Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt

  • Mã SP:DA vien nen
  • Giá gốc:90,000,000 vnđ
  • Giá bán:80,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt - Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ, báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất viên nén chất đốt 

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN 1

I.1. Giới thiệu Nhà đầu tư 1

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình 1

I.3. Mô tả sơ bộ dự Án 1

I.4. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự Án 2

I.5. Cơ sở pháp lý triển khai dự án 2

I.6. Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng 3

I.7. Cam kết của nhà đầu tư 5

CHƯƠNG II:NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG 6

II.1. Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 2022 6

II.2. Tiềm năng và sự đa dạng tài nguyên gỗ Việt Nam 9

II.2. Thị trường viên nén gỗ bán tại Việt Nam và xuất khẩu 15

II.2.1. Dự báo xuất khẩu viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm tiếp theo giai đoạn 2023-2030 17

II.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ ( Swot) 19

II.3.1. Điểm mạnh của ngành sản xuất viên nén gỗ Việt Nam (Strengths) 19

II.3.2. Các điểm yếu của ngành sản xuất viên nén gỗ tại Việt Nam (Weaknesses) 21

II.3.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với doanh nghiệp Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà 22

II.3.4. Hệ thống giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm viên nén gỗ 23

II.3.5. Thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ Wood Pellet 24

II.4. Các giải pháp đẩy mạnh sản phẩm viên nén gỗ của Công ty ra thị trường – đầu ra chi thị trường tiêu thụ 25

II.4.1. Hệ thống kế hoạch tìm đầu ra cho sản phẩm viên nén gỗ trên địa bàn tỉnh Hà Giang và cho cả nước cùng với xuất khẩu 26

II.4.2. Tổng quan Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà cùng thực trạng công tác hoạch định chiến lược khai thác bán hàng sản phẩm viên nén gỗ trên thị trường tại Công ty 27

II.4.3. Hoạch định chiến lược kinh doanh sản phẩm viên nén gỗ tại Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà 27

II.5. Phân tích ngành và cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành sản xuất viên nén gỗ tại thị trường Việt Nam 29

II.5.1. Phân tích cạnh tranh 29

II.5.2. Phân tích các yếu tố bên trong Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà 29

CHƯƠNG III:MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ 32

III.1. Dự đoán nhu cầu thị trường 32

III.2. Khái quát chung thị trường các sản phẩm được chế biến từ gỗ 32

III.3. Tính khả thi của dự án 34

III.4. Mục tiêu đầu tư 35

III.5. Sự cần thiết phải đầu tư 35

III.6. Đánh giá chung về điều kiện xây dựng - những lợi thế và hạn chế 36

CHƯƠNG IV:ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY 38

IV.1. Mô tả địa điểm xây dựng 38

IV.2. Phân tích địa điểm xây dựng dự án 42

IV.2.1. Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật 42

IV.3. Địa chất công trình 44

IV.4. Nhận xét địa điểm xây dựng dự án 44

IV.5. Nhận xét chung về hiện trạng 44

CHƯƠNG V:QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ 45

V.1. Hình thức đầu tư 45

V.2. Phương án xây dựng nhà xưởng và dây chuyền công nghệ 45

V.2.1. Các hạng mục xây dựng 45

V.2.2. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến 45

V.2.3. Công nghệ sản xuất và quy trình vận hành 46

V.3. Chỉ tiêu kỹ thuật 54

V.3.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất 56

V.3.2. Hệ thống nhà xưởng sản xuất 57

V.4. Quy mô thiết kế các hạng mục công trình 58

V.4.1. San nền 58

V.4.2. Hệ thống tường rào bao quanh bảo vệ 59

V.4.3. Xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ 59

V.4.4. Xây dựng hệ thống đưòng giao thông nội bộ 59

V.4.5. Xây dựng hệ thống thoát nước 59

V.4.6. Xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt công nhân nhà máy sản xuất viên nén và cứu hoả…… 69

V.4.7. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải 69

V.4.8. Xây dựng hệ thống chiếu sáng đường giao thông nội bộ 70

V.4.9. Nguồn điện và hệ thống phân phối 70

CHƯƠNG VI:PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 73

VI.1. Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức 73

VI.2. Nhu cầu và phương án sử dụng lao động 75

VI.3. Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành 75

CHƯƠNG VII:PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH 76

VII.1. Chương trình chuẩn bị việc thực hiện dự án 76

VII.2. Công tác đấu thầu 76

VII.3. Các công trình phục vụ thi công xây lắp 76

VII.4. Dự kiến tiến độ thực hiện dự án 76

VII.5. Dự kiến kế hoạch đấu thầu của dự án 76

VII.5.1. Dự kiến kế hoạch đấu thầu 77

VII.5.2. Phần công việc không đấu thầu 77

VII.5.3. Phần công việc chỉ định thầu 77

VII.5.4. Phần công việc cho chào hàng cạnh tranh 78

VII.5.5. Phần đấu thầu 78

VII.6. Giải pháp thi công xây dựng 78

VII.7. Hình thức quản lý dự án 78

CHƯƠNG VIII:ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCC 80

VIII.1. Đánh giá tác động môi trường 80

VIII.1.1. Giới thiệu chung 80

VIII.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường 80

VIII.1.3. Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng 83

VIII.1.4. Tác động của dự án tới môi trường 84

VIII.1.5. Chương trình quản lý và giám sát môi trường của chủ dự án Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà 102

VIII.1.6. Kết luận 103

VIII.2. Các biện pháp phòng cháy chữa cháy 104

CHƯƠNG IX:TỔNG MỨC ĐẦU TƯ 106

IX.1. Cơ sở lập Tổng mức đầu tư 106

IX.2. Nội dung Tổng mức đầu tư 106

IX.2.1. Chi phí xây dựng và lắp đặt 106

IX.2.2. Chi phí thiết bị 106

IX.2.3. Chi phí quản lý dự án 107

IX.2.4. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 107

IX.2.5. Chi phí khác 107

IX.2.6. Dự phòng chi 108

IX.2.7. Chi phí về đất 108

IX.2.8. Lãi vay của dự án 108

IX.3. Tổng mức đầu tư dự kiến 108

IX.4. Nguồn vốn đầu tư của dự án 112

IX.5. Tiến độ sử dụng vốn 112

CHƯƠNG X:HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 114

X.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán 114

X.1.1. Thời gian tính toán 114

X.1.2. Các chí phí hoạt động sản xuất và kinh doanh 115

X.1.3. Phương án tiêu thụ sản phẩm dự kiến 116

X.1.4. Tổng hợp các chi tiêu kinh doanh dự kiến 116

X.1.5. Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án 117

X.2. Đánh giá ảnh hưởng kinh tế - xã hội 117

CHƯƠNG XI:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 119

XI.1. Kết luận 119

XI.2. Kiến nghị 120

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ, dự toán nhà máy sản xuất viên nén chất đốt.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU NHÀ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1. Giới thiệu Nhà đầu tư

- Tên chủ đầu tư : Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà.

-      Địa chỉ             : KCN …. thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang, Việt Nam.

- Điện thoại        : 0983306023

- Đại diện              : Ông Ngô Hà Anh -  Chức vụ: Giám Đốc

- Ngành nghề chính: Khai thác gỗ, khai thác lâm sản trừ gỗ. Hoạt động dịch vụ lâm nghiệp. Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ. Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác. Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ: sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện Chi tiết: sản xuất gỗ viên nén, dăm gỗ để sản xuất gỗ viên nén.

I.2. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

- Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương

- Địa chỉ                : 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.

- Điện thoại           : (028) 35146426;                        Fax: (08) 39118579

Đại diện  : Ông Nguyễn Văn Thanh     -       Chức vụ : Giám đốc

I.3. Mô tả sơ bộ dự án

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet.

- Địa điểm: Tại xã Yên Hà, huyện Hải Nam, tỉnh Hà Giang.

- Quỹ đất của dự án 64,392 m2.

- Mục tiêu đầu tư: Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Công ty dự kiến đầu tư xây dựng dự án với quy mô xây dựng bao gồm: nhà xưởng, nhà kho + văn phòng, công trình công cộng theo yêu cầu, các công trình hạ tầng và cảnh quan được bố trí hài hoà tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ và của địa phương tỉnh Hà Giang đã đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng viên nén chất đốt Wood Pellet. Mục tiêu thị trường mà Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà hướng đến đó chính là cung ứng ra sản phẩm viên nén chất đốt Wood Pellet đạt chất lượng với tỉ lệ 20% đầu ra cho thị trường trong nước, 80% xuất khẩu thị trường Châu Âu và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi chiếm hơn 90% lượng xuất khẩu truyền thống mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam. Vì vậy, đây là thời điểm đang rất thuận lợi đối với nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xúc tiến triển khai xây dựng dự án.

- Quy mô công suất gồm 3 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 7 tấn/giờ.  Công suất nhà máy 15.120 tấn/tháng, 180.000 tấn/năm.

- Thời hạn hoạt động của dự án: 50 năm Căn cứ theo giấy tờ pháp lý đất của chủ đầu tư chờ cung cấp.

- Tiến độ thực hiện dự án:

+ Thời gian thực hiện các thủ tục pháp lý của dự án: từ tháng Quý I/2023 đến tháng Quý III/2023

       + Thời gian xây dựng: dự kiến từ tháng Quý IV năm 2023 đến tháng Quý IV năm 2024.

+ Thời gian vận hành kinh doanh: từ cuối năm 2024.

- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

- Hình thức quản lý:

+ Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà trực tiếp quản lý dự án thông qua Ban quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.

+ Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài về quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất viên nén.

Nguồn vốn đầu tư:

Vốn đầu tư : 256,000,000,000 đồng (Hai trăm năm mươi sáu tỷ đồng).

- Vốn cố định : 236,000,000,000 đồng (Hai trăm ba mươi sáu tỷ đồng).

- Vốn lưu động : 20,000,000,00 đồng (Hai mươi tỷ đồng).

- Vốn góp của nhà đầu tư : Vốn tự có (30%) : 76,800,000,000 đồng (Bảy mươi sáu tỷ tám trăm triệu đồng).

- Vốn vay và huy động (70%) : 179,200,000,000 đồng (Một trăm bảy mươi chín tỷ hai trăm triệu đồng).

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

I.4. Thời hạn đầu tư và khai thác của dự án: 50 năm 

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ

 

II.4. Tiềm năng và quy trình sử dụng gỗ phế liệu

II.4.1. Khái niệm gỗ phế liệu

Nguyên liệu chính của công nghiệp sản xuất đồ gỗ được gọi chung là gỗ tròn. Công nghiệp xẻ được coi là công đoạn đầu tiên của toàn bộ quá trình chế biến lợi dụng gỗ.

Để đánh giá khả năng tận dụng gỗ của một cơ sở sản xuất, một đất nước, có thể căn cứ vào tỷ lệ lợi dụng. Để đánh giá trình độ kỹ thuật, khả năng tận dụng gỗ của một cơ sở sản xuất, một ngành hay một đất nước, có thể căn cứ vào tỷ lệ thành khí của khâu xẻ gỗ.

Sản phẩm gỗ xẻ bao gồm sản phẩm chính và sản phẩm phụ

- Sản phẩm chính là sản phẩm gỗ xẻ có kích thước và hình dạng phụ hợp tiêu chuẩn định trước hoặc hợp đồng thoả thuận.

- Sản phẩm phụ là sản phẩm gỗ xẻ phi tiêu chuẩn hoặc không phù hợp yêu cầu của hợp đồng thoả thuận nhưng vẫn được sản xuất và tiêu dùng chấp nhận.

Các sản phẩm còn lại được coi là gỗ phế liệu.

Khái niệm:

Gỗ phế liệu là các dạng nguyên liệu gỗ không đáp ứng yêu cầu của nguyên liệu gỗ xẻ và các sản phẩm phụ của công nghiệp khai thác và chế biến gỗ theo phương pháp cơ học.

Khối lượng gỗ phế liệu nhiều hay ít tuỳ thuộc vào trình độ kỹ thuật, công nghệ khai thác và chế biến gỗ, thể hiện qua tỷ lệ lợi dụng và tỷ lệ thành khí.

Nói chung, gỗ phế liệu bao gồm các dạng sau:

- Phế liệu của công nghiệp xẻ bao gồm: bìa, rìa, mùn cưa, đầu mẩu

- Phế liệu từ quá trình sản xuất đồ mộc bao gồm: phoi bào, mùn cưa, bụi (bột) gỗ.

- Phế liệu của công nghiệp sản xuất gỗ dán, gỗ lạng bao gồm: ván mỏng vụn, ván dán vụn, lõi bóc, ván rọc rìa...

- Phế liệu của công nghiệp sản xuất diêm, xây dựng.

- Phế liệu khai thác bao gồm: cành nhánh, đầu mẩu, gỗ tròn đường kính nhỏ, gỗ không hợp quy cách, rễ cây, gốc cây,...

- Gỗ khô mục, cây bụi,...

- Gỗ và sản phẩm phế thải sau quá trình sử dụng.

II.4.2. Đặc tính của gỗ phế liệu

Tuỳ thuộc mục đích sử dụng gỗ phế liệu, mục đích yêu cầu được đặt ra, có thể xét đặc tính gỗ phế liệu dưới nhiều góc độ khác nhau.

Trước hết, gỗ phế liệu cũng là nguyên liệu gỗ với những đặc tính vốn có. Theo yêu cầu của việc sử dụng, chế biến, cần xác định được các đặc tính ảnh hưởng lớn đến quá trình xử lý, chế biến và chất lượng sản phẩm thu được.

Đặc tính chung nổi bật của gỗ phế liệu là sự đa dạng về kích thước và loại gỗ, ảnh hưởng rất lớn đến việc phân loại theo yêu cầu xử lý, chế biến với mục đích giảm thiểu các chi phí và giá thành sản phẩm cuối cùng.

Đặc tính của gỗ phế liệu theo các lĩnh vực sử dụng:

+ Tận dụng phế liệu gỗ để sản xuất ván dăm, ván sợi

+ Tận dụng phế liệu gỗ để sản xuất ván sợi tước

II.4.3. Tình trạng sử dụng gỗ phế liệu hiện nay

Như đã nói ở trên, do thói quen sử dụng, trình độ kỹ thuật lạc hậu,… nên hiện tại chúng ta chỉ sử dụng được một lượng rất nhỏ nguyên liệu gỗ để tạo ra các sản phẩm gỗ nói chung.

Đối với các nước công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, có thái độ ứng xử tốt với môi trường tự nhiên, việc sử dụng phế liệu gỗ được coi là trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân. Ví dụ trong công nghiệp sản xuất ván dăm, nguyên liệu chủ yếu từ nguồn gỗ phế liệu với tỷ lệ trên 50%.

Đối với Việt Nam, nguồn gỗ phế liệu hiện nay không được sử dụng đúng, phù hợp với tiềm năng và giá trị về mặt kinh tế và khía cạnh môi trường.

Hiện nay Việt Nam có rất ít các nhà máy chế biến gỗ với công suất lớn, chưa có khu sản xuất chế biến gỗ tập trung. Trong khi đó nguồn gỗ phế thải rất lớn, khoảng 40% so với công suất tính theo gỗ tròn.

Tại một số cơ sở chế biến khép kín từ khâu xẻ gỗ tròn đến sản xuất sản phẩm gỗ cuối cùng, lượng gỗ phế thải đã được tận dụng làm nhiên liệu cho việc đốt nồi hơi, hoặc tạo khói lò, sinh nhiệt cho công đoạn sấy gỗ, cách sử dụng này có ý nghĩa nhất định về mặt kinh tế, giảm được giá thành sấy gỗ và giá thành sản phẩm nói chung, mặt khác cũng đã hạn chế lượng rác thải gây ô nhiễm môi trường.

Nói chung tại các cơ sở chế biến gỗ hiện nay thường sử dụng gỗ phế liệu bao gồm mùn cưa, phoi bào, bìa bắp, đầu mẩu,… để làm nhiên liệu. Tuỳ thuộc vào công đoạn sản xuất mà tận dụng gỗ phế liệu tại chỗ hay bán cho người dân làm củi đun.

Hiện tại mức sống của người dân đã được cải thiện rất nhiều, rất ít nơi sử dụng mùn cưa, phoi bào và đầu mẩu gỗ ngắn làm củi đun, chỉ sử dụng các mảnh gỗ dài để thuận tiện trong việc vận chuyển và đốt.

Khối lượng mùn cưa rất lớn, khoảng 8-12% hiện nay chưa được tận dụng triệt để, phát thải ra môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường qua việc bổ sung lượng rác thải.

Tại những khu chế biến gỗ có công suất lớn, khối lượng gỗ phế thải rất lớn, thường phải vận chuyển đến nơi khác hoặc thuê vận chuyển thải ra bãi rác, làm tăng chi phí, mặt khác về lâu dài khi các chế tài về xử lý môi trường được hoàn thiện, việc phát thải ra môi trường còn chịu các khoản thuế môi trường.

Tuy nhiên, đã có một số cơ sở biết tổ chức sản xuất chế biến tổng hợp, tận dụng tối đa nguyên liệu gỗ để tạo ra sản phẩm. Đã xuất hiện nhiều mô hình chế biến gỗ tổng hợp, phế liệu gỗ được sử dụng để băm dăm nguyên liệu cho sản xuất ván dăm.  

Tài nguyên gỗ ngày càng trở nên thiếu hụt so với nhu cầu, giá cả nguyên liệu gỗ tăng đáng kể, buộc các cơ sở sản xuất phải tìm các giải pháp công nghệ nâng cao tỷ lệ thành khí, đặc biệt tìm kiếm công nghệ kỹ thuật tận dụng nguồn gỗ phế thải đang trở thành xu hướng mới trong công nghiệp chế biến gỗ.

Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp biết tận dụng gỗ bìa bắp, đầu mẩu, mùn cưa, phoi bào để sản xuất ván nhân tạo. Gỗ bìa bắp đầu mẩu được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ván ghép thanh dạng Finger Joint hoặc các dạng ván ghép khung rỗng, khung đặc và một số dạng ván ghép đặc biệt khác. Mùn cưa và phoi bào được tận dụng tối đa, kết hợp với chất kết dính (keo dán gỗ) để tạo ra các sản phẩm tấm phẳng hoặc định hình dạng ván dăm.

Việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ thuỷ phân, nhiệt phân gỗ để tạo ra các sản phẩm hữu cơ như cồn, rượu, chất chiết, tơ sợi nhân tạo,...đã phát triển từ khá lâu trên thế giới, nhưng tại Việt Nam thì đây vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ.

Nhiều doanh nghiệp có chiến lược dài hạn, biết khai thác, tìm hiểu nhu cầu thị trường về sử dụng than hoạt tính nên đã mạnh dạn đầu tư thiết bị công nghệ để tận dụng gỗ phế thải, bước đầu đạt được một số kết quả khả quan. Song do thiết bị của ta không đảm bảo độ kín khít và khả năng bảo ôn (cách nhiệt) nên chất lượng than hoạt tính chưa đạt yêu cầu của các thị trường khó tính. Vì vậy, công nghệ hầm than hoạt tính chưa phát triển, thậm chí chưa được quan tâm.

Hiện nay ở một số nơi như miền Trung và miền Đông Nam Bộ đã và đang tồn tại nghề đốt than, theo phương pháp đốt trực tiếp để tạo ra than củi, phục vụ nhu cầu chế biến thực phẩm và một số nhu cầu khác.

Việc sản xuất than củi tự phát thủ công, không theo kế hoạch, bừa bãi đã góp phần làm suy giảm tài nguyên rừng. Những cây gỗ bụi, kích thước nhỏ được chặt hạ làm nguyên liệu để đốt than, trong khi đó gỗ phế thải của quá trình tỉa thưa, khai thác phân tán trong rừng chưa được tận dụng hợp lý, gây lãng phí rất lớn.

Việt Nam là một nước có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề thủ công mỹ nghệ như chạm khắc, đan lát,...Theo đó đã xuất hiện nhiều cơ sở biết tận dụng nguồn gỗ phế thải như bìa bắp, đầu mẩu để sản xuất ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập, đồ lưu niệm, đồ dùng gia đình như thớt gỗ, giá để sách báo, đồ điện tử,...phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đem lại thu nhập đáng kể cho người lao động, đóng góp cho ngân sách và đặc biệt có ý nghĩa về mặt xã hội, tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, góp phần hạn chế rác thải ra môi trường.

Nguồn phế liệu gỗ của quá trình chăm sóc tỉa thưa rừng và khai thác gỗ còn rất lớn, hiện tại đang bị bỏ phí trong rừng.

Phương thức sử dụng phổ biến và truyền thống đối với loại gỗ này chủ yếu cho mục đích làm nhiên liệu cho việc đun nấu và đốt lò.

Khối lượng gỗ được dùng làm củi đun khoảng 10.000 ste mỗi năm, vì vậy khối lượng gỗ phế thải bị bỏ lại trong rừng chắc chắn phải lớn hơn con số này rất nhiều.

Trước đây, khi rừng tự nhiên còn nhiều, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, chúng ta đã khai thác quá mức tài nguyên rừng, đã hình thành những tổ chức, doanh nghiệp làm nhiệm vụ khai thác gỗ rừng,  tất nhiên lượng gỗ phế thải trong rừng rất lớn, trong đó có cả những gốc cây to, tồn tại lâu năm.

Ngày nay, khi gỗ rừng tự nhiên đã cạn kiệt, cùng với xu hướng thị hiếu người tiêu dùng thích sử dụng các sản phẩm có tính chất gần gũi thiên nhiên, các gốc cây to kể trên đã trở thành nguồn vật liệu quý để phục vụ quá trình gia công chế tác các sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tóm lại, khả năng tận dụng gỗ phế liệu hiện nay còn rất hạn chế, hàng năm chúng ta bỏ phí một khối lượng lớn gỗ phế liệu, trong khi đó nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến bị thiếu hụt, hàng năm phải nhập khẩu 80% phục vụ nhu cầu, đó chính là nghịch lý rất lớn, câu trả lời thuộc về ngành công nghiệp chế biến gỗ và các ngành công nghiệp khác có liên quan như công nghệ hoá học, công nghệ nhiệt phân, thuỷ phân,…

I.1. Thị trường viên nén gỗ bán tại Việt Nam và xuất khẩu

Châu Âu đối mặt thiếu năng lượng vào mùa đông, viên nén gỗ Việt Nam được săn tìm, có cơ hội vượt lên thành mặt hàng xuất khẩu tỉ USD. Dù làm từ những tạp phẩm là chính nhưng vẫn còn không ít rào cản với mặt hàng này.

Trái ngược với sự chững lại sau nhiều năm tăng trưởng cao của tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ, xuất khẩu viên nén gỗ đang tăng mạnh, góp phần quan trọng để ngành gỗ đạt mục tiêu xuất khẩu năm 2022.

Tăng trưởng bất ngờ

Trong chín tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu viên nén gỗ ước đạt 530 triệu USD, tăng 76% so với cùng kỳ năm 2021. Nếu tốc độ tăng trưởng được duy trì như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu cả năm 2022 có thể đạt trên 700 triệu USD.

Theo một số chuyên gia, với mức tăng trưởng khá bất ngờ của đặt hàng viên nén gỗ từ Việt Nam, cùng năng lực thích ứng nhạy bén của doanh nghiệp trong nước, viên nén gỗ có thể gia nhập nhóm các mặt hàng "tỉ USD" trong tương lai gần.

Ông Vũ Thanh Tùng, giám đốc Công ty CP Smart Wood Việt Nam - Công ty chuyên xuất khẩu viên nén gỗ sang Nhật Bản và Hàn Quốc từ năm 2013, cho biết dự báo nhu cầu sử dụng viên nén gỗ thế giới đến năm 2025 khoảng 30 triệu tấn. Từ giữa năm nay, nhiều khách hàng Liên minh châu Âu (EU) đã sang Việt Nam tìm kiếm nguồn cung viên nén gỗ để bù đắp sự giảm sút mang tính khủng hoảng nhiên liệu.

Ông Nguyễn Thanh Phong, tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài (Bình Định), thì xác nhận đã phải từ chối đặt hàng từ EU do công ty hiện chỉ đủ nguồn nguyên liệu để sản xuất viên nén gỗ xuất khẩu đi Nhật theo hợp đồng đã ký dài hạn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngô Sỹ Hoài, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest), cho rằng cuộc xung đột Nga và Ukraine khiến nguồn cung khí đốt khan hiếm, trong khi nhu cầu sử dụng viên nén gỗ để đốt lò sưởi trong mùa đông tại thị trường EU vẫn tiếp tục tăng mạnh. Viên nén gỗ cũng đáp ứng được yêu cầu giảm phát thải nên hiện nay nhiều khách hàng ở EU sang Việt Nam tìm mua, đẩy giá viên nén gỗ có lúc đã chạm đáy dưới 100 USD/tấn, nay lên tới 200 USD/tấn.

Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), tính chung 8 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước tính đạt 11 tỉ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 7,8 tỉ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng mặt hàng viên nén và dăm gỗ chớp được thời cơ khi EU, Nhật Bản và một số nước châu Á tìm kiếm nguồn nguyên liệu thay thế cho khí đốt. Giá viên nén, dăm gỗ đã tăng 150 - 200%, bù đắp cho sự sụt giảm của xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ.

Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, năm 2021 lượng viên nén xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Trong 6 tháng đầu 2022 lượng xuất khẩu đạt gần 2,4 triệu tấn với kim ngạch 354 triệu USD. Nếu tốc độ tăng trưởng được duy trì như thời gian qua, kim ngạch xuất khẩu trong cả năm 2022 có thể đạt trên 700 triệu USD. Trong tương lai, viên nén gỗ có tiềm năng sẽ lọt vào nhóm các mặt hàng nông lâm sản xuất khẩu có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD.

Nhiều rào cản cần vượt qua

Theo ông Hoài, dù được chào giá cao nhưng xuất khẩu viên nén gỗ từ Việt Nam sang EU vẫn còn khiêm tốn do EU lại đòi hỏi truy xuất nguồn gốc nguyên liệu rất nghiêm ngặt để đảm bảo gỗ hợp pháp và chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chủ yếu là FSC).

Ông Vũ Thanh Tùng cho hay thị trường chính của Việt Nam hiện tại là Hàn Quốc và Nhật Bản. Việt Nam mới chỉ đáp ứng được 10 - 15% tổng nhu cầu trên toàn thế giới. Muốn tăng trưởng mạnh xuất khẩu không dễ.

"Khó nhất là vấn đề chứng chỉ. Ngành lâm nghiệp Việt Nam đang đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống chứng chỉ rừng Việt Nam (VFCS), nhưng thị trường EU lại ưu tiên chứng chỉ rừng FSC. Nước ta hiện mới chỉ có trên 250.000ha rừng có chứng chỉ FSC. Để các khu rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực"

Tiếp theo là chất lượng viên nén gỗ. Tiêu chuẩn của EU hiện cao hơn hàng xuất khẩu đi Nhật Bản và Hàn Quốc. Ví dụ như độ tro, xuất khẩu đi thị trường Nhật Bản họ yêu cầu 3% nhưng tại thị trường EU yêu cầu dưới 1%. Điều này đồng nghĩa nguyên liệu đầu vào phải rất sạch, vỏ cây phải bị loại bỏ. Doanh nghiệp có thể chỉ mất một số năm để tìm kiếm nguồn nguyên liệu có chứng chỉ.

Tuy nhiên, hiện chưa có doanh nghiệp nào đáp ứng được yêu cầu độ tro dưới 1%. Theo một số doanh nghiệp, đây là một thách thức rất lớn, đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền bạc để cải thiện thiết bị và công nghệ.

Cạnh tranh "khốc liệt" nguyên liệu

Các nhà đầu tư hiện nay cho biết nguồn nguyên liệu cho sản xuất viên nén là từ gỗ rừng trồng (chiếm 75 - 80%) và phế liệu của ngành công nghiệp gỗ (chiếm 20 - 25%). Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng viên nén gỗ đang phải cạnh tranh khốc liệt với dăm gỗ. Giá viên nén tăng mạnh, nhưng Việt Nam cũng không thể tăng tốc xuất khẩu một cách đột biến vì phải cạnh tranh nguyên liệu với dăm gỗ - mặt hàng đang có giá tương đương, quy trình chế biến xuất khẩu đơn giản hơn rất nhiều.

Tổng giám đốc Công ty CP Năng lượng sinh học Phú Tài cũng lo ngại vì hiện các nhà máy sản xuất viên nén gỗ đều hoạt động không hết công suất do không đủ nguyên liệu. "Nếu chặt cây tiêu, xoài, mít, điều,... làm nguyên liệu thì rủi ro rất lớn và không bền vững", ông Phong nói.

Giám đốc Công ty CP Smart Wood VN thông tin rằng trước đây các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng các phế phẩm ngành chế biến gỗ để tạo ra viên nén. Nhưng từ cuối năm 2021, các doanh nghiệp khó xuất khẩu, thiếu đơn hàng do bị điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp.

"Câu chuyện nguyên liệu là câu chuyện dài hạn. Để phát triển bền vững và các phân khúc sản phẩm trong ngành công nghiệp gỗ không kìm hãm, thậm chí làm hại nhau, các doanh nghiệp cần có phương án đầu tư và quy hoạch vùng nguyên liệu để sản xuất"

I.1.1. Dự báo xuất khẩu viên nén của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong năm tiếp theo giai đoạn 2023-2030

Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 3,5 triệu tấn viên nén đạt 412,98 triệu USD tăng trên 17% về giá trị so với năm trước đó. Theo đánh giá của  Hiệp hội Năng lượng Sinh học Thế giới, thị trường viên nén gỗ toàn dự kiến ​​đạt 15,63 tỷ USD vào năm 2026, với tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 7,28% trong giai đoạn 2021-2026. Với nhu cầu gia tăng sử dụng năng lượng sạch trên toàn cầu, dự báo viên nén sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Việt Nam thị trường cung viên nén đứng thứ hai trên giới:  

Năm 2021, Việt Nam xuất trên 3,5 triệu tấn viên nén, đạt trên 412,98 triệu USD, tăng 9,2% về lượng và 17,3% về giá trị so với năm 2020. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm gần 3 % tổng giá trị xuất khẩu của ngành gỗ. Với nhu cầu sử dụng ngày càng tăng tại các thị trường xuất khẩu chủ lực là Nhật Bản và Hàn Quốc, cùng với sự kiện các nước trên thế giới cam kết giảm lượng phát khí thải CO2 tại sự kiện COP26 vừa qua hiện Việt Nam đã vươn lên là thị trường cung viên nén thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ (đạt 1,05 tỷ USD).

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ

I.1.1. Thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ Wood Pellet

Trước khi tàu vận chuyển hàng viên nén gỗ xuất khẩu khoảng 2-3 ngày, doanh nghiệp cần chủ động xin giấy đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch thực vật. Hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của cơ quan kiểm dịch

– Hợp đồng mua bán

– Vận đơn - Bill of Lading

– Hóa đơn bán hàng - Invoice

– Phiếu đóng gói - Packing List

– Mẫu viên nén gỗ xuất khẩu cần đưa đi kiểm dịch.

Sau 24h kể từ khi doanh nghiệp khai báo và nộp hồ sơ, cơ quan kiểm dịch sẽ gửi lại cho doanh nghiệp bản nháp chứng minh cho nhà xuất khẩu giấy chứng thư. Lúc này doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lại các thông tin về hàng xuất khẩu và yêu cầu chỉnh sửa nếu có sai sót. Nếu hồ sơ đã đạt tiêu chuẩn, doanh nghiệp sẽ đến chi cục kiểm dịch đóng lệ phí và nhận giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

· Giấy chứng nhận hun trùng

Do viên gỗ nén xuất khẩu có nguồn gốc thực vật nên khi đưa hàng hóa lên container cần tiến hành hun trùng và doanh nghiệp cần thuê đơn vị cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp thực hiện. Hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận hun trùng bao gồm:

– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice

– Phiếu đóng gói - Packing List

– Vận đơn- Bill of Lading

Thủ tục hải quan xuất khẩu viên nén gỗ

·  Căn cứ pháp lý về xuất khẩu viên nén gỗ

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT : Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp

– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT : Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản

– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016) : Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản

– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT : ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

· Mã HS của viên nén gỗ xuất khẩu

Căn cứ theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2022, mức thuế của sản phẩm viên nén gỗ xuất khẩu đến các thị trường viên nén gỗ là 0%.

HS code: 44013100

Do đó, doanh nghiệp sẽ không phải đóng thuế khi tiếp cận các thị trường viên nén gỗ quốc tế.

·  Hồ sơ thủ tục hải quan xuất khẩu viên nén gỗ

Căn cứ vào khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015 quy định về hồ sơ hải quan cần thiết của doanh nghiệp khi xuất khẩu viên nén mùn cưa là:

– Hợp đồng mua bán quốc tế- Sales Contract( Nếu có)

– Bảng kê chi tiết lâm sản có dấu xác nhận của cơ quan kiểm lâm

– Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT

– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice

– Phiếu đóng gói- Packing List

– Vận đơn- Bill of Lading

– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu(nếu có)

– Giấy kiểm dịch thực vật

– Giấy chứng nhận hun trùng.

I.1. Các giải pháp đẩy mạnh sản phẩm viên nén gỗ của Công ty ra thị trường – đầu ra chi thị trường tiêu thụ

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, sự cạnh tranh khốc liệt và biến động thường xuyên của thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đặt ra cho mình những kế hoạch kinh doanh sao cho phù hợp và hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển. Các đơn vị kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lâm nghiệp phân phối ngoài việc quản lý và tổ chức các hoạt động bằng chiến lược kinh doanh vẫn tất yếu cần phải xây dựng kế hoạch và tổ chức kinh doanh, điều hành tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch. Do đó, việc lập kế hoạch kinh doanh là vô cùng cần thiết và là một bước quan trọng mà bất cứ một nhà doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào đi nữa.Vì khi lập kế hoạch kinh doanh thì điều đầu tiên và trên hết là nó sẽ giúp xác định và tập trung mục tiêu của doanh nghiệp bằng cách sử dụng và phân tích những thông tin phù hợp. Trong đó, phân tích thị trường gíúp nhận ra điểm mạnh điểm yếu, dự đoán những cơ hội thách thức đe doạ tới sự thành công của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp tận dụng những cơ hội và né tránh các đe dọa. Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh còn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đánh giá được những hoạt động trong quá khứ và tăng cường vị thế cạnh tranh đảm bảo cho sự phát triển liên tục và bền vững của doanh nghiệp. Cuối cùng, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh còn tạo ra căn cứ vững chắc cho việc đề ra các chính sách và quyết định phù hợp với những biến động của thị trường. 

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án nhà mày sản xuất viên nén gỗ

I.1. Khái quát chung thị trường các sản phẩm được chế biến từ gỗ

Các sản phẩm chế biến từ gỗ trên thị trường rất đa dạng, có những sản phẩm chế biến không qua giai đoạn nén như: dăm gỗ,… cũng tương đối chiếm một lượng lớn. Tuy nhiên các sản phẩm chế biến từ gỗ trải qua giai đoạn sản xuất như viên nén gỗ cũng  phổ biến trên thị trường Việt Nam và Thế giới.

Chúng tôi nhận thấy đây là cơ hội, là thời rất lớn để sản xuất ra viên nén từ gỗ và các sản phẩm từ viên nén từ gỗ nhằm cung cấp ra thị trường nội địa và xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh Thế giới vẫn đang bị đại dịch Covid 19 hoành hành và tình hình bất ổn đang gia tăng, thì nhu cầu về sản phẩm viên nén từ gỗ sẽ cao hơn bao giờ hết.

Những ưu thế cạnh tranh cao khi chúng tôi đầu tư dự án:

- Vị trí của dự án: nằm trong thôn Hồng Phong 1, xã Yên Bồng, huyện Hải Nam, tỉnh Hà Giang với nguồn cung dồi dào và liền kề với thị trường tiêu thụ, phục vụ thuận tiện cho cả thị trường nội địa, cùng xuất khẩu. Đầy là địa phương sản xuất mặt hàng viên nén gỗ chủ lực của cả nước nằm trong danh mục khuyến khích đầu tư của địa phương.

- Kinh nghiệm trong ngành lâm nghiệp bao gồm: quy hoạch vùng trồng để đảm bảo có nguồn nguyên liệu gỗ phế liệu tốt nhất, phù hợp nhất về đặc tính cho ngành chế biến các sản phẩm trải qua giai đoạn xay nghiền và cho tỷ lệ thu hồi bột cao nhất. Đảm bảo cho việc truy xuất nguồn gốc, đáp ứng cho mong muốn của thị trường trong nước và thế giới về các sản phẩm cao cấp được sản xuất từ nguyên liệu sạch, nguyên liệu hữu cơ. Ngoài ra với kinh nghiệm lâu năm trong ngành chế biến sản phẩm lâm nghiệp, điều này giúp chúng tôi chủ động được nguyên liệu cho chế biến và bảo quản được nguồn nguyên liệu với chất lượng tốt nhất, giảm tối đa giá thành nguyên liệu đầu vào, dựa trên hệ thống sản xuất của mình.

 Kinh nghiệm trong ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ: Với đội ngũ chuyên gia, kỹ sư nhiều năm kinh nghiệm đã từng làm việc lâu năm cho các tập đoàn, công ty đa quốc gia trong lĩnh vực công nghiệp nói chung và ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ nói riêng, cùng với đội ngũ nghiên cứu rất am hiểu nhu cầu, tập quán của người tiêu dùng trong nước và quốc tế,…

Về hợp tác: Chúng tôi hợp tác với đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc và EU,…

1. Công nghệ xử lý bột gỗ tiên tiến bậc nhất thế giới hiện nay, cho ra những sản phẩm đạt chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ra các nước lân cận.

2. Về xử lý môi trường khí thải: Theo công nghệ Zero Cacbon

4. Về nước thải: Lọc và có thể tái sử dụng (Cột A), tro trấu tái sử dụng làm nguyên liệu cho chế tạo than hoạt tính sử dụng trong công nghệ lọc nước.

Về công nghệ:  Việc lựa chọn chính xác và làm chủ công nghệ là vô cùng quan trọng, điều này không chỉ giúp chúng tôi tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư, mà còn giúp chúng tôi có khả năng giảm thiểu hao hụt, tăng thu hồi tối đa, tiết kiệm được các vật tư tiêu hao trong quá trình sản xuất. Vì thế, trước khi thực hiện dự án, chúng tôi đã trải nghiệm với việc chủ trì xây dựng thành công, đang sản xuất các sản phẩm như mục tiêu của dự án và hiện đang từng bước chiếm lĩnh thị trường nội địa, cũng như tham gia vào thị trường xuất khẩu đi Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU ,…

 Với nhiều năm kinh nghiệm và sẽ hỗ trợ ở từng công đoạn cụ thể như: khâu nghiền, sấy và nghiên cứu các đặc tính của các loại viên nén từ gỗ, khâu bảo quản sản phẩm,… chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào chất lượng sản phẩm với giá thành cạnh tranh và hoàn toàn làm chủ những bí quyết để sản xuất ra sản phẩm giữ được chất lượng và hiệu qảu cho người sử dụng.

Về thị trường: Thị trường nội địa: Với dân số gần 100 triệu người và phong tục tập quán sử dụng nguyên liệu chất đốt truyền thống.

+ Thị trường xuất khẩu: do đã nhiều năm đi xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường ở một số nước như: EU, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Châu Phi, Canada, Mỹ và với việc các sản phẩm từ gỗ như viên nén gỗ đã được nhiều đơn vị sản xuất, xuất khẩu trong nước quảng bá, bán trên khắp thế giới và hiện đang tạo được xu thế dịch chuyển tiêu dùng sang các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ, để thay thế phần nào các sản phẩm có nguồn gốc từ than đá hay dầu mỏ. Bên cạnh đó các nhà nhập khẩu của Việt Nam, từng là đối tác của chúng tôi cũng đang mong muốn được phân phối sản phẩm viên nén gỗ sẽ đem lại lợi thế rất lớn trong tiêu thụ sản phẩm của dự án.

- Góc nhìn thị trường sản phẩm viên nén từ gỗ của một số Doanh nghiệp đi trước:

Gần đây, thị trường viên nén chứng kiến sự xuất hiện ồ ạt của nhiều dòng sản phẩm viên nén khác. Ngoài những tên tuổi vốn đã có chỗ đứng trên thị trường loại sản phẩm được chế biến từ viên nén từ gỗ thì hiện nay, danh sách các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này ngày một tăng và hội đủ các thương hiệu lớn nhỏ.

- Thực hiện chiến lược phát triển hạ tầng cho các loại sản phẩm công nghiệp nói chung, tạo ra được một mô hình cụ thể phù hợp với các quy hoạch và chủ trương, chính sách chung, góp phần vào việc phát triển của tỉnh Hà Giang đưa ra. 

I.2. Tính khả thi của dự án

Việt Nam là quốc gia có ngành công nghiệp chế biến gỗ phát triển thứ 3 trên thế giới và có nguồn gốc gỗ tự nhiên, rừng trồng rất lớn vì vậy mà các phế phẩm trong sản xuất, chế biến gỗ là vô cùng lớn. Ví dụ mùn cưa, dăm bào, dăm gỗ, đầu mẩu gỗ vụn, cành cây nhỏ,…Sản phẩm này cho lượng nhiệt tương đương than cám 5 (khoảng 5,200 Kcal/kg), song khi đốt thì hàm lượng phế thải gần như bằng 0, giá thành lại rẻ hơn 30% so với than và nhiều loại nhiên liệu đốt khác. Tuy tại Việt Nam, viên than gỗ này còn khá mới mẻ, song có thể dễ dàng tìm thông tin sản phẩm trên các trang mạng uy tín của nước ngoài để thấy đây là dạng năng lượng có nhiều ưu điểm vượt trội và đã sử dụng rộng rãi.

Qua phân tích kỹ thuật, viên nén gỗ cho kết quả rất khả quan. Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70% so với than đá, nhưng giá thành chỉ bằng 45% so với than đá, còn so với sử dụng dầu DO nhiệt viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30% giá thành dầu DO, cứ 2kg viên gỗ nén thì bằng 1 kg dầu DO, so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất nhiều. Như vậy, cùng một mức giá phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên nén gỗ sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa, đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với than đá nên sản phẩm này rất được ưa chuộng tại Châu Âu và các nước tiên tiến như: Đan Mạch, Ý, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản,… Ngoài ra do viên nén gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá nên lượng khí cacbonic là cực thấp-viên gỗ nén đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000kg viên gỗ sau khi đốt cháy hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau khi đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh hưởng đến môi trường. Người Châu Âu thường dùng viên gỗ nén để đốt lò sưởi, nấu ăn thay cho gas, than tổ ong, củi,…Việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết về nguồn phế thải trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường, không hạn chế cháy nổ.

Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế môi trường và kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất viên nén gỗ này Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet với quy mô: 6,43923 ha tại thôn Hồng Phong 1, xã Yên Bồng, huyện Hải Nam, tỉnh Hà Giang bằng việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu. Từ đó chúng tôi tin tưởng rằng viên gỗ nén (Wood Pellet) sẽ được những thị trường khó tính như Hàn Quốc Nhật Bản và các nước Châu Âu đón nhận và tin dùng.

Cuối cùng với niềm tin sản phẩm cho chúng tôi tạo ra sẽ được người tiêu dùng trong nước và nước ngoài ưa chuộng với niềm tự hào sẽ góp phần tái tạo tài nguyên bảo vệ môi trường cũng như gia tăng giá trị tổng sản phẩm công nghiệp tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân , tại việc làm cho lao động tại địa phương chúng tôi tin rằng dự án nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet tại tỉnh Hà Giang là sự đầu tư cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

I.3. Mục tiêu đầu tư

Xây dựng một Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet với quy mô xây dựng 64,392 m2, nhằm đáp ứng công suất mong muốn và đạt các tiêu chuẩn đòi hỏi khắt khe đối với ngành chế biến các sản phẩm từ gỗ là viên nén từ gỗ cũng như các sản phẩm viên nén có nguồn gốc là gỗ. Từ đó sớm tạo thương hiệu và đưa sản phẩm thâm nhập, và một phần thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu với các sản phẩm viên nén có nguồn gốc từ gỗ. Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp ngành sản xuất viên nén từ gỗ Việt Nam không còn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu với giá cao. Đáp ứng mong mỏi của Ban giám đốc Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà về việc nâng cao được giá trị lâm nghiệp của đất nước thông qua giảm xuất gỗ dăm, xuất khẩu gỗ thông qua các sản phẩm chế biến từ gỗ. Đây cũng đang là mục tiêu chung của ngành công nghiệp và là chủ trương của Chính phủ Việt Nam.

Việc triển khai thành công dự án không chỉ đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty từ việc thu lợi nhuận từ bán sản phẩm, mà còn là đầu ra theo chuỗi cho các hoạt động từ sản xuất, thu mua, chế biến lâm nghiệp trong các nhà máy sản xuất viên nén gỗ của cùng hệ thống, tạo việc làm cho rất nhiều người dân trong địa phương tỉnh Hà Giang. Vì vậy có thể khẳng định việc thực hiện dự án không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn luôn hướng tới những mục tiêu có ý nghĩa xã hội thiết thực. Khai thác dự án một cách có hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế không chỉ cho công ty mà còn góp phần nâng cao giá trị trên thị trường quốc tế.

Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 đã ghi nhận sự bùng nổ sản lượng và giá cả xuất khẩu viên nén gỗ. Nếu năm 2021, lượng viên nén gỗ xuất khẩu từ Việt Nam đạt 3,5 triệu tấn với kim ngạch hơn 413 triệu USD. Nhưng chỉ trong 9 tháng năm nay, xuất khẩu viên nén gỗ đạt gần 3,5 triệu tấn, với giá trị 542,3 triệu USD, tăng 35% về lượng và 81% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021. Hiện tại, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới. Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường xuất khẩu viên nén gỗ nhiều nhất của Việt Nam. Chính bởi những lí do đó, Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà  hướng đến mục tiêu chung tạo ra những sản phẩm viên nén chất đốt đạt tiêu chuẩn nhằm cung ứng 20% sản phẩm cho thị trường trong nước, 80% sản phẩm cho xuất khẩu.

I.4. Sự cần thiết phải đầu tư

Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu cho mục đích sưởi ấm trên thế giới ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở các nước có khí hậu lạnh như Châu Âu. Tuy nhiên, giá dầu tăng cao, nguồn nhiên liệu than không đủ đáp ứng nhu cầu; đòi hỏi phải có một nguyên liệu mới thay thế, vừa tiết kiệm vừa đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường. Vì thế, viên gỗ nén (woodpellets) ra đời, hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội đã được kiểm chứng cũng như được sử dụng rộng rãi ở các nước phát triển.
      Nếu so với than đá, nhiệt viên gỗ nén đạt 70%, nhưng giá thành chỉ bằng 45%, còn so với dầu DO, nhiệt viên gỗ đạt 48%, nhưng giá thì chưa bằng 30%, cứ 2 kg viên gỗ nén thì bằng 1kg dầu DO, so với điện hiện nay thì chi phí còn tiết kiệm hơn rất nhiều. Như vậy, cùng một mức giả phóng năng lượng như nhau nhưng sử dụng viên gỗ nén sẽ tiết kiệm được khoảng 50% giá thành. Hơn nữa đốt viên gỗ ít gây ô nhiễm môi trường hơn nhiều so với than đá. Ngoài ra, do viên gỗ không có tạp chất lưu huỳnh như than đá, nên lượng khí cacbonic là cực thấp, đảm bảo tiêu chuẩn về khí sạch theo tiêu chuẩn Châu Âu nên rất thân thiện với môi trường. Cứ 1000 kg viên gỗ sau khi đốt cháy hết nhiệt lượng còn lại thì còn 10-15 kg tro sạch. Lượng chất thải (lượng tro sau khi đốt) là loại tro Biomass sử dụng để bón cây, bón ruộng, làm phân vi sinh không ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, việc sử dụng viên gỗ nén không chỉ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn góp phần giải quyết nguồn phế thải trong sản xuất, không gây ô nhiễm môi trường và hạn chế cháy nổ.Việc xây dựng dự án phù hợp với xu hướng phát triển của ngành công nghiệp, làm sâu sắc hơn chiến lược “đi ra ngoài” và nâng cao lợi thế của các doanh nghiệp sản xuất viên nén chất đốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trong những năm gần đây, để tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên liệu chất lượng cao và phát triển không gian thị trường, các công ty đã tăng tốc đầu tư để thành lập nhà máy và bắt đầu đạt được kết quả.

Nguyên vật liệu chính theo yêu cầu của dự án có đủ nguồn và nguồn cung cấp đáng tin cậy. Vì vậy, việc đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet là một trong những định hướng đầu tư đúng đắn, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Mặt khác, đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam ngày càng phát triển. Trong những năm gần đây, nước ta đã giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Đối với Nhà đầu tư đây là một dự án lớn. Đặc biệt qua dự án vị thế, uy tín và thương hiệu của Nhà đầu tư sẽ tăng cao, tạo dựng thương hiệu mạnh trong lĩnh vực kinh doanh sản phầm chế biến từ gỗ, tạo một phần thu nhập từ dự án cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân trong khu vực. Như vậy, có thể nói việc đầu tư xây dựng khu Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet mới là tất yếu và cần thiết, vừa thoả mãn được các mục tiêu và yêu cầu phát triển của địa phương vừa đem lại lợi nhuận cho Nhà đầu tư Công ty TNHH Hà Giang.

I.1. Phương án xây dựng nhà xưởng và dây chuyền công nghệ 

I.1.1. Các hạng mục xây dựng

STT

HẠNG MỤC

ĐVT

 SL  

I

Chi phí xây dựng

 

 

1

Nhà bảo vệ

m2

20

2

Trạm cân

m2

54

3

Nhà đậu xe cán bộ nhân viên

m2

180

4

Văn phòng điều hành

m2

250

5

Căn tin

m2

250

6

Nhà nghỉ cán bộ nhân viên

m2

112

7

Nhà xưởng cơ khí sửa chữa

m2

250

8

Bãi tập kết gỗ nguyên liệu

m2

3,318

9

Nhà xưởng sản xuất

m2

5,440

10

Nhà kho thành phẩm

m2

1,360

11

Bể nước ngầm PCCC

m2

200

12

Trạm bơm

m2

20

13

Trạm biến áp

m2

12

14

Nhà xưởng kỹ thuật

m2

250

15

Cây xanh cảnh quan, đất dự trữ phát triển

m2

34,308

16

Hệ thống kênh mương

m2

5,343

17

Đường giao thông sân bãi...

m2

13,026

18

Hàng rào, cổng bảo vệ

HT

1

19

Chi phí san lấp mặt bằng

m2

11,716

20

Lắp đặt hệ thống móng cho thiết bị

HT

1

21

Lặp đặt hệ thống cấp thoát nước

HT

1

 

I.1.2. Danh mục máy móc, thiết bị dự kiến

Các máy móc, thiết bị chính của dự án khi đi vào hoạt động sản xuất được thể hiện ở bảng sau bao gồm 3 dây chuyền thiết bị

STT

Tên thiết bị

Sl

1

Tay gắp robot 30-40T/H (Sx tại Việt Nam)

2

2

Máy bóc vỏ cây (Sx tại Việt Nam)

3

3

Cụm băng tải chuyển vỏ cây dưới máy bóc vỏ (Sx tại Việt Nam)

3

4

Máy nghiền củi ra mùn cưa MKS15T/H

3

5

Máy nghiền tinh đa tầng 15T/H (Sx tại Việt Nam)

3

6

Cụm băng tải chuyển mùn cưa nghiền thành phẩm lên bồn chứa công suất 15T/H (Sx Tại Việt Nam)

3

7

Cụm silo bồn chứa liệu sau khi  nghiền tinh + hệ vít tải rút đáy (Sx tại Việt Nam)

3

8

Cụm băng tải+gầu tải chuyển mùn cưa từ bốn chứa lên máy sấy công suất 15t/h (Sx tại Việt Nam)

3

9

Cụm máy sấy đứng đa tầng công nghệ dầu truyền nhiệt 7-8 t/h (Sx tại VN)

3

10

Cụm băng tải+gầu tải chuyển mùn cưa từ máy sấy lên bồn chứa sau khi sấy khô công suất 8 t/h (Sx tại Việt Nam)

3

11

Cụm bồn chứa liệu sau khi  sấy khô  250m³ (Sx tại Việt Nam)

3

12

Cụm băng tải cấp liệu lên máy ép viên

3

13

Cụm máy ép viên 4-5 T/H ( SX tại Trung Quốc)

7

14

Cụm sàng làm nguội 8-9T/H

3

15

Hệ thống dầu truyền nhiệt cho máy sấy 10.000L/MÁY

3

16

Cụm máy nghiền cung cấp chất đốt cho lò sấy

1

17

Hệ thống điện, lập trình plc và scada

1

18

v Chi phí: thiết kế, vận chuyển,  lắp đặt, chi phí vật tư phụ các hệ thống kết nối . hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ dây chuyền…

1

19

 Vật tư, thiết bị, máy móc phục vụ bảo dưỡng sản xuất

1

Vật tư, thiết bị

 

I.1.3. Công nghệ sản xuất và quy trình vận hành

I.1.3.1. Quy trình công nghệ sản xuất viên nén gỗ

Máy sấy đa tầng công nghệ dầu truyền nhiệt trong dự án

(CÔNG NGHỆ MỚI)

BẢNG SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU VỀ THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ GIỮA Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà  VÀ ĐƠN VỊ KHÁC

Công ty CP Sản xuất Công nghiệp gỗ viên nén công nghiệp An Hà

Đơn vị khác

STT

Thiết bị công nghệ

STT

Thiết bị công nghệ

1

Tay gắp robot 30-40T/H (Sx tại Việt Nam)

1

Sử dụng thiết bị cơ khí khác hoặc con người

2

Máy bóc vỏ cây (Sx tại Việt Nam)

2

Không sử dụng máy này

3

Máy nghiền củi ra mùn cưa MKS15T/H

3

Máy băm chíp tiêu hao điện năng

4

Máy nghiền tinh đa tầng 15T/H (Sx tại Việt Nam)

4

Máy nghiền búa (hay hỏng hóc)

5

Máy sấy đứng đa tầng công nghệ dầu truyền nhiệt 7-8t/h (Sx tại VN) MKS

5

Máy sấy nằm (trống)

6

Cụm máy ép viên 4-5T/H (Sx tại Trung Quốc)

6

Các thương hiệu khác với giá thành rẻ không rõ nguồn gốc xuất xứ, dễ bị hỏng hóc

 

* Ưu Điểm khi sử dụng thiết bị công nghệ mới

- Không phát tán bụi

- Tiết kiệm điện năng

- Giảm nhân công lao động

- Khai thác tối ưu công suất thiết bị

- Chất lượng viên nén đạt được các tiêu chuẩn xuất khẩu

- Kiểm soát được nhiệt độ vào lò để sấy mùn cưa, hạn chế cháy nổ

- Đầu ra màu sắc luôn tươi mới gần như nguyên bản

Sân tập kết

Nguyên liệu mùn cưa, dăm bào, cành đầu mẩu, cành ngọn gỗ rừng sẽ được tập kết tại khu vực tay gắp của “ROBOT gắp” để chuẩn bị gắp vào “Cụm máy băm".

 

Hình 8: Minh họa bãi tập kết gỗ nguyên liệu

Hình 9: Nguyên liệu đầu vào của nhà máy sản xuất viên nén gỗ

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất viên nén gỗ làm chất đốt và báo cáo thuyết minh dự án nhà máy chế biến gỗ, sản xuất viên nén chất đốt, chi phí sản xuất viên nén gỗ

Mục tiêu đầu tư của dự án

Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình áp dụng công nghệ cao, hiện đại, tạo ra những sản phẩm đạt các tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế. Công ty dự kiến đầu tư xây dựng dự án với quy mô xây dựng bao gồm: nhà xưởng, nhà kho + văn phòng, công trình công cộng theo yêu cầu, các công trình hạ tầng và cảnh quan được bố trí hài hoà tự nhiên, đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành sản xuất, chế biến các sản phẩm từ gỗ và của địa phương tỉnh Hòa Bình đã đặt ra đối với các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng viên nén chất đốt Wood Pellet. Mục tiêu thị trường mà Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp và Thương mại Hòa Bình hướng đến đó chính là cung ứng ra sản phẩm viên nén chất đốt Wood Pellet đạt chất lượng với tỉ lệ 20% đầu ra cho thị trường trong nước, 80% xuất khẩu thị trường Châu Âu và các nước Hàn Quốc, Nhật Bản - nơi chiếm hơn 90% lượng xuất khẩu truyền thống mặt hàng viên nén gỗ của Việt Nam. Vì vậy, đây là thời điểm đang rất thuận lợi đối với nhà đầu tư thực hiện các thủ tục xúc tiến triển khai xây dựng dự án.

Phát triển nhà máy sản xuất viên nén chất đốt với quy mô công suất gồm 3 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 7 tấn/giờ. Công suất nhà máy 15.120 tấn/tháng, 180.000 tấn/năm.

1.5. Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện

- Phát triển kinh tế địa phương: Nắm bắt được cơ hội và thực hiện chủ trương, chính sách của Trung ương và địa phương tỉnh Hòa Bình, nền kinh tế lâm nghiệp đang có sự chuyển biến vững chắc sang hướng tái tạo môi trường, hạn chế sự khan hiếm của nhiên liệu dầu,…do việc khai thác quá mức đồng thời cũng giảm ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu toàn cầu tạo những sản phẩm viên nén gỗ có giá trị kinh tế cao. Sự kết hợp giữa lâm nghiệp và sản xuất gắn liền với môi trường, làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế tỉnh nhà.

- Hướng tới sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet với  mô hình công nghiệp khép kín, hiện đại.

- Cung cấp sản phẩm viên nén đạt tiêu chuẩn thị trường EU, từng bước tạo chỗ đứng và vị thế thương hiệu sản phẩm viên nén gỗ cho Công ty TNHH Sản xuất Công nghiệp và Thương mại Hòa Bình.

- Dự án được thực hiện sẽ tạo việc làm cho người lao động sở tại ( 160 lao động thường xuyên) và tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình.

-  Phát triển kinh doanh, tăng lợi nhuận cho công ty.

1.6. Quy mô đầu tư của dự án

Miêu tả quy mô bằng các tiêu chí:

- Đầu tư nhà máy sản xuất viên nén chất đốt với công suất gồm 3 dây chuyền, mỗi dây chuyền có công suất 7 tấn/giờ. Công suất nhà máy 15.120 tấn/tháng, 180.000 tấn/năm.

-  Khu đất dự án có diện tích 64,392 m².

1.7. Vốn đầu tư và phương án huy động vốn

Tổng vốn đầu tư : 206,000,000,000 đồng (Hai trăm linh mươi sáu tỷ đồng). Trong đó:

- Vốn cố định : 206,000,000,000 đồng (Hai trăm linh sáu tỷ đồng).

- Vốn lưu động : 20,000,000,00 đồng (Hai mươi tỷ đồng).

- Vốn góp của nhà đầu tư : Vốn tự có (30%) : 76,800,000,000 đồng (Bảy mươi sáu tỷ tám trăm triệu đồng).

- Vốn vay và huy động (70%) : 179,200,000,000 đồng (Một trăm bảy mươi chín tỷ hai trăm triệu đồng).

Chủ đầu tư sẽ thu xếp với các ngân hàng thương mại để vay dài hạn. Lãi suất cho vay các ngân hàng thương mại theo lãi suất hiện hành.

- Vốn khác: 0 đồng 

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha