Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trang trại nông nghiệp

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) trang trại nông nghiệp chăn nuôi kết hợp điện mặt trời. Quy mô chăn nuôi lợn: 50 nái, 1.200 lợn thịt. Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà công suất 900kW.

Ngày đăng: 11-03-2025

70 lượt xem

MỤC LỤC..................................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG....................................................................................... 3

DANH MỤC HÌNH........................................................................................ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 5

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................. 6

1.   Tên chủ cơ sở............................................................................................. 6

2.   Tên cơ sở.................................................................................................... 6

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở..................................... 7

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................... 7

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở..................................................................... 7

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở..... 14

4.1.  Nguyên, nhiên vật liệu............................................................................. 14

4.2.  Hóa chất sử dụng..................................................................................... 14

4.3.  Nguồn cung cấp điện............................................................................... 15

4.4.  Nguồn cung cấp nước.............................................................................. 15

5.   Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...................................................... 16

5.1.  Hiện trạng các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng.............................. 16

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG........... 19

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường......19

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường........ 20

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 21

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải........... 21

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa........................................................................ 21

1.2.  Thu gom, thoát nước thải.......................................................................... 21

1.3.  Xử lý nước thải....................................................................................... 21

2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................... 26

2.1.  Giảm thiểu ô nhiễm do mùi hôi................................................................. 26

2.2.  Giảm thiểu khí thải từ hầm biogas............................................................. 26

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................ 27

3.1.  Đối với chất thải rắn sinh hoạt.................................................................. 27

3.2.  Đối với chất thải rắn sản xuất.................................................................... 27

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................. 28

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 29

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.................................... 29

6.1.  Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố cháy, nổ............................................ 29

MỤC LỤC..................................................................................................... 1

DANH MỤC BẢNG....................................................................................... 3

DANH MỤC HÌNH........................................................................................ 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................... 5

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ............................................. 6

1.   Tên chủ cơ sở............................................................................................. 6

2.   Tên cơ sở.................................................................................................... 6

3.   Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở..................................... 7

3.1.  Công suất hoạt động của cơ sở.................................................................... 7

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở..................................................................... 7

4.   Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở....... 14

4.1.  Nguyên, nhiên vật liệu............................................................................. 14

4.2.  Hóa chất sử dụng..................................................................................... 14

4.3.  Nguồn cung cấp điện............................................................................... 15

4.4.  Nguồn cung cấp nước.............................................................................. 15

5.   Các thông tin khác liên quan đến cơ sở...................................................... 16

5.1.  Hiện trạng các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng.............................. 16

CHƯƠNG II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG......... 19

1.   Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 19

2.   Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường................. 20

CHƯƠNG III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......21

1.   Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải........... 21

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa........................................................................ 21

1.2.  Thu gom, thoát nước thải.......................................................................... 21

1.3.  Xử lý nước thải....................................................................................... 21

2.   Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải................................................... 26

2.1.  Giảm thiểu ô nhiễm do mùi hôi................................................................. 26

2.2.  Giảm thiểu khí thải từ hầm biogas............................................................. 26

3.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................ 27

3.1.  Đối với chất thải rắn sinh hoạt.................................................................. 27

3.2.  Đối với chất thải rắn sản xuất.................................................................... 27

4.   Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................. 28

5.   Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung................................... 29

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.................................... 29

6.1.  Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố cháy, nổ............................................ 29

6.2.   Biện pháp chống sét của Cơ sở.................................................................. 30

6.3.   Đối với sự cố tai nạn lao động................................................................... 30

6.4.   Đối với sự cố về hệ thống xử lý nước thải.................................................. 30

6.5.   Sự cố bão, lũ, sạt lở.................................................................................. 31

6.6.   Sự cố thuốc thú y, vắc xin........................................................................ 31

6.7.   Đối với sự cố từ nhà sát trùng................................................................... 31

7.   Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường..... 31

CHƯƠNG IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG..... 33

1.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................. 33

1.1.   Nguồn phát sinh...................................................................................... 33

1.2.   Dòng nước thải....................................................................................... 33

1.3.   Lưu lượng xả nước thải tối đa................................................................... 33

1.4.   Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải.... 33

1.5.   Vị trí, phương thức xả thải và nguồn tiếp nhận nước thải............................. 34

2.   Nội dung cấp phép đối với khí thải............................................................ 34

2.1.   Nguồn phát sinh...................................................................................... 34

2.2.   Dòng khí thải, vị trí xả khí thải................................................................. 35

3.   Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................. 36

CHƯƠNG V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 37

1.   Kết quả quan trắc môi trường trong quá trình lập báo cáo........................ 37

1.1.   Kết quả quan trắc nước thải...................................................................... 37

1.2.   Kết quả quan trắc bụi, khí thải.................................................................. 37

CHƯƠNG VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.......... 39

1.   Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải......................... 39

1.1.   Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm..................................................... 39

1.2.  Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải... 39

2.   Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của Pháp luật..39

2.1.   Chương trình quan trắc chất thải tự động, liên tục....................................... 39

2.2.   Chương trình quan trắc chất thải định kỳ.................................................... 39

3.   Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường định kỳ hàng năm..................... 40

CHƯƠNG VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ... 41

CHƯƠNG VIII. CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ................. 42

PHỤ LỤC BÁO CÁO............43

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ

1.Tên chủ cơ sở

Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển.....

Địa chỉ văn phòng: Tân Liên, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: .... - Giám đốc.

- Điện thoại: ..........

Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty TNHH MTV số ...... đăng ký lần đầu ngày 19/10/2018 và thay đổi lần thứ 5 ngày 17/12/2021.

2.Tên cơ sở

Trang trại nông nghiệp

Địa điểm cơ sở: Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.

Bảng 1. Toạ độ phạm vi ranh giới Cơ sở

 

Ký hiệu

Hệ tọa độ VN2000 KTT 106°15’, múi chiếu 3°

 

Ký hiệu

Hệ tọa độ VN2000 KTT 106°15’, múi chiếu 3°

X(m)

Y(m)

X(m)

Y(m)

1

1.833.684,61

545.593,82

22

1.833.667,98

545.337,03

2

1.833.639,88

545.589,80

23

1.833.645,52

545.360,70

3

1.833.593,96

545.577,13

24

1.833.672,70

545.362,67

4

1.833.470,35

545.553,58

25

1.833.678,83

545.393,46

5

1.833.494,10

545.501,30

26

1.833.677,33

545.412,47

6

1.833.514,12

545.475,17

27

1.833.675,72

545.432,92

7

1.833.514,73

545.465,82

28

1.833.679,61

545.472,24

8

1.833.533,80

545.417,43

29

1.833.533,80

545.417,43

9

1.833.679,61

545.472,24

30

1.833.558,63

545.354,38

10

1.833.680,26

545.478,73

31

1.833.640,36

545.360,32

11

1.833.677,68

545.519,07

32

1.833.664,08

545.335,33

12

1.833.679,02

545.531,67

33

1.833.664,80

545.324,35

13

1.833.775,32

545.203,76

34

1.833.681,00

545.305,55

14

1.833.763,00

545.204,79

35

1.833.696,35

545.299,48

15

1.833.763,03

545.211,00

36

1.833.739,89

545.252,31

16

1.833.745,85

545.223,74

37

1.833.746,00

545.236,75

17

1.833.750,26

545.236,85

38

1.833.741,13

545.222,26

18

1.833.743,34

545.254,47

39

1.833.759,02

545.208,99

19

1.833.698,67

545.302,86

40

1.833.758,99

545.202,20

20

1.833.683,39

545.308,91

41

1.833.773,96

545.199,37

21

1.833.668,70

545.325,94

42

1.833.775,32

545.203,76

Văn bản thẩm định thiết kế xây dựng, các loại giấy phép có liên quan đến môi trường, phê duyệt dự án (nếu có):

+ Văn bản số 403/UBND-KTHT ngày 13/04/2021 UBND huyện Hướng Hoá V/v cấp Giấy phép xây dựng công trình Dự án Trang trại Nông nghiệp.

+ Quyết định số 1689/QĐ-UBND ngày 06/07/2021 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Trang trại nông nghiệp mặt trời”.

Quy mô của Cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Cơ sở có tổng mức đầu tư 24.000.000.000 đồng thuộc lĩnh vực chăn nuôi công nghiệp có tiêu chí thuộc dự án nhóm C. Cơ sở có quy mô chăn nuôi 50 nái, 1.200 lợn thịt, thuộc mục số 16 cột 4 Phụ lục II ban hành kèm Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Cơ sở đã được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 2893/QĐ-UBND ngày 06/10/2021. Do đó, Cơ sở thuộc đối tượng phải lập GPMT và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc UBND tỉnh Quảng Trị theo quy định tại khoản 2, điều 39 và điểm c, khoản 3, điều 41 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động của cơ sở

Quy mô diện tích xây dựng: 36.888m²;

Quy mô chuồng trại:

+ Chăn nuôi lợn: 50 nái, 1.200 lợn thịt.

+ Hệ thống điện năng lượng mặt trời mái nhà công suất 900kW.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

Quy trình chăn nuôi lợn

Quy trình chăn nuôi lợn thương phẩm

Hình 1. Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn thương phẩm

Thuyết minh quy trình

Nhập lợn giống: Cơ sở chăn nuôi với quy mô 1.200 lợn thương phẩm/lứa (trong đó, lợn giống được nhập từ Công ty CP Greenfeed Việt Nam với số lượng 700 con và 500 con từ lợn nái hậu bị tại Trang trại). Lợn giống là lợn con sau cai sữa được tuyển theo phương pháp khoa học khoảng 18 - 30 ngày tuổi (có trọng lượng khoảng 5kg), khi đó lợn con được nhập về khu chuồng trại chăn nuôi theo quy trình đã định sẵn. Con giống được cung cấp đảm bảo theo thông tư 22/2019/TT- BNNPTNT phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi theo quy định của pháp luật về giống vật nuôi, không mang mầm bệnh truyền nhiễm đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc. Để tránh dịch bệnh, Chủ cơ sở thường xuyên phun hoá chất khử trùng tại nhà sát trùng công nhân, nhà sát trùng xe. Thực hiện đúng quy định vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng (1 tuần/lần) và để trống chuồng sau mỗi đợt nuôi; khi chuyển đàn (7 ngày); khi có dịch (khử trùng: 1 ngày/lần; để trống chuồng 21 ngày).

Quá trình nuôi: Lợn con được chăm sóc, theo dõi dịch bệnh nghiêm ngặt.

+ Thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y phải có chất lượng tốt và được cung cấp từ phía Công ty CP Greenfeed Việt Nam.

+ Phương thức, kỹ thuật chăm sóc được Công ty phổ biến và hướng dẫn cơ sở.

+ Thường xuyên vệ sinh chuồng trại tránh để phân lợn và nước tiểu bị ứ động trên nền chuồng gây mùi hôi. Tần suất vệ sinh chuồng 1 lần/ngày. Toàn bộ nước thải được thu gom đưa về hầm biogas và hồ sinh học của Trang trại.

Xuất bán: Lợn sau khi chăm sóc, chăn nuôi từ 4 - 5 tháng, đạt đến khối lượng khoảng 90 - 100 kg/con được xuất chuồng bán cho các cơ sở thu mua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Khi kết thúc đợt nuôi để không chuồng trại khoảng 1 tuần để vệ sinh sạch sẽ, sát trùng và chuẩn bị đợt nuôi tiếp theo.

Chế độ thức ăn

+ Thức ăn cho lợn có trọng lượng từ 15 - 30kg: 0,8 – 1,5 kg/con/ngày (thức ăn cho lợn con).

+ Thức ăn cho lợn trọng lượng từ 31 - 60kg: 1,5 - 2,3 kg/con/ngày (thức ăn cho lợn lứa).

+ Thức ăn cho lợn trọng lượng từ 61kg đến xuất chuồng: 2,3 - 2,7 kg/con/ngày (thức ăn cho lợn thịt).

Quy trình chăn nuôi lợn nái

Hình 2. Sơ đồ quy trình chăn nuôi lợn nái

Thuyết minh quy trình

Lợn nái của Trại được chăm sóc sinh ra lợn con mỗi năm 2 lứa, mỗi lứa đẻ trung bình khoảng 10 lợn con (tương ứng với 500 lợn con/lứa). Trong quá trình nuôi, lợn được theo dõi phân thành các loại lợn hậu bị tái sản xuất phục vụ Trang trại.

Lợn nái sau khi được phối giống khoảng gần 4 tháng sẽ sinh ra lợn con, lợn con được nuôi với lợn mẹ khoảng 20 - 30 ngày sẽ được tách mẹ đưa vào giai đoạn nuôi cai sữa, giai đoạn nuôi cai sữa được nuôi trong vòng 17 - 21 ngày, sau thời gian nuôi cai sữa, lợn con sẽ được đưa qua nhà nuôi lợn thương phẩm. Trong giai đoạn nuôi cai sữa và nuôi thương phẩm sẽ lựa chọn ra những con lợn có ngoại hình đẹp, tăng tưởng tốt, trội nhất trong đàn và có gia phả sinh sản tốt để đưa vào nuôi hậu bị tái sản xuất thay thế cho các con lợn già yếu. Đối với các con lợn còn lại sẽ được nuôi gia công thương phẩm để bán thịt sau khoảng 5 tháng nuôi.

a. Đối với lợn nái mang thai

* Chế độ thức ăn

Khẩu phần ăn của lợn nái chửa (tùy thể trạng của lợn cho ăn phù hợp)

+ Chửa kỳ I (84 ngày đầu): Cho ăn từ 1,8 - 2,0 kg/con/ngày.

+ Chửa kỳ II: Cho ăn từ 2,2 - 2,5 kg/con/ngày.

Từ ngày chửa 111 - 113 cho ăn 2 kg/con/ngày. Trước khi đẻ 1 ngày không nên cho ăn, chỉ cho uống nước. Thức ăn cho lợn có chửa phải có chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh.

* Chuồng trại

Đảm bảo luôn luôn khô ráo, sạch sẽ, nền chuồng phải bằng phẳng, không trơn trượt để phòng tránh sẩy thai. Trong chăn nuôi công nghiệp thường nhốt riêng 01con/ô chuồng có máng ăn, máng uống đầy đủ. Diện tích ô chuồng 2,2×0,63m, trước khi lợn đẻ 1 tuần, chuyển lợn đến ô chuồng đẻ kích thước 2,2×1,8m. Ô chuồng đẻ có hệ thống thiết bị tách con, sưởi ấm và tập ăn sớm cho lợn con.

b. Đối với lợn nái sau đẻ

Chế độ thức ăn

  • Lợn nái đẻ xong được cho ăn tăng dần, từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 trở đi cho ăn tự do (từ 4-8 kg/ngày/nái). Đảm bảo đủ nước uống vì lợn tiết sữa sẽ uống rất nhiều nước.

* Chuồng trại

  • Chuồng trại đảm bảo luôn luôn khô ráo, sạch sẽ và ấm áp cho lợn con. Chuồng lợn nái đẻ có kích thước 2,2x1,8m/con. Ô chuồng đẻ có hệ thống thiết bị tách con, sưởi ấm và tập ăn sớm cho lợn con.

c. Đối với lợn nái hậu bị

  • Chọn lọc và theo dõi lợn nái hậu bị
  • Chọn lúc cai sữa: Chọn lọc vào thời điểm này dựa vào gia phả, thành tích sinh sản của bố mẹ, ông bà và ngoại hình của lợn con như sau:

+ Chọn lợn con của các lợn nái ở lứa đẻ thứ 3 - 6, đẻ trên 1,8 lứa/năm, có trên 10 lợn con sơ sinh và trên 8 lợn con cai sữa/ổ, lợn nái tiết nhiều sữa và nuôi con tốt.

+ Chọn những con bụ bẫm, tăng trưởng tốt, trội nhất trong đàn, không có những khuyết tật, dị hình, bộ phận sinh dục không bất thường, số vú từ 12 trở lên, các vú cách nhau đều, lợn lanh lợi không ủ rũ, bệnh tật.

  • Chọn lúc 60 ngày tuổi: Tiếp tục chọn lựa trong số những con được tuyển của lần 1 dựa trên các chỉ tiêu về ngoại hình, sự tăng trưởng và sức khỏe để chuyển qua khu nuôi làm giống, những con còn lại không đạt sẽ chuyển sang nuôi bán thịt.

Chế độ thức ăn

  • Nhu cầu dinh dưỡng và mức ăn/con/ngày (kg thức ăn hỗn hợp) đối với lợn cái hậu bị:

+ Từ khi lợn được đưa vào nuôi hậu bị (60 ngày tuổi) đến trước 60kg cho ăn tự do hỗn hợp thức ăn có 3.000 Kcal năng lượng trao đổi/kg thức ăn, và hàm lượng Protein thô trong khẩu phần là 18%.

+ Trên 60 kg trở đi cho ăn hỗn hợp thức ăn có hàm lượng Protein thô trong khẩu phần là 14 - 16% và nồng độ năng lượng trao đổi/kg thức ăn là 3.000 Kcal. Lượng thức ăn của mỗi con từ 61 kg đến 10 - 14 ngày trước phối giống là 2,0kg/con/ngày; giai đoạn sau đến khi phối giống cho ăn 2,5 - 3,0 kg/ngày.

  • Sau khi phối giống cho ăn 1,8 - 2kg/con/ngày bằng thức ăn dùng cho lợn nái chửa.
  • Chế độ cho ăn: Trước 60 kg cho lợn ăn tự do, từ 61 kg đến phối giống ngày cho ăn 2 bữa/ngày.
  • Tuổi phối giống là 7,5 - 8 tháng sau lần lên giống thứ 2 (100 - 120 kg).

Chuồng trại

  • Chuồng nuôi lợn hậu bị phải thoáng mát về mùa hè, ấm vào mùa đông, có độ nhám vừa đủ, không trơn trượt, gồ ghề.
  • Chuồng được lắp đặt máng ăn bán tự động, vòi uống tự động lắp đặt trong chuồng nuôi, có hệ thống xử lý phân và thoát nước thải tốt.
  • Lợn cái hậu bị được nuôi tập trung theo từng đàn 12-15 con/ô chuồng đến 5- 6 tháng tuổi, mật độ nuôi 1 m²/con.

Bảng 2. Danh mục máy móc thiết bị sử dụng

TT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Xuất xứ

I

NHÀ LỢN MANG THAI

 

 

1

Chuồng lợn mang thai: Kích thước 0,65×2m, 2 con 1 núm, có máng inox (3,4kg), hàn lắp ghép, kiểu lưng cong dùng sắt đặc Ø18 cần máng tuýt Ø42.

 

Cái

 

50

 

Việt Nam

2

Bạt trần tráng nhôm hoàn thiện.

800

Việt Nam

 

3

Quạt hút công nghiệp: Kích thước 1.380×1.380×400mm, 06 cánh dập inox, Công suất mô tơ 1,1 kW/HP, sử dụng nguồn điện 3 pha, 380V.

 

Cái

 

6

 

Trung Quốc

 

4

Tủ điều khiển hệ thống quạt (điều khiển 6 quạt tự động, cảm biến nhiệt, báo mất pha, khởi động từ, rơle nhiệt).

 

Cái

 

2

 

Trung Quốc

II

NHÀ LỢN NÁI ĐẺ

 

 

1

Chuồng lợn nái đẻ: Kích thước 1,8×2,2m, khung inox 3mm nhựa Nhật Tiến cho lợn con, sắt đặc Ø18, phên vách ngăn lợn con sắt đặc Ø8, chuồng kế tiếp liên hoàn.

 

Cái

 

50

 

Việt Nam

2

Bạt trần tráng nhôm hoàn thiện.

800

Việt Nam

3

Bóng úm hồng ngoại: 150w

Cái

20

Việt Nam

4

Lồng úm lợn con.

Cái

50

Việt Nam

5

Máng tập ăn lợn con.

Cái

50

Việt Nam

 

6

Quạt hút công nghiệp: Kích thước 1.380×1.380×400mm, 06 cánh dập inox. Công suất mô tơ 1,1 kW/HP, sử dụng nguồn điện 3 pha, 380V.

 

Cái

 

6

 

Trung Quốc

 

7

Tủ điều khiển hệ thống quạt (điều khiển 6 quạt tự động, cảm biến nhiệt, báo mất pha, khởi động từ, rơle nhiệt)

 

Bộ

 

2

 

Trung Quốc

III

NHÀ LỢN CAI SỮA

 

1

Máng tự động 1bao inox.

Cái

50

Việt Nam

 

2

Chuồng lợn cai sữa: Kích thước 2×2m, làm bằng sắt đặc Ø18, khung sắt nhựa Nhật Tiến, có vòi uống.

 

Cái

 

120

 

Việt Nam

3

Bạt trần tráng nhôm hoàn thiện.

800

Việt Nam

TT

Tên thiết bị

Đơn vị tính

Số lượng

Xuất xứ

 

4

Quạt hút công nghiệp: Kích thước 1.060×1.060×400mm, 06 cánh dập inox. Công suất mô tơ: 0,55 kW/HP, sử dụng nguồn điện 3 pha, 380V.

 

Cái

 

6

 

Trung Quốc

 

5

Tủ điều khiển hệ thống quạt (điều khiển 4 quạt tự động, cảm biến nhiệt, báo mất pha, khởi động từ, rơle nhiệt)

 

Cái

 

2

 

Trung Quốc

IV

NHÀ LỢN THỊT

 

 

1

Quạt hút công nghiệp: Kích thước 1.380×1.380×400mm, 06 cánh dập bằng inox. Công suất mô tơ 1,1 kW/HP, sử dụng nguồn điện 3 pha, 380V.

 

Cái

 

12

 

Trung Quốc

2

Bạt trần tráng nhôm hoàn thiện.

1.600

Việt Nam

3

Núm uống Ø21: chất liệu inox, lò xo inox, phớt nước bằng cao su.

Cái

200

Việt Nam

 

4

Máng tự động 3 bao inox, chân inox hoàn toàn, khối lượng cám: 80kg, bền đẹp, cây chỉnh cám dùng rulô mạ kẽm.

 

Cái

 

60

 

Việt Nam

V

HOẠT ĐỘNG PHỤ TRỢ

1

Máy bơm nước công nghiệp 2HP

cái

2

Việt Nam

2

Máy bơm thuốc khử trùng công nhân

cái

1

Việt Nam

3

Máy bơm thuốc khử trùng xe

cái

1

Việt Nam

VI

HTXL PHÂN – NƯỚC THẢI

1

Máy ép phân

Cái

1

Việt Nam

2

Bạt HDPE

8.402

Việt Nam

VII

THIẾT BỊ SỬ DỤNG KHÍ BIOGAS

1

Máy phát điện biogas 35kW

Cái

1

Việt Nam

2

Thiết bị lọc khí H2S

Cái

1

Việt Nam

3

Hệ thống ống dẫn khí

HT

1

Việt Nam

4

Đồng hồ đo áp suất

Cái

2

Việt Nam

Quy trình ủ phân, ép phân

Hình 3. Sơ đồ quy trình ủ phân, ép phân

Phân lợn sau khi qua máy ép phân, lượng phân khô được đưa về khu vực ủ phân để thực hiện phối trộn cùng với chế phẩm vi sinh. Nước thải khi qua máy ép phân sẽ được đưa về hầm biogas, xử lý cùng nước thải của Cơ sở.

3.2.2.Quy trình sản xuất điện mặt trời

Quy trình sản xuất điện mặt trời của Cơ sở được mô tả như sau:

Hình 4. Quy trình sản xuất điện của Cơ sở

Thuyết minh quy trình

Hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà chăn nuôi lợn (6.500m²). Ánh sáng mặt trời chiếu thẳng vào pin mặt trời sẽ được biến đổi thành dòng điện một chiều theo hiệu ứng quang điện. Dòng điện một chiều này sẽ được thiết bị inverter chuyển đổi dòng điện kích lên thành dòng điện xoay chiều. Khi dòng điện được kích lên thành điện xoay chiều sin chuẩn 220V có cùng công suất và tần số với điện lưới. Sau đó trực tiếp hòa vào điện lưới tại khu vực.

Bảng 3. Thông tin thiết bị hệ thống điện mặt trời

TT

Thiết bị

Công suất

Số lượng

Xuất xứ

1

Tấm pin mặt trời

 

 

 

 

Pin 450 Wp

405,0 kWp

900 tấm

Trung Quốc

 

Pin 415 Wp

493,02 kWp

1.188 tấm

Canada

 

Pin 450 Wp

199,8 kWp

444 tấm

Canada

2

Inverter

100 kW

09 cái

Trung Quốc

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nguyên, nhiên vật liệu

Trang trại sử dụng thức ăn công nghiệp dùng riêng cho từng giai đoạn phát triển của lợn (không sử dụng thức ăn pha trộn), định mức sử dụng thức ăn theo yêu cầu của đơn vị cung cấp cung cấp là Công ty cổ phần Greenfeed Việt Nam, nhu cầu sử dụng đối với Cơ sở như sau:

Bảng 4. Nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi của Cơ sở

TT

Loại

Số lượng (con/lứa)

Định mức thức ăn (kg/con/ngày)

Khối lượng (kg/ngày)

1

Lợn thương phẩm

1.200

2

2.400

2

Lợn nái

50

7

350

 

Tổng cộng

 

 

2.750

4.2.Hóa chất sử dụng

Các loại thuốc thú y sử dụng tại Cơ sở do Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam cung cấp. Chủng loại thuốc thú y, vắc-xin, hóa chất khử trùng sử dụng tuân theo các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực Thú y (Thông tư số 10/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành, cấm sử dụng ở Việt Nam, công bố mã hồ sơ đối với thuốc thú y nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam). Thuốc và hóa chất được lưu giữ bảo quản tại nhà kho của Cơ sở. Về liều lượng sử dụng theo chỉ định của Công ty cổ phần GreenFeed Việt Nam.

+ Các vắc-xin sử dụng chủ yếu gồm: dịch tả (Samonella), tụ huyết trùng, phó thương hàn.+ Các hóa chất khử trùng, tiêu độc chuồng trại và các loại thuốc thú y chủ yếu gồm: vôi, Lavecide, Benkocid, C

hloramin...

+ Thuốc tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin.

+ Thuốc kháng sinh: Oxytetracycllin, Tetracycllin, Ampicycllin,…

Bảng 5. Nhu cầu vắc-xin cho hoạt động chăn nuôi

TT

Tên thuốc

Chỉ dẫn

Cách dùng và liều lượng

Nhu cầu sử dụng/5 tháng

 

1

Vắc xin phòng Phó thương hàn lợn, dạng nước

Dùng cho lợn ≥20 ngày tuổi. Miễn dịch 6 tháng

Tiêm bắp, hoặc dưới da, Một liều 1ml

 

1.250 ml

 

2

Vắc xin phòng Đóng dấu lợn, dạng nước

Dùng cho lợn ≥2 tháng tuổi, miễn dịch 7-9 tháng

Tiêm bắp, hoặc dưới da, Mỗi liều 2ml/con

 

2.500 ml

 

3

Vắc xin phòng Tụ dấu, dạng nước

Dùng cho lợn trên 2 tháng, miễn dịch 6 tháng

Tiêm bắp hoặc dưới da mỗi liều 2ml/con

 

2.500 ml

Tổng

6.250 ml

4.3.Nguồn cung cấp điện

Các hạng mục chính sử dụng điện tại Cơ sở bao gồm: hệ thống chiếu sáng, hệ thống thông gió, hệ thống cấp nước tự động, hệ thống điều hoà nhiệt độ và các thiết bị vận hành hệ thống XLNT. Ngoài ra, Cơ sở còn sử dụng điện phục vụ cho hoạt động sinh hoạt của CBCNV.

Nhu cầu sử dụng điện, nước của Cơ sở biến động theo thời điểm, tập trung vào các tháng cao điểm mùa hè, thống kê khối lượng điện sử dụng của Cơ sở như sau:

Bảng 6. Nhu cầu sử dụng điện của Cơ sở

Nguồn năng lượng

Tháng 4/2024

Tháng 5/2024

Đơn vị cung cấp

Điện

20.364 kWh

20.520 kWh

Công ty CP Điện lực Quảng Trị

4.4.Nguồn cung cấp nước

Nguồn cung cấp nước cho hoạt động của Cơ sở được lấy từ 03 giếng khoan, trong đó 01 giếng phục vụ sinh hoạt và 02 giếng phục vụ sản xuất. Nước phục vụ sản xuất được bơm lên 03 bể lắng để xử lý đảm bảo chất lượng vệ sinh trước khi cấp cho hoạt động chăn nuôi.

Bảng 7. Vị trí giếng khoan

Ký hiệu

Hệ tọa độ VN2000 KTT 106°15’, múi chiếu 3°

X(m)

X(m)

GK1

1.833.628

545.505

GK2

1.833.682

545.572

GK3

1.833.677

545.516

Ghi chú: Cơ sở đã được cấp Giấy phép khai thác nước dưới đất số 86/GP-UBND ngày 07/10/2024

Nhu cầu sử dụng nước như sau:

- Nhu cầu nước sinh hoạt: Theo TCVN 13606:2023 thì định mức cấp nước sinh hoạt là 120 L/người/ng.đ. Với số lượng công nhân 10 người, lượng nước sử dụng cho sinh hoạt là 1,2m³.

- Nước phục vụ chăn nuôi: Lượng nước tiêu thụ tính theo yêu cầu lợn uống và tắm, nước chế biến thức ăn, rửa nền chuồng và rửa thiết bị dụng cụ được quy định trong bảng 14 TCVN 3772:1983 -Trại nuôi lợn - Yêu cầu thiết kế. Cụ thể tại bảng sau:

Bảng 8. Nhu cầu sử dụng cho chăn nuôi lợn của Cơ sở

 

TT

 

Mục đích sử dụng nước

Số lượng (con)

Định mức trung bình (lít/con/ngày)

Tổng (lít/ngày)

Tổng (m³/ngày)

1

Lợn thương phẩm (lợn thịt)

1.200

20

24.000

24

2

Lợn nái chửa

50

20

1.000

1

Tổng cộng

25.000

25

- Nước vệ sinh tấm pin mặt trời: việc phun rửa các tấm pin năng lượng của hệ thống làm sạch mô-đun. Với việc làm sạch trung bình 2 tuần một lần, hệ thống lưu trữ và cung cấp nước có thể tối ưu. Lượng nước sử dụng để làm sạch là khoảng 1,5 lít nước/tấm pin/ 01 đợt rửa. Như vậy, với tổng số 2.532 tấm pin, tổng lượng nước cần để vệ sinh cho 01 đợt là: 2.532 tấm pin × 1,5 lít/01 tấm pin/01 đợt rửa = 3.798 lít/đợt rửa = 3,798m³/đợt rửa.

5.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1.Hiện trạng các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng

Hiện trạng của Cơ sở

Cơ sở “Trang trại nông nghiệp” hiện đã được xây dựng hoàn thiện chuồng nuôi, các hạng mục phụ trợ và hệ thống thu gom, xử lý nước thải cho quy mô toàn bộ Cơ sở. Các hạng mục công trình đã đầu tư:

Bảng 9. Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

I

Hạng mục chính

4.240

11,49

1

Nhà lợn thương phẩm (01 nhà)

1.693

4,59

2

Nhà mang thai (01 nhà)

887

2,40

3

Nhà lợn đẻ (01 nhà)

830

2,25

4

Nhà lợn cai sữa (01 nhà)

830

2,25

II

Hạng mục phụ trợ

4.510

12,23

1

Nhà làm việc và nhà ăn ở công nhân

140

0,38

2

Nhà vệ sinh

20

0,05

3

Nhà sát trùng xe

40

0,11

4

Nhà sát trùng công nhân

32

0,09

5

Đường giao thông nội bộ

1.500

4,07

6

Nhà bảo vệ

15

0,04

7

Bể nước

100

0,27

8

Nhà cách ly

200

0,54

TT

Hạng mục công trình

Diện tích (m²)

Tỷ lệ (%)

9

Đường lùa heo

380

1,03

10

Nhà ép phân

40

0,11

11

Khu vực ủ phân

240

0,65

12

Trạm biến áp

10

0,03

13

Nhà kho

1.793

4,86

14

Hệ thống pin lắp đặt trên mái các nhà nuôi

6.500

0,00

III

Hạng mục BVMT

28.138

76,28

1

Cây xanh

21.728

58,90

2

Hố hủy xác (lợn bệnh, lợn chết)

100

0,27

3

Kho chứa CTR, CTNH

60

0,16

4

Hệ thống xử lý phân - nước thải

6.250

16,94

 

Tổng cộng

36.888

100,00

Đối với công tác bảo vệ môi trường tại Cơ sở

a. Biện pháp thu gom, thoát nước mưa

  • Đầu tư ống PVC thu gom nước mưa tầng mái xuống mương bê tông, sau đó thoát ra mương đất ngoài khuôn viên trang trại.

b. Biện pháp thu gom, xử lý nước thải

  • Nước thải sinh hoạt: Được thu gom bằng ống PVC từ nhà vệ sinh dẫn vào bể tự hoại 3 ngăn để xử lý trước khi chảy ra hố thấm.
  • Nước thải chăn nuôi: Hiện nay Cơ sở đã đầu tư hệ thống thu gom và xử lý nước thải chăn nuôi gồm: mương thu gom nước thải, 02 hầm biogas, 03 hồ sinh học (đã được lót đáy bằng bạt HDPE, trồng cây thủy sinh), nước thải tận dụng tưới cây vào mùa hè thải ra khe suối và mùa mưa.

c. Biện pháp xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại

  • Chất thải rắn từ sinh hoạt được phân loại và lưu trữ vào thùng chứa có nắp đậy.
  • Phân lợn từ các chuồng nuôi được thu gom đóng vào bao và bán cho người dân, lượng còn lại được xả vào hầm biogas.
  • Kim tiêm, vỏ thuốc thú y được thu gom, hợp đồng với đơn vị chức năng định kỳ đưa đi xử lý; Bố trí khu vực dự phòng tiêu huỷ lợn chết.

d. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn

  • Không sử dụng các phương tiện vận chuyển quá cũ và hạn chế tiếng ồn từ hoạt động giao thông.
  • Áp dụng công nghệ chăn nuôi hiện đại, giúp giảm tiếng kêu của lợn bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt.

e. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường

  • Thành lập đội PCCC tại chỗ, xây dựng nội quy và trang bị đầy đủ thiết bị phòng cháy chữa cháy.
  • Lắp đặt hệ thống chống sét cho các tấm pin năng lượng mặt trời.
  • Kiểm tra định kỳ hệ thống xử lý nước thải để phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố.
  • Thiết kế và xây dựng các công trình kiên cố, chịu được sức gió mạnh và có hệ thống thoát nước mưa hiệu quả.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho động vật nuôi và thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn sinh học. Tuân thủ các quy định về an toàn cháy nổ trong quá trình sản xuất và lưu trữ hóa chất.

Tổ chc quản lý và hoạt động của Cơ sở

  • Hình thức quản lý

Chủ cơ sở là Công ty TNHH Tư vấn và Phát triển .......

  • Chế độ làm việc và bố trí nhân lực:

+ Trang trại nông nghiệp tại Thuận, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 10 CBCNV.

+ Thời gian làm việc 365 ngày/năm, công nhân ở lại tại khu vực Trạng trại.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha