Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án sản xuất giống hoa và trồng rau áp dụng công nghệ cao

Báo cáo đề xuất cấp GPMT dự án đầu tư trồng hoa, sản xuất giống hoa và trồng rau áp dụng công nghệ cao có công suất thiết kế như sau: Cây giống hoa: 250 triệu đơn vị/năm; Rau: 400 tấn/năm; Hoa cắt cành, lá trang trí: 50 triệu cành/năm.

Ngày đăng: 27-03-2025

14 lượt xem

Chương I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN.................................................. 5

1. Tên chủ dự án đầu tư........................................................................................ 5

2. Tên cơ sở.............................................................................................................. 5

3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở........................................................... 6

3.1. Công suất hoạt động............................................................................................ 6

3.2.  Công nghệ sản xuất của cơ sở............................................................................. 6

3.2.1. Quy trình sản xuất hoa cắt cành..................................................................... 6

3.2.2. Quy trình sản xuất ngọn và cây giống hoa....................................................... 6

3.2.3. Quy trình trồng rau áp dụng công nghệ cao....................................................... 8

4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở..... 10

4.1. Nhu cầu về cây giống, máy móc và thiết bị........................................................ 10

4.2. Nhu cầu điện......................................................................................................... 11

4.3. Nhu cầu nước......................................................................................................... 12

4.4. Nhu cầu phân bón và hóa chất BVTV.................................................................. 12

5. Cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất........ 15

6. Các thông tin khác liên quan đến cơ sở.................................................................. 15

Chương II. SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG....... 17

1. Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường..... 17

2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường...................... 18

2.1. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án....................................... 18

2.2. Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận:................................... 19

Chương III. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ.... 22

1. Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải.................. 22

1.1. Thu gom, thoát nước mưa................................................................................ 22

1.2.Công trình thu gom, thoát nước thải......................................................... 22

1.2.1. Nước thải sinh hoạt...................................................................................... 22

1.2.2. Nước thải sản xuất........................................................................................ 27

2. Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải............................................... 27

3. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường.............. 27

3.1. Chất thải rắn sinh hoạt.................................................................................. 27

3.2. Chất thải rắn sản xuất.................................................................................. 29

4. Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................... 30

5. Công trình, biện pháp giảm thiểu đối với khí thải.......................................... 33

5.1. Nguồn phát sinh............................................................................................. 33

5.2. Biện pháp giảm thiểu.......................................................................................... 33

5.3. Quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng................................................................... 33

6. Công trình, biện pháp giảm thiểu đối với tiếng ồn, độ rung.......................... 33

6.1. Nguồn phát sinh............................................................................................. 33

7. Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường....................................... 34

8. Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác (nếu có)................................ 34

9. Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...4

Chương IV. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG............ 36

1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải............................................ 36

2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải..................................................... 37

3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung..................................... 39

4. Nội dung đề nghị cấp phép đối với chất thải................................................. 39

4.1. Chủng loại, khối lượng chất thải phát sinh:.................................................... 39

Chương V. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ........ 42

1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC NGẦM....42

2. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI.... 44

3. Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải............................ 46

Chương VI. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ..... 51

1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải................................ 51

2. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ.......................................................... 51

2.1. Môi trường không khí........................................................................................... 51

2.2. Môi trường nước.................................................................................................... 52

2.3. Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm........................................ 52

Chương VII. KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ...... 53

Chương VIII.    CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ..................... 53

PHỤ LỤC BÁO CÁO..................................... 55

Chương I.THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.Tên chủ dự án đầu tư

CÔNG TY TNHH .........

- Địa chỉ văn phòng: Nguyên Tử Lực, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng;

- Người đại diện theo pháp luật: ..........;

- Chức vụ: Tổng Giám Đốc

- Người đại diện được ủy quyền:...........

- Chức vụ: Phó Tổng Giám Đốc

- Điện thoại: ..........; Fax: ..............;

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên số: .......... đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 06 năm 1994, đăng ký thay đổi lần thứ 21 ngày 25 tháng 07 năm 2018 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng.

- Giấy chứng nhận đầu tư số: ........ ngày 04/10/2017 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp;

2.​Tên cơ sở

TRANG TRẠI TRỒNG HOA, SẢN XUẤT GIỐNG HOA VÀ TRỒNG RAU ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ CAO

(gọi tắt là dự án Trang Trại)

- Địa điểm cơ sở: Xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.

- Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi và cho Công ty TNHH ...... thuê đất để thực hiện dự án đầu tư theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số ...

- Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 60/GXN-UBND của Ủy ban nhân dân huyện Lâm Hà ngày 10 tháng 12 năm 2018;

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Mã số QLCTNH: ......., cấp lần đầu ngày 26 tháng 09 năm 2019 của Sở Tài nguyên và Môi trường – Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

- Quy mô của cơ sở (phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công): Dự án Trồng hoa, sản xuất giống hoa và trồng rau áp dụng công nghệ cao thuộc lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có tổng vốn đầu tư là 337.500.000.000 VNĐ, nên dự án thuộc nhóm B theo tiêu chí của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14. Theo Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường thì thuộc dự án đầu tư thuộc Nhóm II (ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường), tại mục số 02 Phụ lục IV.

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm của cơ sở

3.1.Công suất hoạt động

Trang Trại hoạt động theo “Dự án trồng hoa, sản xuất giống hoa và trồng rau áp dụng công nghệ cao” tại huyện Lâm Hà theo Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp cho Công ty có công suất thiết kế như sau: Cây giống hoa: 250 triệu đơn vị/năm; Rau: 400 tấn/năm; Hoa cắt cành, lá trang trí: 50 triệu cành/năm.

3.2.Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.1.Quy trình sản xuất hoa cắt cành

Quy trình sản xuất hoa, rau tại như sau: Cây giống, củ giống được nhập khẩu và được trồng trong vườn ươm. Khi cây đã lớn được chuyển trồng ra ngoài nhà kính và đưa đến các trang trại khác của Công ty ở Đà Lạt, Đơn Dương để xuất khẩu hoặc tiêu thụ trong nước. Cây giống hoặc hoa thương phẩm thu hoạch được phân loại, đóng thùng và bảo quản trong kho lạnh sau đó được vận chuyển đến thị trường tiêu thụ.

3.2.2.Quy trình sản xuất ngọn và cây giống hoa

Hình 1 – Sơ đồ quy trình sản xuất ngọn và cây giống hoa

-  Đất ở khu vực sản xuất được bón phân, cày xới và lên luống.

-  Tùy theo nhu cầu của thị trường, kế hoạch sản xuất được thiết lập và triển khai xuống từng khu vực sản xuất, xác định số lượng và chủng loại giống cần sản xuất.

-  Lắp lưới chắn sáng, hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống lưới nâng đỡ cây trồng.

Ươm cây

-  Tiến hành trồng cây trong khu vực đã chuẩn bị.

-  Tưới và phun thuốc phòng trừ nấm và côn trùng gây hại.

-  Phủ màng nylon tạo điều kiện ẩm độ và nhiệt độ thích hợp cho cây ra rễ.

Bấm đọt

-  7- 10 ngày sau khi ươm, kiểm tra sự phát triển của rễ và dỡ bỏ màng nylon

-  Tưới nước và phun thuốc phòng nấm bệnh.

-  3-5 ngày sau khi mở màng nylon, tiến hành bấm đọt, kích thích chồi bên nẩy mầm và phát triển.

Chăm sóc

-  Kiểm tra sâu bệnh hại hàng ngày để có biện pháp xử lý kịp thời

-   Tưới dung dịch dinh dưỡng 3-5 ngày/lần. Dung dịch dinh dưỡng là dung dịch đã được pha trộn và dự trữ ở trung tâm điều phối tưới của khu vực.

-  Vệ sinh vén luống, bẻ cành và ngọn dư.

Thu hoạch

-  4 - 5 tuần sau khi trồng, bắt đầu thu hoạch.

-   Thời gian thu hoạch: liên tục hàng ngày hoặc cách ngày tùy theo số lượng và tình trạng ngọn có trong khu vực sản xuất.

-  Tiêu chuẩn chất lượng: theo qui định tiêu chuẩn chất lượng chung của công ty và yêu cầu của khách hàng. Ngọn không bị sâu bệnh, dập hư, đủ 3-4 lá trưởng thành, dài 5-6 cm, đồng đều nhau trong 1 bịch ngọn và theo trọng lượng tối thiểu qui định cho từng giống cây.

-   Ngọn thu hoạch được bỏ vào bịch nylon và đóng vào thùng carton, 52 ngọn/bịch và tối đa 25 bịch/thùng carton.

-   Các thông tin liên quan đến sản xuất phải được ghi đầy đủ trên nhãn ở bịch nylon đựng ngọn và thùng carton để thuận tiện cho việc kiểm tra nguồn gốc sản phẩm nếu có vấn đề về chất lượng sau này như nhà kính sản xuất, ngày trồng, ngày-giờ thu hoạch, người thu hoạch, tên giống, tên khách hàng, số lượng thu hoạch, …

-   Ngọn thu hoạch được ở các khu vực sản xuất sẽ được chuyển lên kho lạnh trung tâm để kiểm đếm lại số lượng, nhãn mác, đóng thùng và chuyển về khu vực Đạ Ròn.

Kết thúc và tái vụ

-  Thời điểm kết thúc vụ trồng sẽ theo kế hoạch sản xuất.

-   Nhổ bỏ cây, dọn sạch tàn dư thực vật và các loại rác thải khác có trong khu vực sản xuất.

-  Thu dọn hệ thống tưới và lưới nâng cây chuẩn bị cho vụ trồng tiếp theo

3.2.3.Quy trình trồng rau áp dụng công nghệ cao

Quy trình công nghệ trồng rau áp dụng công nghệ cao như sau:

Hình 2 – Sơ đồ quy trình sản xuất rau sạch công nghệ cao

 Chuẩn bị nguyên liệu

-  Rọ nhựa ươm cây con và đỡ cây trong quá trình sinh trưởng phát triển.

-   Giá thể ươm cây con: Dùng giá thể ươm cây con phù hợp cùng với 20-30% mụn xơ dừa.

-  Dung dịch dinh dưỡng: Dung dịch dinh dưỡng là dung dịch mẹ, khi sử dụng, pha 1 lít dung dịch dinh dưỡng trong 1 m3 nước.

- Giống rau: Tùy theo nhu cầu của thị trường có thể sử dụng các loại giống sau: xà lách, rau cải ăn lá các loại (cải xanh, cải mơ, cải chít, ...), cần tây, rau muống hoặc loại rau theo yêu cầu của khách hàng

-   Xử lý hạt giống trước khi gieo: Ngâm hạt 1-2 giờ trong nước nóng 45-50 độ C hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1% hoặc dung dịch BenlatC 0,1% hoặc dung dịch Ridomil 0,1%; để ráo nước.

-  Cho giá thể vào khay chứa cốc nhựa thủy canh, lắc nhẹ, tưới nước đủ ẩm rồi gieo hạt, mỗi ngày tưới ẩm 1-2 lần tuỳ thuộc vào thời tiết. Sau 4-6 ngày, cây mọc, tiếp tục tưới ẩm cho cây sinh trưởng 1-2 lần/ngày. Khi cây được 2-3 lá thì đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn (đặt các cốc vào trong các lỗ đã đục sẵn trên ống dẫn dung dịch).

Chăm sóc

Trước khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn, phải bơm nước vào bể chứa (cứ 100 m2 diện tích sản xuất tương ứng với 1 m3 nước), đổ 1 lít dung dịch dinh dưỡng vào 1 m3 nước. Dùng máy bơm 2 chiều đẩy dung dịch lên bể cấp. Dung dịch từ bể cấp, chảy qua hệ thống ống dẫn và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Khi dung dịch trong bể cấp cạn, bơm 2 chiều lại đẩy dung dịch từ bể chứa lên bể cấp. Cứ như vậy dung dịch chảy tuần hoàn trong ống dẫn và nuôi cấy.

Định kỳ bổ sung dinh dưỡng: Tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây mà bổ sung dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ trong một vụ sản xuất xà lách, cải xanh và cần tây, cần bổ sung dinh dưỡng 3 lần: 10 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau khi đưa cây vào dung dịch, với lượng 0,4-0,5 lít dung dịch mẹ trong 1 m3 dung dịch trồng cây. Trước khi thu hoạch 10 ngày, không bổ sung dinh dưỡng. Đối với cây rau muống, sau khi hái lứa đầu mới bổ sung dinh dưỡng cho lứa hái sau; cứ như vậy, chỉ bổ sung dinh dưỡng sau mỗi đợt thu hái.

Tỉa định cây: Sau khi đưa cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 4-5 ngày, tiến hành tỉa định cây. Tỉa bỏ những cây xấu, còi cọc, chỉ để lại 2 cây/hốc.

Thường xuyên nhổ sạch cỏ và theo dõi sự phát sinh sâu bệnh trong khu sản xuất để phòng trừ kịp thời.

Thu hoạch:

Với mỗi loại giống rau khác nhau thì thời gian thu hoạch sẽ khác nhau.

Với rau cải ăn lá các loại: Thu hoạch sau khi đưa cây con lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 23-25 ngày. Dùng dao cắt sát gốc hoặc cắt bớt rễ, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi nilon khối lượng 0,5 kg/túi rồi đưa đi tiêu thụ.

Với cây xà lách, cần tây: Thu hoạch sau khi đưa rọ cây lên hệ thống thuỷ canh tuần hoàn 25-30 ngày. Dùng dao cắt sát gốc, tỉa bỏ lá gốc, cho vào túi nilon khối lượng 0,2 kg/túi rồi đưa đi tiêu thụ.

Với cây rau muống: Cứ 10 ngày hái 1 lứa. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 3 tháng. Hái bằng tay những ngọn đủ tiêu chuẩn (tránh không làm ảnh hưởng đến những ngọn nhỏ cho lứa sau), cho vào túi nilon khối lượng 0,5 kg/túi rồi đưa đi tiêu thụ.

Kết thúc thu hoạch, vệ sinh đường ống bể chứa và thay dung dịch để trồng rau khác hoặc trồng lứa mới.

3.3.Sản phẩm của cơ sở

Thực tế đến nay sản phẩm chủ yếu của trang trại là cây giống hoa và hoa cắt cành.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1.Nhu cầu về cây giống, máy móc và thiết bị

Nhu cầu cây giống, hạt giống sử dụng cho hoạt động sản xuất trong năm đạt công suất thiết kế được trình bày trong bảng sau:

Bảng 1 – Nhu cầu cây giống, hạt giống phục vụ quá trình sản xuất

Stt

Nguyên liệu

Khối lượng/năm

(triệu cành)

I. Giống hoa (nhập khẩu từ Hà Lan)

1

Chrysanthemum (hoa cúc)

400

II. Các nguyên liệu khác

1

Thuốc bảo vệ thực vật

3.5 tấn

2

Phân bón vô cơ, hữu cơ

1.000 - 1.500 tấn

(Nguồn: Phương án sản xuất kinh doanh của dự án)

Danh mục máy móc thiết bị của dự án được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 2 – Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị

 

Tên gọi

Số lượng

Đơn vị

Tình trạng khi đưa vào sử dụng

Nơi sản xuất

Năm sản xuất

I. Máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp

Máy cày đất

05

cái

Mới 100%

Nhật bản

2017

 

Máy phát điện

01

cái

Mới 100%

Mỹ

2017

 

Hệ    thống    tưới    tự động

01

HT

Mới 100%

 

2018

Máy bơm thuốc

30

cái

Mới 100%

Việt Nam

2018

Máy bơm nước

2

cái

Mới 100%

Đài Loan

2017

Máy đóng bầu đất

02

cái

Mới 100%

Đài Loan

 

Máy dập giá thể

04

cái

Mới 100%

Nhật bản

 

Dàn hệ thống thủy canh

20

dàn

Mới 100%

Việt Nam

 

II. Máy móc, thiết bị khác

 

Hệ thống đèn điện

 

01

 

HT

 

Mới 100%

Việt Nam

2017

Kho lạnh trung tâm

01

cái

Mới 100%

Nhật bản

2018

Hệ thống thông tin liên lạc (điện thoại, máy tính, camera giám sát…)

 

 

 

HT

 

 

Mới 100%

Việt Nam – Nhật Bản

 

 

2018

Thiết bị văn phòng (máy tính, máy in...)

 

 

HT

 

Mới 100%

Việt Nam – Nhật Bản

 

2019

4.2.Nhu cầu điện

Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng.

Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét.

Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn qui định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

Nhu cầu dùng điện khi cơ sở đạt công suất thiết kế được tính toán sơ lược như sau:

+ Điện chiếu sáng trong sản xuất (thắp sáng cho cây...): 30.000 KW/tháng;

+ Điện phục vụ máy móc, thiết bị trong sản xuất (kho lạnh, máy bơm, ...): 45.000 KW/tháng;

+ Điện phục vụ sinh hoạt (văn phòng, nhà bếp, căn tin, ...): 3.500KW/tháng;

+ Điện chiếu sáng khu vực công cộng (đèn đường, cổng ra vào, chốt bảo vệ, ...): 1.500KW/tháng.

Như vậy, ước tính tổng nhu cầu dùng điện khi cơ sở đạt công suất thiết kế là 80.000KW/tháng.

Nguồn cấp điện từ mạng lưới điện quốc gia do công ty Điện lực tỉnh Lâm Đồng cung cấp.

4.3. Nhu cầu nước

+ Nước sinh hoạt: Nước sinh hoạt được lấy từ giếng bơm lên bồn (đã có sẵn) để sử dụng.

+ Nước dùng cho sản xuất lấy từ hồ Phúc Thọ gần khu vực dự án.

+ Nước cho hệ thống chữa cháy: Được dùng từ nguồn nước sản xuất.

Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn Phòng cháy chữa cháy quy định.

Ước tính tổng lượng nước sử dụng tại cơ sở là 1.030 m3/ngày, trong đó:

+ Nước phục vụ tưới cây khoảng 1.000 m3/ngày

+ Nước cấp sinh hoạt, chế biến thức ăn: 500CN x 80l/người/ngày x 50% = 20.000 l/ngày = 20m3/ngày. Theo TCXDVN 33:2006 – Cấp nước – Mạng lưới đường ống và công trình – Tiêu chuẩn thiết kế thì lưu lượng cấp cho một người ở thị trấn, điểm dân cư nông thôn tối thiểu là 80l/người/ngày và công nhân chỉ đến công ty làm việc và ăn trưa, không ở lại tắm, giặt, … nên chỉ tính 50% lượng nước sử dụng.

+ Nước sử dụng để vệ sinh và tưới cây, rửa đường tại cơ sở: 10 m3/ngày. Vậy tổng lượng nước sư dụng tại trang trại tối đa là 1.060m3/ngày.

4.4. Nhu cầu phân bón và hóa chất BVTV

Nhu cầu sử dụng phân bón và hóa chất BVTV của Trang trại , tổng hợp thực tế sử dụng trong năm 2021 cho các trại cây giống, hoa được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3 – Danh mục phân bón và hóa chất BVTV sử dụng tại trang trại ( 2021)

Stt

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

Stt

Tên gọi

Đơn vị

 

Khối lượng

I.         THUỐC BVTV

52

Rhyzolex

Lit

207,87

1

Dazide Enhance

lít

86,16

53

Reasgant 3.6ec

Lít

741,43

2

Antracol

Lít

0,50

54

Secure

Chai

80,00

3

Applaud

Lít

7,26

55

Signum

Lít

66,85

4

Amistar Top

Lít

3,50

56

Sumipleo

Lít

156,40

5

Tineromec

Lít

2.305,89

57

Schecc Japane Super

Lít

 

177,10

6

Assist M36

Lít

1.553,16

58

Scelta

Lít

206,00

7

Excel Basa

Lít

666,95

59

Trigard

Lít

3,30

8

Bordeaux M 25wp

Lít

182,93

60

Teldor

Lít

 

1,70

 

9

BIOPHIS Bio.01- Pack 200gr

 

Bao

 

55,00

 

61

 

Takumi

Lít

 

0,02

 

10

Bio SH.07 -

Pack 100gr

 

Bao

 

35,00

 

62

Bẫy sinh học vàng 0.15*100m/ cuộn –

Hà Lan

cuộn

 

179,00

11

Benzal Konium Chloride

Lít

0,50

63

Bẫy sinh học xanh 100m x 0.25m

cuộn

 

61,00

12

Borneo

Lít

13,07

64

Bẫy sinh học vàng 100m x 0.25m

cuộn

 

84,00

13

DUPONT BENEVIA 50ml

Chai

2,80

65

Bẫy sinh học xanh 10*25cm-

cái

 

3.300,00

14

Bitadin Wp

Lít

49,86

66

Bẫy sinh học vàng 10*25cm-

cái

 

2.700,00

15

Bio Mass

Lít

1.995,06

67

Teppeki

Lít

5,21

 

16

Rhizopon (Chryzotek 0.4%)

 

Lít

 

101,00

 

68

 

Vimatrine

Lít

 

252,50

 

17

Calcium

Hypochloride (Javel)

 

Lít

 

0,40

 

69

 

Willmer 500sc

Lít

 

0,20

Stt

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

Stt

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

18

Cantack

Lít

103,46

70

Ammate 150ec

Lít

33,66

19

Chlorine T Bag 1 Gram

Bao

15.000,00

71

Mogaz 220ec

Lít

 

105,35

20

Collis

Lít

14,59

72

Arygreen 500sc

Lít

0,88

21

Daconil

Lít

2.748,97

73

Delfin

Lít

586,35

22

Domosphi

Lít

191,35

74

Ekomist

Chai

100,00

23

Decis Repel

Lít

1.408,00

II.        PHÂN BÓN

24

Dithane M-45

Lít

104,50

1

Iron chelate heedta 13%

Kg

 

2.911,7

25

Dry Leaf Liquid

Lít

500,00

2

Iron chelate eddha 6%

Kg

 

39,0

26

Dupont Prevathon 5sc

Lít

74,25

3

Sodium molybdate

Kg

 

1.430,5

27

Enter 250sc

Lít

61,61

4

Triple Super Phosphate

Kg

 

13.505,0

 

28

Ra Hoa Xanh

(Ethephol 480cc)

 

Chai

 

12,58

 

5

 

Super phosphate

 

Kg

 

94.320,0

29

Floramite

Lít

261,91

6

Nitrate calcium

Kg

134.750,0

30

Flipper Plus

Lít

72,85

7

Copper sulfate

Kg

281,3

31

Progibb 40% Wsg

Chai

11,00

8

Calcium chlorid

Kg

 

1.200,0

32

Goldmite 240sc

Chai

31,00

9

Voi (dolomite)

Kg

145.510,0

33

Acide Nitric

Lít

0,10

10

Potassium sulfate

Kg

325,0

34

Infinito 687.5sc

Lít

62,62

11

Potassium nitrate

Kg

51.350,0

35

Impress 80

Lít

21,27

12

Mono ammonium phosphate

Kg

 

19.618,0

36

Kasumil

Lít

148,54

13

Magnesium nitrate

Kg

450,0

37

Karate

Lít

600,19

14

Magnesium sulfate (mgso4)

Kg

 

49.064,8

38

Lufenron

Lít

289,02

15

Mono potassium phosphate-kh2po4

Kg

 

19.400,0

Stt

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

Stt

Tên gọi

Đơn vị

Khối lượng

39

Mataxyl

Lít

0,04

16

Npk 20-20-15 + te

Kg

36.925,0

40

Monceren

Lít

44,63

17

Ph dat

Kg

20,0

41

Map Permethrin

Lít

543,30

18

Omex cal

Kg

195,6

42

Movento

Lít

311,51

19

Chelate manganese

Kg

3,6

43

Metham Sodium

Lít

24.440,00

20

Borate natri

Kg

309,3

44

Nissorun

Lít

1.824,00

21

Manganese sulfate

Kg

6,1

45

Nativo

Lít

0,13

22

Vi lượng Chelate đồng

Kg

 

0,8

46

Newsgard

Lít

22,87

23

Zinc sulfate

Kg

292,3

47

Nimbecidine

Lít

2.795,73

24

Vi lượng Chelate kẽm

Kg

 

2,0

 

48

 

Nil-Mite

Lít

 

60,04

 

25

Xơ dừa (150lit/bao-

70*110cm)

 

Bao

 

1.868,0

49

Proclaim

Lít

142,65

26

Parker neem cake - VN

Cái

 

300,0

50

Ridomil Gold

Lít

12,44

 

27

Xơ dừa (150lit/bao 70*110cm)

 

Bao

 

390,0

51

Radiant

Lít

259,65

Tổng khối lượng thuốc BVTV

68.282,59

Tổng khối lượng phân bón

574.467,8

5.Cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất

Cở sở không sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

6.Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

- Trang trại đã được đầu tư xây dựng từ năm 2018; hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định từ năm 2019 tại xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà.

- Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số: 2124087326 ngày 04/10/2017 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lâm Đồng cấp thì diện tích đất sử dụng là 29,4 ha; Thời hạn hoạt động của dự án : đến ngày 07/11/2062.

- Theo Quyết định số 2158/QĐ-UBND ngày 23/10/2018 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc thu hồi và cho Công ty TNHH .... thuê đất để thực hiện dự án đầu tư gồm các thửa đất số 730, 731, 732 tờ bản đồ xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, tổng diện tích 287.385m2 (diện tích thực tế, đã trừ lộ giới). Thời hạn sử dụng: đến ngày 07/11/2062.

- Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2015 trước đây, hồ sơ Kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án trồng hoa, sản xuất giống hoa và trồng rau áp dụng công nghệ cao đã được UBND huyện Lâm Hà cấp Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường số 60/GXN-UBND ngày 10/12/2018.

- Tuy nhiên theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, cơ sở thuộc nhóm II, theo số thứ tự 2, Phụ lục IV Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (dự án nhóm B có cấu phần xây dựng được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường)

- Dự án không thuộc dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:

+ Không nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;

+ Không xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

+ Không sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thuỷ sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác

+ Không sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa

+ Không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; không có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ…

+ Không có yêu cầu di dân, tái định cư.

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha