Báo cáo đề xuất cấp GPMT nhà máy sản xuất dăm gỗ và chế biến lâm sản

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) nhà máy sản xuất dăm gỗ và chế biến lâm sản công suất sản xuất 300-400 tấn gỗ tươi/ngày. Sản phẩm của cơ sở là gỗ băm dăm. Gỗ băm dăm sản xuất ra được xuất khẩu sang một số nước: Trung Quốc, Nhật Bản,...

Ngày đăng: 20-03-2025

29 lượt xem

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ĐẦU TƯ.................................. 6

1.  Tên chủ cơ sở................................................................................................... 6

2.  Tên cơ sở: Nhà máy sản xuất dăm gỗ và chế biến lâm sản................................. 6

2.1.   Địa điểm cơ sở.................................................................................................. 6

2.2.   Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.... 7

2 3. Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):..7

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.......................................... 7

3.1.   Công suất hoạt động của cơ sở:............................................................................. 7

3.2.   Công nghệ và thiết bị sản xuất của cơ sở.............................................................. 7

3.3.   Sản phẩm của cơ sở:................................................................................................. 10

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....... 10

5.  Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.....................................................................12

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG...... 15

1.  Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường.... 15

2.  Sự phù hợp của cơ sở với khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận chất thải.......... 17

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...... 18

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải............ 18

1.1.   Thu gom, thoát nước mưa.................................................................................. 18

1.2.   Thu gom, thoát nước thải...................................................................................... 19

1.3.   Xử lý nước thải........................................................................................................ 20

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải...................................................................... 25

3.  Công trình lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.................................................. 25

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................... 26

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung..................................................... 27

6.  Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường..................................................... 27

6.1.   Các công trình phòng chống cháy nổ........................................................................ 27

6.2.   Các công trình khắc phục sự cố bão lũ..................................................................... 28

7.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác............................................................ 28

7.1.   Phòng chống sét đánh................................................................................................ 29

7.2.   Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt........................................................................................... 29

7.3.   Giảm thiểu tác động đến con người.......................................................................... 29

8.  Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường........ 29

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG....................... 33

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải.............................................................. 33

1.1.   Nguồn phát sinh nước thải......................................................................................... 33

1.2.   Lưu lượng xả nước thải tối đa................................................................................... 33

1.3.   Dòng nước thải........................................................................................................... 33

1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải.... 33

a.  Nước thải sinh hoạt (Dòng nước thải số 01, số 02)...................................................... 33

b.  Nước thải trong quá trình thu gom nước mưa qua bãi nguyên liệu, bãi dăm (Dòng thải số 03)....34

1.5.   Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải............................... 35

a.  Vị trí và nguồn tiếp nhận.............................................................................................. 35

b.  Phương thức xả thải: Nước thải được xả thải ra nguồn tiếp nhận theo phương thức tự chảy....35

2.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với khí thải: Không.......................... 35

3.  Nội dung đề nghị cấp giấy phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung....................... 35

3.1.   Nguồn phát sinh.......................................................................................................... 35

3.2.   Vị trí phát sinh tiếng ồn, độ rung............................................................................... 35

3.3.   Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung................................................................. 35

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ............................ 37

1.  Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải............................................. 37

2.  Kết quả quan trắc môi trường bụi, khí thải. Nhà máy hoạt động không phát sinh khí thải mà chỉ có độ rung, tiếng ồn, bụi... 38

3.  Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo........................................... 39

3.1.   Môi trường nước mặt................................................................................................. 39

3.2.   Kết quả quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn................................................ 41

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.............. 43

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................... 43

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm:................................................................... 43

1.2.   Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải: Không........... 43

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ).................................. 43

2.1.   Chương trình quan trắc môi trường định kỳ............................................................. 43

2.2.   Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải: Không..................................... 43

2.3.   Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ, quan trắc môi trường tự động, liên tục khác theo quy định của pháp luật có liên quan hoặc theo đề xuất của chủ cơ sở..... 43

*  Quan trắc định kỳ nước thải.......................................................................................... 43

*  Quan trắc định kỳ nước mặt.......................................................................................... 44

*  Quan trắc định kỳ nước dưới đất................................................................................... 44

*  Quan trắc định kỳ độ ồn và không khí........................................................................... 44

*  Giám sát chất thải rắn................................................................................................... 44

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hằng năm......................................... 44

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ....45

1.  Kết quả kiểm tra, thanh tra về bảo vệ môi trường..................................... 45

2.  Khắc phục kết luận kiểm tra, thanh tra....................................................... 45

Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ........................................... 47

PHỤ LỤC BÁO CÁO.............................................. 48

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ ĐẦU TƯ

1.Tên chủ cơ sở

Công ty TNHH Chế Biến Lâm Sản.

Địa chỉ văn phòng: Cụm công nghiệp Hải Thượng, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở:

+ Bà: ......  Chức vụ: Phó Giám đốc

+ Điện thoại: .........

Đã được UBND tỉnh Quảng Trị cấp giấy chứng nhận đầu tư số .... ngày 31/7/2012. Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 22/4/2013, thay đổi lần thứ hai ngày 04/9/2013, thay đổi lần thứ ba ngày 19/6/2014.

2.Tên cơ sở:

Nhà máy sản xuất dăm gỗ và chế biến lâm sản

2.1.Địa điểm cơ sở

Cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất số ........ Thửa đất số ...., tờ bản đồ số 21. Tổng diện tích: 36.501,0m2.

Địa chỉ: CCN Hải Thượng, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Khu đất này có ranh giới:

  • Phía Tây Bắc giáp đất DNTN Hữu Hồng;
  • Phía Tây Nam giáp đường Quốc lộ 1A;
  • Phía Đông Nam giáp đất công ty TNHH nguyên liệu giấy Quảng Trị.
  • Phía Đông Bắc giáp đất quy hoạch của CCN Hải Thượng.

Toàn bộ khu đất được giới hạn bởi các điểm có toạ độ theo hệ toạ độ VN 2000, múi chiếu 30 như sau:

Bảng 1.1. Toạ độ địa lý vị trí khu vực Cơ sở

Số    hiệu    góc thửa

Hệ VN.2000

X (m)

Y (m)

1

1847.970,86

603.481,55

2

1847.898,92

603.550,86

3

1847.922,60

603.572,73

4

1847.854,18

603.647,67

5

1847968,82

603.762,24

6

1848.112,33

603622,93

1

1847.970,86

603.481,55

Nguồn: GCN quyền sử dụng đất

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí thực hiện cơ sở

2.2.Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Cơ sở “Nhà máy sản xuất dăm gỗ và chế biến lâm sản” tại Cụm Công nghiệp Hải Thượng, xã Hải Thượng huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 130/QĐ-UBND ngày 20/01/2014.

2.3.Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công):

Cơ sở có quy mô tương đương với Dự án nhóm C theo Luật đầu tư công năm 2019, Dự án nhóm III theo luật bảo vệ môi trường và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở:

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở:

Theo giấy chứng nhận đầu tư thì công suất sản xuất 300-400 tấn gỗ tươi/ngày.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

a. Công nghệ

Nguyên liệu thân cây và cành cây tươi được đơn vị cung cấp vận chuyển đến nhập tại Nhà máy. Sau khi cân tại trạm cân thì xe vận chuyển nguyên liệu được hướng dẫn di chuyển đến khu vực sản xuất. Tại đây, gỗ được công nhân dùng máy cạp điện đưa vào máy lùa cấp gỗ, gỗ được di chuyển đến máy băm dăm với công suất 20 tấn/giờ. Sau đó, dăm được đưa đến hệ thống máy sàng, tại đó, các dăm có kích cỡ nhỏ hơn quy định sẽ được loại ra và các dăm lớn hơn quy định sẽ được đưa trở lại máy băm dăm bằng băng tải để băm lại. Các dăm có kích cỡ chuẩn từ 4,8mm - 28,6mm (trong đó, dăm có kích thước lớn hơn 28,6mm < 5% và dăm có kích thước nhỏ hơn 4,8mm < 3%) được đưa đến khu vực chứa dăm thành phẩm thông qua hệ thống băng tải.

Dăm gỗ là nguyên liệu sản xuất giấy, đơn vị định lượng trong dăm gỗ là tấn khô (Bone dry ton -B.D.T) có nghĩa là trọng lượng tính trên hệ mét của dăm khô với thủy phẩn bằng 0. Sơ đồ sản xuất.

Hình 1.2. Sơ đồ quy trình sản xuất gỗ dăm băm

Hình 1.3. Quy trình sản xuất tác động đến môi trường

*Mô tả quy trình sản xuất dăm gỗ

Chuẩn bị sản xuất: Ban Giám đốc nhà máy triển khai công việc, quy cách gỗ nhập, chất lượng sản phẩm theo đơn đặt hàng cho các ca.

Tiếp nhận, kiểm tra, cân gỗ nhập: Khách hàng vận chuyển gỗ đã được phân loại đến nhà máy, trước khi qua cân nhân viên trạm cân yêu cầu lái xe hoặc chủ hàng xuất trình giấy phép khai thác và nguồn gốc gỗ, tên khách hàng. Sau đó nhân viên QC tiếp nhận và kiểm tra quy cách, chất lượng gỗ theo quy định. Nếu gỗ không đạt quy cách và chất lượng thì nhân viên QC từ chối nhập gỗ của khách hàng.

Nếu kiểm tra thấy gỗ đạt quy cách như gỗ đúng chủng loại Tràm, Keo, sạch vỏ, không cháy sém, dính các tạp chất... thì báo cho NVTC để tiến hành cân gỗ. Sau đó xuất phiếu kho kèm theo số phiếu cân nhập kho.

Vào sản xuất/xả bãi: Sau khi đã cân gỗ xong, nhân viên QC hướng dẫn cho xe vào máy sản xuất theo sự sắp sếp của TC/NVVH.

Công nhân điều khiển máy cạp điện để xả gỗ trực tiếp từ xe xuống máy lùa cấp gỗ thông qua băng tải để đưa gỗ vào máy băm. Đồng thời phải phân biệt được gỗ không đúng quy cách, chủng loại và báo cho TC/QC.

QC thường xuyên kiểm tra chất lượng gỗ trên xe phát hiện kịp thời và loại bỏ gỗ không đúng quy cách, chủng loại.

QC phối hợp với TC thông báo với khách hàng về việc loại bỏ gỗ không đúng quy cách, chủng loại và trả lại cho khách hàng.

NVVH phải kiểm soát được lưu lượng gỗ vào máy băm nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao tuổi thọ của máy.

Trong quá trình vận hành máy, nếu NVVH thấy gỗ không đúng quy cách, chủng loại... thì không được phép cho vào sản xuất.

Nếu xe khách hàng vào nhập gỗ nhiều cùng một thời điểm, để đảm bảo việc giải phóng cho xe khách hàng cũng như đảm bảo lượng gỗ cho ca sau sản xuất thì TC hướng dẫn cho xe và bố trí CNSX ra xã bãi.

Máy sàng/Phế phẩm: Gỗ sau khi đưa vào máy băm sẽ thông qua băng tải và dăm sẽ chuyển đến máy sàng. Máy sàng sẽ loại bỏ undersize, oversize. Các undersize, oversize sẽ được bán cho các nhà máy chế biến ván ép (không gây ô nhiễm môi trường).

Ngày 01 đến 10 hàng tháng nhà máy tiến hành cân undersize, oversize, vỏ cây nhằm mục đích xác định phần trăm hao hụt thành phẩm.

Lấy mẫu: QC có nhiệm vụ lấy mẫu để làm quy cách, độ ẩm. Mỗi ca lấy 3 mẫu làm quy cách và 4 mẫu để làm độ ẩm. Mục đích lấy mẫu quy cách là để xác định tỷ lệ phần trăm của từng kích thước dăm thành phẩm. Mục đích lấy mẫu độ ẩm là để xác định phần trăm thủy phần của gỗ (tràm, keo), độ ẩm trung bình là 2.1 tấn tươi sẽ được 1 tấn khô. Số liệu sẽ được cập nhật trong từng ca và báo cho TC biết để có biện pháp xử lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh.

Lượm dăm: Ở bãi dăm thành phẩm luôn có hai CNLD để lượm các oversize, vỏ và tạp chất nếu có.

Thành phẩm: Tại bãi dăm thành phẩm mặt nền được đỗ bê tông, xung quanh được xây thành, mương thoát nước và rào chắn bằng thép B40 cao 2 mét nhằm ngăn chặn những tạp chất có thể lẫn trong dăm cũng như đảm bảo sự thoát nước ra bên ngoài tránh hư hại dăm. Hàng ngày sẽ được CNLD, NVTV thường xuyên theo dõi làm vệ sinh bãi dăm và xung quanh nhà máy.

3.3.Sản phẩm của cơ sở:

Sản phẩm của cơ sở là gỗ băm dăm. Gỗ băm dăm sản xuất ra được xuất khẩu sang một số nước: Trung Quốc, Nhật Bản,...

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở:

a.Nguyên liệu sản xuất

Bảng 1.2. Khối lượng nguyên vật liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất

Hạng mục

Đơn vị

Năm 1

Năm ổn định

Hiện tại

Sản xuất dăm gỗ

Tấn

140.000

100.000

80.000

Nguồn: Công ty TNHH chế biến lâm sản

Nguồn cung cấp nguyên liệu:

Nhu cầu nguyên liệu cho cơ sở khi nhà máy hoạt động với công suất tối đa 400 tấn/ngày, tương đương khoảng 1.200ha rừng/năm. Công ty đã lên phương án chuẩn bị nguồn nguyên liệu cho cơ sở từ các vùng nguyên liệu chính:

+ Các vùng nguyên liệu dư thừa đã cung cấp cho Công ty TNHH Shaiyo AA Quảng Trị từ trước tới nay: Huyện Cam Lộ, Gio Linh, Triệu Phong tỉnh Quảng Trị và huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích dư thừa do hạn chế công suất là 400 ha sẽ phục vụ cho cơ sở mới.

+ Vùng nguyên liệu Công ty mới ký kết vào tháng 10 và 11 năm 2011 tại huyện Hải Lăng, Triệu Phong,... với tổng diện tích 228,3 ha, sản lượng 15.500 tấn/năm, bảo đảm gần 20% công suất khi nhà máy đi vào hoạt động.

+ Tổ chức ký kết, thu mua nguyên liệu gỗ tươi của bà con nông dân tại xã Hải Thượng và các vùng lân cận trên địa bàn huyện Hải Lăng, trọng điểm là các xã Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Trường, Hải Thọ nhằm đáp ứng nhu cầu khoảng 600ha rừng/năm cho cơ sở. Theo số liệu thống kê từ Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hải Lăng, tổng diện tích rừng sản xuất có thể khai thác tại 5 xã trên là 15.535 ha.

Như vậy, nguồn nguyên liệu tại chỗ trên hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu diện tích 600 ha/năm cho cơ sở. Ngay sau khi được cấp chứng nhận đầu tư, Công ty sẽ có căn cứ tiến hành làm cam kết thu mua nguyên liệu với bà con các xã nói trên và hoàn toàn có thể bổ sung các xã khác trong địa bàn Huyện.

Ngoài ra, với định hướng phát triển bền vững, Công ty sẽ hỗ trợ nguồn cây giống có chất lượng cao cho bà con nông dân tăng thêm diện tích trồng rừng, đặc biệt là bà con tại khu vực di dân nếu họ được cấp đất trồng rừng theo cơ sở Tái định cư cho bà con vùng lũ của huyện Hải Lăng qua đó vừa bảo đảm tăng độ che phủ rừng cho địa phương vừa đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho việc duy trì và phát triển hoạt động sản xuất của Công ty.

b.Nhu cầu sử dụng điện, nước

* Nhu cầu về điện

Nhu cầu nhiên liệu cho sản xuất năm ổn định sản xuất:

+ Diezen phục vụ cho vận hành các phương tiện, máy móc:11.000Lít

+ Xăng phục vụ cho các phương tiện vận chuyển: 270Lít

+ Điện: Chạy máy băm dăm và chiếu sáng, sinh hoạt: 240.000 Kw

Nhu cầu nước

+ Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt: Theo TCXDVN 13606:2023 (Bảng 3,4 - Tiêu chuẩn nước cho nhu cầu sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp) thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt trong cơ sở sản xuất công nghiệp là 45 lít/người/ngày. Trong đó:

Tổng số công nhân viên của cơ sở là 16 người thì nhu cầu nước cấp cho sinh hoạt cần thiết là: QSH = N (người) x 45 lít/người/ngày.đêm

Trong đó: QSH là lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt; N là số công nhân của nhà máy (N = 16 người), QSH = 16 (người) x 45 lít/người/ngày-đêm = 0,72 m3/ngày

+ Nước cấp cho các mục đích khác (tưới cây, rửa sân đường nội bộ,,,): Theo TCXDVN 13606:2023 Cấp nước - mạng lưới đường ống và công trình, tại bảng 3,1 quy định nước phục vụ công cộng bằng 10% lượng nước sinh hoạt: 0,72 x 10% = 0,072 m3/ngày.

Tổng cộng lượng nước Nhà máy dự kiến sử dụng là 0,792 m3/ngày.

Tuy nhiên hiện nay, khu vực Nhà máy vẫn chưa được cung cấp nước sạch. Hiện đang phải sử dụng nước ngầm để phục vụ sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên và vệ sinh nhà xưởng nội bộ với lượng nước trung bình khoảng 289m3/năm.

Nguồn cung cấp nhiên liệu:

+ Xăng, dầu DO được cung cấp bởi các đại lý trong Tỉnh.

+ Nước sinh hoạt sử dụng nguồn giếng khoan.

+ Điện được đấu nối với đường dây có sẵn ở khu tái định cư vùng trũng Hải Lăng.

c.Nhu cầu sử dụng hóa chất

- Hóa chất tẩy rửa khu vực văn phòng; hóa chất khử trùng nước thải; chất tẩy rửa, vệ sinh bồn cầu, sàn nhà.

+ Hóa chất làm sạch gốc axit (như: Hóa chất rửa bồn cầu nhu cầu khoảng 0,1 lít/tháng, hóa chất lau sàn nhu cầu khoảng 1 lít/tháng). Các loại hóa chất này khi được sử dụng sẽ lựa chọn thương hiệu uy tín như Vim, Gift, Duck,...

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.

Cơ sở đi vào hoạt động từ năm 2015 đến nay. Các hạng mục máy móc, thiết bị đã đầu tư gồm:

a.Các hạng mục đầu tư xây dựng.

Bảng 1.3. Các hạng mục công trình đã xây dựng (m2)

TT

Hạng mục xây dựng

Diện tích sàn

Diện tích lô đất

I

Đất khu điều hành + quản lý

641,40

641,40

1

Nhà Văn phòng

86,60

 

2

Nhà kho vật tư

12,80

 

3

Nhà trạm cân

22,00

 

4

Trạm cân

52,50

 

5

Nhà bảo vệ

10,50

 

6

Sân bê tông

457,00

 

II

Đất khu sản xuất

22.007,60

22.007,60

1

Nhà kho chung

1.272,60

 

2

Nhà xưởng băm gỗ

1.210,00

 

3

Bãi nhập gỗ

1.399,00

 

4

Bãi chưa dăm gỗ

18.126,00

 

III

Các công trình phụ trợ

13.852,00

13.852,00

1

Nhà vệ sinh 1

18,00

 

2

Nhà vệ sinh 2

16,00

 

3

Bể nước sinh hoạt

16,80

 

4

Trạm bơm PCCC

15,20

 

5

Trạm biến áp

32,78

 

6

Bể xử lý nước mưa chảy tràn

134,62

 

7

Mương thoát nước

685,80

 

TT

Hạng mục xây dựng

Diện tích sàn

Diện tích lô đất

8

Cây xanh

8.391,81

 

9

Đường giao thông

4.064,00

 

10

Đất hạ tầng

477,00

 

 

TỔNG CỘNG

36.501,00

36.501,00

b.Máy móc, thiết bị

Bảng 1.4. Danh mục thiết bị cơ sở

TT

Thiết bị

Sản xuất

Xuất xứ

1

Máy băm gỗ số 1 (2900 mm)

TS003

2/1/2015

Thailand

2

Máy băm gỗ số 2 (1800 mm)

TS004

2/1/2015

Thailand

 

3

Máy sàn quay & lưới sàn phân loại kích cỡ dăm gỗ (số 1 và 2)

TS076, TS078

 

1/1/2017

Thailand

 

4

Máy sàn quay & lưới sàn phân loại kích cỡ dăm gỗ (số 2)

 

 

1/1/2017

Thailand

 

5

Máy băm (máy 01 và máy 02)

lại

(re-chipper)

 

TS079

 

1/1/2017

 

Thailand

6

Cân điện tử Weico 80 tấn

TS081

1/1/2017

Việt Nam

7

Hệ thống băng tải line 1& line 2

TS083

1/1/2017

Việt Nam

 

8

 

Hệ thống PCCC

 

TS084

 

1/1/2017

Trung Quốc

9

Hệ thống điện hạ thế của dây chuyền 1 & 2

TS005

2/1/2015

Việt Nam

 

10

Hệ thống điện của dây chuyền 1 & 2 (tủ điện MDB 1600A 0,4kV của dây chuyền1 & 2 )

 

TS006

 

2/1/2015

Việt Nam

 

11

trạm biến áp 1000 KVA 35-22/0.4KV và hệ thống đường dây 35kV

 

TS035

 

2/1/2015

Việt Nam

12

Hệ thống điện tại nhà máy

TS037

4/1/2015

Việt Nam

13

Xe nâng TOYOTA 3 tấn

TS085

3/3/2019

Nhật Bản

 

14

Cầu       dẫn       xe veneer

nâng

xuất       hàng

 

TS088

 

7/1/2019

Trung Quốc

15

Xe nâng Smart Unicarriers

TS098

10/8/2019

Nhật bản

16

Hệ thống camera tại nhà máy

TS041

4/1/2015

Trung Quốc

Ghi chú: Tất cả hoạt động bình thường

c.Tổ chqulý và thhin

Sơ đồ tổ chức quản lý và thực hiện

Chế độ làm việc:

  • Thời gian làm việc: 300 ngày/năm, làm việc ngày 8 giờ.
  • Số lượng cán bộ công nhân viên: 16 người.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha