Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của cơ sở khu sản xuất giống tôm biển. Sản phẩm của cơ sở là tôm Post (tôm giống), với công suất tối đa của toàn dự án khi hoạt động 100% công suất là 5 tỷ Post/năm.
Ngày đăng: 13-03-2025
27 lượt xem
Chương I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Công Ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau
- Địa chỉ văn phòng: Đường Kéo, xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .....Chức danh: Giám đốc
- Người được ủy quyền: ........... Chức danh: Giám đốc điều hành (Theo giấy ủy quyền ngày 01/01/2019)
- Điện thoại: ........
- Giấy chứng nhận đầu tư số: ........ chứng nhận lần đầu ngày 24 tháng 01 năm 2017 và thay đổi lần thứ 02 ngày 18 tháng 05 năm 2021 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cà Mau cấp.
+ Phía Nam giáp: giáp kinh Đường Kéo.
+ Phía Bắc giáp: giáp phần đất các hộ dân.
2.2.Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án
- Giấy chứng nhận đầu tư số ..... do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp lần đầu ngày 24/10/2017, chứng nhận điều chỉnh lần thứ hai ngày 18/05/2021.
- Phê duyệt Phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án đầu tư xây dựng Khu sản xuất giống thủy sản tập trung .... (giai đoạn 2) số 866/QĐ- UBND ngày 19 tháng 05 năm 2016 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt.
- Phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sản xuất sang mục đích khác, thuộc Dự án Khu sản xuất giống thủy sản tập trung... (giai đoạn 2) số 763/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt.
2.3.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; các giấy phép môi trường thành phần
- Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường số 1614/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt.
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất số 34/GP-UBND ngày 25 tháng 09 năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau cấp phép.
2.4.Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công)
Ngành nghề của dự án là nuôi trồng thủy sản biển (mã ngành 0321) với tổng diện tích thực hiện dự án là 674.300 m2 và có tổng vốn đầu tư là 40.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn mươi tỷ đồng). Căn cứ vào Khoản 3, Điều 10 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/06/2019, dự án có tổng mức đầu tư từ dưới 60 tỷ đồng => Dự án thuộc tiêu chí phân loại nhóm C.
Dự án thuộc mục số 02 phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường và Dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường số 1614/QĐ-UBND ngày 28 tháng 09 năm 2017. Do đó căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 41 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 Công ty tiến hành lập Giấy phép môi trường gửi Ủy bản nhân dâu tỉnh Cà Mau thẩm định và phê duyệt.
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
3.1.Công suất hoạt động của cơ sở
Hoạt động của dự án là sản xuất giống tôm biển với công suất tối đa là 05 tỷ post/năm.
Quy mô hoạt đông:
Hiện tại, Công ty đã xây dựng 02/08 dãy trại chiếm khoảng 25% tổng số trại nuôi theo hồ sơ đã được phê duyệt. Tương ứng với số trại nuôi đã xây dựng, công suất sản xuất giống tôm biển dự kiến khoảng 1,25 tỷ post/năm. Tuy nhiên, tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường, Cơ sở đang hoạt động sản xuất tôm Post để theo dõi, chọn lọc ra thế hệ tôm bố mẹ tối ưu nhất nên trong giai đoạn này tôm Post chưa được xuất bán mà tôm Post được nuôi lên thành tôm bố mẹ để tiếp tục chọn giống.
Hiện nay, việc nhập khẩu tôm bố mẹ vào Việt Nam có khả năng thành công rất thấp do mầm bệnh IHHNV bị nhiễm với cường độ rất cao. Mầm bệnh này được Cục Thú Y xem xét là một mầm bệnh nguy hiểm nên các lô tôm bố mẹ phải sạch hoàn toàn mầm bệnh này mới được cấp phép nhập và sử dụng ở Việt Nam (IHHNV là tên loại virus làm hoại tử cơ quan tạo máu và lập biểu mô của tôm (hypothermal and hematopoietic necrosis virus, IHHNV), đây được coi là tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất trên tôm thẻ chân trắng). Tại Việt Nam, chỉ có Công ty Moana tại Ninh Thuận nhập các đàn tôm Postlarvae sạch bệnh tại Hawaii từ chương trình chọn giống của Cty Moana rồi nuôi lên làm bố mẹ để cung cấp cho các trại giống tại Việt Nam và có xuất khẩu đi một số quốc gia nhưng số lượng không đáng kể. Với những thách thức trên, tập đoàn Việt Úc đã phối hợp cùng Viện CSIRO để tiến hành chương trình chọn giống tại Cà Mau nhằm chủ động nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh và tăng trưởng tốt trong tương lai.
Trong thời gian tới, khi nghiên cứu tôm bố mẹ đạt kết quả, Công ty sẽ tiến hành song song việc sản xuất tôm Post bán cho người nuôi tôm và nuôi tôm bố mẹ phục vụ cho Khu sản xuất nhằm chủ động được nguồn Tôm bố mẹ khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường trong khu vực.
Phạm vi đề xuất cấp giấy phép môi trường:
Phạm vi đề xuất cấp giấy phép môi trường bao gồm các hạng mục công trình bảo vệ môi trường phục vụ cho hoạt động sản xuất của khu vực đã xây dựng và hoạt động (Chi tiết được trình bày tại mục số 5 Chương này).
3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở
Thuyết minh công nghê:
Gồm 2 giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn 1: Nuôi tôm Post thành tôm bố mẹ.
+ Giai đoạn 2: Nuôi tôm Post.
* Giai đoạn 1: Quy trình nuôi tôm Post thành tôm bố mẹ
Tập đoàn Việt Úc đang phối hợp cùng Viện CSIRO để tiến hành chương trình chọn giống tại Cà Mau nhằm chủ động nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh và tăng trưởng tốt trong tương lai.
- Thức ăn cho tôm: là những loài thân mềm tươi sống như giun biển, mực. Đây là những loại thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng giúp tôm bố mẹ nhanh thành thục và sản xuất ra đàn Nauplius chất lượng cao.
- Thay nước: Định kỳ thay 10% lượng nước trong hồ để tạo môi trường nước trong hồ sạch, giúp tôm phát triển tốt. Quá trình này tạo ra một lượng nước thải tương đối lớn chứa nhiều các chất hữu cơ do thức ăn thừa cho tôm mẹ tạo ra. Do đó, Công ty đã có biện pháp thu gom để xử lý lượng nước thải này trước khi thải ra môi trường.
- Theo dõi và điều chỉnh các yếu tố môi trường nước hàng ngày nhằm đảm bảo chất lượng nước trong hồ đạt các yêu cầu sau: pH: 7,5 - 8,5; độ mặn khoảng 30%>(>; nhiệt độ khoảng 320C; độ kiềm: 80 - 150 mg/l; NH3 <0,01.
-Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh ánh sáng trong trại nuôi dưỡng đạt từ 1000 lux đến 2000 lux.
* Giai đoạn 2: Quy trình sản xuất tôm Post
Vệ sinh hồ trại:
- Thiết bị, đồ dùng và hóa chất: cước xanh, chất tẩy, chlorine.
- Vệ sinh dụng cụ, hồ trại trước khi nuôi: dùng cước mềm chà sạch thành và đáy hồ với chất tẩy pha trộn với 1.000 ppm dung dịch Iodine. Sau đó làm sạch lại bằng nước ngọt cho đến khi không còn tình trạng dư bẩn. Dùng cước mềm chà sạch thành và đáy hồ với 1.000 ppm dung dịch chlorine và đợi 30 phút. Sau đó làm sạch lại bằng nước ngọt cho đến khi không còn dư lượng chlorine. Quá trình này tạo ra một lượng nước thải có thành phần chính là Iodine và Chlorine cùng một ít chất hữu cơ. Do đó, Công ty đã có biện pháp thu gom và xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Hệ thống đường ống nước mặn và tảo: chỉ mở phần cuối van của nước mặn và tảo, những cái khác đóng lại. Sử dụng 500 ppm chlorine và bơm vào cả hai đường ống và ngâm trong 24 tiếng. Sau đó rửa lại bằng nước ngọt và kiểm tra chắc chắn ở trong đường ống không còn dư lượng chlorine. Mở tất cả các van cho ráo nước.
- Bạt đen (đậy hồ nuôi tôm): làm sạch những chất dơ bẩn trong ống nước với chất tẩy pha với 1.000 ppm dung dịch Iodine. Sau đó làm sạch lại bằng nước ngọt cho đến khi không còn tình trạng dơ bẩn. Sau đó phơi nắng cho khô.
- Tường: làm sạch tường bằng máy áp suất với 200 ppm dung dịch chlorine. Phơi khô.
Chuẩn bị hồ để lắp Nauplius:
- Vệ sinh hồ bằng dung dịch iodine.
- Rửa hồ bằng nước ngọt.
- Vệ sinh nền trại bằng 100 ppm dung dịch chlorine.
- Cấp nước vào hồ 70% tổng sức chứa, nước nuôi được xử lý qua bình lọc cát ly tâm, qua túi lọc 5 micron, qua túi lọc 1 micron, qua than hoạt tính, qua Ozon.
- Lắp Nauplius: chất lượng tốt, Nauplius được sản xuất từ nguồn tôm mẹ nuôi trong khoảng thời gian không quá 3 tháng.
- Thiết bị và đồ dùng: thùng, xô, Iodine, nhiệt kế, Pipette 1 ml.
Quá trình kiểm soát ương nuôi:
Bảng 1-1. Quá trình kiểm soát ương nuôi
Các bước |
Quá trình |
Kiểm tra |
Định kỳ |
Phương pháp thực hiện |
1 |
Xử lý nước |
Nhiệt độ Thông số (pH, độ kiềm, độ mặn) |
Mỗi lần thả nuôi |
Thả Nauplius và thuần Nauplius |
2 |
Thả tôm nuôi |
Mật độ tế bào và chất lượng tảo |
Trước khi thả nuôi |
Quan sát sức khỏe tôm dưới kính hiển vi |
3 |
Ương ấu trùng |
Quan sát dưới ly mẫu |
Ít nhất 3 lần/ngày |
Bảng theo dõi |
Quan sát dưới kính hiển vi |
Ít nhất 3 lần/ngày |
Quan sát sức khỏe tôm dưới kính hiển vi |
||
Đếm mật độ tế bào tảo |
Trước và sau khi cho tôm ăn tảo ở giai đoạn Z1-Z3 |
Quan sát sức khỏe tôm dưới kính hiển vi |
||
Điều chỉnh bảng cho ăn |
Mỗi ngày |
Bảng cho tôm ăn |
||
Đếm tôm ngẫu nhiên trong bể ương |
Mỗi ngày |
Đếm ngẫu nhiên |
||
4 |
Vận chuyển tôm |
Sức khỏe tôm Số lượng tôm |
Mỗi lần chuyển tôm |
Bảng chuyển tôm |
5 |
Thu hoạch tôm |
Số lượng tôm thu hoạch được |
Mỗi khi thu tôm |
Bảng thu hoạch |
(Nguồn: Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau)
Đếm ấu trùng:
Các bước tiến hành
- Dùng cốc (ly) loại 500 ml lấy mẫu tôm và nước nơi có sục khí mạnh trong bể nuôi
- Rửa cốc (ly) lại trước khi lấy mẫu. Xem, dùng muỗng múc và đếm tôm.
- Ghi dữ liệu vào mẫu giấy đếm tôm
- Đếm 3 lần.
Vệ sinh phòng ương tôm:
Bảng 1-2. Vệ sinh phòng ương tôm
Kết cấu/dụng cụ làm việc |
Định kỳ vệ sinh & Bảo trì |
Kế hoạch làm việc |
Trần nhà |
Trước khi lắp |
Vệ sinh bằng 100 ppm chlorine |
Nền trại |
Mỗi ngày |
Vệ sinh bằng 100 ppm chlorine |
Tường trại |
Trước khi lắp |
Vệ sinh bằng 100 ppm chlorine |
Bồn vệ sinh |
Mỗi ngày |
Chùi sạch bằng xà phòng nước |
Làm vệ sinh chung quanh bồn |
||
Sự ráo nước |
1 lần/tuần |
Quét nước ứ đọng và dội nước |
Vệ sinh bằng 100 ppm chlorine |
||
Ống nước Ống khí |
Mỗi ngày |
Ngâm đường ống bằng 200 ppm chlorine Vệ sinh bằng 95% cồn |
Trước khi lắp |
Điều chỉnh độ mặn: thiết bị, đồ dùng: ống đo độ mặn
Thay nước: ở giai đoạn PL4 đến PL sẵn sàng bán thỉnh thoảng phải đảo nước để đảm bảo môi trường tốt. Tất cả các sự thay đổi nước cần phải có độ mặn cân bằng để tôm không bị stress.
Vệ sinh đáy hồ nuôi:
- Cách thức siphon trong trường hợp hồ nuôi bị dơ, hoặc ngăn ngừa vorticela, zoothanium (trùng loa kèn) phát triển và ảnh hưởng đến tôm.
- Có thể siphon ở giai đoạn Zoea, mysis, hoặc PL4 đến giai đoạn PL sẵn sàng bán.
- Tóm lại tất cả các quá trình vệ sinh ống, tường, hồ đều tạo ra một lượng nước thải khá lớn. Do đó cần phải thu gom để xử lý trước khi thải ra môi trường.
Cho ăn:
- Ở giai đoạn Zoea cho ăn 8 lần/ngày bằng tảo và cho ăn Artemia ở giai đoạn cuối Zoea 2.
- Ở giai đoạn từ PL1 đến PL sẵn sàng bán cho ăn 4 lần thức ăn tổng hợp và 4 lần Artemia.
Thu hoạch:
- Kiểm tra các thông số kỹ thuật trước khi đóng tôm xuất bán.
- Mật độ vận chuyển: 1.800 - 2.500 con/bao.
- Hạ nhiệt độ xuống 250C để vận chuyển đường xa.
Bảng 1-3. Danh mục máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất
STT |
Máy móc thiết bị |
Đơn vị tính |
Số lượng máy móc, thiết bị tại khu vực đã xây dựng |
Số lượng máy móc, thiết bị dự kiến khi dự án hoạt động 100% công suất |
Tổng số lượng máy móc, thiết bị |
Nước sản xuất |
I |
Bể Composite nuôi thức ăn tươi sống (tảo, luân trùng) |
|||||
1 |
Bể Composite 50 lít hình tròn |
Bể |
5 |
16 |
21 |
Nhật Bản |
2 |
Bể Composite hình tròn 100 lít |
Bể |
10 |
30 |
40 |
Nhật Bản |
3 |
Bể Composite hình tròn loại 0,5 m3/bể |
Bể |
110 |
440 |
550 |
Nhật Bản |
4 |
Bể Composite hình tròn loại 1m3/bể |
Bể |
160 |
420 |
580 |
Nhật Bản |
5 |
Bể Composite hình tròn loại 2m3/bể |
Bể |
10 |
30 |
40 |
Nhật Bản |
6 |
Bể Composite hình tròn loại 6m3/bể |
Bể |
216 |
648 |
864 |
Nhật Bản |
7 |
Bể Composite 10m3 nuôi tảo sinh khối |
Bể |
3 |
7 |
10 |
Nhật Bản |
II |
Trang thiết bị phục vụ sản xuất |
|||||
1 |
Máy sục khí sử dụng toàn trại (Máy nén khí 3 pha, công suất 15-30 kw/h) |
Cái |
3 |
7 |
10 |
Nhật Bản |
2 |
Máy bơm nước Hàn Quốc (dùng bơm nước ngọt, nước mặn trong trại sản xuất công suất 400w- 750w) |
Cái |
7 |
23 |
30 |
Nhật Bản |
3 |
Máy bơm nước biển (máy chịu nước mặn, không rỉ, công suất 5-15kw) |
Cái |
3 |
7 |
10 |
Nhật Bản |
4 |
Máy phát điện dự phòng 311kVA |
Cái |
1 |
0 |
1 |
Nhật Bản |
5 |
Máy phát điện dự phòng 550kVA |
Cái |
1 |
0 |
1 |
Nhật Bản |
6 |
Máy xay sinh tố |
Cái |
1 |
3 |
4 |
Nhật Bản |
7 |
Tủ đá bảo quản vật tư, thức ăn cho tôm, cá giống |
Cái |
1 |
3 |
4 |
Nhật Bản |
8 |
Bình lọc nước biển trước khi cấp vào bể ương ấu trùng, nuôi thức ăn tươi sống Singapore |
Cái |
1 |
3 |
4 |
Nhật Bản |
9 |
Túi siêu lọc |
Cái |
25 |
75 |
100 |
Nhật Bản |
10 |
Túi thu tảo, luân trùng làm thức |
Cái |
10 |
30 |
40 |
Nhật Bản |
|
ăn cho tôm cá giống |
|
|
|
|
|
11 |
Hệ thống vật tư đường hơi toàn trại (ống nhựa, van điều chỉnh, đá bọt, dây khí) |
Hệ thống |
1 |
1 |
2 |
Nhật Bản |
12 |
Bạt đậy bể ương ấu trùng |
Cái |
150 |
450 |
600 |
Nhật Bản |
13 |
Bình chứa oxi đóng tôm, cá giống |
Cái |
3 |
7 |
10 |
Nhật Bản |
14 |
Hệ thống nâng nhiệt bằng than đá, củi đốt |
Hệ thống |
1 |
1 |
1 |
Nhật Bản |
15 |
Hệ thống lọc nước đã qua xử lý |
Hệ thống |
1 |
3 |
4 |
Nhật Bản |
16 |
Vòi bơm dẫn nước mặn vào bể phi 48 |
M |
100 |
300 |
400 |
Nhật Bản |
17 |
Vòi bơm dẫn nước mặn, nước ngọt vào bể ương ấu trùng phi 34 |
M |
100 |
300 |
400 |
Nhật Bản |
Tất cả các máy móc thiết bị tại dự án được đầu tư mới 100% để phục vụ cho hoạt động sản xuất.
3.3.Sản phẩm của cơ sở
Sản phẩm của cơ sở là tôm Post (tôm giống), với công suất tối đa của toàn dự án khi hoạt động 100% công suất là 5 tỷ Post/năm.
Hiện tại, khu sản xuất đã xây dựng đang hoạt động 02/08 dãy trại. Tuy nhiên, Cơ sở đang hoạt động sản xuất tôm Post để theo dõi, chọn lọc ra thế hệ tôm Post tối ưu nhất nên trong giai đoạn này tôm Post chưa đạt chuẩn để xuất bán mà tôm Post được nuôi lên thành tôm bố mẹ.
Trong thời gian tới, khi việc nghiên cứu tôm bố mẹ đạt kết quả, Công ty sẽ tiến hành song song việc sản xuất tôm Post bán cho người nuôi tôm với công suất dự kiến là 1,25 tỷ con post/năm, khoảng 25% so với công suất tối đa của toàn dự án và nuôi tôm bố mẹ phục vụ cho Khu sản xuất nhằm chủ động được nguồn Tôm bố mẹ khỏe mạnh, thích nghi tốt với môi trường trong khu vực.
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu (loại phế liệu, mã HS, khối lượng phế liệu dự kiến nhập khẩu), điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở
4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên liệu
Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất của cơ sở chủ yếu là tôm bố mẹ và thức ăn cho tôm, cụ thể như sau:
Bảng 1-4. Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất
STT |
Tên nguyên liệu |
Đơn vị |
Khối lượng |
|
Tại thời điểm cơ sở lập GPMT |
Hoạt động đạt 100% công suất theo ĐTM |
|||
I |
Tôm bố mẹ (sử dụng cho sinh sản) |
Cặp |
25 |
100 |
II |
Thức ăn |
- |
- |
- |
1 |
Tảo |
Lít |
5.400 |
21.600 |
1.1 |
+ Loại 1 |
Kg |
1,5 |
6 |
1.2 |
+ Loại 2 |
Kg |
2,5 |
10 |
1.3 |
+ Loại 3 |
Kg |
4,5-5 |
18-20 |
1.4 |
+ Loại 5 |
Kg |
45-50 |
180-200 |
1.5 |
+ Artemia |
Kg |
40-45 |
160-180 |
1.6 |
+ Vitamin |
Kg |
0,1 |
0,4 |
1.7 |
+ Men tiêu hóa |
Kg |
0,1 |
0,4 |
2 |
Mực đông lanh nhập khẩu |
Kg |
30.000-35.000 |
120.000-140.000 |
3 |
Rươi sống |
Kg |
150-200 |
600-800 |
4 |
Shrimp Feed |
Kg |
270-300 |
1.080-1.200 |
5 |
Grobest No1 |
Kg |
350-450 |
1.400-1.800 |
6 |
Grobesst No2 |
Kg |
450-500 |
1.800-2.000 |
7 |
Grobest No2L |
Kg |
900-1000 |
3.600-4000 |
8 |
Grobest No3 |
Kg |
800-1000 |
3.200-4000 |
9 |
Grobest No4 |
Kg |
5.500-6.000 |
22.000-24.000 |
4.2. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
Công ty đã trang bị 02 máy phát điện chạy dầu DO công suất 311KVA và 550KVA để đảm bảo hoạt động liên tục của khu sản xuất trong trường hợp xảy ra sự cố mất điện.
Nhiên liệu cung cấp cho máy phát điện dự phòng là dầu DO. Số lượng dầu DO sử dụng không cố định tùy vào nguồn cung cấp điện của địa phương. Cụ thể số lượng dầu DO sử dụng tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT như sau:
Bảng 1-5. Nhu cầu sử dụng nhiên liệu
STT |
Loại nhiên liệu |
Đơn vị |
Số lượng |
Mục đích |
1 |
Dầu DO |
Lít/năm |
12.960 |
Hoạt động của máy phát điện dự phòng |
4.3.Nhu cầu sử dụng điện
Nguồn điện cấp cho hoạt động sản xuất, thắp sáng của cơ sở là điện công nghiệp từ mạng lưới điện quốc gia, trạm biến áp 100 KVA.
Công ty đã đầu tư 02 máy phát điện dự phòng công suất lần lượt là 311KVA và 550KVA.
Nhu cầu sử dụng điện trong năm 2021 của khu vực sản xuất đang hoạt động khoảng 489,312 KW/năm (Nguồn: Công ty TNHHMTV Việt - Úc Cà Mau).
4.4.Nhu cầu sử dụng hóa chất
Hóa chất phục vụ cho hoạt động sản xuất được thống kê dưới bảng sau:
Bảng 1-6. Nhu cầu sử dụng hóa chất tại khu vực đang hoạt động
STT |
Tên hóa chất |
Đơn vị tính |
Khối lượng |
|
Tại thời điểm cơ sở lập GPMT |
Hoạt động đạt 100% công suất theo ĐTM |
|||
1 |
Acid Citric (Axit Chanh) C6H8O7 25kg/bao |
kg |
150 |
600 |
2 |
Bột giặt OMO, 400g/gói |
gói |
120 |
480 |
3 |
Chlorine 70% Aquafit Ân Độ |
kg |
60 |
240 |
4 |
Potassium Permanganate (Thuốc tím) bột |
kg |
30 |
120 |
5 |
Formaldehyde HCHO (KG) |
kg |
150 |
600 |
6 |
Axit Acetic (Giấm) CH3COOH, Trung Quốc |
Lít |
21 |
84 |
7 |
Sodium Hydroxide NaOH hạt Đài Loan |
kg |
90 |
360 |
8 |
Nước rửa chén Mỹ Hảo 500ml/chai |
chai |
90 |
360 |
9 |
Nước tẩy toilet Okay Pink, 960ml/chai |
chai |
150 |
600 |
10 |
EDTA C10H14N2O8Na2.2H2O |
kg |
2.5 |
10 |
4.5.Nhu cầu sử dụng nước và thoát nước thải
4.5.1.Nhu cầu sử dụng nước
a.Nhu cầu sử dụng nước thực tế của khu vực đang hoạt động tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT:
Hiện tại, khu sản xuất đã xây dựng đang hoạt động 02/08 dãy trại. Tuy nhiên, Cơ sở đang hoạt động sản xuất tôm Post để theo dõi, chọn lọc ra thế hệ tôm Post tối ưu nhất nên trong giai đoạn này tôm Post chưa đạt chuẩn để xuất bán mà tôm Post được nuôi lên thành tôm bố mẹ. Trong thời gian tới, công suất dự kiến khi khu vực này đi vào vận hành là 1,25 tỷ con post/năm, khoảng 25% so với công suất tối đa của toàn dự án.
- Nước sử dụng cho sinh hoạt: với số lượng người lao động khoảng 20 người, nhu cầu sử dụng nước trung bình 80 lít/người/ngày.đêm (theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) thì tổng nhu cầu sử dụng nước là: 20 người x 80 lít/người/ngày.đêm = 1,6 m3/ngày.đêm.
Công ty không tổ chức nấu ăn cho công nhân nên không phát sinh nước thải từ hoạt động nấu ăn.
- Nước sử dụng cho sản xuất:
Cơ sở hiện tại đã xây dựng hoàn chỉnh 2 dãy trại với tổng là 23 trại nuôi (bao gồm dãy A và dãy B, dãy A với 9 trại nuôi và dãy B với 14 trại nuôi), mỗi đợt sẽ tiến hành sản xuất 9 trại nuôi (mỗi trại có 24 hồ nuôi, với kích thước mỗi hồ là 3,5m x 2m x 1m, thể tích mỗi hồ là 7m3). Mực nước trong mỗi hồ nuôi chiếm 70% dung tích hồ, trung bình mỗi lần thay nước sẽ thay khoảng 10% lượng nước có trong hồ (thay mỗi ngày).
Theo đó, tổng thời gian để sản xuất ra một lứa tôm Post là 4 tháng (khoảng 121 ngày), cụ thể:
+ Thời gian dành cho quá trình từ tôm bố mẹ đẻ trứng và nuôi thành tôm Post là 1 tháng (30 ngày), sử dụng tối đa 6 trại nuôi.
+ Thời gian dành cho quá trình nuôi từ tôm Post thành tôm bố mẹ để sinh sản là 3 tháng (91 ngày), sử dụng tối đa 3 trại nuôi.
Như vậy nhu cầu sử dụng nước cho sản xuất tại cơ sở như sau:
Đối với quá trình từ tôm bố mẹ đẻ trứng và nuôi thành tôm Post (thời gian nuôi khoảng 1 tháng (30 ngày), tổng 6 trại nuôi):
+ Lượng nước cấp sử dụng cho 6 trại nuôi: 6 trại x 24 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% = 705,6 m3/tháng, tương đương 23,52 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước cấp dùng để thay hằng ngày tại 6 trại nuôi, trung bình thay 10% lượng nước có trong hồ: 6 trại x 24 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% x 10% = 70,56 m3/ngày.đêm. Tổng lượng nước sử dụng dành cho quá trình từ tôm bố mẹ đẻ trứng và nuôi thành tôm Post là: 23,52 m3/ngày.đêm + 70,56 m3/ngày.đêm = 94,08 m3/ngày.đêm (1).
Đối với quá trình nuôi từ tôm Post thành tôm bố mẹ để sinh sản (thời gian nuôi khoảng 3 tháng (91 ngày), tổng 3 trại nuôi):
+ Lượng nước cấp sử dụng cho 3 trại nuôi: 3 trại x 24 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% = 352,8 m3/3tháng, tương đương 3,88 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước cấp dùng để thay hằng ngày tại 3 trại nuôi, trung bình thay 10% lượng nước có trong hồ: 3 trại x 24 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% x 10% = 35,28 m3/ngày.đêm. Tổng lượng nước sử dụng dành cho quá trình nuôi từ tôm Post thành tôm bố mẹ để sinh sản là: 3,88 m3/ngày.đêm+ 35,28 m3/ngày.đêm = 39,16 m3/ngày.đêm (2)
> Tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động sản xuất tôm giống (1) + (2) là: 94,08 m3/ngày.đêm + 39,16 m3/ngày.đêm = 133,24 m3/ngày.đêm.
- Nước dùng để vệ sinh các hồ, trại: khoảng 3 m3/ngày.đêm.
> Vậy tổng lượng nước (bao gồm cả nước ngầm và nước mặt) sử dụng cho khu vực đang hoạt động là: 1,6 m3/ngày.đêm + 133,24 m3/ngày.đêm + 3 m3/ngày.đêm = 137,84 m3/ngày.đêm.
b.Nhu cầu sử dụng nước dự kiến của dự án khi hoạt động 100% công suất:
Sau giai đoạn sản xuất thử nghiệm chọn lọc thế hệ tôm Post tối ưu và toàn bộ dự án được xây dựng hoàn chỉnh, đi vào hoạt động ổn định thì tổng lượng nước sử dụng dự kiến như sau:
Tính toán lượng nước cần sử dụng khi dự án hoạt động 100% công suất:
- Nước sử dụng cho sinh hoạt: khi dự án hoạt động 100% công suất thì số lượng người lao động khoảng 200 người, với nhu cầu sử dụng nước trung bình 80 lít/người/ngày đêm (theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng) thì tổng nhu cầu sử dụng nước cho 200 người là: 200 người x 80 lít/người/ngày đêm = 16 m3/ngày đêm
Công ty không tổ chức nấu ăn cho công nhân nên không phát sinh nước thải từ hoạt động nấu ăn.
- Nước sử dụng cho sản xuất:
Với công suất thiết kế của dự án là 100 trại nuôi, mỗi đợt sẽ tiến hành sản xuất 30 trại nuôi (mỗi trại có 20 hồ nuôi, với kích thước mỗi hồ là 3,5m x 2m x 1m, thể tích mỗi hồ là 7m3). Mực nước trong mỗi hồ nuôi chiếm 70% dung tích hồ, trung bình mỗi lần thay nước sẽ thay khoảng 10% lượng nước có trong hồ (thay mỗi ngày).
Theo đó, tổng thời gian để sản xuất ra một lứa tôm Post là 4 tháng (khoảng 121 ngày), cụ thể:
- Thời gian dành cho quá trình từ tôm bố mẹ đẻ trứng và nuôi thành tôm Post là 1 tháng (30 ngày), sử dụng tối đa 25 trại nuôi.
- Thời gian dành cho quá trình nuôi từ tôm Post thành tôm bố mẹ để sinh sản là 3 tháng (91 ngày), sử dụng tối đa 5 trại nuôi.
Như vây nhu cầu sử dung nước tai cơ sở như sau:
Đối với quá trình từ tôm bố mẹ đẻ trứng và nuôi thành tôm Post (thời gian nuôi khoảng 1 tháng (30 ngày), tổng 25 trại nuôi):
+ Lượng nước cấp sử dụng cho 25 trại nuôi: 25 trại x 20 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% = 2.450 m3/tháng, tương đương 81,67 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước cấp dùng để thay hằng ngày tại 25 trại nuôi, trung bình thay 10% lượng nước có trong hồ: 25 trại x 20 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% x 10% = 245 m3/ngày.đêm. Tổng lượng nước sử dụng dành cho quá trình từ tôm bố mẹ đẻ trứng và nuôi thành tôm Post là: 81,67 m3/ngày.đêm + 245 m3/ngày.đêm = 326,67 m3/ngày.đêm.
Đối với quá trình nuôi từ tôm Post thành tôm bố mẹ để sinh sản (thời gian nuôi khoảng 3 tháng (91 ngày), tổng 5 trại nuôi):
+ Lượng nước cấp sử dụng cho 5 trại nuôi: 5 trại x 20 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% = 490 m3/3tháng, tương đương 5,38 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước cấp dùng để thay hằng ngày tại 5 trại nuôi, trung bình thay 10% lượng nước có trong hồ: 5 trại x 20 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% x 10% = 49 m3/ngày.đêm. Tổng lượng nước sử dụng dành cho quá trình nuôi từ tôm Post thành tôm bố mẹ để sinh sản là: 5,38 m3/ngày.đêm + 49 m3/ngày.đêm = 54,38 m3/ngày.đêm.
> Tổng lượng nước sử dụng cho hoạt động sản xuất tôm giống là: 326,67m3/ngày.đêm + 54,38 m3/ngày.đêm = 381,05 m3/ngày.đêm.
- Nước dùng để vệ sinh các hồ, trại: khoảng 10 m3/ngày.
Vậy tổng lượng nước (bao gồm cả nước ngầm và nước mặt) sử dụng cho khu vực đang hoạt động là: 16 m3/ngày.đêm + 381,05 m3/ngày.đêm + 10 m3/ngày.đêm = 407,05m3/ngày.đêm.
Bảng 1-7. Bảng tổng hợp nhu cầu sử dụng nước của công ty
STT |
Nhu cầu sử dụng nước |
Định mức |
Lưu lượng nước sử dụng (m3/ngày) |
Nguồn |
|
Khu vực đang hoạt động |
Dự án hoạt động 100% công suất |
||||
1 |
Nước sinh hoạt |
80lít/người/ngày đêm (QCVN 01:2021/BXD) |
1,6 |
16 |
Nước giếng khoan và nước mặt |
2 |
Nước sử dụng cho trại nuôi |
Theo thực tế và tính toán của cơ sở |
133,24 |
381,05 |
|
3 |
Nước vệ sinh trại nuôi, rửa dụng cụ |
Theo thực tế và tính toán của cơ sở |
3 |
10 |
|
Tổng |
137,84 |
407,05 |
|
4.5.2.Nước thải phát sinh
a.Nhu cầu thoát nước thải thực tế của khu vực đang hoạt động tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh được tính bằng 100% lượng nước cấp khoảng 1,6m3/ngày đêm.
- Nước thải sản xuất phát sinh theo từng nguồn cụ thể như sau:
+ Lượng nước thải từ quá trình thay nước hàng ngày tại 9 trại nuôi, trung bình thay 10% lượng nước có trong hồ: 9 trại x 24 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% x 10% = 105,84 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước thải xả bỏ từ các hồ nuôi tôm bố mẹ: Tôm sau khi được nuôi đến giai đoạn có thể sinh sản, Công ty tiến hành chọn lọc khoảng 25 cặp tôm bố mẹ đạt yêu cầu còn các cặp tôm bố mẹ khác không đạt yêu cầu sẽ được tiêu thụ tại cơ sở. Theo đó, Công ty sẽ xả bỏ 2 trại nuôi không đạt yêu cầu, do đó lượng thải xả bỏ là: 2 trại x 24 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% = 235,2 m3/3tháng, tương đương 2,6 m3/ngày.đêm.
- Nước thải từ việc vệ sinh các hồ, trại, nước rửa dụng cụ sản xuất hằng ngày khoảng 3 m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước thải sản xuất là: 105,84 m3/ngày.đêm + 2,6 m3/ngày.đêm + 3 m3/ngày đêm = 111,44 m3/ngày đêm.
Vậy tổng lượng nước thải phát sinh hằng ngày tại thời điểm lập Giấy phép môi trường cần phải thu gom, xử lý là: 1,6m3/ngày đêm + 111,44 m3/ngày đêm = 113,04m3/ngày đêm.
Hoạt động sản xuất của cơ sở là ngành nuôi trồng thủy sản do đó lượng nước bốc hơi thất thoát khoảng 15%. Vậy tổng lượng nước xả thải hằng ngày tại thời điểm lập Giấy phép môi trường sau khi thất thoát khoảng 96,1m3/ngày đêm.
b. Nhu cầu thoát nước thải dự kiến của dự án khi hoạt động 100% công suất:
- Nước thải sinh hoạt phát sinh được tính bằng 100% lượng nước cấp khoảng 16m3/ngày đêm.
- Nước thải sản xuất phát sinh theo từng nguồn cụ thể như sau:
+ Lượng nước thải từ quá trình thay nước hàng ngày tại 30 trại nuôi, trung bình thay 10% lượng nước có trong hồ: 30 trại x 20 hồ/trại x 7m3/hồ x 70% x 10% = 294 m3/ngày.đêm.
+ Lượng nước thải xả bỏ từ các hồ nuôi sau khi thu hoạch là không ổn định, tùy thuộc vào việc kinh doanh, xuất bán tôm giống của Công ty, khi bán hết hồ tôm nào thì sẽ thực hiện việc xả bỏ, vệ sinh hồ tôm đó,... Với quy mô của cơ sở là 5 tỷ con post giống/năm, trung bình mỗi ngày sẽ xuất bán tối đa khoảng 14 triệu con post giống/ngày, mà công suất của 01 hồ là 1 triệu con post giống/hồ. Vậy mỗi ngày sẽ xuất bán tối đa 14 hồ, lượng nước thải xả bỏ từ các hồ nuôi sau khi thu hoạch là:
Lượng nước thải xả bỏ từ các hồ nuôi sau khi thu hoạch là: 14 x 3 x 2,5 x 1 x 70% = 73,5 m3/ngày đêm.
- Nước thải từ việc vệ sinh các hồ, trại, nước rửa dụng cụ sản xuất hằng ngày khoảng 10 m3/ngày đêm.
Tổng lượng nước thải sản xuất là: 294 m3/ngày.đêm + 73,5 m3/ngày.đêm + 10 m3/ngày.đêm = 377,5 m3/ngày.đêm.
Vậy tổng lượng nước thải phát sinh hằng ngày của dự án khi hoạt động 100% công suất là: 16m3/ngày đêm + 377,5 m3/ngày.đêm = 393,5 m3/ngày đêm.
Tương tự như trên, hoạt động sản xuất của cơ sở là ngành nuôi trồng thủy sản do đó lượng nước bốc hơi thất thoát khoảng 15%. Vậy tổng lượng nước xả thải hằng ngày tại thời điểm lập Giấy phép môi trường sau khi thất thoát khoảng 334,5m3/ngày đêm.
Bảng 1-8. Bảng tổng hợp nhu cầu thoát nước thải của Công ty
STT |
Hoạt động phát sinh nước thải |
Lưu lượng nước thải phát sinh đối với khu vực đang hoạt động (m3/ngày) |
Lưu lượng nước thải phát sinh khi dự án hoạt động 100% công suất (m3/ngày) |
1 |
Nước thải sinh hoạt |
1,6 |
16 |
2 |
Nước thải sản xuất |
111,4 |
377,5 |
Tổng |
113,04 |
393,5 |
Nhu cầu sử dụng nước và nhu cầu thoát nước thải tại Dự án được trình bày như sau:
- Đối với khu vực đã xây dựng và đang hoạt động.
Bảng 1-9. Bảng cân bằng nhu cầu sử dụng nước và lượng nước xả thải của khu vực đã xây dựng và đang hoạt động
STT |
Mục đích sử dụng |
Lượng nước sử dụng (m3/ngày.đêm) |
Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày.đêm) |
Ghi chú |
1 |
Nước sử dụng cho sinh hoạt |
1,6 |
1,36 |
Lượng nước thất thoát trong quá trình sản xuất khoảng 15% |
2 |
Nước sử dụng cho sản xuất |
111,4 |
94,74 |
|
Tổng cộng |
113,04 |
96,1 |
— |
- Đối với dự án khi hoạt động đạt 100% công suất:
Bang 1-10. Bảng cân bằng nhu cầu sử dụng nước và lượng nước xả thải của khi dự án hoạt động 100% công suất
STT |
Mục đích sử dụng |
Lượng nước sử dụng (m3/ngày.đêm) |
Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày.đêm) |
Ghi chú |
1 |
Nước sử dụng cho sinh hoạt |
16 |
13,6 |
Lượng nước thất thoát trong quá trình sản xuất khoảng 15% |
2 |
Nước sử dụng cho sản xuất |
377,5 |
320,9 |
|
Tổng cộng |
393,5 |
334,5 |
— |
5. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
5.1.Các hạng mục công trình của cở sở
Cụ thể các hạng mục công trình chính đã xây dựng của cơ sở bao gồm:
- Khu vực làm nước ót: đã xây dựng khoảng 50% so với diện tích đã phê duyệt tại ĐTM.
- Ao lắng bùn: đã xây dựng hoàn thành.
- Khu vực ao lắng bạt: đã xây dựng hoàn thành.
- Khu trại nuôi tôm sản xuất giống tôm biển: đã xây dựng khoảng 25% so với diện tích đã phê duyệt tại ĐTM (02/08 dãy trại).
Các hạng mục công trình phụ trợ của cơ sở:
- Khu xử lý nước thải: đã xây dựng 02/08 cụm XLNT.
- Khu vực trồng cây xanh: đã hoàn thành 1 phần.
- Khu vực đường nội bộ: đã hoàn thành 1 phần.
5.2. Tình hình hoạt động tại thời điểm lập báo cáo của cơ sở
Hiện tại cơ sở chỉ mới đi vào hoạt động 02/08 dãy trại sản xuất giống tôm biển, tương ứng với số dãy trại đi vào hoạt động cơ sở cũng cho vận hành 02 cụm hệ thống XLNT, công suất mỗi cụm 75m3/ngày.đêm phục vụ xử lý nước thải phát sinh tại Cơ sở.
Phạm vi đề xuất cấp giấy phép môi trường bao gồm các hạng mục công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của khu trại nuôi tôm đã xây dựng. Cụ thể danh mục các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của khu trại nuôi tôm đang hoạt động đã hoàn thành so với nội dung báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của cơ sở tại bảng sau như sau:
Bang 1-1 I. Danh mục các hạng mục công trình bảo vệ môi trường phục vụ vận hành của khu trại nuôi tôm đã xây dựng và đang hoạt động
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị |
Số lượng |
Tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT |
Ghi chú |
1 |
Hệ thống thu gom, thoát nước mưa (Khu vực đang hoạt động) |
Hệ |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
2 |
Hệ thống thu gom, thoát nước thải (Khu vực đang hoạt động) |
Hệ |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
3 |
Cụm hệ thống XLNT, công suất mỗi cụm 75m3/ngày.đêm đêm |
Cụm |
2 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi công suất với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
4 |
Ao nước thải |
Ao |
3 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
5 |
Bể tự hoại (thể tích bể 8 m3) |
Bể |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
6 |
Kho chứa chất thải rắn nguy hại |
Kho |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
7 |
Kho chứa phế liệu |
Kho |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt. |
8 |
Các thiết bị chứa chất thải rắn chuyên dụng |
Hệ |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt |
Stt |
Hạng mục |
Đơn vị |
Số lượng |
Tại thời điểm lập Hồ sơ GPMT |
Ghi chú |
9 |
Hệ thống PCCC |
Hệ |
1 |
Đã hoàn thành |
Không thay đổi so với báo cáo ĐTM đã phê duyệt |
>>> XEM THÊM: Giấy phép môi trường cho dự án đầu tư nhà máy chế biến thực phẩm sạch
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
Gửi bình luận của bạn