phối giống bằng cách cho bò đực (bò bố) giao phối trực tiếp hoặc thụ tinh nhân tạo.

Ðối với bê con sau cai sữa: được tuyển chọn để giữ lại những con đạt yêu cầu làm bò hậu bị, thay bò bố, mẹ sau này. Tiêu chí chọn bò hậu bị dựa vào các chỉ tiêu như có ngoại hình nhanh nhẹn, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, có sự hài hòa giữa phần đầu và cổ, giữa thân và vai; mõm rộng, mũi to, răng đều, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn; ngực sâu, rộng, xương sườn mở rộng, bụng to nhưng không sệ, bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹt, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ, phân nhánh ngoằn ngoèo,…

Bò hậu bị sau khi tuyển chọn được nuôi dưỡng chờ ngày phối giống. Trong giai đoạn đầu, từ lúc bò sau cai sữa đến khoảng 24 tháng tuổi cho bò ăn khoảng 10 – 20 kg/ngày; trong giai đoạn sau đó, mỗi ngày cho bò ăn khoảng 5% trọng lượng cơ thể, bình quân khoảng 25 – 30 kg/ngày; dự án không sử dụng rơm nuôi bò hậu bị, dùng cỏ trồng tại dự án (cỏ Stylo Plus) cung cấp cho bò hậu bị, cỏ này có hàm lượng đạm cao (khoảng 24%) nên trong quá trình nuôi bò hậu bị sẽ không cung cấp thêm thức ăn tinh hỗn hợp.

Khi đến ngày phối giống bò hậu bị cũng có những biểu hiện tương tự như bò nái sau cai sữa đến ngày phối giống lại.

Bò sau phối giống được nuôi dưỡng bình thường; mỗi ngày cho bò ăn đầy đủ từ 30 – 35 kg cỏ tươi và khoảng 1 – 2 kg thức ăn tinh hỗn hợp.

Khi bò đến gần ngày đẻ chuẩn bị chổ đẻ cho bò, chuẩn bị thiết bị giữ ấm, thuốc thú y và những vật dụng cần thiết khác (như kéo, thuốc thú y,…).

Trong quá trình bò đẻ phân công nhân viên thường xuyên theo dõi để đỡ đẻ cho bò, hỗ trợ bò khi bò đẻ khó, cắt dây rốn bê sơ sinh,…

d.Quy trình nuôi bò thịt

Hình 5. Quy trình nuôi bò thịt của dự án

*Thuyết minh quy trình:

Bò được nghiệm thu sau cai sữa được phân loại theo giới tính, trọng lượng để nuôi dưỡng và chăm sóc trước khi xuất bán cho khách hàng hoặc giữ lại thay đàn bố mẹ (nuôi hậu bị).

Trong giai đoạn đầu, từ lúc bò sau cai sữa đến khoảng 24 tháng tuổi cho bò ăn khoảng 10 – 20 kg/ngày; trong giai đoạn sau đó, mỗi ngày cho bò ăn khoảng 5% trọng lượng cơ thể, bình quân khoảng 25 – 30 kg/ngày.

Thức ăn cho bò thịt là cỏ tươi và rơm; trong đó, rơm khoảng 2 – 4 kg. Dự án chủ yếu dùng cỏ trồng tại dự án (cỏ Stylo Plus) cung cấp cho bò, cỏ này có hàm lượng đạm cao (khoảng 24%) nên trong quá trình nuôi sẽ không cung cấp thêm thức ăn tinh hỗn hợp.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Sản phẩm của dự án là bò thịt, bò sinh sản. Tổng đàn của dự án khoảng 590 con bao gồm:

+ Bò đực: 10 con

+ Bò bố mẹ: 200 con.

+ Bê con: 190 con.

+ Bê cái tái đàn bố mẹ: 35 con

+ Bê đực tái đàn bố mẹ: 03 con

+ Bê con giống (bò hậu bị): 75 con

+ Bê đực chuyển sang thịt: 77 con

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư:

4.1.Nhu cầu sử dụng phế liệu: không có.

Nguyên, vật liệu, hóa chất sử dụng của dự án đầu tư

Giai đoạn xây dựng

Nguyên vật liệu:

  • Ðá, cát xây: sử dụng đá, cát có sắn tại địa phương và được vận chuyển đến dự án bằng đường bộ.
  • Xi măng: dùng xi măng sản xuất trong nước của các nhà máy đã được cấp chứng chỉ sản xuất theo quy mô công nghiệp, mua tại địa phương và được vận chuyển đến dự án bằng đường bộ.
  • Thép các loại: đều dùng thép sản xuất ở trong hoặc ngoài nước của các nhà máy đã được cấp chứng chỉ sản xuất theo quy mô công nghiệp, mua tại địa phương và vận chuyển đến dự án bằng đường bộ.
  • Vải địa kỹ thuật: sử dụng các loại sản xuất có nguồn gốc từ Châu Á hoặc Châu Âu (chất lượng tương đương với các thông số kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế) và vận chuyển đến dự án bằng đường bộ.
  • Nhựa đường và các nguyên vật liệu khác: mua tại địa phương và vận chuyển đến dự án bằng đường bộ.

* Phương thức quản lý nguyên vật liệu xây dựng:

Chủ dự án hợp đồng với nhà thầu thi công theo hình thức “cuốn chiếu” nên nguyên vật liệu sẽ được nhà thầu ký hợp đồng mua với nhà cung cấp và khi tiến hành thi công đến đâu sẽ yêu cầu nhà cung cấp nguyên vật liệu vận chuyển đến đó. Khối lượng vận chuyển đến dự án đủ sử dụng để thi công trong khoảng thời gian nhất định (đủ sử dụng trong khoảng thời gian từ 3 – 6 ngày trong tuần).

Nguyên vật liệu khi được nhà cung cấp vận chuyển đến sẽ được chứa tạm nơi sân bãi đã thiết kế sắn, bãi chứa vật liệu xây dựng được bố trí sao cho thuận lợi trong quá trình thi công công trình.

Ðối với xi măng, thép,…sẽ chứa trong kho có mái che để tránh mưa tạt, dột gây hư hỏng vật liệu. Ðối với cát, đá sẽ được chứa tại sân bãi và sử dụng bạt hoặc cao su che chắn tránh mưa rửa trôi vật liệu gây ô nhiễm nguồn nước.

Dự kiến khối lượng các loại nguyên vật liệu chính phục vụ xây dựng dự án được trình bày trong bảng sau:

Bảng 3. Dự kiến khối lượng các loại vật liệu xây dựng

STT

Tên vật tư

Khối lượng (tấn)

1

Cát xây

800

2

Ðá dăm

1.500

3

Gạch các loại

6.000

4

Gỗ cốt pha

10

5

Thép

500

6

Tôn

4

7

Xi măng

1.500

8

Bê tông thương phẩm

600

9

Sơn

0,7

10

Que hàn

0,1

 

Tổng

10.914,8

(Nguồn: Chủ dự án, 2023)

4.2.1.2.Nhiên liệu:

Lượng nhiên liệu như dầu DO, nhớt sử dụng trong quá trình thi công xây dựng dự án được nhà thầu thi công hợp đồng cung ứng lâu dài với Công ty cung cấp xăng dầu trong khu vực.

  • Dầu DO được sử dụng chủ yếu phục vụ nhu cầu vận hành máy móc, thiết bị thi công xây dựng tại dự án khoảng 500 lít trong suốt thời gian thi công.
  • Bên cạnh lượng dầu DO sử dụng cho quá trình vận hành máy móc, thiết bị, dự án còn sử dụng lượng nhớt với số lượng khoảng 50 lít/suốt thời gian thi công.
  • Nhiên liệu không lưu trữ tại dự án, bên cung cấp vận chuyển đến giao dự án theo định kỳ hàng tuần (hoặc khi có nhu cầu) bằng đường bộ.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha