Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường (GPMT) dự án nhà máy sản xuất giấy Tissue với công suất 15.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy sản xuất giấy góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Ngày đăng: 03-04-2025
10 lượt xem
Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................. 1
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư...................... 2
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư................................................................... 2
1.3.2 Công nghệ sản xuất của dự án..................................................................... 2
1.3.3 Sản phẩm của dự án đầu tư........................................................................ 5
1.4 Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án...... 6
1.5 Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư.................................... 7
Chương 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG
CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....................................................................... 8
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường........ 8
2.2 Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường............. 8
Chương 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ....................................................................... 9
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................. 9
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường............................. 21
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (nếu có)....................... 22
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành.... 22
3.7 Biện pháp bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi....................................... 27
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).... 27
Chương 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG.......................... 28
4.1 Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải................................................. 28
Chương 5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN... 30
5.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án.............. 30
5.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm.......................................................... 30
5.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải...30
5.2.2 Hoạt động quan trắc môi trường định kỳ khác.................................................... 33
5.3 Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm......................................... 33
Chương 6. CAM KẾT CỦA CHỦ ĐẦU TƯ DỰ ÁN........................................... 34
PHỤ LỤC.......................................................................... 36
Chương 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
- Tên chủ dự án đầu tư: Công ty CP Sản xuất và Thương mại ...
- Địa chỉ: ...phố Thanh Hà, phường Thanh Miếu, TP Việt Trì, tỉnh Phú
- Người đại diện pháp luật của chủ dự án đầu tư: ....... Chức danh: Giám đốc
- Điện thoại: . Fax: ...... Email:................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ..... đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 02 năm 2010; đăng ký thay đổi lần thứ 9 ngày 29/06/2021.
+ Quyết định số 79/QĐ-UBND ngày 16/11/2022 của UBND tỉnh Hòa Bình quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận nhà đầu tư Công ty CP Sản xuất và Thương mại ... thực hiện dự án đầu tư “Nhà máy sản xuất giấy Tissue”.
+ Quyết định số 1763/QĐ-UBND ngày 14/09/2020 của UBND tỉnh Hòa Bình quyết định chấp thuận phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch của dự án “Nhà máy sản xuất giấy Tissue” tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã được chấp thuận phê duyệt đồ án đồng thời với Văn bản số 887/SXD-QHKT ngày 02/04/2021. Theo quyết định này, tên dự án được thay đổi thành “Nhà máy sản xuất giấy Tissue” và địa điểm thực hiện dự án tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Nhà máy sản xuất giấy Tissue
- Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Cơ quan thẩm định thiết kế xây dựng, cấp các loại giấy phép liên quan đến môi trường của dự án đầu tư (nếu có): Sở Xây dựng thẩm định thiết kế xây dựng, UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và cấp Giấy phép môi trường.
- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và các giấy phép thành phần của Dự án:
+ Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường: Quyết định số 2668/QĐ-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy sản xuất giấy Tissue” tại xóm Rụt, xã Tân Vinh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Quy mô của dự án đầu tư (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án thuộc nhóm B, tổng vốn đầu tư của dự án là 90.000.000.000 (Chín mươi tỷ đồng).
Công suất dự án: Sản xuất các loại giấy Tissue với công suất 15.000 tấn/năm.
Mục tiêu của dự án là xây dựng dự án “Nhà máy sản xuất giấy Tissue” góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh tiến độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, phát triển doanh nghiệp, tăng thu cho ngân sách nhà nước
Công nghệ sản xuất các sản phẩm của dự án như sau:
a.Công nghệ sản xuất giấy Tissue
Hình 1. 1 Sơ đồ quy trình sản xuất giấy Tissue
-Thuyết minh quy trình:
vCông đoạn thủy lực:
Bột giấy nguyên thủy (30% bột giấy tẩy trắng sợi dài (BSKP) và 70% bột giấy tẩy trắng sợi ngắn (BHKP)) được xe nâng và bằng tải cấp vào máy đánh tơi thủy lực. Nước được bơm vào bình thủy lực để giúp lọc cát, làm sạch bột giấy. Sau khi đánh tơi hoàn toàn, bột giấy được bơm (có bộ phận điều chỉnh nồng độ) qua thiết bị lọc cát nồng độ cao để loại bỏ các hạt cát sạn trước khi vào bể chứa bột giấy.
Hệ thống thiết bị và bơm bao gồm:
- Sàng tinh (sàng khe 0,15mm): 01 cái, công suất sàng 840 m3/h.
- Bơm bột vào bộ phận lọc nồng độ cao: 03 cái; công suất 40 m3/h.
- Lọc cát nồng độ cao: 03 cái, công suất 400 lít/phút.
- Máy đánh tơi thủy lực: 02 cái, thể tích 15-20 m3.
- Bể bột thô (sau đánh tơi thủy lực): 02 cái, thể tích 60m3, hình chữ nhật, góc nghiêng đáy 10%.
vCông đoạn nghiền:
Bột từ bể chứa được chuyển qua công đoạn nghiền, rồi bơm qua bể trộn để phối trộn với hóa chất, phụ gia. Tiếp theo, bột giấy được bơm định lượng sang bể xeo giấy.
Hệ thống thiết bị và bơm bao gồm:
- Bơm bột vào máy nghiền: 02 cái, công suất bơm 85 m3/h.
- Máy nghiền bột giấy: 04 máy nghiền đĩa đường kính 550mm được lắp nối tiếp nhau.
- Bể bột sau nghiền: 03 cái, thể tích 60m3, hình chữ nhật, góc nghiêng đáy 10%.
- Thiết bị pha hóa chất:
+ Thùng pha hóa chất tách lô: 02 thùng, thể tích 1m3/thùng.
+ Thùng pha hóa chất phủ lô: 02 thùng, thể tích 1m3/thùng.
vCông đoạn xeo giấy:
Công đoạn tạo thành tờ giấy trên lưới máy xeo được thực hiện ở phần đầu máy xeo,
khi bột được phân bố đều trong thùng đầu và được phun lên lưới xeo để hình thành lớp bề mặt, lớp giữa và lớp đáy tờ giấy. Trong công đoạn này dòng bột loãng được phun lên mặt lưới, một phần nước từ dòng bột được thoát đi qua lưới và tờ giấy được hình thành. Công đoạn thoát nước được thực hiện trên bộ phận lưới, là quá trình thoát nước tự nhiên do tác dụng của trọng lực và thoát nước cưỡng bức do tác dụng của các hòm hút chân không được lắp đặt trên bộ phận lưới, nhằm làm khô dần tấm giấy ướt mới được hình thành. Công đoạn ép được thực hiện tại bộ phận ép là công đoạn dùng lực ép cơ học để vắt nước trong tấm giấy càng nhiều càng tốt, giúp cho công đoạn sấy sau đó đỡ tốn hơi để sấy. Công đoạn sấy được thực hiện trong bộ phận sấy của máy xeo là công đoạn làm bay hơi gần như toàn bộ lượng nước còn lại trong tờ giấy nhờ tờ giấy áp sát vào bề mặt lô sấy bên trong có hơi nóng. Kết quả là nhờ nhiệt độ cao của hơi nóng mà nước trong giấy sẽ bay hơi và tờ giấy được làm khô. Ở bộ phận lưới, nước trắng được thu hồi. Nước trắng là nước thoát ra từ tấm bột ướt thu hồi được ở phần dưới của bộ phận lưới trên máy xeo. Nước trắng có chứa xơ sợi mịn và những chất phụ gia có trong thành phần bột giấy. Nồng độ của những chất này giảm dần từ phần đầu đến phần cuối của bộ phận lưới. Nồng độ bột mịn trong nước trắng thoát ra ở phần đầu bộ phận lưới khoảng 0,01 – 0,02%. Nước trắng thu hồi được sử dụng lại trong hệ thống máy xeo để tiết kiệm nước và tận dụng những thành phần có trong nước trắng để xeo giấy.
+ Nước trắng có nồng độ sợi cao là nước thu hồi được ở phần đầu bộ phận lưới, nước này sẽ được đưa về bể chứa riêng nằm ở dưới lưới. Nước này được sử dụng để pha loãng dòng bột trước khi vào thùng đầu;
+ Nước trắng có nồng độ bột thấp hơn thu hồi được từ các hòm hút chân không áp lực cao ở phần sau của bộ phận lưới. Nước này được đưa về bể riêng và dùng làm nước hoà loãng trong các khâu nghiền. Phần nước dư thừa từ bể này sẽ được đưa qua thiết bị thu hồi bột bằng hệ thống DAF.
Hệ thống thiết bị và bơm bao gồm:
- Bể xeo (bề chứa bột giấy): 03 cái, thể tích 60m3, hình chữ nhật, góc nghiêng đáy 10%;
- Bơm vận chuyển bột giấy sang bể xeo: 02 cái, công suất bơm 40 m3/h.
- Bơm bột lên thùng điều tiết bột đặc: 01 cái, công suất bơm 64,4 m3/h.
- Bơm bột vào sàng tinh (bơm quạt): 01 cái, công suất bơm 840 m3/h.
- Sản lượng sản xuất giấy: 2,08 tấn/h = 34,7 kg/phút.
- Định lượng giấy: trung bình 16g/ m2 = 0,016g/ m2.
- Tốc độ máy xeo trung bình: 1000m/phút.
- Khổ rộng lưới hữu dụng: 2,48m.
- Khổ rộng lưới thực tế: 2,85m
vCông đoạn sấy và cuộn:
Sau khi xeo giấy, giấy được ép và hút chân không. Cuối cùng, giấy được sấy và cuộn thành cuộn giấy thành phẩm có đường kính từ 1200÷1500mm. Cuộn được đóng gói và nhập kho thành phẩm.
-Chất thải phát sinh:
+ Chất thải rắn: giấy vụn, bao bì thải,...;
+ Chất thải nguy hại: giẻ lau dính chất tẩy rửa, mỡ thải.
+ Khí thải: Phát sinh từ quá trình sấy.
Sản xuất giấy Tissue với tổng công suất: 15.000 tấn/năm.
Nguyên vật liệu và hóa chất sử dụng cho quá trình sản xuất của dự án được thống kê trong bảng dưới đây:
Bảng 1.1.Nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng cho quá trình sản xuất
TT |
Tên nguyên liệu |
Khối lượng sử dụng |
Đơn vị |
Nguồn cung cấp |
I |
Nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản xuất |
|
|
|
1 |
Bột giấy |
15.150 |
tấn/năm |
Mỹ, Newzealand, Brazil… |
2 |
Chất tách lô (Muối stearat canxi) |
3.000 |
kg/năm |
Mỹ, Newzealand, Brazil… |
3 |
Chất phủ lô (Polyvinlancol, tinh bột) |
4.500 |
kg/năm |
Mỹ, Newzealand, Brazil… |
II |
Nhiên liệu |
|
|
|
1 |
Than |
2.600 |
tấn/năm |
Việt Nam |
2 |
Củi đốt |
2.000 |
tấn/năm |
Việt Nam |
III |
Hóa chất xử lý nước thải |
|
|
|
1 |
PAC |
750 |
kg/năm |
Việt Nam |
2 |
PAM (Chất keo tụ polymer) |
150 |
kg/năm |
Việt Nam |
3 |
Viên nén NaClO |
150 |
kg/năm |
Việt Nam |
Nhu cầu sử dụng điện của dự án:
- Ước tính nhu cầu điện năng của dự án khoảng 100.000 kw/năm, bao gồm:
+ Điện cung cấp cho các nhà quản lý, điều hành: 30.000 kw/năm.
+ Điện cung cấp cho máy móc, thiết bị và phục vụ sản xuất: 30.000 kw/năm.
+ Điện cung cấp cho hệ thống điều hòa không khí của nhà máy: 30.000 kw/năm.
+ Điện chiếu sáng hành lang: 5.000 kw/năm.
+ Dùng cho các nhu cầu khác: 5.000 kw/năm.
- Điện được cung cấp bởi mạng điện lưới quốc gia. Chủ dự án đã tiến hành xây dựng trạm biến áp và đã ký thỏa thuận đấu nối, cung cấp điện với chi nhánh điện lực Lương Sơn trực thuộc công ty điện lực Hòa Bình.
Nhu cầu sử dụng nước của dự án:
- Ước tính nhu cầu sử dụng nước của dự án là 182,5 m3/ ngày đêm, bao gồm nước cho mục đích sản xuất, sinh hoạt, tưới rửa đường và dự phòng PCCC. Chi tiết như sau:
+ Nước cấp cho sản xuất: 176 m3/ ngày đêm
+ Nước cấp cho hoạt động vệ sinh, rửa tay của công nhân viên dự án: tối đa 4,5 m3/ ngày đêm.
+ Nước tưới cây, rửa đường: 2 m3/ ngày đêm.
- Công ty xây dựng bể chứa nước sạch lớn 1.100 m3 đảm bảo cho công tác cứu hỏa.
- Nguồn cung cấp nước: Sử dụng nước sạch do Xí nghiệp nước sạch Lương Sơn cung cấp.
Hình 1. 2 Vị trí dự án với các đối tượng xung quanh
Dự án “Nhà máy sản xuất giấy Tissue” được xây dựng phần diện tích đã được san gạt mặt bằng thuộc dự án “Nhà máy sản xuất gạch Tuynel” cũ. Giáp ranh với dự án là rừng sản xuất, đường liên xã và một số dự án sản xuất vật liệu xây dựng. Dự án cách Quốc lộ 6 khoảng 5 km và không có đền chùa, khu di tích, khu bảo tồn hay các khu vực nhạy cảm trong vòng bán kính 1km từ nhà xưởng.
Khu dân cư: Dự án cách xa khu dân cư tập trung khoảng 1.5km và cách hộ dân gần nhất khoảng 300m, cách trại nuôi lợn khoảng 435m. Những hộ dân xung quanh dự án sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng rừng sản xuất và chăn thả gia súc.
Nhà máy cấp nước Lương Sơn: Dự án cách Nhà máy cấp nước Lương Sơn 2,8 km.
Nhà máy cấp nước Lương Sơn sử dụng nước mặt sông Bùi.
Các dự án khác: Dự án nằm cạnh Nhà máy gạch không nung của Công ty CP Phát triển hạ tầng Thăng Long và Nhà máy sản xuất gạch Tuynel của Công ty TNHH MTV Tân Phú Ninh, Hòa Bình. Hiện tại các doanh nghiệp tiếp giáp đang hoạt động sản xuất bình thường.
>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng mỏ khai thác đá
GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426
Gửi bình luận của bạn