Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp nghiên cứu tạo ra sản phẩm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp

  • Mã SP:DADT MNN
  • Giá gốc:55,000,000 vnđ
  • Giá bán:50,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu chủ đầu tư:

- Tên công ty : Công ty TNHH sản xuất máy nông nghiệp Hoàng Thắng - Doanh nghiệp KH&CN;

- Địa chỉ:  239, Quốc Lộ 91, P. Tân Hưng, Q. Thốt Nốt, Tp Cần Thơ

- Giấy CNĐKDN: số 1800512256  do Sở KH&ĐT Cần Thơ ngày cấp lần đầu 18/2/2003 cấp lại lần 9 ngày 04/09/2015;

- Giấy Chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ số: 01/DNKHCN do Sở KH&CN Cần Thơ cấp ngày 19/06/2012;

- Điện thoại:   07106 299 979   ;  Fax:  07103 863 990                  

- Đại diện:  Ông Phạm Hoàng Thắng     -   Chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm Giám Đốc

I.2. Mô tả sơ bộ dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp

- Tên dự án: “Nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp

- Địa điểm đầu tư: 239, QL 91, P. Tân Hưng, Q. Thốt Nốt, Tp Cần Thơ;

- Hình thức đầu tư : Đầu tư mở rộng, chiều sâu – nâng cao năng lực sản xuất, nghiên cứu tạo ra sản phẩm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thé hệ mới.

- Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông qua ban quản lý do chủ đầu tư thành lập.

- Diện tích: 6.300 m2

- Mục đích đầu tư:

+ Nghiên cứu, cải tiến nâng cấp chất lượng sản phẩm, sáng chế ra sản phẩm mới;

+ Mở rộng, phát triển sản xuất các loại máy canh tác, thu hoạch, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp;

+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, phát huy thế mạnh của đơn vị;

+ Tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên;

+ Đáp ứng nhu cầu thị trường;

+ Đóng góp vào quá trình cơ giới hóa nông nghiệp nước nhà để ngành nông nghiệp phát triển.

I.3. Sản phẩm của dự án: “Nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp-Giai đoạn I” của 3 loại sản phẩm chính đã có như sau:

1. Thiết bị gieo hạt,

2. Xe phun xịt dung dịch,

3. Máy Gặt đập liên hợp.

* Nghiên cứu sáng chế dòng sản phẩm mới, ứng dụng và sản xuất các mặt hàng phục vụ cả quá trình canh tác nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu thị trường như:

1. Máy sấy tự động di động

2. Máy dúi phân,chôn hạt.

3. Máy gặt đập lúa kết hợp máy cuốn rơm…

I.4. Cơ sở pháp lý triển khai dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Khoa học và Công nghệ số: 29/2013/QH13. Ngày 18/6/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ và doanh nghiệp khoa học và công nghệ. (Tại điểm 2, điểm 8 Điều 10 nghị định này).

- Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020;

- Thông tư số: 03/2012/TT- BKHCN, ngày 18 tháng 01 năm 2012 Hướng dẫn quản lý Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020;

- Thông tư liên tịch số 17/2012/TTLT-BKHCN-BTC-BNV ngày 10/09/2012 sửa đổi, bổ sung thông tư liên tịch số: 06 ngày 18/06/2008; nêu rõ tại điều 1, điểm10 bổ sung khoản 6, mục III (Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/05/2007);

- Quyết định số: 592/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm ngày 22 tháng 5 năm 2012. (Tại điều 1, khoảng III, mục 3, điểm c).

- Nghị định số: 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 Chính Phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. (Tại Mục 2, điều 19, khoảng 1, điểm đ)

- Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 Ban hành cơ chế hỗ trợ sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm và Danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015.

- Quyết định số 1342/QĐ-TTg  ngày 5 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định 1051/QĐ-TTg  ngày 03 tháng 7 năm 2013 Ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.

- Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN số: 01/DNKHCN cấp ngày 19/06/2012, sản phẩm KH&CN: Thiết bị gieo hạt, Xe phun xịch dung dịch, Máy gặt đập lúa liên hợp;

- Bằng độc quyền sáng chế số: 3399 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 17-13-2003 “THIẾT BỊ GIEO HẠT”;

- Bằng độc quyền sáng chế số: 5479 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 22-02-2006 “XE PHUN XỊT DUNG DỊCH”;

- Bằng độc quyền sáng chế số: 6641 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 09-10-2007 “MÁY GẶT ĐẬP LÚA”;

- Đạt giải nhất tại hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 2010 (tổ chức tại Sóc Trăng từ ngày 18-22/9/2010) quyết định số: 165/KN-THKH;

- Giải nhất hội thi sáng tạo KHCN lần 3 tại TP HCM năm 2011;

- Giải nhất hội thi sáng chế năm 2013 về giải pháp “Máy gặt đập lúa” do Bộ KH&CN phối hợp với Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WiPo, Tổng Cục Sở Hữu Trí Tuệ Hàn Quốc Kipo tổ chức;

- Được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng “Bằng Lao Động sáng tạo” trong phong trào thi đua yêu nước năm 2005;

- Được Bộ KH&CN chứng nhận là Doanh nghiệp Việt Nam Đổi mới sáng tạo lần thứ nhất năm 2014.

CHƯƠNG II: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ

II.1. Căn cứ chủ trương chính sách:

- Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ v/v chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn;

- Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ v/v chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

- Quyết định số 02/2008/QĐ-BCT của Bộ Công thương v/v phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất máy động lực và máy nông nghiệp giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2020;

- Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 02/ 02/ 2012 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

- Quyết định số 1342/QĐ-TTg ngày 12/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ v/v Phê duyệt Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp máy nông nghiệp thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

- Quyết định số 9307/QĐ-BCT ngày 16/10/2014 của Bộ Công Thương v/v ban hành Chương trình hành động của Bộ Công Thương triển khai Nghị quyết số 49/NQ-CP ngày 10/7/2014 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới;

II.2. Mục tiêu đầu tư:

- Nghiên cứu phát triển cho ra đời sản phẩm máy nông nghiệp thế hệ mới công nghệ cao đồng thời tiếp tục phát triển sản phẩm cũ và đổi mới công nghệ các sản phẩm đang có như thiết bị gieo hạt, xe phun xịch dung dịch, máy gặt đập liên hợp cho ra đời các dòng sản phẩm thế hệ mới.

- Xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu, sáng chế, phát minh, cải tiến, đổi mới công nghệ cho các sản phẩm máy công cụ nông nghiệp. Xây dựng nhà máy chế tạo máy công cụ nông nghiệp cỡ nhỏ có thương hiệu và chất lượng để bán sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế;

- Dự án đầu tư “Nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp” được đầu tư nhằm phát triển trong lĩnh vực sản xuất máy phục vụ nông nghiệp để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam với các tiêu chuẩn và chất lượng vượt trội. Bên cạnh việc duy trì phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu, doanh nghiệp còn  thị phần xuất khẩu sang các nước mới nhằm quảng bá và nâng cao vị thế thương hiệu máy nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

 

- Ngoài việc hướng đến thị trường xuất khẩu, Công ty  thị phần nội địa bằng việc hình thành cơ sở sản xuất có qui mô lớn tại Cần Thơ. Tạo công ăn việc làm cho lao động nghèo tại địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của người nông dân. Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm tới tay người tiêu dùng.Trở thành công ty hàng đầu trong sản xuất và phân phối dòng sản phẩm từ máy nông nghiệp tại Việt Nam.

II.3. Sự cần thiết phải đầu tư

- Tôi khởi nghiệp sáng chế trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo thiết bị máy móc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp từ năm 2000. Suốt thời gian qua, Doanh Nghiệp của tôi đi lên từ nền kinh tế gia đình với quy mô nhỏ. Tuy vậy, với những nỗ lực cố gắng không ngừng nghỉ đến ngày hôm nay doanh nghiệp của tôi cũng đạt được một số thành tích : được bình chọn là bạn của nhà nông Việt Nam, nhiều năm liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao.Năm 2012, Cty tôi đã được công nhận là một Doanh Nghiệp KH&CN đầu tiên ở Tp Cần Thơ và Công ty tôi còn vinh dự được Bộ KH&CN chứng nhận là Doanh Nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2014. Với 3 dòng sản phẩm: thiết bị gieo hạt, xe phun xịt dung dịch, máy gặt đập lúa liên hợp, 3 sản phẩm này đã đồng hành cùng bà con nông dân từ khâu gieo sạ, chăm sóc, đến khâu thu hoạch. Thiết bị gieo hạt mỗi năm tôi tiêu thụ trên 20.000 cái, đến nay là trên 500.000 cái đã được cung ứng ra thị trường trong nước và xuất khẩu, sản phẩm của tôi rất đơn giản, rẽ tiền mà mang lại nhiều lợi ích cho ngành nông nghiệp mỗi năm được nhiều ngàn tỷ đồng và giảm hàng triệu công lao động. Xe phun xịch dung dịch giúp người nông dân tránh độc hại trong khâu chăm sóc. Máy gặt đập lúa liên hợp thì đạt được nhiều giải thưởng lớn trong và ngoài nước, nhờ vào hiệu quả của máy hoạt động linh hoạt trên đồng ruộng sìn lầy, cắt tốt lúa bị đổ ngã, ít bị thất thoát hao hụt, ít hao tốn nguyên liệu, gặt được lúa ước sương và kể cả lúc trời đang mưa, việc này các máy ngoại nhập không làm được, mà giá chỉ bằng ½ đến 2/3 hàng ngoại nhập cùng loại. Nhưng sản phẩm này tôi chỉ chiếm 10% thị trường. Từ đó, tôi nhận thấy rằng tại sao máy móc Việt Nam tuy có những sáng kiến hay hơn sản phẩm ngoại và rẽ hơn sản phẩm ngoại nhưng người nông dân vẫn không chọn máy công nghệ cơ khí việt. Đó là do ngành cơ khí công nghệ chế tạo máy móc của cty tôi nói riêng, của Việt Nam nói chung còn yếu kém hơn so với nước bạn, cho nên từ trước đến nay Việt Nam luôn phải nhập khẩu thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ các nước bạn. Hiện nay, công nghệ về nông nghiệp Việt Nam còn quá hạn chế, đó là chưa nói đến việc còn lạc hậu so với các nước có nền nông nghiệp lúa nước trên thế giới. Trong khi cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ cấp thiết đối với đất nước có sản lượng xuất khẩu gạo đúng thứ 2 trên thế giới. Sự tiến bộ không ngừng của khoa học và cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã đặt ra những thách thức mới trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Trước bối cảnh đó, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và đưa tiến bộ khoa học vào nông nghiệp là tất yếu.

- Tương lai Việt Nam sẽ hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN, gia nhập thị trường Thế Giới. Đây là cơ hội để phát triễn  thị trường và cũng là sự thách thức rất lớn đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Khi chúng ta hội nhập sẽ không có cơ hội cho các doanh nghiệp không đổi mới, không sáng tạo. Tôi xét rằng nếu doanh nghiệp của tôi vẫn phát triễn như thế này thì chắc chắn rằng khi hội nhập doanh nghiệp của tôi sẽ không đứng vững được. Ưu thế là một DN KHCN được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước tôi quyết tâm lập dự án đầu tư: “Nghiên cứu, thực nghiệm và sản xuất các thiết bị phục vụ nông nghiệp. Các sản phẩm này sẽ có những tính năng ưu việt hơn những sản phẩm đã có trên thị trường mà độ bền sẽ không thua kém hàng ngoại nhập. Chỉ có dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới công nghệ thì tôi mới có thể cạnh tranh, đứng vững khi Việt Nam hội nhập cộng đồng ASEAN cũng như gia nhập thị trường Thế Giới. Nhưng thực tế cái khó khăn hiện nay của doanh nghiệp KHCN trong đó có tôi, đó là Mặt bằng để  sản xuất và nguồn vốn đầu tư, bởi vì giai đoạn nghiên cứu sáng tạo, chế tạo thử nghiệm, đầu tư máy móc để sản xuất và đưa tiến bộ Khoa học ứng dụng vào cộng đồng, cả quá trình này chỉ có chi ra chứ không có thu vào. Cho nên Doanh nghiệp có nhiều sáng chế, sáng chế có giá trị càng cao thì gặp khó khăn về tài chính càng nhiều.

- Tại hội nghị Khoa học công nghệ (KH&CN) phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng Nông Thôn Mới (NTM) Ngày 06/12/2014, tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, “vai trò của KH&CN vô cùng quan trọng trong ngành nông nghiệp nói riêng và trong sự phát triển toàn xã hội nói chung. Khoa học và công nghệ góp phần vào hầu hết các vấn đề lớn của đất nước như viễn thám, biến đổi khí hậu, công nghệ gen… Trong tương lai, Việt Nam chúng ta phải phấn đấu trở thành nước có thứ hạng trên thế giới về nông nghiệp công nghệ cao”.

- Cùng với các quan điểm hướng sâu sắc về sự quan trong của khoa học-công nghệ, các chử tọa đã có những quan điểm vô cùng quí báu:

- “Công nghệ cao không phải là công nghệ tiên tiến nhất, mắc tiền nhất hay nổi tiếng nhất - mà là công nghệ mang lại năng suất tốt nhất, chất lượng cao nhất, với giá rẻ nhất, dưới bất kỳ hình thức nào”.

- “Nhằm thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng sâu rộng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ khẩn trương hoàn thiện đồng bộ cơ chế chính sách đổi mới thúc đẩy, hoạt động khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn; hoàn thiện cơ chế đặt hàng sản phẩm KHCN trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn”; trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, vai trò của doanh nghiệp ngày càng quan trọng. Đặc biệt, khi Luật KH&CN sửa đổi được thực hiện thì các doanh nghiệp có điều kiện phát huy vai trò của mình thông qua hình thức quỹ phát triển KH&CN.  

- Ngày 09/12 vừa qua tại TP. Cần Thơ, lãnh đạo bốn tỉnh ĐBSCL là An Giang, Bến Tre, Cần Thơ và Đồng Tháp (ABCD-Mekong) cùng ngồi lại với các chuyên gia Israel trong một hội thảo nhằm tìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp địa phương, thúc đẩy Đổi Mới Sáng Tạo (ĐM/ST) trong nông nghiệp.

Ông Matan Nemenoff, Tổng giám đốc Tập đoàn LR ORCA Đông Nam Á, chia sẻ, “Nông dân ở Israel không thể đầu tư nếu không có sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và Chính phủ”

- Song song đó, PGS-TS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, nhận xét. “ĐBSCL dù có nhiều điều kiện thuận lợi để cho nông nghiệp phát triển, nhưng đến nay vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu. Đóng góp của nông nghiệp cho GDP của cả vùng chưa tới 40%, con số này chưa tương xứng với tiềm năng. ĐBSCL hiện có 2,8 triệu hộ làm nông nghiệp nhưng 62 hộ mới có một máy kéo. Đổi mới công nghệ máy móc nông nghiệp ở ĐBSCL còn quá nhiều yếu tố kém hiệu quả. Chẳng hạn, máy gặt đập liên hợp của nhà sáng chế Phạm Hoàng Thắng đạt nhiều giải thưởng uy tín trong nước và quốc tế nhưng vẫn không thể cạnh tranh nổi với các máy của Nhật Bản trên thị trường. Điều đó cho thấy, để ĐM/ST bắt buộc phải có vai trò rất lớn của nhà quản lý.”

- Theo viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), tính tỷ lệ cơ giới hóa cả nước trong sản xuất nông nghiệp thì cây lúa đạt 72%, các cây trồng cạn (mía, dứa, ngô, đậu, lạc) đạt 65%. Nếu tính theo các khâu, riêng đối với lúa, tỷ lệ sử dụng máy cho tưới đạt 85% ; tuốt đập 84% ; vận chuyển 66% ; sấy 38,7% ; thu hoạch 15-20% ; xay xát 95%.... ĐBSCL có diện tích lúa hàng hóa lớn nhất cả nước, nhưng tỷ lệ thu hoạch bằng máy mới chỉ đạt khoảng 20%.

- Từ đó, doanh nghiệp nhận thức: Đổi mới sáng tạo là nền tản vững chắc, để phát triển xã hội phồn vinh hơn. Vấn đề khó khăn lón nhất của doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (DN KH&CN) là vốn để đầu tư mua sắm máy móc hiện đại để nâng cao chất lượng, độ bền cho sản phẩm và mặt bằng để  sản xuất. Thật sự một mình bản thân tôi không thể làm được tôi sẽ mời gọi các viện trường hợp tác và Ngân Hàng hỗ trợ tài chính còn nhà nước quản lý chỉ đạo. Qua dự án tôi thật sự muốn xây dựng một hợp tác xã kiểu mới gồm có : Doanh Nghiệp -Viện, Trường –Nhà Nước –Người tiêu dùng để cùng hỗ trợ lẫn nhau mới có thể thực hiện được. Nhằm giúp cho ngành cơ khí nông nghiệp Việt Nam phát triễn bền vững hơn xứng tầm với các nước bạn và người Việt Nam sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam.

- Công ty TNHH MNN Hoàng Thắng là một Doanh nghiệp KH&CN với 03 dòng sản phẩm của Doanh nghiệp được ứng dụng sâu rộng vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là:

GThiết bị gieo hạt.      AXe phun xịt dung dịch.     BMáy gặt đập lúa liên hợp.

- Những sản phẩm này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp nên được nhà nước tặng nhiều giải thưởng cấp quốc gia và quốc tế có ý nghĩa.

Là chủ doanh nghiệp và cũng là nhà sáng chế chúng tôi mong muốn những công trình sáng tạo của mình được ứng dụng rộng rải vào cộng đồng, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp. Hiện nay kết quả sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp đầy triển vọng thiết bị gieo hạt đã được xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ, Phillipin, Banglades và một số nước Châu phi… và đang tiếp tục nhận những đơn đặt hàng mới từ các nước bạn. Sở dĩ sản phẩm máy móc nông nghiệp của tôi được xuất khẩu qua các nước bạn là nhờ thiết kế đơn giản, rẻ tiền nhưng đem lại hiệu quả rất lớn cho người sử dụng…

- Tuy nhiên sản phẩm của chúng tôi còn nhiều hạn chế, khuyết điểm của máy là độ bền không bằng máy ngoại nhập Kubota.  ð Từ đó cho thấy việc đầu tư đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng độ bền nhằm hoàn thiện sản phẩm, cũng như việc nghiên cứu đổi mới sáng tạo chuyển đổi cơ cấu sản xuất đưa máy móc vào thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm là việc mà DN KH&CN cần phải làm để giúp người nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm bớt công lao động, làm tăng lợi nhuận kinh tế, cải thiện đời sống người nông dân được tốt hơn. Để đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn cần phải mạnh dạng đầu tư xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của DN KH&CN, xây dựng phòng thí nghiệm, xây dựng cơ sở ươm tạo công nghệ, xây dựng cơ sở sản xuất thử nghiệm. xây dựng cơ sở thực nghiệm. Từ đó DN KH&CN mới phát triển bền vững tạo ra nhiều sản phẩm mới chất lượng hơn, hiệu quả hơn.  

- Hiện nay, Doanh Nghiệp Hoàng Thắng họat động trên phần nhà xưởng của gia đình chỉ rộng 5000m2 nhỏ hẹp so với tìêm năng phát triển. Do đó doanh nghiệp của chúng tôi mong muốn phát triễn mạnh hơn trong lỉnh vực nghiên cứu, ươm tạo sản phẩm sáng chế và ứng dụng thành quả khoa học công nghệ vào nông nghiệp nông thôn, việc đầu tư  Cơ sở nghiên cứu ươm tạo, mua thêm máy móc trang thiết bị hiện đại để đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng độ bền tạo ra sản phẩm chất lượng hoàn thiện hơn đạt hiệu quả hơn đồng thời tiếp tục nghiên cứu cải tiến phát triễn công nghệ mới, nhằm đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đây là nhiệm vụ cần thiết của DN KH&CN Hoàng Thắng trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Nhờ đó công nghệ mới phát triễn sản xuất hàng loạt dạng công nghiệp góp phần cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn. Nhằm công nghiệp hóa sản phẩm KHCN góp phần cơ giới hóa ngành nông nghiệp. Vì vậy việc đầu tư  cơ sở sản xuất hiện tại thành Cơ sở nghiên cứu, ứng dụng, và phát triển sản xuất máy nông nghiệp thế hệ mới là một nhu cầu hết sức cần thiết và khẩn trương.

CHƯƠNG I: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

 

I.1. Sơ lược về doanh nghiệp

· Tên Doanh nghiệp: CTY TNHH SẢN XUẤT MÁY NÔNG NGHIỆP HOÀNG THẮNG

· Địa chỉ: 239, QL91, P. Tân Hưng, Q. Thốt Nốt, Tp Cần Thơ

· Điện thoại: 07106 299 979  -  0977 39 59 79         Fax:   07103 863 990

· Email: mnn.hoangthang@gmail.com ;    Website: www.maynongnghiephoangthang.com

· Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 1800512256, do Sở KH&ĐT Cần Thơ cấp lần đầu ngày 18/2/2003, cấp lại lần 9 ngày 04/09/2015;

· Giấy chứng nhận Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ số: 01/DNKHCN do Sở KH&CN cấp ngày 19/06/2012;

· Ngành nghề kinh doanh, dịch vụ chính: Sản xuất kinh doanh XNK thiết bị, phụ tùng, máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản…

· Số tài khoản đơn vị: 1800201217292 mở tại: Agribank – Chi nhánh Cần Thơ

· Người đại diện pháp luật: Phạm Hoàng Thắng Chức vụ: Chủ tịch Công ty kiêm GĐ

- Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, đóng góp một phần không nhỏ đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp nước nhà. Với 03 dòng sản phẩm được ứng dụng từ khâu gieo sạ, chăm sóc đến khâu thu hoạch chủ yếu là:

Ø Thiết bị gieo hạt: đã qua quá trình nghiên cứu ươm tạo sản xuất thử nghiệm và được thương mại hóa rộng rãi.

Ø Xe phun xịch dung dịch: đã trãi qua những giai đoạn nghiên cứu ươm tạo sản xuất thử nghiệm và đã được thương mại hóa.

Ø Máy gặt đập lúa liên hợp: đã qua quá trình nghiên cứu ươm tạo sản xuất thử nghiệm và đã được thương mại hóa

- Sản phẩm đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho ngành nông nghiệp mỗi năm nhiều ngàn tỷ đồng và giảm hàng triệu công lao động. Kết quả kinh doanh đầy triển vọng Thiết bị gieo hạt đã đượcxuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái lan, Malaysia, Indonesia, Trung Quốc, Phillipin, Ấn Độ và một số nước Châu phi…, và đang tiếp tục nhận những đơn đặt hàng mới từ các nước bạn. Sở dĩ sản phẩm máy móc nông nghiệp của tôi được xuất khẩu qua các nước bạn là nhờ thiết kế đơn giản, rẻ tiền nhưng đem lại hiệu quả rất lớn cho người sử dụng… Vì vậy chúng  tôi luôn luôn phấn đấu hoạt động sáng chế, tạo ra những công trình có tính ứng dụng rộng rãi, dễ dàng và không cần nhiều chi phí, tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức để đáp ứng các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, góp phần vào sự phát triển bền vững của cộng đồng nông thôn, cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước Việt Nam.

- Công ty đã đạt được nhiều bằng khen của các bộ, ban, ngành; nhiều giải thưởng cấp quốc gia và quốc tế, như: Giải nhất Hội thi máy gặt đập lúa các tỉnh phía Nam năm 2010; Giải nhất giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật năm 2011; Huy chương Vàng Hội thi sáng chế năm 2013 về giải pháp “Máy gặt đập lúa” do Bộ KH&CN phối hợp với Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WiPo, Tổng Cục Sở Hữu Trí Tuệ Hàn Quốc Kipo tổ chức; “Bằng Lao Động sáng tạo” trong phong trào thi đua yêu nước năm 2005, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng. Được Bộ KH&CN công nhận là Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2014…

- Bằng độc quyền sáng chế số: 3399 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 17-13-2003 “THIẾT BỊ GIEO HẠT”.

- Bằng độc quyền sáng chế số: 5479 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 22-02-2006

“XE PHUN XỊT DUNG DỊCH”.

- Bằng độc quyền sáng chế số: 6641 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 09-10-2007 “MÁY GẶT ĐẬP LÚA”.

- Đạt giải nhất tại hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 2010 (tổ chức tại Sóc Trăng từ ngày 18-22/9/2010) quyết định số: 165/KN-THKH.

- Giải nhất hội thi sáng chế lần 3 tại TP HCM năm 2011.

- Giải nhất hội thi sáng chế năm 2013 về giải pháp “Máy gặt đập lúa” do Bộ KH&CN phối hợp với Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới WiPo, Tổng Cục Sở Hữu Trí Tuệ Hàn Quốc Kipo tổ chức;

- ĐượcTổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng “Bằng Lao Động sáng tạo” trong phong trào thi đua yêu nước năm 2005.

- Được Bộ KH&CN công nhận là Doanh nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2014…

I.2. Tình hình nghiên cứu - ứng dụng – sản xuất kinh doanh

- Công ty TNHH MNN Hoàng Thắng hiện đang sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm trên phần đất của gia đình với diện tích 5.000 m2, trong đó:

Ø Khu sản xuất + kho hàng thiết bị gieo hạt chiếm: 2.000m2;

Ø Khu sản xuất + kho hàng xe phun xịt dung dịch chiếm: 1.000m2 (tiếp giáp khu sản xuất thiết bị gieo hạt);

Ø Khu sản xuất máy gặt đập lúa liên hợp (GĐLLH) chiếm: 1.000m2;

Ø Diện tích khu trưng bày sản phẩm: 500m2;

Ø Diện tích còn lại là nhà ăn, ở cho CBNV Công ty và khu cây xanh.

- Tuy diện tích mặt bằng nhỏ hẹp như vậy nhưng suốt nhiều năm qua, Công ty đã tự khắc phục mọi khó khăn, đã nghiên cứu, cải tiến, sáng chế và thử nghiệm nhiều mẫu, mã sản phẩm cơ khí nông nghiệp trên đồng ruộng, đạt kết quả đáng khích lệ. Sản xuất tăng trưởng, doanh thu từ chỗ chưa bù đủ chi phí tự bỏ ra nghiên cứu, ứng dụng KH & CN, thì nay dần có lãi (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu khoảng 10-15%), đời sống CBNV Công ty được cải thiện. Cụ thể trong năm 2014, Công ty đã đạt được doanh thu khả quan, cụ thể:

 

Bảng Doanh thu của công ty TNHH MNN Hoàng Thắng năm 2015 - Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp nghiên cứu tạo ra sản phẩm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Stt

Sản phẩm

Đến 31/12/2015

Số

lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

Thiết bị gieo hạt

31.136

817.743

25.461.233.750

2

Xe phun xịt dung dịch

5

6.480.000

32.400.000

3

Máy gặt đập liên hợp

03

400.000.000

1.200.000.000

4

Thành phẩm khác

14.938

34.653

517.642.000

5

Dịch vụ gặt lúa thuê

10.004

280.000

2.801.120.000

 

Tổng doanh thu

 

 

30.012.395.750

Tính đến hết Quý IV năm 2015, công ty đã đạt doanh thu gần 30 tỷ đồng, cho thấy hiệu quả SXKD rất đáng khích lệ của DN KH&CN Hoàng Thắng.

ü Yếu tố công nghệ : Công ty đã làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất, lắp ráp 03 loại máy nông nghiệp, cụ thể là: Thiết bị gieo hạt, xe phun xịt dung dịch, máy gặt đập lúa

Dự tính trong năm 2016, Công ty sẽ phát triển thị trường tiêu thụ rộng khắp các Tỉnh trong cả nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Từ năm 2017, tiếp tục nghiên cứu ĐMST nâng cấp sản phẩm sáng chế kết hợp máy móc vào thiết bị, nâng cao độ bền cho máy GĐLH và chế tạo mới máy sấy tự động, di động. Ký hợp đồng làm dịch vụ bằng cơ giới máy móc từ khâu gieo hạt, thu hoạch đến khâu bảo quản cho các Hợp Tác Xã và những cánh đồng mẫu lớn (CĐML). Đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới. Nhằm công nghiệp hóa sản phẩm KHCN góp phần cơ giới hóa ngành nông nghiệp, đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng Nông Thôn Mới” theo chương trình của Thủ Tướng Chính Phủ phát động giai đoạn 2010 - 2020.

Ø Đánh giá nhu cầu thị trường tiêu thụ sản phẩm Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp nghiên cứu tạo ra sản phẩm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

1. Mức độ cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp: ( theo số liệu thống kê của Bộ Nn )

- Tính đến năm 2013, số lượng máy động lực, máy nông nghiệp sử dụng trong nông nghiệp có mức tăng  nhanh (bảng 6), cụ thể: số lượng máy kéo tăng 2,28 lần so với năm 2001, máy gặt lúa tăng 25,6 lần so với năm 2006 (tập trung chủ yếu vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm 75% số lượng máy gặt trên cả nước), máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 5,8 lần so với năm 2006; bơm nước dùng sản xuất nông nghiệp tăng 1,2 lần; một số loại máy giảm về số lượng như: máy tuốt lúa giảm 50% do sử dụng máy gặt đập liên hợp tăng, máy sấy giảm 8% về số lượng nhưng năng lực sấy tăng 20% (máy sấy năng suất nhỏ (1-4 tấn/mẻ) dần thay máy sấy có năng suất lớn (10-30 tấn/mẻ).

- Một số loại máy có xu hướng chuyển dịch tăng như máy kéo 2 bánh sang máy kéo 4 bánh (công suất từ 20-35 HP) tăng 2,1 lần so với 2006.

Mức độ cơ giới hóa cây hàng năm (lúa, mía, ngô) một số khâu đạt cao như: khâu làm đất đạt bình quân 90%; gieo cấy lúa 30%, chăm sóc,phun thuốc bảo vệ thực vật 60%, thu hoạch lúa 42%, sấy lúa ĐBSCL 45%.

· Tồn tại:

- Mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp còn thấp, chưa đồng bộ và phát triển chưa toàn diện, tập trung chủ yếu ở khâu làm đất cây hàng năm, cây trồng cạn, tuốt đập, vận chuyển và xay xát lúa, gạo. Các khâu như gieo trồng, thu hoạch cây công nghiệp như mía, sắn, cà phê mức độ cơ giới hóa còn thấp.

- So với các nước trong khu vực, mức độ trang bị động lực máy nông nghiệp Việt Nam còn thấp, bình quân đạt 2,2 HP/ha canh tác (một số nước trong khu vực như: Thái Lan đạt 4 HP/ha, Hàn Quốc 10 HP/ha, Trung Quốc 8 HP/ha).

2. Áp dụng tiến bộ, khoa học công nghệ về cơ điện nông nghiệp:

- Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ một số đề tài có giá trị thực tiễn, áp dụng hiệu quả trong sản xuất, như: nghiên cứu thiết kế, chế tạo dây chuyền chế biến hạt giống; máy cấy nhỏ; các loại máy liên hợp gieo, thu hoạch lạc; máy canh tác mía, máy thu hoạch mía; các loại máy sấy ngô, lúa; hệ thống thiết bị giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn chăn nuôi vv…; một số đề tài đã chuyển thành các dự án sản xuất thử nghiệm đạt kết quả tốt.

- Nông dân và thợ cơ khí nông thôn ở nhiều vùng đã sáng tạo, tự chế thành công nhiều máy móc phục vụ yêu cầu của sản xuất, như: các loại máy gặt lúa rải hàng, gặt đập liên hợp; máy bơm nước; máy đào mương, máy thái củ, quả máy bóc bẹ, tẽ hạt ngô…

- Từ năm 2007 đến nay, đã tập hợp được trên 140 sáng kiến, cải tiến có giá trị. Nhiều sáng kiến đã được ứng dụng rộng rãi đem lại hiệu quả rõ rệt về kinh tế - xã hội.

- Từ năm 2011-2013 thông qua Chương trình khuyến nông, các mô hình về cơ giới hoá nông nghiệp (khuyến công) đã xây dựng được:

- 147 mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa, tăng năng suất lao động 10 - 30 lần; giảm 20 - 25% chi phí sản xuất; tập huấn cho 1.470 lượt nông dân/năm, hướng dẫn nông dân về quy trình vận hành, sử dụng máy móc thiết bị đảm bảo an toàn lao động và hiệu quả, kỹ thuật sửa chữa và bảo dưỡng máy. Tổ chức cho trên 3.900 lượt nông dân tham quan học tập/năm.  

-  51 mô hình sản xuất nguyên liệu chè búp tươi áp dụng cơ giới tổng hợp tại 17 tỉnh trồng chè. Đã hỗ trợ 612 máy đốn, hái chè, phun thuốc cho 765 hộ, 2550 lượt người được tập huấn. Các mô hình cơ giới hóa chè đã nâng cao hiệu quả sản xuất 49,2%;

- Hàng nghìn công cụ sạ lúa theo hàng ở Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long và một số tỉnh phía Bắc, các mô hình cơ giới hoá sản xuất lúa, mía, chè, vận chuyển  bằng máy kéo nhỏ đa năng, gieo hạt, gặt lúa rải hàng, gặt đập lúa liên hợp, thu hoạch mía rải hàng, bốc xếp mía đã phát huy hiệu quả góp phần nâng cao mức độ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

· Tồn tại: Công tác nghiên cứu khoa học công nghệ về cơ giới hoá nông nghiệp còn nhiều bất cập, chậm chuyển giao vào sản xuất:

- Nhiều đề tài nghiên cứu về cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chưa gắn với nhu cầu của thực tế, thiếu tính sáng tạo, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, nên không được sản xuất chấp nhận. Một số mẫu máy thu hoạch không phát huy được hiệu quả (lúa, mía... công nghệ chế tạo thấp).

- Cơ chế nghiên cứu và chuyển giao kết quả các đề tài khoa học công nghệ còn nhiều bất cập, chạy theo kế hoạch ngắn hạn (thường mỗi đề tài chỉ kết thúc sau 2 năm), thiếu những kế hoạch dài hạn, hướng đến những nhiệm vụ trọng tâm, nên không tạo ra những chuyên gia giỏi, chuyên tâm về một lĩnh vực cần xử lý. Tình trạng này dẫn đến các nhà khoa học làm việc theo thời vụ, đề tài sau khi kết thúc chỉ nhận được kết quả là những thiết bị mẫu, công nghệ mẫu. Quá trình từ nghiệm thu đề tài chuyển sang dự án sản xuất thử nghiệm thường kéo dài và còn mang nặng tính bao cấp, nên không đáp ứng kịp thời yêu cầu của sản xuất.

- Chưa tạo được mối liên kết hữu cơ giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu đến khi kết thúc đề tài, nên rất ít sản phẩm hàng hóa, có thương hiệu xuất xứ từ kết quả nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực cơ điện nông nghiệp.

- Một số sáng chế, sáng kiến, cải tiến máy móc của nông dân được đánh giá cao, song chỉ sản xuất được ở quy mô nhỏ lẻ, đơn chiếc, chắp vá và không theo tiêu chuẩn nên không thể chế tạo hàng loạt, chất lượng cũng không ổn định..

3. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn:

- Công tác “dồn điền đổi thửa” bước đầu đã đạt được kết qủa tích cực, số thửa bình quân từ 6-8 thửa/hộ giảm xuống còn 3-4 thửa/hộ. Hầu hết các máy nông nghiệp công suất vừa và nhỏ đáp ứng phục vụ cho đối tượng này, nên số máy móc, thiết bị trong hộ nông dân năm 2013 tăng 50% so với năm 2008, bình quân máy kéo, máy nông nghiệp các loại của 100 hộ nông nghiệp có 4,8 chiếc; trang trại có 24 chiếc; hợp tác xã có 4,5 chiếc; doanh nghiệp có 19 chiếc.

- Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được bê tông hóa, hệ thống kênh mương được kiên cố hoá cơ bản đáp ứng tưới, tiêu cho lúa và một số cây rau màu.

· Tồn tại:

- Công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản xuất chưa đầy đủ, chưa đảm bảo cho nhu cầu phát triển, cơ giới hoá, hiện đại hoá;

- Chất lượng các công trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp còn thấp, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng nhu cầu phát triển của các vùng, miền: Nhiều hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, không đồng bộ nên hiệu quả thấp, chỉ phát huy được 60-70% công suất thiết kế, mới 23% kênh mương được kiên cố hoá, tình trạng thẩm thấu lãng phí nước còn khá phổ biến.

- Đường giao thông liên vùng, liên xã, đường trong các vùng sản xuất xuống cấp, không đảm bảo kỹ thuật; kho bảo quản, chợ thương mại vừa thiếu lại xuống cấp.

- Quy mô đồng ruộng ở nước ta nhìn chung vẫn phân tán, manh mún. Hộ có diện tích lúa dưới 0,5 ha chiếm 85%; từ 0,5 đến dưới 1 ha chiếm 8,5%; từ 1-dưới 2 ha chiếm 4,4% và trên 2 ha chiếm 2,1%, bình quân mỗi hộ có sử dụng đất lúa 0,44 ha đất (số liệu điều tra nông lâm thủy sản năm 2011). Điều này đã hạn chế việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật nội đồng (cứng hoá các mương thuỷ lợi, đường cho di chuyển máy móc...) cũng như việc áp dụng cơ giới hoá có hiệu quả.

- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nông dân thấp (số liệu điều tra 2011, vốn tích lũy bình quân một hộ nông thôn 16,8 triệu đồng) khả năng tích luỹ để đầu tư, mua sắm máy móc, trang thiết bị sản xuất của nông dân gặp nhiều khó khăn;

 

4. Công nghiệp chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp:

a) Về chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp:

Về máy động lực, máy kéo:Đến nay, ngành cơ khí trong nước đã sản xuất được động cơ diesel công suất đến 30 mã lực (HP); năng lực 40.000 chiếc/năm, chiếm khoảng 40% thị phần trong nước (Chủ yếu do Tổng Công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam -VEAM – Bộ Công Thương).

Về máy liên hợp gặt lúa:  Trong nước có 15 doanh nghiệp, nhưng chỉ có 4 doanh nghiệp: Tư Sang 2 ở  Tiền Giang; Cơ sở Phan Tấn ở Đồng Tháp, CK An Giang, Cty Hoàng Thắng ở Cần Thơ.

Về máy tuốt lúa:Ở phía Bắc tập trung chủ yếu ở 3 cơ sở sản xuất máy tuốt lúa liên hoàn (Xuân Trường - Nam Định)...

Máy xay xát lúa gạo: Trên 90% do các doanh nghiệp trong nước chế tạo. Điển hình các công ty: Bùi Văn Ngọ, SINCO,  LAMICO…đạt trình độ công nghệ tiên tiến, các dây chuyền xát lúa gạo, đánh bóng năng suất: 4 ÷ 48 tấn/giờ, các loại máy sấy năng suất: 30 - 200 tấn/mẻ. Sản phẩm của các doanh nghiệp này đã xuất khẩu Đông Nam Á, Châu Mỹ, Châu Phi…:

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam,  chuyên lắp ráp máy kéo (24-45 mã lực), máy phay; máy gặt lúa liên hợp (1,5-2 m); máy cấy 4-6 hàng; máy thu hoạch ngô.

b) Về nhập khẩu:

- Các loại động cơ, máy kéo, máy nông nghiệp nhập khẩu chủ yếu gồm: động cơ, máy kéo các loại có công suất từ 6-150 HP của Trung Quốc, Belarut, Kubota,  Hàn Quốc, Mỹ; máy đốn hái chè, máy gặt lúa, máy cấy lúa (máy mới và máy đã qua sử dụng) của Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó, nhập từ Trung Quốc khoảng 45% và nhập hàng qua sử dụng khoảng 15%.

Tồn tại:

- Ngành cơ khí trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Mới chỉ đáp ứng được 32,6% thị trường song chất lượng các máy còn thiếu ổn định và hầu hết là máy có công suất nhỏ.

- Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực chế tạo, lắp ráp máy động lực và máy nông nghiệp rất ít, mới chỉ có Công ty TNHH KUBOTA Việt Nam.

- Các doanh nghiệp Nhà nước chậm đổi mới, các doanh nghiệp tư nhân  chế tạo máy kéo, máy nông nghiệp hầu hết quy mô nhỏ, năng lực hạn chế, thiếu chuyên môn hoá, thiếu hợp tác liên kết tổ chức sản xuất.

- Các dự án về máy nông nghiệp thuộc Chương trình cơ khí trọng điểm nhà nước chậm được triển khai (như chế tạo động cơ điezen công suất lớn, các dây chuyền chế biến nông sản…).  

- Công tác giám định chất lượng máy nông nghiệp chưa có các quy định cụ thể, mang tính luật hóa. Chưa có cơ quan nào quản lý về chất lượng máy nông nghiệp.

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và các thiết bị phục vụ nông nghiệp xem thêm tại dây

 

 

 

 

 

 

 

 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha