DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG KHO XĂNG DẦU PHÚ QUỐC

Trong hệ thống cung ứng xăng dầu, phương án vận tải có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chi phí lưu thông, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG KHO XĂNG DẦU PHÚ QUỐC

  • Giá gốc:120,000,000 vnđ
  • Giá bán:110,000,000 vnđ Đặt mua

DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG KHO XĂNG DẦU PHÚ QUỐC

MỤC LỤC

CHƯƠNG I 4

NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 4

I.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI 4

I.1.1. CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ 4

I.1.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG , MÔI TRƯỜNG VÀ KINH DOANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 6

I.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 9

I.3. TÓM LƯỢC CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN 11

I.3.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG 11

I.3.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 12

I.3.3. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC DỰ ÁN 13

II.3.3.1. HIỆN TRẠNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 13

II.3.3.2. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG CỦA KHU VỰC DỰ ÁN 19

II.3.3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHU VỰC DỰ ÁN 21

I.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO DỰ ÁN VÀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH XĂNG DẦU 21

I.4.1. NGUỒN CUNG CẤP NGUYÊN LIỆU CHO DỰ ÁN 21

I.4.2. THỊ TRƯỜNG KINH DOANH XĂNG DẦU NỘI ĐỊA 23

I.5. KẾT LUẬN VỀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 26

CHƯƠNG II 27

MỤC TIÊU, QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 27

II.1. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ 27

II.2. DỰ BÁO SẢN LƯỢNG HÀNG THÔNG QUA KHO VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT 27

II.2.1. TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 27

II.2.2. DỰ BÁO SẢN LƯỢNG HÀNG THÔNG QUA KHO 28

II.3. LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ KHO, CẢNG XĂNG DẦU 30

II.3.1. QUY MÔ ĐẦU TƯ KHO NỘI ĐỊA 30

II.3.2. QUY MÔ ĐẦU TƯ CẢNG NHẬP XUẤT XĂNG DẦU 34

II.3.2.2. TÍNH TOÁN VÀ CHỌN LỰA QUY MÔ ĐẦU TƯ BẾN CẢNG 34

II.4. PHÂN CẤP VÀ PHÂN NHÓM CÔNG TRÌNH 37

II.5. HÌNH THỨC ĐẦU TƯ 37

CHƯƠNG III 38

PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ, KỸ THUẬT VÀ XÂY DỰNG DỰ ÁN 38

III.1. PHƯƠNG ÁN CÔNG NGHỆ NHẬP XUẤT XĂNG DẦU 38

III.2. PHƯƠNG ÁN CUNG CẤP ĐIỆN VÀ THU LÔI TIẾP ĐỊA 39

III.3. PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY 40

III.4. PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 41

III.5. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG 42

III.5.1. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH TỔNG MẶT BẰNG KHO-CẢNG VÀ NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT 42

III.5.2. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG BỂ VÀ NỀN MÓNG CHỨA XĂNG DẦU 47

III.5.3. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG TUYẾN ỐNG NHẬP 48

III.5.4. PHƯƠNG ÁN XÂY DỰNG CẢNG 10.000DWT 48

CHƯƠNG IV 50

TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ, TỔ CHỨC KHAI THÁC VÀ VẬN HÀNH 50

IV.1 TIẾN ĐỘ ĐẦU TƯ 50

IV.2. PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN 50

IV.3. PHƯƠNG ÁN KHAI THÁC VÀ VẬN HÀNH 51

CHƯƠNG V 54

ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 54

VÀ ỨNG CỨU CÁC SỰ CỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 54

V.1. NGUỒN CÓ KHẢ NĂNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 54

V.2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 55

CHƯƠNG VI 62

KINH TẾ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 62

VI.1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 62

VI.1.1. CƠ SỞ TÍNH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ 62

VI.1.2. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 62

VI.2. NGUỒN VÀ CƠ CẤU VỐN 63

VI.3. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 63

VI.3.1.  CÁC THÔNG SỐ BAN ĐẦU 64

VI.3.2.  CÁC GIẢ THIẾT TRONG TÍNH TOÁN 64

VI.3.3. CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 66

VI.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI 66

CHƯƠNG VII 62

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67

VII.1. KẾT LUẬN 67

VII.2. KIẾN NGHỊ 68

 

CÁC TỪ VIẾT TẮT

KT-XH

Kinh tế- xã hội

DO

Dầu điêzen

Quyết định

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

TTg

Thủ Tướng Chính Phủ

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

BTCT

Bê tông cốt thép

QH

Quốc hội

Nghị định

CP

Chính phủ

TT

Thông tư

BXD

Bộ Xây dựng

BTN&MT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BCNCKT

Báo cáo nghiên cứu khả thi

CHXD

Cửa hàng xăng dầu

 

CHƯƠNG I NHỮNG CĂN CỨ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

I.1. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ THI - DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG KHO XĂNG DẦU PHÚ QUỐC

I.1.1. CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ

a. Văn bản của Chính phủ

- Quyết định số 223/QĐ-TTg ngày 18  tháng 02 năm 2009 của Thủ Tướng Chính Phủ  phê duyệt ”Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025”

- Quyết định số 1139/QĐ-TTg ngày 31  tháng 7 năm 2009 của Thủ Tướng Chính Phủ  phê duyệt ”Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”

- Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 31/2013/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ về việc thành lập khu kinh tế Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

- Quyết định số 20/2010/QĐ-TTg ngày 03/03/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của đảo Phú Quốc và cụm đảo Nam An Thới tỉnh Kiển Giang

- Quyết định số 868/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2015 của Thủ Tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh cục bộ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2030;

- Quyết định số 01/2007/QĐ-TTg ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển dụ lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2006-2020

- Quyết định số 18/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 2 năm 2009 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển và ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan

- Quyết định số 38/2009/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2006 của Thủ Tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế hoạt động của đảo Phú Quốc và cụm đảo An Thới được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù. Ngày 03 tháng 3 năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ra quyết định sô 20/2010/QĐ-TTg để trao cho Phú Quốc thêm nhiều ưu đãi

- Kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020  

- Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ Tướng Chính phủ ban hành Kê hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ chính trị

- Quyết định phê duyệt quy hoạch “Kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia tại Phú Quốc” của Thủ Tướng Chính phủ (theo QĐ số…TTg, ngày …tháng… năm 2016)

b. Văn bản của các Bộ, Ngành

- Quyết định 3096/QĐ-BCT ngày 24 tháng 06 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030 

- Quyết định số 2412/QĐ-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Bộ Trưởng Bộ Công thương phê duyệt Quy hoạch hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2025

- Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 03 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Công văn số 6497/BGTVT-KHĐT ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ Giao thông vận tải về việc Bổ sung Căn cứ dịch vụ dầu khí tổng hợp và dự án kho xăng dầu ngoại quan tại Mũi đất đỏ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 6

c. Văn bản của UBND tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc

- Nghị quyết số 63/NQ-Cp ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 05 năm 2011-2015 của tỉnh Kiên Giang

-  Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Kiên Giang lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020

- Công văn số 5608/VP-KTTH ngày 25/12/2014 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc giới thiệu địa điểm đầu tư kho xăng dầu ngoại quan Phú Quốc

- Công văn số 418/UBND-KTTH ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Ủy ban nhân dâ tỉnh Kiên Gian về việc Chấp thuận địa điểm đầu tư kho ngoại quan xăng dầu tại Mũi Đất Đỏ, thi trấn An Thới, huyện Phú Quốc

- Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng “Kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu quốc gia tại Phú Quốc” của UBND tỉnh Kiên Giang số…. ngày… tháng,,, năm 2015

d. Văn bản của Tập đoàn dầu khí Việt Nam và chủ đầu tư

- Tờ trình số 1235/TTr-DNV ngày 09 tháng 02 năm 2015 của Tổng công ty Dầu Việt Nam về việc xin thực hiện dự án đầu tư “Kho xăng dầu Ngoại quan” tại huyện đảo Phú Quốc

- Văn bản số 1775/DKVN-ĐTPT ngày 21 tháng 3 năm 2015 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc Chấp thuận chủ trương, địa điểm, ranh giới Dự án Căn cứ cảng dịch vụ dầu khí tổng hợp và Kho xăng dầu Ngoại quan Phú Quốc

- Nghị quyết số 4032/NQ-DVN ngày 17/6/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về việc chấp thuận chủ trương đầu tư và bổ sung kế hoạch đầu tư năm 2015 của Tổng công ty Dầu Việt Nam.

- Tờ trình số 3028/DNV-ĐTXD ngày 13 tháng 04 năm 2015 của Tập đoàn Dầu Việt Nam về việc đề nghị bổ sung dự án đầu tư kho xăng dầu tại Phú Quốc vào quy hoạch

I.1.2. CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ, XÂY DỰNG , MÔI TRƯỜNG VÀ KINH DOANH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN  

a. Văn bản Luật (theo thứ tự năm ban hành)

- Luật Phòng cháy và Chữa cháy số 27/2001/QH10 và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2013

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 và các văn bản hướng dẫn có liên quan

- Luật Hàng Hải Việt Nam năm 2005

b. Nghị định của Chính phủ (theo thứ tự năm ban hành)

- Nghị định số 13/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 02 năm 2011 về an toàn công trình dầu khí trên đất liền

- Nghị định số 18/2005/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường

- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng Hàng hải

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải

- Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính Phủ về Kinh doanh xăng dầu

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về giá đất

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước

- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

- Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải

- Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về việc Quản lý dự án đầu tư xây dựng

- Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường

- Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

c. Thông tư của các Bộ, Ngành (theo thứ tự năm ban hành)

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công văn 1410/BXD-KTXD ngày 29 tháng 07 năm 2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn áp dụng Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26 ngày 05/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18 tháng 7 năm 2011 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP  

- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy

- Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng

- Thông tư 13/2013/TT-BXD ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình

d. Quy chuẩn và Tiêu chuẩn chính được áp dụng cho dự án

 * Quy chuẩn chính

QCXDVN:  07/2010BXD 

 

QCVN 06 : 2010/BXD

 

QCVN 07: 2010/BXD

 

QCVN 16 : 2011/BXD

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm

theo QĐ số 02/BXD ngày 02 tháng 12 năm 2010.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy

cho nhà và công trình.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ

tầng kỹ thuật đô thị.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng

hóa vật liệu xây dựng.

QCVN 07 : 009/BTNMT

 

QCVN 19 : 009/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về ngưỡng chất

thải nguy hại.

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về khí thải

công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

QCVN 20 : 009/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về khí thải

công nghiệp đối với một số chất hữu cơ.

QCVN 29 : 2010/BTNMT

Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải kho và cửa hàng xăng dầu.

QCVN 20 : 2010/BGTVT

QCVN 01 : 2008/BCT

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn điện.

 

* Tiêu chuẩn chính

 

 

 

TCVN 5307:2009

Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết kế.

 

 

TCVN 3890:2009

Phương tiện phòng chày và chữa cháy cho nhà và công trình – Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

 

 

TCVN 9362:2012

Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

 

 

TCVN 5575:2012

Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế

 

 

TCVN 5574:2012

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế

 

 

TCXDVN 9386:2012

Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất

 

TCVN 2737:1995

Tiêu chuẩn tải trọng và tác động

 

TCVN 9362:2012

Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

 

TCVN 9361:2012

Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu

 

TCVN 9379:2012

Kết cấu xây dựng và nền nguyên tắc cơ bản vể tính toán

 

22TCN 207-92

Công trình bến cảng biển – Tiêu chuẩn thiết kế  

 

22TCN222-95

 

Tải trọng & tác động do sóng & do tàu lên công trình thủy – Tiêu chuẩn thiết kế

 

QĐ số 109/QĐ-CHHVT

Qui định kỹ thuật khai thác cầu cảng ban hành ngày 10/03/2005 của Cục Hàng hải Việt Nam.

 

TCCS 03-2010/CHHVN

Quy trình khai thác kỹ thuật công trình cảng biển và khu nước

 

QĐ số 109/QĐCHHVT

Qui định kỹ thuật khai thác cầu cảng ban hành ngày 10/03/2005 của Cục Hàng hải Việt Nam.

 

TCCS 042010/CHHVN

Tiêu chuẩn cơ sở - Tiêu chuẩn thiết kế công nghệ cảng biển

 

22TCN 222-95

Tải trọng và tác động (do sóng và do tàu) lên công trình thủy - Tiêu chuẩn thiết kế

 

TCVN 4116-85

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép thủy công

 

TCVN 9346-2012

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển

e. Tài liệu tham khảo chính

- Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ XI.

- Báo các của các Sở Công Thương với Bộ Công Thương về hiện trạng kho xăng dầu và tiêu thụ xăng dầu trong tháng  3 & tháng 4 năm 2016

- Các dự án đầu tư xây dựng của một số Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tại khu vực Nam Bộ trong các năm 2010-2015.

- Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025.

- Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.

- Quy hoạch phát triển hệ thống sản xuất và hệ thống phân phối xăng dầu giai đoạn 2010-2020, định hướng đến năm 2025.

- Qui hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến 2030.

- Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng huyện đảo Phú Quốc , tỉnh Kiên Giang đến năm 2030.

- Thông báo số 426/TB-VPCP ngày 26 tháng 11 năm 2013 kết luận của thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc.

- Niên giám thống kê các năm 2011-2014.

I.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỦ ĐẦU TƯ  DỰ ÁN ĐẦU TƯ TỔNG KHO XĂNG DẦU PHÚ QUỐC

- Tên doanh nghiệp: Tổng công ty D

- Tên Giao dịch quốc tế: P

- Trụ sở chính: 

- Điện thoại: (84-8) . Fax: (84-8) 

- Chức năng chính:  Chế biến và Kinh doanh 

- Ngành nghề kinh doanh:

+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh dầu thô ở trong và ngoài nước.

+ Xuất nhập khẩu và kinh doanh sản phẩm dầu ở trong và ngoài nước.

+ Xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư mấy móc và dịch vụ thương mại

+ Đầu tư tài chính

+ Sản xuất sản phẩm dầu

+ Xây dựng các hệ thống tồn chứa, phân phối và kinh doanh sản phẩm dầu.

+ Tổ chức liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu.

+ Xuất, nhập khẩu sản phẩm dầu  và sản phẩm có nguồn gốc từ dầu , hoá chất, vật tư, thiết bị và phương tiện phục vụ công tác chế biến và kinh doanh sản phẩm dầu.

+ Kinh doanh vật tư thiết bị, hoá chất trong lĩnh vực chế biến dầu mỏ và các hàng tiêu dùng khác.

+ Môi giới và cung ứng tàu biển vận tải dầu thô và sản phẩm dầu. Đại lý tàu biển, môi giới và cung ứng tàu biển.

+ Dịch vụ cho thuê bồn, bể chứa xăng dầu và kho bãi. Mua bán phân bón, các sản phẩm hoá dầu.

+ Các ngành nghề khác theo qui định của pháp luật.

Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) được thành lập theo Quyết định số 1250/QĐ-DKVN ngày 06/06/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, trên cơ sở hợp nhất các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Đây là các doanh nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh doanh xăng dầu, xây dựng và quản lý điều hành các kho cảng xăng dầu trên phạm vi toàn Quốc

Lĩnh vực kinh doanh chính của PV OIL là xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm lọc - hóa dầu theo quy định của pháp luật. Trong kinh doanh xăng dầu, PV OIL giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, cụ thể là:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị Nhà nước giao, đảm bảo nguồn hàng và bình ổn thị trường (về nguồn và giá) trong mọi tình huống, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước

- Đã tạo lập một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật liên hoàn từ khâu tiếp nhận, tồn trữ, sản xuất, vận chuyển đến phân phối xăng dầu và các sản phẩm dầu trên phạm vi cả nước. Góp phần ổn định nguồn hàng và lành mạnh hóa thị trường xăng dầu, cũng như giúp cơ quan quản lý chức năng và người tiêu dùng cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động trong việc chấp hành quy định của Nhà nước về kinh doanh xăng dầu.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật để kinh doanh xăng dầu của PV OIL có nhiều ưu thế để cạnh tranh trên thị trường xăng dầu Việt Nam và khu vực, trong đó có nhiều công trình tiếp nhận đầu mối với quy mô lớn, giữ vị trí trọng yếu tại các vùng, miền. Có thể đánh giá về năng lực tồn chứa các kho tiếp nhận đầu mối và kho tuyến sau của PV OIL tại các khu vực cung ứng qua số liệu tổng hợp sau:

Bảng I.1- Đơn vị m3

TT

Khu vực

Kho tiếp nhận đầu mối

Kho tuyến sau

Tổng số

1

Khu vực miền Bắc & Bắc Trung Bộ

196.500

19.250

215.750

2

Khu vực miền Trung

67.220

0

67.220

3

Khu vực TP HCM và Miền Đông Nam Bộ

565.588

0

565.588

4

Khu vực miền Tây Nam Bộ

72.000

23.100

95.100

 

Tổng cộng

901.308

42.350

943.658

Với chiến lược phát triển của mình, đến năm 2020 PV OIL sẽ trở thành đơn vị kinh doanh xăng dầu hàng đầu Việt Nam đảm bảo cung cấp toàn bộ dầu thô và tiêu thụ sản phẩm xăng dầu của các nhà máy lọc dầu tại Việt Nam, đồng thời kinh doanh dầu thô và sản phẩm dầu tại các thị trường quốc tế như Singapore, Nga, Venezuela, Libya, Iraq, UAE và các nước Đông Nam Á…Trong đó PV OIL Lào là điểm khởi đầu của PV OIL trong việc đưa dịch vụ ra thị trường quốc tế với việc mua lại toàn bộ cổ phần của Công ty Shell Du Laos (Shell Lao) từ Tập đoàn Shell để thành lập PV OIL Lào với 4 kho trung chuyển và 70 cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại 11/17 tỉnh thành, hiện PV OIL Lào là công ty kinh doanh xăng dầu nước ngoài lớn nhất tại Lào, chiếm thị phần lớn và là đầu mối kinh doanh xăng dầu lớn thứ 2 tại Lào (chỉ sau Công ty Xăng dầu Lào - LSFC của nhà nước Lào)

Trước quá trình chuyển đổi và hội nhập của đất nước, thách thức và triển vọng lớn nhất của PV OIL trong kinh doanh xăng dầu là:

- Phát triển và mở rộng thị trường trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp đầu mối khác, các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài. Đồng thời phải thực hiện nhiệm vụ chính trị của doanh nghiệp Nhà nước là điều tiết thị trường, đảm bảo nguồn và cung cấp xăng dầu cho tiêu dùng xã hội. Quá trình hội nhập quốc tế của đất nước vừa là thách thức, đồng thời cũng là thời cơ để PV OIL mở rộng thị trường trong và ngoài nước

- Triển vọng đối với PV OIL là: Phát huy tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, cùng với kinh nghiệm quản lý và lực lượng lao động có chuyên môn để phát triển bền vững

I.3. TÓM LƯỢC CÁC KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CƠ BẢN 

I.3.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH KIÊN GIANG

1. Tổng quan chung

Kiên Giang là tỉnh cực Tây Nam của Tổ quốc, nằm trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Phía Đông và Đông Nam giáp các tỉnh Cần Thơ, An Giang, phía Nam giáp tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan có bờ biển dài 200km, phía Bắc giáp Cămpuchia có đường biên giới đất liền dài 56,8km. Vùng biển có hai huyện đảo với hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ. Vị trí địa lý này, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế do có cảng biển, sân bay và có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn – là khu vực đang có nhịp độ tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao

Về Nông nghiệp: Nông nghiệp là ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh và được phát triển tương đối toàn diện. Hàng năm cung cấp hàng triệu tấn lúa, hàng trăm ngàn tấn mía, khóm, sản phẩm hàng hoá và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Về Ngư nghiệp: Kiên Giang là tỉnh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, phong phú bao gồm: tôm, cá các loại và có nhiều đặc sản quí như: Đồi mồi, hải sâm, sò huyết, nghêu lụa, rau câu, ngọc trai, mực, bào ngư…; Có 200km bờ biển với ngư trường khai thác thủy sản rộng 63.000km2; Có khả năng nuôi cá với diện tích 50.000 ha, hàng năm có thể cho sản lượng 25.000-28.000 tấn và nuôi tôm nước lợ ven biển có diện tích  5.000-6.000 ha với sản lượng đạt từ 1.000-2000 tấn.

Về Công nghiệp: Kiên Giang là tỉnh có nguồn khoáng sản dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Qua thăm dò điều tra địa chất tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại khoáng sản thuộc các nhóm như: Than bùn, đá vôi, đá xây dựng, đất sét, sắt, Laterit sắt, thạch anh – opal… Đối với ngành chế biến hải sản, Tỉnh tập trung nâng cấp các nhà máy hiện có, xây dựng mới một số nhà máy đông lạnh hải sản xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế ở khu vực cảng cá Tắc Cậu, Ba Hòn và An Thới.

2. Mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội 2010 - 2020

Một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chính của tỉnh Kiên Giang theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 là:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế 13,2% thời kỳ 2011-2015 và 14,2% thời kỳ 2016-2020

- GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt 2.463 USD/người, năm 2020 đạt 4.538USD/người

- Kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD năm 2015 và 1.300 triệu USD năm 2020

 (Nguồn: Trích từ Nghị của Hội đồng Nhân dân tỉnh Kiên Giang)

I.3.2. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẢO PHÚ QUỐC 

Phú Quốc, còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây. Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′ độ kinh đông.

Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005). Thị trấn Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của huyện đảo. Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc là lớn nhất có diện tích 567km² (56.700 ha), dài 49km.

Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km, cách thị xã Hà Tiên 45 km và nằm trên vành đai kinh tế biển Việt Nam - Campuchia - Thái Lan có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế du lịch nhất là kinh tế biển; rất thuận lợi trong việc liên kết giao thương, phát triển du lịch trong vùng Đông Nam Á. Hòn đảo này có cảng hàng không quốc tế, cảng biển, hệ sinh thái đa dạng với rừng nguyên sinh và là một trong ba vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang được UNESCO công nhận vào năm 2006

Ngày 5 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành QĐ số 178 phê duyệt đề án “Phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”. Để phù hợp với tình hình mới, ngày 11 tháng 5 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có QĐ số 633/QĐ-TTg ngày 11 tháng 5 năm 2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng huyện đào Phú Quốc đến năm 2030. Theo đó mục tiêu phát triển là: Xây dựng đảo Phú Quốc phát triển bền vững; hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa và bảo vệ môi trường; bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng và quốc gia. Từng bước xây dựng trở thành một thành phố biển đảo, trung tâm du lịch và dịch vụ cao cấp; trung tâm khoa học công nghệ của quốc gia và khu vực Đông Nam Á.

MỤC TIÊU, QUY MÔ VÀ HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

II.1. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

- Mục tiêu lâu dài:

√ Mở rộng thị trường nội địa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và vươn tới thị trường các nước trong khu vực theo định hướng phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 

√ Khai thác ưu thế về địa điểm để kinh doanh xăng dầu ngoại quan với các đối tác hoặc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong và ngoài nước thuê kho gửi hàng chờ xuất sang nước thứ 3. Trước mắt là thị trường các nước Đông Nam Á và từng bước phát triển rộng ra thị trường các nước lân cận trong khu vực.

- Mục tiêu trước mắt: Nâng cao năng lực tồn chứa, trung chuyển, cấp phát để chiếm lĩnh thị trường nội địa và nâng cao thị phần Tổng công ty Dầu Việt Nam tại tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc và một số tỉnh phụ cận

II.2. DỰ BÁO SẢN LƯỢNG HÀNG THÔNG QUA KHO VÀ PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT

II.2.1. TIỀM NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Từ số liệu tiêu thụ năm 2015, tham khảo dự báo của 02 dự án (Quy hoạch phát triển hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025). Dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu (chưa có JetA1) tại tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh phụ cận như sau:

Bảng II.1

Tỉnh

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

An Giang (Mức tăng trưởng BQ 4%/năm)

281.255

292.505

304.205

316.374

329.029

342.190

Cà Mau (Mức tăng trưởng BQ 3%/năm)

200.042

206.043

212.225

218.591

225.149

231.904

Kiên Giang (Mức tăng trưởng BQ 5%/năm)

315.000

330.750

347.288

364.652

382.884

402.029

Cộng

796.297

829.298

863.717

899.617

937.062

976.122

 

Tỉnh

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

An Giang (Mức tăng trưởng BQ 4%/năm)

355.877

370.112

384.917

400.314

416.326

432.979

Cà Mau (Mức tăng trưởng BQ 3%/năm)

238.861

246.026

253.407

261.009

268.840

276.905

Kiên Giang (Mức tăng trưởng BQ 5%/năm)

422.130

443.237

465.398

488.668

513.102

538.757

Cộng

1.016.868

1.059.375

1.103.723

1.149.991

1.198.268

1.248.641

Khách hàng tiềm năng của kho xăng dầu nội địa tại Phú Quốc chủ yêu tập trung vào các đối tượng:

- Các Xí nghiệp trực thuộc PV OIL có kho cấp phát, hệ thống CHXD, các đại lý và tổng đại lý  hiện có tại tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh phụ cận

- Bán buôn cho các Nhà máy, Xí nghiệp và các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác tại tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh phụ cận

- Cho các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khác thuê kho gửi hàng

- Cung cấp nhiên liệu cho sân bay quốc tế Phú Quốc. Hiện sân bay này mỗi ngày có 20 chuyến bay, lượng tiêu thụ Jet A1 cho 01 chuyến từ 50-60 tấn, khi đó nhu cầu tiêu thụ Jet A1 của sân bay sẽ là:

20 chuyến/ngày x 50m3/chuyến x 30 ngày/tháng = 300.000m3/năm

II.2.2. DỰ BÁO SẢN LƯỢNG HÀNG THÔNG QUA KHO

1. Đối với mặt hàng Jet A1

Thông qua việc hiệp thương với khách hàng, mục tiêu của PVOIL là trong giai đoạn 2017-2020 sẽ chiếm lĩnh được từ 35-50% tổng nhu cầu Jet A1của sân bay, khi đó sản lượng hàng Jet A1 thông qua kho sẽ là:

20 chuyến/ngày x 50m3/chuyến x 30 ngày/tháng x 40% = 12.000m3/tháng, tương đương 144.000m3/năm

Với sản lượng dự kiến năm 2016 là 144.000m3/năm và mức tăng trưởng 5%/năm, sản lượng Jet A1 thông qua kho được dự báo đến năm 2025 như sau:

Bảng II.2 - Đơn vị tính: m3

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

Jet A1

144.000

151.200

158.760

166.698

175.033

Năm

2021

2022

2023

2024

2025

Jet A1

183.785

192.974

202.622

212.754

223.391

2. Đối với mặt hàng Xăng và DO

Có 02 giả thiết là:

-  Năm 2018 kho được đưa vào sử dụng và có sản phẩm cung cấp cho thị trường  

- Thông qua việc hiệp thương với các khách hàng tại khu vực, dự kiến thị phần của PV OIL tại Kiên Giang khoảng 20 %, tại tỉnh An Giang và Cà Mau khoảng 5 %

- Kết quả tính toán dự báo sản lượng Xăng và DO của PVOIL tại các tỉnh như sau:

Bảng II.3 - Đơn vị tính: m3

Tỉnh

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

An Giang (5% thị phần)

15.819

16.451

17.109

17.794

Cà Mau (5% thị phần)

10.930

11.257

11.595

11.943

Kiên Giang (20% thị phần)

72.930

76.577

80.406

84.426

Cộng

99.679

104.286

109.110

114.163

 

Tỉnh

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

An Giang (5% thị phần)

18.506

19.246

20.016

20.816

Cà Mau (5% thị phần)

12.301

12.670

13.050

13.442

Kiên Giang (20% thị phần)

88.647

93.080

97.734

102.620

Cộng

119.454

124.996

130.800

136.879

3. Tổng hợp dự báo

Tổng hợp kết quả dự báo sản lượng thông qua kho tính cho từng mặt hàng (Xăng + JetA1+DO) từ năm 2018 đến năm 2025 như sau:

Bảng II.4 - Đơn vị tính: m3

Chủng loại nhiên liệu

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Xăng M95+M92 (30%)

29.904

31.286

32.733

34.249

JetA1

158.760

166.698

175.033

183.785

Cộng xăng các loại

188.664

197.984

207.766

218.033

DO (70%)

69.775

73.000

76.377

79.914

Cộng Xăng + JetA1 + DO

258.439

270.984

284.143

297.947

 

Chủng loại nhiên liệu

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Xăng M95+M92 (30%)

35.836

37.499

39.240

41.064

JetA1

192.974

202.622

212.754

223.391

Cộng xăng các loại

228.810

240.121

251.994

264.455

DO (70%)

83.618

87.497

91.560

95.815

Cộng Xăng + JetA1 + DO

312.428

327.618

343.553

360.270

II.2.3. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT

1. Nhập hàng

Nguồn hàng nhập về kho nội địa: Từ các nhà máy lọc dầu trong nước thông qua phương thức vận tải ven biển với các tầu có trọng tải đến 10.000DWT

2. Xuất hàng

 Hàng từ kho nội địa xuất bán cho các thị trường và các khách hàng thông qua phương thức xuất thủy và xuất bộ như sau:

- Cung cấp trực tiếp cho các CHXD, sân bay quốc tế Phú Quốc, các đại lý và tổng đại lý của PV OIL tại huyện đảo Phủ Quốc thông qua phương thức chở thẳng từ kho nội địa  bằng ô tô xi téc

- Cung cấp cho các kho cấp phát của PV OIL tại địa bàn tỉnh Kiên Giang, An Giang và Cà Mau thông qua phương thức chở bằng tầu có trọng tải dưới 3.000DWT trên bến cảng cứng đến các kho do PV OIL quản lý và khai thác như:

√  02 kho tại Phường 6 TP Cà Mau, có sức chứa 600 m3 và 800m3

√  Kho An Ninh (Xẻo Nhàu), tại An Ninh tỉnh Kiên Giang, có sức chứa 900m3

√ Kho Tắc Cậu (An Thới), tại Châu Thành tỉnh Kiên Giang, có sức chứa 1.550m3

√  Kho Tô Châu, tại Tô Châu tỉnh Kiên Giang, có sức chứa 650m3

√  Kho Kiên Giang, tại Kiên Giang, có sức chứa 5.400m3

√ Kho Mêkong, tại Châu Thành tỉnh Kiên Giang, có sức chứa 2.600m3

√ Kho Lam Sơn/Petro Mêkong, tại An Giang, có sức chứa 230m3

√ Kho Mỹ Thới /Petro Mêkong, tại An Giang, có sức chứa 345m3

√ Kho An Giang/Petro Mêkong, tại An Giang, có sức chứa 4.800m3

- Ngoài việc kinh doanh nội địa, PV OIL có thể chứa hàng dự trữ Quốc gia nếu được phân bổ chỉ tiêu từ các cơ quan có thẩm quyền     

- Trong tương lai, nếu PV OIL đầu tư xây dựng một số kho mới tại Miền Tây Nam Bộ theo QĐ phê duyệt quy hoạch hệ thống sản xuất và phân phối xăng dầu của Bộ Công Thương (Số 2412/QĐ-BCT ngày 17/5/2011). Khi đó kho Phú Quốc sẽ làm nhiện vụ trung chuyển cho các kho này thông qua phương thức chở bằng tầu có trọng tải dưới 10.000DWT được xuất từ bến cảng cứng 10.000DWT đến các kho sẽ xây dựng

II.3. LỰA CHỌN QUY MÔ ĐẦU TƯ KHO, CẢNG XĂNG DẦU GIAI ĐOẠN I

Trên cơ sở mục tiêu lâu dài của dự án, trước mắt đến năm 2020 chỉ đầu tư kho nội địa và cảng nhập xuất xăng dầu. Quy mô đầu tư giai đoạn I  của kho, cảng được chọn lựa như sau: 

II.3.1. QUY MÔ ĐẦU TƯ KHO NỘI ĐỊA

II.3.1.1. QUY MÔ ĐẦU TƯ SỨC CHỨA

a. Tính toán quy mô sức chứa:

Từ số liệu dự báo sản lượng của kho hàng năm nêu trên, sử dụng công thức tổng quát sau để tính và chọn lựa quy mô sức chứa của kho như sau:

                                                 Qnăm  x  T  x   k 2

                                       V = --------------------------

                                                       365 x  k1

         Trong đó:

V   (m3)      : Sức chứa hình học của kho (tổng sức chứa tính toán                 của bể chứa )      

Qnăm (m3) :  Tổng lượng hàng thông qua kho (sản lượng dự báo của kho)   

T (ngày )    : Số ngày lưu hàng trong kho  

k1               : Hệ số sử dụng sức chứa của bể từ 0.85 - 0,9.

k2               : Hệ số xuất nhập không đồng đều từ 1,1 -1,3

Chọn lựa các hệ số :

- Số ngày lưu hàng trong kho là 15 ngày

- Hệ số sử dụng sức chứa là 0,85 theo kinh nghiệm thực tế   

- Hệ số xuất nhập không đều là 1,3 do yếu tố thời tiết

Kết quả tính toán nhu cầu sức chứa vào các năm 2018, 2020 và 2025 như sau:

Bảng II.5

Sản lượng qua kho/Nhu cầu sức chứa

Năm 2018

Năm 2020

Năm 2025

Sản lượng qua kho (m3/năm)

258,439

284,143

360,270

Xăng M95+M92 (30%)

29,904

32,733

41,064

JetA1

158,760

175,033

223,391

DO (70%)

69,775

76,377

95,815

Nhu cầu sức chứa (m3)

16,244

17,859

22,644

Xăng M95+M92 (30%)

9,978

11,001

14,041

JetA1

1,880

2,057

2,581

DO (70%)

4,386

4,801

6,022

b. Chọn lựa quy mô đầu tư sức chứa:

Từ kết quả tính toán nêu trên, chọn quy mô sức chứa đầu tư giai đoạn I (đến năm 2020) của kho nội địa là 18.000m3. Với sức chứa này, số vòng quay của kho sẽ đạt được vào các thời điểm là: Năm 2018 = 14,4 vòng/năm; năm 2020 = 15,8 vòng/năm và năm 2025 = 20 vòng/năm

Chọn lựa loại bể chứa: Căn cứ vào nhu cầu sức chứa của các mặt hàng tồn chứa trong kho, quy trình tồn chứa và nhập xuất hàng hóa, chọn loại bể chứa với số lượng và dung tích như sau:

√ 03 bể thép trụ đứng có dung tích V = 4.000m3/bể, để chứa JetA1

√ 02 bể thép trụ đứng có dung tích V = 2.000m3/bể, để chứa DO

√ 02 bể thép trụ đứng có dung tích V = 2.000m3/bể, để chứa Xăng

c. Đối với mặt hàng xăng E5 để cung ứng cho thị trường theo lộ trình của Chính phủ:

Ngày 22/11/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 53/2012/QĐ-TTg về việc ban hành lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, thời hạn triển khai từ 01/12/2014 tại 7 tỉnh, thành phố lớn và tiến tới triển khai trên toàn quốc vào 1/12/2015

Theo kinh nghiệm của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, việc phối trộn và xuất E5 được gắn kết với hoạt động của các kho hiện có, nên chỉ đầu tư các bể chứa E100 với sức chứa đến 200m3 và sử dụng công nghệ phối trộn xăng E5 trực tiếp trên đường ống. Do vậy trong quy hoạch tổng mặt bằng của kho có bố trí 02 bể chứa E100 với sức chứa 95m3/bể

Có thể tóm lược công nghệ phối trộn trực tiếp trên đường ống như sau:Xăng nền (khoáng) và etanol (e100) được chứa trong 2 bể độc lập và được bơm xuất ra gian xuất bằng hai hệ thống công nghệ độc lập với đủ các trang thiết bị công nghệ như bình lọc thô, máy bơm, đường ống công nghệ, bình lọc tinh - tách khí, van điều khiển, lượng kế, các sensor đo nhiệt, đo áp… Hai hệ thống công nghệ này sẽ được pha trực tiếp vào nhau trước cần xuất.

Quy mô của công nghệ phối trộn xăng E5 trực tiếp trên đường ống gồm có:

- Xây dựng bể chứa E100 được nhập từ các nguồn sản xuất

- Lắp đặt các máy bơm để bơm E100 từ bể ra trộn với xăng M92 tại khu nhà xuất thành xăng E5 và xuất cho xe bồn

- Lắp đặt các thiết bị phối trộn, bao gồm:

√ Thiết bị đo mức tự động lắp cho bồn chứa E100: Đo được 2 thông số (mức sản phẩm, nhiệt độ) trên cùng một thiết bị

√ Lưu lượng kế (dòng E100): Kiểu lưu lượng kế thể tích (PD meter),

√ Van điều khiển định lượng: Nguyên lý: vận hành theo nguyên lý điện-thủy lực (Electro-Hydraulic), balanced piston, lợi dụng lực đẩy dòng chảy để mở van, điện áp 220VAC/50Hz chỉ cung cấp cho các solenoid.

√ Bộ điều khiển pha trộn kèm xuất định lượng (BCU-Batch/Blending Controller Unit)

Đối với kho xăng dầu tại Phú Quốc, việc đầu tư xây dựng hệ thống tồn chứa E100, phối trộn và xuất E5 cho ô tô xi téc, để cung ứng cho các Cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại huyện đảo Phú Quốc là một việc làm cần thiết, đúng hướng và góp phần thực hiện tốt quyết định số 53/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên việc vận tải E100 từ các nguồn sản xuất ra huyện đảo Phú Quốc có trở ngại rất lớn do thiếu phương tiện có tải trọng nhỏ, nên Tổng công ty Dầu Việt Nam sẽ cân nhắc và đầu tư dây chuyền phối trộn E5 tại thời điểm thích hợp để thực thi được chủ trương của Chỉnh phủ và đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp.

II.3.1.2. QUY MÔ ĐẦU TƯ CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH

Quy mô xây dựng các hạng mục công trình giai đoạn I được xác lập và chọn lựa theo bảng sau:

Bảng II.6   

TT

Hạng mục

Đơn vị

Khối lượng

1

Bể thép trụ đứng V = 4.000 m3, chứa Jet A1

Bể

03

2

Bể thép trụ đứng V = 2.000m3, chứa DO

Bể

02

3

Bể thép trụ đứng V = 1.000m3, chứa Xăng

Bể

02

4

Đê chống tràn chính (B=0,25m; H=0,9m)

Md

305,3

5

Trạm bơm dầu nội địa

M2

95,85

6

Trạm xuất dầu ôtô xitéc

M2

244,8

7

Trạm bơm nước chữa cháy + máy phát điện

M2

94,5

8

Bể nước chữa cháy V = 1.300m3

Bể

01

9

Trạm biến áp treo

Trạm

01

10

Trạm xử lý nước thải

Trạm

01

11

Nhà kiểm định  (32m2/tầng x2 tầng)

M2

64

12

Nhà văn phòng (01 tầng)

M2

196,6

13

Nhà bảo vệ (01 nhà)

M2/nhà

09

14

Đường bãi bê tông mác 300

M2

2.579

15

Đường bãi BT Astphal-Đường chữa cháy

M2

4.208

16

Đường bãi bê tông mác 100

M2

1.509

17

Hàng rào hoa thép H=2,2m

Md

74

18

Hàng rào gạch H=2,2m

Md

693

19

Cổng điện 6,0m

Cái

02

21

Tuyến ống xuất nhập từ cảng vào kho

Md

 

II.3.1.3. QUY MÔ ĐẦU TƯ CÁC HỆ THỐNG KỸ THUẬT

- Xây dựng đồng bộ và trang bị hiện đại hệ thống phòng cháy và chữa cháy cố định, đáp ứng được các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy theo đúng Luật phòng cháy chữa cháy và các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

- Xây dựng đồng bộ và trang bị hiện đại hệ thống thoát và sử lý nước thải, đáp ứng được các yêu cầu về môi trường theo đúng Luật môi trường và các tiêu chuẩn kỹ thuật về nước thải trước khi thải ra môi trường.

- Xây dựng đồng bộ và trang bị hiện đại hệ thống cung cấp điện và thu lôi tiếp địa, đảm bảo được nhu cầu sử dụng điện của kho, phòng chống sét cho bể chứa và các hạng mục công trình.

- Xây dựng đồng bộ hệ thống đường giao thông và đường đi lại trong nội bộ kho, để đáp ứng các yêu cầu về chữa cháy và vận hành kho. Đường, bãi có kết cấu bê tông và đường nhựa.

Ghi chú: Chi tiết về quy mô và các tính toán của các hệ thống kỹ thuật xem trong thuyết minh thiết kế cơ sở

II.3.2. QUY MÔ ĐẦU TƯ CẢNG NHẬP XUẤT XĂNG DẦU 

II.3.2.1. LỰA CHỌN ĐỘI TẦU ĐI & ĐẾN  

Hiện nay khai thác vận tải xăng dầu bằng đường biển trong khu vực và trên thế giới có xu hướng sử dụng các tàu có trọng tải lớn, đặc biệt là các cung đường vận tải  xa để giảm giá cước vận tải. Đội tàu phổ biến nhất hiện nay trên thế giới có trọng tải từ 50.000÷80.000 DWT và lớn hơn.

Trên cơ sở về điều kiện địa hình khu nước tại khu vực xây dựng cảng, điều kiện về tuyến luồng ra vào khu vực cảng tại Phú Quốc và các yếu tố như: Chủng loại hàng, nhu cầu xuất nhập xăng dầu để kinh doanh ngoại quan, kinh doanh nội địa và dự trữ quốc gia đến năm 2020, đinh hướng đến năm 2030

Để tương thích quy mô sức chứa của kho và lượng hàng thông qua kho hàng năm, chọn lựa đội tàu đi và đến kho nội địa là các đội tầu ven biển phổ biến nhất từ 5.000-10.000 DWT. Tại cầu cảng tầu khai thác là tầu từ 1.000÷10.000 DWT

Các thông số chính của đội tàu đi, đến cảng được tổng hợp tại bảng sau:

Bảng II.7

TT

Loại tàu

Chiều dài toàn bộ tàu

Chiều dài tàu

Chiều rộng tàu

Mớn nước tàu đầy tải

Loa (m)

Lpp (m)

B (m)

Tmax (m)

1

Tàu 1,000 DWT

61.0

58.0

10.2

4.0

2

Tàu 2,000 DWT

76.0

72.0

12.6

4.9

3

Tàu 3,000 DWT

87.0

82.0

14.3

5.5

4

Tàu 5,000 DWT

102.0

97.0

16.8

6.4

5

Tàu 10,000 DWT

127.0

121.0

20.8

7.9

II.3.2.2. TÍNH TOÁN VÀ CHỌN LỰA QUY MÔ ĐẦU TƯ BẾN CẢNG 

VI.3.3. CÁC KẾT QUẢ TÍNH TOÁN 

Từ các thông số ban đầu và các giải thiết nêu trên, kết quả tính toán các thông số của dự án như sau:

Bảng VI.4

Kết quả tính toán

Cho giai đoạn I của dự án

NPV (25 năm, 12,61%)

372.785,7 triệu đồng

IRR (25 năm)

21,65%

Thời gian thu hồi vốn

7 năm

Từ kết quả tính toán trên, cho thấy dự án có tính khả thi, có khả năng hoàn vốn và mang lại lợi nhuận cho Tổng công ty Dầu Việt Nam.

Ghi chú: Chi tiết tính toán các thông số tài chính xem bảng tính kèm theo

VI.4. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

- Dự án được đánh giá là sẽ đem lại hiệu quả cho nên kinh tế của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và một số tỉnh của miền Tây Nam Bộ như sau:

√ Góp phần đảm bảo nguồn cung cấp xăng dầu ổn định, có chất lượng, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của khu vực dự án khi có các biến động trên thị trường thế giới và khu vực; góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và giảm bớt gánh nặng của yêu cầu về dự trữ Quốc gia

√ Tạo thế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm lợi ích người tiêu dùng, tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời tăng thu hàng năm cho ngân sách của Nhà nước và địa phương.

√ Trong trường hợp hàng hóa được nhập khẩu trở lại vào Việt Nam để tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp phải nộp các khoản thuế nhập khẩu, VAT, tiêu thụ đặc biệt theo quy định của Nhà nước

√ Việc đầu tư dự án cũng sẽ góp phần tạo công ăn việc làm cho khoảng 60 – 100 người lao động tại địa phương với mức thu nhập bình quân khoảng 10-15 triệu đồng/người/tháng.

- Việc đầu tư xây dựng dự án là phù hợp với mực tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kiên Giang, huyện đảo Phú Quốc và số tỉnh của miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là góp phần phát triển kinh tế biển, đảo phù hợp với định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.


CHƯƠNG VII

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

VII.1. KẾT LUẬN 

Hiện tại và trong tương lai xăng dầu vẫn là mặt hàng chiến lược, có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng của mỗi Quốc gia. Xăng dầu cũng là một trong những nguồn năng lượng chính được Nhà nước cân đối trong chính sách cân bằng năng lượng và dự trữ Quốc gia. Mặt khác bản thân Tập đoàn dầu khí Việt Nam với việc kinh doanh các sản phẩm xăng dầu cũng là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của đất nước. Thực tế phát triển trong thời gian qua đã chứng minh rằng sự phát triển trong kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn đã đóng góp rất lớn vào tăng trưởng GDP cũng như vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam

Trong hệ thống cung ứng xăng dầu, phương án vận tải có ý nghĩa rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chi phí lưu thông, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có Kho - Cảng để kinh doanh ngoại quan xăng dầu sẽ là một lợi thế để chiếm lĩnh thị trường trong bối cảnh về nguồn và giá của thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động khó lường

Địa điểm xây dựng giai đoạn I của dự án có ưu thế rất lớn về vận tải biển với các tầu có trọng tải lớn. Xăng dầu nhập ngoại và từ các nguồn trong nước không phải đi vòng qua các kho đầu mối ở khu vực Nam Bộ để cung cấp cho tỉnh Kiên Gian và một số tỉnh phụ cận, từ đó triết giảm đáng kể được chi phí lưu thông và hao hụt, tạo tiền đề cho việc cạnh tranh về giá bán hàng với các doanh nghiệp khác tại khu vực 

Xây dựng nội địa với sức chứa 18.000m3 là bước đi đầu tiện của dự án “Kho ngoại quan, dự trữ  xăng dầu tại Phú Quốc“ theo Quyết định phê duyệt quy hoạch của Thủ Tưởng chính phủ. Dự án sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho nền kinh tế của nước ta nói chung và các tỉnh miền Tây Nam Bộ nói riêng như sau:

√ Mang lại nguồn cung cấp xăng dầu ổn định và có chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng xăng dầu nội địa khi có các biến cố trên thị trường trên thế giới và khu vực, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

√ Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội  của tỉnh Kiên Giang và huyện đảo Phú Quốc, đặc biệt là phát triển kinh tế biển. Tạo thế cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, bảo đảm lợi ích người tiêu dùng, tạo thêm việc làm cho người lao động và đóng góp lợi ích cho ngân sách của địa phương.

Địa điểm xây dựng dự án tại mũi Đất Đỏ, thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Diện tích sử dụng đất của giai đoạn I để xây dựng kho nội địa là 2,905ha, chiếm 0,89% tổng diện tích của dự án đã được quy hoạch tổng thể là 30,58ha

Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm

Quy mô đầu tư giai đoạn I của dự án bao gồm:

√ Kho nội địa với sức chứa 18.000m3

√ Bến cảng cứng BTCT để tiếp nhận tầu có trọng tải đến 10.000DWT

Giải pháp công nghệ nhập xuất xăng dầu, phòng cháy chữa cháy và xử lý nước thải được chọn là công nghệ tiên tiến, trang thiết bị hiện đại, bảo đảm khả năng vận hành an toàn về cháy nổ và ô nhiễm môi trường; đáp ứng được các yêu cầu về tồn chứa và kinh doanh xăng dầu ngoại quan và kinh doanh nội địa theo tiêu chuẩn quốc tế

Dự án có tổng mức đầu tư cho giai đoạn I là: 325.351 triệu đồng, trong đó:  

Nguồn vốn đầu tư do chủ đầu tư đảm nhận 30%, kết hợp với 70% vốn vay ngân hàng.

Lộ trình thực hiện theo đúng các quy định hiện hành; Dự kiến sẽ hoàn thành bước xây dựng giai đoạn I vào cuối năm 2017, để đầu năm 2018 đưa vào khai thác

Hình thức quản lý dự án là: Chủ đầu tư quản lý và trực tiếp thực hiện dự án.

VII.2. KIẾN NGHỊ 

Qua kết quả phân tích về sự cần thiết phải đầu tư; lựa chọn quy mô, các giải pháp công nghệ và xây dựng chủ yếu; ước toán vốn đầu tư, phân tích tài chính, đánh giá về hiệu quả Kinh tế - Xã hội của dự án. Cho thấy dự án có tính khả thi. Kính đề nghị các cấp xem xét, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án “Kho ngoại quan, dự trữ xăng dầu tại Phú Quốc – Giai đoạn I” tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, để Tổng công ty Dầu Việt Nam triển khai thực hiện các bước tiếp theo 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha