Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án du lịch sinh thái kết hợp trống cây dược liệu, cây nông nghiệp công nghệ cao, cây ăn trái và cây cảnh quan.

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án du lịch sinh thái kết hợp trống cây dược liệu, cây nông nghiệp công nghệ cao, cây ăn trái và cây cảnh quan.

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG

dANH MỤC CÁC HÌNH

CHƯƠNG I:SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN 6

I.1. Sự cần thiết phải đầu tư dự án 6

I.2. Thông tin chung về dự án 8

I.2.1. Thông tin chủ đầu tư 8

I.2.2. Tên dự án 9

I.3. Căn cứ pháp lý để lập dự án 9

I.3.1. Cấp Trung ương 9

I.3.2. Cấp địa phương 11

I.3.3. Căn cứ pháp lý của nhà đầu tư 11

I.4. Đối tượng và phạm vi thực hiện dự án 11

I.4.1. Đối tượng của dự án 11

I.4.2. Phạm vi thực hiện dự án 12

I.4.3. Thời gian thực hiện dự án 13

CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN, DU LỊCH VÀ CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH TẠI KHU VỰC TRIỂN KHAI DỰ ÁN 14

II.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 14

II.1.1. Điều kiện tự nhiên 14

II.1.2. Dân số, đặc điểm kinh tế - xã hội 18

II.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên du lịch 22

II.2.1. Đánh giá tài nguyên văn hóa vật thể của khu vực triển khai dự án 23

II.2.2. Đánh giá tài nguyên văn hóa phi vật thể tại khu vực triển khai dự án 25

II.3. Các giá trị về đa dạng sinh học 26

II.3.1. Tài nguyên thực vật 26

II.3.2. Tài nguyên động vật 27

II.3.3. Các điểm du lịch, điểm tham quan của Dự án 27

II.3.4. Các tuyến du lịch, chương trình du lịch tại huyện Vân Hồ 28

II.3.5. Hiện trạng cơ sở hạ tầng về du lịch tại địa điểm triển khai dự án 29

II.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của tỉnh Sơn La 32

II.5. Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức 33

II.5.1. Thuận lợi 33

II.5.2. Khó khăn 33

II.5.3. Cơ hội 34

II.5.4. Thách thức 34

CHƯƠNG III:PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN DỰ ÁN 36

III.1. Mục tiêu 36

III.2. Dự báo các yếu tố tác động đến dự án 36

III.2.1. Chính sách 36

III.2.2. Vị trí địa lý 38

III.2.3. Điều kiện thời tiết, biến đổi khí hậu 40

III.2.4. Lượng khách và nguồn khách 41

III.3. Thuyết minh phương án phát triển xây dựng dự án 44

III.3.1. Đầu tư xe điện cho du khách di chuyển hai bên đường 45

III.3.2. Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng sinh thái diện tích 704290m2 47

III.3.3. Lắp đặt một số quầy bán nước tự động tại khu du lịch sinh thái 76

III.3.4. Diện tích, quy mô xây dựng các công trình phụ trợ phục vụ du lịch sinh thái tại dự án 76

III.3.5. Các tiện ích, công trình phục vụ dự án 76

III.3.6. Quy mô xây dựng công trình chính phục vụ du lịch 78

III.4. Phương thức tổ chức kinh doanh của dự án 80

III.5. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu giải pháp thị trường cho nhà đầu tư……… 80

III.6. Tổ chức giám sát hoạt động của dự án 86

CHƯƠNG IV:NHU CẦU NGUYÊN, NHIÊN LIỆU VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ 87

IV.1. Nhu cầu sử dụng nước của Dự án 87

IV.2. Nhu cầu sử dụng điện cho Dự án 92

IV.3. Nhu cầu nguyên liệu chính phục vụ sản xuất, kinh doanh của Dự án………… 92

IV.4. Hệ thống thoát nước mưa 92

IV.5. Hệ thống thoát nước thải 93

IV.6. Hệ thống thông tin liên lạc 93

CHƯƠNG V: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 94

V.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 94

V.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 95

V.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 96

CHƯƠNG VI:  VỐN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN …………………………………………………………………………..  97

VI.1. Tổng mức đầu tư 97

VI.2. Nguồn vốn đầu tư của dự án 99

VI.3. Tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án 101

VI.3.1. Mục đích tính toán 101

VI.3.2. Chi phí khai thác 101

VI.3.3. Tỷ suất chiết khấu 103

VI.4. Hiệu quả kinh tế xã hội 103

VI.4.1. Các thông số tài chính của dự án 104

CHƯƠNG VII:NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN HẠN NHÀ ĐẦU TƯ 107

VII.1. Nghĩa vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam…….. 107

CHƯƠNG VIII: ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN PCCC……………. 109

VIII.1. Đánh giá sơ bộ tác động môi trường 109

VIII.1.1. Giai đoạn chuẩn bị và lắp đặt thiết bị 109

VIII.1.2. Giai đoạn vận hành 111

VIII.2. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường 112

VIII.2.1. Giai đoạn chuẩn bị và lắp đặt thiết bị 112

VIII.2.2. Giai đoạn vận hành 113

CHƯƠNG IX:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115

IX.1. Kết luận 115

IX.2. Kiến nghị 115

 

Bảng 1. Đánh giá mức độ thích hợp của khí hậu tại huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La đối với sức khỏe con người cho hoạt động du lịch 17

Bảng 2. Hệ thống cung cấp điện lưới tại tỉnh Sơn La khu vực triển khai dự án 30

Bảng 3. Cơ sở hạ tầng du lịch giai đoạn 2018-2021 31

Bảng 4. Dự báo nhu cầu khách sạn của Sơn La 32

Bảng 5. Dự báo khách du lịch Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 32

Bảng 6. Dự báo lượt khách, doanh thu du lịch Sơn La đến năm 2030 43

Bảng 7. Xe điện du lịch 8 chỗ dự kiến sử dụng loại xe 46

Bảng 8. Các hạng mục công trình của Dự án 79

Bảng 9. Tổng nhu cầu cấp nước sinh hoạt Dự án 87

Bảng 10. Nhu cầu nguyên vật liệu chính phục vụ sản xuất, kinh doanh của Dự án 92

Bảng 11.  Nhiệm vụ của các phòng ban công ty 94

Bảng 12. Nhu cầu lao động dự kiến 95

Bảng 13. Hiệu quả kinh tế tài chính Dự án 104

Bảng 14. Tổng hợp nguồn phát sinh, đối tượng và mức độ bị tác động giai đoạn chuẩn bị và lắp đặt thiết bị 109

Bảng 15. Tổng hợp nguồn phát sinh, đối tượng và mức độ bị tác động giai đoạn vận hành 111

DANH MỤC CÁC BẢNG 

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án du lịch sinh thái kết hợp trống cây dược liệu, cây nông nghiệp công nghệ cao, cây ăn trái và cây cảnh quan.

CHƯƠNG I: SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP DỰ ÁN 

I.1.   Sự cần thiết phải đầu tư dự án 

Du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam một số thành phố đã khai thác lợi thế của mình, tạo nên nét đặc trưng trở thành những thành phố du lịch, nhiều vùng nông thôn đã thay đổi diện mạo, xóa đói giảm nghèo nhờ vào hoạt động du lịch. Hơn thế nữa du lịch còn được xem là cầu nối giữa các quốc gia mang đến cho xã hội tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau và hòa bình giữa các dân tộc. Kon Tum là một trong những địa phương sở hữu tài nguyên du lịch khá đa dạng, trong đó có tài nguyên du lịch văn hóa. Phát triển bền vững là một xu hướng và cũng là một yêu cầu của phát triển du lịch trong bối cảnh hiện nay.

Nằm trong khu vực 5 tỉnh Tây Nguyên, Kon Tum là địa danh quen thuộc trong những tour du lịch Tây Nguyên bởi địa phương này còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa, ngành nghề truyền thống, các loại ẩm thực độc đáo đậm chất Tây Nguyên. Kon Tum hiện vẫn còn mang đầy đủ những vẻ đẹp nguyên sơ của núi rừng cao nguyên hùng vĩ và vẻ đẹp vốn có đang hiện hữu tại các buôn làng của đồng bào các dân tộc thiểu số, là điều kiện thuận lợi để du lịch Kon Tum cất cánh trong thời gian tới. Phương thức du lịch sinh thái tại các khu thác, suối và rừng sản xuất với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, phát huy các giá trị của đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên kết hợp với giáo dục môi trường. Trước xu hướng tất yếu đó, các chính sách được coi là kim chỉ nam, định hướng trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ ban hành như Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp,…Điều này cho thấy rằng, việc phát triển du lịch sinh thái trong các rừng sản xuất dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững là hợp lý và cần được các địa phương, các chủ rừng chủ động trong định hướng phát triển các phương án, kế hoạch thực hoạt động du lịch sinh thái.

Tài nguyên du lịch Kon Tum được khai thác để tổ chức các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch cộng đồng với các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, độc đáo, mang tính đặc trưng của cảnh quan, của từng tộc người, địa phương và khu vực luôn làm đắm say, mê hoặc lòng người bởi những kiến tạo của thiên nhiên hùng vĩ, với những lễ hội đặc sắc của đồng bào các dân tộc bản địa tại chỗ. Đến nay, toàn tỉnh có 23 lễ hội được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng. Sau khi phục dựng lại, các lễ hội tiêu biểu này được đồng bào các dân tộc duy trì tự tổ chức theo chu kỳ hằng năm ở các cộng đồng dân cư với quy mô phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện, truyền giữ các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các giá trị văn hóa cổ truyền của địa phương, là điều kiện để khai thác và phát triển du lịch cộng đồng.

Thiên nhiên đã ban tặng cho huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum đó là cảnh quan tươi đẹp, sinh động của sông, suối, rừng cây, sản vật bản địa bên cạnh đó là những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, quần thể hang động-thác-suối đẹp như tranh vẽ và hàng trăm loài thực vật được bảo tồn, lai tạo, thuận lợi cho phát triển chuỗi du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Đi dọc theo chiều dài của huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum từ đông sang tây du khách sẽ khám phá nhiều điều kỳ thú đến ngỡ ngàng.

Để khai thác tiềm năng du lịch của tỉnh và nhằm có chiến lược đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn và là động lực tăng trưởng kinh tế. Kế hoạch số 1699/KH-UBND ngày 17/5/2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum thực hiện chỉ thị số 08/CT-TTG ngày 23/02/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời định hướng cũng đã nêu rõ quan điểm triển khai về hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái rừng, kết hợp nghỉ dưỡng, giáo dục về môi trường, ẩm thực, mua sắm, thể thao, vui chơi, giải trí, tham quan và các dịch vụ liên quan phù hợp khác.

Trong những năm qua, kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và phát triển du lịch nói riêng đã có những tiến bộ đáng kể nhưng trên thực tế nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh hiện có của tỉnh. Vói những tiềm năng về tự nhiên và nhân văn phong phú, Kon Tum nói chung và huyện Đăk Glei nói riêng có thể phấn đấu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Theo đó, định hướng phát triển các dòng sản phẩm thế mạnh là du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan, du lịch văn hóa, du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, khám phá,...

Nhận thấy được tiềm năng và cơ hội đầu tư, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam triển khai đầu tư dự án Khu du lịch Camping kết hợp nông lâm nghiệp Đắk Long” tại xã Đắk Long, huyện Đăk Glei tỉnh Kon Tum với quy mô 417.6 ha nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan thiên nhiên, khai thác tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học, danh lam thắng cảnh, tôn tạo giá trị lịch sử của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng kết hợp nông nghiệp công nghệ cao và bảo tồn sinh học, tín ngưỡng gắn với bản sắc văn hóa các dân tộc, tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.

I.2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, kết hợp nông lâm nghiệp của dự án đề ra

- Phù hợp với định hướng theo các công ước và hướng dẫn quốc tế như Công ước Đa dạng sinh học, các tiêu chuẩn tối thiểu về du lịch đối với các danh lam thắng cảnh và ngành du lịch do Ủy Ban Du lịch Bền vững Toàn cầu (CSTC) xây dựng; phù hợp với các tiêu chuẩn của danh lục xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) về thực hành bảo tồn hiệu quả nhất.

- Tuân thủ các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam (Luật Lâm Nghiệp, Luật đa dạng sinh học, Luật Du lịch,…)

- Phù hợp với các chính sách, định hướng, chiến lược quốc gia, ngành và địa phương về phát triển du lịch; lâm nghiệp, đa dạng sinh học và phát triển kinh tế xã hội.

- Tuân thủ các hướng dẫn lập kế hoạch; quy định về sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Hiểu và tôn trọng các giá trị của thiên nhiên, đa dạng sinh học.

- Góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các bên liên quan và khuyến khích các bên liên quan tham gia vào các hoạt động bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ cảnh quan và các loài động, thực vật hoang dã đồng thời góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

- Góp phần vào việc gìn giữ văn hóa địa phương và giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho cộng đồng địa phương từ các hoạt động du lịch sinh thái để khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động phát triển chung.

- Mang lại thu nhập bền vững và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và các bên tham gia khác. Mang lại nguồn tài chính phục vụ cho công tác bảo tồn và phát triển các điểm đến du lịch.

- Giáo dục nâng cao nhận thức và hiểu biết, khả năng hưởng thụ của du khách và tăng cường sự tham gia của họ vào công tác bảo tồn. Tạo điều kiện cho các bên tham gia một cách công bằng và có trách nhiệm vào phát triển du lịch sinh thái bền vững.

- Có hệ thống giám sát, biện pháp ứng phó và giảm thiểu với các tác động của du lịch về môi trường thiên nhiên, sự tồn tại và phát triển của các loài động, thực vật hoang dã và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loài ngoại lai xâm hại. 

- Tổng vốn đầu tư cả 2 giai đoạn Dự án là:  262.947.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi hai tỷ chín trăm bốn mươi bảy triệu đồng), tương đương  10.389.056 USD (Bằng chữ: Mười triệu ba trăm tám mươi chín ngàn không trăm năm mươi ba đô la Mỹ). Tỷ giá ngoại tệ USD bán ra là 25.310 VNĐ/USD của ngân hàng Vietcombank ngày 07/08/2024, trong đó:

· Giai đoạn 1 (Giải phóng mặt bằng, hoàn thiện hệ thống giao thông, hoàn thiện khu Nông nghiệp công nghệ cao và bảo tồn sinh học, xây dựng mô hình du lịch sinh thái, hình thành ao muôi cá, hồ câu cá, trải nghiệm khu vực thác Đắk Long):

+ Tổng vốn đầu tư giai đoạn 1: 164.659.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm sáu mươi bốn tỷ, sáu trăm năm mươi chín triệu đồng), tương đương 6.505.689 USD (Bằng chữ: Sáu triệu năm trăm linh năm ngàn sáu trăm tám mươi chín đô la Mỹ).

Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 gồm các thành phần như sau:

+ Vốn cố định: 162.659.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm sáu mươi hai tỷ, sáu trăm năm mươi chín triệu đồng), tương đương     6.426.670 USD (Bằng chữ:  Sáu triệu bốn trăm hai mươi sáu ngàn sáu trăm bảy mươi đô la Mỹ).

+ Vốn lưu động: đồng (Bằng chữ: 2.000.000.000 ( Hai tỷ đồng),

+ Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 49.397.700.000 đồng (Bằng chữ:               Bốn mươi chín tỷ ba trăm chín mươi bảy triệu bảy trăm ngàn đồng), tương đương 1.951.700 USD (Bằng chữ: Một triệu chín trăm năm mươi mốt ngàn bảy trăm đô la Mỹ), trong đó vốn góp của 2 thành viên liên doanh như sau:

Vốn góp của nhà đầu tư Công ty Ecogreen Phú Quốc (chiếm 60% vốn góp):

Vốn góp của nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam (chiếm 40% vốn):

Vốn huy động (70%): 115.261.300.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm mười lăm tỷ hai trăm sáu mươi mốt triệu ba trăm ngàn đồng), tương đương 4.553.980 USD (Bằng chữ: Bốn triệu năm trăm năm mươi ba ngàn chín trăm tám mươi đô la Mỹ).

Giai đoạn 2 (Đầu tư bổ sung hạng mục khu du lịch sinh thái, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, bổ sung một số trò chơi mạo hiểm, nhà bungalow, nhà lưu động, nhà hàng ẩm thực)

+ Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2: đồng (Bằng chữ: tỷ  đồng ), tương đương USD (Bằng chữ: đô la Mỹ)trong đó:

Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 2 gồm các thành phần như sau:

+ Vốn cố định: đồng (Bằng chữ: 98.288.000.000 ( Chín mươi tám tỷ hai trăm tám mươi tám triệu đồng ), tương đương 3.388.370 USD (Bằng chữ: Ba triệu ba trăm tám mươi tám ngàn ba trăm bảy mươi đô la Mỹ).

+ Vốn góp của nhà đầu tư: Vốn tự có (30%): 29.486.400.000 đồng (Bằng chữ:              Hai mươi chín tỷ bốn trăm tám mươi sáu triệu bốn trăm ngàn đồng), tương đương 1.165.000 USD (Bằng chữ: Một triệu một trăm sáu mươi lăm ngàn đô la Mỹ), trong đó vốn góp của 2 thành viên liên doanh như sau:

Vốn góp của nhà đầu tư Công ty Ecogreen Phú Quốc (chiếm 60% vốn góp):

Vốn góp của nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam (chiếm 40% vốn):

+ Vốn huy động (70%): 68.801.600.000 đồng. (Bằng chữ: Sáu mươi tám tỷ, tám trăm linh một triệu sáu trăm ngàn đồng), tương đương 2.718.356 USD (Bằng chữ: Hai triệu bảy trăm mười tám ngàn ba trăm năm mươi sáu đô la Mỹ).

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho Nhà đầu tư tính theo lãi suất của ngân hàng thương mại theo lãi suất 10%/năm.

- Thời gian thực hiện dự án: 50 năm kể từ ngày Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam được ký hợp đồng thuê khu đất triển khai dự án du lịch sinh thái với diện tích 417.6 ha 

- Tiến độ thực hiện: 4 năm (48 tháng), chia làm 2 giai đoạn đầu tư.

I.1.  Căn cứ pháp lý để xây dựng dự án 

I.1.1.  Cấp Trung ương

- Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ngày 29/06/2000 của Quốc hội;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12  ngày 18/06/2009 của Quốc hội;

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc hội;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội;

- Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15/11/2017 của Quốc hội;

- Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc hội;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội;

- Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/09/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa;

- Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định về giá đất;

- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định về thu tiền sử dụng đất;

- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về việc quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước;

- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;

Bố trí một số điểm check-in ngắm cảnh- Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án du lịch sinh thái kết hợp trống cây dược liệu, cây nông nghiệp công nghệ cao, cây ăn trái và cây cảnh quan.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghệ. Hiện nay, những trang mạng xã hội tiêu biểu như facebook, instagram đang dần chiếm vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày. Hầu hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ đều có nhu cầu thể hiện bản thân. Họ thích chia sẻ những điều thú vị hay lưu giữ những khoảnh khắc đẹp của mình. Chính vì nhu cầu “sống ảo” đó, nên việc đầu tư thiết kế điểm check in ấn tượng sẽ làm tăng lượng du khách đến với khu du lịch của dự án. Một điểm đặc biệt khi tạo địa điểm check in độc đáo đó là xét về khía cạnh marketing thì đây sẽ là điểm nhấn và cơ hội để dự án được nhiều người biết đến. Việc du khách đến chụp ảnh và đăng tải lên mạng xã hội thì dự án sẽ thu hút một lượt khách đến đông hơn đó cũng là một phương án marketing hiệu quả.Vì vậy việc lắp đặt các điểm check – in là thật sự cần thiết để thu hút thêm du khách.

- Dự án sẽ lấy vị trí nhà dịch vụ khu ngắm thác kết hợp làm quán cà phê bố trí tiểu cảnh.

- Dự án sẽ trồng thêm hoa và cây cảnh xung quanh khu vực.

n) Cải tạo khu vực Ngũ Hồ

- Lắp đặt 2 khu vực chòi nghỉ kiểu với vật liệu bằng gỗ nhẹ, diện tích nhỏ.Tại đây du khách có chỗ nghỉ ngơi, kết hợp tắm suối và quan sát động thực vật.

- Dự án triển khai thêm các dịch vụ đi kèm như: Hướng dẫn viên, cho thuê đồ bảo hộ, giày, gậy, bình nước, áo tắm…

2. Vườn thực địa trồng và bảo tồn dược liệu, cây nông nghiệp, chăn nuôi bảo tồn sinh vật cảnh bản địa diện tích

Tại khu vực huyện Đắk Glei có khí hậu mát mẻ quanh năm, có rất nhiều loài cây dược liệu tự nhiên sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng là điều thuận lợi. Ngoài khí hậu ưu đãi, đất ở địa phương còn có những đặc trưng riêng. Kon Tum có 17 loại đất chính cùng cấu trúc địa chất có hàng loạt các khoáng chất như: sắt, crôm,  vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, bán quý, kim loại phóng xạ, đất hiếm,…Vì vậy, các loại thảo dược và dược liệu trồng tại Kon Tum hơn hẳn các loại cùng loại trồng nơi khác, cũng chính bởi những lí do đó việc tiếp nhận, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào thử nghiệm trồng trọt các loại cây dược liệu và cây nông nghiệp và hình thành nên khu vườn thực địa góp phần phát triển kinh tế cho nhà đầu tư và đa dạng hóa mô hình sản phẩm du lịch của dự án. Vườn thực địa là nơi sưu tập, chăm sóc các loài thực vật hoang dã mục đích trưng bày, nhân giống, giáo dục môi trường và nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, việc chăn nuôi bảo tồn các loài sinh vật cảnh bản địa đặc trưng tại địa phương phù hợp với rất nhiều đối tượng du khách đặc biệt là học sinh trong các buổi tham quan dã ngoại hình thức giáo dục trải nghiệm sẽ là phương pháp mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho học sinh, tăng tính chủ động và sáng tạo học tập, những chuyến đi thực tế là dịp để các bạn học sinh được học hỏi và chiêm nghiệm thêm nhiều điều. Không có một sách vở, giáo trình nào có thể gột tả hết những đặc trưng của sinh vật nguyên bản của nó.

Dự án dự kiến trồng các loại thảo dược, dược liệu như: Địa liền, Sa nhân, Nghệ vàng và cả các cây tinh dầu đang có nhu cầu cao trên thị trường như: Hương nhu trắng, Trà tiên, Sâm ngọc linh, Đảng sâm (Sâm dây) kết hợp trồng một số loại cây nông nghiệp như: sầu riêng, mít, mãng cầu,…

5. Nhà ở văn hóa dân tộc, biểu diễn nghệ thuật dân tộc diện tích

Khu vực dự án dành ra một hạng mục nhà văn hóa dân tộc nhằm lưu giữ lịch sử địa phương huyện Đắk Glei, nơi đây du khách sẽ được tham gia các buổi văn nghệ nghe hướng dẫn viên trình bày về lịch sử nguồn gốc hình thành và phát triển của địa phương. Đồng thời nơi đây sẽ được xây dựng sân khấu để có thể tổ chức các buổi hội họp và biểu diễn nghệ thuật dân tộc giúp cho du khách hòa mình với không gian sống động mang màu sắc văn hóa Giẻ Triêng là tộc người có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân khu vực Bắc Tây Nguyên ở Việt Nam, mục đích của hạng mục này ở dự án còn là đánh thức tiềm năng các hình thức sinh hoạt văn hóa dân tộc bàn địa để bào tồn, phát huy các giá trị truyền thống. Tập trung vào việc phục hồi các hình thức, nội dung tiết mục văn nghệ truyền thống thuộc loại hình ca, múa, nhạc, chọn lọc, cải biên và truyền dạy liên thế hệ.

 

Hình 30. Lễ hội và không gian cồng chiêng của các đồng bào dân tộc tại Kon Tum sẽ được đưa vào sản phẩm du lịch văn hóa tại Dự án

6.  Thiết kế khu vườn trồng các loại hoa đặc trưng diện tích

Dự án quy hoạch thành một “cánh đồng” hoa Ban, hoa Dã Quỳ, hoa Hồng Leo,…nơi du khách có thể tận hưởng vẻ đẹp của các loài hoa đặc trưng địa phương nở rộ trong năm, du khách sẽ ngắm cảnh và chụp hình.       

7. Khu vực chợ đêm và chợ nông thôn cho khách du lịch diện tích

Tại khu vực này chủ dự án sẽ dành ra một khu vực để tổ chức họp chợ đêm, hình thành hợp tác xã cộng tác để người dân có thể đem những loại sản phẩm thực phẩm hàng hóa lưu niệm bán cho khách du lịch, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen và Công ty Ecogreen Phú Quốc sẽ thu phí quản lý và mặt bằng. Đây cũng là một thế mạnh thu hút du khách vì không những thuận tiện nằm ngay trong khu vực dự án mà còn là nơi để du khách gần xa ghé tham quan mua sắm mang không khí tấp nập đông vui. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi để du khách không chỉ có cơ hội thưởng thức văn hóa-ẩm thực địa phương mà còn có thể tản bộ dọc theo những con đường giao thông nội bộ trong khu vực dự án để khám phá vẻ đẹp của nơi đây khi đã lên đèn. Bên cạnh đó, chợ đêm cũng là không gian đề hợp tác xã người dân địa phương bày bán rất nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, mang đậm dấu ấn của đời sống văn hóa dân tộc vùng cao như các nhạc cụ hoặc trang sức,... Ngoài ra còn có các mặt hàng thổ cẩm như trang phục truyền thống, mũ,.. được làm nên vô cùng khéo léo và chỉnh chu đến từng chi tiết. Mọi thứ đều sẽ dược chủ đầu tư quy định bán với giá phải chăng, thích hợp để mua về làm quà lưu niệm hoặc để tặng người thân và bạn bè.

I.1.  Quy mô xây dựng công trình chính phục vụ du lịch 

Vị trí, quy mô xây dựng lắp đặt công trình phục vụ cho hạng mục du lịch sinh thái như sau:

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT

STT

LOẠI ĐẤT

 DIỆN TÍCH (m2)

 TỶ LỆ (%)

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

5

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

I.1. Phân tích điểm mạnh – điểm yếu giải pháp thị trường cho nhà đầu tư

 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Phương pháp thu thập dữ liệu là phương pháp mà nhà đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam sử dụng trước hết và cơ bản để hoàn thành đề xuất dự án trên.

Phương pháp phân tích dữ liệu: Đây là phương pháp cơ bản được nhiều người nghiên cứu sử dụng trên cơ sở phát triển những tài liệu đã qua xử lý, so sánh với hoạt động của các vùng khác, để từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá của mình về những vấn đề được đề cập đến. Về việc phân tích dữ liệu trong dự án được thực hiện bằng các phương pháp sau:

+ Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để thống kê về mức độ hài lòng của du khách tại Kon Tum, mặt hạn chế còn tồn đọng những phương án đi trước đã mắc phải,…

+ Phương pháp phân tích: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hường đến marketing thu hút du khách nội địa và du khách của Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam và Công ty Ecogreen Phú Quốc.

Điểm đặc biệt để làm nên thành công của dự án, ngoài sự phong phú đa dạng của cảnh quan tài nguyên hệ sinh thái như một tặng phẩm của thiên nhiên dành cho huyện Đắk Glei địa điểm triển khai dự án, mà còn là bàn tay và khối óc của nhà đầu tư trong việc bố trí và xây dựng phương án phát triển mô hình du lịch sinh thái khai thác tối đa lợi thế từ thiên nhiên và bảo tồn hệ sinh thái bền vững.  

 Chiến lược thu hút du khách nhà đầu tư đề ra tại khu vực triển khai dự án

- Đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng hiện có của khu vực xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, từng bước xây dựng trên cơ sở mới, tăng cường phát triển mô hình du lịch sinh thái đã đề xuất.

- Tận dụng các điều kiện thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí để phát triển

- Tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và thực hiện giao lưu quốc tế đồng thời kết nối tìm hiểu về giá trị văn hóa đặc trưng đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Giẻ Triêng, Xơ Đăng, Ba na, Gia Rai,…tạo thành một quần thể du lịch sinh thái được lồng ghép vào mô hình dự án một cách sinh động và độc đáo

- Lập dự án và kêu gọi sự ủng hộ của cấp cấp ban ngành trong tỉnh Kon Tum

- Tuyên truyền, quảng cáo, có chiến lược marketing, giới thiệu sản phẩm du lịch của nhà đầu tư đến với du khách khắp các nơi đổ về.

 Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu

Xác định vị thế là việc phát triển một dịch vụ và marketing – mix để chiếm được một vị trí cụ thể trong tâm trí khách hàng tại các thị trường mục tiêu.

Có ba yếu tố cần phải đạt được trong xác định vị thế là tạo được hình ảnh, truyền tải được lợi ích đối với khách hàng, khác biệt hóa tên nhãn hiệu dịch vụ của mình so với dịch vụ dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Để xác định vị thế có hiệu quả Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam và Công ty Ecogreen Phú Quốc tiến hành các bước như sau:

- Chuẩn bị tài liệu: Xác định những lợi ích quan trọng nhất đem lại cho khách hàng khi mua các sản phẩm du lịch của doanh nghiệp tại xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum.

- Quyết định: Quyết định hình ảnh mà doanh nghiệp muốn tạo ra trong tâm trí khách hàng tại một thị trường mục tiêu đã chọn.

- Khác biệt hóa: Tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp so với sản phẩm dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.

- Thiết kế: Truyền tải được những sự khác biệt đã tạo ra trong tuyên bố về vị thế và các yếu tố của marketing-mix

- Thực hiện: Thực hiện tốt những gì mà nhà đầu tư đã hứa với khách hàng của mình

Nhà đầu tư đề xuất áp dụng các phương pháp sau để xác định vị thế:

- Xác định vị thế dựa trên nét đặc trưng của sản phẩm du lịch tại xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum ở đây xác định mối liên quan trực tiếp giữa các mặt nổi trội của sản phẩm và các lợi ích mà khách hàng mong đợi

- Xác định vị thế dựa trên lợi ích, giải pháp hoặc nhu cầu, gắn giữa các lợi ích với các giải pháp mà khách hàng có thể lựa chọn, hoặc tạo sự liên kết gần gũi tới nhu cầu của các vấn đề liên quan.

- Xác định vị thế theo trường hợp sử dụng cụ thể của khách hàng

- Xác định vị thế đối với các nhóm khách hàng khác nhau

- Xác định vị thế chọn với các sản phẩm khác

- Xác định vị thế bằng tạo sự khác biệt cho sản phẩm.

 

 

 

 Các chính sách marketing thu hút khách du lịch của nhà đầu tư khi triển khai dự án

1. Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm được hiểu là tổng thể những quy tắc chỉ huy để tạo ra và tung sản phẩm vào thị trường để thỏa mãn nhu cầu thị trường, thị hiếu của khách hàng trong từng thời kỳ kinh doanh của doanh nghiệp và đảm bảo việc kinh doanh có hiệu quả.

Chính sách sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh. Nếu chính sách này không đúng, tức là đưa ra thị trường những loại sản phẩm, dịch vụ không đúng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng thì các chính sách khách của marketing dù có hấp dẫn đến mấy cũng không có ý nghĩa. Chính sách sản phẩm không những đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đúng hướng mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng doanh nghiệp nhằm mục tiêu chiến lược tổng quát.

Để xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp, công ty khi xây dựng chính sách sản phẩm du lịch đã dựa trên các căn cứ sau:

- Căn cứ vào chiến lược kinh doanh và phương án kinh doanh tổng hợp để xác định phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong thời gian dài.

- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nghiên cứu thị trường, nắm bắt được nhu cầu thị hiếu, mong muốn của khách hàng, doanh nghiệp sẽ quyết định đưa ra các sản phẩm phù hợp.

- Căn cứ vài khả năng của nhà đầu tư, nhà đầu tư kinh doanh du lịch nhiều khi phát hiện những khoảng thị trường còn trồng, nhưng mỗi doanh nghiệp đều bị ràng buộc, hạn chế nhất định, do vậy nhà đầu tư cần phải thấy hết mặt mạnh, yếu của mình khi lựa chọn, quyết định chính sách sản phẩm du lịch.

2. Chính sách giá

Chính sách giá là tập hợp những cách thức, quy tắc định giá cơ sở của sản phẩm và quy định biên độ dao động cho phép thay đổi các mức giá cơ sở trong điều kiện nhất định thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Thông thường có hai chiến lượng định giá là định giá cho sản phẩm mới và định giá cho toàn danh mục sản phẩm.

+ Định giá cho sản phẩm mới

+ Định giá hớt phần ngọn

+ Định giá thâm nhập thị trường

+ Định giá cho toàn danh mục sản phẩm

+ Định giá chủng loại sản phẩm

+ Định giá cho các dịch vụ tùy chọn

+ Định giá với sản phẩm bắt buộc

+ Định giá hai phần

+ Định giá sản phẩm phụ

+ Định giá sản phẩm trọn gói

3. Chính sách phân phối

Khi quyết định mỗi kênh phân phối cần phải cân nhắc trên cơ sở xem xét 3 yếu tố: loại hình trung gian marketing, số người trung gian, điều kiện và trách nhiệm của từng thành viên của kênh

4.  Chính sách lập chương trình và tạo sản phẩm trọn gói

Các sản phẩm trọn gói có thể phân loại theo bốn cách. Chúng có thể được phân loại theo: Các yếu tố sản phẩm trọn gói, thị trường mục tiêu, trọn gói trong khoảng thời gian diễn ra hoặc thời gian lựa chọn, sự sắp xấp du lịch hoặc điểm đến du lịch.

 Phân tích ma trận SWOT cho sản phẩm du lịch tại xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum của dự án

Khu vực xã Đắk Long, huyện Đắk Glei, tỉnh Kon Tum xây dựng dự án Khu du lịch Camping kết hợp nông lâm nghiệp Đắk Long

 

Điểm mạnh (S):

Điểm yếu (W):

S1: vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú

S2: các sản phẩm du lịch, phong phú đa dạng

S3: Sự chỉ đạo sâu sắc của UBND Huyện Đắk Glei và sự hỗ trợ tích cực của lãnh đạo địa phương tỉnh Kon Tum

S4: Sự lãnh đạo nhiệt tình, tinh thần làm việc có trách nhiệm của nhân viên Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam và Công ty Ecogreen Phú Quốc

W1: chưa thu hút được các dự án đầu tư lớn vào khu du lịch

W2: dịch vụ du lịch tại khu du lịch chưa đáp ứng hết nhu cầu của du khách

W3: cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo

W4: vấn đề môi trường vẫn chưa được quản lý tốt

W5: du khách chưa biết đến khu du lịch sinh thái nhiều

Cơ hội (O)

O1: Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế

O2: Có xu hướng chuyển dịch mạnh mẽ dòng chảy du lịch trên thế giới về khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

O3: Chính trị xã hội Việt Nam thuộc hàng ổn định trên thế giới

O4: Sự quan tâm của Chính phủ

O5: Mô hình du lịch sinh thái đang được du khách trong nước và du khách quốc tế yêu thích

 

O1, O3, O5 & S1, S2, S3: xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Kon Tum thật hợp lý.

O1, O5 &W2, W3, W4: đầu tư phát triển, mở rộng quy mô tại khu du lịch để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng.

Đe dọa (T)

T1: Sự ô nhiễm môi trường dần dần sẽ hủy hoại môi trường cảnh quan thiên nhiên và gây ô nhiễm cho nguồn nước tại khu du lịch

T2: Nạn cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào do công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy chưa được quản lý chặt chẽ.

T3: sự cạnh tranh của các khu du lịch trong nước và ngoài nước

T4: cơ sở hạ tầng thấp, thủ tục hành chính phức tạp

 

 

S1,S2,S4&T1,T2,T4 cải thiện chất luộng phục vụ của những dịch vụ du lịch nơi đây nhằm thu hút du khách đến với dự án.

W1, W4 & T1, T2 tăng cường hợp tác với các tổ chức phi chính phủ về bảo tồn và giáo dục môi trường

 

 

ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS)

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi

2. Mang một tiềm năng du lịch lớn

3. Sự chỉ đạo sâu sát của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn Ecogreen Việt Nam và Công ty Ecogreen Phú Quốc.

4. Tinh thần trách nhiệm của công nhân viên

5. Có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị khác

6. Thái độ mến khách của người dân địa phương và đồng bào các dân tộc địa phương huyện Đắk Glei.

7. Tình hình an ninh, xã hội ở huyện Đắk Glei được quản lý tốt.

 

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES)

1. Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập quốc tế

2. Dòng chảy du lịch trên thế giới có xu hướng về Châu Á

3. Nền chính trị xã hội Việt Nam thuộc hàng ổn định, thu hút được các nhà đầu tư

4. Sự quan tâm của Chính phủ đối với sự phát triển du lịch sinh thái kết hợp phát triển nông lâm nghiệp

5. Du lịch sinh thái đang được du khách yêu thích, mở ra cơ hội mới cho khu du lịch Camping kết hợp nông lâm nghiệp Đắk Long.

6. Công ty cho chiến lược marketing, mở rộng thị trường bài bản.

ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)

1. 1. Tài nguyên rừng, suối thác chưa thu hút được nhiều đầu tư

2. Dịch vụ du lịch chưa phong phú

3. Vấn đề môi trường chưa được quản lý tốt

4. Du khách chưa biết đến khu du lịch một cách rộng rãi

5. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được quản lý tốt

6. Đội ngũ nhân viên còn gặp khó khăn trong công tác đào tạo chuyên môn

 

 

 

               ĐE DỌA (THREATS)
1. Sự ô nhiễm môi trường sẽ đe dọa dần cảnh quan thiên nhiên

2. Nạn cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào

3. Các quốc gia trong khu vực đang thực hiện chiến dịch quảng bá du lịch, là đối thủ của du lịch Việt Nam

4. Với sự quảng bá mạnh mẽ của các khu du lịch sinh thái của các tỉnh thành lân cận, trong địa phương.

5. Số lượng du khách quốc tế quay lại Việt Nam lần hai rất thấp.

 

I.1.1. Chi phí khai thác

Chi phí khai thác bao gồm: chi phí tiền lương, chi phí BHXH, BHYT; KHTSCĐ, chi phí điều hành, quản lý và thuế thu nhập doanh nghiệp được tính toán trên cơ sở yêu cầu về kỹ thuật công nghệ khai thác và được áp dụng theo các định mức, qui định của Nhà nước, ngoài ra còn tham khảo về quá trình sản xuất kinh doanh Dự án.

Cụ thể như sau:

- Chi phí tiền lương: Được tính toán theo định mức tiền lương hàng tháng và số lượng lao động phục vụ quá trình khai thác, ngoài ra còn tham khảo cơ chế trả lương hiện nay đang áp dụng;

- Chi phí bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT): 24% chi phí tiền lương lương cơ bản;

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: thời gian trích khấu hao tài sản cố định  (TSCĐ) được áp dụng theo thông tư  số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính về ban hành hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Thời gian trích khấu hao Tài sản cố định trong dự án đề xuất như sau;

- Chí phí thuê thiết bị được áp dụng đơn giá .

- Chi phí bảo dưỡng công trình hàng năm: dự tính 2% vốn xây dựng, tham khảo một số dự án tưng tự;

- Chi phí bảo dưỡng thiết bị hàng năm: dự tính 2% giá trị thiết bị;

- Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo thông tư số 78/2014/TT-BTCngày 18/6/2014 của của bộ tài chính quy định cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chí phí tiền điện: theo số kw tiêu thụ hàng năm và giá điện được thông báo;

- Chi phí khác: quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp khách, giao dịch, hội nghị, yếu tố trượt giá, lạm phát và các khoản chi phí khác liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh.

Bảng tính chi phí

STT

Nội dung

Năm vận hành

 

 

 

 

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

Năm 5

1

Chi phí điện, nước,… bằng 4,2% DT

4,222,995

4,406,740

4,599,535

4,801,832

5,014,105

2

Chi phí tiếp thị, quảng cáo, bán hàng... (3-5%DT)

4,021,900

4,196,895

4,380,509

4,573,173

4,775,338

3

Trả lãi vay vốn đầu tư

22,134,801

22,134,801

19,675,379

17,215,956

14,756,534

4

Chi phí trả lương, bảo hiểm …

15,487,095

15,487,095

15,487,095

15,487,095

15,487,095

5

Chi phí dich vụ hành chính 1% DT

1,005,475

1,049,224

1,095,127

1,143,293

1,193,835

6

Chi phí sữa chữa lớn (2% giá thiết bị/năm)

 

 

5,258,948

 

 

7

Chi phí sửa chữa thường xuyên (1 - 2% giá XL/năm)

1,818,771

1,818,771

1,818,771

1,818,771

1,818,771

8

Chi phí bảo hiểm tài sản cố định (0,3%/năm)

545,631

545,631

545,631

545,631

545,631

9

Khấu hao tài sản cố định

13,989,716

13,989,716

13,989,716

13,989,716

13,989,716

10

Chi phí nguyên liệu đầu vào,

31,614,250

32,933,963

34,318,356

35,770,657

37,294,255

*

Tổng cộng

94,840,634

96,562,835

101,169,067

95,346,124

94,875,280

 

I.1.2. Tỷ suất chiết khấu

Tỷ suất chiết khấu tài chính của dự án hay còn gọi là tỷ lệ kỳ vọng, tỷ lệ sinh lời mong muốn của dự án. Đối với các dự án đầu tư tỷ suất chiết khấu thường được tính theo tỷ lệ lãi suất ngân hàng và tỷ lệ phần trăm vốn vay. Trong dự án tính toán tỷ suất chiết khấu như sau :

Tỷ suất chiết khấu (TSCK) của dự án được lựa chọn theo tỷ suất doanh lợi tối thiểu của dự án (IRRmin). TSCK = IRRmin;

Tỷ suất chiết khấu IRRmin tính toán theo công thức sau:

Trong đó:

+ Icsh: Tổng vốn của Chủ sở hữu trong tổng vốn đầu tư của dự án.

+ Iv: Tổng vốn vay thương mại trong tổng vốn đầu tư của dự án;

+ I: Tổng vốn đầu tư của dự án;

+ icsh%: Tỷ suất sinh lợi của vốn Chủ sở hữu;

+ iv%: Tỷ lệ lãi suất của vốn vay thương mại.

I.1.  Hiệu quả kinh tế xã hội

a) Đánh giá sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất. Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của địa phương huyện Đắk Glei. Điều kiện kinh tế xã hội của khu vực bảo đảm phù hợp cho việc đầu tư xây dựng dự án Khu du lịch Camping kết hợp nông lâm nghiệp Đắk Long  tại xã Đắk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum phục vụ nhu cầu kinh doanh thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh Kon Tum trở thành hướng kinh tế mũi nhọn của địa phương, có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội. Dự án sử dụng trên  lao động tại địa phương khi đi vào vận hành ổn định ở 2 giai đoạn đầu tư của dự án, đồng thời sẽ tạo ra cơ hội việc làm gián tiếp thông qua sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp địa phương như dịch vụ vận tải, mua nguyên vật liệu, xây dựng. Đóng góp vào sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân nói chung và của khu vực. Nhà nước/ địa phương có nguồn thu ngân sách từ Thuế GTGT, Thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện dự án.

b) Đánh giá sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội

Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng:

- Dự án Khu du lịch Camping kết hợp nông lâm nghiệp Đắk Longđược đầu tư xây dựng sẽ phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, tích hợp vừa kinh doanh vừa đẩy mạnh kinh tế, bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của khu vực, đây là một hướng đầu tư xanh, được các cấp ban ngành hỗ trợ, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế phát triển bền vững.

- Đóng góp của dự án đối với ngân sách, địa phương, người lao động: hàng năm dự án đóng góp cho ngân sách nhà nước từ tiền thuê đất, phí môi trường, thuế GTGT. Hàng năm giải quyết việc làm cho nhiều lao động của địa phương, phát huy hiệu quả tích cực, không những góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân mà còn góp phần giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, phát triển đất nước.

- Tác động tiêu cực của dự án có thể gây ra và cách kiểm soát các tác động này: Các tác động tiêu cực về môi trường không đáng kể nhưng sẽ được đánh giá và đề xuất phương án khắc phục tại phần đánh giá tác động môi trường.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án

Bảng 10. Hiệu quả kinh tế tài chính Dự án 

ĐVT: 1.000đ

TT

 

Chỉ tiêu

Giá trị

1

Tổng mức đầu tư bao gồm thuế GTGT 10% (VNĐ)

262,947,000

2

Giá trị hiện tại thực NPV (VNĐ)

40,367,167

3

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR (%)

11.36%

4

Thời gian hoàn vốn không chiết khấu (năm)

8 năm 5 tháng

5

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (năm)

12 năm 11 tháng

 

Đánh giá

Dự án hiệu quả

 

Tổng mức vốn đầu tư dự kiến 262,947,000,000 đồng, sau  12 năm  11 tháng khai thác Dự án đã thu hồi được vốn. Như vậy xét về mặt kinh tế: dự án đã đảm bảo về hiệu quả kinh tế cho số vốn mà nhà đầu tư đã bỏ ra.

Chi phí sử dụng vốn bình quân được tính trên cơ sở tỷ trọng vốn vay là 70%; tỷ trọng vốn chủ sở hữu là 30%; lãi suất vay dài hạn 10%/năm; chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu (tạm tính) là 6.5%/năm.

I.2.  Các thông số tài chính của dự án

1. Kế hoạch hoàn trả vốn vay.

Kết thúc năm đầu tiên phải tiến hành trả lãi vay và trả nợ gốc thời gian trả nợ trong vòng 10 năm của dự án, trung bình mỗi năm trả 35,41 tỷ đồng. Theo phân tích khả năng trả nợ của dự án (phụ lục tính toán kèm theo) cho thấy, khả năng trả được nợ là rất cao, trung bình dự án có khả năng trả được nợ trong 10 năm.

2. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn giản đơn.

Khả năng hoàn vốn giản đơn: Dự án sẽ sử dụng nguồn thu nhập sau thuế và khấu hao cơ bản của dự án để hoàn trả vốn vay.

KN hoàn vốn = (LN sau thuế + khấu hao + lãi vay)/Vốn đầu tư.

Theo phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn của dự án (phần phụ lục) thì chỉ số hoàn vốn của dự án là  1.15 lần, chứng tỏ rằng cứ 1 đồng vốn bỏ ra sẽ được đảm bảo bằng 1.15 đồng thu nhập. Dự án có đủ khả năng tạo vốn cao để thực hiện việc hoàn vốn.

Thời gian hoàn vốn giản đơn (T): Theo (Bảng phụ lục tính toán) ta nhận thấy đến năm thứ  7 đã thu hồi được vốn và có dư, do đó cần xác định số tháng của năm thứ 7 để xác định được thời gian hoàn vốn chính xác.

Số tháng = Số vốn đầu tư còn phải thu hồi/thu nhập bình quân năm có dư.

Như vậy thời gian hoàn vốn giản đơn của dự án là  8 năm  5  tháng kể từ ngày hoạt động.

3. Khả năng hoàn vốn và thời gian hoàn vốn có chiết khấu.

 

 
 

Khả năng hoàn vốn và thời điểm hoàn vốn được phân tích cụ thể ở bảng phụ lục tính toán của dự án. Như vậy cho ta thấy, cứ 1 đồng vốn bỏ ra đầu tư sẽ được đảm bảo bằng 1.36 đồng thu nhập cùng quy về hiện giá, chứng tỏ dự án có đủ khả năng tạo vốn để hoàn trả vốn.

 

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Tp) (hệ số chiết khấu 9.4%).

 

 
 

Theo bảng phân tích cho thấy đến năm thứ 11 đã hoàn được vốn và có dư. Do đó ta cần xác định số tháng cần thiết của năm thứ 11  .

 

Như vậy thời gian hoàn vốn có chiết khấu của dự án là  12 năm  11 tháng kể từ ngày hoạt động.

4. Phân tích theo phương pháp hiện giá thuần (NPV)

Trong đó:

- P: Giá trị đầu tư của dự án tại thời điểm đầu năm sản xuất.

- CFt : Thu nhập của dự án = lợi nhuận sau thuế + khấu hao.

Hệ số chiết khấu mong muốn 10.10 %/năm.

Theo bảng phụ lục tính toán NPV = 40,367,167,000 đồng. Như vậy chỉ trong vòng 30 năm của thời kỳ phân tích dự án, thu nhập đạt được sau khi trừ giá trị đầu tư qui về hiện giá thuần   40,367,167,000 đồng > 0 chứng tỏ dự án có hiệu quả cao.

5. Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR)

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) là tỷ suất chiết khấu mà tại đó hiện giá ròng NPV bằng 0. Hay nói cách khác, IRR là suất chiết khấu mà khi dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ thì giá trị hiện tại của dòng thu nhập cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí.

Trong đó:

- C0: là tổng chi phí đầu tư ban đầu (năm 0)

- Ct: là dòng tiền thuần tại năm t

- n: thời gian thực hiện dự án.

- NPV: hiện giá thuần.

Theo phân tích được thể hiện trong bảng phân tích của phụ lục tính toán cho thấy IRR = 11.36 % >  % như vậy đây là chỉ số lý tưởng, chứng tỏ dự án có khả năng sinh lời.

Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp nông nghiệp công nghệ cao, quy trình xin giấy phép môi trường cho dự án du lịch sinh thái kết hợp trống cây dược liệu, cây nông nghiệp công nghệ cao, cây ăn trái và cây cảnh quan.

 

 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha