Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường trại chăn nuôi heo công nghệ cao

Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường dự án trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô 2.500 nái. Mỗi năm đạt khoảng 2,5 lứa, mỗi lứa khoảng 10 con. Như vậy, tổng cộng khoảng 62.500 con lợn giống/năm;

Ngày đăng: 08-04-2025

31 lượt xem

DANH MỤC TỪ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT.............................................................................. 3

DANH MỤC BẢNG, HÌNH................................................................................................... 4

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ.............................................. 6

1.  Tên chủ dự án đầu tư........................................................................................................... 6

2.  Tên dự án đầu tư................................................................................................................... 6

3.  Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư........................................... 9

3.1.  Quy mô, công suất hoạt động của dự án đầu tư............................................................ 9

3.2.  Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư............................................................................ 9

4.  Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu...................................................................................... 16

4.1.  Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu......................................................................... 16

4.2.  Nhu cầu sử dụng nhiên liệu........................................................................................... 22

5.  Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư............................................................... 23

5.1.  Hiện trạng các hạng mục công trình đã đầu tư xây dựng........................................... 23

5.2.  Tổ chức quản lý và hoạt động của Dự án đầu tư......................................................... 26

CHƯƠNG 2. SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG... 27

1.  Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường... 27

2.  Sự phù hợp của dự án đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường..................... 29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ..... 31

1.  Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải........................... 31

1.1.  Thu gom, thoát nước mưa.............................................................................................. 31

1.2.  Thu gom, thoát nước thải.............................................................................................. 31

2.  Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải........................................................................ 42

2.1.  Khí thải từ hầm biogas................................................................................................... 45

2.2.  Mùi hôi từ hoại động chăn nuôi.................................................................................... 46

2.3.  Mùi hôi từ khu vực nhà ép phân, nhà để phân............................................................ 49

2.4.  Giảm thiểu mùi hôi sinh ra từ kho cám........................................................................ 49

2.5.  Giảm thiểu mùi hôi từ hố hủy xác heo......................................................................... 50

2.6.  Giảm thiểu mùi clo, flo phát sinh từ khâu khử trùng................................................. 50

3.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường................................. 50

3.1.  Đối với CTR sinh hoạt................................................................................................... 50

3.2.  Đối với CTR sản xuất.................................................................................................... 50

4.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại................................................ 52

4.1.  Khối lượng CTNH phát sinh......................................................................................... 52

4.2.  Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại............................................. 52

5.  Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung....................................................... 54

6.   Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và trong quá trình đi vào vận hành.... 54

6.1.  Biện pháp quản lý, phòng ngừa sự cố cháy, nổ........................................................... 54

6.2.  Biện pháp quản lý, phòng ngừa tai nạn lao động........................................................ 55

6.3.  Đối với sự cố do mưa bão, ngập úng cục bộ............................................................... 55

6.4.  Đối với sự cố về hư hỏng hệ thống xử lý nước thải, khí thải từ hầm biogas........... 56

6.5.  Phòng ngừa sự cố mùi hôi............................................................................................. 57

6.6.  Xử lý xác heo chết do dịch bệnh.................................................................................. 57

7.  Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác: Không................................................ 59

8.  Các nội dung thay đổi so với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...... 59

CHƯƠNG 4. NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP MÔI TRƯỜNG................................. 57

1.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải................................................................ 57

2.  Nội dung cấp phép xả khí thải.......................................................................................... 58

3.  Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung.................................................... 59

CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN.... 60

1.  Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải........................................... 60

2.  Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật.............. 61

3.  Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường hàng năm........ 62

CHƯƠNG 6. CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 63

CHƯƠNG I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.Tên chủ dự án đầu tư

Tên chủ dự án đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Trang trại.

Địa chỉ văn phòng: ....Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.

Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: (Ông) ...., Chức vụ: Giám đốc.

Điện thoại: .........

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty Cổ phần số 3200723900, đăng ký lần đầu ngày 20/8/2021, thay đổi lần 3 ngày 20/10/2024.

2.Tên dự án đầu tư

Tên dự án đầu tư: Trang trại chăn nuôi heo công nghệ cao quy mô 2.500 heo nái.

Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: ....thuộc thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích 118.058,6 m2 .

Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: Dự án được UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư tại Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 10/01/2022 và điều chỉnh dự án đầu tư tại Quyết định số 1595/QĐ-UBND ngày 24/7/2023.

Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM: Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1560/QĐ-BTNMT ngày 13/6/2023.

Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của dự án: Chăn nuôi công nghiệp.

2.1.Quy mô của dự án đầu tư:

(1) Quy mô xây dựng: Tổng diện tích xây dựng là 118.058,6 m2, các hạng mục công trình như sau:

- Các hạng mục công trình chính:

+ 01 Nhà heo nọc và phòng pha chế tinh: 250m2.

+ 06 Nhà heo nái đẻ: 6.624 m2.

+ 04 Nhà heo mang thai: 6.676,8m2.

+ 02 Nhà heo cách ly: 903m2.

- Các hạng mục công phụ trợ:

+ Khu phụ trợ bố trí trên tổng diện tích 3.237,6 m2 bao gồm: Trạm cân 40T; Nhà bảo vệ; Nhà sát trùng xe; Kho sát trùng dụng cụ; Nhà khách chờ trước cổng hình lục giác 6m; Nhà để xe; Nhà kỹ thuật; Nhà công nhân số 1, 2; Nhà ăn, bếp nấu ăn; Bồn tháp nước sinh hoạt 4m3; Nhà ở cách ly người vào trại; Nhà phơi đồ; Nhà điều hành; Hố sát trùng xe; Nhà làm việc khu cách ly; Nhà máy phát điện; Trạm biến áp 450kVA-22/0,4kV; Nhà nghỉ trưa; Kho cơ khí; Kho để dụng cụ; Kho để hóa chất; Kho cám heo con; Tháp nước heo uống 20m3; Bể nước heo uống 300m3; Tháp nước xịt rửa chuồng 20m3; Bể nước rửa chuồng 300m3; Hồ chứa nước lót bạt 1ly; Nhà điều khiển; Nhà chờ xuất heo con; Silo cám: 8 silo; Bể ngâm rửa đan; Nhà xuất heo loại;

+ 02 giếng khoan tại khu vực tháp nước cho heo uống và tháp nước rửa chuồng, với tổng công suất khai thác tối đa 180 m3/ngày đêm; hệ thống bơm cấp nước. Chủ Dự án chỉ thực hiện hạng mục khai thác nước dưới đất sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo đúng quy định.

+ Đường giao thông nội bộ dài 1.008 m, rộng 4 m; đường dẫn heo có mái che dài 500 m, rộng 1,0 m.

+ Mương thu nước mưa dài 887 m, rộng x sâu = 0,5m x 0,5m; mương thu nước thải dài 427,8 m, rộng x sâu = 0,4m x 0,5m.

+ Hàng rào cách ly khu chuồng trại, hàng rào cách ly khu xử lý, hàng rào cách ly khu dự án dài 1.600 m.

+ Hệ thống đường dây diện bên ngoài hàng rào chiều dài khoảng 1,2km và Trạm biến áp 450kVA-22/0,4kV riêng cho Dự án

- Các hạng mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Hệ thống xử lý nước thải công suất 150 m3/ngày đêm. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 62-MT:2016/BTNMT - QCKTQG về nước thải chăn nuôi, cột B (Kq = 0,9, Kf = 1,1) được đưa vào 02 hồ sinh học chứa nước sau xử lý với tổng dung tích 17.184m3 để tái sử dụng tưới cây (nước thải tận dụng tưới cây đáp ứng QCVN 01-195:2022/BNNPTNT - Nước thải chăn nuôi sử dụng cho cây trồng); chỉ mùa mưa mới xả thải ra môi trường.

+ Nhà điều hành hệ thống XLNT: 40 m2.

+ 01 nhà kho chứa chất thải thông thường: 21 m2.

+ 01 nhà kho chứa CTNH: 15 m2.

+ 01 Nhà để máy ép phân: 70 m2.

+ 01 Nhà ủ phân: 105 m2.

+ Hố hủy xác: 72m2.

+ 02 hồ chứa nước mưa: 6.940m2.

+ Hệ thống cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly, cây xanh đường giao thông, cây xanh cách ly giữa khu chăn nuôi và hàng rào: 79.056,74m2.

2.2.Quy mô chăn nuôi:

Bảng 1.1. Đơn vị vật nuôi của Dự án

TT

Loại vật nuôi

Khối lượng hơi

trung bình

Số lượng nuôi của Dự án (con)

Đơn vị vật nuôi (ĐVN)

1

Lợn con dưới 28 ngày tuổi

8

25.000

400

2

Lợn nái nội

200

2.500

1000

3

Lợn nọc đực

300

50

30

 

Tổng cộng

 

 

1.430

Ghi chú:

  • Đối với lợn con dưới 28 ngày tuổi: 2.500 lợn nái*10 con/lứa=25.000 con/lứa
  • ĐVN = Khối lượng hơi TB x Số vật nuôi/500 - Áp dụng theo Nghị định số 46/2022/NĐ-CP ngày 13/07/2022 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi.

Dự án có tổng mức đầu tư 72.052.000.000 đồng, thuộc lĩnh vực chăn nuôi công nghiệp có tiêu chí thuộc tương đương với Dự án nhóm C (Điều 11, Luật Đầu tư công 2024).

Yếu tố nhạy cảm về môi trường:

Dự án sử dụng 118.058,6 m2 được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho loại đất trồng cây lâu năm: DD3230010, DD3230012, D3230013 do Sở TNMT Quảng Trị cấp ngày 12/11/2021 cho các thành viên đồng quyền sử dụng tại thửa số 129, tờ bản đồ số 17. Dự án đã được UBND tỉnh Quảng Trị đưa vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2021 của huyện Vĩnh Linh tại Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 31/8/2021. Mặt khác, Dự án đã được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh tại Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 10/5/2024. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì dự án không thuộc đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường.

Phân nhóm đầu tư quy định tại khoản 2 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường:

Với quy mô của Dự án là 1.430 đơn vị vật nuôi thì nên Dự án thuộc nhóm II, thuộc mục số 16, cột 3, Phụ lục II và mục số 4, phụ lục III ban hành kèm Nghị định số 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/02/2022 về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM tại Quyết định số 1560/QĐ-BTNMT ngày 13/6/2023. Khi đi vào hoạt động chính thức, dự án có phát sinh chất thải cần phải xử lý, do đó Dự án thuộc đối tượng phải lập GPMT và thẩm quyền cấp giấy phép môi trường thuộc UBND tỉnh Quảng Trị theo quy định tại Điều 26a Nghị định 05/2025/NĐ-CP ngày 06/01/2025 của Chính phủ “Phân cấp UBND tỉnh thẩm định báo cáo ĐTM, cấp GPMT thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường”

3.Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của dự án đầu tư:

3.1.Quy mô, công suất hoạt động của dự án đầu tư

Quy mô diện tích: Tổng diện tích thực hiện dự án là 118.058,6 m2

Quy mô công suất: Quy mô 2.500 con nái/lứa. Mỗi năm đạt khoảng 2,5 lứa, mỗi lứa khoảng 10 con. Như vậy, tổng cộng khoảng 62.500 con lợn giống/năm;

3.2.Công nghệ sản xuất của Dự án đầu tư

Quy trình công nghệ chăn nuôi của Dự án như sau:

Hình 1. Quy trình chăn nuôi của Dự án

* Thuyết minh quy trình

Lợn hậu bị qua quá trình nuôi 08 tháng tại các trại ông bà đạt trọng lượng từ 80 - 120 kg sẽ được lựa chọn để cung cấp đầu vào giống lợn cho Dự án. Dự án tiến hành nhập giống theo đợt và nhập lợn bổ sung lợn giống loại thải thường xuyên.

Giống lợn nhập về thường là lợn Yorkshire có nguồn gốc chọn lọc nhân giống tại vùng Yorkshire nước Anh. Lợn Yorkshire sắc lông toàn thân màu trắng có ánh vàng, tai đứng, mõm dài vừa phải, trán rộng, mặt gãy, ngực mông cao, thể chất vững chắc, nuôi con khéo, đẻ sai, chịu đựng kham khổ, khả năng chống chịu stress cao, chất lượng thịt tốt.

Những con giống mới nhập về được nuôi tại chuồng nuôi lợn cách ly số 01 trong thời gian 30 ngày nhằm kiểm tra các mầm bệnh trước khi đưa vào chuồng nuôi cách ly số 02 nuôi thêm 35 ngày để làm vacxin, sau đó chuyển vào chuồng lợn bầu chờ phối.

Những con lợn giống đủ điều kiện về an toàn sinh học sẽ được đưa về chuồng lợn bầu để chuẩn bị phối giống. Những con lợn giống sau thời gian cách ly không đạt yêu cầu sẽ đem bán loại. Đối với lợn nái đủ tiêu chuẩn chọn giống phải có các yếu tố sau:

+ Có lai lịch rõ ràng.

+ Đủ về trọng lượng: Lợn phải đạt trọng lượng từ 80-120kg.

+ Có 12 vú trở lên, không có vú đỉa, vú đều, đối xứng, phát triển bình thường.

+ Cơ quan sinh dục không quá nhỏ, không dị tật.

+ Chân: Móng cân đối, không đứng bàn, không nứt, không dị tật.

+ Lưng không quá cong.

+ Lợn đảm bảo không quá gầy hoặc không quá béo.

+ Sức khoẻ lợn đảm bảo: Lợn nhanh nhẹ, mắt sáng không có ghèn, lông đẹp.

Quá trình phối giống theo nguyên tắc “sáng phê chiều phối, chiều phê thì sáng ngày hôm sau phối (ngày phối 2 liều). Riêng lợn hậu bị thì kiểm tra phê là phối luôn nhưng phối 3 liều. Lợn nái sau khi được thụ tinh sẽ tiến hành theo dõi dựa vào chu kỳ lên giống của lợn nái (chu kỳ 1 là 3 tuần, lần 2 là 6 tuần), nếu lợn nái không động dục thì có thể lợn sẽ mang thai. Thời gian lợn mang thai là 114 ngày (3 tháng + 3 tuần ± 3 ngày).

Đối với lợn đực giống: Dự án nhập lợn đực giống heo dòng thương phẩm thuần từ các trại ông bà, chọn cá thể khoẻ mạnh, không mắc bệnh truyền nhiễm. Heo đực từ 6 tháng tuổi, đạt 60 kg trở lên là có thể lấy tinh để phối giống. Thời gian sử dụng làm giống tối đa 4 năm, còn thường sau 3 năm tuổi là loại thải.

Lợn con sau khi sinh ra được lau chùi sạch sẽ và khoảng 3 ngày thì cắt đuôi và bấm lỗ tai để đánh số theo dõi. Lợn con từ 21-24 ngày tuổi sẽ cai sữa và xuất bán cho các trại lợn thịt. Đối với lợn cai sữa phải có đầy đủ các tiêu chuẩn: Sức khoẻ tốt và không bị đau chân, không bị viêm mủ.

Lợn giống sau thời gian nuôi và sinh sản tối đa 10 lứa hoặc lợn giống sinh sản không đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng kinh tế sẽ bị thải loại và thay thế bổ sung. Dự án sẽ linh động trong quá trình chăn nuôi thực tế để đảm bảo Trang trại luôn có 2.500 con lợn nái để khai thác hết quy mô xây dựng.

Với công nghệ chuồng sàn không tắm cho lợn mẹ đang nuôi con “Định kỳ tắm rửa sạch sẽ cho lợn mẹ sau mỗi đợt chuyển lên chuồng đẻ và sau mỗi đợt tách con cai sữa chuyển về chuồng bầu chờ phối” và vệ sinh chuồng sau mỗi đợt xuất bán lợn con.

Quy trình thức ăn

Các loại cám sử dụng: 550SF; 566.F và 567.SF;

Khẩu phần ăn:

+ Lợn nái cai sữa: 567.SF - 2,5 kg/ngày - ngày ăn 01 lần - dùng thẻ cám màu hồng;

+ Lợn nái từ 1-12 tuần: 566.F - 2,0 kg/ngày - ngày ăn 1 lần - dùng thẻ cám màu trắng;

+ Lợn nái từ 13-14 tuần, nái dạ: 566.F - 2,2 kg/ngày - ngày ăn 1 lần - dùng thẻ cám màu xanh;

+ Lợn nái từ tuần thứ 15 trở đi, nái dạ: 567.F - 3,0 kg/ngày - ngày ăn 1 lần - dùng thẻ cám màu hồng;

+ Lợn nái hậu bị: 566.F - 2,2 kg/ngày - ngày ăn 1 lần - dùng thẻ cám màu xanh;

+ Lợn nái mới đẻ được 1 ngày: 567.SF - 1,0 kg/ngày - ngày ăn 1 lần. Riêng lợn nái đẻ ngày ăn 02 bữa, sáng 0,5 kg, chiều 0,5kg. Tăng 1 kg/ngày sau 06 ngày thì ăn bình quân 6 kg/ngày và điều chỉnh theo thể trạng của lợn mẹ.

*Quy trình di chuyển, sắp xếp lợn

Khu vực phối giống: Chiếm từ 10-12% tổng đàn, khu vực này được xếp các loại lợn sau:

+ Ô chuồng nhốt lợn đực để khai thác tinh và kích thích lên giống;

+ Ô chuồng nhốt lợn nái cha mang thai để kích thích, kiểm tra lên giống và chờ phối;

+ Ô chuồng nhốt lợn hậu bị chờ phối;

+ Ô chuồng nhốt lợn cai sữa;

+ Ô chuồng nhốt lợn có vấn đề chờ phối;

+ Ô chuồng nhốt lợn đang phối;

+ Ô chuồng nhốt lợn đã phối xong để chờ chuyển sang khu vực mang thai.

Khu lợn vấn đề: Dùng để nhốt lợn có vấn đề để điều trị như lợn bị sẩy thai, viêm mủ, lốc mủ, đau chân, ốm khác...hay chờ loại. Khu vực lợn vấn đề được bố trí ở cuối dãy.

Khu vực lợn mang thai: Khu vực này bao gồm lợn nái đã được phối giống, sắp xếp theo nguyên tắc tuần tự bộ phối:

+ Thuận tiện khi tìm lợn;

+ Thuận tiện để kiểm tra lợn lốc;

+ Thuận tiện khi tăng cám kỳ 2;

+ Thuận tiện khi tiêm vaccine;

+ Không quên việc đưa lợn mẹ lên chuồng đẻ đúng định kỳ.

*Quy trình vệ sinh phòng bệnh tổng hợp, quy trình xử lý khi có dịch bệnh

Vệ sinh chuồng trại, cổng sát trùng:

Chuồng trại:

Chuồng trại thiết kế và xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo thoáng mát mùa hè, ấm áp mùa đông.

Tẩy uế chuồng trại sau mỗi lứa lợn: Rửa sạch ô nhốt lợn, để khô sau đó

phun sát trùng bằng các loại thuốc sát trùng và trống chuồng tối thiểu là 5 ngày.

Tẩy uế định kỳ hàng tháng bằng cách phun thuốc sát trùng trong chuồng lợn và khu vực xung quanh chuồng nuôi.

Lưới và rào bảo vệ:

Xung quanh có tường bao quanh không để gia súc khác vào khu vực Trang trại. Chuồng lợn sẽ bố trí thêm lưới bảo vệ xung quanh và trên mái để chống sự xâm nhập của mèo, chuột và chim.

Hệ thống cổng sát trùng:

Bố trí một cổng ra vào có hố chứa dung dịch thuốc sát trùng, trong đó có đường dành cho người và đường dành cho các phương tiện vận chuyển qua lại.

Hố sát trùng cho các phương tiện vận chuyển có chiều dài 6,0 m, chiều rộng 4,0 m, chiều cao của hố 0,15 m, chiều cao từ đáy hố đến mái che 4,0 m. Trong hố luôn chứa dung dịch sát trùng pha theo đúng tỷ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất, độ sâu của dung dịch ít nhất 6 cm. Phương tiện vận chuyển đi qua hố sát trùng được rửa và phun thuốc sát trùng. Hố sát trùng cho người đi bộ có chiều dài 2,5m, chiều rộng 1,2 m, chiều cao từ đáy hố đến mái che 2,0 m. Phần đáy hố để tấm thảm có đổ dung dịch sát trùng.

Vệ sinh thức ăn:

Không dùng thức ăn cho lợn bị ôi, mốc, kém chất lượng. Thường xuyên vệ sinh máng ăn của lợn, không để thức ăn còn thừa lưu trữ trong máng.

Vệ sinh nước uống:

Cung cấp đủ nước sạch cho lợn, nước uống đảm bảo vệ sinh, không bị nhiễm khuẩn, nhiễm kim loại.

Vệ sinh vật nuôi:

Lợn mới mua về được nhốt riêng tại khu cách ly (khu tân đáo) để đảm bảo đàn lợn sạch bệnh mới đưa vào nhập với đàn lợn của trại.

Lợn ốm được cách ly và điều trị (khu nuôi cách ly lợn bệnh). Lợn chết được xử lý theo quy định của thú y: đốt hoặc chôn sâu giữa 2 lớp vôi bột.

Vệ sinh người chăn nuôi, khách thăm quan:

Vệ sinh người chăn nuôi: Đối với người trực tiếp chăn nuôi, khi vào chăm sóc đàn lợn được thay bảo hộ lao động. Bảo hộ lao động (quần, áo, ủng, mũ) chỉ sử dụng trong khu vực chăn nuôi.

Vệ sinh khách tham quan: Hạn chế khách vào thăm quan trong khu vực chăn nuôi lợn. Khi vào thăm trại khách phải tắm rửa, thay bảo hộ lao động của trại. Khách thăm trại là những người không tiếp xúc với các đàn lợn khác trong vòng từ 2 - 3 ngày.

Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi và phương tiện vận chuyển:

Vệ sinh dụng cụ chăn nuôi: Dụng cụ trước khi đưa vào trại được rửa, phun dung dịch sát trùng (Longlife, Virkon, Crezin 5%), sau 24 giờ mới đưa vào trong trại để sử dụng.

Vệ sinh phương tiện vận chuyển: Các phương tiện này được rửa sạch và sát trùng trước và sau mỗi lần vận chuyển lợn. Tất cả mọi phương tiện vận chuyển dùng chuyên chở hàng ra ngoài trại đều không được đi vào bên trong trại.

Phòng chống lây nhiễm mầm bệnh:

Tổ chức dây chuyền sản xuất khép kín: Hạn chế hoặc ngừng hẳn việc nhập lợn từ ngoài vào. Áp dụng dây chuyền sản xuất khép kín tự sản xuất được con giống trong phạm vi trang trại tốt nhất để phòng bệnh.

Thực hiện công tác phòng dịch và an toàn thực phẩm bao gồm:

+ Tiêm vắc-xin ngừa bệnh.

+ Xây dựng khu vực khử trùng.

+ Bố trí khu vực cách ly.

+ Các biện pháp vệ sinh phòng dịch thường xuyên và khi có dịch.

Nhập đàn mới:

Nhập đàn mới càng nhiều thì càng cơ hội lây bệnh nhiễm bệnh càng cao. Cách an toàn nhất khi phải nhập giống mới là nhập tinh lợn, tinh lợn được nhập từ những đàn lợn đực an toàn dịch bệnh. Khi nhập con giống cần chọn từ những đàn lợn giống có độ an toàn dịch bệnh, đã được kiểm tra các bệnh truyền nhiễm và được tiêm vacxin theo quy định của thú y (Vacxin: Dịch tả, Tụ dấu, Lở mồm long móng, Xoắn khuẩn).

Nuôi cách ly hậu bị:

Khu cách ly phải nằm ngăn cách khu vực chuồng trại, lợn mới nhập được nuôi trong khu vực này tối thiểu 30 ngày. Trong thời gian nuôi cách ly không tiêm vacxin và không dùng thuốc trộn vào thức ăn. Trong thời gian này, tất cả các cá thể được theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khoẻ, các dấu hiệu lâm sàng. Sau thời gian nuôi cách ly hậu bị, đàn lợn hoàn toàn khoẻ mạnh thì mới được nhập vào đàn lợn của trại.

Tiêm vắc - xin phòng bệnh:

Trước khi xuất bán lợn con nuôi thịt sẽ tiêm phòng các loại vắcxin thông thường, riêng đối với bệnh phó thương hàn cần tiêm cho lợn trong thời kỳ lợn con theo mẹ và sau đó có thể tiêm phòng nhắc lại. Thông thường sau khi tiêm lần 1 khoảng 10-20 ngày, lợn có thể được tiêm nhắc lại hay bổ sung. Tẩy các loại giun sán bằng các loại thuốc như Tetramysone, Dipterex, Levamysone cho lợn trước khi xuất bán.

Xử lý chất thải:

Phân, nước phân, nước rửa chuồng lợn xử lý qua hệ thống đảm bảo Quy chuẩn quy định trước khi sử dụng cho tưới cây hoặc thoát ra môi trường tiếp nhận.

Phòng bệnh bằng vacxin:

Tất cả các đối tượng lợn nuôi trong trại được bảo hộ bằng cách tiêm vacxin với các bệnh thường gặp và các bệnh theo quy định hiện hành.

*Quy trình xử lý khi có dịch bệnh

Khi phát hiện dịch bệnh, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:

Cách ly những con lợn có triệu chứng nhiễm bệnh để theo dõi.

Lập tức báo cho Chính quyền địa phương, Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Vĩnh Linh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị (lấy mẫu xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị).

Tiêm ngừa phòng bệnh.

Tăng cường thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, bổ sung vitamin tăng sức đề kháng.

Khi lợn chết hàng loạt, Chủ dự án sẽ báo ngay với Chi cục Chăn nuôi và Thú y Quảng Trị, Trạm chăn nuôi và Thú y huyện Vĩnh Linh, để có biện pháp hỗ trợ tiêu huỷ hợp vệ sinh.

Biện pháp an toàn khi ra vào trại: Tại cổng đã bố trí 01 nhà sát trùng, buộc xe chở hàng phải sát trùng trước khi vào Trang trại. Đối với công nhân hoặc khách hàng vào Trang trại được sát trùng trước và sau khi vào chuồng nuôi nhằm ngăn chặn việc phát sinh mầm bệnh. Thuốc sát trùng này sẽ được thay/bổ sung hằng ngày. Chất sát trùng thường sử dụng là Apaclean thành phần bao gồm: glutaraldehyde, benzalkonium chloride và dung môi.

*Quy trình ủ phân, ép phân

Hình 2. Sơ đồ quy trình ủ phân của Dự án

* Thuyết minh quy trình:

Phân trộn lẫn với nước được dẫn về hố gom và được hút vào máy bằng máy bơm, máy tách ép phân sẽ tách nước ra khỏi phân, sau khi tách phân khô sẽ ra cửa riêng và nước trong phân sau khi tách sẽ theo đường ống riêng dẫn về hệ thống XLNT. Phân sau khi tách nước có độ ẩm 25%, đưa về khu vực ủ phân để thực hiện phối trộn cùng với chế phẩm vi sinh.

Tại khu ủ phân, CTR sẽ được xử lý theo phương pháp ủ hiếu khí (ủ nổi trên mặt bằng sân). Quá trình xử lý dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí hoặc yếm khí tuỳ tiện làm cho phân mất mùi hôi thối và trở nên đồng nhất, các hợp chất hữu cơ được phân huỷ trở thành các chất vô cơ phù hợp với cây trồng, các vi sinh vật gây bệnh và trứng giun sán bị tiêu diệt. Sau thời gian ủ thì phân hoàn toàn hoai mục, phân tơi xốp nhẹ hơn trước từ 20 - 30%, không có mùi hôi thối, đảm bảo bón cho cây trồng.

Bãi ủ phân được ngăn cách bởi gờ chặn phân để tách nước và phân ra riêng biệt. Nước tại các mương được dẫn về hệ thống XLNT hoặc tưới lên các đóng phân đang ủ để tăng nhanh tốc độ phân huỷ.

Phân sau khi đã hoai được đóng vào từng bao 25 kg và lưu tại kho chứa để sử dụng bón cho cây trồng của Trang trại hoặc xuất bán nếu dư thừa.

3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư

  • 25.000 heo con/lứa cung cấp cho thị trường, mỗi năm khoảng 2,5 lứa.
  • 2.500 heo hậu bị phục vụ quay vòng trong Trang trại.

4.Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu

4.1.Nhu cầu sử dụng nguyên liệu, vật liệu

a.Nhu cầu thức ăn

Dự án sử dụng thức ăn công nghiệp bằng viên và khô. Thức ăn được các công ty có uy tín cung cấp, theo từng thời kỳ phát triển sẽ có nhu cầu, khối lượng thức ăn thích hợp. Chế độ cụ thể như sau:

Bảng 1.2. Nhu cầu thức ăn của Dự án

 

TT

 

Loi ln

Nhu cu thức ăn (kg/con/ngày)

Số lượng (con)

Tổng lượng thức ăn

(kg/ngày)

Định mc

Tối đa

1

Lợn nái

2,3 - 2,7

2,7

2.500

6.750

2

Lợn con cai sữa

0,001 - 0,15

0,15

5.000

750

3

Lợn nọc

2,0 - 2,5

2,5

50

125

 

Tng cng

 

 

6.650

7.625

b.Nhu cầu thuốc thú y, vắc-xin:

Các loại thuốc thú y sử dụng tại Dự án do các công ty có uy tín cung cấp. Chủng loại thuốc thú y, vắc-xin, hóa chất khử trùng sử dụng tuân theo các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực Thú y (Thông tư số 28/2013/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2013 của Bộ NN&PTNT ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; Danh mục vắc - xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất dùng trong thú y được phép lưu hành tại Việt Nam). Về liều lượng sử dụng theo chỉ định của đơn vị cung cấp và bác sỹ thú y.

Các vắc-xin sử dụng chủ yếu gồm: dịch tả (Samonella), tụ huyết trùng, phó thương hàn. Ngoài ra, Trại có sử dụng một số loại vắc - xin khác như thuốc chủng ngừa F.M.D, Giả dại (Aujeszky), Dấu son, …

Các hóa chất khử trùng, tiêu độc chuồng trại và các loại thuốc thú y chủ yếu gồm: vôi, Lavecide, Benkocid, Chloramin...

Thuốc tẩy ký sinh trùng: Ivermectin, Doramectin.

Thuốc kháng sinh: Oxytetracycllin, Tetracycllin, Ampicycllin, …

Nguồn cung cấp hóa chất, thuốc thú y: Đây là các loại hóa chất được cho phép sử dụng rộng rãi trên thị trường, Chủ dự án có thể mua ở các đại lý thuốc thú y trên địa bàn tỉnh theo chỉ định của bác sỹ thú y.

Vị trí lưu giữ: Các loại hóa chất, thuốc thú y sử dụng được Chủ dự án bố trí vào kho chứa liền kề với khu kho chứa thức ăn nhưng nằm ở ngăn riêng biệt nhằm dễ quản lý, bảo quản và sử dụng.

Bảng 1.3. Nhu cầu vắc-xin cho hoạt động chăn nuôi của Dự án

 

TT

 

Tên thuc

 

Chdn

Cách dùng và liu

lượng

Thtích/khi

lượng

Nhu cu sdng/5 tháng

(ml)

I

Vacxin trbnh

 

1

Vắc xin phòng Phó thương hàn lợn, dạng nước

Dùng cho lợn

≥20 ngày tuổi. Miễn dịch 6 tháng

Tiêm bắp, hoặc dưới da, 1 liều 1ml

Lọ nhựa: 10-15-20

liều, hộp 10

lọ

 

4.400

 

2

Vắc xin phòng Đóng dấu lợn, dạng nước

Dùng cho lợn

≥2 tháng tuổi, miễn dịch 7-9 tháng

Tiêm bắp, hoặc dưới da, Mỗi liều 2ml/con

 

Lọ nhựa: 20 liều

 

8.800

 

3

Vắc xin phòng Tụ dấu, dạng nước

Dùng cho lợn trên 2 tháng,

miễn dịch 6 tháng

Tiêm bắp hoặc dưới da mỗi liều 2ml/con

 

Lọ nhựa: 45ml

 

8.800

II

Thuc kháng sinh

 

1

 

Ampidexalone

Điều trị viêm ruột, tiêu chảy,..

Tiêm bắp sâu, 1ml/10kg thể trọng cơ thể.

Loại chai thuỷ tinh hộp 10 lọ,

lọ 10ml.

 

2.500

 

 

2

 

 

Belcomycine

Nhiễm trùng huyết do Ecoli, viêm khớp truyền

nhiễm

 

Tiêm bắp, 1ml/20kg thể trọng cơ thể

 

Loại chai thuỷ tinh lọ 10ml

 

 

6.600

 

 

3

 

 

Ketopen 10%

 

Trị kháng viêm, giảm đau, hạ nhiệt

Tiêm bắp, tiêm

tĩnh mạch.

3ml/100kg trong

lượng cơ thể. Chỉ tiêm 1 lần

 

Loại chai thuỷ tinh lọ 10 ml.

 

 

6.600

c.Hóa chất sử dụng:

Bảng 1.4. Khối lượng hóa chất sử dụng cho hệ thống XLNT

 

TT

Tên hóa cht

Khối lượng hóa cht xlý 1m3

(kg/ngày)

Khối lượng hóa cht xlý 150 m3

nước thi (kg/ngày)

Lưu lượng nước thi xlý (m3)

1

PAC

0,3

45

150

2

Polimer

0,005

0,75

150

3

NaOH

0,2

30

150

4

Chorine

0,01

1,5

150

>>> XEM THÊM: Hồ sơ xin giấy phép môi trường cho dự án đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi gà

GỌI NGAY – 0903649782 - 028 35146426

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
 
Địa chỉ: 28B Mai Thị Lựu, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline:  028 3514 6426 - 0903 649 782 
Email:  nguyenthanhmp156@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha