Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án sản xuất phụ tùng ô tô xe máy

Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án sản xuất phụ tùng ô tô xe máy công suất 40.000.000 sản phẩm/năm tương đương 1.738,78 tấn/năm

Ngày đăng: 24-03-2025

16 lượt xem

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT........................ i

DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... ii

DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................. iv

CHƯƠNG I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ........................... 1

1.  Tên chủ dự án đầu tư........................................................................................ 1

2.  Tên dự án đầu tư........................................................................................... 1

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư......................... 3

3.1.  Công suất của dự án đầu tư.................................................................... 3

3.2.  Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư............................................... 3

3.3.  Sản phẩm của dự án đầu tư...................................................................... 6

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư...... 6

4.1.  Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án............................................ 6

4.1.1.   Thi công xây dựng thuộc lô CN8............................................................ 6

4.1.2.   Thực hiện sản xuất thuộc lô 24 – CN9.................................................. 8

4.2.  Nhu cầu sử dụng điện, nước của Dự án.................................................. 9

4.2.1.   Thi công xây dựng thuộc lô CN8........................................................ 9

4.2.2.   Thực hiện sản xuất thuộc lô 24 – CN9............................................... 10

4.3.  Nhu cầu sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất........................ 12

5.   Các thông tin khác liên quan đến Dự án........................................................... 14

5.1.  Vị trí địa lý của Dự án......................................................................... 14

5.2.  Các hạng mục công trình của Dự án...................................................... 16

5.3.  Quy mô sử dụng lao động của Dự án......................................................... 18

5.4.  Đánh giá tác động môi trường và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn đi vào vận hành.... 18

5.4.1.   Đánh giá, dự báo tác động môi trường............................................ 18

5.4.1.1.   Giai đoạn xây dựng....................................................................... 18

5.4.1.2.   Giai đoạn vận hành......................................................................... 39

5.4.2.   Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện..... 46

5.4.2.1.   Giai đoạn xây dựng..................................................................... 46

5.4.2.2.   Giai đoạn vận hành.................................................................. 53

CHƯƠNG II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.......... 64

1.   Sự phù hợp của dự án với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường (nếu có)..... 64

2.  Sự phù hợp của dự án đối với khả năng chịu tải của môi trường....................... 65

CHƯƠNG IIIKẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ.... 66

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải................ 66

 2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:................................................ 75

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại..... 77

3.1.  Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:........................................... 77

3.2.  Việc lưu giữ chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại............ 78

4.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung;............................... 79

5.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:....................... 80

5.1.  Các hạng mục đã lắp đặt..................................................................... 80

5.2.  Các biện pháp phòng ngừa.............................................................. 80

6.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác:...................................... 87

7.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:......... 87

CHƯƠNG IV NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......... 88

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................. 88

2.1.  Nội dung cấp phép xả khí thải..................................................................... 90

2.2.  Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải................... 91

2.2.1.   Công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải................................ 91

2.2.2.   Các yêu cầu về bảo vệ môi trường................................................. 92

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung...................................... 92

3.1.  Nguồn và vị trí phát sinh.............................................................................. 92

3.2.  Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung.................................................... 93

4.  Yêu cầu về quản lý chất thải, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.... 93

4.1.  Quản lý chất thải......................................................................................... 93

4.2.   Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với việc lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại....... 95

4.3.  Yêu cầu về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường........................... 95

4.4.  Các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác.................................................... 96

CHƯƠNG V KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN...... 97

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải.......................... 97

1.1.  Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm................................................ 97

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải........ 97

2.  Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật................... 98

2.1.  Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.......................... 98

2.2.  Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải........................ 98

CHƯƠNG VI CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.....99

Chương I

THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP ......... VĨNH PHÚC

Địa chỉ văn phòng: KCN Khai Quang, phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông: ....... Chức danh: Tổng Giám đốc

- Điện thoại: ......  Fax:.......

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số ...... do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 02/04/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 27/5/2024.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã dự án số ....... do Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc cấp chứng nhận lần đầu ngày 24/7/2008, đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 30/5/2024.

2.Tên dự án đầu

SẢN XUẤT PHỤ TÙNG Ô TÔ, XE MÁY

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường của dự án:

+ Năm 2008, Công ty lập hồ sơ môi trường cho dự án “Công ty TNHH Công nghiệp .... Vĩnh Phúc” và đã được UBND thành phố Vĩnh Yên cấp Giấy xác nhận đăng ký Đề án bảo vệ môi trường số 20/UBND-TNMT ngày 26/8/2008 với công suất dự án là 192 tấn/năm;

+ Năm 2009, Công ty đã được UBND thành phố Vĩnh Yên cấp Giấy xác nhận Bản cam kết bảo vệ môi trường dự án Đầu tư xây dựng văn phòng và khu xưởng sản xuất của Công ty TNHH công nghiệp ... Vĩnh Phúc có địa chỉ tại KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc số 36/UBND-TNMT ngày 07/9/2009 với công suất dự án là 1.147.000 sản phẩm/năm;

+ Năm 2012, Công ty tiếp tục đầu tư xây dựng Nhà máy ... Vĩnh Phúc giai đoạn 4- xây mới nhà xưởng và các hạng mục phụ trợ để mở rộng sản xuất của Công ty TNHH công nghiệp ... Vĩnh Phúc có địa chỉ tại KCN Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc và được UBND thành phố Vĩnh Yên cấp Giấy xác nhận Bản cam kết BVMT số 15/UBND-TNMT ngày 30/5/2012 với công suất mở rộng là 548,8 tấn/năm.

+ Năm 2019, Công ty đầu tư cải tạo nhà xưởng và mở rộng diện tích sản xuất thuộc Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy” tại Quyết định số 2387/QĐ-UBND ngày 01/10/2019 với công suất mở rộng gồm: sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy là 1.738,78 tấn/năm và sản xuất các sản phẩm khác (gig, gá, khuôn ...) là 408,72 tấn/năm.

Quy mô dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Tổng vốn đầu tư của Dự án là 426.073.500.000 VND (Bốn trăm hai mươi sáu tỷ, không trăm bảy mươi ba triệu, năm trăm nghìn đồng Việt Nam).

Dự án “Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy” có loại hình sản xuất các thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy thuộc nhóm ngành công nghiệp với tổng vốn đầu tư nằm trong khoảng từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng. Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 9, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14, Dự án thuộc tiêu chí phân loại nhóm B.

Dự án “Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy” thuộc số thứ tự 2 mục I Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (dự án đầu tư nhóm II).

Căn cứ theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại Khoản 2 Điều 39 và Điểm a Khoản 3 Điều 41 thì dự án đầu tư: “Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy” của Công ty TNHH Công nghiệp .... Vĩnh Phúc phải có Giấy phép môi trường và thuộc thẩm quyền cấp phép môi trường của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT của dự án được thực hiện theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Công ty TNHH Công nghiệp .... Vĩnh Phúc hoạt động từ năm 2008, qua 6 lần xin cấp phép xây dựng đến nay, Công ty đang hoạt động theo công suất mở rộng đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường năm 2019, tuy nhiên Công ty chỉ cải tạo xưởng sản xuất 1 với 1 phần diện tích từ 1 tầng thành 3 tầng, còn lô CN8 vẫn chưa xây dựng nhà xưởng để làm kho. Hiện nay, để thuận tiện trong sản xuất Công ty có nhu cầu xây dựng thêm nhà xưởng sản xuất và chuyển dây chuyền mài bavia đang hoạt động sản xuất tại xưởng 2 thuộc T4 mọi hoạt động khác của Công ty vẫn giữ nguyên.

Do đó, phạm vi báo cáo đề xuất cấp GPMT này sẽ bao gồm hoạt động sản xuất của Công ty  và việc xây dựng nhà xưởng tại Lô CN8, đường ET4.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu

3.1.Công suất của dự án đầu tư

Công suất của dự án cụ thể như sau:

Bảng 1. Công suất sản xuất của Dự án

 

TT

 

Loại sản phẩm

Công suất

Theo QĐ 2387/QĐ- UBND Phê duyệt báo cáo ĐTM

Xin cấp GPMT

 

1

Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy

40.000.000 sản phẩm/năm tương đương 1.738,78 tấn/năm

40.000.000 sản phẩm/năm tương đương 1.738,78 tấn/năm

 

 

2

Sản xuất, gia công, sửa chữa khuôn, jig, gá; sản xuất các sản phẩm kim loại, phi kim loại và các sản phẩm khác

 

20.000.000 sản phẩm trên năm tương đương 408,72 tấn/năm

 

20.000.000 sản phẩm trên năm tương đương 408,72 tấn/năm

3.2.Công nghệ sản xuất của dự án đầu tư

Dự án sản xuất các sản phẩm phụ tùng ô tô, xe máy và các khuôn, jig, gá từ nguyên liệu là phôi nhôm và thép chống gỉ, sau đó được nấu nung chảy và đúc thành hình từ khuôn đúc, được gia công cắt gọt, mài để tạo thành sản phẩm mong muốn. Do đó quy trình công nghệ sản xuất gồm 02 quy trình sản xuất chính là đúc và gia công cắt gọt, cụ thể như sau:

+ Quy trình công nghệ đúc:

Trước khi tiến hành sản xuất sản phẩm từ nhôm theo yêu cầu của khách hàng, mẫu sản phẩm sẽ được định hướng trên bản vẽ theo thiết kế.

Nguyên liệu nhập về sẽ được kiểm tra về số lượng và chất lượng theo thành phần nguyên liệu nhôm trước khi đưa vào sản xuất.

Sau khi kiểm tra đạt chất lượng, nguyên liệu được nung nóng chảy bằng nhiên liệu gas ở nhiệt độ 660-7000 C, sau đó được tự động múc tới các lò ủ tại các máy đúc áp lực. Nhôm nóng chảy từ các lò ủ được tự động chuyển vào máy đúc áp lực (sử dụng máy đúc áp lực tự động chạy bằng động cơ điện, gas) để định hình sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, quá trình nung nóng chảy được bổ sung thêm chất tách xỉ nhằm loại bỏ các tạp chất trước khi đúc.

Trước khi đúc, khuôn được phun chất tách khuôn để mát khuôn và làm nhôm nóng chảy không bám dính vào khuôn. Nhôm sau khi nung nóng chảy ở nhiệt độ đã được cài đặt sẵn theo yêu cầu kỹ thuật được tự động chảy vào khuôn thông qua một hệ thống tự động, khép kín. Nhôm lỏng sau khi được đưa đầy lòng khuôn, dùng lực ép 50 ÷ 5000 kG/cm2 bằng khuôn ép từ lực pit tông để nén giữ cố định trong khuôn trong 1 khoảng thời gian nhất định (tùy thuộc vào kích thước sản phẩm to hoặc nhỏ thời gian ép khoảng 30s-300s) để đảm bảo sản phẩm được đông cứng trong khuôn trước khi được lấy ra ngoài. Trong quá trình ép, phần nhôm thừa trào ra khỏi Pittong sẽ được lấy ra và được thu gom tái sử dụng trong quá trình nung nóng chảy nhôm nguyên liệu. Sau đó hành trình đúc khuôn áp lực lại tuần hoàn và tiếp tục. Quá trình đúc nhôm sẽ phát sinh nhiệt độ, khí thải ra môi trường.

Sản phẩm đúc sau khi nguội sẽ được đem đi gia công (cắt, gọt, bavia) bằng phương pháp rung bóng, máy cắt gọt (CNC hoặc máy dũa) hoặc thủ công. Đối với gia công bằng phương pháp rung bóng, sản phẩm sau đúc được đưa vào hệ thống rung bóng, sử dụng nước và bột đánh bóng để đánh bóng sản phẩm. Đối với các sản phẩm không yêu cầu phải đánh bóng được gia công cắt gọt bavia thủ công hoặc bằng các máy mài.

Sau khi được cắt gọt ba via, một phần sản phẩm sẽ được kiểm tra và lưu kho dưới dạng bán thành phẩm và chuyển đến xưởng gia công để tiếp tục gia công bằng phương pháp cắt gọt, và một số sản phẩm được xuất bán cho khách hàng.

Hình 1. Sơ đồ công nghệ đúc nhôm

+ Quy trình công nghệ gia công cắt gọt:

Hình 1. Sơ đồ công nghệ gia công cắt gọt

Sản phẩm từ xưởng đúc, nguyên liệu được nhập về toàn bộ là kim loại và sẽ được kiểm tra về chủng loại, số lượng và chất lượng trước khi đưa vào sản xuất gia công. Nguyên liệu được gia công cắt gọt thử để kiểm tra, mẫu gia công thử đạt yêu cầu thì sẽ tiến hành sản xuất đại trà.

Tùy vào hình dáng, kích thước sản phẩm, nguyên liệu được gia công cắt gọt bằng các máy cắt gọt hiện đại như CNC, máy khoan, quá trình cắt gọt sử dụng dầu làm mát nhằm làm mát và bôi trơn vị trí kim loại được gia công, đồng thời làm sạch những mảnh vụn kim loại, bụi xuất hiện trong quá trình gia công khỏi bề mặt chi tiết.

Sản phẩm sau đó được rửa sạch bằng máy làm sạch sóng siêu âm tự động (sử dụng dung dịch tẩy rửa kim loại và dầu mỡ) trước khi kiểm tra và lưu kho. Một số sản phẩm (như: FORSHIP, CAMDE COMP, GEAR…….) được xuất bán cho khách hàng, một phần bán thành phẩm tiếp tục được lắp ráp bằng cách sử dụng các Jig, gá để gá sản phẩm và dùng súng bắn ốc để ghép các sản phẩm cùng các linh kiện bán thành phẩm khác nhập về để tạo ra sản phẩm phụ tùng ô tô xe máy hoàn chỉnh.

Toàn bộ sản phẩm được kiểm tra chất lượng bằng thước và các máy đo chuyên dụng (máy CMM, máy chụp, máy đo độ cứng…) trước khi lưu kho và xuất bán cho khách hàng sản xuất ô tô, xe máy.

3.3.Sản phẩm của dự án đầu tư:

Dưới đây là hình ảnh một số sản phẩm của dự án:

Hình 3. Hình ảnh một số sản phẩm của Dự án

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư

4.1.Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu của dự án

4.1.1.Thi công xây dựng thuộc lô CN8

Tại Lô CN8, Nhà đầu tư sẽ xây dựng 01 xưởng sản xuất và các hạng mục phụ trợ như nhà bảo vệ, nhà để xe, khu vực để máy nén khí và trạm biến áp, khu vực lưu giữ chất thải. Đối với các hạng mục này thì gồm các biện pháp thi công sau:

  • Công tác thi công móng:

Đào móng bằng máy đào dung tích gàu khoảng 0,5m3.

  • Công tác bê tông:

Sử dụng dịch vụ cung cấp bê tông thương phẩm. Dùng máy đầm bàn và máy đầm dùi để đảm bảo độ bền chặt của bê tông. Thực hiện tưới nước và bảo dưỡng bê tông theo đúng quy chuẩn xây dựng.

  • Công tác cốt thép:

Biện pháp thi công cốt thép được gia công tại hiện trường, phần thép. Cốt thép được gia công bằng máy cắt, máy uốn, máy nắn thẳng. Thép xây dựng được che chắn để hạn chế tiếp xúc với mưa, nắng.

  • Công tác xây trát:

Công tác xây lát được tiến hành thủ công bởi công nhân xây dựng. Riêng khâu trộn vữa, để giảm nhẹ lao động thủ công và đảm bảo chất lượng khối xây, sẽ được trộn bằng máy công suất 80 lít.

Nhu cầu sử dụng nguyên, vật liệu cho quá trình thi công xây dựng được tổng hợp dựa trên bảng dự toán công trình của đơn vị thiết kế và nhà thầu xây dựng, số liệu được liệt kê trong bảng sau:

Bảng 1. Nguyên, vật liệu chính phục vụ xây dựng (ước tính)

 

STT

 

Nguyên vật liệu

 

Đơn vị

 

Số lượng

Hệ số quy đổi (tấn/m3)

Quy đổi đơn vị (tấn)

1

Đất san nền

m3

1.780

1,3 tấn/m3

2.314

2

Đất đào

m3

1.780

1,3 tấn/m3

2.314

3

Cát các loại

m3

485

1,4 tấn/m3

679

4

Đá dăm, đá cấp dmax ≤ 4

m3

700

1,5 tấn/m3

1.050

5

Thép các loại

Tấn

340

-

340

6

Gạch các loại

Viên

440.189

2,2 kg/viên

968,5

7

Xi măng PC30

Tấn

120

-

120

8

Bê tông tươi (bê tông thương phẩm)

m3

1.570

2,4 tấn/m3

3.768

9

Que hàn

Tấn

0,5

-

0,5

 

10

Các vật liệu khác (panel, gỗ, kính, …)

 

Tấn

 

3,5

 

-

 

15,5

Tổng

11.571

Ghi chú: Theo dự toán của nhà thầu xây dựng, toàn bộ lượng đất đào của công trình được tận dụng để đắp nền tại Dự án nên nguyên vật liệu đầu vào không phát sinh khối lượng đất dùng để đắp nền.

4.1.2.Thực hiện sản xuất thuộc lô 24 – CN9

Danh mục nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào cụ thể như sau:

Bảng 3. Nhu cầu nguyên liệu, hóa chất, nhiên liệu phục vụ sản xuất

TT

Tên

Đơn vị

Nhu cầu

I

Nguyên liệu

1

Thép các loại

Tấn/năm

695

2

Nhôm thỏi

Tấn/năm

1.286

3

Linh kiện bán thành phẩm

Tấn/năm

34

II

Hóa chất

II.1

Công đoạn đúc

 

 

1

Chất chống dính

kg/năm

10

2

Chất tách xỉ (FLussum 111)

kg/năm

7300

3

Dầu bánh răng HD-220

kg/năm

1400

II.2

Công đoạn gia công cắt gọt, vệ sinh

 

 

4

Dung dịch tẩy rửa K-200

kg/năm

600

5

Dầu máy xung điện HL25

kg/năm

200

6

Dầu Cắt

kg/năm

208

7

Mỡ bôi trơn máy

kg/năm

400

8

Dầu bôi trơn trục chính Makino

kg/năm

100

9

Dầu thủy lực độ nhớt thấp

kg/năm

20

10

Chất vệ sinh tường lò

kg/năm

200

11

Chất đánh bóng kim loại

kg/năm

120

12

Chất tẩy rửa kim loại

kg/năm

120

13

Chất phủ bề mặt chịu lửa

kg/năm

6

14

Chất phủ ngoài O-1

kg/năm

460

15

Dầu tách khuôn

kg/năm

5400

16

Chất chống rỉ kim loại

kg/năm

200

17

Dầu hạt trắng 25kg/bao-Chế phẩm dạng hạt

kg/năm

1700

18

Bột từ

kg/năm

25

19

Dầu ENEOS ENGINE OIL

kg/năm

1000

20

Dầu chống gỉ R-3317

kg/năm

1400

21

Dầu cắt gọt CE-111 NA-3

kg/năm

4600

22

Dầu Mobill Hydauric

kg/năm

416

23

Dầu mài

kg/năm

200

24

Dầu tuần hoàn CPC R68

kg/năm

2800

25

Dầu Tẩy Rửa

kg/năm

1552

26

Hạt mài

kg/năm

30

27

Keo

kg/năm

45

28

Dung Môi Hỗn Hợp Hữu Cơ

kg/năm

15

29

Dung môi hỗn hợp hữu cơ

kg/năm

35

30

Hỗn hợp dung môi hữu cơ

kg/năm

4200

31

Dầu Thủy Lực PetraDrive AW46

kg/năm

800

32

Keo

kg/năm

1

33

Dầu trục CPC R12

kg/năm

200

34

Dầu mài CUT EP10

kg/năm

200

35

Dầu chống gỉ

kg/năm

60

36

Cồn Ethanol 96%

kg/năm

272

II.3

Công đoạn phụ trợ

 

 

37

Bột keo ép QC

kg/năm

30

38

Chất tẩy rửa kim loại

kg/năm

50

39

Muối

kg/năm

60

40

Mực đổ máy in HP, canon

kg/năm

210

41

NaOH

kg/năm

50

42

NaNO2

kg/năm

25

43

Chất tẩy rửa

kg/năm

20

44

Chất thẩm thấu

kg/năm

5

45

Hóa chất thẩm thấu vết nứt mối hàn

kg/năm

100

46

Dầu thủy lực 32

kg/năm

40

III

Nhiên liệu

1

Điện

Kwh/năm

5.609.896

2

Khí hóa lỏng Gas (LPG)

kg/năm

356840

3

Diesel

kg/năm

4600

4.2.Nhu cầu sử dụng điện, nước của Dự án

4.2.1.Thi công xây dựng thuộc lô CN8

* Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện:

Bảng 4. Máy móc thiết bị thi công và nhu cầu nhiên liệu/năng lượng

 

Stt

 

Tên máy móc, thiết bị

Số ca máy (ca)

Định mức

Nhu cầu sử dụng

Diezel (lít)

Điện

(kwh)

Diezel (lít)

Điện

(kwh)

1

Máy hàn nhiệt cầm tay

 

-

6

-

42

2

Máy cắt uốn cốt thép - công suất: 5 kW

8

 

10

-

80

3

Máy đầm bê tông, đầm bàn - công suất: 1,0 kW

35

 

5

-

175

4

Máy đầm bê tông, đầm dùi - công suất: 1,5 kW

35

 

7

-

245

5

Máy đầm đất cầm tay - trọng lượng: 70 kg

50

 

5

-

250

6

Máy đào 1,25 m3 gắn đầu búa thủy lực/hàm kẹp

6

83

-

498

 

 

7

Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu: 0,80 m3

 

10

 

65

 

-

 

650

 

 

8

Máy đào một gầu, bánh xích - dung tích gầu: 1,25 m3

 

27

 

83

 

-

 

2241

 

9

Máy lu bánh thép tự hành - trọng lượng: 16 T

16

43

-

688

 

10

Máy trộn vữa - dung tích: 150 lít

80

-

8

-

640

11

Máy ủi - công suất: 110 CV

8

46

-

368

 

12

Ô tô tưới nước dung tích 5 m3

30

23

-

690

 

13

Ô tô tự đổ - trọng tải: 7 T

20

46

-

920

 

14

Ô tô tự đổ - trọng tải: 10 T

220

57

 

12540

 

 

Tổng cộng

 

 

 

20.071

2.632

(Nguồn: Hồ sơ tư vấn thiết kế xây dựng của dự án)

* Nước cấp cho hoạt động sinh hoạt

Dự kiến số lượng lao động cao nhất khi thi công tại dự án khoảng 30 người, (Tiêu chuẩn cấp nước được lấy theo định mức tại QCVN 01:2021/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng). Nước cấp phục vụ lao động tại dự án được tính toán theo công thức: Q = (q x N)/1000 (m3/ngày đêm)

Trong đó:

q: Tiêu chuẩn dùng nước, lấy q = 80 lít/người/ca (QCVN 01:2021/BXD). N: Số người tính toán, 30 người.

Tổng lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt của công nhân xây dựng dự án QNC = (30 người x 80 lít/người/ngày)/1000 = 2,4 m3/ngày.

* Nước cấp cho hoạt động xây dựng

Nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động xây dựng dự án chủ yếu cấp cho các hoạt động như rửa dụng cụ, trộn vữa, tưới ẩm vật liệu, rửa vật liệu xây dựng, dưỡng bê tông với lưu lượng khoảng 2,5 m3/ngày.

Nguồn cung cấp: Được lấy từ hệ thống cấp nước của Công ty CP Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc.

4.2.2.Thực hiện sản xuất thuộc lô 24 – CN9

Nhu cầu sử dụng điện và nguồn cung cấp điện:

+ Nguồn cung cấp điện: Điện năng phục vụ cho Dự án được lấy từ nguồn cấp điện của Công ty Cổ phần Điện lực Miền Bắc. Bên cạnh đó, Công ty cũng sử dụng thêm nguồn điện năng được cung cấp từ hệ thống điện năng lượng mặt trời do Công ty lắp đặt.

+ Nhu cầu sử dụng điện: Căn cứ hóa đơn sử dụng điện thực tế trong năm 2023, nhu cầu sử dụng điện của Công ty hiện tại trung bình khoảng 403.422 kWh/tháng và tổng 4.841.069 kWh/năm. Nguồn năng lượng mặt trời trung bình khoảng 64.022 kWh/tháng và tổng 768.275 kWh/năm.

Nhu cầu sử dụng nước và nguồn cung cấp nước:

- Nhu cầu sử dụng nước của Công ty giai đoạn hiện tại:

Hiện tại, Công ty sử dụng nước cho mục đích như: Cấp nước sinh hoạt; nước làm mát sản phẩm đúc; rửa sản phẩm gia công; đánh bóng sản phẩm tại xưởng đúc; vệ sinh đường, nhà xưởng; tưới cây khuôn viên…. Lượng nước cấp hiện tại trung bình khoảng: 1.751 m3/tháng, tương đương 67,35m3/ngày (căn cứ theo hóa đơn tiền nước năm 2023). Trong đó:

+ Theo thực tế, hiện nay lượng nước sạch Công ty TNHH Công nghiệp Smart sử dụng cho sản xuất trung bình là 602 m3/tháng, lượng nước này được tuần hoàn liên tục, lượng bổ sung do hao hụt khoảng 5 m3 /ngày đêm. Như vậy lượng nước sử dụng khoảng 20 m3/ngày đêm.

+ Nước cấp cho quá trình rửa sản phẩm sau khi gia công khoảng 12m3/tuần, lượng nước này được sử dụng tuần hoàn trong 1 tuần, lượng bổ sung do hao hụt khoảng 143 lít/ngày đêm. Như vậy trung bình 1 ngày sử dụng khoảng 2m3 nước từ công đoạn rửa.

+ Nước cấp cho quá trình rung bóng sản phẩm nhôm sau khi đúc khoảng 5m3/ngày đêm.

+ Nước cấp cho công đoạn vệ sinh khuôn sau khi đúc, ước tính khoảng 8m3/ngày đêm.

+ Nước cấp cho quá trình làm mát khuôn khoảng 12 m3/ngày đêm (nước này được sử dụng tuần hoàn), do quá trình sử dụng lượng bay hơi, hao hụt lớn nên phải bổ sung khoảng 5 m3 /ngày đêm . Như vậy, trung bình một ngày sử dụng khoảng 17 m3/ngày đêm.

Như vậy, tổng lượng nước cấp cho công đoạn sản xuất của Công ty và Công ty TNHH Công nghiệp Smart khoảng 52 m3/ngày đêm. Quá trình sản xuất của 02 công ty phát sinh nước thải khoảng 35 m3/ngày đêm (tính theo lượng nước cấp, không tính nước cấp cho quá trình làm mát vì tuần hoàn).

+ Nước cấp cho sinh hoạt của công nhân viên khoảng 15,35 m3/ngày đêm. Với số lượng cán bộ, công nhân viên của Công ty TNHH Công nghiệp....Vĩnh Phúc và Công ty TNHH Smart giai đoạn hiện tại là 605 người (trong đó Công ty ... là 530 người, Công ty Smart là 75 người).

- Nhu cầu sử dụng nước của Công ty giai đoạn vận hành:

Sau khi dự án mở rộng đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng nước của Công ty khoảng như sau:

+ Lượng nước Công ty sử dụng tại Lô CN8 chỉ sử dụng cho mục đích sinh hoạt rửa tay chân và vệ sinh của Công nhân. Lượng nước ước tính 12 m3/ngày đêm.

+ Lượng nước Công ty TNHH Công nghiệp Smart sử dụng cho sản xuất trung bình tương tự giai đoạn hiện tại là 602 m3/tháng (20 m3/ngày đêm)

+ Nước cấp cho quá trình rửa sản phẩm sau khi gia công khoảng 12m3/tuần, lượng nước này được sử dụng tuần hoàn trong 1 tuần, lượng bổ sung cho hao hụt khoảng 143 l/ngày đêm. Như vậy trung bình 1 ngày sử dụng khoảng 2m3 nước từ công đoạn rửa (giữ nguyên so với thời điểm hiện tại do hệ thống rửa sử dụng lượng nước cố định).

+ Nước cấp cho quá trình rung bóng sản phẩm nhôm sau khi đúc: Ước tính khoảng 5 m3/ngày đêm.

+ Nước cấp cho quá trình làm mát khuôn đúc khoảng 17 m3/ngày.đêm (bao gồm cả nước cấp và bổ sung do lượng bay hơi, hao hụt).

+ Nước cấp cho công đoạn vệ sinh khuôn sau khi đúc, ước tính khoảng 8m3/ngày đêm.

Như vậy, tổng lượng nước cấp cho công đoạn sản xuất của Công ty và Công ty TNHH Công nghiệp Smart không thay đổi, khoảng 52 m3/ngày đêm. Quá trình sản xuất của 02 công ty phát sinh khoảng 32 m3/ngày đêm (không tính nước cấp cho quá trình làm mát vì tuần hoàn).

+ Nước cấp cho sinh hoạt của 550 công nhân viên tại Lô 24 –CN9 khoảng 45 lít/người/ngày, như vậy, nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt khoảng 44,4 m3/ngày đêm. Lượng nước thải sinh hoạt khoảng 35,52 m3.

Như vậy, nhu cầu sử dụng nước cấp của Công ty sau khi mở rộng tại Lô 24 – CN9 là 96,4 m3/ngày đêm (khoảng 2.506 m3/tháng), tại lô CN8 là 12 m3/ngày đêm. Lượng nước thải sản xuất phát sinh tại Lô 24 – CN9 là 32 m3/ngày đêm và lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 35,52 m3/ngày đêm.

Nguồn cung cấp nước: Công ty CP Cấp thoát nước số 1 Vĩnh Phúc

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha