Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch nghỉ dưỡng, giải trí

Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, Tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch sinh thái, Quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái, bản vẽ khu du lịch sinh thái, Thủ tục xin phép làm khu du lịch sinh thái,

Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch nghỉ dưỡng, giải trí

  • Mã SP:DA dlst bm
  • Giá gốc:80,000,000 vnđ
  • Giá bán:75,000,000 vnđ Đặt mua

Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1.  Sự cần thiết của Đề án 1

2. Nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở VQG Bạch Mã 3

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẠCH MÃ 4

1.1. Điều kiện tự nhiên và tiềm năng du lịch 4

1.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới và diện tích 4

1.1.2. Địa hình và địa chất 5

1.1.3. Khí hậu và mùa vụ du lịch 6

1.1.4. Thủy văn 8

1.1.5. Hiện trạng sử dụng đất 8

1.1.6. Diện tích rừng 11

1.1.7. Đa dạng sinh học 14

1.1.8. Cảnh quan thiên nhiên 17

1.2. Dân sinh, kinh tế - xã hội và tiềm năng du lịch văn hóa 17

1.2.1. Dân sinh 17

1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 18

1.2.3. Tiềm năng du lịch văn hóa 21

1.3. Giao thông 25

1.4. Hiện trạng hoạt động du lịch 26

1.4.1. Công tác tổ chức quản lý và nguồn nhân lực 26

1.4.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 27

1.4.3. Hiện trạng loại hình và sản phẩm du lịch 29

1.4.4. Hiện trạng các điểm, tuyến, và chương trình du lịch 31

1.4.5. Đầu tư du lịch 42

1.4.6. Các bên liên quan và hợp tác trong phát triển du lịch 43

1.4.7. Hiện trạng hoạt động xúc tiến, quảng bá 44

1.4.8. Hiện trạng sự tham gia của cộng đồng 45

1.4.9. Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường 45

1.4.10. Hiện trạng hoạt động diễn giải thông qua du lịch 46

1.4.11. Kết quả hoạt động kinh doanh 47

1.5. Đánh giá tổng quát điều kiện phát triển du lịch và hiện trạng hoạt động du lịch tại Vườn Quốc gia Bạch Mã 48

1.5.1. Thuận lợi 48

1.5.2. Khó khăn 50

1.5.3. Cơ hội 51

1.5.4. Thách thức 52

CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, GIẢI TRÍ  GIAI ĐOẠN 2022-2030 54

2.1. Căn cứ xây dựng Đề án 54

2.1.1. Căn cứ pháp lý 54

2.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 56

2.2. Quan điểm, định hướng phát triển 60

2.2.1. Quan điểm 60

2.2.2. Định hướng phát triển 60

2.3. Mục tiêu và các chỉ tiêu phát triển 82

2.3.1. Mục tiêu chung 82

2.3.2. Mục tiêu cụ thể 82

2.3.3. Các chỉ tiêu phát triển 82

2.4. Đánh giá các yếu tố tác động đến phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn 2022-2030 83

2.4.1. Tác động từ chính sách 83

2.4.2. Tác động từ các cộng đồng và các công ty du lịch 84

2.4.3. Tác động từ nội tại Ban quản lý 85

2.4.4. Tác động từ các yếu tố khác 85

2.5. Nội dung phát triển các địa điểm, tuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí giai đoạn 2021-2030. 86

2.5.1. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các điểm du lịch 86

2.5.2. Định hướng và thuyết minh phương án lựa chọn các tuyến du lịch 122

2.6. Đề xuất các danh mục dự án ưu tiên đầu tư, kinh phí thực hiện 134

2.6.1. Khái toán đầu tư, nguồn vốn, phân kỳ đầu tư 134

2.6.2. Các dự án ưu tiên 139

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI, NGHỈ DƯỠNG, 144

GIẢI TRÍ GẮN VỚI BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC 144

GIAI ĐOẠN 2022-2030 144

3.1. Nhóm giải pháp bảo vệ môi trường du lịch, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 144

3.1.1. Giải pháp về bảo vệ và phát triển rừng 144

3.1.2. Giải pháp về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học 144

3.1.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường du lịch 145

3.2. Nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách 146

3.3. Nhóm các giải pháp nâng cao và phát triển nguồn nhân lực du lịch 147

3.4. Nhóm giải pháp phát triển CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 149

3.5. Nhóm giải pháp phát triển loại hình, sản phẩm du lịch 149

3.6. Nhóm giải pháp đầu tư du lịch 150

3.7. Nhóm giải pháp liên kết phát triển du lịch 151

3.8. Nhóm giải pháp xúc tiến quảng bá và phát triển thị trường du lịch 152

3.9. Nhóm giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa 153

3.10. Nhóm giải pháp về diễn giải, giáo dục 154

3.11. Nhóm giải pháp về an ninh, an toàn trong tổ chức hoạt động du lịch 154

3.11.1. Giải pháp về an toàn cho du khách 154

3.11.2. Giải pháp về an ninh trong tổ chức hoạt động du lịch 155

3.12. Nhóm giải pháp chuyển đổi số hướng đến du lịch thông minh 155

CHƯƠNG 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ GIÁM SÁT VÀ 156

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 156

4.1. Tổ chức thực hiện Đề án 156

4.1.1. Tổng cục Lâm nghiệp 156

4.1.2. Ban quản lý VQG Bạch Mã 156

4.1.3. Các cơ quan ban, ngành địa phương liên quan 156

4.1.4. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương 157

4.1.5. Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tham gia đầu tư 157

4.2. Tổ chức quản lý giám sát 157

4.2.1. Phương án giám sát 157

4.2.1. Phương án đánh giá 158

4.3. Hiệu quả của Đề án 158

4.3.1. Hiệu quả kinh tế 158

4.3.2. Hiệu quả văn hóa xã hội 159

4.3.3. Hiệu  quả bảo vệ môi trường 159

4.3.4. Hiệu quả quốc phòng, an ninh 160

CHƯƠNG 5 161

Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, Tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch sinh thái, Quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái, bản vẽ khu du lịch sinh thái, Thủ tục xin phép làm khu du lịch sinh thái,

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 161

5.1. Kết luận 161

5.2. Kiến nghị 162

PHỤ LỤC 164

Phụ lục 1: Khai toán kinh phí thực hiện Đề án 164

Phụ lục 2: Danh lục các loài động vật quý hiếm ở VQG Bạch Mã 175

Phụ lục 3: Đánh giá theo tiêu chí lựa chọn các điểm phát triển du lịch sinh thái ở VQG Bạch Mã 185

Phụ lục 4: Kinh nghiệm trong phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng 205

Phụ lục 5: Các loại bản đồ quy hoạch 213

Phụ lục 6: Một số hình ảnh khảo sát thực tế 216

Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng

Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là một trong những loại hình du lịch đã và đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và tại Việt Nam. Trong đó, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí là một trong số ít phương thức khai thác tài nguyên trong hệ thống rừng đặc dụng mang lại lợi ích kinh tế, góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học của các khu rừng đặc dụng. Du lịch sinh thái, du lịch bền vững hay du lịch dựa vào thiên nhiên là một giải pháp, một phương thức giúp thực hiện các triết lý về bảo tồn và phát triển bền vững trong các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ ở Việt Nam. Phát triển du lịch sẽ mang lại những hiệu quả tích cực trong gìn giữ, cân bằng giữa các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên và các mục tiêu về phát triển kinh tế, xã hội. Lợi ích của hoạt động du lịch sinh thái mang lại trên nhiều phương diện. Về kinh tế, du lịch giúp gia tăng các chi phí, lợi ích cho công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển tài nguyên trong các khu rừng đặc dụng. Về xã hội, du lịch giúp tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của cộng đồng địa phương, đội ngũ cán bộ của các khu rừng đặc dụng, du lịch sinh thái còn đóng góp tích cực cho công tác giáo dục môi trường, nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với tự nhiên. Về môi trường, du lịch là một trong những giải pháp nhằm cải thiện, bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động giáo dục, diễn giải môi trường, khuyến khích thực hiện các hành vi du lịch có trách nhiệm của các bên liên quan.

Ngày nay, xu hướng phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái đã trở thành mục tiêu, là trách nhiệm của ngành du lịch, của nhiều quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Phương thức du lịch sinh thái tại các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ với mục tiêu phát triển bền vững, phát huy các giá trị của đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên kết hợp với giáo dục môi trường. Trước xu hướng tất yếu đó, các chính sách được coi là kim chỉ nam, định hướng trong hoạt động phát triển du lịch sinh thái trong các khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đã được Đảng, Nhà nước và Chính phủ ban hành như Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16/1/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp,…Điều này cho thấy rằng, việc phát triển du lịch sinh thái trong các rừng đặc dụng, rừng phòng hộ dựa trên các nguyên tắc phát triển bền vững là hợp lý và cần được các địa phương, các chủ rừng chủ động trong định hướng phát triển các phương án, kế hoạch thực hoạt động du lịch sinh thái. 

Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng

Tiềm năng du lịch văn hóa

a.Tài nguyên văn hóa vật thể

(1) Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã

Thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã là ngôi thiền viện đầu tiên tại miền Trung, tọa lạc tại núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã hiện lên giữa lòng Hồ Truồi như một đóa hoa, gối đầu vào núi rừng Bạch Mã trải dài hút mắt.

Để đến được Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã, du khách sẽ di chuyển bằng thuyền, thưởng ngoạn cảnh trên lòng hồ Truồi mênh mang sóng nước. Được xây dựng hài hòa trong một chỉnh thể của kiến trúc Phật giáo và Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Trúc Lâm Bạch Mã cũng có chính điện thờ Phật tổ đang ngồi tu niệm dưới gốc cây bồ đề, phía sau chính điện là khu vực tổ đường thờ tổ sư Đạt ma của thiền phái Trúc Lâm. Thiền Viện Trúc Lâm Bạch Mã là một quần thể danh lam giữa vùng sơn thủy hữu tình đã trở thành điểm tham quan, du lịch quan trọng trong việc kết nối với hoạt động du lịch của VQG Bạch Mã và tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hoạt động du lịch chủ yếu là dịch vụ chở khách thăm quan Thiền Viện Trúc lâm Bạch Mã, ngắm cảnh đẹp quanh Hồ Truồi do Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Thanh niên Lộc Hòa thực hiện với 12 thuyền được cấp phép hoạt động từ năm 2010.

Về tổ chức của Hợp tác xã (HTX) bao gồm 7 thành viên, bao gồm chủ nhiệm, kế toán, 3 nhân viên bán vé, giữ xe, xã viên của Hợp tác xã là chủ các phương tiện vận chuyển hành khách. Về số lượng du khách khách hàng năm đến thăm quan Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã và các điểm xung quanh năm khoảng 43.000-45.000 người/năm (năm 2014-2015), trong đó thăm quan Thiền Viện Trúc Lâm chiếm khoảng 90 %, còn lại thăm quan Hồ, các suối là 10% lượng du khách. Riêng tiền vé dịch vụ chở du khách (20.000 đồng/người), tổng doanh thu từ dịch vụ chở du khách thăm quan đạt khoảng 900.000.000 đồng/năm.

Về cơ chế chia sẻ lợi ích: xã viên trực tiếp làm dịch vụ chở khách được hưởng 65% tiền vé, Hợp tác xã thu 35%, bao gồm cả thuế, trả lương nhân viên, quản lý và các khoản trích nộp khác theo quy định.

Về công tác bảo vệ môi trường: HTX thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở du khách về bảo vệ môi trường, PCCCR, cuối ngày bố trí 1 thuyền ở lại kiểm tra tình hình PCCCR, tai nạn…sau đó mới về. HTX tổ chức dọn vệ sinh rác thải 3 lần/tuần.

 
Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng
 

- Định hướng phát triển du lịch:

+ Hoạt động du lịch trong phân khu PHST là các hoạt động du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm, du lịch khám phá thiên nhiên để đảm bảo ít ảnh hưởng tới các chu trình tự nhiên, hệ động thực vật hoang dã.

+ Các hoạt động cắm trại, trải nghiệm thiên nhiên, giáo dục môi trường và các hoạt động khác sẽ được tổ chức ở các khu vực đã được quy hoạch, các tuyến điểm đã được xác định.

+ Hạn chế các hoạt động du lịch đại chúng, du lịch đông người để giảm thiểu tác động tới thiên nhiên, các chu trình tự nhiên.

+ Các hoạt động du lịch cần được đánh giá và quản lý sức tải nhằm hạn chế tối đa các tác động từ hoạt động du lịch đến môi trường và không phát thải.

+ Các cơ sở hạ tầng du lịch chỉ ở mức cơ bản, ưu tiên sử dụng các vật liệu thân thiện với môi trường, được thiết kế phù hợp nhất với cảnh quan thiên nhiên.

- Định hướng các sản phẩm du lịch

Các sản phẩm chính trong phân khu phục hồi sinh thái bao gồm:

+ Du lịch khám phá thiên nhiên: Đối tượng khám phá là các loài sinh vật độc đáo của VQG như những loài cây bản địa cổ thụ độc đáo; các hệ sinh thái rừng và cảnh quan tự nhiên; cảnh quan các suối; cảnh quan của đồi, núi, v.v.

+ Du lịch thể thao, mạo hiểm: Trải nghiệm các hoạt động dã ngoại như đi bộ xuyên rừng trên những tuyến đường mòn để trải nghiệm kỹ năng làm kiểm lâm, trải nghiệm sinh tồn trong môi trường tự nhiên, hoang dã …; leo núi, trượt thác nước; tắm suối;

+ Du lịch kết hợp chuyên đề khoa học, nghiên cứu, thực tập, giáo dục môi trường: tổ chức theo các chủ đề bảo vệ rừng, đo đếm cây rừng và xác định tên cây rừng, tìm hiểu quy luật phân bố của các loài thực vật quý hiếm, tìm hiểu về tập tập tích và môi trường thích nghi, phân bố của các loài động vật hoang dã. Tổ chức các dịch vụ giáo dục về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, ý thức bảo vệ rừng, bảo tồn, bảo vệ môi trường bền vững.

+ Du lịch checkin, chụp ảnh: Lựa chọn các điểm có tầm nhìn đẹp hay các vị trí chụp ảnh đẹp tại các thác nước, cây to, suối, đỉnh núi, v.v. để lưu lại những kỷ niệm đẹp khi trải nghiệm tại VQG Bạch Mã.

§ Phân khu dịch vụ hành chính

- Diện tích:

+ Diện tích 5.124,30 ha chiếm 13,67% tổng diện tích tự nhiên VQG (có rừng 4.601,47 ha, chưa có rừng 459,32 ha), bao gồm 16 tiểu khu nằm tại 2 huyện Nam Đông (46,39 ha) và huyện Phú Lộc 5.077,91 ha. Cụ thể:

+ Huyện Nam Đông: Diện tích 46,39 ha nằm rải rác tại 5 tiểu khu: 384, 385, 386, 389, 426.

+ Huyện Phú Lộc: Diện tích 5.077,91 ha thuộc 11 tiểu khu cụ thể: 205, 207, 208, 209, 210, 214, 227, 228, 229, 230, 231.

- Định hướng phát triển du lịch:

+  Hoạt động du lịch trong phân khu phục hồi sinh thái cũng chủ yếu là hướng dẫn khách tìm hiểu, khám phá thiên nhiên; tổ chức các hoạt động thể thao; thực hành theo các chủ đề nghiên cứu khoa học; tổ chức thực tập, giáo dục môi trường …

+  Hạn chế số lượng các đoàn khách du lịch đi các tuyến xuyên rừng, thể thao mạo hiểm, đảm bảo không làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và tuân thủ quy định sử dụng lửa trong rừng. Hướng dẫn viên phải có kiến thức chuyên sâu về bảo vệ môi trường rừng và được giới thiệu trong nhóm hướng dẫn chuyên dẫn đoàn trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Hoạt động cắm trại trong rừng phải đảm bảo có nhà vệ sinh sinh thái (composting toilet). Tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường không sử dụng túi ni lông/sản phẩm nhựa dùng một lần.

(1) Khu vực đỉnh Bạch Mã: Tổng diện tích khoảng 715,13 ha, thuộc các tiểu khu 230, 231.

(2) Khu vực chân núi Bạch Mã:  Tổng diện tích khoảng 20 ha, thuộc tiểu khu 214.

(3) Khu vực Hồ Truồi:  Tổng diện tích khoảng 650 ha, thuộc tiểu khu 205, 207, 208, 209;

(4) Khu vực thác trượt Bạch Mã: Tổng diện tích khoảng 100 ha, thuộc tiểu khu 214, 227.

(5) Khu vực nhà vườn Khe Su: Tổng diện tích khoảng 100 ha, thuộc tiểu khu 214.

(6) Khu vực Đá Dựng: Tổng diện tích khoảng 100 ha, thuộc Tiểu khu 228, 230.

(7) Khu vực Nhị Hồ: Tổng diện tích khoảng 50ha thuộc Tiểu khu 228.

(8) Khu vực thác Mơ: Tổng diện tích khoảng 50 ha thuộc tiểu khu 370.

 (9) Khu vực thác Phướn: Tổng diện tích khoảng 50 ha thuộc tiểu khu 376.

(10) Khu vực Khe Ao: Tổng diện tích khoảng 200 ha tiểu khu 384, 385, 386.

(11) Khu vực Mỏ Rang: Tổng diện tích khoảng 300 ha tiểu khu 389, 412, 413.

(12) Khu vực Chà Măng - Thượng Nhật: Tổng diện tích khoảng 200 ha tiểu khu 424.

- Định hướng các sản phẩm du lịch:

+ Du lịch khám phá thiên nhiên, du lịch mạo hiểm: Tổ chức khai thác khu vực Đỉnh Bạch Mã, Khu vực Mỏ Rang, khu vực Khe Ao, khu vực hồ Truồi, khu Hồ Nhị, Đá Dựng, v.v.

+ Du lịch văn hóa lịch sử: Thăm các di tích lịch sử cách mạng tại khu vực đỉnh Bạch Mã. Nơi vẫn còn lưu dấu ấn của các biệt thự cổ của Pháp, hệ thống hầm, hào, sân bay thời kháng chiến chống Pháp. Sản phẩm du lịch có thể khai thác được ngay như một ngày làm chiến sỹ, diễn giải lịch sử tại điểm, v.v.

+ Du lịch thể thao: Trải nghiệm các hoạt động dã ngoại như đi bộ xuyên rừng; chèo thuyền khu vực hồ Truồi, chinh phục thác Phướn, thác Mơ, v.v.

+ Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khoẻ: Sản phẩm tập trung chủ yếu vào nghỉ dưỡng và tận hưởng không gian yên tĩnh với các khu nghỉ dưỡng kết hợp những nét sinh thái, hài hòa với thiên nhiên trong rừng. Các điểm khai thác gồm khu vực đỉnh Bạch Mã (Khu biệt thự cổ của pháp, khu biệt thự Phong Lan, khu biệt thự Đỗ Quyên, v.v.), khu vực hồ Truồi, khu vực Khe Ao, v.v.

+ Du lịch kết hợp nghiên cứu chuyên đề khoa học, nghiên cứu, thực tập, giáo dục môi trường: tổ chức theo các chủ đề bảo vệ rừng, đo đếm cây rừng và xác định tên cây rừng, tìm hiểu quy luật phân bố của các loài thực vật quý hiếm, tìm hiểu về tập tập tích và môi trường thích nghi, phân bố của các loài động vật hoang dã. Tổ chức các dịch vụ giáo dục về vai trò và giá trị của đa dạng sinh học, ý thức bảo vệ rừng, bảo tồn, bảo vệ môi trường bền vững. Khu vực này sẽ được tổ chức chủ yếu ở khu vực phía dưới chân núi (khu vực rừng thông gần trụ sở làm việc của vườn).

+ Du lịch nghi dưỡng kết hợp đào tạo, hội nghị, hội thảo (MICE) và sự kiện với nghiên cứu, hoạt động thiên nhiên với quy mô nhỏ

+ Các dịch vụ giải trí cung cấp các môn thể thao ngoài trời: Cho thuê xe đạp, tham quan bằng xe đạp, cắm trại, biểu diễn nghệ thuật, đi xe đạp, chèo thuyền, đua thuyền và các giải thể thao phù hợp khác …

+ Các dịch vụ nhà hàng ăn uống ẩm thực, giải trí, mua sắm tại các cửa hàng, ki-ốt, quầy lưu niệm cho khách tới Vườn.

b. Định hướng phát triển loại hình và sản phẩm du lịch

- Phát triển đa dạng các loại hình và sản phẩm du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch lều trại cao cấp, du lịch trải nghiệm, khám phá, du lịch mạo hiểm, v.v. tiêu biểu của khu vực miền Trung Việt Nam.

- Các loại hình và sản phẩm du lịch được tập trung khai thác và phát triển chú trọng đến mục tiêu phát triển bền vững, các nguyên tắc xây dựng các loại hình du lịch dựa trên 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Trong đó, một số mục tiêu được đề cao trong phát triển loại hình du lịch tại VQG Bạch Mã như:

+ Các loại hình và sản phẩm du lịch được phát triển dựa trên việc khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, tài nguyên văn hoá, nguồn lực của VQG Bạch Mã và địa phương.

+ Các sản phẩm du lịch được phát triển góp phần trong việc xoá đói, giảm nghèo, gia tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương, chú trọng sử dụng lao động địa phương, đặc biệt là phụ nữ hướng đến việc tạo ra công bằng xã hội và bình đẳng giới.

+ Kinh doanh các sản phẩm du lịch trong VQG Bạch Mã ưu tiên sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm nguồn tài nguyên và năng lượng như nước sạch, điện, v.v.

+ Các loại hình và sản phẩm du lịch giảm thiểu tối đa các tác động đến môi trường tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, hài hoà với cảnh quan.

- Các loại hình và sản phẩm du lịch được định hướng phát triển trong VQG Bạch Mã, cụ thể như sau:

+ Loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ: Đây là hai loại hình du lịch chủ đạo trong VQG Bạch Mã giai đoạn 2022- 2030. Các địa điểm tổ chức khai thác loại hình du lịch tập trung khu vực đỉnh Bạch Mã, khu vực Mỏ Rang Khe Ao, thác Đỗ Quyễn, khu vực Ngũ Hồ, thác Mơ, v.v. với các sản phẩm du lịch đặc trưng trong Bảng 7 dưới đây.

Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, Tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch sinh thái, Quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái, bản vẽ khu du lịch sinh thái, Thủ tục xin phép làm khu du lịch sinh thái,

Bảng 7. Các sản phẩm của loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

Sản phẩm

Các dịch vụ du lịch

Địa điểm

Trải nghiệm và nghỉ dưỡng tại đỉnh Bạch Mã

- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

- Dịch vụ vận chuyển

- Dịch vụ hội nghị, hội thảo,…

- Khu đỉnh Bạch Mã

 

Trải nghiệm và nghỉ dưỡng  tại Mỏ Rang

- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ bán hàng các sản phẩm địa phương

- Dịch vụ hội nghị hội thảo,…

- Khu vực Mỏ Rang – Trạm Kiểm lâm (TKL) Mỏ Rang

Trải nghiệm và nghỉ dưỡng sinh thái tại Khe Ao

- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

- Dịch vụ vui chơi giải trí,…

- Khu vực Khe Ao – Trạm Kiểm lâm (TKL) Khe Ao

Trải nghiệm và nghỉ dưỡng sinh thái tại Hồ Truồi

- Dịch vụ lưu trú (bao gồm nghĩ dưỡng các bangalow, cắm trại phổ thông và cắm trại cao cấp)

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ

- Dịch vụ vui chơi giải trí nước,…

- Hồ Truồi

Trải nghiệm, nghỉ dưỡng sinh thái tại Thác Mơ

- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ vui chơi giải trí,….

- Thác Mơ (vùng đệm)

Trải nghiệm, nghỉ dưỡng sinh thái thác Trượt Bạch Mã

- Dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ vui chơi giải trí,…

- Thác Trượt Bạch Mã (vùng đệm)

+ Loại hình du lịch mạo hiểm: Với địa hình bị chia cắt mạnh bởi đồi núi nên VQG Bạch Mã có nhiều suối, thác nước, hồ nước đẹp cùng các cung đường đi bộ trong rừng hấp dẫn du khách. Do đó, gắn với loại hình du lịch mạo hiểm, VQG Bạch Mã có nhiều sản phẩm đặc trưng có thể khai thác như Bảng 8 dưới đây:

Bảng 8. Các sản phẩm du lịch khám phá tự nhiên, du lịch mạo hiểm

Sản phẩm

Các dịch vụ du lịch

Địa điểm

Đi bộ trong rừng khám phá thác Đỗ Quyên, thác Phướn, thác Mơ

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ cung cấp các trang thiết bị đi bộ xuyên rừng (dụng cụ, giày, lều trại, v.v.)

- Thác Đỗ Quyên, thác Phướn, thác Mơ

 

Đi bộ khám phá thác Trĩ Sao

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ cung cấp các trang thiết bị đi bộ xuyên rừng (dụng cụ, giày, lều trại, v.v.)

- Thác Trĩ Sao

Đi bộ khám phá Ngũ Hồ

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ cung cấp các trang thiết bị đi bộ xuyên rừng (dụng cụ, giày, lều trại, v.v.)

- Khu vực Ngũ Hồ

Chinh phục đỉnh núi Mang

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ cung cấp các trang thiết bị đi bộ xuyên rừng (dụng cụ, giày, lều trại, v.v.)

- Đỉnh núi Mang

Đi bộ xuyên rừng Trĩ Sao – Hồ Truồi

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ cung cấp các trang thiết bị đi bộ xuyên rừng (dụng cụ, giày, lều trại, v.v.)

- Km8 - Thác Trĩ Sao – Hồ Truồi

Khám phá rừng Chò đen

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ cung cấp các trang thiết bị đi bộ xuyên rừng (dụng cụ, giày, lều trại, v.v.)

- Rừng Chò đen

Khám phá các trò chơi mặt nước tại Hồ Truồi

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ cung cấp cho thuê các trang thiết bị trải nghiệm mặt nước

- Hồ Truồi

+ Loại hình du lịch kết hợp nghiên cứu chuyên đề: VQG Bạch Mã có diện tích rừng rộng lớn, đa dạng các loài động, thực vật, khí hậu trong lành và địa hình đa dạng nên loại hình du lịch khám phá kết hợp học tập, nghiên cứu chuyên đề có tiềm năng để phát triển. Đối tượng khách du lịch hướng đến là học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu trong và quốc tế thích khám phá thiên nhiên, nghiên cứu và tìm hiểu về đa dạng sinh học. Một số sản phẩm du lịch có thể hướng khai thác tại Bảng 9 dưới đây:

Bảng 9. Các sản phẩm du lịch kết hợp nghiên cứu chuyên đề

Sản phẩm

Các dịch vụ du lịch

Địa điểm

Tham quan, khám phá Trung tâm cứu hộ Gấu

- Dịch vụ tham quan

- Dịch vụ diễn giải môi trường - Dịch vụ tìm hiểu, nghiên cứu

Trung tâm cứu hộ Gấu

Tham quan điểm giáo dục và diễn giải môi trường VQG Bạch Mã

- Dịch vụ tham quan

- Dịch vụ diễn giải môi trường - Dịch vụ tìm hiểu, nghiên cứu

Khu vực chân đỉnh Bạch Mã

Nghiên cứu ,tìm hiểu về các loài động, thực vật đặc trưng trong VQG Bạch Mã

- Dịch vụ tham quan

- Dịch vụ tìm hiểu, nghiên cứu

- Dịch vụ diễn giải môi trường

- Đỉnh Bạch Mã

- Chà Măng - Thượng Nhật

- Ngũ Hồ

- Thác Phướn

Tìm hiểu, khám phá Vườn thực vật Bạch Mã

- Dịch vụ tham quan

- Dịch vụ tìm hiểu, nghiên cứu

- Dịch vụ diễn giải môi trường

- Khu vực chân đỉnh Bạch Mã

 

+ Loại hình du lịch giáo dục: Loại hình du lịch giáo dục gắn với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được đánh giá là khá tiềm năng tại VQG Bạch Mã với nhiều hoạt động đặc trưng thu hút các nhóm đối tượng là các bạn học sinh, sinh viên trong và ngoài nước. Các sản phẩm du lịch có thể khai thác được đề cập tại Bảng 10 dưới đây:

Bảng 10. Các sản phẩm du lịch giáo dục và trải nghiệm thiên nhiên

Sản phẩm

Các dịch vụ du lịch

Địa điểm

Giáo dục môi trường và diễn giải môi trường

- Dịch vụ giáo dục, diễn giải môi trường

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ hội nghị, hội thảo,…

Trung tâm Du khách

Điểm giáo dục và diễn giải môi trường VQG Bạch Mã

Vườn thực vật

Du lịch giáo dục tìm hiểu đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường

- Dịch vụ giáo dục, diễn giải môi trường

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ thuyết minh

- Dịch vụ hội nghị, hội thảo,…

Trung tâm Du khách

Điểm giáo dục và diễn giải môi trường VQG Bạch Mã

Ngũ Hồ

Thác Trĩ Sao

Vườn thực vật

Một ngày làm chiến sĩ Kiểm Lâm

- Dịch vụ giáo dục, diễn giải môi trường

- Dịch vụ thuyết minh

Trung tâm Du khách

Điểm giáo dục và diễn giải môi trường VQG Bạch Mã

Các kĩ năng sinh tồn trong rừng

- Dịch vụ giáo dục, diễn giải môi trường

- Dịch vụ thuyết minh

VQG Bạch Mã

+ Loại hình du lịch công vụ (Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo): Với nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng kĩ thuật du lịch như khu vực biệt thự Đỗ Quyên, biệt thự Phong Lan và Trung tâm du khách nên VQG Bạch Mã có thể khai thác loại hình du lịch MICE. Các sản phẩm đi kèm như Bảng 11 dưới đây:

Bảng 11. Các sản phẩm du lịch công vụ

Sản phẩm

Các dịch vụ du lịch

Địa điểm

Hội thảo, hội nghị

- Dịch vụ hội nghị, hội thảo

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ tham quan, thuyết minh

Trung tâm du khách

Khu vực lưu trú, dịch vụ

- Dịch vụ hội nghị, hội thảo

- Dịch vụ ăn uống

- Dịch vụ vui chơi giải trí

- Dịch vụ nghỉ dưỡng

- Dịch vụ tham quan, thuyết minh,…

Khu du lịch sinh thái đỉnh Bạch Mã

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Mỏ Rang

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Khe Ao

Khu nghỉ dưỡng sinh thái Hồ Truồi

Khu du lịch sinh thái Thác Mơ

Khu du lịch sinh thái thác Trượt Bạch Mã

+ Loại hình du lịch văn hoá, lịch sử và du lịch cộng đồng: Đây là hai loại hình du lịch có thể khai thác tại VQG Bạch Mã. Các sản phẩm du lịch như Bảng 12 dưới đây:

 
Dự án khu du lịch sinh thái và hồ sơ xin dự án thuê môi trường rừng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng
 

Định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái trong VQG Bạch Mã được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần được quan tâm. Vì vậy, trong giai đoạn tới việc đầu tiên sẽ được thực hiện chính là xây dựng các chiến lược xúc tiến, quảng bá các sản phẩm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng của VQG Bạch Mã. Trong quá trình thực hiện xúc tiến, quảng bá, cần xác định rõ thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng. Cụ thể thị trường khách du lịch cần được xác định như:

- Thị trường khách du lịch nội địa:

+ Đối tượng khách du lịch trong độ tuổi từ 18 đến 40 tuổi, sống tại khu vực đô thị, đi du lịch theo gia đình, cặp đôi hoặc nhóm nhỏ, có sở thích khám phá thiên nhiên kết hợp nghỉ dưỡng; đi du lịch vào dịp nghỉ cuối tuần, nghỉ lễ. Đối tượng khách du lịch tiềm năng và cần đẩy mạnh khai thác là khách du lịch đến từ các đô thị.

+ Đối tượng khách trung niên: Thường đi du lịch theo nhóm, có sở thích chụp ảnh check-in, nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe.

+ Đối tượng học sinh, sinh viên: thường kết hợp với các chương trình tham quan, giáo dục trải nghiệm của trường, có xu hướng sử dụng các dịch vụ diễn giải, vui chơi giải trí.

- Thị trường khách quốc tế: Châu Âu (Đức, Pháp), Châu Á (Nhật Bản, Hàn Quốc), Châu Úc (Úc, New Zealand)…

+ Khách có độ tuổi dưới 40: có sở thích khám phá và nghiên cứu thiên nhiên, văn hóa dân tộc thiểu số; đi cùng nhóm bạn nhỏ, kết hợp đi du lịch dài ngày khám phá Việt Nam.

+ Khách trong độ tuổi trên 41: có sở thích nghỉ ngơi tại không gian trong lành, tham quan thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa; có xu hướng du lịch cùng gia đình trong dịp lễ, nghỉ đông.

Nhằm thúc đẩy công tác xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả trong giai đoạn tới, KBT cần tổ chức các hội thảo chuyên đề về DLST để mời đại diện sở du lịch, các công ty du lịch, đơn vị lữ hành, cộng đồng cùng tham gia với mục đích góp ý trực tiếp các hoạt động du lịch, các sản phẩm du lịch, các tuyến du lịch. Qua hội thảo, hội nghị chuyên đề cũng là cơ hội để các sở, ngành, công ty biết đến hoạt động du lịch của KBT và tạo ra cơ hội kết nối để quảng bá hoạt động du lịch, phối hợp tổ chức các chương trình trải nghiệm cho du khách.

f. Định hướng về quản lý, khai thác và giám sát hoạt động du lịch

Để khai thác hoạt động du lịch hiệu quả, VQG Bạch Mã cần tổ chức đồng bộ 3 hình thức quản lý, khai thác và giám sát hoạt động du lịch gồm: (i) Tự tổ chức; (ii) Hợp tác, liên doanh liên kết; (iii) Cho thuê môi trường rừng.

- Về hình thức tự tổ chức: VQG Bạch Mã chủ động trong xây dựng và kinh doanh hoạt động du lịch sinh thái dựa trên nguồn lực sẵn có tại một số địa điểm như điểm đỉnh Bạch Mã (Thác Đỗ Quyên, Thác Trĩ Sao, Ngũ Hồ, Địa Đạo Bạch Mã, Hải Vọng Đài,…), điểm chân đỉnh Bạch Mã (Trung tâm Du khách, Điểm giáo dục diễn giải môi trường,…), điểm Thác Phướn, điểm Chà Măng – Thượng Nhật.

- Về hình thức liên doanh liên kết: Thực hiện các dự án liên doanh liên kết với các cá nhân, công ty, tổ chức, cộng đồng du lịch trên phạm vi cả nước để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, kết nối thêm các chương trình, tuyến du lịch. Với hình thức này, VQG Bạch Mã kêu gọi đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó mở rộng thị trường khách du lịch và tăng cường quảng bá hình ảnh cho VQG. Các điểm tham quan có thể liên doanh, liên kết thực hiện du lịch như Điểm đỉnh Bạch Mã (Biệt thự Đỗ Quyên, biệt thự Morin,…), điểm du lịch sinh thái Hồ Truồi, điểm nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Mỏ Rang, điểm nghỉ dưỡng Khe Ao,…

- Về hình thức cho thuê môi trường rừng: Thực hiện cho thuê MTR với các điểm đã và đang thuê MTR của VQG Bạch Mã như Thác Trượt Bạch Mã, Thác Mơ. Thực hiện cho thuê MTR với các điểm mới như Nhà vườn Khe Su, Đá dựng, Nhị Hồ nhằm phát triển du lịch sinh thái.  

Bảng 18.  Phương án quản lý, khai thác du lịch sinh thái trong VQG Bạch Mã


TT

Điểm du lịch, điểm tham quan

Phương thức tổ chức

1

Điểm đỉnh Bạch Mã

- Tự tổ chức

- Liên doanh liên kết

- Cho thuê MTR

2

Điểm chân đỉnh Bạch Mã

- Tự tổ chức

- Liên doanh liên kết

3

Điểm du lịch sinh thái Hồ Truồi

- Liên doanh liên kết

- Cho thuê MTR

4

Điểm nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí Mỏ Rang

- Liên doanh liên kết

- Cho thuê MTR

5

Điểm nghỉ dưỡng Khe Ao

- Liên doanh liên kết

- Cho thuê MTR

6

Điểm du lịch Thác Trượt Bạch Mã

- Cho thuê MTR

7

Điểm tham quan Nhà vườn Khe Su

- Cho thuê MTR

8

Điểm tham quan Đá Dựng

- Cho thuê MTR

9

Điểm tham quan Nhị Hồ

- Cho thuê MTR

10

Điểm du lịch thác Mơ

- Cho thuê MTR

11

Điểm tham quan thác Phướn

- Tự tổ chức

12

Điểm tham quan Chà Măng – Thượng Nhật

- Tự tổ chức

13

Điểm thác Trĩ Sao

- Tự tổ chức

14

Điểm Ngũ Hồ

- Tự tổ chức

Dựa trên điều kiện thực tế và nguồn lực sẵn có, VQG Bạch Mã chủ động trong việc thực hiện hiện kinh doanh du lịch sinh thái. Thực hiện công tác quản lý, khai thác và giám sát hoạt động du lịch dựa trên khuôn khổ của pháp luật, thực hiện quản lý chặt chẽ các hoạt động du lịch, hạn chế những ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học của VQG Bạch Mã.

g. Định hướng phát triển hoạt động du lịch nâng cao lợi ích cộng đồng

Phát triển du lịch tại VQG Bạch Mã hướng tới việc nâng cao lợi ích của cộng đồng địa phương khu vực lân cận, với các định hướng sau:

- Mở rộng các hoạt động phối hợp, liên kết với các cộng đồng địa phương khai thác các dịch vụ du lịch vùng ven, vùng đệm của VQG Bạch Mã.

- Tăng cường sự tham gia của người dân địa phương trong việc cung cấp dịch vụ và sản phẩm du lịch cho VQG (đồ lưu niệm, thực phẩm, biểu diễn văn nghệ, v.v.) trong vườn.

- Khuyến khích và tạo điều kiện để người dân tham gia vào công tác hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch đến tham quan và làm việc tại VQG Bạch Mã thông qua các hoạt tập huấn, nâng cao năng lực cho người dân địa phương.

- Tăng cường trao đổi và liên kết với địa phương trong việc phát triển các hoạt động du lịch của Vườn gắn kết với hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương như VQG giới thiệu khách đến lưu trú tại các cơ sở lưu trú cộng đồng, tổ chức các hội nghị, hội thảo về du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và tổ chức các chuyến tham quan, chia sẻ kinh nghiệm.

Dự án khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và lập đề án du lịch sinh thái dưới tán rừng, quy hoạch khu du lịch sinh thái dưới tán rừng, Tiêu chuẩn thiết kế khu du lịch sinh thái, Quy hoạch và thiết kế du lịch sinh thái, bản vẽ khu du lịch sinh thái, Thủ tục xin phép làm khu du lịch sinh thái,

 Hiện trạng cơ sở hạ tầng về du lịch trong VQG Bạch Mã

· Giao thông

- Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

Hiện nay tất cả các xã trong vùng đệm của VQG Bạch Mã đã có đường ô tô đến được UBND xã, đường vào các thôn bản cũng đã được bê tông hóa phục vụ đi lại cho người dân. Tổng chiều dài đường bộ đã rải nhựa kiên cố là 480 km, đường thủy 51 km.

Giao thông đi lại tương đối thuận lợi, đường sắt Bắc - Nam và Quốc lộ 1A đi qua địa phận của các xã thuộc huyện Phú Lộc (Lộc Trì, thị trấn Phú Lộc và Lộc Điền), Tỉnh lộ 14B là huyết mạch giao thông từ ngã ba La Sơn đi Nam Đông; đường Bạch Mã từ Cầu Hai lên đỉnh Bạch Mã phục vụ tham quan du lịch. Ngoài ra hệ thống đường nhánh nội tỉnh và đường dân sinh rất thuận tiện đi lại giữa các xã, thậm chí gần đây một số đường dân sinh đã được mở vào tiếp giáp tận rừng tự nhiên đã tạo ra sức ép không nhỏ cho VQG Bạch Mã trong ngăn chặn người vào rừng trái phép.

Đường Hồ Chí Minh, đoạn La Sơn - Túy Loan có chiều dài 83,9 km (điểm đầu tại Km 0 Tỉnh lộ 14B, tỉnh Thừa Thiên Huế; điểm cuối tại Km 23+ 909 Quốc lộ 14B, thành phố Đà Nẵng là dự án thành phần của Dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - Túy Loan) đang trong giai đoạn thi công.Trong đó, đoạn Khe Tre - Hòa Liên có chiều dài 11,5 km chạy qua phân khu Dịch vụ hành chính VQG Bạch Mã. Ban quản lý dự án đã có Báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo Quyết định số 2222/QĐ-BTNMT ngày 30/11/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh, đoạn Cam Lộ - Túy Loan” với mục đích làm rõ và đưa ra các giải pháp, biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực của Dự án nhằm đảm bảo phát triển bền vững cho khu vực nói chung, cũng như VQG Bạch Mã nói riêng, làm cơ sở cho các cơ quan chức năng trong việc giám sát và quản lý hoạt động của Dự án.

- Hệ thống giao thông nội bộ bước đầu được cải tạo, tuyến đường từ Trụ sở VQG Bạch Mã lên đỉnh Bạch Mã được nâng cấp và hoàn thành đưa vào sử dụng với chất lượng tốt và quy mô rộng 6m đảm bảo 2 làn xe lên, xuống thuận tiện. Đây là cơ sở thuận lợi để tăng cường khả năng tiếp cận và tính thường xuyên thăm quan VQG Bạch Mã của du khách; mở ra hướng thuận lợi hơn trong phát triển dịch vụ tại Vườn.

- Hệ thống giao thông đường thủy

Do VQG Bạch Mã nằm ở vùng bán sơn địa kéo dài từ vùng núi cao đến sát đầm phá, biển Đông nên hệ thống giao thông đường thủy trong vùng khá phát triển, đi lại tương đối thuận lợi. Trong VQG Bạch Mã có hồ Truồi với diện tích mặt nước khoảng 345 ha, là khu vực khá thuận lợi để phát triển DLST, vui chơi giải trí. Trong khu vực vùng đệm đã hình thành các đập thủy điện như Sông Kôn, Thượng Lộ, Thượng Nhật. Các đập thủy điện này nằm xa bên ngoài ranh giới VQG Bạch Mã nhưng khi mức nước dâng đến cao trình tối đa cũng đã tiếp giáp đến VQG (đặc biệt thủy điện Thượng Nhật (đang chuẩn bị đưa vào sử dụng) có nguy cơ gây ngập vào VQG Bạch Mã khi ở cao trình tối đa), tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại bằng đường thủy. Ngoài ra, một số con sông suối lớn bắt nguồn từ VQG Bạch Mã như sông Truồi, sông Cầu Hai, Cu Đê, Thượng Nhật, Khe Ao... cũng là điều kiện giao thông đường thủy trong khu vực.

Nằm cách cảng Chân Mây khoảng 70 km về phía Bắc, Vườn quốc gia Bạch Mã cũng rất thuận lợi đối với giao thông đường thủy đi ra Biển Đông.

(Nguồn: BQL Vườn Quốc gia Bạch Mã; Kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu  Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt đới, năm 2020)

· Cơ sở lưu trú

VQG Bạch Mã có tổng cộng có 12 cơ sở lưu trú, 9 cơ sở ở đỉnh, 3 cơ sở ở chân núi.

Bảng 2. 7 Thống kê cơ sở lưu trú 

Chủ sở hữu

Tên KS/Nhà nghỉ

Vị trí

Năm sử dụng

Số phòng

Sức chứa (khách)

VQG Bạch Mã

Văn phòng 1

Chân núi

1994

8

20

Văn phòng 2

Chân núi

2001

4

8

Nhà sàn

Chân núi

2000

3

12

Đỗ Quyên

Đỉnh

2009

5

14

Đỗ Quyên 2

Đỉnh

2002

4

8

Kim Giao

Đỉnh

2002

10

32

Sao La

Đỉnh

2002

4

8

CTDL Hương Giang

Morin 1

Đỉnh

2001

8

20

Morin 2

Đỉnh

2001

4

10

Công ty KS Xanh

Cẩm Tú

Đỉnh

2002

8

27

Công ty bưu chính viễn thông

Bưu điện

Đỉnh

2004

4

8

CTCPDL Thanh Tâm

Phong Lan

Đỉnh

2000, cải tạo 2013

7

35

Tổng cộng: 12 cơ sở lưu trú (9 ở đỉnh, 3 ở chân núi)

69

202

· Cơ sở phục vụ ăn uống

Bảng 2. 8 Thống kê cơ ở nhà hàng

Stt

Tên Nhà hàng

Vị trí

Quy mô phục vụ (khách/lượt)

Đơn vị quản lý

1

Phong Lan

Đỉnh

100

CTCPDL Thanh Tâm

2

Đỗ Quyên

Đỉnh

150

CTCPDL Thanh Tâm

3

Morin

Đỉnh

50

CTCPDL Hương Giang

4

Cẩm Tú

Đỉnh

50

CTCPDL Xanh Huế

5

Bưu điện

Đỉnh

30

Công ty bưu chính viễn thông

6

Khu nhà ăn chân núi Bạch Mã

Chân núi

200

VQG Bạch Mã

Do ảnh hưởng của đại dịch Covid hiện nay, phần lớn các cơ sở này đều đã dừng hoạt động và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Hiện tại chỉ còn các sơ sở dưới chân núi còn trong tình trạng hoạt động.

GỌI NGAY – 093 649782
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (028) 35146426 - (028) 22142126  – Fax: (028) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

 

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

 

 

 

 

Sản phẩm liên quan

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha