Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường cơ sở chăn nuôi và trồng cây dược liệu. Tổng diện tích dự án: 89.114,1 m2. Trong đó: Chăn nuôi: 3.728 m2, trồng trọt: 4.5886 m2.
Ngày đăng: 01-07-2025
4 lượt xem
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................... 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................... 5
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ....................................... 6
1. Tên chủ cơ sở..................................................................................... 6
2. Tên cơ sở: Phát triển chăn nuôi lợn nái ông bà và trồng cây ăn quả........ 6
3. Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở.............................. 6
3.1. Công suất của cơ sở................................................................... 6
3.2. Công nghệ sản xuất của cơ sở................................................... 9
3.3. Sản phẩm của cơ sở...................................................................... 16
4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở... 16
4.1. Nhu cầu nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu của cơ sở.......................... 16
4.2. Nhu cầu về điện, nước.............................................................. 18
CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG.... 21
1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch................................................... 21
1.1. Quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi.................................................. 21
1.2. Quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất.................................... 21
2. Sự phù hợp của cơ sở với sức chịu tải của môi trường.................. 22
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ... 24
1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải......... 24
1.1. Thu gom, thoát nước mưa:..................................................... 24
1.2. Thu gom, thoát nước thải................................................ 25
1.3. Xử lý nước thải:................................................................. 26
2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải:......................................... 35
3. Công trình, biện pháp lưu trữ, xử lý chất thải rắn thông thường...... 37
4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................ 42
5. Công trình biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung....................... 43
6. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cô môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành:... 44
7. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường của trang trại đã được điều chỉnh, thay đổi so với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.... 47
CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......... 50
1. Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải:............................... 50
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 51
1. Kết quả vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải đã thực hiện....... 51
1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả của công trình xử lý nước thải................. 51
1.2. Kết quả đánh giá hiệu quả công trình, biện pháp giảm thiểu bụi, khí thải..... 58
CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ...60
CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ.. 61
Chương VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ......... 62
CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
Tên chủ cơ sở: HỘ KINH DOANH ..........
Địa chỉ: ........xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Người đại diện theo pháp luật: Bà ..........
Chức vụ: Chủ hộ
Sinh ngày:.......
Số chứng minh nhân dân:............ngày cấp 01/10/2013
Nơi cấp: Cục CSĐKQL cư trú và DLQG về dân cư
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .......Lạc Long Quân, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - hộ kinh doanh: số .........đăng ký lần đầu ngày 18 tháng 7 năm 2019.
Phát triển chăn nuôi lợn nái ông bà và trồng cây ăn quả
- Địa điểm cơ sở: ..... Quê Sụ, xã Cao Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Giấy phép xây dựng số ....../GPXD ngày 11/9/2017 và số 1289/GPXD ngày 07/11/2017 của Chủ tịch UBND huyện Lương Sơn.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 970/QĐ-UBND ngày 14 tháng 05 năm 2019 của của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình.
- Văn bản của cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh đánh giá về kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm công trình bảo vệ môi trường của dự án: Văn bản số .../STNMT-BVMT ngày 01 tháng 06 năm 2021 và 1116/STMNT-BVMT ngày 06 tháng 4 năm 2022.
- Quy mô dự án đầu tư: 1200 lợn nái (tương đương 31.360 con/năm) và 2.224 cây ăn quả và sản phẩm khác các loại.
- Loại hình: chăn nuôi lợn và trồng cây ăn quả, dược liệu
- Tổng diện tích dự án: 89.114,1 m2. Trong đó: Chăn nuôi: 3.728 m2, trồng trọt: 4.5886 m2.
- Quy mô/Công suất: Quy mô dự án thể hiện dưới Bảng 1.
Bảng 1. Quy mô chăn nuôi lợn của dự án
STT |
Loại lợn chăn nuôi |
Quy mô (con/năm) |
Số lợn trong chuồng (con) |
1 |
Lợn nái |
1.200 |
1200 |
2 |
Lợn con đẻ |
30.000 |
1.726 |
3 |
Lợn đực giống |
40 |
40 |
4 |
Hậu bị thay đàn |
120 |
120 |
5 |
Tổng cộng |
31.360 |
3.124 |
- Quy mô các hạng mục công trình xây dựng chính tại dự án:
Bảng 2: Quy mô các hạng mục công trình chính
TT |
Tên hạng mục |
Diện tích xây dựng (m2) |
So sánh với giấy phép xây dựng |
1 |
Nhà số 1: Chuồng lợn nái mang thai |
2.952,32 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
2 |
Nhà số 2: Chuồng lợn nái đẻ |
1.779,4 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
3 |
Nhà số 3: Chuồng hậu bị |
800,00 |
Đúng theo giấy phép số 1289/GPXD |
4 |
Nhà số 4: Chuồng cai sữa |
1.600,00 |
Đúng theo giấy phép số 1289/GPXD |
5 |
Nhà số 5: Chuồng lợn ốm |
739,20 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
6 |
Nhà số 7: Kho cám |
739,20 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
7 |
Nhà số 8: Kho thuốc sát trùng, dụng cụ |
308,00 |
Đúng theo giấy phép số 1289/GPXD |
8 |
Nhà số 9: Nhà sát trùng xe |
81,00 |
Đúng theo giấy phép số 1289/GPXD |
9 |
Nhà số 10: Trạm cân xe |
81,00 |
Theo thiết kế mẫu nhà sx |
10 |
Nhà số 11: Nhà khử trùng |
117,76 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
11 |
Nhà số 12: Nhà bảo vệ |
30,00 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
12 |
Kho chứa phân |
72 |
Theo thiết kế mẫu |
13 |
Nhà đặt lò đốt xác lợn chết |
25 |
Theo thiết kế mẫu nhà sx |
14 |
Hầm biogas (sâu 7m) |
1.750,00 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
15 |
Nhà số 14: Nhà điều hành |
288,00 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
16 |
Bể nước (H=1,5m, V=40,5m3) |
27,00 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
17 |
Bể nước (H=1,5m, V=162m3) |
54,00 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
18 |
Nhà số 17: Nhà ở công nhân, cán bộ |
96,00 |
Đúng theo giấy phép số 1289/GPXD |
19 |
Hồ điều hòa (1, 2, 3) sâu 5m |
2400,00 |
Đúng theo giấy phép số 890/GPXD |
20 |
Nhà số 19: Nhà bếp + nhà ăn |
72,00 |
Đúng theo giấy phép số 1289/GPXD |
21 |
Đường giao thông, sân bãi |
10.000 |
Theo thiết kế quy chuẩn trại |
22 |
Nhà số 23: Trạm điện |
12,00 |
Theo thiết kế được duyệt ngành điện |
23 |
Nhà số 25: Kho chứa rác thải và chất thải nguy hại |
100,00 |
Theo thiết kế được duyệt của công tác XLCT |
24 |
Nhà số 27: Khu xử lý nước thải |
200,00 |
Theo thiết kế được duyệt |
25 |
Diện tích trồng cây xanh cách ly (chủ yếu các loại cây thân gỗ) |
18.779,10 |
Theo thiết kế được duyệt |
26 |
Diện tích làm đường giao thông |
1.220,90 |
Theo thiết kế được duyệt |
27 |
Diện tích trông cây ăn quả, dược liệu |
44.482,08 |
Theo thiết kế được duyệt |
a. Quy trình chăn nuôi lợn nái
Hình 1. Quy trình chăm sóc lợn nái
b. Thuyết minh quy trình chăn nuôi
b.1. Quy trình chọn giống và chăm sóc lợn giống siêu nạc
- Yêu cầu về ngoại hình
Theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9111:2011 lợn giống ngoại - yêu cầu kỹ thuật. Yêu cầu về ngoại hình của lợn giống ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại Bảng 3.
Bảng 3. Yêu cầu về ngoại hình
Giống lợn |
Đặc điểm ngoại hình |
Yorkshire |
Toàn thân có da màu trắng, lông có ánh vàng; đầu to, mặt gãy; tai đứng ngả về phía trước, thân mình hình chữ nhật, lưng phẳng; chân cao, chắc khỏe |
Landrace |
Toàn thân có da, lông màu trắng; đầu nhỏ, mõm dài, tai to rủ về phía trước che lấp mắt; thân mình dạng hình quả lê, lưng vồng lên; chân cao, chắc khỏe |
Duroc |
Toàn thân da, lông có màu hung đỏ hoặc nâu thẫm; đầu nhỏ, mõm đen; tai rủ về phía trước; thân hình vững chắc, mông nở; bốn móng chân màu đen, chân chắc khỏe |
Pietrain |
Toàn thân da, lông có những đốm màu xẫm đen và trắng xen lẫn không đều; đầu to, tai đứng; thân hình vững chắc, trường mình, mông vai nở, chân chắc khỏe, cân đối |
- Yêu cầu về năng suất
Yêu cầu về năng suất sinh trưởng đối với lợn đực, cái hậu bị; năng suất sinh sản đối với lợn nái sinh sản, lợn đực phối giống trực tiếp và năng suất tinh dịch đối với lợn khai thác tinh của các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, Duroc và Pietrain thuần được quy định tại bảng 4:
Bảng 4. Yêu cầu về năng suất
TT |
Chỉ tiêu |
Giống lợn |
|||
Yorkshire |
Landrace |
Duroc |
Pietrain |
||
I |
Lợn đực hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg) |
||||
1 |
Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn |
700 |
700 |
730 |
730 |
2 |
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn |
2,5 |
2,5 |
2,4 |
2,4 |
3 |
Độ dày mỡ lưng tại điểm P2, tính bằng milimet, không lớn hơn |
10,0 |
10,0 |
|
|
II |
Lợn cái hậu bị (từ 30 kg đến 100 kg) |
||||
1 |
Khả năng tăng khối lượng/ngày, tính bằng gam, không nhỏ hơn |
600 |
600 |
620 |
620 |
2 |
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tính bằng kilogam, không lớn hơn |
2,5 |
2,5 |
2,4 |
2,4 |
3 |
Độ dày mỡ lưng tại điểm P2 tính bằng milimet, không lớn hơn |
11,0 |
11,0 |
10,2 |
10,2 |
III |
Lợn nái sinh sản |
||||
1 |
Số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn |
10,0 |
10,0 |
9,0 |
8,5 |
2 |
Số con cai sữa/ổ, không nhỏ hơn |
9,0 |
9,0 |
8,0 |
7,7 |
3 |
Số ngày cai sữa, tính bằng ngày, trong khoảng |
21 đến 28 |
21 đến 28 |
21 đến 28 |
21 đến 28 |
4 |
Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn |
13,5 |
13,5 |
12,5 |
12,8 |
5 |
Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa, tính bằng kilogam, không nhỏ hơn |
55 |
55 |
50 |
50 |
6 |
Tuổi đẻ lứa đầu, tính bằng ngày, không lớn hơn |
380 |
380 |
385 |
385 |
7 |
Số lứa đẻ/nái/năm, tính bằng lứa, không nhỏ hơn |
2,1 |
2,1 |
1,9 |
1,8 |
IV |
Lợn đực giống phối trực tiếp |
||||
1 |
Tỷ lệ thụ thai, tính bằng %, không nhỏ hơn |
80 |
80 |
80 |
80 |
2 |
Bình quân số con sơ sinh sống/ổ, tính bằng con, không nhỏ hơn |
10,0 |
10,0 |
9,5 |
9,5 |
3 |
Bình quân khối lượng lợn con lúc sơ sinh, tính bằng kilogam trên con, không nhỏ hơn |
1,3 |
1,3 |
1,5 |
1,5 |
V |
Lợn đực khai thác tinh (TTNT) |
||||
1 |
Lượng xuất tinh (V), tính bằng mililit, không nhỏ hơn |
220 |
220 |
220 |
220 |
2 |
Hoạt lực tinh trùng (A), tính bằng %, không nhỏ hơn |
80 |
80 |
80 |
80 |
3 |
Mật độ tinh trùng (C), tính bằng triệu/ml, không nhỏ hơn |
250 |
250 |
250 |
270 |
4 |
Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K), tính bằng %, không lớn hơn |
15 |
15 |
15 |
15 |
5 |
Tổng số tinh trùng tiến thẳng trong tinh dịch (VAC), tính bằng tỷ, không nhỏ hơn |
44 |
44 |
44 |
47 |
* Về chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn nái:
- Lợn từ giai đoạn cai sữa đến 70 – 90 kg sẽ cho ăn tự do theo chương trình dinh dưỡng dành cho lợn con. Khi đạt 70-90 kg trở lên thì sẽ chuyển qua sử dụng thức ăn cho lợn nái nuôi con tới thời điểm phối giống thì dừng. Vì vậy là giai đoạn lợn phát triển khung xương, hình dạng nên cần dinh dưỡng tối đa để tạo lợn nái đẹp, khung xương chậu phát triển tốt tránh tình trạng sau này lợn khó đẻ do quá mập hay quá ốm
- Thức ăn phải đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho nhu cầu của lợn trong giai đoạn này. Trước khi cho lợn ăn cần phải kiểm tra thức ăn tránh tình trạng nấm mốc, độc tố, hoocmon kích thích tăng trưởng, melanine,… độc tố trong thức ăn được coi là kẻ thù giấu mặt vì thường không có những biểu hiện rõ rệt ra bên ngoài nhưng lại có ảnh hưởng thới việc phát dục của lợn hậu bị như: buồng trứng không hoàn chỉnh. Dùng thức ăn tinh hỗn hợp (dạng bột và dạng viên), thức ăn chứa trong kho của công ty được vận chuyển hàng ngày xuống các chuồng nuôi bằng xe cải tiến (hoặc xe có động cơ); Từ đó công nhân phân phối cho từng loại lợn theo khẩu phần quy định vào từng máng ăn.
* Môi trường nuôi dưỡng
- Chuồng nuôi của lợn nái phải thoáng mát, có độ dốc để thoát nước dễ dàng, có độ nhám vừa đủ, không trơn trượt hay gồ ghề vì sẽ làm hư móng. Thiết kế chuồng sao cho lợn không bị lạnh vào mùa đông, không nóng vào mùa hè.
- Không nuôi nhốt quá chật hẹp, cần chú ý đến sự tương đương tầm vóc.
- Thời gian chiếu sáng cần thiết trong ngày của chuồng nuôi hậu bị là 8 – 10 giờ.
- Cho lợn hậu bị tiếp xúc với lợn đực giống vào khoảng 150 ngày tuổi, nên chọn lợn đực giống có kinh nghiệm và tính hang cao cho tiếp xúc 10 – 15 phút mỗi ngày.
- Tuổi phối giống là 7,5 – 8 tháng sau lần động dục thứ 2. Độ mỡ dày lưng 10,2 -11 mm. trọng lượng là 120 – 130 kg.
* Công tác thú y
- Chương trình tiêm phòng đầu tiên là 3 bệnh của lợn: dịch tả lợn, tụ huyết trùng lợn, phó thương hàn lợn rồi mới đến các bệnh khác
- Trước khi phối giống 2-3 tuần cần phải thực hiện chương trình tiêm vắc xin. Chương trình tiêm phòng được khuyến cáo như sau: dịch tả, lở mồn long móng, giả dại, parvovirus. Ngoài ra, đàn lợn có thể tiêm vaccine: PRRS, Circovirus Typ2.
- Tẩy ký sinh: Ivermectin, Doramectin
- Kháng sinh: để tránh ảnh hưởng về sau ta nên định kỳ sử dụng (trộn vào trong thức ăn) để phòng ngừa triệt để bệnh ho và viêm phổi (không sử dụng các loại kháng sinh, hoặc thuốc cấm sử dụng trong chăn nuôi)
Công tác thú y (tiêm phòng) cho lợn đực giống tương tự như cho lợn nái.
Có 2 tiêu chí được chú ý nhiều nhất trong dinh dưỡng nói chung đó là protein thô và năng lượng. đối với lợn đực giống thì việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian sử dụng lợn đực giống. có thể chia làm 3 giai đoạn dinh dưỡng dưỡng khi nuôi lợn đực giống như sau:
- Giai đoạn 1: từ khoảng 30- 50 kg
Giai đoạn này cần lợn đực nhanh lớn, phát triển tốt khung xương và các cơ quan sinh dục. Vì vậy đồi hỏi thức ăn phải có chất lượng cao, cho ăn tự do. Giai đoạn này cần chú ý đến nhiều các khoáng chất của thức ăn (một số khoáng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển tính dục của lợn đực giống như selen, kẽm, mangan, iot)
- Giai đoạn 2: từ khoảng 50 kg đến khi phối giống: Giai đoạn này lợn đực phát triển nhiều các mô mỡ gây bất lợi trong qua trình sử dụng lợn đực giống: sự di chuyển phối giống hoặc lấy tinh trùng sẽ gặp khó khăn, mỡ dư tích tụ quanh các cơ quan nội tạng dẫn đến quá trình tiêu hóa và sử dụng thức ăn kém gây thiếu dưỡng chất cho quá trình hình thành tinh dịch và sản sinh tinh trùng, và lượng mỡ dư này cũng sẽ tích tụ quanh các tuyến nội tiết, trong đó có tuyến não thùy và tuyến thượng thận, mỡ ức chế hoạt động của các tuyến này, gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc của đực giống. Vì vậy để ngừa mập mỡ ở giai đoạn này thì cần phải cho lợn ăn định lượng, bên cạnh đó cần phải chú ý đến hàm lượng của đạm và các acid amin.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn khai thác: Việc định mức lượng protein thô và năng lượng ăn vào là rất cần thiết. Dựa vào bảng dưới đây, có thể định mức 2 chỉ tiêu ấy cho một lợn đực giống ăn vào trong 1 ngày đêm như sau:
Bảng 5. Định mức năng lượng cho lợn đực giống
Giống |
Trọng lượng (kg) |
Năng lượng – ME (Kcal) |
Protein thô – Cp (gram) |
Giống lợn nội |
61 -70 |
5.000 |
352 |
71-80 |
6.000 |
384 |
|
81 - 90 |
6.250 |
400 |
|
Giống lợn ngoại |
140 -160 |
9.000 |
600 |
167 -180 |
9.500 |
633 |
|
181- 200 |
10.000 |
667 |
|
201-150 |
11.500 |
767 |
Ở giai đoạn này cần chú ý đến kết quả của các lần phối giống để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp. Ngoài ra, nên định kỳ bổ sung premix, vitamin E.
b.3. Quy trình chăn lợn con sau đẻ
- Khi lợn con đẻ ra phải cho bú ngay, chậm nhất sau 2 giờ phải cho bú sữa đầu. Nhằm mục đích để lợn con có thói quen bú sữa mẹ, để quá lâu lợn con cứng hàm. Đảm bảo cho lợn con có chất dinh dưỡng. Để sữa đầu có chất kháng bệnh rất tốt chon lợn con. Con bé cho bú vú bên phải, con to cho bú vú dưới, bên trái (vì vú bên phải thường có nhiều sữa nhiều hơn bên trái). Để đảm bảo khi xuất chuồng đàn lợn đều con hơn.
- Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày: lợn con sinh trưởng, phát triển chủ yếu nhờ sữa mẹ, trong 21 ngày lợn tăng 4 lần so với lợn con lúc sơ sinh. Trong giai đoạn này cần chú ý : đảm bảo nhiệt độ thích hợp: 1- 7 ngày: nhiệt độ chuồng 32 – 34 độ C; 7-21 ngày nhiệt độ chuồng 34 độ C. Mùa đông cần sưởi ấm chuồng bằng đống dấm hoặc bằng điện. Đảm bảo độ ẩm thích hợp 70 -75%. Tiêm bổ sung chất sắt sau 3 ngày. Loại 100mg cần tiêm 1ml/con có thể sau 2 tuần (14 ngày) tiêm lần 2.
a.Sơ đồ quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch:
Quy trình trồng hoa quả (Mắc Ca, Trà Hoa Vàng và Giang siêu lá/Ba kích tím) tại dự án như sau:
Hình 2. Quy trình chăm sóc cây
b.Thuyết minh về quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch
Để đảm bảo cây trồng bền vững, phân chia giai đoạn thu hoạch và phù hợp với thổ nhưỡng và đặc tính cây trồng, mô hình trồng cây sẽ thực hiện phân thành 03 tầng cây:
tầng cao gồm cây có tán, thân gỗ và tuổi đời trên 20 năm (Cây mắc ca) với thời gian từ trồng đến khi có thu hoạch là 04 năm. Tầng giữa là cây dưới tán, cần ít ánh nắng và cao không quá 2 mét và tuổi đời trên 10 năm (trà hoa vàng) với thời gian từ trồng đến khi có thu hoạch là 03 năm. Tầng thấp là cây lấy củ (ba kích tím) hoặc lấy lá, thân, rễ (Giang siêu lá, hoàn ngọc đỏ) ưa ẩm, cần ít ánh sáng và tuổi đời trên 3 năm với thời gian từ trồng đến khi có thu hoạch là 01-02 năm. Quy trình trồng cho từng loại cây sẽ được cụ thể thành các quy trình riêng (chi tiết Hướng dẫn kèm theo), mô hình tổng quát như sau:
Ø Chuẩn bị đất trồng
Đất cao đào hố ngang mặt đất và đắp vồng để dễ tưới trong mùa nắng, mùa mưa phá vồng để cây khỏi bị úng nước và bị chảy khi úng. Kích thước liếp rộng 5-8m, chiều dài tùy theo kích thước vườn nhưng không nên dài quá 30m. Quanh vườn sẽ lắp đặt hệ thống tưới cây.
Nên chú ý đặt cống để điều tiết nước, hàng năm cần sửa sang liếp bằng cách bồi thêm lớp mỏng bùn và mở rộng mép liếp khi có thể
Ø Trồng cây
Hố trồng theo hình vuông 0,6 x 0,6 m. khoảng cách trồng 5 x 5m trong 3 - 4 năm đầu, trồng xen các cây ngắn ngày. Mật độ trồng khoảng 35-50 cây/1000m2 . Khoảng cách trồng khoảng 5x5.
Nên trồng vào mùa mưa, khi xuống giống nên tỉa bớt lá. Cây giống khi trồng nên đặt thẳng đối với cây thấp hoặc cây triết có nhánh phân bố đều . Đặt nghiêng đối với cây chia ít nhánh, giúp các đợt mọc lên để tạo tán.
Ø Bón phân
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng (sử dụng phân lợn đã được ủ vi sinh thành phân hữu cơ), 0,5kg phân trùn quế, khử khuẩn bằng phun sương dung dịch Cela. Lượng phân bón tùy thuộc vào tình trạng tăng trưởng của cây:
- Cây 1-3 năm tuổi, bón 4-6 kg phân hữu cơ, 1-3 kg phân trùn quế đậm đặc.
- Cây 4-6 năm tuổi, bón 6-10 kg phân hữu cơ, 3-6 kg phân trùn quế đậm đặc.
- Cây 7-9 năm tuổi, bón 10-15 kg phân hữu cơ , 6-9 kg phân trùn quế đậm đặc. Cách bón như sau:
- Cây 1-3 năm tuổi nên pha vào nước, tưới định kỳ 1-2 lần/ tháng.
- Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/ năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc:
+ Lần 1: sau khi thu hoạch, bón 10 kg hữu cơ kèm 1/3 lượng phân trùn quế.
+ Lần 2: trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân trùn quế và vi lượng phù hợp
+ Lần 3: sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân trùn phế, đạm thủy phân trùn quế và vi lượng.
+ Lần 4: trước khi thu hoạch 1-2 tháng, bón 1-2 kg phân hữu cơ giầu Kali, vi lượng và Axit Humic.
Ø Chăm sóc
Làm sạch cỏ, thăm vườn thường xuyên, tỉa bỏ các cành vượt, cành sâu bệnh. Tưới dặm nếu nắng gắt, thoát nước khi bị úng. Tỉa bớt hoa vào năm chúng ra nhiều. Thu hoạch tập trung và tăng cường phân bón vào những năm được mùa.
ØPhòng trừ sâu bệnh
- Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn là do nấm Phythopthora spp. Tuyệt đối không để úng nước, phun chế phẩm hữu cơ như Nano Bạc, dung dịch Cela 20% và Anolite 20%.
- Bệnh loét: triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun dung dịch Cela 20%, làm 3 lần, cách nhau 10 -15 ngày.
- Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bẹnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun Cela 20% và Nano Bạc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.
- Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): bọ xitx chính hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Cela 20% và hỗn hợp Nano Bạc với Tritosal.
- Sâu đục thân cành: sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, phun sương bằng dung dịch Cela 20%, sau đó phun hỗn hợp Nano bạc và Tritosal.
- Cung cấp lợn giống cho các công ty chăn nuôi: 31.000 con/năm
- Số lượng cây: 8.224 cây các loại với sản phẩm chủ đạo là hạt Mắc Ca, hoa và lá trà hoa vàng, lá giang, rễ cây ba kích và thân Hoàn ngọc.
a)Thức ăn cho đàn lợn
Thức ăn cho đàn lợn là thức ăn tinh hỗn hợp dạng bột và dạng viên, được xác định, theo định mức tiêu thụ thức ăn cho từng loại lợn. Nhu cầu thức ăn tinh cho đàn lợn được xác định theo bảng sau:
Bảng 6. Khối lượng thức ăn hằng ngày cho trang trại
TT |
Loại lợn nuôi |
Số con có mặt thường xuyên |
Tiêu chuẩn khẩu phần thức ăn |
Khối lượng hằng ngày (Kg) |
|
Tổng số |
3.124 |
|
5.189 |
1 |
Lợn nái đẻ nuôi con |
1.200 |
3,8 kg/con ngày |
4560 |
3 |
Lợn con theo mẹ |
1.726 |
0,1kg/con ngày |
173 |
4 |
Lợn đực giống |
40 |
3kg/con ngày |
120 |
5 |
Lợn hậu bị |
120 |
2,8 kg/con ngày |
336 |
b) Nhu cầu về thuốc thú y:
Theo sổ tay hướng dẫn chăn nuôi, lượng vacxin được tiêm cho lợn từ lúc mới sinh đến lúc xuất chuồng như sau:
Bảng 7. Quy trình, liều lượng tiêm vacxin cho đàn lợn
Ngày tuổi |
Thuốc/vắc xin |
Liều lượng |
2-3 |
Sắt (lần 1) |
1ml/heo con 3 ngày tuổi |
10-12 |
Sắt (lần 2) |
1ml/heo con 10 ngày tuổi |
21 |
Phóng thương hàn lần 1 |
2ml/heo con 20 ngày tuổi |
Vắc xin tiêm cho đàn lợn nái: vắc xin được tiêm định kỳ như Vaccine dịch tả, THT, LMLM... với tần xuất 4 lần/con/năm.
- Lịch tiêm phòng cho heo đực giống:
Số lần |
Vaccine |
1 lần/ năm |
Dịch tả |
2 lần/ năm |
FMD |
2 lần/ năm |
Aujeszky |
2 lần/ năm |
PRRS |
- Hàng năm ngoài tiêm chủng vắc xin cho lợn theo định kỳ cần có những tiêm chủng đột xuất khi cần thiết và luôn bảo đảm sát trùng ở những vị trí hay gây ô nhiễm, những nguồn gây bệnh lây lan.
Nhu cầu chi phí thuốc thú y và vắc xin hàng năm cho đàn lợn được xác định bằng 1% chi phí thức ăn.
c) Nhu cầu sử dụng nguyên nhiên liệu khác
Hoạt động của trang trại còn sử dụng một số loại nguyên, nhiên liệu khác:
Bảng 8. Nhu cầu các nguyên liệu khác
TT |
Tên nguyên, nhiên liệu |
Mục đích sử dụng |
Đơn vị |
Số lượng |
1 |
Dầu DO |
Máy phát điện dự phòng |
Lít/ h hoạt động |
180 |
2 |
Chế phẩm EM/Vi sinh |
Khử mùi hôi trong trại chăn nuôi |
Lít/ngày đêm |
600 |
3 |
Chế phẩm Biological |
Xử lý nước thải |
Kg/ngày đêm |
60 |
4 |
Bao bì PE (20 kg/bao) |
Đóng gói phân lợn |
Bao/ngày đêm |
5 |
5 |
Dung dịch HOCL, Dung dịch Anolite và nước kiềm Ankine |
Xử lý nước thải, phục vụ sát trùng chuồng trại và nước uống cho lợn |
Lít/ngày đêm |
60 |
6 |
Các vi lượng đất hiếm, Axit Humic, Vermiculite, nguyên tố Bo |
Chăm bón cây hữu cơ và cải tạo đất trồng |
kg/vụ |
30 |
7 |
Các vi sinh yếm khí, hiếu khí và thiếu khí |
Ủ phân tươi, lá cây và phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ |
Lít/năm |
300 |
8 |
Các chế phẩm từ trùn quế |
Chăm sóc cây và xử lý chất thải tuần hoàn |
Lít, kg/năm |
300 lít 600 kg |
4.2. Nhu cầu về điện, nước
a) Nhu cầu về điện
Nhu cầu điện cung cấp cho hoạt động chăn nuôi tại trang trại gồm điện chiếu sáng, tưới, rửa chuồng trại, bơm nước,....Nguồn điện được lấy từ hệ thống điện lưới Quốc gia. Dựa theo biên lai thu tiền điện của điện lực Lương Sơn, lượng điện tiêu thụ trung bình tháng khoảng từ 7000 – 8000 kwh/tháng
b) Nhu cầu về nước
(1). Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
Nguồn nước sử dụng sinh hoạt là nước giếng khoan qua hệ thống bể lọc. Lượng nước sử dụng phụ thuộc vào quy mô trang trại, số lượng cán bộ, nhân viên thường xuyên. Căn cứ TCXDVN 33 – 2006: Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế và kết quả khảo sát thực tế tại trang trại thì lượng nước tính trung bình của một người là 150 lít/ngày, trang trại có khoảng 20 công nhân và 01 người của chủ hộ sống tại trang trại. Vậy lượng nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt của trang trại mỗi ngày : 150 x 21 = 3.150 lít/ngày = 3,15 m3/ngày.
(2). Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi
Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi như nước uống, nước tắm, và vệ sinh chuồng trại cho lợn của trang trại dựa theo tiêu chuẩn việt nam TCVN 3772:1983 trại nuôi lợn yêu cầu thiết kế được thể hiện dưới bảng:
Bảng 9. Định mức sử dụng nước trong chăn nuôi lợn
Loại lợn |
Tiêu chuẩn (lít/con/ngày) |
1. Lợn đực làm việc và lợn nái nuôi con (1 con trong 1 ngày) |
40 |
2. Lợn hậu bị và lợn chửa (1 con trong 1 ngày) |
20 |
3. Các loại lợn khác (1 con trong 1 ngày) |
15 |
Nguồn: TCVN 3772:1983 trại nuôi lợn yêu cầu thiết kế
Dựa vào bảng định mức lượng nước sử dụng cho chăn nuôi lợn nái và lợn đực là 40 lít/con/ngày, với công suất nuôi của trang trại là 1200 con lợn nái và 40 con lợn đực, nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi 40lít/con/ngày x 1200 con/lứa = 48.000 lít = 48 m3/ngày
Số lượng lợn hậu bị là 120 con, nhu cầu sử dụng nước trong chăn nuôi lợn hậu bị là: 20 lít/con/ngày x 120 con = 2400 lít = 2,4 m3/ngày
Số lượng lợn con của trang trại là 1.450 con, Sau khi cai sữa lượng nước tiêu thụ khoảng 2 lít/con/ ngày (sổ tay kỹ thuật chăn nuôi). Lượng nước sử dụng cho lợn con là 2 lít/con/ngày x 1.450 con = 2900 lít = 2,9 m3/ngày.
Trang trại còn sử dụng nước để tưới cây, phun đường, rửa xe, phun làm mát....ước tính khoảng 1,5 m3/ngày.
Tổng lượng nước sử dụng của cả trang trại trong 1 ngày là được tính theo bảng:
Bảng 10. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước tại trang trại
Mục đích sử dụng |
Đơn vị |
Số lượng |
Nhu cầu sinh hoạt |
m3/ngày |
3,15 |
Nhu cầu chăn nuôi |
m3/ngày |
45,3 |
Lợn nái + lợn đực |
m3/ngày |
40 |
Lợn con cai sữa |
m3/ngày |
2,9 |
Lợn hậu bị |
m3/ngày |
2,4 |
Nhu cầu khác |
m3/ngày |
1,5 |
Tổng |
49,95 m3/ngày |
(3) Nhu cầu về nước tưới cây:
Sử dụng 100% nước tưới từ nước thải sau xử lý của hệ thống chăn nuôi đạt tiêu chuẩn
>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
Gửi bình luận của bạn